intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dược liệu (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:333

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Dược liệu (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp)" trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về công tác dược liệu như cách thu hái, phơi sấy, bảo quản dược liệu, các nhóm chất chính trong dược liệu và các dược liệu thiết yếu có nguồn gốc từ thực vật, động vật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dược liệu (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: DƯỢC LIỆU NGÀNH/NGHỀ: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: Trung cấp Ban hành theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT ngày 9 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hóa, 2021
  2. TUYẾN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Dược liệu được các giảng viên Bộ môn Dược biên soạn dùng cho hệ Trung cấp Dược dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất về công tác dược liệu, các nhóm chất chính trong dược liệu và các dược liệu thiết yếu có nguồn gốc từ thực vật, động vật. Môn học “Dược liệu” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về khái niệm, tính chất hóa học, vật lý từ đó vận dụng trong phương pháp chiết xuất, phương pháp kiểm nghiệm của các nhóm dược liệu khác nhau vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qúa trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Ths.Bs. Mai Văn Bảy 2. ThS.DSCK1. Hoàng Linh 3. DSĐH. Nguyễn Thị Huế 4. DSĐH. Lê Thị Huyền 5. DSĐH. Bùi Thị Kim Oanh
  4. 2 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 1 2. Mục lục 2 2. Bài 1: Đại cương về dược liệu – thu hái, chế biến dược liệu 4 3. Bài 2: Dược liệu chứa carbohydrat 16 4. Bài 3: Dược liệu chứa glycosid tim 37 5. Bài 4: Dược liệu chứa saponin 48 6. Bài 5: Dược liệu chứa anthranoid 69 7. Bài 6: Dược liệu chứa flavonoid 85 8. Bài 7: Dược liệu chứa coumarin 111 9. Bài 8: Dược liệu chứa tanin 124 10. Bài 9: Dược liệu chứa alcaloid 135 11. Bài 10: Dược liệu chứa tinh dầu 162 12. Bài 11: Dược liệu chứa nhựa 180 13. Bài 12: Dược liệu chứa lipid 191 14. Bài 13: Dược liệu chứa acid hữu cơ 197 15. Bài 14: Động vật làm thuốc 205 16. Bài thực hành số 1: Xác định độ ẩm trong dược liệu và kiểm 235 nghiệm tinh bột. 17. Bài thực hành số 2: Kiểm nghiệm ích mẫu bằng phương pháp 242 vi học 18. Bài thực hành số 3: Kiểm nghiệm glycosid trong dược liệu 252 19. Bài thực hành số 4: Kiểm nghiệm saponin trong dược liệu 269 20. Bài thực hành số 5: Kiểm nghiệm anthranoid trong dược liệu 277 21. Bài thực hành số 6: Kiểm nghiệm flavonoid trong dược liệu 287 22. Bài thực hành số 7: Kiểm nghiệm tanin trong dược liệu 297 23. Bài thực hành số 8: Kiểm nghiệm alcaloid trong dược liệu 305 24. Bài thực hành số 9: Kiểm nghiệm chất béo trong dược liệu 318 25. Bài thực hành số 10: Kiểm nghiệm tinh dầu trong dược liệu 326
  5. 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: DƯỢC LIỆU Mã môn học: MH 15 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học “Dược liệu” thuộc khối kiến thức chuyên nghành. - Tính chất: là khoa học về các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc sinh học. Đây là môn học nghiên cứu về sinh học và hóa học những nguyên liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc sinh vật mà trong đó cây thuốc là đối tượng chính. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về công tác dược liệu như cách thu hái, phơi sấy, bảo quản dược liệu, các nhóm chất chính trong dược liệu và các dược liệu thiết yếu có nguồn gốc từ thực vật, động vật. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được nguồn gốc, phân bố và đặc điểm những dược liệu thường dùng. + Trình bày được cấu trúc hóa học của những nhóm hợp chất tự nhiên thường gặp trong dược liệu (carbohydrat, glycosid tim, saponin, glycosid, flavonoid, coumarin, tanin, alcaloid, tinh dầu, nhựa, acid, …) + Trình bày được phương pháp kiểm nghiệm dược liệu bằng vi học và hóa học. + Trình bày được tác dụng sinh học và công dụng của những dược liệu thường dùng. - Về kỹ năng: + Thực hiện được các thao tác cơ bản trong kiểm nghiệm dược liệu bằng kính hiển vi và bằng phương pháp hoá học. + Nhận biết được một số dược liệu bằng cảm quan và hướng dẫn sử dụng hợp lý, an toàn các dược liệu theo danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện thái độ nghiêm túc, chính xác, thận trọng, tỉ mỉ và trung thực trong học tập + Nhận biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của học phần đối với các học phần chuyên ngành tiếp theo.
  6. 4 Nội dung của môn học: BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU – THU HÁI, CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU Mã bài: 01 Giới thiệu: Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về dược liệu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Theo Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế), trong tổng số trên 5.000 loài cây và nấm làm thuốc đã biết, có nhiều loài có tiềm năng khai thác tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc phục vụ nhu cầu thị trường. Theo đó, nhà nước ta đã và đang ngày càng khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, đảm bảo chất lượng nguồn dược liệu. Do đó, môn học dược liệu chiếm một vị trí khá quan trọng. Bài đại cương về dược liệu – thu hái, chế biến dược liệu sẽ giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về môn học dược liệu (khái niệm, vị trí, vai trò, tầm quan trọng). Ngoài ra, sinh viên sẽ biết được các nguyên tắc chung và một số lưu ý trong cách thu hái, phơi sấy, bảo quản cũng như phương pháp kiểm nghiệm dược liệu. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: 1. Trình bày được nội dung nghiên cứu, vị trí và tầm quan trọng của môn Dược liệu học. 2. Trình bày được kỹ thuật thu hái, phơi sấy, chế biến sơ bộ và bảo quản dược liệu. 3. Trình bày được các phương pháp Kiểm nghiệm Dược liệu bằng vi học và bằng hóa học. Nội dung chính: 1. Đại cương Dược liệu là môn khoa học về các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc sinh học. Đây là môn học nghiên cứu về sinh học và hóa học những nguyên liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc sinh vật mà trong đó cây thuốc là đối tượng chính. 1.1. Nội dung nghiên cứu môn Dược liệu học - Đại cương về dược liệu học - Kỹ thuật thu hái, phơi sấy, chế biến và bảo quản dược liệu. - Thành phần và tác dụng của các nhóm hợp chất có trong Dược liệu. - Kỹ thuật kiểm tra chất lượng dược liệu.
  7. 5 1.2. Nội dung nghiên cứu các cây thuốc, động vật và các vị thuốc - Định tên cây, động vật, vị thuốc. - Mô tả đặc điểm thực vật, động vật hoặc nguồn gốc của vị thuốc - Mô tả bộ phận dùng của vị thuốc - Xác định thành phần hóa học có trong vị thuốc - Tìm được công dụng của vị thuốc, tác dụng của vị thuốc. - Tìm được liều dùng, cách dùng. - Dạng bào chế một số thuốc cao đơn hoàn tán (bào chế) và các bài thuốc cổ truyền 1.3. Sự liên quan giữa môn dược liệu và các môn học khác - Môn thực vật: Để xác định tên cây, con và biết cấu tạo thực vật để kiểm nghiệm chất lượng vị thuốc. - Môn hóa học hữu cơ để tìm thành phần hóa học có trong các bộ phận dùng làm thuốc. - Môn hóa dược – Dược lý để nghiên cứu tính chất, tác dụng và công dụng của các vị thuốc. 1.4. Vị trí của môn dược liệu Chiếm vị trí quan trong trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh của các thế hệ xưa và nay. + Từ ngàn xưa ông cha ta đã sử dụng cây cỏ làm thuốc, được đúc kết qua nhiều thế hệ thành các bài thuốc cổ truyền và lưu truyền đến ngày nay. Ví dụ: Các bài thuốc phổ biến trong dân gian (bài cảm mạo, ho …); các bài thuốc bí truyền (gia truyền) như phong bà giằng; các bài thuốc cổ phương (của 1 địa phương – vùng – dân tộc) + Trung Quốc là nước có nền y học cổ truyền phát triển nhất với nhiều lương y nổi tiếng (thần y) như Hoa Đà, Thủy Lai Lạc, … Việt Nam có Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông. + Trên thế giới các nước có nền y học hiện đại với nhiều bài thuốc tân dược tổng hợp nhưng các thuốc được chế biến từ dược liệu vẫn chiếm từ 20 – 30% + Ưu điểm thuốc y học cổ truyền: rẻ, dễ kiếm, dễ chế biến và ít độc hại + Nhược điểm: dễ bị nấm mốc, sâu mọt gây hư hỏng 1.5. Tầm quan trọng của dược liệu - Nhiều hóa dược dùng làm thuốc được chiết xuất từ thực vật và dược liệu
  8. 6 Ví dụ: Strychnin được chiết xuất từ hạt mã tiền; Morphin được chiết xuất từ nhựa thuốc phiện; Berberin được chiết xuất từ cây vàng đắng -Giải thích được tác dụng và công dụng của một số vị thuốc Ví dụ: trong cây xấu hổ có selen có tác dụng chữa bệnh thần kinh, tâm thần hoảng loạn… ; Rutin trong hoa hòe làm bền vững thành mạch và hạ huyết áp. -Nhiều vị thuốc có giá trị kinh tế cao từ dược liệu VD: Quế, sa nhân, tam thất, nhân sâm… 2. Thu hái, phơi sấy và bảo quản dược liệu 2.1. Thu hái dược liệu Tỷ lệ hoạt chất chứa trong dược liệu phụ thuộc vào thời kỳ phát triển của cây thuốc, vì vậy việc thu hái phải đúng thời vụ (đúng mùa), nghĩa là đúng thời điểm mà bộ phận dùng làm thuốc chứa nhiều hoạt chất nhất. Ví dụ: Cây bạc hà, thu hái lúc cây bắt đầu ra hoa, khi ấy hàm lượng tinh dầu và tỷ lệ menthol trong tinh dầu cao nhất. Nếu thu hái lúc cây chưa ra hoa hàm lượng tinh dầu giảm, lúc hoa tàn hàm lượng tinh dầu và menthol đều giảm mạnh. Bốn nguyên tắc chung của kỹ thuật thu hái: + Thu hái đúng dược liệu, đúng bộ phận dùng, đúng thời vụ. + Những bộ phận trên mặt đất nên hái vào lúc khô ráo, khi trời đã khô sương, những bộ phận dưới mặt đất (rễ, thân rễ, rễ củ…) có thể phải tưới nước trước khi thu hoạch làm cho đất mềm, dễ đào hơn vì sau đó còn phải rửa sạch trước khi chế biến. + Thao tác thu hái phải khéo léo, nhẹ nhàng, không làm giập nát các bộ phận cần thu hái và các cây còn lại trong vườn. + Trong quá trình thu hái cần phải loại bỏ các phần đã hư thối, vàng úa không dùng được, tránh lẫn các tạp chất lạ như: đất cát, cỏ dại. 2.1.1. Rễ, củ, thân rễ (Radix, tuber, rhizoma) Rễ, rễ củ, thân rễ nằm dưới mặt đất thu hái lúc cây đã bị tàn lụi, sẽ có nhiều hoạt chất hơn. Tùy loại cây mà có thể thu hái vào cuối mùa thu sang đông hay cuối mùa đông. Khi đào phải cẩn thận, không làm đứt, gãy, xây sát và cần phải loại bỏ phần cổ rễ nổi cao trên mặt đất (cây nghệ, gừng, sinh địa, đương quy, tam thất…) 2.1.2. Thân gỗ (Lignum)
  9. 7 Thân gỗ thu hái vào mùa thu hoặc đông, khi cây đã rụng lá, lúc đó thân cây chứa nhiều hoạt chất, gỗ chắc và để được lâu. Bóc vỏ bỏ hay chẻ nhỏ ngay sau khi thu hái làm cho dược liệu nhanh khô (cây Tô mộc…) 2.1.3. Cả cây (Herba) Thu hái khi cây bắt đầu ra hoa, cất lấy phần thân và cành mang lá và hoa, bỏ phần thân cành không còn lá và gốc rễ (Râu mèo, ích mẫu, ngải cứu…) 2.1.4. Vỏ cây (Cortex) Thu hái vỏ cây vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân khi đó nhựa cây hoạt động mạnh vỏ sẽ có nhiều hoạt chất nhất. Bóc vỏ cây ở thân cành, rễ bánh tẻ vì vỏ của thân cành, rễ già có nhiều bần, ít hoạt chất (Quế, hoàng bá, tang bạch bì…) 2.1.5. Lá cây (Folium) Lá cây thu hái khi cây sắp hay bắt đầu ra hoa là thời kỳ cây tổng hợp mạnh nhất, khi đó lá đã phát triển đầy đủ và chứa nhiều hoạt chất nhất, hái sớm hơn chất lượng giảm và có thể gây hại cho cây, đối với cây sống 2 năm thường hái vào năm thứ hai sẽ được nhiều lá và lá có nhiều hoạt chất hơn (Dương địa hoàng). Để bảo vệ cây nên hái lá bằng tay, có thể dùng dao, kéo để cắt cành nhỏ rồi bứt lá. Khi hái lá cây độc như: Cà độc dược, trúc đào,…cần phải đeo găng tay bảo vệ. Lá hái được phải đựng vào sọt có mắt thưa, tránh ép mạnh làm lá giập nát, hấp hơi, thâm đen. 2.1.6. Búp cây (Apex) Hái búp cây vào mùa xuân khi cây nảy nhiều chồi và lá non của chồi chưa nở bung ra (búp sim, búp ổi…). 2.1.7. Hoa (Flos) Thu hái hoa khi hoa sắp nở hoặc bắt đầu nở, nếu để hoa nở và thụ phấn cánh hoa sẽ dễ rụng làm giảm chất lượng (Kim ngân hoa, hòe hoa, chỉ …). Hái hoa bằng tay, nhẹ nhàng. Khi thu hái thường không hái cuống, trừ khi có quy định cụ thể. Xếp hoa thành lớp thưa, không xếp quá nhiều hoa, không lèn đặt, tránh phơi nắng, tránh xáo trộn mạnh và tránh vận chuyển nhiều. 2.1.8. Qủa (Fructus) Quả mọng: Quả mọng thu hái khi quả bắt đầu chín hoặc sắp chín lúc đó dịch quả ít nhầy hơn. Hái quả lúc trời mát, tránh hái lúc nắng gắt quả sẽ chóng hỏng; tránh để các quả mọng chèn ép vào nhau làm quả bị thâm, dễ thối. Không nên rửa
  10. 8 nước trừ khi quả không sạch, khi rửa thì phải rửa nhanh, sau khi rửa phải thấm khô, để riêng, dùng ngay, không nên để lâu vì vỏ quả đã bị thấm nước, mất độ bóng và dễ bị thối. Đồ đựng quả mọng cần có độ cứng, lót cho êm, để chỗ mát. Quả khô: Quả khô thu hái trước khi quả khô hẳn (sung úy tử,…) 2.2. Làm khô dược liệu + Làm khô dược liệu là đưa độ ẩm của dược liệu về mức an toàn để bảo quản được lâu, không bị nấm mốc, vi khuẩn và các tác hại của men (enzym) có sẵn trong cây…(Độ ẩm an toàn của hạt là 8 – 10%, của hoa, lá, vỏ cây là 10 – 12%, rễ và dược liệu có đường là 12 – 15%). + Làm khô dược liệu là một loại là một quy trình kỹ thuật quan trọng, không chỉ ảnh hưởng tới hình dạng bên ngoài, mà còn cả tới phẩm chất, thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của dược liệu khô cứng. Nhiệt độ làm khô phải thích hợp với từng bộ phận dược liệu như: dược liệu chứa tinh dầu (bạc hà, kinh giới…) ở 30 – 400C, dược liệu mỏng manh (hoa, lá…) ở 40 – 500C, dược liệu cứng chắc (thân, cành, củ, rễ…) có thể tới 60 - 700C. Có hai phương pháp làm khô chính là phơi và sấy. 2.2.1. Phơi Phơi làm khô dược liệu trong điều kiện tự nhiên. Có thể phơi dược liệu dưới ánh nắng mặt trời hay trong bóng râm (âm can). Phơi đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém…nhưng phụ thuộc vào thời tiết, dễ nhiễm bụi bặm, ruồi nhặng…, một số hoạt chất có thể bị biến đổi bởi tia tử ngoại nếu phơi dưới ánh sáng mặt trời… 2.2.1.1. Phơi nắng Phần lớn các dược liệu có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời, nhất là các dược liệu chứa nhiều nước như: thân, rễ, củ, hạt, vỏ cây…Để phơi nhanh khô cần chia nhỏ dược liệu. Ví dụ: củ, quả nhỏ thì để nguyên; củ, quả to phải bổ đôi, bổ tư ra để phơi. Khi phơi phải trải mỏng dược liệu trên sân phơi, trên các tấm liếp hoặc trên giàn. Thường xuyên xới đảo cho nhanh khô và cần chú ý có biện pháp che đậy thích hợp tránh bụi bẩn, côn trùng, ruồi nhặng. 2.2.1.2. Phơi trong bóng râm Phơi trong bóng râm để bảo vệ màu sắc, hương thơm. Thường áp dụng đối với các dược liệu chứa tinh dầu (bạc hà, quế…), dược liệu dễ biến màu, mất mùi như các loại hoa (cúc hoa, kim ngân hoa…).
  11. 9 2.2.2. Sấy Sấy là phương pháp làm khô dược liệu bằng nhiệt lượng nhân tạo. Khác với phơi, sấy được thực hiện trong các lò sấy, buồng sấy kín nhưng có lỗ thông hơi. Sấy tuy tốn kém nhưng không bị động về thời tiết, hợp vệ sinh, giúp dược liệu nhanh khô hơn và các hoạt chất trong dược liệu ít bị ảnh hưởng… Có nhiều kiểu lò sấy, buồng sấy từ qui mô thủ công đến công nghiệp với nhiệt độ sấy có thể điều chỉnh được. Dược liệu cần được chia nhỏ đến kích thước thích hợp, trải mỏng trên các khay và phải thường xuyên xới đảo trong khi sấy. Điều chỉnh nhiệt độ sấy thích hợp đối với từng loại dược liêu, theo nguyên tắc nhiệt độ được nâng lên dần dần từ thấp lên cao. + Giai đoạn đầu sấy ở 40 – 500C + Giai đoạn giữa sấy ở 50 – 600C + Giai đoạn cuối sấy ở 60 – 700C Có thể sấy thường hoặc sấy dưới áp suất giảm trong các tủ sấy chân không, nhưng phương pháp sấy dưới áp suất giảm chỉ được áp dụng đối với các thuốc hoặc dược liệu quý hiếm mà nhiệt độ sấy cao có thể làm hư hỏng hoạt chất. Cũng có thể làm khô dược liệu bằng phương pháp sấy đông khô (sấy lạnh), bằng cách làm lạnh nhanh dược liệu ở nhiệt độ rất thấp (-800C) đế nước chứa trong dược liệu kết tinh thành các tinh thể nhỏ và sau đó các tinh thể nước đá sẽ thăng hoa trong chân không. Phương pháp này giúp các hoạt chất trong dược liệu được bảo vệ gần như nguyên vẹn, không bị biến đổi. 2.3. Bảo quản dược liệu Trong quá trình tồn trữ để dùng lâu, dược liệu phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Độ ẩm, nhiệt độ, nấm mốc, côn trùng…Thực hành bảo quản tốt (GSP) nhằm giữ cho hình thức và phẩm chất của dược liệu không bị giảm sút trong quá trình tồn trữ. 2.3.1. Độ ẩm Độ ẩm không khí là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng dược liệu, nước ta có độ ẩm trung bình là 85% đó là điệu kiện thuận lợi cho nấm mốc, côn trùng phá hoại. Độ ẩm thích hợp cho bảo quản dược liệu là 60 – 65%. Để khắc phục độ ẩm cao, kho phải khô ráo, mát, thoáng gió…chủ động hạ thấp độ ẩm. Kiểm tra kỹ độ ẩm an toàn của dược liệu, trước khi nhập vào kho và định kỳ trong khi lưu
  12. 10 trữ tại kho nếu dược liệu quá ẩm phải xử lý ngay. Nếu dược liệu dễ hút ẩm thì phải đựng trong bao bì kín, có thể dùng các chất hút ẩm (vôi sống, than củi, silicagel…) để chống ẩm mốc. Các dược liệu chứa nhiều tinh bột (Bạch chỉ, hoài sơn, liên nhục, bạch truật…) có độ thủy phần an toàn thấp cần phải xông sinh định kỳ để tránh nấm mốc, mối mọt. 2.3.2. Nhiệt độ Nhiệt độ cao làm bay hơi tinh dầu, làm chất béo dễ bị ôi khét, chất đường bị lên men, nhiệt độ kết hợp với độ ẩm cao làm cho các hoạt chất trong dược liệu dễ bị thủy phân và tạo điều kiện cho nấm mốc, sâu bọ phát triển nhanh. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản dược liệu là 250C. Để khắc phục nhiệt độ cao cần phải xây dựng kho chứa dược liệu phải chủ động khống chế được nhiệt độ khi trời quá nóng và dễ dàng tiến hành đảo kho theo định kì. 2.3.3. Nấm mốc Nhiệt độ kết hợp với độ ẩm làm nấm mốc phát sinh trên dược liệu. Dược liệu bị nấm mốc sẽ sinh ra acid hữu cơ và các độc tố làm hư hỏng dược liệu. Cần phải thường xuyên kiểm tra, đảo kho, phơi sấy định kỳ, nếu phát hiện có nấm mốc phải tách riêng, xử lý ngay như: chải mốc, lau bằng khăn thấm nước hoặc thấm cồn, rửa, phơi sấy lại, rọi tia gamma…và có kế hoạch sử dụng sớm, nếu nhiễm nặng thì phải loại bỏ. 2.3.4. Côn trùng Các loài sâu bọ, mối mọt, chuột…luôn rình rập, cắn phá làm giảm phẩm chất và khối lượng dược liệu. Cần phải thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện có sâu bọ, mối mọt phải xử lý ngay (phơi sấy lại, xông cloropicrin, phun thuốc chống mối…). 2.3.5. Bao bì đóng gói Bao bì đóng gói phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của ngành, bao bì phải sạch, khô và chắc chắn. Nếu lượng dược liệu ít thì đóng bao, để nơi cao ráo trên các giá kệ, nếu nhiều phải có kho riêng, được liệu cần được đóng gói cẩn thận, xếp trên kệ, để xa tường và cách xa trần kho. 2.4. Các phương pháp để đánh giá dược liệu Đánh giá dược liệu nghĩa là xác định dược liệu đó có đúng đạt tiêu chuẩn quy định hay không.
  13. 11 2.4.1. Cảm quan Quan sát hình dạng, kích thước bên ngoài, màu sắc, mùi vị,... của Dược liệu, đối với vài vị dược liệu cần bẻ ra để quan sát bên trong. Mùi là đặc điểm chính của nhiều dược liệu chứa tinh dầu và nhựa. Vị đôi khi sẽ ngọt như của cam thảo, cỏ ngọt, vị chua đối với các dược liệu chứa acid hữu cơ, … 2.4.2. Phương pháp vi học (Sử dụng kính hiển vi) - Soi vi phẫu - Soi bột Dược liệu: + Phát hiện ra nhầm lẫn Dược liệu + Sự giả mạo Dược liệu (Đối chiếu mẫu chuẩn ) Trong một số trường hợp phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp hóa học 2.4.3. Phương pháp hóa học Phần lớn các dược liệu đều có thành phần hoạt chất xác định. Hoạt chất này có thể cho phản ứng màu đặc trưng, người ta dựa vào đó để định tính và định lượng Ví dụ: Đối với alcaloid thì dựa vào tính kiềm người ta định lượng bằng phương pháp acid kiềm. 2.4.4. Phương pháp vật lý Trong một số trường hợp có thể phát hiện bị pha lẫn hay giả mạo bằng cách soi mặt cắt dược liệu dưới ánh đèn phân tích tử ngoại. Một số dược liệu cũng cho màu sắc khác nhau, các hoạt chất cũng vậy Ví dụ: Berberin có màu vàng, emetin có màu đỏ cam. Việc ứng dụng các hằng số vật lý để đánh giá thường hay tiến hành với tinh dầu, dầu béo và các hoạt chất: độ hòa tan, tỉ trọng, … 2.4.5. Xác định độ ẩm Dược liệu thường được quy định một giới hạn độ ẩm nhất định + Bằng phương pháp sấy -> cân + Quy hàm lượng hoạt chất về Dược liệu khô hoàn toàn. Ví dụ: Vỏ quế thanh độ ẩm 12% có hàm lượng acid cinamic là 5%. Vỏ quế khô hoàn toàn có hàm lượng acid cinamic là bao nhiêu? Dược liệu ẩm qui về khô: 100 – 12 = 88 -> có 5% acid cinamic. Dược liệu khô hoàn toàn: 100 -> có X%
  14. 12 100 X = x 5 = 5,68%. 88 2.4.6. Định lượng tro 2.4.6.1. Tro toàn phần Nung Dược liệu (Mg/chén sứ, bạch kim) đến khi tro có màu trắng, để nguội, đem cân. Nếu tro có màu đen, làm ẩm bằng nước cất hoặc acid HNO3 đậm đặc, nung lại đến khi tro có màu trắng (đã vô cơ hóa). 2.4.6.2. Tro không tan trong HCl - Nung dược liệu đến khi tro màu trắng (vô cơ hóa ) - Nhỏ HCl 10% -> tro hòa tan -> lọc qua giấy lọc -> sấy giấy lọc có tủa -> cân tủa. 2.4.6.3. Tro Sulfat: Nhỏ H2SO4 -> Dược liệu -> đem nung -> để nguội, cân. 2.4.7. Phương pháp sắc ký + Sắc ký cột: Nhựa Cationit, anionit. + Sắc ký giấy: Giấy thấm đặc biệt. + Sắc ký lớp mỏng: Bản mỏng kính, nhô, tráng (Silicagel + CaSO4 ) ướt -> sấy. + Sắc ký khí,.... + Dung môi chạy sắc ký -> pha động -> có thể đi lên hoặc đi xuống. + Thuốc thử phát hiện: Hiện màu sắc ký: - Phun HNO3, H2SO4 đậm đặc - Đèn tử ngoại • Kỹ thuật sắc ký: Chất phân tích (chất thử) và chất đối chiếu (chất chuẩn) đặt trên một đường ngang xuất phát, đặt cách nhau 2- 4cm. Rt Rx = x 100 Rc Trong đó: +Rx: hàm lượng chất thử + Rt: Là tỷ lệ khoảng cách đường đi của chất thử và dung môi. + Rc: Là tỷ lệ khoảng cách đường đi của chất chuẩn và dung môi.
  15. 13 Ghi nhớ: Một số lưu ý sinh viên cần ghi nhớ sau khi học xong bài này: - Khái niệm, vị trí và tầm quan trọng của môn học Dược liệu - Nguyên tắc chung trong thu hái. Mỗi một bộ phận dùng có nguyên tắc thu hái khác nhau. - Mục đích của việc làm khô dược liệu, ưu nhược điểm của phương pháp phơi và sấy. - Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp bảo quản dược liệu - Nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn dược liệu và một số phương pháp kiểm nghiệm dược liệu. Lượng giá: Chọn phương án trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu cho các test từ câu 01 đến câu 14: Câu 1: Dược liệu chiếm một vị trí rất quan trọng trong công tác …………….. A. Chữa bệnh B. Phòng bệnh C. Phòng bệnh và chữa bệnh. Câu 2: Rất nhiều nguyên liệu dùng làm thuốc được chiết xuất từ …….. A. Động vật và khoáng vật B. Thực vật, động vật và khoáng vật C. Khoáng vật và thực vật Câu 3. Nhiều vị thuốc quý hiếm có giá trị kinh tế cao đều có nguồn gốc từ …………. A. Thực vật B. Động vật C. Động vật và thực vật. Câu 4: Dược liệu muốn đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng thì……….…… A. Thu hái, phơi sấy phải đúng kỹ thuật B. Thu hái, phơi sấy, chế biến và bảo quản đúng kỹ thuật C. Chế biến đúng kỹ thuật. Câu 5: Tỷ lệ các hoạt chất có trong dược liệu phụ thuộc vào ….. ……. A. Từng thời kỳ phát triển của cây thuốc B. Lúc cây còn non
  16. 14 C. Lúc cây ra hoa. Câu 6: Dược liệu được thu hái theo cách nào sau đây sẽ cho tỷ lệ hoạt chất cao nhất: A. Đúng thời vụ B. Đúng bộ phận dùng C. Đúng thời vụ, đúng bộ phận dùng, đúng quy cách. Câu 7: Người ta thu hái dược liệu vào lúc……. A. Trời mưa B. Trời khô ráo C. Trời năng gắt. Câu 8: Rễ, thân rễ, rễ củ được thu hoạch vào lúc ……. A. Cây còn non B. Cây xanh tốt C. Cây tàn lụy. Câu 9: Gỗ thân thường được thu hoạch vào ……… A. Mùa hạ B. Mùa thu C. Mùa đông. Câu 10: Lá cây được thu hoạch vào lúc ……. A. Lá còn non B. Cây bắt đầu ra hoa C. Lá già. Câu 11: Hoa thường được thu hoạch vào lúc …… A. Hoa chớm nở B. Hoa nụ C. Hoa nở xoè. Câu 12: Quả thường được thu hoạch vào lúc……. A. Quả còn xanh B. Quả ương ương C. Quả chín già. Câu 13: Có hai cách làm khô dược liệu, đó là……….. A. Phơi nắng và sấy B. Sấy và hấp
  17. 15 C. Phơi nắng và hấp. Câu 14: Những dược liệu nào sau đây được phơi trong bóng râm: A. Dược liệu có tinh dầu B. Dược liệu là lá C. Dược liệu là quả chín. Chọn phương án trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu (A: đúng; B: Sai) cho các test từ câu 15 đến câu 19: Câu 15: Môn dược liệu học giúp người ta định được tên cây thuốc, xác định được cấu tạo thực vật và còn kiểm nghịêm được vị thuốc. A. Đúng B. Sai Câu 16: Thành phần hoá học của vị thuốc sẽ quyết định đến tác dụng và công dụng của vị thuốc đó A. Đúng B. Sai Câu 17: Nếu dược liệu được thu hoạch đúng thời vụ, đúng thời điểm và đúng bộ phận dùng thì tỷ lệ các hoạt chất trong dược liệu là cao nhất A. Đúng B. Sai Câu 18: Tỷ lệ các hoạt chất có trong dược liệu tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây thuốc. A. Đúng B. Sai Câu 19: Bất kỳ một cây thuốc nào, dù được trồng ở các vùng khác nhau, nhưng chăm sóc tốt thì chất lượng đều tốt như nhau A. Đúng B. Sai Tài liệu tham khảo: [1]. Bộ Y tế: Dược liệu học (2011), tập I, Nhà xuất bản y học Hà Nội. [2]. Bộ y tế: Bài giảng Dược liệu (2010), Trường Cao đẳng dược trung ương. [3]. Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Bài giảng Dược liệu tập I.
  18. 16 BÀI 2: DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT Mã bài: 02 Giới thiệu: Carbohydrat là những thành phần rất quan trọng của thực vật. Carbohydrat là nơi tích trữ năng lượng từ ánh sáng mặt trời qua quá trình quang hợp, là một trong những nguồn nuôi sống loài người và loài vật. Đầu tiên, sau khi nghien cứu những đường đơn giản người ta thấy cấu tạo của đường tương ứng với công thức Cn(H2O)n nên gọi la carbohydrat, ví dụ glucose C6H12O6 có thể viết C6(H2O)6. Về sau, khi nghiên cứu kỹ, người ta thấy một số đường không thể viết được công thức chung như trên, ví du; methyl pentose CH3-(CHOH)4-CHO, hoặc có một số chất tuy không phải thuộc carbohydrat, ví du: acid lactic CH3- CHOH-COOH thì lại viết được theo công thức trên: C3(H2O)3. Do đó hội nghị danh pháp quốc tế có đề nghị gọi la glucid, tuy nhiên từ carbohydrat vẫn còn thông dụng. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: 1. Trình bày được định nghĩa, phân loại Carbonhydrat 2. Trình bày được định nghĩa,tính chất, tác dụng, công dụng của tinh bột, cellulose, gôm, chất nhầy và pectin. 3. Trình bày được đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, thành phần hóa học, công dụng cách dùng của dược liệu: Cát căn, Hoài sơn, ý dĩ, Mã đề, Mạch môn đông, thiên môn Sâm bố chính, Gôm Arabic, Thạch. Nội dung chính: 1. Đại cương Carbonhydrat là một phần rất quan trọng của thực vật, là sản phẩm của quá trình quang hợp, là nguồn nuôi sống loài người và loài vật. Công thức: Cn (H2O)n Tương đương công thức của đường đơn: glucose C6H12O6 → C6(H2O)6 Nhưng có một số đường lại không viết được theo công thức trên. Ví dụ: Đường Pentose – Methyl: CH3-CHOH-CHO hoặc acid lactic: CH3-CHOH-COOH thì lại viết được theo công thức trên. Do có các ngoại lệ trên nên Hội nghị Quốc tế đổi tên carbonhydrat → glucid. 1.1. Định nghĩa Carbohydrat (hoặc glucid) là những hợp chất hữu cơ bao gồm:
  19. 17 - Những monosaccharid và các dẫn chất của chúng - Hoặc những sản phẩm ngưng tụ của chúng. 1.2. Những Carbonhydrat (glucid) thường gặp trong dược liệu 1.2.1. Monosaccharid (đường đơn) Đường đơn như: glucose, fructose… có trong mật hoa và các loại quả chín. 1.2.2. Oligosaccharid (đường kép) Oligosaccharid như: Đường mía (saccharose) có trong củ cải đường, mía, thốt nốt và các loại trái cây. Đường mạch nha (maltose) là sản phẩm thủy phân tinh bột bằng enzym amylase trong mầm ngũ cốc, thu được khi làm mạch nha. Đường sữa (lactose) có nhiều trong sữa động vật. 1.2.3. Polysaccharid - Homopolysaccharid: Homopolysacharid là các polysaccharid đơn giản hình thành do sự ngưng tụ của duy nhất một loại monosaccharid. Homopolysaccharid quan trọng được sử dụng nhiều là tinh bột và cellulose. - Heteropolysaccharid: Heteropolysaccharid là những polysaccharid phức tạp hình thành do sự ngưng tụ của không ít hơn hai loại monosaccharid. Heteropolysaccharid thường được sử dụng là: gôm, chất nhầy, pectin, thạch và alginat. 2. Dược liệu chứa tinh bột 2.1. Khái niệm chung về tinh bột Tinh bột là glucid dự trữ tồn tại dưới dạng hạt có kích thước và hình dạng khác nhau chứa trong các cơ quan dự trữ của cây cỏ như: quả, hạt, rễ, củ… (Bảng 1). Dưới tác động của enzym có sẵn trong cây tinh bột sẽ bị thủy phân thành các đường đơn hòa tan trong dịch tế bào và chuyển đến các cơ quan để sử dụng cho quá trình hô hấp. Bảng 1. Hình dạng và kích thước hạt tinh bột Nhóm Loại tinh bột Đặc tính Hình dạng Tinh bột gạo Nhỏ (2-12µm) hạt đơn Tinh bột gạo (Amylum hình đa giác có nhiều Hình Oryzae) cạnh. Thường gặp hạt đa kép có khi kết thành đám giác rất nhiều hạt.. Tễ là một chấm nhỏ, vân
  20. 18 tăng trưởng không rõ Tinh bột bắp Hạt tinh bột hình đa giác, Tinh bột ngô (Amylum hiếm khi tròn, kích thước Mayris) 4-25µm. Tễ hình chấm, hình sao hay phân nhánh, vân không rõ. Tinh bột Hình chỏm cầu hay hình Tinh bột Sắn dây Hình sắn dây chuông nhỏ (2-10µm) chỏm (Auerariae Tễ là 1 điểm cầu Puerariae Hình Tinh bột Ý dĩ Tễ phân nhánh hình sao. Tinh bột Ý dĩ dĩa (Amylum Hạt trung bình Coicis) Tinh bột khoai Kính thước trung bình 50 Tinh bột khoai tây tây µm, có hạt lớn đến 80 – (Amylum 100 µm. Thỉnh thoảng có Solami) hạt kép 2 hoặc 3. tễ là một điểm ở đầu hẹp, vân rõ. Tinh bột đậu Kích thước 50µm Tinh bột đậu xanh xanh Tễ dài phân nhánh hình (Amylum xương cá Hạt Phaseoli) trứng Tinh bột Hạt tinh bột hình trứng Tinh bột hoài sơn hoài sơn có khi hình chuông, dài (Amylum 20 – 80 µm, trộn 20µm. Dioscoreae) Tễ dài không phân nhành nhiều hạt không thấy tễ. 2.2. Tính chất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2