intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dược liệu (Ngành: Dược - CĐLT) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:152

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Dược liệu (Ngành: Dược - CĐLT) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Dược liệu chứa Carbohydrat; Dược liệu chứa Glycosid tim; Dược liệu chứa Saponin; Dược liệu chứa anthranoid; Dược liệu chứa Flavonoid; Dược liệu chứa Coumarin; Dược liệu chứa Tanin; Dược liệu chứa Alcaloid; Dược liệu chứa Tinh dầu;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dược liệu (Ngành: Dược - CĐLT) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH DƯỢC LIỆU NGÀNH: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (LIÊN THÔNG) (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày ..… tháng ....... năm…….. của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm 2018 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nhằm từng bước xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lượng học tập 45 giờ; (14 giờ lý thuyết; 26 giờ thực hành; 5 giờ kiểm tra). Môn dược liệu giảng dạy cho sinh viên với mục tiêu: - Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng, công dụng, cách dùng của một số vị dược liệu. - Vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào phương pháp kiểm nghiệm dược liệu; nhận biết và hướng dẫn sử dụng được các vị dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu an toàn, hiệu quả, hợp lý. Do đối tượng giảng dạy là sinh viên Cao đẳng dược nên nội dung của chương trình tập trung chủ yếu vào các vị dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu, tương ứng với nội dung giảng dạy môn. Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: LÝ THUYẾT Bài 1. Dược liệu chứa Carbohydrat Bài 2. Dược liệu chứa Glycosid tim Bài 3. Dược liệu chứa Saponin Bài 4. Dược liệu chứa anthranoid Bài 5. Dược liệu chứa Flavonoid Bài 6. Dược liệu chứa Coumarin Bài 7. Dược liệu chứa Tanin Bài 8. Dược liệu chứa Alcaloid Bài 9. Dược liệu chứa Tinh dầu Bài 10. Dược liệu chứa Chất nhựa Bài 11. Dược liệu chứa Lipid THỰC HÀNH 3
  4. Bài 1. Phương pháp nghiên cứu trong thực tập dược liệu - Xác định độ ẩm trong dược liệu, nhận thức dược liệu Bài 2. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột lá Trúc đào - nhận thức dược liệu Bài 3. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột lá Cà độc dược - nhận thức dược liệu Bài 4. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột lá Dừa cạn- nhận thức dược liệu Bài 5. Kỹ thuật làm tiêu bản vi phẫu, tiêu bản bột Hương nhu tía- nhận thức dược liệu Bài 6. Kỹ thuật chiết xuất và định tính glycosid tim trong dược liệu – nhận thức dược liệu Bài 7. Kỹ thuật chiết xuất và định tính saponin trong dược liệu – nhận thức dược liệu Bài 8. Kỹ thuật chiết xuất và định tính flavonoid trong dược liệu – nhận thức dược liệu Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Sơn La, ngày tháng năm 2018 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lưu Thị Nga 2. Thành viên: 4
  5. Bài 1 DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT Mục tiêu 1. Trình bày được định nghĩa carbohydrat, tinh bột. 2. Trình bày được một số phương pháp để nhận biết và đánh giá dược liệu chứa tinh bột. 3. Trình bày được tên khoa học, đặc điểm thực vật, phân bố, bộ phận dùng,thành phần hóa học chính, công dụng của các dược liệu chứa tinh bột. 4. Nhận biết được các cây, vị thuốc chứa tinh bột. 5. Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực hành nghề nghiệp. 6. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, trung thực, chính xác và có trách nhiệm trong thực hành nghề nghiệp. Nội dung 1. Định nghĩa carbohydrat Carbohydrat là những thành phần rất quan trọng của thực vật. Carbohydrat là sản phẩm của quá trình quang hợp, là nguồn nuôi sống loài người và loài vật, khi nghiên cứu những đường đơn giản người ta thấy cấu tạo của đường tương ứng với công thức Cn(H2O)n nên gọi là carbohydrat. Ví dụ glucose C6H12O6 có thể viết C6(H2O)6. Về sau khi nghiên cứu kỹ người ta thấy một số loại đường không thể viết được công thức chung Cn(H2O)n, ví dụ: methylpentose CH3-(CHOH)4-CHO, hoặc có một số chất tuy không phải carbohydrat mà lại viết được theo công thức trên. Ví dụ Acid lactic CH3-CHOH-COOH có thể viết thành: C 3(H2O)3. Do vậy hội nghị danh pháp quốc tế có đề nghị gọi là glucid, tuy vậy từ carbohydrat vẫn còn thông dụng. Có thể định nghĩa carbohydrat hay glucid là những nhóm hợp chất hữu cơ gồm những monosaccharid, những dẫn chất và những sản phẩm ngưng tụ của chúng. Monosacchari là những dẫn chất polyhydroxyaldehyd (aldose) và polyhydroxyceton (cetose) có thể tồn tại dưới dạng mạch hở và dạng mạch vòng bán acetal. Những sản phẩm ngưng tụ tức là những oligosaccharid. Carbohydrat có thể chia thành 3 nhóm: monosaccharid, oligosaccharid và polysaccharid (oligo theo tiếng Hy lạp là một ít). Hiện nay chỉ đề cập đến phần polysaccharid. 2. Dược liệu chứa tinh bột 5
  6. 2.1. Đại cương Tinh bột là sản phẩm quang hợp của cây xanh, ở trong tế bào thực vật, hạt lạp không màu là nơi tạo ra tinh bột, các glucid hòa tan kéo đến hạt lạp không màu và được để dành dưới dạng tinh bột. Tinh bột được giữ lại trong các bộ phận của cây như: củ, rễ, quả, hạt, thân với hàm lượng từ 2-70%, trong lá thường không quá 2%. Tinh bột ở dạng hạt, kích thước và hình dáng khác nhau, không tan trong nước lạnh, đun sôi nước thì tinh bột dần dần bị hồ hóa và độ nhớt của dung dịch tăng lên. Trong quá trình hoạt động của cây, tinh bột dưới tác động của enzym có sẵn trong cây bị cắt nhỏ thành những đường đơn giản hòa tan và được chuyển đến những bộ phận khác nhau của cây. 2.1.1. Cấu trúc hóa học của tinh bột Tinh bột được cấu tạo bởi hai loại polysaccharid được gọi là amylose và amylopectin. 2.1.2. Sự thủy phân của tinh bột - Khi thủy phân tinh bột bằng iod thì sản phẩm cuối cùng là glucose. C6H12O6 (C6H10O5)n + nH2O (1 + n) (C6H12O6) Sự thủy phân qua các chặng: dextrin, erythrodextrin, achrodextrin, maltose, glucose. Amylopectin khó bị thủy phân hơn amylose. - Ngoài sự thủy phân tinh bột bằng acid, trong thực vật, tinh bột còn bị thủy phân bằng các enzym cắt nhỏ tinh bột thành những đường đơn giản ở dạng hòa tan và được chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây. 2.1.3. Hình dạng tinh bột Tinh bột tồn tại trong cây dưới dạng hạt có hình dạng và kích thước khác nhau. Đây là đặc điểm giúp cho việc kiểm nghiệm dược liệu có tinh bột. Tùy theo loại cây và tùy độ trưởng thành của cây mà hình dạng và kích thước thay đổi. Về hình dạng có thể là hình cầu, hình trứng, hình nhiều góc… Về kích thước đường kính có thể từ 1-100µm. Soi kính hiển vi thường thấy hạt tinh bột có cấu tạo bởi nhiều lớp đồng tâm sắp xếp chung quanh một điểm gọi là rốn hạt, các lớp này tạo nên là do hạt tinh bột lớn dần bằng cách tăng thêm các lớp ở phía ngoài. Các lớp này khác nhau ở chỉ số chiết quang và hàm lượng nước. Trong nước lạnh hình dạng tinh bột không thay đổi. Khi tăng dần nhiệt độ thì tinh bột chuyển qua 3 giai đoạn, giai đoạn đầu tinh bột ngậm một ít nước, nếu làm mất nước tinh bột trở lại tình trạng ban đầu, nếu nâng dần nhiệt độ khoảng 60- 850C thì hạt tinh bột nở ra nhanh chóng, tinh bột ngậm nhiều phân tử nước hơn, các dây nối hydro bị đứt, hạt tinh bột không thể trở lại hình dạng ban đầu. Nếu nâng cao nhiệt độ hơn hơn nữa thì tinh bột chuyển thành hồ tinh bột. Các loại hạt tinh bột hay gặp 6
  7. Hạt hình trứng và hình thận: Tinh bột khoai tây chế từ củ khoai tây thường hình trứng, rốn ở đầu hẹp, các vân đồng tâm dễ nhận, thỉnh thoảng có hạt kép 2 hoặc 3. Kích thước trung bình 50µm nhưng có hạt lớn đến 80-100µm. Tinh bột hoàng tinh: Hạt hình trứng kích thước 30-60µm. Tinh bột sen chế từ hạt cây sen. Hạt tinh bột hình trứng hay hình thận, rốn hạt hình que, kích thước hạt từ 3-25µm. Tinh bột sắn chế từ cây sắn hạt hình cầu, một đầu hơi lõm trông như cái chuông, rốn hạt hình sao, kích thước từ 3-35µm. Tinh bột đậu, chế từ hạt của nhiều loại đậu, hạt hình trứng hay hình thận. Rốn hạt dài và phân nhánh, kích thước trung bình 35µm. Tinh bột hoài sơn, chế từ củ của cây củ mài, hạt hình trứng hay hình thận. Rốn hạt dài, kích thước trung bình 40µm. Hạt hình nhiều góc Tinh bột mì được chế từ cây lúa mì. Kích thước hạt lớn đến 30µm, hạt bé từ 6-7µm. Tùy theo góc nhìn mà thấy hạt hình tròn hay hình thấu kính lồi 2 mặt. Rốn hạt là 12 điểm ở giữa hạt, không rõ. Tinh bột ngô (= bắp), chế từ hạt cây, hạt nhiều góc, rốn hạt ở giữa rất rõ, kích thước 15-30µm. 2.1.4. Chế tinh bột Chúng ta cần phân biệt bột với tinh bột. Bột mì, bột gạo khác hẳn với tinh bột mỳ, tinh bột gạo. Muốn có bột mỳ ta chỉ cần nghiền hạt lúa mỳ sau khi đã loại vỏ, nhưng muốn có tinh bột mỳ ta phải qua chế biến. Thành phần của bột mỳ thì ngoài glucid còn có protein, lipid, muối khoáng, vitamin. Còn tinh bột thì thành phần chủ yếu là glucid. Nguyên tắc chung để chế tinh bột gồm có các giai đoạn: - Làm nhỏ nguyên liệu để giải phóng hạt tinh bột ra khỏi tế bào. - Nhào với nước lọc qua rây hoặc qua vải lấy phần dưới rây. - Cho lên men. - Rửa nước rồi phơi khô. Chế tinh bột mì: Muốn có tinh bột mì thì nhào tinh bột mì dưới dòng nước, nước cuốn tinh bột đi để lại gluten là một khối nhão, dính tức là phần protein. Hứng nước vào thùng, tinh bột lắng xuống và có lẫn một ít gluten. Người ta cho lên men để phân hủy gluten bằng cách trộn với ít nước cũ, sau khi lên men loại bỏ lớp nước bên trên, rửa thêm một vài lần bằng nước rồi đem sấy hoặc phơi khô. Chế tinh bột gạo: Ngâm gạo hay tấm vào nước vôi trong 7 ngày, vớt gạo ra cho ráo nước rồi đem xay. Trong lúc xay có thêm nước, Nước bột xay đem lọc 2 7
  8. lần, lần đầu qua rây thưa, lần sau qua rây mắt mau hơn. Tinh bột qua rây có lẫn một ít protein. Cần ngâm thêm vào nước vôi rồi sau đó rửa bằng nước lã gạn lấy tinh bột rồi phơi khô. 2.1.5. Định tính và định lượng - Để định tính tinh bột chỉ cần cho tác dụng với dung dịch iod trong nước. Tinh bột sẽ có màu xanh tím. Có thể định tính thẳng trên vi phẫu để xác định các tổ chức chứa tinh bột. Đây là phản ứng đặc trưng. Ngược lại, có thể dùng dung dịch hồ tinh bột để phát hiện iod với nồng độ 6 2×10 , sự có mặt của cồn, tanin, acid nitric, chlo cản trở phản ứng. - Định lượng bằng phương pháp thủy phân acid. + Thủy phân trực tiếp: Nguyên liệu (2,5-3g) được rửa kỹ bằng nước cất nguội, sau đó thủy phân trong vài giờ bằng 200ml nước và 20ml HCl làm nguội và trung tính bằng NaOH. Thêm nước đến một thể tích xác định, lấy phần chính xác rồi định lượng glucose tạo thành và suy ra lượng tinh bột. Khối lượng glucose thu được x 0,9 = khối lượng tinh bột. Phương pháp này chỉ ứng dụng cho những nguyên liệu chứa chủ yếu tinh bột. Vì các pentosan, galactan và một số polysaccharid khác cũng bị thủy phân cùng tinh bột và cho sai số lớn hơn. + Thủy phân bằng enzym rồi tiếp theo bằng acid: Nguyên tắc của phương pháp là dung dịch chiết mạch nha (chứa các enzym thủy phân tinh bột) cho tác dụng lên nguyên liệu để chuyển tinh bột thành đường hòa tan (mantose và một số đường khác) sau đó dùng acid để thủy phân tiếp. Glucose tạo thành sẽ được định lượng bằng một trong những phương pháp đã được chấp nhận. - Phương pháp không thủy phân để định lượng tinh bột: Phương pháp tạo phức với iod: khi cho dung dịch tinh bột tác dụng với iod thì tạo phức có màu, có thể dùng để định lượng. Người ta dùng acid percloric để hòa tan tinh bột rồi cho tác dụng với iod, đo màu so sánh với mẫu tinh bột tinh chế. Trong phương pháp này không cần thiết phải loại đường. - Kiểm tra chất lượng: Dược điển Việt Nam II tập 3 quy định kiểm tra tạp chất lạ, kim loại nặng, arsenic, giới hạn acid. 2.1.6. Công dụng Tinh bột là thành phần chính trong lương thực. Nguyên liệu có nhiều tinh bột là các hạt ngũ cốc, các loại củ, đôi khi có trong thân cây (như cây báng). Hiện nay, nguồn để chế tinh bột dùng trong nước và xuất khẩu là tinh bột sắn. Trong ngành Dược, tinh bột được dùng làm tá dược viên nén. Để cho dễ tiêu hóa, người ta có thể chế từ loại tinh bột đã được rang lên tinh bột đã thủy phân 8
  9. 1 phần. Tinh bột còn là nguyên liệu để sản xuất glucose, cồn ethylic, monosodin, glutamat, bánh kẹo… 2.2. Các dược liệu chứa tinh bột 2.2.1. Ý dĩ (Semen Coici) Tên khoa học: Coix lachryma jobi L. Var ma-yuen. Họ Lúa-Poaceae. Tên khác: Bo bo, cườm thảo, mã đươi (Thái) 2.2.1.2. Bộ phận dùng và thu hái Hạt hình trứng dài 5-8mm đường kính 2-5mm, mặt ngoài màu trắng đục đôi khi còn xót lại màng vỏ chưa loại hết, mặt trong có rãnh hình máng. Thu hoạch tháng 12-1, cắt về đập lấy quả (thường gọi là hạt) đem phơi khô, loại bỏ lép rồi xay xát lấy hạt. Dược liệu rất dễ bị sâu mọt, cần để nơi khô ráo. 2.2.1.3. Thành phần hóa học Tinh bột là cơ bản ngoài ra còn có 2 chất có hoạt tính chống ung thư từ hạt: Coixenolid: là chất lỏng sánh màu vàng nhạt, tan trong dung môi hữu cơ, khó tan trong nước đem thử cho tetrahydrocoixenolid chất này cũngcó tác dụng chống ung thư. α-monolinoleinb chất này cũng có tác dụng chống ung thư được chiết từ hạt bằng methanol. Trong lá và rễ có chất chống viêm đó là benzoxazolon do có tác dụng ức chế giải phóng histamin. 2.2.1.4. Công dụng Trong y học cổ truyền, ý dĩ được dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, chữa tiêu chảy do chức phận tiêu hóa kém, viêm ruột, lỵ, làm thuốc thông tiểu trong trường hợp phù, tiểu tiện ít. Ngoài ra còn dùng chữa viêm khớp, làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, bổ phổi. Ngày dùng 10-30g dưới dạng sắc, hoàn tán thành với các vị thuốc khác. 2.2.2. Hoài sơn (Rhizoma Dioscorae persimilis) Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burkill. Họ Củ nâu-Dioscoreaceae. Tên khác: Sơn dược. 2.2.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố Dây leo quấn sang phải. Thân rễ phình thành củ ăn sâu xuống đất khó đào, củ hình chày dài có thể 1m, có nhiều rễ con, mặt ngoài màu xám nâu bên trong có bột màu trắng. Phần trên mặt đất, ở kẽ lá thỉnh thoảng có những củ còn nhỏ, củ này có thể đem trồng được. Lá mọc đối có khi mọc so le. Lá đơn, nhẵn hình tim đầu nhọn có 5-7 gân chính. Hoa mọc thành bông, trục bông khúc khuỷu mang nhiều hoa. Hoa đực, hoa cái khác gốc. Bao hoa 6, dài bằng nhau, nhị 6, hoa cái mọc thành bông. Quả nang có 3 cánh. Cây mọc hoang ở rừng nhân dân ta vẫn lấy củ ăn. 9
  10. Hiện nay được trồng ở nhiều nơi, nhân giống bằng củ, thu hoạch từ tháng 11-tháng 4 năm sau. 2.2.2.2. Bộ phận dùng, thu hái Rễ củ đào để rửa sạch đất, gọt vỏ, ngâm nước phèn chua từ 2-4 giờ, vớt ra cho vào lò sấy diêm sinh đến khi mềm, đem ra phơi hay sấy cho se, đem gọt và lăn thành trụ tròn. Tiếp tục sấy diêm sinh một ngày một đêm nữa rồi đem phơi hay sấy ở nhiệt độ 600 cho tới khi độ ẩm không quá 10%. Sau khi chế biến, hoài sơn có hình trụ tròn dài 8-20cm, đường kính từ 1- 3cm. Mặt ngoài màu trắng hay vàng ngà. Vết bẻ có nhiều bột, không có sơ, rắn chắc, không mùi vị. Ta đã chế biến được hoài sơn và xuất khẩu. 2.2.2.3. Thành phần hóa học Thành phần chủ yếu là tinh bột, chất nhầy. Công dụng Trong y học dân tộc cổ truyền làm thuốc bổ tỳ, bổ thận, lỵ mãn tính, đái đường, đái đêm, di tinh, mồ hôi trộm, chóng mặt hoa mắt đau lưng. Ngày dùng 12-24g/ngày. Dạng thuốc sắc, thuốc bột. 2.2.3. Cát căn (Radix Puerariae) Cát căn là dược liệu được chế từ củ sắn dây Pueraria thomsoni Benth, họ Đậu-Fabaceae. 2.2.3.1. Đặc điểm thực vật và phân bố Là loại dây leo dài có khi đến 10m, lá kép gồm 3 lá chét, cuống lá chét giữa dài, cuống lá chét 2 bên ngắn, lá chét có thể phân thành 2-3 thùy, toàn thân có nhiều lông nhỏ. Về mùa hạ trổ hoa màu xanh, hoa hình cánh bướm mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả loại đậu có nhiều lông. Củ dài to, nặng có khi đến 20 kg, nhiều xơ. Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi. 2.2.3.2. Bộ phận dùng, chế biến Rễ củ thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Để chế vị cát căn thì đào củ, rửa sạch cạo lớp vỏ bên ngoài, cắt khúc dài 10-15cm. Nếu củ to thì bổ dọc để có những thanh dày khoảng 1cm. Rồi đem xông diêm sinh, đưa phơi khô, loại trắng ít xơ là loại tốt. Muốn chế tinh bột sắn dây thì cạo bỏ vỏ ngoài, đem giã nhỏ hoặc mài trên tấm sắt tây đục lỗ thủng hoặc xay bằng máy, cho thêm nước rồi nhào lọc qua rây thưa, loại bã sau đó lọc lại một lần nữa qua rây dàyhơn đẻ lắng gạn lấy tinh bột, đem phơi hoặc sấy khô. Cát căn không mùi, vị ngọt mát. 2.2.3.3. Thành phần hoá học Rễ chứa tinh bột tỷ lệ 12-15% (loại tươi). Ngoài ra còn có các chất flavonoid thuộc nhóm isoflavonoid. 10
  11. 2.2.3.4. Tác dụng và công dụng Cát căn là vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, làm tăng tân dịch, giải khát. Dùng để chữa các chứng bệnh như: Sốt nóng, nhức đầu, đau cổ họng, khát nước, tiêu chảy, kiết lỵ, ban sởi. Cách dùng: Uống 9-15g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Bột sắn dây (đã tinh chế) dùng 5-10g/lần, ngày 2-3lần (pha với nước đường uống để giải nhiệt, giải khát). Hoa Sắn dây (cát hoa) có tác dụng giã rượu. 2.2.4. Trạch tả (Rhizoma Alismatis) Dược liệu là thân rễ gọt vỏ phơi hay sấy khô của cây Trạch tả-Alisma plantago aquatica L., họ Trạch tả-Alismataceae. 2.2.4.1. Đặc điểm thực vật, phân bố Cây thảo, cao khoảng 0,6-1m. Lá mọc thành ở cụm ở gốc, cuống lá dài, có bẹ ôm vào nhau hình hoa thị, phiến lá nguyên, hình trứng, đầu lá nhọn, gân hình cung. Hoa tự có cuống dài, họp thành tán, màu trắng hồng. Quả phức gồm nhiều quả bế. Thân rễ trắng hình cầu, hay hình con quay. Trạch tả mọc hoang ở ruộng lầy. Ở Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Cạn. Ngoài ra còn trồng ở nhiều nơi: Hà Bắc, Hà Tây, Hải Hưng, Nam Hà. 2.2.4.2. Bộ phận dùng, thu hái Bộ phận dùng là thân rễ (quen gọi là củ). Mỗi năm thu hoạch 2 vụ, vụ tháng 6 và vụ tháng 12. Nhổ cả cây, cắt bỏ thân lá, gọt sạch rễ con sấy khô. Loại đường kính trên 3cm khô, chắc màu trắng ngà, nhiều bột không mối mọt là loại tốt. Theo Dược điển Việt Nam II quy định: độ ẩm không quá 12%. Dược liệu hơi có mùi, vị hơi ngọt. 2.2.4.3. Thành phần hoá học Trạch tả có chứa tinh dầu có dẫn chất triterpen (alisol A, B, C và epialisol A), tinh bột, nhựa, protein, các chất vô cơ. 2.2.4.4. Công dụng, liều lượng và cách dùng Trạch tả có tác dụng: Lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, mát thận, trị tả, lỵ và bổ huyết cho phụ nữ đang nuôi con. Dùng chữa các chứng bệnh như: Bí tiểu tiện, thuỷ thũng, viêm thận, đi tiểu ra máu, đái buốt, cước khí, bụng đầy trướng, phụ nữ ít sữa. Cách dùng: Uống 6-9g/ngày, dạng thuốc sắc, hoàn tán. * Lưu ý: Người thận hoả hư, tỳ hư không dùng. 2.2.5. Sen (Nelumbo) 11
  12. Dược liệu gồm nhiều bộ phận của cây Sen Nelumbium nuciferum Gaertn., họ Sen-Nelumbonaceae. 2.2.5.1. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây được trồng ở vùng ao đầm có nhiều ở đồng bằng. Thân rễ hình trụ mọc trong bùn, gọi là ngó sen dùng làm thực phẩm. Lá mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài có gai nhỏ, phiến lá hình đĩa to, đường kính 40-70 cm có gân tỏa tròn. Hoa to, gồm nhiều cánh hoa trắng, đỏ, hồng, đều, lưỡng tính, nhiều nhị, bao phấn 2 ô nở ra bởi kẽ dọc, trung đới dài ra mọc thành phần trụ màu trắng gọi là hạt gạo, phần này có hương thơm dùng để ướp chè. Lá noãn nhiều và rời nhau, đựng trong một đế hoa loe hình nón ngược, vòi ngắn, núm nhụy chỉ nhô lên khỏi đế hoa, mỗi lá noãn sinh ra một quả, trong dựng một hạt, hạt không có nội nhũ, hai lá mầm nạc dày bao bọc bởi màng mỏng, chồi mầm (tâm sen) mang bốn lá non gập vào trong có diệp lục. Cây được trồng ở nhiều nơi, điển hình là: Hà Nam, Hưng Yên, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Đồng tháp mười… 2.2.5.2. Bộ phận dùng, thu hái - Quả sen (Fructus Nelumbinis) là quả già phơi khô còn gọi là liên thạch. - Hạt sen (Semen Nelumbinis) là hạt còn màng lụa hồng bên ngoài, phơi khô được gọi là liên nhục. - Tâm sen (Enibryo Nelumbinis) là chồi mầm phơi khô được gọi là liên tâm. - Tua sen (Stamen Nelumbinis) là nhị hoa còn gọi là liên tu. - Lá sen (Folium Nelumbinis), hái vào mùa hè và mùa thu còn gọi là liên diệp. Ngoài ra còn dùng gương sen là đế hoa, gọi là liên phòng; ngó sen là thân rễ gọi là liên ngẫu. 2.2.5.3. Thành phần hoá học Hạt có thành phần chính là tinh bột. Lá có nhiều alcaloid đã được phân lập và xác định cấu trúc: Nuciferin, anonain, roemerin… ngoài Alcaloid ra, lá còn có các flavonoid: quercetin, isoquercitrin… Tâm sen có các alcaloid: liensinin, isoliensinin, neferin, lotusin… Gương sen có quercetin, liensinin, isoliensinin 2.2.5.4. Công dụng và liều dùng Hạt sen thường dùng nấu chè ăn hoặc làm mứt sen, y học cổ truyền dùng hạt sen làm thuốc bổ tỳ, thuốc chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, di tinh ngày dùng 30g. Tâm sen làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, ngày dùng 5g. Lá sen có tác dụng như tâm sen, ngoài ra còn dùng làm thuốc cầm máu, ngày dùng 20g. 12
  13. Gương sen, tua sen dùng làm thuốc cầm máu, chữa di mộng tinh. Liên thạch có tác dụng thanh tâm. Được dùng để chữa lỵ, cấm khẩu. 2.2.6. Trạch tả Tên khác: Mã đề nước. Tên khoa học: Alisma plantago- aquatica L. var. orientale (Sammuels) Juzep. Họ Trạch tả: Alismataceae. 2.2.6.1. Đặc điểm thực vật, phân bố Trạch tả thuộc loại cây thảo, cao từ 0,60-1m. Thân rễ có dạng hình cầu, hình trứng hay hình con quay, màu trắng. Lá mọc thành ở cụm ở gốc, cuống lá dài, có bẹ ôm vào nhau hình hoa thị, phiến lá nguyên, hình trứng, đầu lá nhọn, gân hình cung. Hoa tự có cuống dài, họp thành tán, màu trắng hồng. Quả phức gồm nhiều quả bế. Trạch tả mọc hoang hay được trồng ở các ruộng nước, ao nông có bùn lầy. Trạch tả có nhiều ở các tỉnh vùng Tây bắc và vùng đồng bằng Sông hồng. 2.2.6.2. Bộ phận dùng, thu hái Bộ phận dùng là thân rễ (quen gọi là củ). Thu hoạch 1 năm 2 vụ (vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm). Nhổ cả cây, cắt lấy thân rễ (củ), gọt sạch rễ, phơi hoặc sấy khô, rồi xát cho hết rễ con và vỏ thô ở ngoài. Theo Dược điển Việt Nam II quy định: độ ẩm không quá 12%. Dược liệu hơi có mùi, vị ngọt, hơi đắng. 2.2.6.3. Thành phần hoá học Trạch tả có chứa tinh dầu có dẫn chất triterpen (alisol A, B, C và epialisol A), tinh bột, nhựa, protein, các chất vô cơ. 2.2.6.4. Công dụng, liều lượng và cách dùng Trạch tả có tác dụng: Lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, mát thận, trị tả, lỵ và bổ huyết cho phụ nữ đang nuôi con. Dùng chữa các chứng bệnh như: Bí tiểu tiện, thuỷ thũng, viêm thận, đi tiểu ra máu, đái buốt, cước khí, bụng đầy trướng, phụ nữ ít sữa. Cách dùng: Uống 6-9g/ngày, dạng thuốc sắc, hoàn tán. * Lưu ý: Người thận hoả hư, tỳ hư không dùng. 13
  14. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày được định nghĩa, các loại hình dạng của tinh bột? 2.Trình bày cách chế và công dụng của tinh bột? 3. Trình bày được tên khoa học, đặc điểm thực vật, phân bố, bộ phận dùng,thành phần hóa học chính, công dụng của các dược liệu chứa tinh bột? 4. Nhận biết được các cây, vị thuốc chứa tinh bột? 14
  15. Bài 2 DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM Mục tiêu 1. Trình bày được định nghĩa về glycosid và glycosid tim. 2. Trình bày được tính chất và đặc điểm của glycosid và glycosid tim. 3. Trình bày được tên khoa học, đặc điểm thực vật, phân bố, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính, công dụng của các dược liệu chứa glycosid tim. 4. Nhận biết được các cây, vị thuốc chứa glycosid tim. 5. Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực hành nghề nghiệp. 6. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, trung thực, chính xác và có trách nhiệm trong thực hành nghề nghiệp. Nội dung 1. Glycosid 1.1. Đại cương 1.1.1. Định nghĩa về glycosid Glycosid là dạng phổ biến của nhiều hợp chất tự nhiên, cấu trúc của các hợp chất này gồm hai thành phần: Phần đường và phần không đường. Phần đường của glycosid gọi là glycon, phần không đường gọi là aglycon hoặc genin. Phần đường và phần không đường liên kết với nhau bằng dây nối acetal vì vậy phân tử glycosid dễ bị phân huỷ khi có nước dưới ảnh hưởng của các enzym (men) có chứa trong cây. Phần đường trong glycosid chủ yếu là monosaccarid hoặc oligosaccarid, thường là glucose*, rhamnose*, galactose*… Trong thành phần của một số glycosid có đường đặc biệt không có trong các glycosid khác (ví dụ trong glycosid tim). Phần aglycon của các glycosid có thể thuộc các nhóm chất hữu cơ khác nhau ví dụ cồn, andehyd, acid, phenol, dẫn chất anthracen* vv… đôi khi có các aglycon có chứa nitơ, lưu huỳnh song thường chứa cacbon, hydro, oxy. Do đặc tính dễ bị phân huỷ, khó thu được ở dạng tinh khiết nên việc nghiên cứu cấu trúc thường gặp nhiều khó khăn. Tác dụng của các glycosid lên cơ thể phụ thuộc vào phần aglycon, phần đường làm tăng hoặc giảm tác dụng của chúng. 1.1.2. Phân loại glycosid Phần đường và phần không đường của các glycosid thường nối với nhau bằng cầu nối oxy hoặc các cầu nối khác như S, N, người ta có thể phân loại glycosid theo cầu nối. Một số trường hợp phần đường và không đường liên kết với nhau bằng dây nối ester, loại này được gọi là pseudoglycosid (Asiaticosid). Hệ thống phân loại thường dùng hiện nay là phân loại theo cấu trúc của phần không đường. Dựa vào cấu trúc của phần không đường người ta chia thành các nhóm chất Glycosidtim, iridoid, saponin, anthranoid, flavonoid,coumarin, tanin 15
  16. 1.1.3. Tính chất glycosid - Lý tính: Glycosid là những chất kết tinh được, một số ở dạng vô định hình thể lỏng sánh. Đa số không màu, một số anthraglycosid (anthraglycosid đỏ hoặc da cam, flavonoid glycosid có màu vàng). Vị hơi đắng. Độ tan khác nhau phụ thuộc vào mạch đường dài ngắn và phụ thuộc vào các nhóm ái nước trong phần aglycon, thường thì các glycosid tan trong nước, cồn, ít tan trong các dung môi hữu cơ như ether, choloroform. Phần genin thì thường có độ tan ngược lại, năng suất quay cực thường là trái. - Hóa tính: Phần lớn các glycosid trước khi thủy phân không có tính khử vì OH bán acetal của đường đã tham gia vào đường nối glycosid trừ một số glycosid mà phần aglycon có nhóm chức có tính khử. Sau khi thủy phân thì các ose khử thuốc thử Tollens hoặc Fehling, nhưng cần chú ý sau khi đun sôi với dung dịch acid thì kiềm hóa rồi mới cho thuốc thử. Cũng có những thuốc thử cho từng nhóm glycosid, dựa vào cấu trúc hóa học của phần agycon ngoài ra tùy thuộc vào sự có mặt của từng nhóm chức khác nhau trong phần aglycon mà có phản ứng của các nhóm đó. Một số glycosid có phần đường đặc biệt (đường 2,6-desoxy) thì cũng cho một số phản ứng đặc biệt. 1.1.4. Chiết xuất Tạp chất trong dược liệu đi kèm với glycosid có loại tan trong dầu và loại tan trong nước. Loại tan trong dầu chủ yếu là các chất béo (thường gặp trong hạt), chất diệp lục (lá), carotenoid (lá, hoa). Muốn xử lý người ta thường loại các tạp chất này bằng các dung môi kém phân cực như ether dầu hỏa, hexan, sau đó chiết glycosid bằng cồn thấp độ hoặc nước. Dịch chiết cồn hoặc nước sau khi làm đậm đặc cần được loại tiếp các chất tan trong dầu bằng cách lắc tiếp với các dung môi hữu cơ. Tạp chất tan trong nước thường là các chất gôm, chất nhày, pertin, tanin... Nếu chiết bằng nước hoặc cồn thấp độ thì các tạp chất này thường tan theo, muốn loại ta có thể dùng chì Acetat, sau đó loại chì Acetat thừa bằng Natrisulfat. Để hạn chế sự thủy phân, giai đoạn bốc hơi dung môi để làm đậm đặc dịch chiết cần tiến hành ở áp suất giảm và nhiệt độ thấp (50oC). Muốn chiết phần Aglycon thì cần phải thủy phân rồi chiết bằng dung môi hữu cơ. 1.2. Các loại glycosid thường gặp trong dược liệu - Glycosid tim. - Saponin. - Anthraglycosid. - Flavonoid. 16
  17. - Tanin. 2. Glycosid tim 2.1. Đại cương 2.1.1. Định nghĩa Glycosid tim là những glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim. Ở liều điều trị có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hòa nhịp tim. Các tác dụng trên còn gọi là tác dụng theo quy tắc 3R của Potair. Nếu quá liều thì gây nôn làm chảy nước bọt, mờ mắt, tiêu chảy, yếu các cơ, loạn nhịp tim, nhĩ thất phân ly, ngoại tâm thu, giảm sức co bóp của tim và cuối cùng làm ngừng cơ tim ở thời kỳ tim thu trên tim ếch và tâm trương trên động vật máu nóng. Glycosid tim còn được gọi là glycosid digitalic vì glycosid của lá cây digital (Digitalis) được dùng đầu tiên trên lâm sàng để chữa bệnh tim. 2.1.2. Phân bố trong thực vật Người ta tìm thấy glycosid tim có trong các họ thực vật: Apocynaceae (họ Trúc đào), Asclepiadaceae (họ Thiên lý), Moraceae (họ Dâu tằm), Ranunculaceae (họ Hoàng liên-họ Mao lương)... Glycosid tim có trong mọi bộ phận của cây: Lá, hoa, vỏ thân, rễ, thân rễ, dò, nhựa mủ. 2.1.3. Cấu trúc hóa học Glycosid tim cũng như các glycosid khác, cấu trúc hóa học gồm có hai phần aglycon và phần đường. * Phần aglycon: Phần aglycon gồm có thể chia làm hai phần: Một phần hydrocarbon và một mạch nhánh là vòng lacton. Nhân hydrocarbon: Đây là nhân steran hay 10,13-dimethyl cyclopentano -pehydrophenanthren. Đính vào nhân này có các nhóm chức có oxy… Trước khi xét các nhóm chức gắn vào nhân steran cần nhắc lại rằng: đối với công thức chiếu trên mặt phẳng người ta quy ước nếu dây nối hướng về phía trước trang giấy là hướng β ký hiệu bằng một nét gạch liền (-), còn hướng về sau là hướng α thì ký hiệu bằng một nét gián đoạn (- - -). Ở C-3 có nhóm OH, hầu hết các chất có trong cây đều hướng β, trừ một vài chất ví dụ carpogenin, carbogenol, epidigitoxigenin thì hướng α. Ở C-14 của hầu hết các glycosid tim có tác dụng đều có nhóm OH hướng β. Một vài chất không có nhóm OH này ví dụ neriantin trong lá trúc đào. Sự oxy hóa còn có thể xảy ra thêm ở các vị trí như 15, 11, 12, 16, 19. Mức độ oxy hóa ở C-19 có thể là CH2OH, CHO, COOH. Chất G. Strophanthidin (xem bài strophanthus) có đến 6 OH trong phần aglycon. Nhóm OH có thể bị acyl hóa ví dụ oleandrigenin (xem bài trúc đào). Có trường hợp các nhóm OH gần nhau tương tác với nhau để tạo nhóm chức epoxy, ví dụ adynerin (xem bài trúc đào). Nhóm OH ở C-11 có thể tác dụng với COOH ở C-19 để tạo thành vòng lacton. 17
  18. Xét về sự nối các vòng của khung hydrocacrbon: Phần lớn đều có 2 vòng A và B cis, B và C trans, C và D cis ví dụ digitoxigenin được biểu diễn theo công thức trong mặt phẳng và công thức lập thể dưới đây. Một số ít thì A và B có nối vòng trans còn các vòng tiếp theo không thay đổi. Ví dụ uzarigenin là aglycon của uzarin (= uzarosid) có trong “Uzara” một dược liệu thuộc chi Gomphocarps * Họ Asclepiadaceae có ở Nam Phi. Vòng lacton: Phần aglycon của glycosid tim ngoài khung hydrocarbon nói trên thì đặc biệt còn có một vòng lacton nối vào vị trí C-17 của khung. Vòng lacton này coi là mạch nhánh. Hầu hết các chất có tác dụng sinh học đều có vòng lacton ở hướng β. Có hai loại vòng lacton: Một vòng lacton có 4 carbon có một nối đôi ở vị trí α-β. Những aglycon nào có vòng lacton này thì có 23 carbon và được xếp vào nhóm “cardernolid”. Loại thứ 2 có vòng lacton có 5 carbon và có hai nối đôi (vòng α-pyron hay coumalin), những aglycon nào có vòng lacton này thì có 24 carbon và được xếp vào nhóm “buafdienolid” (tên gọi do chữ bufo = cóc, dien = 2 nối đôi, trong nhựa cóc có các chất có cấu trúc hoàn toàn giống như aglycon của nhóm này ví dụ bufotalin). Các glycosid tim thường gặp loại cardenoid, một số ít thuộc loại bufadienolid ví dụ scillaren A có trong cây hành biển (Urginea maritima L) (trang…) hellebrin có trong cây Hellborus niger L. * Phần đường Phần đường nối vào OH ở C-3 của aglycon. Cho đến nay người ta biết khoảng 40 loại đường khác nhau. Ngoài những đường thông thường như D- glucose, L-rhamnose, D-xylose, D-fucose có gặp trong những nhóm glycosid khác. Còn lại là những gặp trong glycosid tim. Trong những đường này, đáng chú ý là những đường 2,6-desoxy. Dưới đây là một số đường 2,6-desoxy thường gặp. Những đường này có những đặc tính sau: dễ bị thủy phân, cho phản ứng màu với phản ứng thử Keller-Kiliani, thuốc thử xanthydrol (xem phần định tính và định lượng). Gitoxicellobiosid = Gitoxigenin + (digitoxose) 3 + (glucose) 2 Người ta nhận thấy glucose bao giờ cũng có phía cuối mạch. 2.1.4. Liên quan giữa cấu trúc và tác dụng Phần quyết định tác dụng lên tim và phần Aglycon bao gồm nhân steroid và vòng lacton chưa bão hòa, cả hai đều quan trọng. Nếu giữ lại vòng lacton, thay nhân steroid bàng nhân benzen, naphtalen… thì mất tác dụng. Nếu giữ nguyên nhân steroid mà thay đổi vòng lacton như: bão hòa dây nối đôi, mở vòng lacton bằng vòng lactam thì mất tác dụng hoặc giảm đi rất nhiều. Sự hấp thụ qua dạ dày, tá tràng, ruột non phụ thuộc vào số lượng nhóm OH của phần aglycon hay nói cách khác là phụ thuộc vào tính ái dầu của nó. Digitoxin dễ hấp thụ qua đường tiêu hóa và tái hấp thu qua thận và gan vì chỉ có một nhóm OH tự do trong phần aglycon. Digitoxin tích lũy trong cơ thể. Ouabain có 5 nhóm 18
  19. OH tự do trong phần aglycon, rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa nên phải tiêm tĩnh mạch. Ouabain thải trừ nhanh. Nhóm OH ở vị trí 14 rất quan trọng, không có nhóm này thì tác dụng giảm đi rất nhiều. Cách nối vòng cũng ảnh hưởng. C/D nối vòng cis có tác dụng quyết định lên tim. A/B trans giảm tác dụng gấp 10 lần so với dẫn chất cis tương ứng. Nhóm OH ở C-3 hướng α thì giảm tác dụng đi nhiều. Qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể, OH β ở vị trí C-3 bị epime hóa sang OH α để thải ra ngoài. Vòng lacton hướng α cũng giảm tác dụng. Phần đường có ảnh hưởng đến tác dụng nhưng ít, chủ yếu là ảnh hưởng đến độ hòa tan. 2.1.5. Tính chất, đặc điểm Glycosid tim là những chất kết tinh, không màu, vị đắng, tan trong nước, cồn, không tan trong benzen, ether. Glycosid nào có đường 2-desoxy thì rất dễ bị thủy phân khi đun với acid vô cơ 0,05N trong Methanol 30 phút, trong khi những glycosid khác trong điều kiện đó thì không thủy phân được. Glycosid dễ bị thủy phân bởi các enzym. Thường thì các enzym này có sẵn trong cây, có khả năng cắt bớt các đơn vị đường cuối mạch (xa aglycon) để chuyển thành các glycosid thứ cấp, ví dụ enzym digilanidase trong lá digital lông, strophanthobiase trong hạt Strophanthus courmontii. Vòng lacton 5 cạnh hoặc 6 cạnh rất dễ bị mở vòng bởi tác dụng của kiềm rồi tạo thành các dẫn chất iso không có tác dụng. 2.1.6. Bảo quản Những dược liệu chứa glycosid tim sau khi đã ổn định, làm khô và để nơi ráo cũng chỉ có giá trị sử dụng tong 1 năm. Những dạng bào chế có độ ẩm tối đa 3,5% có thể bảo quản tới 5 năm. 2.2. Các dược liệu chứa glycosid tim 2.2.1. Trúc đào (Folium Oleandri) Tên khoa học: Nerium oleander L. Họ Trúc đào: Apocynaceae. Loài Nerium oleander Soland cũng được dùng. Tên khác: Cây Đào lê, Giáp trúc đào. 2.2.1.1. Đặc điểm thực vật, phân bố Cây cao 3-4m, cành mọc đứng khi non có màu xanh, khi già có màu nâu xám. Lá mọc vòng 3 lá một, nguyên, hình mũi mác, màu lục nhạt ở mặt dưới, màu lục sẫm ở mặt trên. Lá tiền khai cuộn ngoài. Hoa màu hồng, có khi màu trắng xếp 19
  20. thành ngù ở ngọn. Hoa đều lưỡng tính, có bao hoa và bộ nhị mẫu 5. Tràng hình cánh hợp, hình phễu có phiến chia làm 5 thùy, tiền khai vặn. Chỉ nhị dính liền với tràng. Bao phấn đính gốc. Quả cấu tạo bởi 2 đại. Khi nứt dọc, bên trong có hạt mang chùm lông màu hung. Toàn cây có nhựa mủ trắng và độc, có thể gây tai nạn cho người và súc vật. Ở nước ta. Trúc đào trồng làm cảnh ở các công viên và các vườn tư nhân. 2.2.1.2. Bộ phận dùng và thu hái Dược liệu là lá của cây trúc đào. Thu hái vào tháng 10, tháng 11 hoặc vào tháng 4, hái những lá già dài trên 10cm. Hái về làm khô ngay ở nhiệt độ không quá 500C. 2.2.1.3. Thành phần hóa học Lá chứa hoạt chất chính là các glycosid tim, có 17 glycosid khác nhau. Hàm lượng glycosid tim toàn phần trong lá là 0,5%. 2.2.1.4. Tác dụng và công dụng Neriolin và các chế phẩm lá trúc đào có tác dụng như các chế phẩm của lá digital nhưng tác dụng nhanh hơn và ít tích lũy hơn. - Neriolin làm chậm nhịp tim, kéo dài thời kỳ tâm trương. Tính chất này đặc biệt có lợi đối với các bệnh nhân bị hẹp van hai lá vì kéo dài thời kỳ tâm trương giúp cho máu có đủ thời giờ xuống tâm thất trái qua lỗ van 2 lá bị hẹp khiến cho lượng máu phóng vào đại tuần hoàn trong mỗi chu chuyển tim lớn hơn, nâng cao được lưu lượng máu và hiệu suất của tim. Đặc điểm này quan trọng đối với hoàn cảnh Việt Nam mà bệnh hẹp van hai lá là nguyên nhân của nhiều trường hợp suy tim. - Tác dụng lên tim đến rất nhanh: chỉ sau vài giờ, có trường hợp chỉ sau 15-20 phút, bệnh nhân bớt khó thở, nhờ thế bệnh nhân rất phấn khởi tin tưởng ở thuốc. - Neriolin được loại ra khỏi cơ thể nhanh nên việc đổi thuốc không phải chờ thuốc thải ra hết mà có thể ngay ngày hôm sau. - Ngoài ra còn có tác dụng thông tiểu, giảm hiện tượng phù. - Bột lá gây hắt hơi mạnh. Thuốc chữa bệnh tim dùng trong trường hợp suy tim, khó thở, phù do bệnh tim. Dạng dùng: - Dung dịch 1/5000 oleandrin: Oleandrin 0,20g. Cồn ethylic 70 0 v.đ 100ml. - Dạng viên có 0,0001g-0,0002g oleandrin. Liều dùng: Oledrin, một lần 0,0002g; 24giờ: 0,0004g. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2