Giáo trình Giáo dục về môi trường (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
lượt xem 2
download
Giáo trình "Giáo dục về môi trường (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Ô nhiễm môi trường; các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, tác động đối với con người đối với môi trường; bản chất, cơ chế, tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Giáo dục về môi trường (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
- BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ – CTC1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC VỀ MÔI TRƯỜNG NGÀNH: KỸ THUẬT THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368 ĐT /QĐ-CDXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội – 2019 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “ Giáo dục về Môi trường ” cung cấp những kiến thức về các vấn đề môi trường đang gặp phải hiện nay, các thực trạng, nguyên nhân , các giải pháp và những hành động kịp thời là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải trình độ Cao đẳng. Giáo trình gồm 3 chương : Chương 1 Bảo vệ môi trường và các quy định về môi trường Chương 2 Ô nhiễm môi trường Chương 3 Biến đổi khí hậu Giáo trình do các giảng viên trong Bộ môn Cấp nước và Thoát nước, thuộc khoa Quản lý Xây dựng và đô thị, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thu Hiền 3
- Mục lục 1.1. Nhiệm vụ và mục tiêu của bảo vệ môi trường ..................................................... 8 1.2. Giới thiệu về hệ thống quy phạm pháp luật môi trường .................................. 10 1.3. Quy định và trách nhiệm trong phạt vi phạm môi trường ............................... 14 1.4. Các cơ quan nhà nước liên quan đến bảo vệ môi trường ................................. 16 1.4.1. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung ............................................. 16 CHƯƠNG 2 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ............................................................ 18 2.1. Ô nhiễm môi trường đất ...................................................................................... 19 2.1.1. Đặc điểm môi trường đất .............................................................................. 19 2.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất ...................................................... 21 2.1.3. Các chất gây ô nhiễm môi trường đất ......................................................... 23 2.1.4. Ảnh huởng của thuốc trừ sâu, dệt cỏ tới hệ sinh thái nông nghiệp .......... 24 2.1.5. Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm của đất ...................................... 25 2.1.6. Các biện pháp bảo vệ môi trường đất ......................................................... 27 2.2. Ô nhiễm môi trường nước ................................................................................... 31 2.2.1. Đặc điểm ô nhiễm môi trường nước ............................................................ 31 2.2.2. Nguồn gốc và các yếu tố gây ô nhiễm .......................................................... 32 2.3. Ô nhiễm môi trường không khí ........................................................................... 42 2.3.1. Khái niệm về không khí ................................................................................ 42 2.3.2. Chất ô nhiễm không khí ................................................................................ 43 2.3.3. Thành phần và nguồn góc phát sinh khí thải ............................................. 44 2.4 Các dạng ô nhiễm khác ........................................................................................ 49 2.4.1. Ô nhiễm tiếng ồn ............................................................................................ 49 2.4.2. Các nguồn ô nhiễm nhiệt ............................................................................. 49 2.4.3. Ô nhiễm phóng xạ .......................................................................................... 52 2.5. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường lên con người và môi trường tự nhiên ....... 56 2.6. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam .................................................... 58 2.6.1. Rừng tiếp tục bị thu hẹp ............................................................................... 58 2.6.3. Ô nhiễm sông hồ ............................................................................................ 59 2.6.4. Bãi rác công nghệ và chất thải...................................................................... 60 2.6.5. Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp ................................................................ 60 4
- 2.6.6. Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề........................................................... 61 CHƯƠNG 3 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................................................................................ 65 3.1. Cơ chế, tác động chung của biến đổi khí hậu .................................................... 66 3.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu ...................................................................... 66 3.1.2. Các nguyên nhân của BĐKH toàn cầu .................................................. 68 3.1.3. Các kịch bản BĐKH toàn cầu ................................................................. 75 3.1.4. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ................................................................... 77 3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 85 3.3. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành thoát nước và xử lý nước thải ....................................................................................................................... 90 5
- GIÁO TRÌNH Giáo dục về môi trường Tên môn học: Giáo dục về môi trường Mã môn học: MH 07 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thảo luận: 27 giờ; Kiểm tra: 3giờ) Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Học kỳ I- năm thứ nhất (đào tạo cơ sở) - Tính chất: Là môn học cơ sở Mục tiêu môn học: Kiến thức: - Hiểu biết cơ bản về ô nhiễm môi trường. - Nhận biết các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, tác động đối với con người đối với môi trường - Biết được bản chất, cơ chế, tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Kỹ năng: + Xây dựng được các biện pháp sử dụng vật tư và năng lượng thân thiện với môi trường. + Thay đổi thói quen trong sinh hoạt, trong công việc về việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường + Tiếp cận, thu thập thông tin từ nhiều nguồn ấn phẩm và các tổ chức chuyên ngành khác nhau. + Có khả năng làm việc nhóm, thảo luận, thuyết trình, + Vận dụng kiến thức đã học vào việc sử dụng nguyên, vật liệu một cách hiệu quả, giảm thiểu các tác động đến môi trường. 6
- - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với các hoạt động sống của con người, từ đó thay đổi quan điểm, thái độ, cách ứng xử trước các vấn đề về môi trường theo hướng tích cực hơn; + Yêu quý thiên nhiên, tôn trọng các quy luật tự nhiên, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên thiên nhiên; + Tự nguyện tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nội dung chính: 7
- CHƯƠNG 1 : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG Giới thiệu: Chương 1 bao gồm 1.1. Nhiệm vụ và mục tiêu của bảo vệ môi trường 1.2. Giới thiệu về hệ thống quy phạm pháp luật môi trường 1.3. Giới thiệu về các ấn phẩm, tổ chức chuyên ngành và phương pháp tiếp cận thông tin Mục tiêu: Trình bày được: - Nhiệm vụ và mục tiêu bảo vệ môi trường - Hệ thống quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường - Phương pháp tiếp cận thông tin liên quan đến lĩnh vực môi trường Nội dung chính 1.1. Nhiệm vụ và mục tiêu của bảo vệ môi trường Tổng kết hoạt động BVMT trên thế giới trong thời gian qua, đặc biệt là từ sau năm 1972 tới nay, người ta đã nêu lên rất nhiều nguyên tắc, đều là những nguyên tắc cơ bản cần phải tuân thủ trong hoạt động BVMT. Luật BVMT đã lựa chọn và xác định những nguyên tắc chính của hoạt động BVMT, biến chúng thành những qui định của Luật như những sợi chỉ xuyên suốt các điều của Luật. Một số nguyên tắc chủ yếu của Luật BVMT : Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành. • Quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc là một trong những quyền cơ bản của con người (Được ghi trong tuyên ngôn dân quyền Pháp, tuyên ngôn độc lập của Mỹ, của Việt Nam (1945). 8
- • Tuyên bố của LHQ về môi trường đã đưa quyền con người được sống trong môi trường trong lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia. • Tuyên bố Stockholm: Con người có quyền cơ bản quan tâm về sự phát triển lâu dài … • Pháp luật và chính sách môi trườngcủa các quốc gia đều đưa nguyên tắc này lên hàng đầu. Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý và bảo vệ môi trường. • Các chính sách về môi trường phải được ban hành với sự cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau về môi trường để điều chỉnh các quan hệ xá hội tronh lĩnh vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ. • Việc quản lý môi trường được thực hiện dưới sự điều hành của một cơ quan thống nhất. • Các tiêu chuẩn môi trường … cần được xây dựng và áp dụng một cách thống nhất trong phạm vi cả nước. • Việc bảo vệ môi trường phải được coi là sự nghiệp của toàn dân. Đảm bảo sự phát triển bền vững • Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong chiến lược, chính sách phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, tổ chức. • Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh được tham nhũng và lãng phí những nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên • Phải coi đánh giá tác động môi trường là một bộ phận của dự án đầu tư. Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa • Luật môi trường coi phòng ngừa là nguyên tắc chủ yếu. • Đây là nguyên tắc hướng việc ban hành và áp dụng pháp luật vào sự ngăn chặn các hành vi có khả năng gây nguy hại cho môi trường. Ngày 05 tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số 1216/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược đến năm 2020 là kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; 9
- tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Theo đó, các nhóm nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường được để cập trong Chiến lược giai đoạn 2011-2020 gồm: Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường; Cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái, đẩy mạnh cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường; Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Chiến lược cũng đưa ra các giải pháp tổng thể: Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong bảo vệ môi trường; Hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường; Phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm; Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường; Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030là văn bản định hướng tổng thể và toàn diện về bảo vệ môi trường để các ngành, các cấp xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm về bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. 1.2. Giới thiệu về hệ thống quy phạm pháp luật môi trường Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo vệ Môi trường của Việt Nam bao gồm: + Luật Bảo vệ Môi trường: Do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban hành. • Văn bản dưới luật gồm: Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết (Ủy ban thường vụ Quốc hội); Nghị định (Chính phủ); Quyết định (Thủ tướng Chính phủ); Thông tư (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ); Nghị quyết liên tịch (giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội); Thông tư liên tịch (giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) .. 10
- • Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Bao gồm: Nghị quyết (Hội đồng nhân dân); Quyết định, Chỉ thị (Ủy ban nhân dân). Sau đây là danh mục các văn bản quy phạm pháp luật mới cập nhật liên quan đến lĩnh vực Bảo vệ Mội trường. Luật , Pháp lệnh, Nghị định Chính Phủ • Luật bảo vệ môi trường 2015 (mới chỉnh sửa và cấp nhật) • Luật Khoáng sản sửa đổi số 46/2005/QH11 ngày 14/6/2005 • Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 3/12/2004 • Luật Đất đai số 23/2003 ngày 10/12/2003 • Luật tài nguyên nước ngày 20/5/1998 • 179/2013/NĐ-CP Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 30/12/2013 (Phần phụ lục) • 21/2008/NĐ-CP Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ- CP • 80/2006/NĐ-CP Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường • Pháp lệnh phòng chống lụt bão ngày 20/3/1993 Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường • 01/2012/TT-BTNMT Thông tư quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (Có hiệu lực từ ngày 02 tháng 05 năm 2012) • 08/2006/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường • 05/2008/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường 11
- • 12/2006/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn thủ tục, mẫu hồ sơ đăng ký cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại • 13/2006/QĐ-BTNMT Quyết định tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược • 23/2006/QĐ-BTNMT Quyết định ban hành danh mục chất thải nguy hại • 125/2003/TTLT/BTC-BTNMT Thông tư hướng dẫn thủ tục kê khai mức Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải • 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường Việt Nam Bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam TCVN về nước và nước thải • QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (thay thế TCVN 5945:2005 ) • QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu • QCVN 28:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế • QCVN 01:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên • QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt • QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm • QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ • QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản • QCVN 12:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy • QCVN 13:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may 12
- • QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt • QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh • QCVN 39:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu • TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải • TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép • TCVN 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt • TCVN 6981:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt • TCVN 6982:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước • TCVN 6983:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước • TCVN 6987:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN về khí thải & tiếng ồn • QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ • QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (thay thế TCVN 5949:1998) • QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế • TCVN 5937:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh • TCVN 5938:2005 Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh 13
- • TCVN 5939:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ • TCVN 5940:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ • TCVN 5949:1998 Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép Bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về giới hạn ô nhiễm trong đất & chất thải nguy hại • QCVN 30:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp (thay thế QCVN 30:2010) • QCVN 02:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế (thay thế QCVN 02:2010) • QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng • QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất • QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất Tiêu chuẩn/quy chuẩnViệt Nam về nước cấp sinh hoạt • QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm) • TCVN 5502:2003 Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng • 09/2005/QĐ-BYT Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y Tế ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về nước uống đóng chai • QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn này của Bộ Y Tế quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai 1.3. Quy định và trách nhiệm trong phạt vi phạm môi trường 14
- • Phân loại vi phạm pháp luật về môi trường o Không thực hiện các quy định về ĐTM. o Vi phạm các quy định về bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. • Vi phạm các quy định về xuất, nhập khẩu công nghệ, thiết bị, chất thải, hoá chất độc hại. • Vi phạm các quy định trong việc bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm. • Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng. • Trách nhiệm pháp lý: Áp dụng với các hành vi trên o Trách nhiệm hành chính: Được áp dung khi các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật môi trường, gây hậu quả xong chưa đến mức xử lý hình sự. o Trách nhiệm dân sự: Áp dụng đối với các cá nhân có hành vi gây tổn hại đến môi trường… không tuân theo sự huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự cố môi trường, không thực hiện quy định ĐTM gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức với mọi cộng dồng Trách nhiệm dân sự được xác định trong Điều 52 (Luật BVMT) và Điều 628 (Bộ luật dân sự), cụ thể như sau: • Bồi thường thiệt hại: Thiệt hại < 1.000.000đ : Thoả thuận giữa các bên hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định; Thiệt hại > 1.000.000đ : Tòa Án quyết định. • Trách nhiệm kỷ luật: Áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm môi trường. Áp dụng độc lập với trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đối tượng áp dụng :Công chức, viên chức nhà nước, viên chức của tổ chức xã hội khi họ lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm pháp luật về môi trường. Hình thức : Khiển trách, cảnh cáo, thuyên chuyển công tác và buộc thôi việc • Trách nhiệm hình sự: Là trách nhiệm pháp lý áp dụng đói với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây hậu quả nghiêm trọng. Áp dụng theo Điều 195 - BLHS, khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù giam. Điều 180, 181, 192, 195 BLHS quy định hình phạt đối với các hành vi gây hại cho các nguồn tài nguyên và môi trường. 15
- • Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức,cá nhân để tìm ra các giải pháp nhằm phục hồi quyền lợi của các chủ thể bị xâm phạm, phục hồi tình trạng môi trường, truy cứu trách nhiệm chính bản thân mình. • Thiết lập các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Thiết lập các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là tạo ra các nỗ lực chung để giải quyết các vấn đề về môi trường mà các quốc gia đều có mối quan tâm chung. 1.4. Các cơ quan nhà nước liên quan đến bảo vệ môi trường 1.4.1. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung 1. Chính phủ: o Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường thống nhất trên phạm vi cả nước. o Thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. o Chịu trách nhiệm thống nhất quản lý công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước. 2. UBND các cấp: o Ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trong phạm vi địa phương. o Chỉ đạo và kiểm tra thực hiện tại địa phương các quy định của pháp luật môi trường. o Thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án, các cơ sở đang hoạt động tại địa phương. • Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. • Phối hợp hoạt động với các cơ quan trung ương để thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. • Tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. • 1.4.2. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn 1. Bộ TN-MT: o Xây dựng và trình Chính phủ ban hành, ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về môi trường. o Xây dựng và trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách về bảo vệ MT 16
- o Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường. o Đánh giá hiện trạng môi trường trên phạm vi cả nước, định kỳ báo cáo Chính phủ và Quốc hội. o Thẩm định báo cáo ĐTM của dự án đầu tư trong nước, các cơ sở sản xuất trong nước theo sự phân cấp, các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. o Chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ KH-KT, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. o Trình Chính phủ việc tham gia các tiêu chuẩn quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường. 2. Sở tài nguyên và môi trường: o Xây dựng và trình UBND tỉnh các văn bản về bảo vệ môi trường tại địa phương. o Thẩm định báo cáo ĐTM theo thẩm quyền. o Thanh tra môi trường theo thẩm quyền. o Tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo… Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức thể chế trong lĩnh vực đến bảo vệ môi trường CÂU HỎI ÔN TẬP 17
- 1. Nhiệm vụ và mục tiêu của BVMT? 2. Hệ thống quy phạm pháp luật bảo vệ Môi trường bao gồm những thành phần nào? CHƯƠNG 2 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Giới thiệu: Chương 2 bao gồm 2.1. Ô nhiễm môi trường nước 2.2. Ô nhiễm môi trường không khí 2.3. Ô nhiễm môi trường đất 2.4. Các dạng Ô nhiễm khác 2.5. Tác động của ô nhiễm môi trường lên con người và môi trường 2.6. Sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả 18
- 2.7. Tái sử dụng và xử lý Mục tiêu: Trình bày được: - Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, - Các tác động của ô nhiễm môi trường đối với con người và với những lĩnh vực môi trường khác. Nội dung chính 2.1. Ô nhiễm môi trường đất 2.1.1. Đặc điểm môi trường đất Thành phần và tính chất của đất: Đất có chứa không khí, nước và chất rắn. Các chất vô cơ là thành phần chủ yếu của đất, chiếm 97 - 98% trọng lượng khô. Các nguyên tô Oxy và Silic chiếm tới 82% trọng lượng đất. Ngoài ra còn có nhôm, sắt và một sô nguyên tố khác. Các nguyên tố cần thiết cho cây trồng như H.C.S.P.N chỉ chiếm 0,5% trọng lượng đất. Các chất khó hòa tan trong đất như Si02, A1203 tạo nên bộ xương, phần chủ yếu của đất. Chất hữu cơ chiếm vài phần trăm trọng lượng khô nhưng lại là bộ phận quan trọng nhất của đất. Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất do xác chết của sinh vật tạo nên. Trong các loại này, cây xanh có sinh khối lớn nhất, chúng lấy thức ăn và nước từ đất, nhờ C02 trong khí quyển và năng lượng mặt trời, tạo nên chất hữu cơ, tăng trưởng và phát triển. Các chất hữu cơ trong đất bị biến đổi theo hai quá trình : Quá trình mùn hóa - tạo nên chất mùn từ xác sinh vật và tổng hợp một số chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ vi khuẩn và quá trình khoáng hóa phân hủy chất hữu cơ thành các chất vô cơ như muối khoáng, NH3, H20, C02 v.v... trong đó có những chất khoáng hòa tan, cần thiết cho cây trồng. Đất có tính hấp phụ cao nhờ các hạt nhỏ đường kính < 0,001 mm có diện tích bề mặt lớn và mang một lớp ion tích điện quanh hạt. Quan hệ giữa tính hấp phụ của đất và nồng độ các ion ngoài dung dịch đất là một quan hệ trao đổi. Khả năng hấp phụ của đất là khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng và điều hòa dinh dưỡng cho cây trồng. Thường thường đất nào có nhiều mùn nhiều sét thì khả năng hấp phụ cao. 19
- Độ chua của đất - kiềm, axit hay trung tính, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của vi sinh vật, cây trồng và nhiều tính chất khác của đất. Khi pH < 7 là đất chua. Đất chua do nhiều nguyên nhân như do mưa cuốn trôi các chất kiềm thổ Ca, Mg... chỉ còn lại các chất gây chua H+, Al3+ v.v...; do bón nhiều phân hóa học (NH4)2S04; hoặc do cây hút NH4 còn lại SO42- làm chua đất; do mưa axít v.v... Thành phần đất - cát d > 0,02 - 2mm, bụi d = 0,002 - 0,02mm và sét d< 0,002mm - ảnh hưởng nhiều đến cây trồng và các tính chất khác như độ thấm nước, khả năng hấp phụ, độ thoáng... của đất. Vai trò của đất đối với con người. Con người và các sinh vật ở cạn đều sống ở trên hoặc trong đất. Vì vậy đất ẩm ướt hay khô ráo, đất tốt hay đất xấu, đất bẩn hay đất sạch đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống con người. Nếu sống ở những nơi quá ẩm ướt con người dễ bị sốt rét, giun sán, thấp khớp v.v... đất thiếu iot gây bệnh bướu cổ v.v... Đất là nền móng cho toàn bộ công trình xây dựng của con người. Xã hội loài người càng văn minh nhu cầu xây dựng càng lớn. Đường sá, cầu cống, đập nước, nhà cửa ngày càng nhiều... tất cả các công trình này đều phải xây dựng trên đất. Đất cung cấp cho con người, trực tiếp hay gián tiếp, hầu hết các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như khoáng sản, vật liệu xây dựng, lương thực v.v... Đất còn có giá trị cao về mặt lịch sử, tâm lý và tinh thần với con người. Tài nguyên đất của Việt Nam. Tổng số vốn đất đai tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha, đứng hàng thứ 58 trên thế giới, nhưng dân số đông cho nên bình quân đất theo đầu người thâp, khoảng 0,6 ha, trở thành một trong sô 40 nước có số bình quân đất trên đầu người thấp nhất hiện nay trên thế giới. Trong tổng số vốn đất, đất vùng đồi núi, dốc, cụ thể từ đất đỏ vàng trở xuống chiếm 70%. Ở đó đất loại tốt (đất bazan) có diện tích 2,4 triệu ha chiếm 7,2% tổng diện tích. Trên vùng đồng bằng, đất phù 13 sa là loại tốt chiếm gần 3 triệu ha (8,7% tổng diện tích). Tổng diện tích đất tốt các vùng khác nhau của nước ta là khoảng 20%, còn lại là các loại đất có nhiều trở ngại cho sản xuất như quá dốc, khô hạn, úng, mặn phèn, nghèo chất dinh dưỡng, quá mỏng v.v... Đánh giá chung về tài nguyên đất Việt Nam thấy rằng, đất Việt Nam phong phú và đa dạng. Do ở trong vùng nhiệt đới ẩm nên đất cho phép trồng được nhiều loại cây, một số nơi có thể trồng nhiều vụ. Cũng do khí hậu nhiệt đới ẩm đất dễ bị xói mòn, mùn dễ khoáng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương trình giáo dục đại học - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - ngành Sư Phạm Toán
99 p | 688 | 76
-
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
123 p | 220 | 52
-
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
6 p | 213 | 44
-
Ứng dụng phần mềm Kahoot trong đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
4 p | 27 | 7
-
Cách tổ chức hoạt động trải nghiệm các chủ đề sinh học trong môn Khoa học tự nhiên tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học cơ sở
7 p | 59 | 7
-
Tìm hiểu nội dung kiến thức hóa học trong môn Khoa học tự nhiên – chương trình giáo dục phổ thông mới
8 p | 80 | 7
-
Một số vấn đề về dạy học tích hợp trong môn Toán ở trường tiểu học
4 p | 128 | 5
-
Giáo dục về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 2
94 p | 25 | 5
-
Phân tích nội dung và đề xuất một số kĩ thuật dạy học hình học trong chương trình môn Toán tiểu học mới
7 p | 74 | 5
-
Khái niệm then chốt và tổ chức dạy học các khái niệm di truyền học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới
8 p | 37 | 3
-
Giáo trình Con người và môi trường (Tái bản lần thứ 13): Phần 2
64 p | 6 | 3
-
Quan điểm phát triển đồng tâm trong chương trình sinh học phổ thông hiện hành là cơ sở để tiếp cận với chương trình môn Khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trong chương trình giáo dục phổ thông mới
5 p | 35 | 2
-
Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Toán (Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018)
69 p | 4 | 2
-
Ứng dụng công nghệ 3D trong dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018
7 p | 22 | 1
-
Giáo dục về môi trường và vì môi trường: Phương cách thực hiện - TS. Hồ Đắc Túc
5 p | 30 | 1
-
Yêu cầu đặt ra đối với giảng viên toán ở các trường đại học sư phạm trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
9 p | 48 | 0
-
Rèn luyện kỹ thuật giải toán tiểu học về số thập phân nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 5
3 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn