Giáo trình Dược liệu 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Dược liệu 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được về nguồn gốc, thành phần hoá học, vi phẫu, tác dụng và công dụng của dược liệu; nắm được cách nhận biết một số dược liệu thường dùng trong ngành dược; tự thực hiện được các bước chiết xuất dược liệu theo đúng phương pháp, định tính dược liệu;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Dược liệu 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN DƯỢC LIỆU - 2 Ô ĐUN: NGÀNH/NGH DƯỢC NGÀNH/NGHỀ: TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01 năm Quy 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau, năm 2022 ( Lưu hành nội bộ )
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Dược liệu” nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về dược liệu, nhận thức dược liệu, chiết xuất và định tính định lượng dược liệu làm thuốc. Giáo trình được xây dựng dựa trên nền tài liệu trình độ cao đẳng của các trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, Cao đẳng Y tế Hải Dương, Đại học Y dược Cần Thơ, Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Để dần có được một giáo trình hoàn chỉnh về kiến thức cho sinh viên, chúng tôi vẫn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp của quí thầy cô. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Chương 1. Các nhóm hoạt chất trong dược liệu Chương 2. Dược liệu chứa carbohydrat Chương 3. Dược liệu chứa alkaloid Chương 4. Dược liệu chứa glycosid Chương 5. Dược liệu chứa coumarin Chương 6. Dược liệu chứa saponin Chương 7. Dược liệu chứa hợp chất anthranoid Chương 8. Dược liệu chứa tanin Chương 9. Dược liệu chứa flavonoid Chương 10. Dược liệu chứa tinh dầu Chương 11. Dược liệu chứa acid hữu cơ và động vật làm thuốc Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Cà Mau, ngày 06 tháng 02 năm 2023 Chủ biên: Hà Thanh Quang Tham gia biên soạn, chỉnh sửa: Dương Thị Ánh Phượng Phạm Diễm An 2
- MỤC LỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ............................................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC............................................................................................... 6 CHƯƠNG1. CÁC NHÓM HOẠT CHẤT TRONG DƯỢC LIỆU ................................. 11 1. MUỐI VÔ CƠ ........................................................................................................ 12 2. DƯỢC LIỆU CHỨA ACID HỮU CƠ.................................................................... 12 3. DƯỢC LIỆU CHỨA GLUCID .............................................................................. 14 4. TINH BỘT ............................................................................................................. 15 5. CELLULOSE ......................................................................................................... 17 6. GÔM, CHẤT NHÀY, PECTIN. ............................................................................. 18 7. DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID ......................................................................... 19 8. DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN ............................................................................ 21 9. DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRAGLYCOSID ........................................................ 23 10. DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID .................................................................... 26 11. DƯỢC LIỆU CHỨA COUMARIN ...................................................................... 27 12. DƯỢC LIỆU CHỨA TANIN ............................................................................... 29 13. DƯỢC LIỆU CHỨA ALKALOID ....................................................................... 30 14. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU ........................................................................ 34 15. NHỰA .................................................................................................................. 37 16. CHẤT BÉO .......................................................................................................... 38 14. KHÁNG SINH THỰC VẬT................................................................................. 40 CHƯƠNG2. DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT .................................................. 43 CHƯƠNG3. DƯỢC LIỆU CHỨAALKALOID ............................................................ 54 ĐẠI CƯƠNG ............................................................................................................. 55 DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID KHÔNG CÓ NHÂN DỊ VÒNG .......................... 77 DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN PYRIDIN VÀ PIPERIDIN ................ 88 DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN TROPAN .......................................... 98 CHƯƠNG4. DƯỢC LIỆU CHỨAGLYCOSID ........................................................... 104 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ GLYCOSID (HETEROSID).................................................... 106 2. GLYCOSID TIM ................................................................................................. 111 2.1. ĐỊNH NGHĨA ................................................................................................... 111 2.2. PHÂN BỐ TRONG THỰC VẬT ...................................................................... 111 3
- 2.3. CẤU TRÚC HÓA HỌC .................................................................................... 112 2.4. SỰ LIÊN QUAN GIỮA CẤU TRÚC VÀ TÁC DỤNG .................................... 114 2.5. TÍNH CHẤT, ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG ..................................................... 115 CHƯƠNG5. DƯỢC LIỆU CHỨACOUMARIN ......................................................... 121 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ COUMARIN. ............................................................. 122 1.1. PHÂN LOẠI COUMARIN. .............................................................................. 123 1.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC............................................................................. 126 1.3. TÍNH CHẤT. .................................................................................................... 126 1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH COUMARIN : ........................................ 127 1.4. CHIẾT XUẤT. .................................................................................................. 128 CHƯƠNG 6. DƯỢC LIỆU CHỨASAPONIN ............................................................. 131 1. ĐỊNH NGHĨA ...................................................................................................... 132 2. CẤU TRÚC HOÁ HỌC: ...................................................................................... 133 3.CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN: .......... 138 4. CHIẾT XUẤT ...................................................................................................... 142 5. TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG ................................................................................ 143 6. SỰ PHÂN BỐ TRONG THỰC VẬT ................................................................... 143 CHƯƠNG 7. DƯỢC LIỆU CHỨAANTHRANOID .................................................... 145 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ANTHRANOID: ........................................................ 146 2. PHÂN NHÓM:..................................................................................................... 148 3. TÍNH CHẤT VÀ ĐỊNH TÍNH (Chủ yếu nhóm nhuận tẩy). ................................. 151 4. ĐỊNH LƯỢNG: (nhóm nhuận tẩy) ....................................................................... 152 5. CHIẾT XUẤT: ..................................................................................................... 152 6. TÁC DỤNG SINH LÝ VÀ CÔNG DỤNG: ......................................................... 153 CHƯƠNG8. DƯỢC LIỆU CHỨATANIN .................................................................. 154 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TANIN. ...................................................................... 156 2. PHÂN LOẠI: ....................................................................................................... 157 2. CHIẾT XUẤT ...................................................................................................... 160 3. TÍNH CHẤT VÀ ĐỊNH TÍNH: ............................................................................ 160 4. ĐỊNH LƯỢNG:.................................................................................................... 161 5. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG........................................................................... 163 CHƯƠNG9. DƯỢC LIỆU CHỨAFLAVONOID ........................................................ 166 1. CẤU TRÚC HÓA HỌC ....................................................................................... 167 2. PHÂN BỐ FLAVONOID TRONG THỰC VẬT .................................................. 178 4
- 3. TÍNH CHẤT, ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG ........................................................ 179 4. ÐỊNH LƯỢNG. .................................................................................................... 181 5. CHIẾT XUẤT. ..................................................................................................... 181 CHƯƠNG 10. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU ........................................................ 187 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TINH DẦU: ............................................................................ 188 2. CẤU TRÚC VÀ PHÂN LOẠI TINH DẦU .......................................................... 188 3. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA TINH DẦU ............................................................ 192 4. PHÂN BỐ TINH DẦU TRONG TỰ NHIÊN ....................................................... 193 5. CHIẾT XUẤT TINH DẦU .................................................................................. 194 6. KIỂM NGHIỆM TINH DẦU ............................................................................ 198 7. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU .......................................... 199 8. PHÁT HIỆN TẠP CHẤT VÀ CHẤT GIẢ MẠO. ............................................. 202 9. TÁC DỤNG, CÔNG DỤNG CỦA TINH DẦU ................................................. 204 10. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU .................................................................. 205 CHƯƠNG 11. DƯỢC LIỆU CHỨA ACID HỮU CƠ ................................................. 214 ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC ........................................................................................ 214 ONG MẬT ............................................................................................................... 215 RẮN ......................................................................................................................... 222 HƯƠU VÀ NAI ....................................................................................................... 226 TẮC KÈ ................................................................................................................... 229 CÓC NHÀ................................................................................................................ 231 DƯỢC LIỆU CHỨA ACID HỮU CƠ ..................................................................... 235 5
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: DƯỢC LIỆU-2 2. Mã môn học: MH47 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí:Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau 3.2. Tính chất: Dược liệu là bộ môn khoa học nghiên cứu các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật hoặc các nguồn tự nhiên khác. Dược liệu học là bộ môn "nghiên cứu về tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thuốc, tìm ra các dược chất mới có nguồn gốc từ tự nhiên và ứng dụng trong điều trị. Nhiều nghiên cứu về Dược liệu học thường tập trung vào thực vật và các loại thuốc có nguồn gốc thực vật, nhiều loại sinh vật khác cũng được cân nhắc để sử dụng làm dược liệu, như các loại vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, vv), và gần đây là nhiều sinh vật biển khác nhau. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Dược liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợp một số hoá dược. Chỉ riêng nhu cầu bán tổng hợp các thuốc steroid hàng năm thế giới cần khoảng 100.000 tấn củ mài có chứa diosgenin. Nhiều hoạt chất quan trọng như: Quinin, morphin, emetin, strychnin... đều phải chiết ra từ dược liệu mà chưa thể đi bằng con đường tổng hợp. Dược liệu còn mở đường cho hoá dược phát triển. Ví dụ: Ephedrin là hoạt chất có trong cây ma hoàng. Dược liệu này đã được sử dụng cách đây 4000 năm, y học hiện đại mới biết cách đây vài thế kỷ, bắt chước thiên nhiên, hoá dược đi bằng con đường tổng hợp để có ephedrin. Hiện nay người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu các chất có cấu trúc mới từ dược liệu rồi từ đó bán tổng hợp các dẫn chất có tác dụng điều trị hiệu quả hơn. Ví dụ: Từ năm 1950 đến 1980, sau khi thử tác dụng chống ung thư của 40.000 loài thảo mộc người ta đã phân lập được một số hoạt chất có tác dụng chữa ung thư 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được về nguồn gốc, thành phần hoá học, vi phẫu, tác dụng và công dụng của dược liệu. 6
- A 2. Trình bày được cách nhận biết một số dược liệu thường dùng trong ngành dược. A3. Tự thực hiện được các bước chiết xuất dược liệu theo đúng phương pháp, định tính dược liệu A4. Hướng dẫn sử dược liệu đảm bảo an toàn, hợp lý. 4.2. Về kỹ năng: B1. Sinh viên có được kỹ năng đọc, nghiên cứu tài liệu, thuyết trình và phân tích vấn đề B2. Nhận biết được nguồn gốc, đặc điểm thực vật, công dụng, cách dùng và liều lượng các dược liệu . B3. Trung thực, khách quan, có tinh thần học tập vươn lên; 4.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Nghiêm túc trong việc nhận biết, hướng dẫn sử dụng và chế biến một số dược liệu thường dùng trong ngành dược. C2. Thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong quá trình kiểm nghiệm dược liệu theo phương pháp vi phẫu và hóa học C3. Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. 5. Nội dung của môn học Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Số Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra 1 Các nhóm hoạt chất trong dược liệu 4 3 1 0 2 Dược liệu chứa Carbonhydrat 4 3 1 0 3 Dược liệu chứa Alkaloid 4 3 1 1 4 Dược liệu chứa Glycosid 4 3 1 0 5 Dược liệu chứa Coumarin 4 3 1 1 6 Dược liệu chứa Saponin 4 3 1 7 Dược liệu chứa Anthranoid 4 3 1 8 Dược liệu chứa Tanin 5 3 2 9 Dược liệu chứa Flavonoid 4 2 2 10 Dược liệu chứa Tinh dầu 4 2 2 11 Dược liệu chứa Acid hữu cơ. 4 2 2 1 7
- Thời gian (giờ) Số Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra Động vật làm thuốc Cộng 45 30 15 3 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Xây dựng vườn duợc liệu 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng YTế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá 8
- Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra ra đánh giá cột kiểm tra Đạt điểm Thường xuyên Thuyết trình Báo cáo 1 Sau 8 giờ. 5/10 Tự luận Đạt điểm Định kỳ Viết 1 Sau 20 giờ 5/10 Kết thúc môn Tự luận và Viết Đạt điểm 5/10 1 Sau 45 giờ học trắc nghiệm 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:Đối tượng Cao đẳng Dược. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 80% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >20% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. 9
- - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Bài giảng Dược liệu tập I, Trường Đại học Dược Hà Nội, NXBYH-1998. 2. Bài giảng Dược liệu tập II, Trường Đại học Dược Hà Nội, NXBYH-2002. 3. Bài giảng Dược liệu tập I, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ ChíMinh. 4. Cây thuốc Việt Nam, Viện Dược liệu – Bộ Y tế,NXBKHKT-1999. 5. Dược điển Việt Nam I ( tập II ), Bộ Y tế, NXBYH2000. 6. Dược điển Việt Nam III, Bộ Y tế, NXBYH2002. 7. Từ điển bách khoa Dược học, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội,1999. 8. Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược, DS. Phạm Thiệp – DS. Lê Văn Thuần – DS. Bùi Xuân Cương, NXB Y học,2000. . Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS.TS. Đỗ TấtLợi. 10
- CHƯƠNG1. CÁC NHÓM HOẠT CHẤTTRONG DƯỢC LIỆU GIỚI THIỆU Chương 1 là bài giới thiệu về các nhóm hoạt chất có trong duợc liệu như hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ. MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức: Trình bày khái niệm, tính chất chung, trạng thái tồn tại trong thiên nhiên, tác dụng và công dụng chữa bệnh của một số nhóm hoạt chất thường gặp trong dược liệu. Về kỹ năng: Chiết xuất, định tính xác minh được một số nhóm hoạt chất chính có trong dược liệu. Nhận biết và phân biệt được một số loại tinh bột, bột dược liệu, tinh dầu, dầu mỡ và nhựa. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng trong việc nhận thức các nhóm hoạt chất có trong duợc liệu. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ - Nội dung: 11
- Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có NỘI DUNG CHÍNH: Một số nhóm hợp chất thiên nhiên (hoạt chất) Quyết định tác dụng, công dụng chữa bệnh, thường có trong dược liệu là: Muối vô cơ, Acid hữu cơ, glucid, chất béo, glycosid tim, anthraglycosid, saponin, tanin, flavonoid, coumarin, alkaloid, tinh dầu, kháng sinh thực vật… 1. MUỐI VÔ CƠ Muối của các nguyên tố đa lượng (có hàm lượng cao) thường tồn tại dưới dạng hòa tan trong dịch tế bào trong cây như: Muối kali, natri, magne… Muối tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào thực vật và trong cơ thể động vật. Muối kali có tác dụng lợi tiểu và làm tăng tác dụng của các glycosid trợ tim. Các chất vi lượng là những nguyên tố có hàm lượng từ 10-5 - 10-3 % hay siêu vi lượng có hàm lượng nhỏ hơn 10-6 % có trong cây như: đồng, kẽm, cobalt, selen, sắt, iod, phosphor v.v… Những chất này thường tham gia vào thành phần của các enzym điều khiển các quá trình trao đổi chất trong tế bào. Các nguyên tố như selen, kẽm, đồng… là những chất bổ sung quan trọng để tăng cường khả năng chống oxy hóa của cơ thể. Các kim loại nặng như: chì, thủy ngân, cadimi v.v… cũng tồn tại trong cây với một lượng rất nhỏ. Những kim loại này có thể tích lũy trong cơ thể người và gây ra những tác dụng có hại khi được sử dụng lâu dài. 2. DƯỢC LIỆU CHỨA ACID HỮU CƠ 2.1. KHÁI NIỆM 12
- Acid hữu cơ là nhữ hợp chất có nhóm carboxyl, có công th chung là: ững t thức R-COOH. Trong thiên nhiên acid hữu cơ có thể tồn tại dưới 3 dạ COOH. h ạng: Dạng tự do, dạng muối và dạng ester. ng - Dạng tự do có vị chua như: Acid citric có trong qu của các loài thu chi Citrus quả a thuộc (chanh, cam, quýt, bưởi…), acid tartric có trong qu nho, acid ascorbic có trong qu kim i…), quả quả anh, sơn tra… - Dạng muối với các ch kiềm sẽ làm giảm hay không còn vị chua nữa như: kali i chất n tartrat, natri citrat, calci ascorbat… - Dạng ester làm cho qu chín có mùi thơm như: Acetat amyl trong tinh dầu chuối, ng quả d butyrat ethyl trong tinh dầu d u dứa… Ngoài các acid hữu cơ đơn gi như: acid citric, acid tartric, acid oxalic v.v… u giản Trong cây còn tìm thấy các acid h cơ đặc biệt khác như: acid aconitic trong cây ô y hữu t đầu (Aconitum fortunei Hemls), acid cinamic trong cây qu (Cinamomum sp.), acid u quế maldelic trong hạnh nhân đ nh đắng (Amygdalus communis), acid protocatechic và acid is), gallic là những thành phầ cấu tạo nên tanin. Các acid có nhóm amin đáng chú ý ần o như: Cucurbitin trong hạt cây bí ngô (Cucurbita pepo L.), acid quisqualic trong h t hạt cây sử quân tử (Quisqualis indica L.) v.v… Acid aconitic Acid citric Acid maldelic Acid Protocatechic Cucurbitin Acid gallic Acid quisqualis 13
- 2.2. ĐỊNH TÍNH ACID HỮU CƠ TRONG DƯỢC LIỆU Muối xác định acid hữu cơ tự do trong dược liệu ta có thể cô dịch ép dược liệu tươi, hoặc dịch chiết dược liệu với nước cất trung tính tác dụng với hydrocarbonat kiềm sẽ thấy sủi bọt do tạo khí CO2 R-COOH + NaHCO3 CO2 + H2O + R – COONa 2.3. TÁC DỤNG CÔNG DỤNG CỦA DƯỢC LIỆU CHỨA ACID HỮU CƠ - Các acid hữu cơ như acid acetic, acid citric, acid tartric v.v… được dùng trong thực phẩm. - Dược liệu có acid hữu cơ như: Chanh, cam, mơ, me, sơn tra… có tác dụng lợi tiểu, nhuận trường, kích thích tiêu hóa. - Acid benzoic có trong cánh kiến trắng (Styrax benzoin Dryand.) và muối natri benzoat có tác dụng sát khuẩn và long đờm. - Acid cafeic, chlorogenic có trong nhiều dược liệu có tác dụng lợi mật. - Cucurbitin có trong hạt bí ngô và acid quisqualic có trong sử quân tử dùng để chữa giun sán. 3. DƯỢC LIỆU CHỨA GLUCID Glucid (carbohydrat) là một nhóm các hợp chất hữu cơ bao gồm: - Các đường đơn (monosaccharid) như: Glucose, fructose, galactose.v.v… - Các đường kép (Oligosaccharid) khi bị thủy phân cho từ 2 – 6 phân tử đường đơn như: Saccharose, lactose, maltose v.v… - Các dẫn chất và các sản phẩm ngưng tụ của các chất đường (Polysaccharid) như: tinh bột, cellulose, gôm, chất nhầy, pectin… - Các chất đường và tinh bột được tạo thành trong quá trình quang tổng hợp xảy ra trong cây xanh. NHỮNG GLUCID THƯỜNG GẶP TRONG DƯỢC LIỆU 3.1. MONOSACCHARIT (ĐƯỜNG ĐƠN) Đường đơn như: glucose, fructose… có trong mật hoa và các loại quả chín. 3.2. OLIGOSACCHARIT (ĐƯỜNG KÉP) Oligosaccharit như: Đường mía (saccharose) có trong củ cải đường, mía, thốt nốt và các loại trái cây. Đường mạch nha (maltose) là sản phẩm thủy phân tinh bột bằng enzym amylase trong mầm ngũ cốc, thu được khi làm mạch nha. Đường sữa (lactose) có nhiều trong sữa động vật. 14
- 3.3. POLYSACCHARID - Homopolysaccharid: Homopolysacharid là các polysaccharid đơn giản hình thành do sự ngưng tụ của duy nhất một loại monosaccharid. Homopolysaccharid quan trọng được sử dụng nhiều là tinh bột và cellulose. - Heteropolysaccharid: Heteropolysaccharid là những polysaccharid phức tạp hình thành do sự ngưng tụ của không ít hơn hai loại monosaccharid. Heteropolysaccharid thường được sử dụng là: gôm, chất nhầy, pectin, thạch và alginat. 4. TINH BỘT 4.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TINH BỘT - Tinh bột là glucid dự trữ tồn tại dưới dạng hạt có kích thước và hình dạng khác nhau chứa trong các cơ quan dự trữ của cây cỏ như: quả, hạt, rễ, củ… (Bảng 1). Dưới tác động của enzym có sẵn trong cây tinh bột sẽ bị thủy phân thành các đường đơn hòa tan trong dịch tế bào và chuyển đến các cơ quan để sử dụng cho quá trình hô hấp. Bảng 1. Hình dạng và kích thước hạt tinh bột Nhóm Loại tinh bột Đặc tính Hình dạng Tinh bột gạo Tinh bột gạo Nhỏ (2-12µm) hạt đơn Hình (AmylumOryzae) hình đa giác có nhiều đa cạnh. Thường gặp hạt giác kép có khi kết thành đám rất nhiều hạt.. Tễ là một chấm nhỏ, vân tăng trưởng không rõ Tinh bột bắp Hạt tinh bột hình đa Tinh bột bắp (AmylumMayris) giác, hiếm khi tròn, kích thước 4-25µm. Tễ hình chấm, hình sao hay phân nhánh, vân không rõ. 15
- Hình Tinh bột sắn dây Hình chỏm cầu hay hình Tinh bột Sắn dây chỏm (AuerariaePuerariae) chuông nhỏ (2-10µm) cầu Tễ là 1 điểm Hình Tinh bột Ý dĩ Tinh bột Ý dĩ dĩa (Amylum Coicis) Tễ phân nhánh hình sao. Hạt trung bình Tinh bột khoai tây Kính thước trung bình Tinh bột khoai tây (Amylum Solami) 50 µm, có hạt lớn đến 80 – 100 µm. Thỉnh thoảng có hạt kép 2 hoặc 3. tễ là một điểm ở đầu hẹp, vân rõ. Tinh bột đậu xanh Tinh bột đậu xanh Kích thước 50µm (AmylumPhaseoli) Tễ dài phân nhánh hình Hạt xương cá trứng Tinh bột hoài sơn Tinh bột hoài sơn Hạt tinh bột hình trứng (AmylumDioscoreae) có khi hình chuông, dài 20 – 80 µm, trộn 20µm. Tễ dài không phân nhành nhiều hạt không thấy tễ. 4.2. TÍNH CHẤT - Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng trương nở (hồ hóa) khi đun nóng với nước. - Tinh bột dễ bị thủy phân bởi acid hoặc enzym, với acid sự thủy phân xảy ra hoàn toàn cho glucose. H+ C6 H12O6 (C6H10O5)n + nH2O (1+n) (C6H12O6) Với enzym sự thủy phân xảy ra không hoàn toàn cho các sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của tinh bột và loại enzym. Amylase Tinh bột Maltose + Dextrin + Glucose. 16
- Khi bị thủy phân độ nhớt của dung dịch hồ tinh bột giảm dần và các chất đường được phóng thích. 4.3. ĐỊNH TÍNH XÁC ĐỊNH TINH BỘT TRONG DƯỢC LIỆU. Ở nhiệt độ thường và trong nước, với dung dịch iod 1% (TT), phân tử tinh bột sẽ hấp phụ iod cho màu xanh tím. - Khi thủy phân tinh bột (bằng enzym hay acid), phân tử tinh bột bị cắt ngắn dần làm cho màu xanh của tinh bột với thuốc thử iod chuyển dần sang tím rồi nâu hồng và cuối cùng có thể mất màu hoàn toàn. - Có thể nhỏ trực tiếp dung dịch iod 1% (TT) lên vi phẫu thực vật để xác định dược liệu có tinh bột. - Trong tự nhiên, tinh bột tồn tại dưới dạng hạt nằm trong tế bào thực vật. Tinh bột của các loài thực vật khác nhau phân biệt được nhờ sự khác nhau về hình dạng và kích thước khi quan sát chúng dưới kính hiển vi. - Hạt tinh bột có thể có hình đa giác, hình chỏm cầu, hình dĩa, hình thấu kính… cấu tạo bởi nhiều lớp đồng tâm xung quanh một điểm gọi là rốn hạt. Nhờ đó nó có thể kiểm tra được độ thuần nhất của tinh bột và phát hiện sự nhầm lẫn, pha trộn hay giả mạo (Bảng 1). 4.4. CÔNG DỤNG CỦA TINH BỘT - Tinh bột được dùng làm lương thực, chế tạo rượu etylic và bột ngọt… - Trong ngành Dược tinh bột được dùng làm tá dược cho thuốc viên nén, làm nguyên liệu sản xuất đường glucose, cồn etylic… 4.5. DƯỢC LIỆU CÓ NHIỀU TINH BỘT - Sắn dây (Pueraria thomsonoo Gagnep.), họ Đậu (Fabaceae) - Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L.), họ Lúa (Poaceae) -Hoài sơn (Diosorea persimilis Prain et Burkill.), họ Củ mài (Dioscoreaceae). -Hoàng tinh (Polygonatum sp.), họ Tóc tiên (Convallariaceae). 5. CELLULOSE - Thành phần chính của màng tế bào thực vật là cellulose, sợi bông vải chứa khoảng 97 - 98%, sợi cây họ Gai (Urticaceae) có từ 75 - 90%, thân cây họ Cói (Cyperaceae), họ Lúa (Poacea) có khoảng 30 - 40%. - Cellulose là một Homopolysaccharid giống như tinh bột nhưng các phân tử glucose trong cellulose kết hợp với nhau tạo thành những bó sợi bền chắc. 17
- - Cellulose không tan trong nước và dung môi hữu cơ nhưng tan được trong dung dịch kẽm chloride đậm đặc và dung dịch Schweizer {Cu(NH3)4} (OH)2 (hydroxyd đồng trong amoniac). CÁC DẪN CHẤT CỦA CELLULOSE VÀ CÔNG DỤNG - Cellulose vi tinh thể, Methylcellulose (MC), Natri carboxyl metylcellulose (NaCMC) là những sản phẩm thủy phân và bán tổng hợp của cellulose. Chúng có khả năng tạo gel bền vững với nước và trương nở mạnh trong nước tạo thành dung dịch keo được dùng làm tá dược bào chế nhũ tương, hỗn dịch, tá dược dính, tá dược rã trong viên nén, Acetophatalat cellulose không tan trong môi trường acid được dùng để bao phim viên tan trong ruột. 6. GÔM, CHẤT NHÀY, PECTIN. 6.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GÔM, CHẤT NHẦY, PECTIN - Gôm, chất nhầy và pectin là những polysaccharid phức tạp (Heteropolysaccharid) có nguồn gốc từ thực vật, được tạo ra do quá trình biến đổi ở màng tế bào. - Gôm là chất nhựa do cây tiết ra và đặc lại khi gặp những điều kiện không thuận lợi như: Cây bị tổn thương, bị sâu mọt, bị nắng hạn… - Chất nhầy là chất dự trữ có khả năng hút nước mạnh giữ vai trò vận chuyển nước trong cây. - Pectin là thành phần cấu tạo của màng tế bào của cây và một số loài tảo. - Gôm, chất nhầy, pectin có khả năng trương nở khi gặp nước, vì vậy có thể định tính và sơ bộ định lượng bằng cách xác định chỉ số nở của dược liệu. 6.2. CÔNG DỤNG - Gôm được dùng làm chất nhũ hóa để tạo nhũ dịch thuốc, làm tá dược dính trong bào chế như: gôm arabic, gôm adragant. - Chất nhầy được dùng làm thuốc nhuận tràng, chữa táo bón, làm môi trường cấy vi sinh như: Rau câu còn gọi là thạch Agar-Agar, thiên môn, mạch môn… - Pectin làm thuốc cầm máu đường ruột, điều trị tiêu chảy, làm chất nhũ hóa trong bào chế như: cùi bưởi (vỏ quả giữa của quả bưởi). - Gôm, chất nhầy còn được dùng để hồ vải trong công nghiệp vải sợi. 6.3. DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT NHẦY, PECTIN - Mã đề (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae) 18
- -Thiên môn (Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.), họ Thiên môn (Asparagaceae). - Mạch môn (Ophiopogon japonicus Ker.), họ Mạch môn (Haemodoraceae) -Sâm bố chính (Hibiscus sagittifolius (Kur.) Merr.), họ Bông (Malvaceae). -Rau câu (Glacilaria sp.), họ Thạch hoa thái (Galidiaceae). -Cùi bưởi (Pericarpium Citri grandi), là vỏ quả giữa của cây bưởi (Citrus grandis (L.) Osbeck.), họ Cam (Rutaceae). 7. DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID 7.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GLYCOSID Glycosid (heterosid) là những hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp tạo thành do sự ngưng tụ giữa một phần không phải là đường R, gọi là aglycon hay genin, với một phần gồm một hay nhiều đường gọi là ose. Ngưng tụ R – X – H + HO – Đường R – X – Đường Thủy phân X = Oxy được gọi là O – Glycosid, tương tự X = Cacbon có C – Glycosid X = Nitro có N – Glycosid và X = Sulfur có S – Glycosid Ví dụ: Aloinosid có trong cây lô hội (Aloe vera L.), họ Lô hội (Asphodelaceae) vừa là một O - Glycosid, vừa là một C - Glycosid. Aloinosid - Phần aglycon (genin) có cấu trúc hóa học rất khác nhau, phần này quyết định tính chất tác dụng, công dụng của mỗi glycosid. - Dựa vào cấu trúc của aglycon để phân biệt những nhóm glycosid khác nhau: Glycosid trợ tim, saponosid (saponin), anthraglycosid, flavonoid, taninoid (tanin)… 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 12)
22 p | 103 | 25
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 11)
54 p | 78 | 15
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 7)
31 p | 65 | 12
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 13)
46 p | 80 | 12
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 4)
22 p | 81 | 11
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 15)
44 p | 75 | 10
-
Giáo trình Cây dược liệu: Phần 2
95 p | 21 | 8
-
Giáo trình bệnh học 2 (Phần 8)
19 p | 89 | 6
-
Giáo trình Hóa dược (Dành cho sinh viên đại học ngành Hóa): Phần 1
133 p | 8 | 4
-
Giáo trình Hóa dược (Dành cho sinh viên đại học ngành Hóa): Phần 2
223 p | 7 | 3
-
Giáo trình Hóa dược (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng chương trình 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
252 p | 5 | 1
-
Giáo trình Dược lý 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
273 p | 1 | 1
-
Giáo trình Y học 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
96 p | 5 | 1
-
Giáo trình Dược lâm sàng nâng cao (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
88 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực hành dược liệu 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
34 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực vật (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
136 p | 0 | 0
-
Giáo trình Dược liệu 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
123 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn