intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dược liệu 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:123

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Dược liệu 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp)" với mục tiêu cung cấp cho sinh viên những kiến thức bao gồm nguồn gốc, thành phần hóa học, kiểm nghiệm, tác dụng và công dụng của dược liệu. Yêu cầu chủ yếu là xác định được sự thật giả, đánh giá được chất lượng và hướng dẫn sử dụng dược liệu. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dược liệu 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DƯỢC LIỆU-2 NGÀNH/ NGHỀ:DƯỢC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 31/QĐ-CĐYT ngày 29 tháng 01 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2019 ( Lưu hành nội bộ
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Dược liệu là một tài liệu dùng cho dạy - học lý thuyết môn Dược liệu trong chương trình giáo dục Trung cấp dược. Giáo trình được cấu trúc gồm 2 phần: đại cương về dược liệu học và các cây thuốc - vị thuốc. PhầnĐạicươngvềdượcliệunêukháiquátvềmônhọcDượcliệuvàmốiliênquancủanó vớicácmônhọckháctrongchươngtrìnhđàotạoTrung cấpdược;vaitrò,vịtrícủadượcliệu trong ngành dược và quá trình phát triển của nó; những kiến thức cơ bản và chung nhất về thu hái, sơ chế, bảo quản dược liệu; về các hợp chất thường có trong thành phần hóa học của các vị dược liệuv.v... Phần Các cây thuốc và vị thuốc đã đề cập đến các cây thuốc và vị thuốc thông dụng và có nhiềuởViệtNamvàđượcsắpxếptheotácdụngchữabệnhcủacáccâythuốcvàvịthuốccó nguồn gốc thảo dược. Trong mỗi cây thuốc, vị thuốc đều được viết theo một đề cương thống nhấtgồm:Môtảđặcđiểmthựcvật,phânbố,bộphậndùnglàmthuốcvàcáchthuhái,sơchế, thành phần hóa học chính, công dụng, cách dùng để phòng và chữabệnh. Ngoài ra, trong nội dung sách còn đề cập một số kiến thức chung nhất về kỹ thuật trồng cây thuốc. Trong mỗi bài đều có: Mục tiêu mà học sinh phải đạt sau khi học, nội dung kiến thức bài học và các câu hỏi tự lượng giá sau học. Sách được biên soạn dựa theo chương trình đã được Bộ Y tế ban hành Nội dung sách đề cập những kiến thức lý thuyếtvề Dược liệu. Nhằm tạo điều kiện cho ngưòi học có một bộ tài liệu mang tính tham khảo tổng hợp, thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm ngưòi dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn Giáo trình Duợc Liệu dành cho ngưòi học trình độ Trung cấp Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: Chương1. Dược liệu tẩy giun, sán Chương2. Dược liệu chữa lỵ Chương3. Dược liệu có tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa tiêu chảy Chương4. Duợc liệu có tác dụng bổ dưỡng Chương5. Dược liệu có tác dụng tiêu độc Chương 6. Dược liệu chữa bệnh cho phụ nữ Chương 7. Dược liệu có tác dụng lợi tiểu Chương 8. Dược liệu có tác dụng nhuận gan, lợi mật 3
  4. Chương 9. kỹ thuật trồng cây thuốc Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Cà Mau, ngày tháng năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Ds.CkII. Hà Thanh Quang 2. Ds.CkI. Dương Thị Ánh Phượng 4
  5. MỤC LỤC Trang 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: DƯỢC LIỆU 2 2. Mã môn học: KD03003 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 2.1. Vị trí: Dược liệu học là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ bản chuyên ngành,môn học này được bố trí giảng dạy sau môn Thực vật, hóa hữu cơ, hóa phân tích định tính, định lượng. 2.2. Tính chất: Dược liệu học là môn học bắt buộc, môn khoa học nghiên cứu các phân tử hợp chấttựnhiên(thườnglàchấtchuyểnhóathứcấp)cóthểdùnglàmthuốcchữabệnh,hoặccải thiện chức năng khác. tập trung vào thực vật và các loại thuốc có nguồn gốc thực vật, nhiều loại sinh vật khác cũng được cân nhắc để sử dụng làm dượcliệu 2.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: môn Dược liệu học thường được quan niệm là khoa học về các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc sinh học. Đây là môn học nghiên cứu về sinh học và hóa học những nguyên liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc sinh vật mà trong đó các cây thuốc là đối tượng chính. Nội dung môn học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức bao gồm nguồn gốc, thành phần hóa học, kiểm nghiệm, tác dụng và công dụng của dược liệu. Yêu cầu chủ yếu là xác định được sự thật giả, đánh giá được chất lượng và hướng dẫn sử dụng dược liệu. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Kiến thức: Trình bày được kỷ thuật chung để thu hái , phơi sấy, chế biến bảo quản các loại dược liệu. Biết các nhóm hợp chất tự nhiên có trong dược liệu Trình bày được tên, họ khoa học, bộ phận dùng làm thuốc, thành phần hóa học, công dụng của dược liệu trong chương trình học. Nhận biết được trên 100 cây dược liệu chữa các bệnh thông thường 4.2. Kỹnăng: Nhận dạng được các cây thuốc chữa bệnh thông thường Hướng dẫn và sử dụng các cây dược liệu trong điều trị 1 số bệnh thông thường Biết được kỷ thuật trồng và hướng dẫn người dân trồng cây thuốc 6
  7. 4.3. Về năng lực tự chủ và tráchnhiệm: Nhận thức được tầm quan trọng của môn học trong thực hành nghề. Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trong học tập. Rèn luyện tác phong thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong thực hành. 5. Nội dung mônhọc: Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Tên chương, Kiể Số TT Tổng Lý Thực mục m số thuyết hành tra 1 Chương1. Dược liệu tẩy giun, sán 10 5 5 2 Chương2. Dược liệu chữa lỵ 10 5 5 Chương3. Dược liệu có tác dụng kích thích 3 10 5 5 tiêu hoá, chữa tiêu chảy 4 Chương4. Duợc liệu có tác dụng bổ dưỡng 10 5 5 5 Chương 5. Dược liệu có tác dụng tiêu độc 12 5 5 1+1 6 Chương 6. Dược liệu chữa bệnh cho phụ nữ 10 5 5 7 Chương 7. Dược liệu có tác dụng lợi tiểu 10 5 5 Chương 8. Dược liệu có tác dụng nhuận 8 8 4 4 gan, lợi mật 9 Chương 9. kỹ thuật trồng cây thuốc 10 4 4 1+1 Cộng 90 43 43 4 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác:Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. 7
  8. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y Tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Thời điểm Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu Số đánh giá tổ chức kiểm tra ra đánh giá cột kiểm tra Tự luận/ Viết/ Thường xuyên Trắc nghiệm/ 1 Sau 16 giờ. Thuyết trình Báo cáo Tự luận/ Viết/ Định kỳ Trắc nghiệm/ 1 Sau 30 giờ Thuyết trình Báo cáo Kết thúc môn Tự luận và Viết 1 Sau 45 giờ học trắc nghiệm 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8
  9. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:Đối tượng Cao đẳng Dược. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 80% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >20% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Bài giảng Dược liệu tập I, Trường Đại học Dược Hà Nội, NXBYH-1998. 2. Bài giảng Dược liệu tập II, Trường Đại học Dược Hà Nội, NXBYH-2002. 3. Bài giảng Dược liệu tập I, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ ChíMinh. 4. Cây thuốc Việt Nam, Viện Dược liệu – Bộ Y tế,NXBKHKT-1999. 5. Dược điển Việt Nam I ( tập II ), Bộ Y tế, NXBYH2000. 6. Dược điển Việt Nam III, Bộ Y tế, NXBYH2002. 7. Từ điển bách khoa Dược học, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội,1999. 9
  10. 8. Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược, DS. Phạm Thiệp – DS. Lê Văn Thuần – DS. Bùi Xuân Cương, NXB Y học,2000. 9. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS.TS. Đỗ TấtLợi. 10
  11. CHƯƠNG1. DƯỢC LIỆU TẨY GIUN, SÁN  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương giới thiệu các dược liệu có tác dụng tẩy giun, sán  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày các dược liệu có tác dụng tẩy giun, sán Về đặc điểm thực vật, tên Việt Nam, tên La tinh, bộ phận dùng, Thành phần hoá học, công dụng.  Về kỹ năng: - Nhận diện được các dược liệu trong nhóm dược liệu tẩy giun, sán  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức dược liệu tẩy giun, sán - Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 3 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. 11
  12. - Các điều kiện khác: Không có  PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có NỘI DUNG CÂY BÍ NGÔ Tên khác: Bí đỏ- Phặc đeng (Tày). Nam qua (TQ) Tên khoa học: Cucurbita pepo L. Họ: Bầu Bí (Cucurbitaceae). .. . 1. Mô tả, phânbố Bí ngô thuộc lọai cây thảo, sống hàng năm, dây leo bằng tua cuốn hoặc bò trên mặt đất, toàn cây có nhiều lông ngắn. Lá mọc cách, có cuống dài, phiến lá chia thuỳ. Hoa đơn tính cùng gốc, màu vàng đậm. Quả thịt, khi non có màu xanh, khi già có màu vàng cam, trong chứa nhiều hạt dẹt. Cây được trồng khắp các tỉnh ở nước ta để lấy qua làm thực phẩm, rau ăn và làm thuốc. Cây được trồng nhiều nhất là ở các vùng bãisông. 2. Bộ phận dùng, thuhái 12
  13. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Bí ngô là hạt (semen Cucurbitae).Thu hoạch vào mùa hạ, khi qua đã già, bằng cách bổ quả, lấy hạt, rửa qua rồi phơi hoặc sấy khô, độ ẩm không quá 10%, tỷ lệ hạt lép không quá 5%. 3. Thành phần hóahọc HạtBíngôcóchứanhiềuloạihợpchấtnhư:Alcaloid(Curcurbitin),đầubéo,protein,glucid, các chất khoáng (P, Mg, Ca,K...). 4. Công dụng, cáchdùng Hạt sống có tác dụng diệt giun sán và ức chế sự phát triển của sán máng. Hạt bí ngô dùng để tẩysán. Cách dùng: - Tẩy sán: Lúc sáng sớm còn đói, nhai và nuốt từ từ 100g nhân hạt, sau 2 giờ uống thêm nước sắc hạt cau (khoảng 60 - 80g) sau 30 phút uống một liều thuốc tẩy nhẹ (15g magnesi sulfat). Khi đại tiện, nên đi vào chậu nước ấm (37oC) thìtốt. - Tẩy giun: Không cần dùng nước sắc hạt cau. Cách dùng như trên. Nếu dùng cho trẻ em thì tùytheo tuổi và cân nặng để dùng liều thích hợp. Thuốc dùng an toàn cho mọi lứa tuổi. CÂY CAU. Tên khoa học: Areca catechu L. Họ: Cau (Arecaceae) 1. Mô tả, phânbố Cau là loại cây sống lâu năm. Thân cột, cao 15 - 20 m, đường kính từ 10-15cm, có nhiều vòng sẹo do lá cũ bị rụng để lại. Lá to, xẻ lông chim, tập trung ở ngọn, có bẹ rộng ôm lấy thân cây. Hoa tự mọc thành buồng, màu trắng ngà, ngoài có mo bao bọc, mo rung khi hoa nở. Quả hạch, hình trứng, lúc chín có màu vàng đỏ. Hạt có nội nhũ xếp cuốn, màu nâu nhạt, vị chát. Cây được trồng khắp nơi để lấy qua ăn trầu và làm thuốc. 2. Bộ phận dùng, thuhái Cau có hai bộ phận dùng làm thuốc: 13
  14. - Hạt (Binh lang) và Vỏ quả Đại phúc bì). Hạt (semen Arecae): Thu hái vào tháng 9 - 12, lấy quả già, róc bỏ vỏ ngoài và vỏ già, lấy nguyên hạt, đem phơi sấy thật khô. Binh lang có màu nâu nhạt, không mùi, vị đắng,chát. - Vỏquả(pericarpiumArecae):Thu hái từquảcaugià, đemrócra,đậpcho tơi,ngâmnước rồi lại vớt ra phơi hoặc sấy khô, đập cho róc lớp da ngoài. Đại phúc bì không mùi, vị nhạt và đã được ghi trong Dược điển Việt Nam(2002). 3. Thành phần hóahọc -Hạt có alcaloid là arecolin, arecaidin, guvacin, guvacolin; tanin là catechin (hạt non nhiều tanin hơn hạt già); lipid gồm laurin, olein, myristin; glucid và muối vô cơ. - Vỏ quả cũng có alcaloid nhưng tỉ lệ thấp hơnhạt. 4. Công dụng, cáchdùng 4.1. Hạt cau: Có tác dụng trị giun sán, làm lợi tiểu. Dùng chữa các chứng bệnh : giun, sán, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, thủy thũng, ăn uống không tiêu, đầybụng. Cách dùng: Uống 3-10g/ ngày, dạng thuốc sắc. Có thể dùng sống hay sao nhẹ; dùng riêng hay phối hợp với thuốc khác. 4.2. Vỏ quả (đại phúc bì): Có tác dụng lợi tiểu, tiêu khí. Dùng chữa các chứng bệnh: thuỷ thũng, cước khí, bụng đầy trướng, ốm nghén nônmửa. Cách dùng: Uống 5-10g/ ngày, dạng thuốc sắc. 5. Bài thuốc có dùng Binhlang 5.1. Bài thuốc chữasán Hạtcau 15g Nhân hạtbíđỏ 30g Tán nhân hạt bí thành bột, hạt cau sắc lấy nước, uống. 5.2. Bài thuốc tẩy giun đũa, sán Hạtcau 15g Vỏlựu 9g Hạtbíngô 9g Sắc uống, lúc đói. 14
  15. CÂY LỰU Tên khác: Thạch lựu – An thạch lựu (TQ) Tên khoa học: Punica granatum L. Họ: Lựu (Punicaceae) 1. Mô tả, phânbố Lựu thuộc loại cây nhỡ, cành mềm, cao 3 - 4 m, vỏ ngoài thân màu nâu xám, sần sùi, đôi khi có gai. Lá mọc đối, phiến đơn nguyên, cuống lá ngắn. Hoa mọc ở đầu cành, màu đỏ tươi. Quả mọng, vỏ dày, đài còn tồn tại, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Hạt nhiều, có áo hạt ăn được. Cây được trồng nhiều ở nước ta để làm cảnh và làm thuốc. 2. Bộ phận dùng, thuhái Bộ phận dùng làm thuốc của cây Lựu là vỏ quả - Thạch lựu bì (Pericarpium Granati) thu hái vào mùa quả chín, thu hoạch quả, ăn hạt và lấy vỏ, phơi sấy khô làmthuốc. Thạch lựu bì đã được ghi trong Dược điển Việt Nam(2002). 3. Thành phần hoáhọc Vỏ quả lựu có chứa tanin, chất màu; vỏ rễ và thân có chứa alcaloid, và tamin. 4. Công dụng, cáchdùng Thạch lựu bì có tác dụng làm săn se, cầm máu, trị giun sán. Dùng chữa các chứng bệnh: giun sán, tả lỵ, chảy máu, thoát giang (lòi dom), tiêu chảy, phụ nữ băng huyết, bạch đới... Cách dùng: Uống 5 - 10g/ngày, dạng thuốc sắc; dùng ngoài rửa vết loét bằng nước sắc vỏ quả lựu. 5. Bài thuốc có dùng Thạch lựubị 5.1. B ài thuốc tẩy giun đũa, giun tóc Vỏquảlựu 10g Hạtcau 9g Sắc uống. 15
  16. 5.2. Bài thuốc tẩy giun kim Vỏquảlựu 10g Hạtcau 9g Sửquântử 15g Sắc uống. CÂY SỬ QUÂN Tên khác: Quả giun - Quả nấc- Bông tràng (Mường) - Dây giun – Lăng cường (Tày) Tên khoa học: Quisqualis indica L. Họ: Bàng (Combretaceae) 1. Mô tả, phânbố Dây leo mọc thành bụi, cành vươn dài, mọc lan thành bụi. Lá mọc đối, hình trứng dài, đầu lá nhọn. Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, thành từng chùm có ống tràng dài, màu trắng sau chuyển sang hồng. Quả hình trám có 5 - 7 cạnh lồi cứng, chứa một hạt hình thoi. Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh nhiều nơi ở nước ta. Các tỉnh có nhiều cây Sử quân là: Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang.... 2. Bộ phận dùng, thuhái Bộ phận dùng làm thuốc của cây Sử quân là hạt (semen Quisqualis). Thu hái vào mùa thu lúc quả đã già (tháng 8 - 9) khi tiết trời khô ráo. Lấy những quả già,đem phơi nắng hoặc sấy khô rồi đập bỏ vỏ lấy nhân; tiếp tục phơi hoặc sấy nhẹ cho khô; độ ẩm không quá 13%, tro toàn phần không quá 5,5%, hạt teo đen không quá 1,5%. 3. Thành phần hoáhọc Nhân hạt có dầu béo màu xanh (chủ yếu là acid palmitic, stearic, oleic), muối kali của acid quisqualic, trionellin, phytosterol; các chất đường..... 4. Công dụng, cáchdùng Nhân hạt Sử quân (Sử quân tử) có tác dụng bổ tỳ, nhuận tràng, sát khuẩn, trị giun, giúp tiêu hóa. Dùng chữa các chứng bệnh: giun đũa, giun kim; trẻ em cam tích bụng to, gầy còm, da 16
  17. vàng, chậm lớn. Cách dùng - Trị giun đũa, giun kim: Uống 10 quả/ngày, bằng cách giã nát, sắc uống vào buổi tối trước khiđingủtrong3ngàyliền;Trểem:mỗituổi1quả,cáchdùngnhưtrên. - Chữatrẻemcamtích:Phốihợpvớicácdượcliệukhác,làmthànhviên,chouống. 5. Bài thuốc có dùng Sử quântử 5.1. Bài thuốc tẩy giunđũa Bột sửquântử 160g Bộtkeogiậu 196g Đườngkính 220g Nước vừađủ. Ngâm sử quân tử trong nước, bóc vỏ, cắt bỏ hai đầu, để ráo nước, đem rang vàng, tán nhỏ. Hạt keo giậu đem sảy sạch, xát bỏ vỏ, rang vàng cháy, tán nhỏ. Đường kính hòa tan trong nước, đun sôi. Trộn nước đường với hai bột trên, làm thành 70 viên. Mỗi ngày ăn 3 viên vào sáng sớm; dùng liền trong 7ngày. 5.2. Bài thuốc tẩy giun, chữa cam tích đaubụng Nhục đậu khấu 150g Sử quân tử 300g Mạch nha 120g Hồ hoàng liên 300g Lục thần khúc 300g Binh lang 150g Mộc hương 60g Nghiền tất cả thành bột, dùng mật lợn chế thành viên 3g. Uống lúc đói với nước ấm. Mỗi ngày 1 - 2 lần; mỗi lần 1 - 2 viên. Trẻ em dưới 3 tuổi dùng liều nhỏ hơn. CÂY KEO GIẬU Tên khác: Keo ta - Bồ kết dại - Táo nhơn - Bạch hợp hoan - Cây muồng- Keo rào Tên khoa học: Leucaena glauca Benth = Leucaena leucocephala. Họ: Đậu (Fabaceae) hay Trinh nữ (Mimosaceae) 1. Mô tả, phânbố 17
  18. Cây Keo giậu thuộc loại cây nhỡ, cao 2 - 4 m. Lá mọc cách, kép 2 lần lông chim chẵn, gồm nhiều lá chét nhỏ. Hoa nhỏ hợp thành hình chùy, mọc ở kẽ lá, màu trắng. Quả loại đậu, dài và mỏng. Hạt dẹt nhẵn, màu nâu sẫm. Cây mọc hoang và được trồng làm hàng rào khắp nơi trên đất nướcta. 2. Bộ phận dùng, thuhái Bộ phận dùng làm thuốc của cây Keo giậu là hạt. Thu hái khi quả đã già, thường vào mùa thu. Tách bỏ vỏ, lấy hạt, phơi hoặc sấy khô. 3. Thành phần hoáhọc Hạt Keo giậu chứa dầu béo của các acid: palmitic, stearic, oleic, linoleic, behenic, lignoceric; alcaloid là... leucenin (leucenol); protein và tinh bột. 4. Công dụng, cáchdùng Hạt Keo giậu có tác dụng trị giun. Được dùng để tẩy giun đũa, giun kim. Cách dùng: Trẻ em ngày dùng 5 - 10g tùytheo tuổi; người lớn ngày dùng 25 - 50g, dạng thuốc bột (rang chín, tán bột hoặc thêm đường). Có thể cho trẻ ăn sống cũng có tác dụng tẩy giun. LƯỢNG GIÁ Trả lời ngắn các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống( ....................................................................................................................................... ) 1. Hai bộ phận dùng làm thuốc của cây Cau là: A.................... B...................... 2. Tên khoa học của cây Lựu là:...................., họ Lựu:................. 3. CâyBíngôthuộcloạidâyleobằng...............,lámọccách,hoađơntính quả thịt, chứa nhiều.................. Phân biệt đúng/sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và chữ B (cho câu sai): 4. Hạt Bí ngô có dầu béo, protein, lecithin,pectin.A-B 5. Hạt Cậu có tanin, lipid, glucid, muối vôcơ.A-B 6. Vỏ rễ Lựu có glycosid là pelletierin, tanin, chấtmàu.A-B 7. Hạt Keo rào có dầu béo, alcaloid, protein, tinh bột.A-B 18
  19. Chọn giải pháp đúng nhất cho các cậu sau bằng cách đánh dấu vào chữ cái đầu giải pháp mà bạn chọn: 8. Công dụng của các vịthuốc: A. Hạt Bí ngô có tác dụng diệt giun đũa, giunkim. B. Hạt Cau trị ly amib, ly trựckhuẩn. C. Vỏ rễ Lựu trị sán dây, lyamib. D. Hạt Sử quân trị giun đũa, giunkim. E. Hạt Keo giậu trị giun kim, giuntóc. 19
  20. CHƯƠNG 2. DƯỢC LIỆU CHỮA LỴ  GIỚI THIỆU 2 Chương 2 là chương giới thiệu các dược liệu có tác dụng chữa lỵ  MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày các dược liệu có tác dụng chữa lỵ Về đặc điểm thực vật, tên Việt Nam, tên La tinh, bộ phận dùng, Thành phần hoá học, công dụng.  Về kỹ năng: - Nhận diện được các dược liệu trong nhóm dược liệu chữa lỵ  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức dược liệu chữa lỵ - Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 3 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2