intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dược liệu (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:256

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Dược liệu (Ngành: Dược - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đại cương về dược liệu; Dược liệu chứa Carbohydrat; Dược liệu chứa Glycosid tim; Dược liệu chứa Saponin; Dược liệu chứa Mono và diterpenoid glycosid;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dược liệu (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DƢỢC LIỆU NGÀNH: CAO ĐẲNG DƢỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày ..… tháng ....... năm…….. của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nhằm từng bước xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lượng học tập 135 giờ (43 giờ lý thuyết; 88 giờ thực hành; thí nghiệm, thảo luận, bài tập; 04 giờ kiểm tra). Môn dược liệu giảng dạy cho sinh viên với mục tiêu: - Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng, cách dùng của một số vị dược liệu. - Vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào phương pháp kiểm nghiệm dược liệu; nhận biết và hướng dẫn sử dụng được các vị dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu an toàn, hiệu quả, hợp lý. Do đối tượng giảng dạy là sinh viên Cao đẳng dược nên nội dung của chương trình tập trung chủ yếu vào các vị dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu, tương ứng với nội dung giảng dạy môn. Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: LÝ THUYẾT Bài 1. Đại cương về dược liệu Bài 2. Dược liệu chứa Carbohydrat Bài 3. Dược liệu chứa Glycosid tim Bài 4. Dược liệu chứa Saponin Bài 5. Dược liệu chứa Mono và diterpenoid glycosid Bài 6. Dược liệu chứa anthranoid Bài 7. Dược liệu chứa Flavonoid Bài 8. Dược liệu chứa Coumarin Bài 9. Dược liệu chứa Tanin Bài 10. Dược liệu chứa Alcaloid Bài 11. Dược liệu chứa Tinh dầu Bài 12. Dược liệu chứa Chất nhựa Bài 13. Dược liệu chứa Lipid 3
  4. Bài 14. Động vật làm thuốc THỰC HÀNH Bài 1. Phương pháp nghiên cứu trong thực tập dược liệu - Xác định độ ẩm trong dược liệu, nhận thức dược liệu Bài 2. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột lá Trúc đào - nhận thức dược liệu Bài 3. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột thân rễ Bạch truật - nhận thức dược liệu Bài 4. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột Kim ngân cuộng - nhận thức dược liệu Bài 5. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột lá Cà độc dược - nhận thức dược liệu Bài 6. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột Ích mẫu thảo - nhận thức dược liệu Bài 7. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột rễ Hoàng cầm - nhận thức dược liệu Bài 8. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột lá Dừa cạn- nhận thức dược liệu Bài 9. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột rễ Đảng sâm bắc- nhận thức dược liệu Bài 10. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột nụ hoa Đinh hương- nhận thức dược liệu Bài 11. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột Hương nhu tía- nhận thức dược liệu Bài 12. Kỹ thuật chiết xuất và định tính carbohydrat trong dược liệu – nhận thức dược liệu Bài 13. Kỹ thuật chiết xuất và định tính glycosid tim trong dược liệu – nhận thức dược liệu Bài 14. Kỹ thuật chiết xuất và định tính saponin trong dược liệu – nhận thức dược liệu Bài 15. Kỹ thuật chiết xuất và định tính anthranoid trong dược liệu – nhận thức dược liệu Bài 16. Kỹ thuật chiết xuất và định tính flavonoid trong dược liệu – nhận thức dược liệu Bài 17. Kỹ thuật chiết xuất và định tính coumarin trong dược liệu – nhận thức dược liệu 4
  5. Bài 18. Kỹ thuật chiết xuất và định tính tanin trong dược liệu – nhận thức dược liệu Bài 19. Kỹ thuật chiết xuất và định tính alcaloid trong dược liệu – nhận thức dược liệu Bài 20. Kỹ thuật chiết xuất và định tính tinh dầu trong dược liệu – nhận thức dược liệu Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Sơn La, ngày tháng năm Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lưu Thị Nga 2. Thành viên: MỤC LỤC LÝ THUYẾT BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ DƢỢC LIỆU ......................................................................... 16 BÀI 2. DƢỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT........................................................... 25 BÀI 3. DƢỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM ............................................................ 38 BÀI 4. DƢỢC LIỆU CHỨA SAPONIN ........................................................................ 45 BÀI 5. DƢỢC LIỆU CHỨA MONO VÀ DITERPENOID GLYCOSID ................... 60 BÀI 6. DƢỢC LIỆU CHỨA ANTHRANOID............................................................... 71 BÀI 7. DƢỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID .................................................................. 80 BÀI 8. DƢỢC LIỆU CHỨA COUMARIN ................................................................... 95 BÀI 9. DƢỢC LIỆU CHỨA TANIN............................................................................ 101 BÀI 10. DƢỢC LIỆU CHỨA ALCALOID ................................................................. 108 BÀI 11. DƢỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU .................................................................. 139 5
  6. BÀI 12. DƢỢC LIỆU CHỨA CHẤT NHỰA .............................................................. 155 BÀI 13. DƢỢC LIỆU CHỨA LIPID ........................................................................... 160 BÀI 14. ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC ............................................................................ 167 THỰC HÀNH ................................................................................................................. 181 BÀI 1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG THỰC TẬP DƢỢC LIỆU - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM TRONG DƢỢC LIỆU, NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU ...................... 181 BÀI 2: KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU, TIÊU BẢN BỘT LÁ TRÚC ĐÀO - NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU ......................................................................................... 186 BÀI 3: KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU, TIÊU BẢN BỘT THÂN RỄ BẠCH TRUẬT - NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU ........................................................... 191 BÀI 4: KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU, TIÊU BẢN BỘT KIM NGÂN CUỘNG - NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU ....................................................................... 195 BÀI 5: KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU, TIÊU BẢN BỘT LÁ CÀ ĐỘC DƢỢC - NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU.......................................................................... 198 BÀI 6: KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU, TIÊU BẢN BỘT ÍCH MẪU THẢO - NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU .......................................................................... 203 BÀI 7: KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU, TIÊU BẢN BỘT RỄ HOÀNG CẦM - NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU ............................................................................ 207 BÀI 8: KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU, TIÊU BẢN BỘT LÁ DỪA CẠN- NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU ......................................................................................... 211 BÀI 9: KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU, TIÊU BẢN BỘT RỄ ĐẢNG SÂM BẮC - NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU ............................................................................. 215 BÀI 10: KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU, TIÊU BẢN BỘT NỤ HOA ĐINH HƢƠNG - NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU ...................................................................... 219 BÀI 11: KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU, TIÊU BẢN BỘT THÂN CÂY HƢƠNG NHU TÍA - NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU .................................................... 223 BÀI 12: KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH TINH BỘT TRONG DƢỢC LIỆU – NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU ........................................................................... 227 BÀI 13: KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH GLYCOSID TIM ............... 231 BÀI 14: KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH SAPONIN TRONG DƢỢC LIỆU – NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU ........................................................................... 235 BÀI 15: KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH ANTHRANOID TRONG DƢỢC LIỆU – NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU .............................................................. 238 BÀI 16: KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH FLAVONOID TRONG DƢỢC LIỆU – NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU .............................................................. 240 BÀI 17: KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH COUMARIN TRONG DƢỢC LIỆU – NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU .............................................................. 244 BÀI 18: KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH TANIN TRONG DƢỢC LIỆU – NHẬN THỨC DƢỢC ...................................................................................... 247 6
  7. BÀI 19: KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH ALCALOID TRONG DƢỢC LIỆU – NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU ........................................................................... 250 BÀI 20: KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH TINH DẦU TRONG DƢỢC LIỆU – NHẬN THỨC DƢỢC LIỆU ........................................................................... 253 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Dƣợc liệu 2. Mã môn học: 420119 Thời gian thực hiện môn học: 135 giờ (43 giờ lý thuyết; thảo luận/bài tập: 86 giờ; Kiểm tra: 6 giờ). 3. Vị trí, tính chất của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y tế Sơn La. 3.2. Tính chất: Giáo trình cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng, cách dùng của một số vị dược liệu. Qua đó, người học đang học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và thực tế lâm sàng. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Dược liệu là môn học chuyên môn ngành nghề cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng, cách dùng của một số vị dược liệu. Đồng thời giúp người học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành trên lâm sàng. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được phương pháp thu hái, chế biến, làm khô, bảo quản, kiểm nghiệm dược liệu. A2. Trình bày được khái niệm, cấu trúc hoá học chung, phân loại, tính chất, một số phản ứng định tính, công dụng của các nhóm hoạt chất tự nhiên có trong dược liệu. A3. Trình bày được tên Việt Nam, tên khoa học, bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến sơ bộ, thành phần hóa học, công dụng, cách dùng của các cây, vị dược liệu. 7
  8. 4.2. Về kỹ năng: B1. Nhận định đúng đặc điểm hình thái, mô tả được đặc điểm cảm quan bộ phận dùng của các vị dược liệu và hướng dẫn sử dụng được các vị dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu an toàn, hiệu quả, hợp lý. B2. Thực hiện được các bước trong kỹ thuật kiểm nghiệm dược liệu B3. Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực hành lâm sàng. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. C2. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác tư vấn hướng dẫn sử dụng sau này. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chƣơng trình khung Thời gian học tập (giờ) Trong đó Sô Thực Mã Tên môn học, tín Tổng hành/thực MH chỉ số Lý tập/thí Kiểm thuyết nghiệm/bài tra tập/thảo luận Các môn học 23 450 205 227 18 I chung/đại cƣơng 420101 Chính trị 5 90 64 23 3 420102 Tiếng anh 6 120 60 57 3 420103 Tin học 3 75 15 57 3 420104 Giáo dục thể chất 2 60 4 52 4 Giáo dục quốc phòng 5 75 40 32 3 420105 - an ninh 420106 Pháp luật 2 30 22 6 2 Các môn hoc II chuyên môn ngành, 107 2.580 750 1681 149 nghề 8
  9. II.1 Môn học cơ sở 26 495 196 266 33 420107 Sinh học 2 45 14 29 2 420108 Xác suất thống kê 3 45 14 29 2 420109 Giải phẫu – Sinh lý 4 75 43 26 6 420110 Hóa sinh 2 30 28 0 2 420111 Hóa đại cương vô cơ 4 90 20 64 6 420112 Hóa hữu cơ 3 60 20 34 6 Vi sinh – Ký sinh 3 60 29 28 3 420113 trùng 420114 Hóa phân tích 4 90 28 56 6 Môn học chuyên II.2 61 1635 426 1125 84 môn, ngành nghề 420115 Pháp chế Dược 3 75 28 41 6 420116 Thực vật dược 4 75 43 26 6 420117 Bào chế 5 105 43 56 6 420118 Hóa dược 5 105 43 56 6 420119 Dược liệu 6 135 43 86 6 420120 Kiểm nghiệm 5 105 43 56 6 420121 Dược lý I 2 30 28 0 2 420122 Dược lý II 5 105 43 56 6 420123 Tổ chức quản lý dược 3 75 28 41 6 420124 Quản lý tồn trữ thuốc 3 75 28 41 6 420125 Dược học cổ truyền 4 90 28 56 6 420126 Dược lâm sàng 6 210 28 176 6 Thực hành nghề 225 217 8 420127 5 nghiệp 1 9
  10. Thực hành nghề 225 217 8 420128 5 nghiệp 2 II.3 Môn học tự chọn 19 450 128 290 32 420129 Bệnh học 4 75 43 28 4 Anh văn chuyên 3 45 15 28 2 420130 ngành 420131 Marketing Dược 2 60 14 41 5 420132 Kinh tế dược 2 60 14 41 5 Kỹ năng giao tiếp, 4 90 14 70 6 420133 bán hàng Quản trị kinh doanh 2 60 14 41 5 420134 dược Đảm bảo chất lượng 2 60 14 41 5 420135 thuốc Tổng cộng chung 129 3030 955 1909 166 4. Hƣớng dẫn sử dụng chƣơng trình 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Thực Số Tên chƣơng, mục Tổng Lý hành, thí Kiểm TT nghiệm, số thuyết tra thảo luận, bài tập Lý thuyết 1 Bài 1. Đại cương về dược liệu 2 2 2 Bài 2. Dược liệu chứa Carbohydrat 3 2 3 Bài 3. Dược liệu chứa Glycosid tim 2 2 4 Bài 4. Dược liệu chứa Saponin 9 6 5 Bài 5. Dược liệu chứa Mono và 6 3 10
  11. diterpenoid glycosid 6 Bài 6. Dược liệu chứa anthranoid 3 2 1 7 Bài 7. Dược liệu chứa Flavonoid 6 4 8 Bài 8. Dược liệu chứa Coumarin 2 1 9 Bài 9. Dược liệu chứa Tanin 2 1 10 Bài 10. Dược liệu chứa Alcaloid 14 10 11 Bài 11. Dược liệu chứa Tinh dầu 7 5 12 Bài 12. Dược liệu chứa Chất nhựa 2 1 1 13 Bài 13. Dược liệu chứa Lipid 2 1 14 Bài 14. Động vật làm thuốc 3 3 Thực hành 1 Bài 1. Phương pháp nghiên cứu trong thực tập dược liệu - Xác định 4 4 độ ẩm trong dược liệu, nhận thức dược liệu 2 Bài 2. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột lá Trúc đào - nhận 4 4 thức dược liệu 3 Bài 3. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột thân rễ Bạch truật 4 4 - nhận thức dược liệu 4 Bài 4. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột Kim ngân cuộng - 4 4 nhận thức dược liệu 5 Bài 5. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột lá Cà độc dược - 4 4 nhận thức dược liệu 6 Bài 6. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột Ích mẫu thảo - 4 4 nhận thức dược liệu 7 Bài 7. Kỹ thuật làm tiêu bản vi 4 4 11
  12. phẫu, tiêu bản bột rễ Hoàng cầm - nhận thức dược liệu 8 Bài 8. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột lá Dừa cạn- nhận 4 4 thức dược liệu 9 Bài 9. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột rễ Đảng sâm bắc- 4 4 nhận thức dược liệu 10 Bài 10. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột nụ hoa Đinh 4 4 hương- nhận thức dược liệu 11 Bài 11. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột Hương nhu tía- 4 4 nhận thức dược liệu 12 Bài 12. Kỹ thuật chiết xuất và định tính carbohydrat trong dược liệu – 4 4 nhận thức dược liệu 13 Bài 13. Kỹ thuật chiết xuất và định tính glycosid tim trong dược liệu – 4 4 nhận thức dược liệu 14 Bài 14. Kỹ thuật chiết xuất và định tính saponin trong dược liệu – nhận 4 4 thức dược liệu 15 Bài 15. Kỹ thuật chiết xuất và định tính anthranoid trong dược liệu – 4 4 nhận thức dược liệu 16 Bài 16. Kỹ thuật chiết xuất và định tính flavonoid trong dược liệu – 4 4 nhận thức dược liệu 17 Bài 17. Kỹ thuật chiết xuất và định tính coumarin trong dược liệu – 4 4 nhận thức dược liệu 18 Bài 18. Kỹ thuật chiết xuất và định tính tanin trong dược liệu – nhận 4 4 thức dược liệu 12
  13. 19 Bài 19. Kỹ thuật chiết xuất và định tính alcaloid trong dược liệu – nhận 4 4 thức dược liệu 20 Bài 20. Kỹ thuật chiết xuất và định tính tinh dầu trong dược liệu – nhận 6 2 4 thức dược liệu Tổng 135 43 86 6 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn. 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phƣơng tiện: Giáo trình, các dụng cụ. 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phƣơng pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Sơn La như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học. 60% 13
  14. 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng pháp Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột điểm kiểm tra Thường Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3 1 Sau 26 xuyên Thuyết trình B1, B2, B3, C1, giờ. C2 (sau khi học xong bài 6 (LT) Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3 2 Sau 38 Thực hành Thực hành B1, B2, B3 giờ (sau khi học xong bài 12 (LT), bài 10 (TH) Kết thúc môn Viết/ Thực Tự luận cải A1, A2, A3, 2 Sau 135 học hành tiến/ thực B1, B2, B3, B2 C1, giờ hành C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng sinh viên Cao đẳng Dược hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Sơn La. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, thực hành các kỹ thuật. + Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm 14
  15. thực hành kỹ thuật, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo các nhân hoặc nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...). - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1] Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2018), Thông tư số 54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội. [2]. Bộ y tế (2011), Dược liệu học tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [3]. Bộ y tế (2011), Dược liệu học tập 2, Nhà xuất bản Y học Y học, Hà Nội. [4]. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi - Nhà xuất bản Y học Y học Hà Nội, 2005. [5]. PGS.Ts. Nguyễn Viết Thân (2020), Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng, Nhà xuất bản y học. 15
  16. BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ DƢỢC LIỆU  GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu về lịch sử, vị trí dược liệu trong ngành y tế và trong nền kinh tế quốc dân và phương pháp thu hái, phơi sấy, chế biến và bảo quản dược liệu, để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào hướng dẫn thu hái, phơi sấy, chế biến, bảo quản và kiểm nghiệm dược liệu.  MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được định nghĩa môn học, lịch sử, vị trí dược liệu trong ngành y tế và trong nền kinh tế quốc dân. - Trình bày được phương pháp thu hái, phơi sấy, chế biến và bảo quản dược liệu. - Trình bày được các phương pháp đánh giá dược liệu.  Về kỹ năng: - Vận dụng được kiến thức tư vấn cách thu hái, phơi sấy, chế biến và bảo quản dược liệu. - Vận dụng được các phương pháp đánh giá để kiểm nghiệm dược liệu.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong công tác thu hái, phơi sấy, chế biến, bảo quản và đánh giá dược liệu. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, trung thực, chính xác trong công tác thu hái, phơi sấy, chế biến, bảo quản và đánh giá dược liệu.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết, thực hành. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có. 16
  17.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức.  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 17
  18. NỘI DUNG BÀI 1 1. Định nghĩa môn học Dược liệu học là môn học nghiên cứu về những nguyên liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc từ thực vật, động vật. 2. Lịch sử môn học - Nền Đông y Việt Nam đã được văn bản hóa từ năm 1010 (Thời nhà Lý) Thế kỷ thứ XIII, nhà bác học Chu Văn An đã nếu đường lối chữa bệnh không dùng mê tín dị đoan. Thế kỷ XIV, đại danh y Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây cỏ, động vật làm thuốc có ở Việt Nam để phòng bệnh, chữa bệnh (Ông đã nghiên cứu 580 vị thuốc trong 3873 đơn thuốc cho 10 loại chuyên khoa trị bệnh). Thế kỷ XVII, đại danh y Lê Hữu Trác với tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông đã biên soạn tập sách thuốc Y Tông Tâm Lĩnh gồm 28 bộ có 66 tập sách nói vẻ y đức, cách vệ sinh phòng bệnh, các y lý cơ bản, các bệnh lý, các đơn thuốc có hiệu quả, phân tích bệnh án. một số trường hợp bệnh nhân cụ thể... Về thuốc, ông tìm thêm 300 vị thuốc mới (Quyền Lĩnh nam bản thảo), tổng hợp thêm 2854 bài thuốc theo kinh nghiệm. - Trong nền văn minh Đại Việt đã có 155 vị danh y với 497 tập tuyển sách y học cổ truyền dân tộc được viết bằng tiếng Hán và tiếng Nam. Trong thế kỷ XX các vị danh y Việt Nam cũng biên soạn trên 200 tập sách có giá trị trong chữa bệnh theo đông y bằng tiếng quốc ngữ. - Nền y học dân gian Việt Nam phát triển rất đa dạng và phong phú do nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi một dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển đều tích lũy được những kinh nghiệm về sử dụng thực vật, động vật có ở từng địa phương để làm thuốc. Nếu y học của tuổi dân tộc gắn liền với bản sắc văn hóa và đặc điểm sinh sống của dân tộc đó. Trải qua nhiều tiến trình phát triển của lịch sử và Đông y Việt Nam đã có được một hệ thống lý luận chặt chẽ, các phương pháp phòng và chữa bệnh hiệu quả đã phục vụ đắc lực cho việc chăm sóc, bảo vệ và khóc của nhân dân từ xưa tới nay. 3. Vị trí của dƣợc liệu trong ngành y tế và trong nền kinh tế quốc dân - Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh hầu hết được điều chế từ 2 nguồn: Dược liệu và hóa dược. Riêng dược thảo theo thống kê của tổ chức y tế thế giới con số lên tới 20.000 loài, không chỉ các nước Á đông mà các nước Phương tây cũng tiêu thụ số lượng lớn dược liệu. Ở các nước phát triển, ¼ dân số thống kê trong đơn đều có chứa hoạt chất từ thảo mộc. Trong những năm gần đây, xu hướng trên thế giới dùng thuốc thảo mộc tự nhiên (không tách hoạt chất) ngày càng nhiều. Chỉ tính riêng thị trường châu Âu cũng lên tới 2-3 tỷ USD. Nhiều biệt dược đông dược của Trung Quốc được tiêu thụ mạnh ở các nước Châu Âu, gần đây nước ta cũng có một số mặt hàng đông dược xuất khẩu có tín nhiệm ở thị trường nước ngoài. - Dược liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợp một số hóa dược. Chỉ riêng nhu cầu bán tổng hợp các thuốc steroid hàng năm thế giới cần khoảng 100.000 tấn củ mài có chứa diosgenin. 18
  19. - Nhiều loại hợp chất quan trọng như: quinin, morphin, emetin, strychnin… đều phải chiết xuất từ dược liệu mà ra chưa thể đi bằng con đường tổng hợp. - Dược liệu còn mở đường cho hóa dược phát triển. Ví dụ: ephedrin là hoạt chất có trong cây ma hoàng. Dược liệu này đã được sử dụng cách đây 4000 năm, y học hiện đại mới biết cách đây vài thế kỷ, bắt chước thiên nhiên, hóa dược đi bằng con đường tổng hợp để có ephedrin. - Hiện nay người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu các chất có cấu trúc mới từ dược liệu rồi từ đó bán tổng hợp dẫn chất có tác dụng điều trị hiệu quả hơn. Ví dụ: từ năm 1950 đến 1980, sau khi thử tác dụng chống ung thư của 40.000 loài thảo mộc người ta đã phân lập được một số hoạt chất có tác dụng chữa ung thư. - Đối với nước ta, dược liệu có một vị trí quan trọng. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 250C, độ ẩm cao tạo điều kiện cho cây cối phát triển. Rừng chiếm 2/3 diện tích, hệ thực vật phong phú đa dạng. Nước ta có khoảng 20.000 loài trong đó có trên 1000 loài làm thuốc. Có một số vùng núi cao hơn 1000m như: Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo… nên thuận lợi cho việc di nhập một số cây như: actiso, Dương địa hoàng. Bờ biển nước ta dài trên 3200 km chạy dài từ Bắc vào Nam nên có nhiều hải sản quý dùng làm thuốc. Nếu biết tận dụng khai thác, nghiên cứu nuôi trồng một cách hợp lý sẽ có nhiều đóng góp cho ngành Dược và phát triển kinh tế nước nhà. - Về kinh tế, Nhà nước xếp cây thuốc vào loại cây công nghiệp cao cấp cần được phát triển. Hàng năm các công ty dược liệu cấp I, cấp II, gần đây cả các công ty tư nhân đã khai thác nhiều mặt hàng có giá trị để sử dụng trong nước và xuất khẩu như Hoa hòe, Quế, Sa nhân, Dừa cạn, các loại tinh dầu như: tinh dầu Hồi, tinh dầu Tràm, tinh dầu Bạc hà, tinh dầu Sả… - Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác phát triển, nuôi trồng và khai thác dược liệu thể hiện qua báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng “Một nhiệm vụ cấp bách là khai thác mọi khả năng sẵn có trong nước nhằm tạo cho được các nguồn dược liệu, tích cực xây dựng công nghiệp dược phẩm và sản xuất thiết bị y tế tạo mọi điều kiện để sớm khắc phục tình trạng thiếu thuốc kể cả con đường xuất để nhập”. Qua đó càng thấy rõ vai trò quan trọng của dược liệu trong ngành y tế và nền y tế quốc dân. 4. Thu hái, chế biến và bảo quản dƣợc liệu 4.1. Thu hái dƣợc liệu - Dược liệu có chất lượng tốt hay xấu chủ yếu là do hàm lượng hoạt chất chứa trong dược liệu nhiều hay ít. Hoạt chất của dược liệu thay đổi bởi nhiều yếu tố: Trồng trọt, thu hái, phơi sấy, bảo quản, đặc biệt là vấn đề thu hái. Nếu thu hái đúng nguyên tắc thì hàm lượng hoạt chất có trong dược liệu đạt được tối đa. - Trong mỗi dược liệu có thể có nhiều hoạt chất khác nhau, hàm lượng của mỗi hoạt chất có thể tùy theo mùa, theo chu kỳ phát triển của cây. Nếu ta thu hoạch đúng thời gian thì sẽ nhận được dược liệu chứa hoạt chất tối đa. Ví dụ: Bạc hà, 19
  20. hàm lượng tinh dầu (menthol) đạt tối đa lúc cây bắt đầu ra hoa. Với cây Canhkina hàm lượng alcaloid trong vỏ cây tăng theo sự phát triển của cây và đạt tối đa vào năm thứ 7. Hoa hòe hái lúc còn nụ thì hàm lượng rutin cao, khi hoa nở hàm lượng rutin thấp. Sau đây là nguyên tắc chung quy định thời kỳ thu hoạch cho từng bộ phận của cây: 4.1.1. Rễ và thân rễ Nên thu hái vào thời kỳ sinh dưỡng, thường là vào thời kỳ thu đông. Song cũng có trường hơp đặc biệt như rễ Bồ công anh (TQ) cần hái vào giữa mùa hè vì khi ấy chứa nhiều hoạt chất cần cho việc chữa bệnh. Rễ và thân rễ nói chung có thể đào vào lúc ẩm ướt vì sau đó vẫn phải rửa sạch đất cát trước khi phơi sấy hoặc chế biến. 4.1.2. Vỏ cây Thường thu hái vào mùa xuân, là thời kỳ nhựa cây hoạt động mạnh, nhiều hoạt chất, vỏ dễ bóc. 4.1.3. Phần trên mặt đất Phải thu hái vào thời kỳ quang tổng hợp mạnh nhất là thời kỳ cây bắt đầu ra hoa, không nên hái khi quả và hạt đã chín. Riêng lá, nên thu hái lá bánh tẻ. 4.1.4. Hoa Phải hái khi hoa sắp nở, lúc trời nắng ráo, trước hoặc đúng vào thời kỳ hoa thụ phấn; trừ một vài trường hợp như: Hòe hoa, Đinh hương (hái khi chưa nở hoa còn ở trạng thái nụ). 4.1.5. Quả Thu hái khi quả đã già có khi hái trước khi quả chín như quả mơ, Hồ tiêu. Cũng có khi hái quả còn xanh thì hoạt chất nhiều, khi chín thì hoạt chất thấp. 4.1.6. Hạt Phải thu hái khi quả chín già, riêng đối với loại quả khô tự mở khi chín, thì thu hái vào thời điểm quả bắt đầu chín. 4.1.7. Gỗ Phải thu hái vào mùa đông, khi lá cây đã rụng vì thời gian này gỗ chắc và bảo quản được lâu. Gỗ: tô mộc, trầm hương. Trên đây là một số nguyên tắc chung, tuy nhiên người làm công tác thu hái dược liệu cần chú ý theo dõi sự thay đổi hàm lượng của hoạt chất, định thời gian thu hoạch để đạt được kết quả tốt nhất. 4.2. Làm khô dƣợc liệu Làm khô dược liệu nhằm mục đích để bảo quản dược liệu khỏi bị nhiễm nấm mốc, nhiễm vi khuẩn, khỏi bị tác động của enzym, hạn chế các biến đổi hoá 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2