YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN TOÁN<br />
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG<br />
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG<br />
Phạm Nguyễn Hồng Ngự1<br />
Tóm tắt: Mục tiêu của nội dung giáo dục môn Toán trong trương trình giáo dục<br />
phổ thông mới đã thay đổi; từ việc đào tạo chú trọng “nội dung” sang đào tạo chú<br />
trọng năng lực. Sản phẩm của giáo dục Toán ở phổ thông là những học sinh có năng<br />
lực Toán học và biết vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn. Vì vậy giảng viên<br />
Toán ở các trường đại học sư phạm - người đào tạo thế hệ Thầy cô giáo dạy Toán phổ<br />
thông trong tương lai cũng phải thay đổi. Bài viết bàn về một số yêu cầu của giảng<br />
viên Toán ở các trường đại học sư phạm trong chương trình giáo dục mới và một số<br />
giải pháp nhằm bồi dưỡng giảng viên sư phạm Toán đáp ứng chương trình giáo dục<br />
phổ thông môn Toán mới (dự kiến áp dụng từ năm học 2019 -2020).<br />
Từ khóa: chương trình giáo dục phổ thông môn Toán mới, giảng viên sư phạm<br />
Toán.<br />
A. Đặt vấn đề<br />
Toán học là môn khoa học tự nhiên có nguồn gốc từ thực tế, thông qua lao<br />
động sản xuất mà con người xuất hiện nhu cầu giải quyết các vấn đề gặp phải và từ<br />
đó hình thành nên các khái niệm, công thức toán học. Khi Toán học phát triển lại<br />
quay trở lại giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Quá trình này được<br />
vận hành mãi và tuân thủ theo quy luật vận hành của thực tiễn xã hội.<br />
Chính vì tầm quan trọng của Toán học mà từ xưa đến nay, Toán học luôn là môn<br />
học bắt buộc ở chương trình phổ thông từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ<br />
thông (THPT). Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp tục khẳng định vai trò của<br />
môn Toán khi xem Toán là một trong những môn bắt buộc được dạy ở tất cả các lớp<br />
với thời lượng cao (lớp 10: 105 tiết, lớp 11: 140 tiết, lớp 12: 140 tiết). [2]<br />
Trường đại học sư phạm là cơ sở có nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên đủ<br />
nhân cách, đủ tri thức đáp ứng yêu cầu của chương trình đổi mới giáo dục. Có quan<br />
tâm đến chất lượng giảng viên ở các trường sư phạm thì mới hy vọng đào tạo nên<br />
những người giáo viên đầy đủ phẩm chất, năng lực trong tương lai.<br />
<br />
1<br />
<br />
. ThS. Khoa Toán, trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẠM NGUyễN HồNG NGỰ<br />
<br />
Đào tạo và bồi dưỡng năng lực cho giáo viên là vấn đề đã và đang được các nhà<br />
nghiên cứu trong nước và trên thế giới quan tâm, xem [1], [3], [4], [5], [6], [10], …Đặc<br />
biệt trong [3], Bùi Minh Đức đã đưa ra khung phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của<br />
giảng viên ĐHSP nói chung gồm 9 tiêu chuẩn (01 tiêu chuẩn về phẩm chất và 08 tiêu<br />
chuẩn về năng lực), 21 tiêu chí và 79 các chỉ báo, chỉ số hành vi.<br />
Trong báo cáo này, chúng tôi nêu lên những yêu cầu đặt ra đối với giảng viên sư<br />
phạm Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới, và một số giải pháp trong việc<br />
bồi dưỡng giảng viên sư phạm Toán.<br />
B. Nội dung<br />
1 . Nhiệm vụ của môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới<br />
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành<br />
tháng 8 năm 2017, với mục tiêu đào tạo học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh<br />
thần, trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập<br />
suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công<br />
dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát<br />
triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại<br />
toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. [2] Trong đó, quan niệm “năng lực” là<br />
thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập,<br />
rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc<br />
tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt<br />
động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.<br />
Ở bậc THPT, nhiệm vụ của giáo dục là giúp học sinh tiếp tục phát triển những<br />
phẩm chất, năng lực của người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự<br />
học.<br />
Giáo dục Toán học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển cho<br />
học sinh những năng lực chung và năng lực Toán học với các thành tố cốt lõi là: năng<br />
lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết<br />
vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương<br />
tiện học toán. Đồng thời phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học<br />
sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, tạo dựng sự kết nối<br />
giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với<br />
đời sống thực tiễn.[2]<br />
Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng vào việc kết nối toán<br />
học với thực tiễn, chúng ta không đào tạo những học sinh giỏi toán thuần túy mà đào<br />
tạo một học sinh biết vận dụng những kiến thức toán đã học vào thực hành, phục vụ<br />
chính cho nhu cầu của bản thân học sinh đó trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày. Đây<br />
là xu hướng giáo dục chung mà các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Úc, Singapore,<br />
2<br />
<br />
PHẠM NGUyễN HồNG NGỰ<br />
<br />
Hà Lan, Nhật,… [9] đã và đang tiến hành. Một học sinh sau khi học xong chương<br />
trình giáo dục phổ thông mới sẽ có các năng lực cơ bản về Toán học như sau:<br />
Năng lực mô hình hóa Toán học: Là khả năng học sinh vận dụng tri thức toán<br />
học vào đời sống thực tiễn, kết nối được những tình huống diễn ra trong cuộc sống<br />
hằng ngày với tri thức toán học, biểu diễn tình huống thực tiễn bằng một mô hình toán<br />
học gắn với tri thức toán học đã biết nào đó.<br />
Năng lực giải quyết vấn đề: Là khả năng học sinh vận dụng hiểu biết Toán của<br />
mình, giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống như mua bán, trao đổi hàng<br />
hóa, hay khả năng học sinh vận dụng kiến thức toán học của mình giải quyết những<br />
vấn đề mà một bài toán đặt ra trong từng bước giải.<br />
Năng lực tư duy và lập luận Toán học: Là khả năng suy nghĩ, so sánh, phân<br />
tích, tổng hợp, trừu tượng, khái quát hay đặc biệt hóa các khái niệm, tính chất toán<br />
học; Sử dụng khả năng suy luận, lập luận của mình để tìm kiếm thuật giải, lời giải, hay<br />
tìm kiếm những quy luật toán học vận hành trong cuộc sống.<br />
Năng lực giao tiếp: Là khả năng học sinh trình bày những hiểu biết toán học<br />
hay hiểu biết cuộc sống của mình với người khác, trình bày, thuyết phục những người<br />
khác công nhận những kết quả, ý kiến của mình, lắng nghe và ghi nhận những hiểu<br />
biết Toán học của người khác.<br />
Năng lực sử dụng phương tiện, công cụ Toán học: Là khả năng lựa chọn những<br />
công cụ Toán học phù hợp với vấn đề thực tiễn hay toán học mà mình đang gặp phải,<br />
vận dụng linh hoạt, sáng tạo những phương tiện này trong quá trình giải toán hay áp<br />
dụng toán vào thực tiễn.<br />
Đây là nhiệm vụ nặng nề, xuyên suốt trong chương trình giáo dục phổ thông, ở<br />
tất cả các cấp học. Giáo viên Toán ở phổ thông - người thực hiện nhiệm vụ này, vì vậy<br />
mà cũng phải được yêu cầu cao về năng lực nghề nghiệp.<br />
2. Vai trò và yêu cầu của giảng viên sư phạm Toán trong sự nghiệp đổi mới<br />
giáo dục<br />
Giảng viên sư phạm Toán là người đào tạo ra những giáo viên dạy toán trong<br />
tương lai; là thành phần nòng cốt trong việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo<br />
viên ở phổ thông, là người kết nối giữa chương trình phổ thông và người thực hiện<br />
chương trình phổ thông.<br />
Chúng ta không thể đòi hỏi một giáo viên Toán ở trường THPT trong tương lai<br />
hình thành và bồi dưỡng những năng lực Toán học nói trên cho học sinh của họ khi<br />
mà họ không có đủ các biểu hiện của năng lực Toán học. Vì vậy, người giảng viên sư<br />
phạm Toán, không những phải có đầy đủ các năng lực toán học mà còn có năng lực<br />
<br />
3<br />
<br />
PHẠM NGUyễN HồNG NGỰ<br />
<br />
giảng dạy, truyền đạt hình thành cho sinh viên của mình phương pháp, cách thức tổ<br />
chức hoạt động dạy theo hướng tiếp cận năng lực.<br />
Mối quan hệ giữa năng lực nghề nghiệp của giảng viên sư phạm với năng lực<br />
của giảng viên phổ thông và năng lực toán học của học sinh phổ thông có thể được sơ<br />
đồ như sau:<br />
<br />
Nhiều xu thế giáo dục mới đã và đang được nghiên cứu trên thế giới cũng đã<br />
khẳng định rằng để đào tạo học sinh phổ thông đạt được các năng lực Toán học nêu<br />
trên thì phải có những người Thầy hiểu biết và có năng lực Toán học như thế. Dựa trên<br />
các nghiên cứu [1], [3], [4], [5], [6],… theo chúng tôi người giảng viên sư phạm Toán<br />
cần thỏa mãn các yêu cầu mà giáo dục đặt ra như sau:<br />
Trước hết phải có đạo đức, nhân cách, có cách hiểu, cách nhìn nhận đúng về sự<br />
cấp thiết của đổi mới giáo dục ở phổ thông hiện nay và ở cả trong chương trình đào<br />
tạo sinh viên sư phạm Toán. Chúng ta phải nhìn thấy được mục tiêu môn Toán hướng<br />
tới là chú trọng kết nối giữa kiến thức toán học với các môn học khác và với cuộc sống<br />
để thay đổi cách hiểu đối với những môn Toán mà mình được đảm nhiệm ở bậc đại<br />
học.<br />
Thứ hai là phải đảm bảo về chuyên môn, trình độ tri thức phù hợp. Mỗi giảng<br />
viên phải là người có khả năng truyền đạt chính xác các tri thức toán học đến sinh viên,<br />
theo hướng vận dụng tri thức Toán học vào thực tiễn và các vấn đề xã hội. Nếu chúng<br />
ta chỉ có các tri thức Toán học hàn lâm như trước đây, thì sẽ bỏ qua sự kết nối giữa<br />
toán học với thực tiễn, sẽ không bồi dưỡng được cho sinh viên những năng lực cấp<br />
thiết như năng lực mô hình hóa, năng lực giải quyết vấn đề.<br />
Thứ ba là có phương pháp giảng dạy phù hợp; chuyển đổi từ lối dạy học truyền<br />
thống, thụ động sang phương pháp dạy học tích cực, kiến tạo. Giảng viên phải đóng<br />
vai là giáo viên phổ thông, xem sinh viên như là các học sinh ở bậc phổ thông để tổ<br />
chức tiết dạy phù hợp. Thông qua những tiết học như thế, sinh viên sẽ hiểu được vai<br />
trò của người thầy, hiểu được công việc mình được đảm nhiệm trong tương lai, và việc<br />
dạy học sau này là sự tái hiện có sáng tạo các tri thức đã được học.<br />
Thứ tư là giảng viên sư phạm Toán cần có năng lực thích ứng [1]. Xã hội thay<br />
đổi không ngừng, vì vậy giáo dục cũng phải thay đổi để phù hợp với những yêu cầu<br />
4<br />
<br />
PHẠM NGUyễN HồNG NGỰ<br />
<br />
của xã hội. Nếu giảng viên sư phạm không thích ứng với những thay đổi đó để thay<br />
đổi mình, vận hành tư duy theo lối tư duy mới sẽ bị cô lập, bị tụt hậu và không đào tạo<br />
được thế hệ giáo viên mới đáp ứng yêu cầu của xã hội.<br />
Thứ năm là có khả năng tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, kỹ<br />
năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong giao tiếp. Với xu hướng hội nhập<br />
như hiện nay, người giáo viên cần có kỹ năng mềm để khai thác được nguồn tư liệu<br />
quý báu từ các cơ sở giáo dục đào tạo trong và ngoài nước, trên mạng truyền thông,...<br />
Đồng thời trong quá trình giảng dạy, sẽ gặp những bài toán thực tiễn được mô hình<br />
hóa thành những bài toán với các công thức phức tạp, cồng kềnh; việc sử dụng các hỗ<br />
trợ từ công nghệ sẽ rất hữu ích cho sinh viên - người giáo viên sau này. Từ đó hình<br />
thành cho sinh viên năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo, hay năng lực sử dụng<br />
công cụ, phương tiện toán học.<br />
3. Một số giải pháp nhằm bồi dưỡng giảng viên sư phạm Toán theo xu<br />
hướng giáo dục mới<br />
Hiện nay, các giảng viên sư phạm Toán vẫn chưa coi trọng sự đổi mới chương<br />
trình giáo dục ở phổ thông, xem đó là việc của Bộ giáo dục và Sở giáo dục, các trường<br />
phổ thông, hoặc cho rằng đổi mới giáo dục là việc của các giảng viên thuộc tổ phương<br />
pháp giảng dạy, không liên quan gì đến các giảng viên ở bộ môn khoa học cơ bản. Hơn<br />
nữa, chương trình đào tạo sinh viên sư phạm Toán hiện nay chủ yếu là đào tạo các môn<br />
khoa học cơ bản; sinh viên chỉ học một số môn liên quan đến việc giảng dạy ở năm 3<br />
- 4 (chiếm tối đa 1/3 tổng số thời lượng giảng dạy ở bậc đại học) và chỉ có thời gian 23 tháng được trải nghiệm làm giáo viên phổ thông ở đợt kiến tập và thực tập. Vì vậy<br />
sẽ rất khó cho sinh viên nếu ngay khi ra trường trực tiếp tham gia vào chương trình<br />
giảng dạy theo đổi mới giáo dục.<br />
Muốn đào tạo người Thầy cho công cuộc đổi mới giáo dục thì người giảng viên<br />
sư phạm cần phải được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng các năng lực cần thiết, phù hợp. [3]<br />
[4]<br />
Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giảng viên các trường đại học sư phạm Toán<br />
là việc làm cần thiết, thường xuyên. Để bồi dưỡng giảng viên sư phạm Toán theo<br />
hướng đáp ứng được nhu cầu của chương trình giáo dục mới, cần sự đồng lòng hỗ trợ<br />
của toàn xã hội.<br />
Trong quá trình nghiên cứu, trăn trở với sự đổi thay của giáo dục trong thời đại<br />
mới, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm bồi dưỡng năng lực cho giảng viên sư<br />
phạm Toán như sau: (Tất nhiên, đây mới chỉ là những ý kiến đề xuất theo quan điểm<br />
của chúng tôi; những giải pháp này cần được thực nghiệm sư phạm trong thời gian tới<br />
để đạt được mục tiêu nghiên cứu).<br />
<br />
5<br />
<br />