Giáo trình Kế toán máy: Kế toán hành chính sự nghiệp
lượt xem 278
download
Giáo trình Kế toán máy: Kế toán hành chính sự nghiệp có kết cấu gồm 2 phần. Phần 1 trình bày tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp. Phần 2 trình bày các nội dung kế toán máy trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Nội dung giáo trình nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về hệ thống phần mềm kế toán máy, quy trình xử lý chung của phần mềm kế toán, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể tiếp cận nhanh và có thể sử dụng ngay được bất kỳ phần mềm kế toán nào sẵn có tại đơn vị hành chính sự nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kế toán máy: Kế toán hành chính sự nghiệp
- CÔNG TY CỔ PHẦN MISA GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN MÁY KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế, Kế toán tại các trƣờng ĐH, CĐ, THCN) NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA - THÔNG TIN HÀ NỘI – 2010
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 QUY ƢỚC VỀ KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG CÁC SƠ ĐỒ MÔ HÌNH HÓA HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN ...................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ 4 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP .................. 5 CHƢƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP .... 6 1. Khái quát về ngân sách nhà nước ...................................................................... 7 2. Khái niệm mục lục ngân sác h nhà nước ............................................................ 7 3. Đơn vị hành chính sự nghiệp ............................................................................ 8 4. Các đối tượng liên quan đến đơn vị hành chính sự nghiệp .............................. 10 5. Câu hỏi ôn tập ................................................................................................ 12 CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH LẬP DỰ TOÁN, SỬ DỤNG VÀ THANH QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ..................................................................... 13 1. Quy trình lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán NSNN ............................. 14 2. Sơ đồ minh họa quy trình lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán NSNN .... 15 3. Các hình thức cấp kinh phí ............................................................................. 15 4. Câu hỏi ôn tập ................................................................................................ 15 PHẦN 2: KẾ TOÁN MÁY TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP .......16 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM KẾ TOÁN........................... 17 1. Khái niệm phần mềm kế toán ......................................................................... 18 2. Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán ...................................................... 18 3. Tính ưu việt của phần mềm kế toán so với kế toán thủ công ........................... 20 4. Lợi ích của việc ứng dụng phần mềm kế toán ................................................. 21 5. Phân loại phần mềm kế toán ........................................................................... 22 6. Các tiêu chuẩn và điều kiện của một phần mềm kế toán.................................. 24 7. Quy định của Bộ Tài chính về hình thức kế toán máy ..................................... 26 8. Làm thế nào để đưa phần mềm kế toán vào ứng dụng? ................................... 27 9. Các tiêu chuẩn giúp lựa chọn phần mềm kế toán tốt nhất ................................ 28 10. Ưu, nhược điểm của phần mềm trong nước và phần mềm nước ngoài .................. 34
- 11. Câu hỏi ôn tập................................................................................................. 36 CHƢƠNG 2: MỞ SỔ KẾ TOÁN CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP BẰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN .......................................................................... 37 1. Các bước tiến hành mở sổ kế toán .................................................................. 38 2. Nhập số dư ban đầu ........................................................................................ 41 3. Phân công công việc và quyền hạn trong phòng kế toán ................................. 49 4. Khóa sổ kế toán cuối kỳ ................................................................................. 50 5. Lưu trữ và bảo quản sổ kế toán trên máy vi tính ............................................. 51 6. Trao đổi dữ liệu với các phần mềm Tổng hợp báo cáo, phần mềm Quản lý ngân sách . 53 7. Cập nhật phần mềm theo thông báo của nhà cung cấp .................................... 54 8. Câu hỏi ôn tập ................................................................................................ 55 9. Bài tập thực hành............................................................................................ 55 CHƢƠNG 3: K Ế TOÁN NGUỒN KINH PHÍ . ............................... ........... 61 1. Nguyên tắc hạch toán ..................................................................................... 62 2. Mô hình hóa hoạt động tiếp nhận, rút dự toán và quyết toán kinh phí. ............. 62 3. Sơ đồ hạch toán kế toán nguồn kinh phí ......................................................... 63 4. Thực hành trên phần mềm kế toán .................................................................. 64 5. Câu hỏi ôn tập ................................................................................................ 85 6. Bài tập thực hành............................................................................................ 86 CHƢƠNG 4: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN ...................................................... 89 1. Nguyên tắc hạch toán ..................................................................................... 90 2. Mô hình hóa hoạt động thu chi tiền................................................................. 90 3. Sơ đồ hạch toán kế toán vốn bằng tiền ............................................................ 93 4. Thực hành trên phần mềm kế toán .................................................................. 95 5. Câu hỏi ôn tập ...............................................................................................107 6. Bài tập thực hành...........................................................................................107 CHƢƠNG 5: KẾ TOÁN VẬT TƢ .....................................................................111 1. Nguyên tắc hạch toán ....................................................................................112 2. Mô hình hóa hoạt động nhập, xuất kho ..........................................................112 3. Sơ đồ hạch toán kế toán vật tư .......................................................................113
- 4. Thực hành trên phần mềm kế toán .................................................................114 5. Câu hỏi ôn tập ...............................................................................................124 6. Bài tập thực hành...........................................................................................124 CHƢƠNG 6: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ...................................................127 1. Nguyên tắc hạch toán ....................................................................................128 2. Mô hình hóa hoạt động tăng, giảm tài sản cố định .........................................128 3. Sơ đồ hạch toán kế toán tài sản cố định .........................................................129 4. Thực hành trên phần mềm kế toán .................................................................131 5. Câu hỏi ôn tập ...............................................................................................142 6. Bài tập thực hành...........................................................................................143 CHƢƠNG 7: KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG ...........................................................147 1. Nguyên tắc hạch toán ....................................................................................148 2. Mô hình hóa hoạt động tiền lương .................................................................148 3. Sơ đồ hạch toán kế toán tiền lương ................................................................148 4. Thực hành trên phần mềm kế toán .................................................................149 5. Câu hỏi ôn tập ...............................................................................................157 6. Bài tập thực hành...........................................................................................157 CHƢƠNG 8: KẾ TOÁN THU SỰ NGHIỆP .....................................................161 1. Nguyên tắc hạch toán ....................................................................................162 2. Mô hình hóa hoạt động thu sự nghiệp ............................................................162 3. Sơ đồ hạch to án kế toán hoạt động thu sự nghiệp ...........................................163 4. Thực hành trên phần mềm kế toán .................................................................163 5. Câu hỏi ôn tập ...............................................................................................173 6. Bài tập thực hành...........................................................................................173 CHƢƠNG 9: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH .............175 1. Kế toán mua hàng và công nợ phải trả ...........................................................176 2. Kế toán bán hàng và công nợ phải thu ...........................................................187 3. Xác định kết quả hoạt động kinh doanh .........................................................198 4. Kế toán thuế ..................................................................................................202 5. Câu hỏi ôn tập ...............................................................................................213
- 6. Bài tập thực hành...........................................................................................214 CHƢƠNG 10: BÁO CÁO TÀI CHÍNH .............................................................223 1. Khái niệm và mục đích sử dụng báo cáo tài chính .........................................224 2. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính ...................................................................224 3. Thực hành trên phần mềm kế toán .................................................................225 4. Câu hỏi ôn tập ...............................................................................................233 5. Bài tập thực hành – Bài tập tổng hợp .............................................................233 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................252
- Lời mở đầu L ỜI MỞ ĐẦU Hiện nay chất lượng hệ thống thông tin kế toán có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp. Vì thế một hệ thống quản lý tài chính kế toán nhanh, mạnh, cung cấp một cách chính xác và k ịp thời thông tin, làm cơ sở cho nhà lãnh đạo ra các quyết định quản trị một cách nhanh chóng, hiệu quả là vô cùng cần thiết. Ngày nay, do tính đa dạng và phức tạp của các hoạt động, cùng với sự phát triển và ngày càng phổ cập của Công nghệ Thông tin, các phần mềm kế toán đang trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả và chính xác nhất. Các phần mềm kế toán giúp các đơn vị hành chính sự nghiệp xử lý thông tin nhanh, an toàn; cung cấp các báo cáo kế toán kịp thời, hiệu quả. Tuy nhiên để khai thác và phát huy hết những tiện ích của các phần mềm kế toán đòi hỏi người sử dụng, bên cạnh nghiệp vụ kế toán vững vàng còn cần có các kỹ năng sử dụng phần mềm, phải hiểu biết và sử dụng một cách thành thục. Chính vì sự cần thiết đó mà giáo trình đào tạo kế toán máy hành chính sự nghiệp đã ra đời. Giáo trình này được biên soạn nhằm phục vụ các đối tượng sinh viên đã và đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chuyên ngành về tài chính kế toán cũng như các chuyên ngành khác về kinh tế, đã có kiến thức sơ đẳng về nguyên lý kế toán. Mục tiêu chính của giáo trình là: Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về hệ thống phần mềm kế toán, quy trình xử lý chung của phần mềm kế toán; giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường tiếp cận nhanh nhất và có thể sử dụng ngay được bất kỳ phần mềm kế toán nào sẵn có tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Là cẩm nang cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp, đi làm, nắm được các tiêu chuẩn đánh giá phần mềm cũng như có hiểu biết cơ bản về các loại phần mềm kế toán và các nhà cung cấp trên thị trường. Từ đó, họ có thể tự lựa chọn hoặc tư vấn cho lãnh đạo mua phần mềm kế toán phù hợp với đơn vị hành chính sự nghiệp mình. Cuốn giáo trình này gồm 2 phần: Bản quyền của MISA JSC 1
- Lời mở đầu Phần 1: Trình bày các khái niệm liên quan đến đơn vị hành chính sự nghiệp; quy trình lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán ngân sách nhà nước. Phần 2: Hướng dẫn thực hành hoạt động kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp bằng phần mềm kế toán. Phần này gồm 10 chương Chương 1: Trình bày các vấn đề tổng quan về phần mềm kế toán. Với chương này, người học sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về phần mềm kế toán, các loại phần mềm kế toán trên thị trường và cách lựa chọn phần mềm phù hợp. Chương 2: Hướng dẫn cách mở sổ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp bằng phần mềm kế toán, các bước cần thực hiện khi ứng dụng phần mềm kế toán trong hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp. Từ chương 3 đến chương 10: mỗi chương là một phần hành kế toán cụ thể, hướng dẫn người học từ các nguyên tắc hạch toán chung, quy trình hóa hoạt động của phần hành đó, cho đến những thao tác cần thực hiện trên phần mềm khi làm kế toán máy. Cuối mỗi chương đều có câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành giúp người học hoàn thiện kiến thức của mình. Giáo trình được biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tập thể tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của các đồng nghiệp và bạn đọc gần xa để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: bizdev@misa.com.vn Bản quyền của MISA JSC 2
- Giải thích ký hiệu Q UY ƢỚC VỀ KÝ HIỆU SỬ DỤNG T RONG CÁC S Ơ ĐỒ MÔ HÌNH HÓA HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN Ký hiệu Ý nghĩa Initial - Điểm bắt đầu một luồng sự kiện Final - Điểm kết thúc luồng sự kiện Action - Diễn tả một hành động nhỏ nhất trong đặc tả hành vi. Có nhiều đầu vào, đầu ra hoặc không có Control Flow - Diễn tả việc bắt đầu một hoạt động sau một hoạt động đã hoàn thành => giúp mô hình hóa chuỗi hoạt động không liên quan đến đối tượng cụ thể Fork - Diễn tả hoạt động có nhiều luồng ra và các luồng đồng thời xảy ra Join - Diễn tả hoạt động có nhiều đầu vào và các đầu vào xảy ra đồng thời Decision - Diễn tả hoạt động có một đầu vào và nhiều đầu ra. Sử dụng cho chọn lựa kiểu đúng, sai Note - Ghi chú Bản quyền của MISA JSC 3
- Danh mục các từ viết tắt D ANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa ĐVHCSN Đơn vị hành chính sự nghiệp ĐVQHNS Đơn vị quan hệ ngân sách Ngân sách nhà nước NSNN Kho bạc nhà nước KBNN Chương trình mục tiêu CTMT Dự án DA Giá trị gia tăng GTGT Hao mòn lũy kế HMLK HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh Công cụ dụng cụ CCDC QĐ Quyết định Tài khoản TK TSCĐ Tài sản cố định Xây dựng cơ bản XDCB Bản quyền của MISA JSC 4
- Tổng quan về đơn vị hành chính sự nghiệp PHẦN 1 T ỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ H ÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Sau khi hoàn thành chƣơng này, bạn có thể nắm đƣợc: Các khái niệm trong đơn vị hành chính sự nghiệp Quy trình lập dự toán, sử dụng và thanh qu yết toán với ngân sách nhà nước Bản quyền của MISA JSC 5
- Các khái niệm trong đơn vị hành chính sự nghiệp . CHƢƠNG 1 C ÁC KHÁI NIỆM TRONG ĐƠN VỊ H ÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Sau khi hoàn thành chƣơng này, bạn có thể nắm đƣợc: Khái niệm ngân sách nhà nước Các danh mục trong mục lục ngân sách nhà nước Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp Các đối tượng liên quan đến đơn vị hành chính sự nghiệp Bản quyền của MISA JSC 6
- Các khái niệm trong đơn vị hành chính sự nghiệp 1. Khái quát về ngân sách nhà nƣớc Ngân sách nhà nước: Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trong đó: Thu ngân sách nhà nước: Bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi ngân sách nhà nước: Bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp q uản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. 2. Khái niệm mục lục ngân sách nhà nƣớc Mục lục ngân sách nhà nước: Là hệ thống các chỉ tiêu để nhà nước thống kê tình hình thu chi NSNN theo các tiêu chí khác nhau. Hệ thống mục lục ngân sách bao gồm các danh mục: Cấp ngân sách; Nguồn ngân sách nhà nước; Chương t rình, mục tiêu, dự án quốc gia; Ngành kinh tế; Nội dung kinh tế; Nhóm mục chi. Nguồn ngân sách nhà nước: Là nội dung thể hiện nguồn gốc ngân sách nhà nước. Nguồn ngân sách được phân loại theo nguồn chi từ vốn trong nước và nguồn chi từ vốn ngoài nước. Cấp ngân sách: Là sự phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho từng cấp chính quyền, bao gồm: Ngân sách Trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã. Bản quyền của MISA JSC 7
- Các khái niệm trong đơn vị hành chính sự nghiệp Chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia: Thể hiện nhiệm vụ chi ngân sách cho các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia, và các nhiệm vụ chi cần theo dõi riêng. Chương: Thể hiện hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền. Ví dụ: 001 – 399: Mã số Chương thuộc cấp Trung ương 400 – 599: Mã số Chương thuộc cấp Tỉnh 600 – 799: Mã số Chương thuộc cấp Huyện 800 – 989: Mã số Chương thuộc cấp Xã Mã số Chương trong lĩnh vực giáo dục: 022: Bộ Giáo dục và Đào tạo 422: Sở Giáo dục và Đào tạo 622: Phòng Giáo dục và Đào tạo 822: Trường Mầm non, nhà trẻ Ngành kinh tế (Loại, khoản): Là tính chất hoạt động kinh tế (ngành kinh tế quốc dân). Nội dung kinh tế (Mục, Tiểu mục): Thể hiện nội dung kinh tế (hay tính chất kinh tế) của khoản thu chi ngân sách nhà nước. Căn cứ vào nội dung kinh tế để chia thành các Mục, Tiểu mục; Nhóm, Tiểu nhóm khác nhau. Nhóm mục chi: Là nhóm các mục chi có cùng tính chất, bao gồm 4 nhóm mục là chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua tài sản và chi khác. 3. Đơn vị hành chính sự nghiệp 3.1. Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp Đơn vị hành chính sự nghiệp: Là đơn vị nhận ngân sách của nhà nước để phục vụ các nhiệm vụ của nhà nước, chủ yếu là các hoạt động chính trị xã hội. VD: Sở Y tế, Sở Giáo dục, Sở thể dục thể thao, Sở Tư pháp... Bản quyền của MISA JSC 8
- Các khái niệm trong đơn vị hành chính sự nghiệp 3.2. Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp 3.2.1. Phân loại theo ngành dọc Theo cách phân loại này, đơn vị hành chính sự nghiệp được chia thành 3 loại: - Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ba n nhân dân giao. Đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc. - Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I). - Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (Đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước), được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách. Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiệ n công tác kế toán và quyết toán theo quy định (Đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước) . 3.2.2. Phân loại theo cấp ngân sách Theo cách phân loại này đơn vị hành chính sự nghiệp được chia thành: - Đơn vị dự toán cấp Trung ương: Sử dụng nguồn ngân sách cấp Trung ương. - Đơn vị dự toán cấp Tỉnh: Sử dụng nguồn ngân sách cấp Tỉnh. - Đơn vị dự toán cấp Huyện: Sử dụng nguồn ngân sách cấp Huyện. 3.2.3. Phân loại theo khả năng tự đảm bảo kinh phí Theo tiêu thức này đơn vị hành chính sự nghiệp có các loại sau: - Đơn vị ngân sách cấp 100% kinh phí (áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp thuần túy). Ví dụ: UBND quận, huyện,… - Đơn vị tự đảm bảo kinh phí (áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu): Đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí. Ví dụ: Trường đại học Bách Khoa và một số trường đại học khác,… Bản quyền của MISA JSC 9
- Các khái niệm trong đơn vị hành chính sự nghiệp Đơn vị tự đảm bảo 100% kinh phí. Ví dụ: Các viện nghiên cứu trực thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp. 4. Các đối tƣợng liên quan đến đơn vị hành chính sự nghiệp 4.1. Cơ quan tài chính 4.1.1. Vai trò của cơ quan tài chính - Là đơn vị có vai trò phối hợp với các đơn vị sử dụng ngân sách cùng cấp và các cơ quan tài chính cấp dưới lập dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách. - Chủ trì phối hợp để xây dựng các định mức phân bổ và các tiêu chuẩn định mức chi ngân sách nhà nước. - Kiểm tra việc thực hiện các quy định về tài chính. 4.1.2. Tổ chức cơ quan tài chính - Bộ Tài chính: Ngoài việc thực hiện vai trò của cơ quan tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp TW còn phải thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ tại các Sở Tài chính. - Sở Tài chính: Ngoài việc thực hiện vai trò của cơ quan tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp Tỉnh còn phải thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ tại các Phòng Tài chính huyện. - Phòng Tài chính: Thực hiện vai trò của cơ quan tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp huyện. 4.2. Kho bạc nhà nƣớc 4.2.1. Khái niệm kho bạc nhà nước Kho bạc nhà nước: Là một công cụ quan trọng trong bộ máy hành chính của nhà nước, thực hiện chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính của nhà nước, huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển và là đầu mối duy nhất thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán ngân sách nhà nước. Bản quyền của MISA JSC 10
- Các khái niệm trong đơn vị hành chính sự nghiệp 4.2.2. Nhiệm vụ của kho bạc nhà nước - Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, hạch toán các khoản thu ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách. - Tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. - Kho bạc nhà nước còn là nơi gửi tiền của nhà nước và là nơi rút tiền của các đơn vị hành chính sự nghiệp. Ngoài ra kho bạc nhà nước còn có nhiệm vụ kiểm soát chi tiêu của các đơn vị hành chính sự nghiệp có nghĩa là kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của chứng từ. 4.2.3. Tổ chức kho bạc nhà nước Tổ chức kho bạc nhà nước: Là các đơn vị được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương theo các cấp sau: - Kho bạc Nhà nước Trung ương: Thực hiện nhiệm vụ chức năng là tập trung nguồn thu ngân sách Trung ương, thực hiện chi trả và kiểm soát các khoản chi thuộc ngân sách Trung ương. Đồng thời, kho bạc Nhà nước còn chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra trực tiếp về hoạt động nghiệp vụ tạ i Kho bạc Nhà nước các tỉnh. - Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh: Thực hiện nhiệm vụ chức năng của kho bạc Nhà nước trên địa bàn t ỉnh. Kho bạc Nhà nước t ỉnh chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra trực tiếp về hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc nhà nước Trung ương. - Kho bạc Nhà nước cấp huyện: Thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn huyện. Và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra trực tiếp về hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Người sử dụng có thể tham khảo slide trình bày Chương 1 phần 1 tại liên kết sau: http://download.misa.com.vn/giaotrinh/ketoanmay_hcsn.html Bản quyền của MISA JSC 11
- Các khái niệm trong đơn vị hành chính sự nghiệp 5. Câu hỏi ôn tập 1. Nêu khái niệm về ngân sách nhà nước. Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước. Phân cấp ngân sách nhà nước. 2. Khái niệm mục lục ngân sách nhà nước. Nêu khái niệm Chương, Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục,… và lấy ví dụ minh họa. 3. Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp. Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp và cho ví dụ minh họa. 4. Khái niệm cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính được phân cấp và tổ chức như thế nào. 5. Khái niệm, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức kho bạc nhà nước. Bản quyền của MISA JSC 12
- Quy trình lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán NSNN CHƢƠNG 2 Q UY TRÌNH LẬP DỰ TOÁN, SỬ DỤNG VÀ T HANH QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Sau khi hoàn thành chƣơng này, bạn có thể nắm đƣợc: Các bước từ khi nhận dự toán đến khi thanh quyết toán với ngân sách Nhà nước Vai trò của các đơn vị trong quy trình từ khi nhận dự toán đến khi thanh quyết toán với ngân sách Nhà nước Các hình thức cấp kinh phí Bản quyền của MISA JSC 13
- Quy trình lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán NSNN 1. Quy trình lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán NSNN Hàng năm vào tháng 6 cơ quan cấp trên giao nhiệm vụ, chỉ tiêu hoạt động cho đơn vị. Căn cứ vào phạm vi nhiệm vụ được giao, đơn vị lập dự t oán ngân sách vào khoảng tháng 7 hàng năm. Dự toán các đơn vị lập xong chuyển cho đơn vị chủ quản tổng hợp, sau đó gửi cho cơ quan tài chính (Phòng Tài chính hoặc Sở Tài chính) trước ngày 20 tháng 7 hàng năm. Toàn bộ dự toán kinh phí của cả tỉnh được Sở Tà i chính tổng hợp, sau đó trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trước khi gửi ra Bộ Tài chính và Ủy ban Ngân sách Trung ương của Quốc hội họp xét duyệt ngân sách vào khoảng tháng 11 hàng năm. Sau khi chính phủ quyết định các khoản dự toán cho từng tỉnh, Sở Tài chính các tỉnh tiến hành phân bổ lại dự toán cho các ngành, các ngành phân bổ cho từng đơn vị trực thuộc, trước ngày 31 tháng 12 sẽ hoàn tất việc phân bổ này. Cuối năm các đơn vị phải nộp báo cáo quyết toán số kinh phí mà đơn vị hoặc ngành sử dụng trong năm, cơ quan tài chính có nhiệm vụ duyệt quyết toán cho các đơn vị vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 của năm tiếp theo. Bản quyền của MISA JSC 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN MÁY KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
209 p | 1474 | 998
-
Giáo trình kế toán máy
114 p | 222 | 944
-
Giáo trình Kế toán máy - Nguyễn Văn Tâm
114 p | 778 | 363
-
Giáo trình Kế toán máy: Kế toán doanh nghiệp
209 p | 594 | 278
-
Giáo trình Kế toán máy-Kế toán doanh nghiệp
500 p | 437 | 157
-
Giáo trình Kế toán máy - Kế toán doanh nghiệp (2015): Phần 1
244 p | 239 | 62
-
Giáo trình Kế toán máy - Kế toán doanh nghiệp (2015): Phần 2
232 p | 199 | 56
-
Giáo trình Kế toán máy - Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 1
246 p | 136 | 28
-
Giáo trình Kế toán máy - Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 2
231 p | 86 | 17
-
Giáo trình Kế toán máy (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
46 p | 29 | 7
-
Giáo trình Kế toán máy Acsoft - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
75 p | 64 | 6
-
Giáo trình Kế toán máy (Nghề: Kế toán tin học - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
198 p | 21 | 5
-
Giáo trình Kế toán máy (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
46 p | 27 | 5
-
Giáo trình Kế toán máy: Phần 2
146 p | 11 | 5
-
Giáo trình Kế toán máy (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh
209 p | 30 | 4
-
Giáo trình Kế toán máy: Phần 1 - GS. TS Đoàn Xuân Tiên
68 p | 3 | 2
-
Giáo trình Kế toán máy: Phần 2 - GS. TS Đoàn Xuân Tiên
220 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn