Giáo trình Hóa dược - Trường CĐ Phương Đông Đà Nẵng
lượt xem 10
download
Giáo trình Hóa dược cung cấp cho người học những kiến thức như: Thuốc gây mê và thuốc gây tê; Thuốc an thần và gây ngủ; Thuốc điều trị rối loạn tâm thần; Thuốc chống động kinh; Thuốc điều trị bệnh parkinson;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Hóa dược - Trường CĐ Phương Đông Đà Nẵng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG ĐÀ NẴNG GIÁO TRÌNH HÓA DƯỢC Đối tượng: Cao Đẳng Dược Liên Thông (Lưu hành nội bộ) 1
- Năm: 2017 MỤC LỤC BÀI 1. THUỐC GÂY MÊ VÀ THUỐC GÂY TÊ............................................................... 1 BÀI 2. THUỐC AN THẦN VÀ GÂY NGỦ ....................................................................... 9 BÀI 3. THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN ...................................................... 16 BÀI 4. THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH............................................................................ 22 BÀI 5. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON............................................................. 29 BÀI 6. THUỐC GIẢM ĐAU THỰC THỂ VÀ THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT, KHÁNG VIÊM .................................................................................................................................. 33 BÀI 7. THUỐC ĐIỀU TRỊ HO VÀ THUỐC LONG ĐỜM ............................................. 46 BÀI 8. THUỐC TÁC DỤNG LÊN THẦN KINH GIAO CẢM VÀ PHÓ GIAO CẢM ... 50 BÀI 9. THUỐC KÍCH THÍCH THẦN KINH TRUNG ƯƠNG........................................ 59 BÀI 10. THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1 VÀ THUỐC ỨC CHẾ GIẢI PHÓNG HISTAMIN ......................................................................................................................... 65 BÀI 11. KHÁNG SINH ..................................................................................................... 73 BÀI 12. SULFAMID KHÁNG KHUẨN ......................................................................... 106 BÀI 13. THUỐC KHÁNG NẤM..................................................................................... 111 BÀI 14. THUỐC KHÁNG VIRUS .................................................................................. 115 BÀI 15. THUỐC KHÁNG LAO, PHONG ...................................................................... 121 BÀI 16. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT RÉT ............................................................... 128 2
- BÀI 17. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN SÁN ............................................................ 138 BÀI 18. CHẤT SÁT KHUẨN, TẨY UẾ ......................................................................... 145 BÀI 19. THUÔC DIỆT TRICHOMONAS VÀ AMIB .................................................... 152 BÀI 20. THUỐC CHỮA LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG………….…………………..158 BÀI 21. THUỐC NHUẬN, TẨY……………..………………………….……………..167 BÀI 22. THUỐC CHỐNG TIÊU CHẢY, LỴ…………………………………………172 BÀI 23. THUỐC GÂY NÔN VÀ CHỐNG NÔN……………………………………..177 BÀI 24. THUỐC CHỮA BỆNH TIM MẠCH…………………………………………182 BÀI 25. HORMON VÀ CÁC CHẤT TƯƠNG TỰ…………………………………….206 BÀI 26. VITAMIN………………………………………………………………….…..250 3
- BÀI 1. THUỐC GÂY MÊ VÀ THUỐC GÂY TÊ MỤC TIÊU: 1. Trình bày được mục đích dùng các thuốc gây tê và gây mê, các đường đưa thuốc mê và thuốc tê vào cơ thể. Các tiêu chí đánh giá hiệu lực thuốc gây mê. 2. Trình bày được công thức, tính chất, định tính, định lượng (nếu có), công dụng và bảo quản 1 số thuốc điển hình. NỘI DUNG I. THUỐC TÊ Thuốc tê có tác dụng phong bế dẫn truyền thần kinh ngoại vi, làm mất cảm giác tạm thời ở một phần cơ thể, phục vụ cho các ca phẫu thuật nhỏ, khu trú như: nhổ răng, phẫu thuật chi, chích nhọt, đau do chấn thương … Thuốc gây tê được chia làm hai loại: Gây mê đường tiêm và gây mê bề mặt. 1. Thuốc gây tê đường tiêm Là muối của các chất gây tê thuộc hai nhóm cấu trúc: ester và amid. - Cấu trúc ester: ester của acid benzoic thế với một amino acid. + Dẫn chất acid p-aminobenzoic: Procain, tetracain, cloprocain. + Dẫn chất acid aminobenzoic khác: Primacain, parethoxycain… - Cấu trúc amid: Là các amid giữa các dẫn chất thế của anilin với acid carboxylic Danh mục thuốc: Lodocain, mepivacain, prilocain… + Các thuốc gây tê đều có nhóm amin nên có tính base. + Để tăng thời hạn gây tê thường tiêm kèm thuốc co mạch adrenalin. Tác dụng phụ: + Dị ứng: Nổi mề đay, khó thở do co thắt phế quản… Các thuốc có cấu trúc ester thường xuyên gây dị ứng hơn các thuốc cấu trúc amid. + Thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, giảm nhịp tim, suy hô hấp, hạ huyết áp. 1.2. Thuốc gây tê bề mặt. Thuốc loại này thuộc nhiều cấu trúc ester, ether, amid; gồm dạng base của một số thuốc gây tê đường tiêm có tác dụng gây tê bề mặt và các thuốc khác có độc tính cao không dùng gây tê đường tiêm. 1
- LIDOCAIN HYDROCLORID Tên khác: Lignocain hydroclorid. Công thức: CH3 C2 H5 NHCO CH2 N .HCl .H2O C2 H5 CH3 C14H22N2O. HCl ptl: 234, 30 Tên khoa học: 2-diethylamino-2,6-dimethylacetanilid hydroclorid Điều chế: Tính chất: Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng; biến màu chậm trong không khí, ánh sáng; nóng chảy ở khoảng 76oC. Rất tan trong nước; tan trong ethanol, chloroform; hầu như không tan trong ether. Định tính: Dung dịch nước cho phản ứng của ion Cl- Phổ IR hoặc SKLM, so với lidocain hydroclorid chuẩn. Định lượng: Bằng phương pháp acid – base, với các kỹ thuật sau: Trong dung môi acid acetic khan; HClO4 0,1M; chỉ thị đo thế. Phần HCl kết hợp, định lượng bằng dung dịch NaOH 0,1M; dung môi ethanol 96%; chỉ thị đo thế. Công dụng: Gây tê: Tác dụng nhanh, kéo dài khoảng 60-75 phút. Chống loạn nhịp: Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chống loạn nhịp thất. Liều dùng: Người lớn, truyền 50-100 mg, tốc độ truyền 25-50 mg/phút. Tác dụng không mong muốn: Hoa mặt, run cơ, có thể bị loạn thần. PROCAIN HYDROCLORID Tên khác: Novocain hydroclorid. Công thức: C2H5 H2N COO (CH2)2 N .HCl C2H5 C13H20N2O2 ptl: 272, 77 2
- Tên khoa học: 2-diethylaminoethyl-4-aminobenzoat hydroclorid. Điều chế: Tính chất: Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng; biến màu chậm khi tiếp xúc lâu với ánh sáng, không khí; nhiệt độ chảy ở khoảng 157oC. Rất tan trong nước, tan trong ethanol; khó tan trong nhiều dung môi hữu cơ. Định tính: Phản ứng đặc trưng nhóm amin thơm bậc I: Tạo muối diazoni với HNO2, sau đó ngưng tụ với một phenol tạp phẩm màu nitơ (màu đỏ): Dung dịch procain hydroclid trong nước làm mất amuf tím của kalipermanganat (tính khử). Dung dịch procain hydrocain cho kết tủa với các thuốc thử chung của alkaloid: màu vàng với acid picric, màu nâu với dung dịch iod… (tính base). Cho phản ứng đặc trưng của ion Cl-. Phổ IR hoặc SKLM, so với procain hydroclorid chuẩn. Định lượng: Bằng phép đo nitrit. Dựa vào phản ứng tạo muối diazoni của amin thơm bậc I, dung dịch chuẩn NaNO2 0,1M; chỉ thị đo điện thế. Công dụng: Gây tê tiêm, thời hạn tác dụng 1 giờ. Liều dùng: Tiêm 0,3-1,0 g/lần; tùy vùng và kỹ thuật gây tê. TETRACAIN HYDROCLORID Tên khác: Amethocain hydroclorid. Công thức: CH3 C4H9 NH COO (CH2)2 N .HCl CH3 C15H24N2O2 ptl: 300, 83 Tên khoa học: 2-dimethylaminoethyl 4-butylaminobenzoat hydroclorid. Tính chất: Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị hơi đắng và tê lưỡi. Thường kết tinh ở hai dạng và nhiệt độ nóng chảy trong khoảng 134-147oC (hỗn hợp kết tinh). Dễ tan trong nước; tan trong ethanol; khó tan trong các dung môi hữu cơ. Định tính: Bốc hơi tới khô hỗn hợp tetracain và HNO3 đặc trên nồi cách thủy; hòa cặn vào aceton, thêm 1ml KOH 0,1M trong ethanol: xuất hiện màu tím. Định lượng: Bằng các phương pháp tương tự lidocain hydroclorid. 3
- Công dụng: Thuốc gây tê tiêm; thích hợp dùng trong nhãn khoa và gây tê tủy sống cho phẫu thuật kéo dài 2-3 giờ. Liều dùng: Nhỏ mắt gây tê: Dùng dung dịch 0,5% Gây tê tủy sống: Tiêm 5-15 mg/lần; dung dịch 0,2-1%. Tác dụng không mong muốn: Tương tự procain hydroclorid. II. THUỐC GÂY MÊ 1. Định nghĩa: Thuốc gây mê là những thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, làm mất cảm giác đau; được dùng cho gây mê phẫu thuật. 2. Phân loại Dựa vào đường đưa thuốc vào cơ thể, người ta chia thuốc gây mê thành 2 loại: Thuốc gây mê đường hô hấp Thuốc gây mê đường tiêm và các đường khác 3. Các thuốc cụ thể 3.1. Thuốc gây mê đường hô hấp Gồm các chất lỏng dễ bay hơi và khí hóa lỏng (Bảng 1.1). 3.1.1. Thuốc mê lỏng Thuốc mê cấu trúc ether hoặc hydrocarbon gắn với halothan: ether, cloroform, enfluran, isofluran, methoxyfluran, halothan… Các chất này có đủ hiệu lực gây mê độc lập nên gọi là các thuốc mê 100%. Ether và cloroform là thuốc mê được sử dụng nhiều trước đây; tuy nhiên có nhược điểm: Ether dễ cháy nổ, Cloroform gây độc với gan nên hiện nay ít được sử dụng. 3.1.2. Thuốc mê khí hóa lỏng Hiện nay chỉ sử dụng N2O là một khí gây mê hiệu lực
- 2-clo-1,1,2-trifluoethyl difluomethyl ether Methoxyfluran CHCl2-CF2-O-CH3 Chất lỏng bay hơi, tỷ lệ giải phóng F- cao, không cháy Desfluran CF3-CHF-O-CHF2 Chất lỏng bay hơi, không cháy Nitrogen N2 O Khí hóa lỏng monoxyd Khó cháy nổ Hiệu lực < 100% Thuốc mê lý tưởng: Là thuốc mê có đủ các tiêu chí sau: Khởi mê nhanh, nhẹ nhàng, hồi phục nhanh Dễ điều chỉnh liều lượng Tác dụng giãn cơ tốt, giảm đau tốt Không ảnh hưởng đến tuần hoàn, hô hấp Không độc và không có tác dụng phụ Không gây cháy nổ, giá thành thấp Thực tế chưa có thuốc mê nào có đầy đủ các tiêu chí trên. Trong thực hành gây mê thường phối hợp nhiều loại thuốc mê; bổ trợ thêm thuốc tiền mê 3.2. Thuốc gây mê đường tiêm Theo cấu trúc chia làm 2 nhóm: Thuốc mê barbiturate: Thiopental natri, thiamylal natri, methohexital natri Thuốc mê có cấu trúc khác (không barbiturate):Ketamin, etomidat, propofol HALOTHAN Biệt dược: Fluothane Công thức: (Bảng 1.1) C2HBrCLF3 ptl: 197,38 Điều chế: Brom hóa 2-cloro-1,1,1-trifluoethan (I); cất phân đoạn ở 50C thu được halothan (II) tinh khiết: 5
- F Br F + Br2 H2C C F HC C F - HCl Cl F Cl F (I) (II) Tính chất: Chất lỏng nặng, linh động, không màu, mùi đặc trưng (gần giống mùi Cloroform), vị ngọt nóng; hơi Halothan không cháy. Không trộn lẫn với nước, trộn lẫn với nhiều dung môi hữu cơ. Tỷ trọng ở 20C: 1,872-1,877; cất được ở 50C Định tính: Nhận thức cảm quan; xác định tỷ trọng, nhiệt độ sôi Phổ IR: chất thử phù hợp với phổi IR của halothan chuẩn Công dụng: Thuốc mê đường hô hấp, khởi mê nhanh và nhẹ nhàng Thường phối hợp với nitrogen monoxyd và oxy; tỷ lệ halothan trong hỗn hợp gây mê 1-4% Tác dụng phụ: Liều cao gây giãn tử cung, có thể gây chảy máu Bảo quản: Không dùng bình kim loại đựng Halothan vì bị ăn mòn Để ở nhiệt độ không quá 25oC, tránh ánh sang. NITROGEN MONOXYD Tên khác: Nitrogen oxyd; Khí cười. Công thức: N2O ptl: 44,01 Điều chế: Đun ở nhiệt độ 170C, amino nitrat bị phân hủy cho N2O: NH4NO2 N2 O + H 2 O Nếu đun ở nhiệt độ cao hơn sản phẩm phân hủy sẽ còn là: NH3, NO2, N2 Tính chất: Khí không màu, không mùi; 1lít khí ở nhiệt độ 0oC, áp suất 760mmHg, nặng khoảng 1,97 g. Hơi N2O không cháy nhưng khi trộn lẫn với chất dễ cháy thì làm tang khả năng cháy. Hòa tan được vào nước. Định tính: - Đặt mẩu than hồng vào luồng khí N2O, mẩu than sẽ bùng cháy - Lắc khí N2O với dung dịch kiềm pyrogalon: không có màu nâu. Công dụng: Thuốc mê < 100% (dùng độc lập không đủ hiệu lực đưa người bệnh vào cơn mê). Vì liệu lực thấp, N2O chỉ được dùng làm khí mang,cùng với thuốc mê 100% và oxy thành 6
- hỗn hợp gây mê hiệu quả và an toàn. Để tránh thiếu oxy, tỷ lệ N2O trong hỗn hợp chỉ ở mức dưới 65%. Tác dụng phụ: Khi ngửi khí N2O một số bênh nhân cười ngặt nghẽo, giống như hội chứng Hysteri, vì vậy còn có tên gọi là “khí cười”. Bảo quản: Để bình N2O hóa lỏng ở nhiệt độ thấp. Thận trong lúc vận chuyển. THIOPENTAL NATRI Tên khác: Pentothal; Trapanal Công thức: H O N C2H5 H3C CH C3H 7 N CH3 O C11H17N2NaO2S ptl: 264,32 Tên khoa học: Muối natri của 5-ethyl-5-(1-methylbutyl)-2-thioxo-1H, 5H- pyrimidin-4,6- dion. Điều chế: Tính chất: Bột kết tinh màu trắng ánh vàng nhạt, hút ẩm, mùi hơi khó chịu. Rất tan trong nước, nhưng dung dịch dễ bị kết tủa lại; tan trong ethanol. Định tính: - Phản ứng đặc trưng của nhóm barbiturat. - Ion Na+ : đốt trên dây Pt cho ngọn lửa màu vàng. - Kết tủa acid 5 – ethyl – methylbutyl – thio – 2 barbiturat bằng HCl, lọc thu cặn, rửa sạch, sấy khô: Nhiệt độ nóng chảy của cặn khoảng 163-165C - Sắc ký lớp mỏng hoặc phổ IR, so với thiopental natri chuẩn. Định lượng: - Hàm lượng Na+ : 10,2-11,2% Chuẩn dộ bằng acid HCl 0,1M; chỉ thị đỏ methyl. - Acid 5 – ethyl – methylbutyl thio-2barbituric: 84,0-87,0%. Kết tủa dạng acid bằng dung dịch H2SO4, chiết bằng chloroform, bay hơi thu cặn; chuẩn độ bằng lithimethoxyd 0,1M trong dung môi DMF. Công dụng: Thuốc gây mê đường tiêm; tác dụng nhanh, nhưng duy trì mê ngắn. Chỉ định: Tiêm tĩnh mạch gây mê cho các cuộc phẫu thuật ngắn hoặc phối hợp với các thuốc gây mê khác cho phẫu thuật kéo dài. 7
- Liều dùng: Theo chỉ định của bác sĩ gây mê Tác dụng phụ: Co thắt phế quản, không dùng cho người hen. Bảo quản: Tránh ánh sáng và ẩm. Thuốc độc bảng B. KETAMIN HYDROCLORID Biệt dược: Ketalar; Ketalin. Công thức: Cl O NHCH3 . HCl C11H14ClNO.HCl ptl: 274,19 Tên khoa học: 2-(o-clorophenyl)-2-(methylamino) cyclohexanon hydroclorid. Điều chế: Tính chất: Bột kết tinh màu trắng; nóng chảy ở 262-263C. Rất tan trong nước, pH dung dịch nước 3,5-4,1. Tan trong ethanol, chloroform. Định tính: - Phổ IR đặc trưng hoặc sắc ký lớp mỏng, so với ketamine hydroclorid chuẩn. - Dung dịch cho phản ứng đặc trưng của ion Cl- Định lượng: Phương pháp acid-base: Chuẩn độ vào phần HCl bằng dung dịch NaOH 0,1M, trong môi trường methanol, chỉ thị đo điện thế: R=NH.HCl + NaOH R=NH + NaCl + H2O Công dụng: Thuốc gây mê đường tiêm; phát huy tác dụng nhanh, kèm giảm đau. Thời hạn tác dụng10-25 phút, tùy theo đường tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp. Chỉ định: Gây mê các trường hợp phẫu thuật ngắn. Tác dụng phụ: Gây tăng áp lực dịch não tủy và thủy tinh thể Bảo quản: Trong bao bì kín, tránh ánh sáng. 8
- BÀI 2. THUỐC AN THẦN VÀ GÂY NGỦ MỤC TIÊU 1. Trình bày được cách phân loại các thuốc an thần, gây ngủ theo cấu trúc. Tính chất hóa học, phương pháp định lượng chung của barbiturate và các dẫn chất enxodiazepin. Phương pháp điều chế một số chất điển hình. 2. Trình bày được công thức tính chất, công dụng , chế độ bảo quản và quản lý của các thuốc điển hình. NỘI DUNG Thuốc an thần thuốc gây ngủ là thuốc dùng khắc phục chứng mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, căng thẳng tạ thời hoặc mãn tính do rối loạn thần kinh trung ương. Theo cấu trúc , các thuốc an thần, gây ngủ được chia thành 3 nhóm: - Dẫn chất acid barbituric ( các brabitrurat). - Dẫn chất benzodiazepine. - Thuốc cấu trúc khác. 1. DẪN CHẤT ACID BARBITURIC Công thức chung H O N R1 O R2 N R3 O Bảng 2.1 Các dẫn chất acid barbituric. Tên thuốc R1 R2 R3 Công dụng Barbital -C2H5 -C2H5 -H An thần, ngủ Pentobarbital -C2H5 -CH(CH3)-C3H7 -H An thần, ngủ Talbutal -CH2- -CH(CH3)-C2H5 -H An thần, ngủ CH=CH2 Butabarbital -C2H5 -CH(CH3)-C2H5 -H An thần , ngủ Phenobarbital -C2H5 - C6H5 -H Gây ngủ, giãn cơ vân Mephobarbital -C2H5 -C6H5 -CH3 Gây ngủ, giãn cơ vân 9
- Metharbital -C2H5 -C2H5 -CH3 Gây ngủ, giãn cơ vân Secobarbital -CH2- -CH(CH3)-C3H7 -H An thần, ngủ, giảm đau CH=CH2 Amobarbital -C2H5 -CH2CH2- -H Gây ngủ, giãn cơ vân CH(CH3)2 Butobarbital -C2H5 -C4H9 -H An thần, ngủ, giảm đau Dạng dược dụng: Trong y học dùng hai dạng: acid( vị trí 1 và 3 còn H) và muối mononatri ( vị trí 1 thay H bằng Na). Muối mononatri tan trong nước, dùng pha tiêm: H O H O N N R1 R1 O O N R2 N R2 O O Na H Dạng acid Dạng muối mononatri Tính chất hóa học chung: 1. Khi đun nóng trong dung dịch kiềm đặc, vòng ureid bị thủy phân, giải phóng các thành phần ure và malonat tiếp sau thủy phân ure thành NH2 và nước: H O O N Na O R1 R1 + H2O, t o O R2 NaOH CO(NH2)2 + N Na O R2 H O O CO(NH 2)2 + H2O 2 NH3 + CO 2 2. Dạng acid tan trong NaOH tạo thành muối natri: O O H N N R1 R1 O R2 + NaOH NaO R2 + H2O (2) N N O Na O H 3. Muối dinattri cho kết tủa màu với các ion kim loại màu Me+n, cho màu khác nhau, ví dụ với Ag+ cho tủa màu trắng; Co++ cho kết tủa màu xanh tím… Phản ứng với cobalt là phản ứng đặc trưng của các barbiturat. Các phương pháp định lượng: 10
- Tất cả các chế phẩm dạng acid hoặc dạng muối mononatri đều có H linh động nên định lượng bằng phương pháp acid-base, với các kĩ thuật: 1. Áp dụng cho dạng acid: bằng kĩ thuật (a) và (b) dưới đây: (a): dung môi có tính base là dimethylformamid (DMS): trong dung môi này, các phân tử acid yếu phân ly gần 100%, trở thành acid mạnh; cho phép định lượng bằng NaOH 0,1M pha trong ethanol – Phản ứng 2. (b): Trong dung môi pyridine, có tham gia của AgNO3 quá thừa: O O H N N +AgNO3 R1 - R1 NO3 O + 2 OAg R2 + 2 + N N R2 N N H H Ag O O Chuẩn độ bằng NaOH 0,1M trong ethanol, chỉ thị thymolphtalein: - NaOH + + N NO3 NaNO3 + H2 O + N H Đương lượng barbiturate N=M/2 ( vì có 2 H linh động). 2. Áp dụng cho các dạng muối mononatri: Dùng kĩ thuật (b) như đối với dạng acid đương lượng của chất định lượng N=M vì chỉ còn 1 H linh động Tác dụng: An thần, gây ngủ: Barbital, pentobarbital, talbutal, butobarbittal, butabarbital. An thần, gây ngủ kèm theo thư giãn cơ vân: Phenobarbutal, mephobarbital, metharbital, seobarbital, amobarbital. Độc tính: Ngộ độc barbiturate xảy ra khi dùng quá liều điều trị, với các triệu chứng: ngủ li bì bất thường, suy giảm hô hấp và tuần hoàn . Trường hợp ngộ độc nặng không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong do liệt hô hấp. 2. DẪN CHẤT BENZODIAZEPIN Cấu trúc: Là dẫn chất 1,4-benzodiazepin N 9 1 2 8 3 7 6 4 5 N Các phép thử định tính: - Một số chất có phản ứng tạo màu, ví dụ: diazepam cho huỳnh quang mà xanh lục khi hòa tan vào H2SO4 đậm đặc; bromazepam tác dụng với phèn sắt amoni cho màu tím… Phản ứng của các nhóm thế -NO2, phenyl,… 11
- - Phổ IR hoặc sắc ký, so với chất chuẩn. - Dẫn chất benzodiazepine hấp thụ UV, ví dụ nitrazepam: max ở 280nm; flurazepam có max ở 240 và 280 nm… Phương pháp định lượng: - Phương pháp acid-base trong dung môi acid acetic khan, dung dịch chuẩn HClO4; chỉ thị đo điện thế. - Quang phổ UV: Thường áp dụng cho các dạng bào chế. Tác dụng: An thần, gây ngủ; một số chất có kèm tác dụng giãn cơ. Các tác dụng trên thể hiện không đầy đủ ở mỗi chất và cũng không có mối liên quan rõ rệt giữa cấu trúc khung và tác dụng. Các chất có tác dụng giãn cơ được dùng chống co cơ do các nguyên nhân. - . Tác dụng không mong muốn: Gây trầm cảm, giảm thị lực, đau đầu, hạ huyết áp, suy giảm hô hấp. Quản lý: Tất cả các thuốc dẫn chất benzodiazepine đều là thuốc hướng thần. 3. THUỐC AN THẦN, GÂY NGỦ CẤU TRÚC KHÁC Bảng 2.3. Một số thuốc an thần, gây ngủ cấu trúc khác Tên thuốc Tác dụng Liều dùng (người lớn) Cloralhydrat An thần, gây ngủ - Uống 0,25-1,0 g Ethchlovynol Gây ngủ ngắn hạn - Uống 0,5-0,75 g Ethinamat Gây ngủ ngắn hạn - Uống 0,5-1,0 g Glutethimid Gây ngủ - Uống 0,25-0,5 g Methyprylon Gây ngủ, tạo giấc ngủ 5- - Uống 0,2-0,4 g 8h Zolpidem Gây ngủ ngắn hạn - Uống 20 mg Hydroxyzin An thần - Uống 25 mg/lần Meprobamat An thần - Uống 0,4 g/lần; không quá 2,4 g/24h Buspiron hydroclorid An thần - Uống 5 mg/lần; 3 lần/24h PHENOBARBITAL Tên khác: Phenobarbitone; Phenemalum. Công thức: 12
- H O N C2H5 O N C12H12N2O3 H O ptl : 232,24 Tên khoa học: 5-ethyl-5-phenyl-1H,3H,5H-pyrimidin-2,4,6-trion. Điều chế: Theo nguyên tắc chung điều chế barbiturate, trong đó nguyên liệu đầu là ester diethyl của acid 2-ethyl-2-phenyl malonat ethyl và ure. Tính chất: Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng; bền trong không khí; nóng chảy ở khoảng 176ᵒC. Khó tan trong nước; tan trong ethanol và một số dung môi hữu cơ; tan trong dung dịch NaOH và các dung dịch kiềm khác (tạo muối). Định tính: Ngoài các phản ứng chung, phản ứng riêng của nhóm thế phenyl: - Nitro hóa bằng HNO3 cho dẫn chất nitro màu vàng. - Phản ứng với hỗn hợp formonl + H2SO4 đặc, cho màu đỏ. Định lượng: Bằng các phương pháp chung của Barbiturat. Công dụng: An thần, gây ngủ, giãn cơ vân; Được dùng từ năm 1910 để chống co giật trong các trường hợp: uốn ván, động kinh, ngộ độc, sốt cao ở trẻ em,…, đến nay vẫn còn giá trị. Dùng chống căng thẳng thần kinh, lo lắng. Dạng muối mononatri được dùng làm thuốc tiền mê. Liều dùng: Người lớn, uống an thần 20-120 mg/24h, chia 2 đến 3 lần. Uống đủ: 100-320 mg/lần. Trẻ em uống chống co giật 2-5 mg/kg/24h. Nhược điểm của phenobarbital là liều gây ngủ gần liều giãn cơ. Bảo quản: thuốc độc bảng B. NITRAZEPAM Tên khác: Alodorm; Nitrazepol. Công thức: 13
- H O N 9 1 2 8 3 7 6 4 5 O 2N N C15H11N3O3 ptl: 218,26 Tên khoa học: 7-nitro-5-phenyl-1,3-dihidro-2H-benzodiazepin-2-on. Điều chế: NH2 NH CO CH2 O Br O NO 2 NO2 Br -HBr C CH2Br + O (I) (II) NH CO CH2 H N O NO 2 H Nitrazepam (III) Cho 2-amino 5-nitro benzophenon (I) phản ứng với bromoacetylbromid tạo 2- bromoacetamido-5-nitrobenzophenon (II); tiếp tục cho (II) phản ứng với NH3 cho 2- aminoacetamido-5-nitro benzophenon (III); loại nước của (III) bằng HCl, trong methanol, tạo nitrazepam. Tính chất: Bột kết tinh màu vàng nhạt; nóng chảy ở 226-230oC. Thực tế không tan trong nước; khó tan trong ethanol và nhiều dung môi hữu cơ. 14
- Định tính: - Dung dịch nitrazepam trong methanol, thêm NaOH: màu đậm lên. - Hấp thụ UV cho cực đại ở 280 nm, với trị số E (1%,1cm)= 890-950 (dd trong H2SO4/ methanol). - Sau khi thủy phân bằng dung môi trong HCl, nhóm amin thơm bậc I giải phóng cho phản ứng tạo phẩm màu nito đặc trưng. - Sắc kí lớp mỏng, so với nitrazepam chuẩn. Định lượng: Bằng phương pháp đã nói ở phần chung. Công dụng: Gây giấc ngủ 6-8h, kèm giãn cơ trung bình. Chỉ đinh: Mất ngủ; Khắc phục co cơ ngoài ý muốn. Liều dùng: Người lớn, uống ngủ 5-10mg. Chú ý: Chất chuyển hóa còn hoạt tính; không sử dụng liên tục, kéo dài. Bảo quản: Tránh ánh sáng. DIAZEPAM Biệt dược: Seduxen; Valium. Công thức: CH3 O N 9 1 2 8 3 7 6 4 5 Cl N C16H13ClN2O ptl: 284,74 Tên khoa học: 7-clorua-1-methyl-5-phenyl-1,3-dihydro-2H-1,4-benzodiazepin-2-on. Điều chế: Theo nguyên tắc điều chế nitrazepam, trong đó dùng nguyên liệu đầu là 2- methylamino-5-clorobenzophenon trong ether. Tính chất: Bột kết tinh màu trắng ánh vàng, không mùi; bền ngoài không khí. Tan trong các dung môi hữu cơ; khó tan trong nước. Nóng chảy ở 131-135oC. Định tính: - Dung dịch diazepam trong H2SO4 đậm đặc cho huỳnh quang màu xanh lục- vàng trong ánh sáng UV 365nm. - Hấp thụ UV: dung dịch diazepam trong H2SO4 0,5%/methanol, cho 3 cực đại hấp thụ ở 242;285 và 366 nm. 15
- Định lượng: Bằng các phương pháp như đã nói ở phần chung. Công dụng: An thần; giãn cơ vận động; sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính. Chỉ định: Lo âu, căng thẳng, say rượu, co cơ vân. Liều dùng: Người lớn, uống 2-10 mg/lần x 2-4 lần/24h; giảm liều với trẻ em. Cấp tính: Tiêm tĩnh mạch 2-25mg/lần. Bảo quản: Tránh ánh sáng. BÀI 3. THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN Mục tiêu 1. Trình bày được sự khác biệt giữa thuốc chống tâm thần hưng và trầm cảm, hiệu lực và tác dụng không mong muốn chung của từng loại thuốc. chế độ quản lý thuốc chống rối loạn tâm thần. 2. Trình bày được cấu trúc, tính chất lý hóa, phương pháp kiểm nghiệm chung. Phương pháp điều chế một số thuốc điển hình. 3. Trình bày được công thức, tính chất lý hóa, kiểm nghiệm, công dụng của các thuốc điển hình. NỘI DUNG 1. THUỐC ĐIỀU TRỊ TÂM THẦN HƯNG CẢM Loại thuốc này còn được gọi là “thuốc liệt thần”, dùng điều trị các triệu chứng tăng khí sắc, hoang tưởng, ảo giáo trong bệnh tâm thần hưng cảm hoặc pha hưng trong rối loạn tâm thần hưng-trầm cảm luân phiên… Đưa người bệnh trở về trạng thái cân bằng tâm thần. Phân loại: Theo cấu trúc, các thuốc được chia ra nhiều nhóm: - Dẫn chất phenothiazine. - Dẫn chất thioxanthen. - Dẫn chất butyrophenon. - Các thuốc cấu trúc khác và lithi carbonat. 1.1. Thuốc dẫn chất phenothiazine Công thức chung: 16
- S 6 5 4 7 3 8 2 9 10 1 R2 N R1 Tính chất lý hóa chung: Tất cả các chất đều có nhóm amin bậc III nên có tính base; dạng base không kết tinh và khong tan trong nước. thường dùng dạng muối hydroclorid hoặc muối với acid khác. Tất cả đều có dạng tinh thể màu trắng, khó tan trong các dung môi hữu cơ; dễ biến màu do ánh sáng; kích ứng da và niêm mạc khi tiếp xúc. Hóa tính và định tính: - Nhân phenothiazine dễ bị oxy hóa ngay cả với oxy không khí; khi gặp các chất oxy hóa mạnh như H2SO4, HNO3, phản ứng xảy ra nhanh, cho màu. - Dung dịch chế phẩm trong nước cho kết tủa với thuốc thử chung alkaloid. - Các phương pháp vật lý: SKLM, phổ IR, hấp thụ UV… Phương pháp định lượng: Các chế phẩm là muối hydroclorid, định lượng bằng hai phương pháp: 1. Phương pháp acid – base trong dung môi acid acetic khan; dung dịch chuẩn HClO4 0,1M; chỉ thị đo điện thế (hoặc chỉ thị màu). 2. Phương pháp acid – base trong dung môi ethanol 96%; dung dịch chuẩn NaOH 0,1M trong nước hoặc ethanol; chỉ thị đo điện thế. Tác dụng: Thuốc dẫn chất phenothiazine phong bế thụ thể dopamin sau sinap gây liệt thần. ngoài ra các thuốc còn tác dụng an thần, kháng histamine nhẹ. Tác dụng không mong muốn: Đáng kể nhất của thuốc dẫn chất phenothiazine là phản ứng ngoại tháp với các triệu chứng: Run tay kiểu Parkinson; vận cơ vận động ngoài ý muốn như vẹo cổ, máy cơ, bồn chồn, đứng ngồi không yên, tay cứng đờ. Các tác dụng khác: Đờ đẫn, khô miệng, giảm thị lực, nôn khan, bí đái. Bảo quản và quản lý: Tránh ánh sáng, quản lý theo chế độ thuốc hướng thần. 1.2. Thuốc dẫn chất thioxanthen Cấu trúc: Nhân phenothiazine trong đó N thay bằng C (vị trí 9); mạch nhánh R1 nối với nhân qua dây nối ∆, tồn tại đồng phân cis và trans. Các nhóm thế R1, R2 tương tự như ở thuốc dẫn chất phenothiazine. Công thức chung: S 5 10 4 6 3 7 2 8 9 1 R2 R1 Danh mục thuốc: Thiothixen, Cloprothixen, Flupenthixol. Tính chất lý - hóa chung: 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hóa dược - Dược lý
357 p | 1365 | 407
-
Giáo trình Hóa dược - Dược lý - NXB Y học
36 p | 1449 | 345
-
Giáo trình Hóa dược (Tập 1 - Sách đào tạo dược sỹ đại học): Phần 1
146 p | 1711 | 269
-
Giáo trình Hóa dược (Tập 2 - Sách đào tạo dược sỹ đại học): Phần 1
178 p | 2751 | 239
-
Giáo trình Hóa dược - Dược lý (Phần II): Phần 1 - DS. Nguyễn Thúy Dần (chủ biên)
89 p | 623 | 187
-
Giáo trình Hóa dược (Tập 2 - Sách đào tạo dược sỹ đại học): Phần 2
97 p | 644 | 184
-
Giáo trình Hóa dược (Tập 1 - Sách đào tạo dược sỹ đại học): Phần 2
163 p | 479 | 165
-
Giáo trình Hóa dược - Dược lý (Phần II): Phần 2 - DS. Nguyễn Thúy Dần (chủ biên)
88 p | 388 | 127
-
Giáo trình Hóa dược và kỹ thuật tổng hợp (Tập 1): Phần 1 - GS.TSKH Phan Đình Châu
98 p | 590 | 110
-
Giáo trình Hóa dược và kỹ thuật tổng hợp (Tập 1): Phần 2 - GS.TSKH Phan Đình Châu
176 p | 285 | 91
-
Giáo trình Hóa dược 1
130 p | 116 | 19
-
Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1: Phần 2 - Trung cấp y tế Tây Ninh
137 p | 52 | 10
-
Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1: Phần 1 - Trung cấp y tế Tây Ninh
112 p | 53 | 9
-
Giáo trình Hóa dược - Dược lý: Phần 1
94 p | 22 | 8
-
Giáo trình Hóa dược - Dược lý: Phần 2
95 p | 29 | 8
-
Giáo trình Hóa dược (Dành cho sinh viên đại học ngành Hóa): Phần 1
133 p | 8 | 4
-
Giáo trình Hoá dược (Dành cho sinh viên đại học ngành hoá): Phần 1 - PGS.TS Phạm Hữu Điển
200 p | 8 | 1
-
Giáo trình Hoá dược (Dành cho sinh viên đại học ngành hoá): Phần 2 - PGS.TS Phạm Hữu Điển
156 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn