intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hàn hồ quang tay 1 (Ngành: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Hàn hồ quang tay 1 (Ngành: Hàn - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: An toàn lao động trong ngành Hàn và vệ sinh công nghiệp; kiến thức hàn hồ quang tay; các phương pháp hàn hồ quang tay;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hàn hồ quang tay 1 (Ngành: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN -------------------------------------------------- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 18: HÀN HỒ QUANG TAY 1 NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ..... tháng.... năm 2019 của Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận) Ninh Thuận, năm 2019 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, với nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá dạy nghề đó có những bước tiến nhằm thay đổi chất lượng dạy và học, để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành Hàn ở Việt Nam nói riêng đó có những bước phát triển đáng kể. Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập cho học sinh - sinh viên và tài liệu cho giáo viên khi giảng dạy. Khoa Cơ khí - Xây dựng Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận đã biên soạn bộ giáo trình “Hàn tiếp xúc”. Đây là môn học kỹ thuật chuyên môn trong chương trình đào tạo của bậc Cao đẳng nghề Hàn Mô đun Hàn tiếp xúc là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ hàn trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Nhóm biên soạn đã có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Ninh Thuận, ngày….. tháng.... năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thanh Bích
  4. MỤC LỤC I. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA MÔ ĐUN:...................................................1 II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:...............................................................................1 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN........................................................................................1 BÀI 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP............................2 Giới thiệu:..................................................................................................................2 Nội dung:...................................................................................................................2 1. Nội qui thực tập xưởng Hàn................................................................................2 2. An toàn lao động trong ngành Hàn.....................................................................3 2.1. Quy định chung trong ngành hàn.....................................................................3 2.2. Quy trình hàn...................................................................................................5 3. Vệ sinh công nghiệp............................................................................................7 BÀI 2: KIẾN THỨC HÀN HỒ QUANG TAY........................................................9 Giới thiệu:..................................................................................................................9 Nội dung:...................................................................................................................9 1. Lịch sử hình thành phương pháp hàn Hồ Quang Tay:........................................9 1.1. Hiện tượng hồ quang điện................................................................................9 1.2. Quá trình hình thành và cải tiến phương pháp hàn Hồ Quang Tay:..............10 2. Cấu tạo mối hàn và kí hiệu, quy ước mối hàn:.................................................11 3. Máy hàn Hồ Quang...........................................................................................28 4. Que hàn dùng trong hàn hồ quang tay.................................................................40 BÀI 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP HÀN HỒ QUANG TAY.......................................55 Giới thiệu:................................................................................................................55 Nội dung:.................................................................................................................55 1. Các vị trí mối hàn trong không gian..................................................................55 2. Các phương pháp hàn hồ quang tay..................................................................56 Bài 4: HÀN THÉP BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN ĐIỂM Ở VỊ TRÍ 1G..............63 BÀI 5: HÀN THÉP BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN LIÊN TỤC Ở VỊ TRÍ 1G.....77 BÀI 6: HÀN THÉP BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN LIÊN TỤC Ở VỊ TRÍ 1F.....92 1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và phôi hàn:...............................................................92 2. Tính chế độ hàn:..................................................................................................93 3. Kỹ thuật hàn 1F...................................................................................................94 4. Các khắc phục các khuyết tật của mối hàn..........................................................99 5. Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn:......................................................100
  5. 6. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.........................................................100 Bài 7: HÀN THÉP MỎNG Ở VỊ TRÍ 1G.............................................................108 1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và phôi hàn:.............................................................108 2. Tính chế độ hàn:................................................................................................109 3. Kỹ thuật hàn 1G................................................................................................110 4. Các khắc phục các khuyết tật của mối hàn........................................................114 5. Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn:......................................................114 6. An toàn lao động và vệ sinh cồng nghiệp.........................................................116 BÀI 8: HÀN THÉP HỘP MẠ KẼM Ở VỊ TRÍ 1G...............................................122 1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và phôi hàn:.............................................................122 3. Kỹ thuật hàn 1G................................................................................................124 4. Các khắc phục các khuyết tật của mối hàn........................................................129 5. Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn:......................................................129 6. An toàn lao động và vệ sinh cồng nghiệp.........................................................131
  6. MÔ ĐUN: HÀN HỒ QUANG TAY 1 Mã số mô đun: MĐ18 I. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Là môn đun được bố trí cho sinh viên sau khi đã học xong các môn học chung theo quy định của Bộ LĐTB-XH và học xong hoặc song song với các môn học bắt buộc của đào tạo chuyên môn nghề từ MH09 đến MĐ37. - Ý nghĩa, vai trò mô đun: Là mô đun có vai trò rất quan trọng trong chương trình đào tạo nghề Hàn, người học được trang bị những kiến thức, kỹ năng hàn tiếp xúc bằng các công nghệ hàn tiếp xúc điểm, đường. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: - Trình bày được nguyên lý làm việc, cấu tạo và cách vận hành máy hàn Hồ Quang Tay. - Lập được quy trình hàn đúng kỹ thuật, đúng thông số, đảm bảo chất lượng . - Hàn được các mối hàn ở vị trí 1F, 1G với phương pháp hàn điểm và hàn liên tục. - Giải thích các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi thực hiện. - Thu xếp nơi làm việc gọn gàng và áp dụng đúng các biện pháp an toàn. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: Thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* An toàn lao động trong ngành 1 4 4 0 Hàn và vệ sinh công nghiệp 2 Kiến thức hàn hồ quang tay 24 24 0 3 Các phương pháp hàn HQT 4 3 1 2 Hàn thép bằng phương pháp 4 16 3 12 1 hàn điểm ở vị trí 1G Hàn thép bằng phương pháp 5 16 2 12 2 hàn liên tục ở vị trí 1G Hàn thép bằng phương pháp 6 8 2 12 2 hàn liên tục ở vị trí 1F 7 Hàn thép mỏng ở vị trí 1G 24 2 20 2 Hàn thép hộp mạ kẽm ở vị trí 8 24 2 20 2 1G Cộng 120 45 69 9 1
  7. BÀI 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP Mã bài MĐ18.1 Giới thiệu: Phương pháp hàn điện Hồ Quang Tay là một trong những phương pháp hàn phổ biến nhất. Máy hàn có thể di chuyển đến nhiều nơi của công trình do cấu tạo đơn giản và gọn nhẹ. Tuy nhiên vẫn có các yêu câu về an toàn lao động và các biện pháp vệ sinh, bảo dưỡng thích hợp dành cho phương pháp hàn này. Nội dung: 1. Nội qui thực tập xưởng Hàn. Để đảm bảo an toàn cho người cho người và thiết bị máy móc trong xưởng, nay qui định các điều sau: Điều 1: Học sinh phải đến trước giờ học ít nhất 10 phút để chuẩn bị dụng cụ phương tiện và điểm danh. Điều 2: Phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên không được tự tiện làm bất cứ việc gì khi chưa có sự đồng ý của giáo viên. Điều 3: Phải tích cực và chủ động trong thực tập phải ôn tập các kiến thức cần thiết phục vụ cho bài tập trước khi đến lớp. Điều 4: Phải chấp hành nghiêm túc sử dụng dụng cụ máy móc và thiết bị . Điều 5: Không tự tiện tháo gở, lấy cắp hoặc cho mượn các tài sản của phân xưởng. Điều 6: Không đi lại mất trật tự và nô đùa trong khi thực tập, khi không có nhiệm vụ không được tự động vào các phân xưởng khác. Điều 7: Khi đang thực tập muốn ra ngoài phải báo cáo với giáo viên. Điều 8: Nghỉ ốm phải có giấy nghỉ ốm của y sĩ. Nghỉ phép phải có giấy phép của Phòng Công tác HS/SV và chỉ được nghỉ sau khi đã xuất trình các giấy tờ trên, nếu không coi như nghỉ không hợp lệ, sau khi nghỉ phải ghi bài đầy đủ. Điều 9: Không được được đưa người không có nhiệm vụ vào xưởng, hết giờ thực tập phải ra khỏi xưởng. Các giờ khác không được vào xưởng khi không có nhiệm vụ. Điều 10: Trong khi thực tập phải mặc bảo hộ lao động. Đối với học sinh nữ phải kẹp tóc gọn gàng, tuyệt đối không đi dép lê. Nếu học sinh không thực hiện nghiêm túc thì không được vào xưởng. Điều 11: Khi làm bài tập học sinh phải có bản vẽ, mục đích yêu cầu và qui trình công nghệ. Điều 12: Không được hút thuốc trong khi đang thực tập. 2
  8. Điều 13: Sau khi thực tập xong phải thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi làm việc. Ngoài ra phải vệ sinh phân xưởng theo chế độ trực nhật. 2. An toàn lao động trong ngành Hàn. 2.1. Quy định chung trong ngành hàn. Những ảnh hưởng của hồ quang hàn tới sức khỏe công nhân hàn.  Khí độc: - Khói hàn có chứa nhiều chất độc làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thợ hàn và những người xung quanh. Vì vậy phải tránh hít phải khí độc trong khi hàn. - Phải có hệ thống hút khí cục bộ tại vị trí hàn và hệ thống hút khí chung. - Khi hàn phải ngồi xuôi theo chiều gió để tránh hít phải khí độc. - Khi hàn các chi tiết trước đó có tiếp xúc với khí độc phải rửa kỹ trước khi hàn. Khi hàn phải tránh hít phải khói hàn và khí bay lên.  Điện giật. Điện giật sẽ làm cho nạn nhân tử vong vì vậy khi hàn phải: + Kiểm tra hở điện của các bộ phận trong máy và vỏ ngoài của máy. + Đi giầy, ủng cách điện với nơi ẩm ướt phải kê sàn bằng gỗ hoặc cao su để thao tác. 3
  9. + Thực hiện đúng cảnh báo ghi trên thiết bị.  Bỏng do hồ quang - Ánh sáng của hồ quang có thể gây bỏng, cháy da hoặc mắt và nguy hiểm hơn nhiều so với ánh sáng mặt trời vì vậy thợ hàn phải bảo vệ mắt và da trước ánh sáng hồ quang bằng cách mặc bảo hộ và dùng mũ hàn đúng quy định, khi cùng làm việc phải có tấm chắn để bảo vệ người xung quanh.  Cháy nổ: Khi hàn, do nhiệt độ tăng cao làm áp suất tăng có thể làm nổ những vật kín, hoặc bắt lửa các chất dễ cháy vì vậy khi hàn: + Không để các chất dễ cháy nổ gần nơi hàn 5 m. +Trước khi hàn phải loại bỏ những chất dễ cháy nổ trên vật hàn. + Có trang bị chữa cháy tại chỗ hàn. + Kiểm tra cháy nổ sau khi hàn 30 phút.  Nhiệt độ và tiếng ồn: Tiếng ồn và nhiệt độ cao có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của con ngư- ời, có thể gây nên bệnh thần kinh, điếc và mệt mỏi. Vì vậy khi hàn phải dùng phư- ơng tiện để hạn chế tiếng ồn đến tai như dùng nút tai, bao tai. 4
  10. Như vậy, sự an toàn trong xưởng là một trong những điều kiện hết sức quan trọng. Hiểu biết đầy đủ những nguyên nhân gây tai nạn để đề phòng và ngăn ngừa nhằm đem lại sự an toàn trong học tập cũng như trong lúc làm việc. Các quy định chung trong ngành hàn mà người lao động cần tuân thủ - Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ máy móc nào nếu chưa được chỉ dẫn. - Trong lúc sử dụng máy móc phải đứng đúng vị trí. Không được chuyện trò trong lúc sử dụng máy và luôn chú ý vào công việc. - Trước khi cho máy hoạt động thì những bộ phân lắp ráp bằng vít, bu long phải được siết chắc chắn. Ví dụ như máy cắt sắt, máy cắt cầm tay, máy cưa vòng, máy tiện… - Thường xuyên cung cấp dầu mở các loại máy. - Kiểm tra nguồn điện, vỏ ngoài của máy hàn trước khi mở máy vận hành. - Trong quá trình vận hành và thực hiện công việc phải chú ý tia lửa từ mối hàn, đá mài, đá cắt tránh xảy ra cháy nổ khi chúng tiếp xúc với vật liệu, hóa chất dễ cháy - Nên vệ sinh xưởng, ngắt nguồn điện đèn, máy… trước khi ra về . - Trong khi sử dụng các loại máy móc như máy khoan, máy mài,… tay áo phải được gài lại hoặc xoắn lên khỏi khủy tay. - Khi mài, hàn , tiện phải đeo kính bảo hộ . - Khi cầm những vật nóng , phôi hàn nên dùng kềm. 2.2. Quy trình hàn 5
  11. Quy trình hàn ống thép B1: Chuẩn bị vật liệu và thiết bị hàn: Chuẩn bị vật liệu , vị trí và kích thước theo yêu cầu cần thiết. Chuẩn bị Que hàn: lựa chọn que có đường kính phù hợp với mối hàn được sấy và bảo quản theo quy trình nhất định là hàn lót, hàn các lớp trung gian và cuối cùng là hàn lớp phủ. Chuẩn bị đầy đủ nguồn hàn, búa gõ xỉ, bàn chải sắt, kính hàn, bảo hộ lao động… B2: kiểm tra máy hàn: Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy hàn, để chuẩn bị hàn. Có thể tiến hành hàn thử ra phôi khác để điều chỉnh dòng điện hàn cho hợp lý. Tính toán thông số hàn cho máy phù hợp dựa vào đặc điểm của mối hàn B3: Hàn đính Mối hàn đính yêu cầu đòi hỏi có độ ngấu tốt vào chân và thấu vào trong của mối ghép 1.6mm. Để hàn đính không bị co lệch khi hàn cần chú ý di chuyển căn đệm khe hở sao sao thích hợp. Mối hàn đính thứ ba và thứ tư phải vuông góc 90 độ từ các mối hàn đính một và hai. Mài các mối hàn đính yêu cầu đúng kỹ thuật, thì các mối nối hàn sẽ đạt được chất lượng về độ ngấu. B4: Thực hiện mối hàn Quá trình thực hiện mối hàn, người thực hiện phải đảm bảo có đầy đủ thiết bị, dụng cụ bảo hộ Nơi làm việc phải thông thoáng, an toàn . Những nơi làm việc trong môi trường đặc biệt như trên cao, dưới lòng đất hoặc dưới nước cần có thiết bị hỗ trợ chuyên dụng. Thực hiện đúng kỹ thuật hàn, tập trung trong quá trình hàn và duy trì độ ổn định trong quá trình hàn B5: Vệ sinh mối hàn. Bước vệ sinh mối hàn có thể thực hiện linh động để làm sạch mối hàn giữa các lớp hàn lót , lớp hàn trung gian và lớp hàn phủ Việc vệ sinh mối hàn giúp tránh được khuyết tật mối hàn do xỉ hàn và giúp quan sát và kiểm tra mối hàn được dễ dàng. B6: kiểm tra và đánh giá chất lượng mối hàn. Ta thực hiện kiểm tra mối hàn bằng phương pháp kiểm tra bằng mắt thường:  Kiểm tra trước khi hàn - Kiểm tra bản vẽ, các tiêu chuẩn đặt ra cho liên kết hàn - Kiểm tra chứng chỉ vật liệu được sử dụng có đủ và phù hợp với yêu cầu không. - Kiểm tra gia công gá lắp, khe hở và mép vát có đúng với thiết kế không. 6
  12. - Kiểm tra độ sạch của liên kết hàn  Kiểm tra trong khi hàn - Kiểm tra các thông số của quy trình hàn. - Loại vật liệu hàn tiêu hao. - Nhiệt độ nung nóng trước khi hàn (nếu được yêu cầu). - Vị trí hàn và chất lượng bề mặt vật hàn. - Trình tự hàn. - Xử lý các mối hàn đính và vệ sinh giữa các lớp hàn. - Kích thước liên kết hàn. - Nhiệt độ và thời gian xử lý nhiệt sau khi hàn.  Kiểm tra sau khi hàn - Làm sạch bề mặt liên kết hàn (bề mặt mối hàn và vùng kim loại cơ bản) - Quan sát kỹ bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp - Kiểm tra kích thước của mối hàn so với bản vẽ thiết kế. 3. Vệ sinh công nghiệp.  Vệ sinh công nghiệp là hình thức hình thức vệ sinh truyền thống kết hợp với máy móc hiện đại, công nhân chuyên nghiệp, hóa chất chuyên dụng cùng những phương pháp tối ưu, quy trình xử lý khoa học…nhằm đem lại hiệu quả làm sạch cao nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí. Vệ sinh công nghiệp mang đến một môi trường sống và làm việc tiện nghi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe  Vệ sinh công nghiệp gồm 2 loại hình chính: 1. Làm sạch tổng hợp: là công việc làm tổng vệ sinh các công trình vừa mới xây dựng xong, vệ sinh nội thất (vệ sinh sàn, đánh bóng sàn, phủ bóng sàn, giặt thảm, ghế rèm,…) vệ sinh các công trình tòa nhà cao ốc, chung cư hay các công ty, trường học, bệnh viện,..v.v.. dịch vụ vệ sinh công nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu của mọi người có nhu cầu làm sạch môi trường sống và làm việc của mình. 2. Làm sạch hàng ngày: là công việc làm sạch từng phần, khu vực hoặc toàn bộ công trình đang sử dụng, hoạt động mang tính lặp lại thường xuyên hàng ngày, làm sạch và dọn vệ sinh khu vực phòng trọ thường xuyên, giúp các bạn có môi trường sống và làm việc sạch sẽ, thoải mái. KẾT QUẢ HỌC TẬP 7
  13. Kết quả Kết qủa Tiêu chí đánh giá Hệ số thực hiện học tập Kiến thức 0,3 Kỹ năng 0.4 Thái độ 0,3 Cộng: Câu hỏi lý thuyết bài 1 Kiến thức: Câu 1: Trình bày những nội qui thực tập xưởng Hàn cơ bản? Câu 2: Trình bày các bước trong quy trình hàn? Câu 3: vệ sinh công nghiệp là gì? BÀI 2: KIẾN THỨC HÀN HỒ QUANG TAY Mã bài MĐ18.2 8
  14. Giới thiệu: Để hiểu biết và có nền tảng trong quá trình rèn luyện tay nghề người thợ hàn cần được trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp hàn hồ quang, hiểu thêm về tính phổ biến và ứng dụng rộng rãi của phương pháp hàn hồ quang tay trong thực tiễn Nội dung: 1. Lịch sử hình thành phương pháp hàn Hồ Quang Tay: 1.1. Hiện tượng hồ quang điện Hồ quang điện trên thực tế là một dạng plasma tạo ra sự trao đổi điện tích liên tục, thường đi kèm sự toả sáng và toả nhiệt mạnh. Đây là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc ở áp suất thấp giữa hai điện cực có hiệu điện thể rất lớn. Trong đó, dòng điện chạy qua khí giữa hai cực chủ yếu là dòng electron, có cả ion âm, dòng điện đi từ cathode đến anode. Tuy nhiên, cũng có một phần là dòng ion dương đi theo chiều ngược lại. Các ion âm và electron tới và va chạm vào anode, làm anode nóng lên, khi anode nóng lên nhiệt độ có thể lên đến 3500 độ C. Điện trở của hồ quang điện thường rất nhỏ do chất khí giữa hai cực ở nhiệt độ cao nên bị ion hoá, dẫn điện tốt. Ngoài ra, cường độ dòng điện trong mạch cũng có thể khá lớn, có thể đạt tới hàng chục ampe, hiệu điện thế thấp. Tính chất cơ bản:  Các tính chất cơ bản: Hiện tượng phóng điện hồ quang hầu hết chỉ xảy ra khi dòng điện có trị số lớn. Trung tâm hồ quang thường có nhiệt độ rất lớn, trong các khí cụ nhiệt độ có thể lên đến 6000 ÷ 80000K Ở cathode, mật độ dòng điện lớn, vào khoảng 104 ÷ 105 A/cm2 Thực tế, sụt áp ở cathode không phụ thuộc vào dòng điện, và thường bằng 10 ÷ 20V Điều kiện tạo ra hồ quang điện: Có 2 điều kiện: Làm cho hai điện cực nóng đỏ lên đến mức có thể phát nhiện electron Tạo ra một điện trường đủ mạnh ở giữa hai điện cực để ion hoá không khí, tạo ra tia lửa điện, cường độ điện trường Ứng dụng : Người ta còn dùng hiện tượng phóng điện tự lực này trong việc hàn điện nhờ nhiệt độ cao của các cặp điện cực. Một cực của hồ quang là que hàn, cực kia là tấm kim loại cần hàn. Nhiệt độ cao giữa 2 cực sẽ làm que hàn nóng chảy và lấp chỗ cần hàn lên tấm kim loại. 9
  15. 1.2. Quá trình hình thành và cải tiến phương pháp hàn Hồ Quang Tay: Tổng quan lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp hàn hồ quang có thể tóm tắc qua các giai đoạn sau : Trung cổ : các nhà nguyên cứu đã tìm thấy dấu hiệu của việc loài người sử dụng hàn từ thời đồ đồng, và tất nhiên thời ấy vẫn chưa có máy hàn cao cấp như hiện nay, mà sử dụng một số phương thức cổ đại hơn, ví dụ như những chiếc hộp vàng thời đồ đồng được kết nối các mép với nhau bằng 1 phương thức nào đó. Trong thời trung cổ, cũng đã có 1 số nhốm người có kiến thức về hàn các công cụ bằng sắt, và những phương pháp lúc bấy giờ vẫn không thay đổi nhiều mãi đến đầu thế kỉ 19 . 1800: trong những năm của thế kỉ 19, nhiều sự phát triển đột phá của công nghệ hàn đã xuất hiện, việc bắt đầu sử dụng axetylen vào hàn là một cột mốc quan trọng cho phép nhân loại làm việc với những chi tiết phức tạp. và năm 1800 sir Humphrey Davy sáng chế một thiết bị chạy bằng pin có thể sản xuất ra 1 vòng hoạt động giữa các điện cực carbon, công cụ này nhanh chóng được sử dựng rộng rãi trong kim loại hàn. 1880: năm 1881, nhà khoa học người pháp auguste de meritens thành công trong việc hòa tan các tấm chì nhờ sử dụng nhiệt sinh ra từ vòng hoạt động giữ các điện cực, rồi liền sau đó một nhà khoa học khác người nga sáng tạo 1 thiết bị giúp giữ các điện cực . 1890: đây là giai đoạn thịnh hành của phương pháp hàn hồ quan carbon. 1900: việc phủ một lớp vôi lên các điện cực giúp quá trình hoạt động trở nên ổn định hơn, một quy trình hàn bắt đầu phát triển trong giai đoạn này, và những phương pháp hàn phổ biến trong giai đoạn này như: hàn đường may, hàn điểm, hàn flash.v.v.v điện cực thanh được sử dụng phổ biến trong giai đoạn này. 1919: sau chiến tranh thế giới thứ I , hiệp hội hàn hoa kỳ được thành lập, với mục đích hình thành và hoạt động là vì sự tiến bộ của công nghiệp hàn. Và năm 1919 Holstag cũng phát minh ra dòng điện xoay chiều, tuy nhiên mãi đến năm 1930 dòng điện xoay chiều mới được sử dụng vào nền công nghệ hàn, và những chiếc máy hàn tốt nhất lúc bấy giờ là sử dụng điện xoay chiều Hiện nay máy hàn hồ quang được cải tiến với kích thước nhỏ gọn, công suất cao và làm việc ổn định, máy được tích hợp nhiều chức năng và phương pháp hàn hơn. 10
  16. 2. Cấu tạo mối hàn và kí hiệu, quy ước mối hàn: 2.1. Cấu tạo của mối hàn 2.2. Sơ lược về ký hiệu, quy ước mối hàn:  Ký hiệu quy ước mối hàn theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)  Cách biểu diễn mối hàn trên bản vẽ: a. Không phụ thuộc vào phương pháp hàn các mối hàn trên bản vẽ được quy ước và biểu diễn như sau: Mối hàn nhìn thấy được biểu diễn – Nét cơ bản (Hình 15.1.1a,b). Mối hàn khuất được biểu diễn – Nét đứt (Hình 15.1.1c). Hình 15.1.1: Biểu diễn mối hàn trên bản vẽ b. Không phụ thuộc vào phương pháp hàn, các điểm hàn (các mối hàn điểm) trên bản vẽ được quy ước như sau: Điểm nhìn thấy được biểu diễn bằng dấu “+” (hình 15.1.1d) dấu này được biểu thị bằng “nét liền cơ bản” (hình 15.1.1e). c. Để chỉ mối hàn hay điểm hàn quy ước dùng một “đường dóng” và nét gạch ngang của đường dóng. Nét gạch ngang này được kẻ song song với đường bằng của bản vẽ, tận cùng của đường dóng có một nửa mũi tên chỉ vào vị trí của mối hàn. 11
  17. d. Để biểu diễn mối hàn nhiều lớp quy ước dùng các đường viền riêng và các chữ số “La Mã“ để chỉ thứ tự lớp hàn (hình 15.1.2). e. Đối với những mối hàn phi tiêu chuẩn (do người thiết kế qui định) cần phải chỉ dẫn kích thước các phần tử kết cấu chung trên bản vẽ (hình 15.1.3) g. Giới hạn của mối hàn quy ước biểu thị bằng nét liền cơ bản còn giới hạn các phần tử kết cấu của mối hàn biểu thị bằng nét liền mảnh.  Quy ước ký hiệu mối hàn trên bản vẽ: a. Cấu trúc quy ước ký hiệu mối hàn tiêu chuẩn (hình 15.1.4): Hình 15.1.4 Quy ước ký hiệu mối hàn tiêu chuẩn b. Cấu trúc quy định ký hiệu mối hàn phi tiêu chuẩn chỉ dẫn trên hình 15.1.5. Phương pháp hàn để hàn mối hàn này phải chỉ dẫn trong điều kiện kỹ thuật của bản vẽ. 12
  18. Hình 15.1.5 Quy ước ký hiệu mối hàn phi tiêu chuẩn c. Những quy ước phụ để ký hiệu mối hàn được chỉ dẫn theo bảng sau: Ý nghĩa của ký hiệu Vị trí ký hiệu phụ Ký hiệu phụ phụ Phía chính Phía phụ Phần lồi của mối hàn được cắt đi cho bằng với bề mặt kim loại cơ bản Mối hàn được gia công để có sự chuyển tiếp đều từ kim loại mối hàn đến kim loại cơ bản Mối hàn được thực hiện khi lắp ráp Mối hàn gián đoạn phân bố theo kiểu mắt xích 13
  19. Mối hàn gián đoạn hay các điểm hàn phân bố so le Mối hàn được thực hiện theo đường kính chu vi kín đường kính của ký hiệu d = 3 ÷ 4 mm Mối hàn được thực hiện theo đường chu vi hở. Ký hiệu này chỉ dùng đối với mối hàn nhìn thấy. Kích thước của ký hiệu qui định: Cao từ 3 ÷ 5 mm Dài từ 6 ÷ 10 mm d. Quy ước ký hiệu mối hàn đối với phía chính ghi ở trên (hình 15.1.6a) và đối với phía phụ ghi ở dưới (hình 15.1.6b) nét gạch ngang của đường dóng chỉ vị trí hàn. Hình 15.1.6 Quy ước phía ghi ký hiệu mối hàn e. Độ nhẵn bề mặt gia công của mối hàn có thể ghi phía trên hay dưới nét gạch ngang của đường dóng chỉ vị trí hàn và được đặt sau ky hiệu mối hàn (hình 15.1.7) 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1