intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kế toán tài chính 2 - Trường Cao đẳng Công nghệ TP HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

14
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kế toán tài chính 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh; kế toán các khoản ứng trước; kế toán các khoản phải thu-phải trả; kế toán hoạt động tài chính và hoạt động khác. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kế toán tài chính 2 - Trường Cao đẳng Công nghệ TP HCM

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ  BỘ MÔN TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN GIÁO TRÌNH NỘI BỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
  2. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ  BỘ MÔN TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN GIÁO TRÌNH NỘI BỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
  3. MỤC LỤC Chương I: KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH............................................................................. 1 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ................................................... 1 1. Khái niệm thành phẩm, tiêu thụ, doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu........... 1 2. Nhiệm vụ của kế toán .............................................................................................. 1 II. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM .................................................................................... 2 1. Chứng từ sử dụng .................................................................................................... 2 2. Tài khoản sử dụng ................................................................................................... 2 3. Hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu............................................................................ 3 III. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM ................................................................ 7 1. Chứng từ sử dụng .................................................................................................... 7 2. Tài khoản sử dụng và kết cấu................................................................................... 7 3. Hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu............................................................................ 8 IV. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU ....................................... 10 1. Một số lưu ý khi phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu ...................................... 10 2. Kế toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu đối với các khoản giảm trừ doanh thu .................. 11 V. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP... 12 1. Chi phí bán hàng.................................................................................................... 12 2. Chi phí quản lý doanh nghiệp ................................................................................ 14 VI. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ............................................ 17 1. Tài khoản sử dụng ................................................................................................. 17 2. Trình tự hạch toán ................................................................................................. 17 VII. VÍ DỤ MINH HỌA ........................................................................................... 20 1. Ví dụ 1 (Kế toán thành phẩm)................................................................................ 20 2. Ví dụ 2 (Kế toán tiêu thụ thành phẩm) ................................................................... 23 3. Ví dụ 3 (Kế toán xác định kết quả kinh doanh) ...................................................... 25 Chương II: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC ........................................... 31 I. TỔNG QUAN VỀ CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC .................................................. 31 II. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TẠM ỨNG.................................................................. 31 1. Khái niệm các khoản tạm ứng................................................................................ 31 2. Chứng từ và thủ tục kế toán ................................................................................... 31 3. Tài khoản sử dụng và kết cấu................................................................................. 31 4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu .................................................... 32 III. KẾ TOÁN CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC ..................................................................... 32
  4. 1. Khái niệm .............................................................................................................. 32 2. Tài khoản sử dụng ................................................................................................. 32 3. Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ......................................................................... 32 IV. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CẦM CỐ, KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC ............................... 34 1. Khái niệm về cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược ................................................... 34 2. Tài khoản sử dụng ................................................................................................. 34 3. Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ......................................................................... 35 V. VÍ DỤ MINH HỌA .............................................................................................. 35 1. Ví dụ 1 (Kế toán các khoản tạm ứng) .................................................................... 35 2. Ví dụ 2 (Kế toán chi phí trả trước) ......................................................................... 38 3. Ví dụ 3 (Kế toán các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược) ........................................... 40 Chương III: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ ........................ 43 I. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ ................. 43 1. Tổng quan về kế toán các khoản phải thu .............................................................. 43 2. Tổng quan về kế toán các khoản phải trả ............................................................... 44 II. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU .................................................................. 44 1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng ................................................................. 44 2. Kế toán phải thu nội bộ.......................................................................................... 46 3. Kế toán các khoản phải thu khác............................................................................ 49 4. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi ........................................................................ 52 III. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ................................................................. 53 1. Kế toán các khoản vay và nợ thuê tài chính ........................................................... 53 2. Kế toán phải trả người bán..................................................................................... 55 3. Kế toán chi phí phải trả.......................................................................................... 57 4. Kế toán phải trả nội bộ .......................................................................................... 58 5. Kế toán các khoản phải trả khác ............................................................................ 61 6. Kế toán nhận ký quỹ, ký cược ............................................................................... 65 IV. VÍ DỤ MINH HỌA............................................................................................. 66 1. Ví dụ 1 (Kế toán các khoản phải thu)..................................................................... 66 2. Ví dụ 2 (Kế toán các khoản phải trả)...................................................................... 68 Chương IV: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁC . 71 I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH ..................................................... 71 1. Khái niệm .............................................................................................................. 71 2. Phân loại hoạt động tài chính ................................................................................. 71 II. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH ................................................ 71 1. Khái niệm .............................................................................................................. 71 2. Tài khoản sử dụng và kết cấu................................................................................. 71
  5. 3. Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ..................................................................... 72 III. KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH ....................................... 72 1. Khái niệm và nội dụng doanh thu hoạt động tài chính............................................ 72 2. Tài khoản sử dụng và kết cấu................................................................................. 73 3. Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ..................................................................... 73 IV. KẾ TOÁN CHI PHÍ TÀI CHÍNH........................................................................ 75 1. Khái niệm .............................................................................................................. 75 2. Kết cấu và nội dung phản ánh ................................................................................ 75 3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ..................................... 75 V. KẾ TOÁN THU NHẬP KHÁC ............................................................................ 77 1. Khái niệm .............................................................................................................. 77 2. Nội dung các khoản thu nhập khác ........................................................................ 77 3. Tài khoản sử dụng và kết cấu................................................................................. 77 4. Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ..................................................................... 77 VI. KẾ TOÁN CHI PHÍ KHÁC ................................................................................ 79 1. Khái niệm .............................................................................................................. 79 2. Nội dung các khoản chi phí khác ........................................................................... 79 3. Tài khoản sử dụng và kết cấu................................................................................. 79 4. Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ..................................................................... 79 VII. VÍ DỤ MINH HỌA ........................................................................................... 80 1. Ví dụ 1 (Kế toán hoạt động tài chính) .................................................................... 80 2. Ví dụ 2 (Kế toán hoạt động khác) .......................................................................... 82 Chương V: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU .......................................................... 85 I. TỔNG QUAN VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU ................................................................ 85 1. Khái niệm .............................................................................................................. 85 2. Nguyên tắc hạch toán vốn chủ sở hữu .................................................................... 85 II. KẾ TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CHỦ SỞ HỮU .................................................. 86 1. Khái niệm .............................................................................................................. 86 2. Chứng từ sử dụng .................................................................................................. 86 3. Tài khoản sử dụng và kết cấu................................................................................. 86 4. Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ..................................................................... 86 III. KẾ TOÁN LỢI NHUẬN SAU THUẾ CHƯA PHÂN PHỐI ............................... 89 1. Khái niệm .............................................................................................................. 89 2. Tài khoản sử dụng và kết cấu................................................................................. 89 3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ................................................. 89 IV. KẾ TOÁN CÁC QUỸ DOANH NGHIỆP ........................................................... 90 1. Khái niệm .............................................................................................................. 90
  6. 2. Tài khoản sử dụng và kết cấu................................................................................. 91 3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ................................................. 92 V. VÍ DỤ MINH HỌA .............................................................................................. 92 1. Ví dụ 1 (Kế toán đầu tư vốn chủ sở hữu) ............................................................... 92 2. Ví dụ 2 (Kế toán lợi nhuận lợi nhuận sau thuế và các quỹ doanh nghiệp) .............. 94
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TK : Tài khoản DN : Doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn ĐV : Đơn vị CP : Chi phí KH : Khách hàng KD : Kinh doanh QLDN : Quản lý doanh nghiệp QLDA : Quản lý dự án HĐ SXKD : Hoạt động sản xuất kinh doanh BCTC : Báo cáo tài chính VND : Việt Nam Đồng TSCĐ HH : Tài sản cố định hữu hình TSCĐ VH : Tài sản cố định vô hình TTCK : Thị trường chứng khoán XĐKQKD : Xác định kết quả kinh doanh BĐS : Bất động sản NVL : Nguyên vật liệu GTGT : Giá trị gia tăng CCDC : Công cụ dụng cụ CKTM : Chiết khấu thương mại GGHB : Giảm giá hàng bá HBBTL : Hàng bán bị trả lại CKTT : Chiết khấu thanh toán BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ : Kinh phí công đoàn SDCK : Số dư cuối kỳ SDĐK : Số dư đầu kỳ CB-CNV : Cán bộ, công nhân viên CSH : Chủ sở hữu
  8. Chương I: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và XĐKQKD 1 Chương I: KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có có khả năng:  Về kiến thức: Trình bày được những vấn đề chung, khái niệm, nội dung, kết cấu, chứng từ sử dụng của kế toán thành phẩm, giá vốn hàng bán, doanh thu bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, xác định kết quả hoạt động kinh doanh.  Về kỹ năng: Định khoản được các nghiệp vụ phát sinh đến kế toán thành phẩm, giá vốn hàng bán, doanh thu bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Xác định được doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1. Khái niệm thành phẩm, tiêu thụ, doanh thu và thời điểm ghi nhận DT  Thành phẩm: là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận SX chính và SX phụ của DN SX, đã qua khâu kiểm tra chất lượng, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của DN và theo quy định của nhà nước, được nhập kho để chuẩn bị xuất bán.  Tiêu thụ thành phẩm: là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán.  Doanh thu bán hàng:  Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SX, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.  Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau: - DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua - DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn - DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc giao dịch bán hàng - Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 2. Nhiệm vụ của kế toán  Lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết, phương pháp KT tổng hợp hàng tồn kho và phương pháp tính giá hàng xuất kho phù hợp với đặc điểm, tình hình của DN nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý
  9. Chương I: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và XĐKQKD 2  Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch SX SP về số lượng, chủng loại, chất lượng. Phân tích các nguyên nhân làm ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch SX SP  Phản ánh và giám đốc tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm. Tham gia công tác kiểm kê và lập báo cáo về thành phẩm  Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ thành phẩm, tính toán doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng…  Xác định đúng số thuế phải nộp cho nhà nước liên quan tới quá trình tiêu thụ thành phẩm  Phản ánh, theo dõi tình hình thu hồi nợ khách hàng về tiền mua hàng. II. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM 1. Chứng từ sử dụng  Chứng từ nhập:  Phiếu nhập kho (mẫu số 01-VT)  Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (mẫu số 03-VT)  Chứng từ xuất:  Phiếu xuất kho (mẫu số 02-VT)  Chứng từ theo dõi, quản lý:  Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu số 04-VT)  Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (mẫu số 05-VT) 2. Tài khoản sử dụng TK 155 “Thành phẩm”  Bên nợ:  Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho  Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê  Kết chuyển trị giá của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (Nếu hạch toán theo PP kiểm kê định kỳ)  Bên có:  Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho  Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê  Kết chuyển trị giá của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (Nếu hạch toán theo PP kiểm kê định kỳ)  Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho TK 155 có 2 tài khoản cấp 2:  TK 1551 “Thành phẩm nhập kho”  TK 1557 “Thành phẩm bất động sản”
  10. Chương I: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và XĐKQKD 3 TK 157 “Hàng gửi đi bán”:  Bên nợ:  Trị giá hàng hoá, sản phẩm đã gửi hoặc chuyển đến cho đại lý, ký gửi.  Trị giá dịch vụ đã hoàn thành, bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.  Kết chuyển trị giá của hàng hoá, thành phẩm đã gửi đi bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán vào cuối kỳ (Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)  Bên có:  Trị giá hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã được KH thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán  Trị giá hàng hoá, SP đã gửi đi nhưng bị KH trả lại  Kết chuyển trị giá của hàng hoá, thành phẩm đã gửi đi bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán vào đầu kỳ (Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)  Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hoá, SP đã gửi đi hoặc dịch vụ đã cung cấp nhưng chưa được KH chấp nhận thanh toán. TK 632 “Giá vốn hàng bán”:  Bên nợ: Trị giá vốn của thành phẩm đã xác định là tiêu thụ trong kỳ  Bên có:  Trị giá vốn của thành phẩm đã xác định là tiêu thụ trong kỳ nhưng do 1 số nguyên nhân khác nhau nên bị KH trả lại và bị từ chối thanh toán  Kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm thực tế đã xác định là tiêu thụ trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “xác định kết quả kinh doanh” TK 632 không có SDCK 3. Hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu 3.1. Nhập kho thành phẩm  Nhập kho do bộ phận SX hoàn thành, ghi: Nợ TK 155 – Thành phẩm Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang  Nhập kho thành phẩm gửi đại lý bán bị trả lại: Nợ TK 155 – Thành phẩm Có TK 157 – Hàng gởi đi bán  Nhập kho thành phẩm đã tiêu thụ bị trả lại: Nợ TK 155 – Thành phẩm Có TK 632– Giá vốn hàng bán
  11. Chương I: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và XĐKQKD 4  Kiểm kê phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân: Nợ TK 155 – Thành phẩm Có TK 3381– Tài sản thừa chờ giải quyết  Khi xử lý hàng thừa: Nợ TK 3381– Tài sản thừa chờ giải quyết Có TK 3388 – nếu tìm ra đối tượng cần trả lại Có TK 632 – Nếu không tìm ra đối tượng để trả lại 3.2. Xuất kho thành phẩm  Xuất theo phương thức ký gửi đại lý: Nợ TK 157 – Hàng gởi đi bán Có TK 155 – Thành phẩm  Khi thành phẩm được chấp nhận thanh toán hoặc đã được thanh toán, kết chuyển trị giá hàng gửi bán vào GVHB: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 157 – Hàng gởi đi bán  Xuất đi tiêu thụ trực tiếp: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 155 – Thành phẩm  Xuất kho thành phẩm cho KH để thay thế cho SP hỏng không sửa chữa được: Nợ TK 6415 – CP bảo hành SP Có TK 155 – Thành phẩm  Xuất biếu tặng, trả lương, trả thưởng cho nhân viên: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 155 – Thành phẩm  Xuất gia công chế biến: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 155 – Thành phẩm  Xuất trao đổi lấy vật tư: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 155 – Thành phẩm  Xuất để đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết: Căn cứ vào giá trị đánh giá lại thành phẩm đã được thoả thuận giữa nhà đầu tư và công ty con, công ty liên doanh, liên kết: Nợ TK 221, 222 (theo giá đánh giá lại) Nợ TK 811 (nếu giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ thành phẩm) Có TK 155 – Thành phẩm (giá trị ghi sổ)
  12. Chương I: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và XĐKQKD 5 Có TK 711 (nếu giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ thành phẩm)  Kiểm kê phát hiện thiếu, chưa rõ nguyên nhân: Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 155 – Thành phẩm  Khi có quyết định xử lý: Nợ TK 111, 112 (Số tiền bồi thường nhận được) Nợ TK 1388 (Phải thu bồi thường của người phạm lỗi) Nợ TK 334 (Trừ lương cá nhân phạm lỗi) Nợ TK 632 (Nếu không tìm ra đối tượng để thu hồi trị giá thành phẩm thiếu) Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý
  13. Chương I: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và XĐKQKD 6 154,155,156,157 632 (6) (1) 911 627 (2) (7) 138,152,153,155,156 (3) 241,154 tự chế (4) 159 (5a) (5b) Chú thích: (1) Giá thành sản xuất thực tế thành phẩm tiêu thụ trong kỳ. (2) Chi phí sản xuất chung cố định- phần không phân bổ. (3) Hao hụt mất mát hàng tồn kho được tính vào GVHB. (4) Chi phí tự xây dựng, tự chế vượt trên mức bình thường (không tính vào nguyên giá tài sản cố định), tính vào giá vốn hàng bán
  14. Chương I: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và XĐKQKD 7 (5) (5a) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. (6) (5b) Hoàn nhập lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. (7) Giá thành sản xuất thực tế thành phẩm tiêu thụ bị trả lại. (8) Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán. Hình 1.1. Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên III. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM 1. Chứng từ sử dụng Khi xuất thành phẩm để bán, trao đổi, sử dụng nội bộ, khuyến mãi, biếu tặng, trả lương Doanh nghiệp đều phải lập hoá đơn để người mua làm căn cứ ghi sổ và chứng từ đi đường, người bán làm căn cứ ghi nhận Doanh thu và ghi sổ kế toán của mình:  Hoá đơn bán hàng thông thường cần phản ánh:  Giá bán (đã có Thuế GTGT)  Các khoản phụ thu, phí tính ngoài tiền bán (nếu có)  Tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT)  Hoá đơn GTGT cần phản ánh:  Giá bán (chưa có thuế GTGT)  Các khoản phụ thu, phí tính ngoài tiền bán (nếu có)  Thuế GTGT  Tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT) 2. Tài khoản sử dụng và kết cấu TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  Bên Nợ:  Số thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế BVMT.  Các khoản CKTM, GGHB, HBBTL kết chuyển vào cuối kỳ  Kết chuyển DT thuần vào TK 911  Bên Có: DT bán sản phẩm, HH, BĐS đầu tư và cung cấp DV của DN đã thực hiện trong kỳ TK 511 không có SDCK, có 6 tài khoản cấp 2:  TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá  TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm  TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ  TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá
  15. Chương I: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và XĐKQKD 8  TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư  TK 5118 – Doanh thu khác 3. Hạch toán 1 số NV chủ yếu 3.1. Bán hàng theo phương thức trả ngay  Khi bán hàng theo phương thức trả ngay, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, thuế GTGT phải nộp và tổng số tiền phải thu về: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 (Nếu có)  Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 155, 156 3.2. Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp  Khi bán, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, thuế GTGT phải nộp, phần chênh lệch giữa giá trả ngay và trả góp và tổng số tiền phải thu: Nợ TK 131 – (Tổng số tiền phải thu) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 (Nếu có) Có TK 3387 – (Phần chênh lệch giữa giá trả ngay đã gồm thuế GTGT và giá trả chậm, trả góp).  Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 155, 156  Hàng kỳ, khách hàng thanh toán tiền: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 – (Tổng số tiền phải thu/số kỳ thanh toán)  Đồng thời kết chuyển doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu hoạt động tài chính: Nợ TK 3387 - (Phần chênh lệch/ số kỳ thanh toán) Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính 3.3. Bán hàng theo phương thức trả trao đổi hàng không tương tự  Khi mang hàng đi trao đổi, kế toán phản ánh: Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 (Nếu có)  Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
  16. Chương I: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và XĐKQKD 9 Có TK 155, 156  Khi nhận hàng trao đổi về: Nợ TK 152, 153, 156, 211 Nợ TK 133 (Nếu có) Có TK 131 – Phải thu của khách hàng Khi thanh toán chênh lệch:  Trường hợp khoản phải thu (Nợ TK 131) lớn hơn khoản phải trả (Có TK 131), Kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 (Phần chênh lệch)  Trường hợp khoản phải thu (Nợ TK 131) nhỏ hơn khoản phải trả (Có TK 131), Kế toán ghi: Nợ TK 131 (Phần chênh lệch) Có TK 111, 112 Chú ý: Tất cả các trường hợp trên nếu áp dụng tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì cuối kỳ, kế toán tính toán số thuế GTGT phải nộp như sau: Thuế GTGT phải nộp A = x B (theo phương pháp trực tiếp) 1+ B Trong đó: A: là tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ theo phương pháp trực tiếp. B: %Thuế suất thuế GTGT phải nộp.  Cuối kỳ, kế toán phản ánh thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331, 3332, 3333  Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu: Nợ TK 511– Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 5211, 5212, 5213  Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định KQHĐKD: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
  17. Chương I: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và XĐKQKD 10 5211 511 111,112,131 (1) (5) 5212 (2) 5213 (3) 333 (4) 911 (6) (1) Cuối kỳ, kết chuyển chiết khấu thương mại. (2) Cuối kỳ, kết chuyển giảm giá hàng bán. (3) Cuối kỳ, kết chuyển hàng bán bị trả lại. (4) Cuối kỳ, kết chuyển thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, hoặc thuế GTGT đối với DN áp dụng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. (5) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ (Trị giá bán). (6) Cuối kỳ, Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần. Hình 1.2. Trình tự kế toán doanh thu bán hàng và tiêu thụ thành phẩm IV. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN LÀM GIẢM TRỪ DOANH THU 1. Một số lưu ý khi phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu
  18. Chương I: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và XĐKQKD 11  Không ghi nhận trực tiếp vào DT  Khi phát sinh các khoản này ghi bên Nợ TK 521  Giảm giá vốn = giảm số lượng bán x giá xuất kho  DT = số lượng bán x giá bán Bảng 1.1. Tóm tắt các khoản giảm trừ doanh thu Khoản mục Kế toán ở bên mua Kế toán ở bên bán Chiết khấu thương mại, Nợ TK 331 Nợ TK 521 giảm giá hàng bán Có TK 133 Nợ TK 3331 Có TK152, 153,156... Có TK131, 111,112 Hàng bán bị trả lại Nợ TK 331 Nợ TK 155, 156, 631, 611 Có TK 133 Có TK 632 Có TK152, 153,156... Và: Nợ TK 521 Nợ TK 3331 Có TK131,111,112 Chiết khấu thanh toán Nợ TK 331 Nợ TK 635 Có TK 515 Nợ TK 111,112… Có TK111,112… Có TK131 3. Kế toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu đối với các khoản giảm trừ doanh thu  Khi KH trả lại hàng hoá, trừ vào số tiền KH còn nợ DN: Nợ TK 521 ( Hàng bán bị trả lại) Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp Có TK 131 – Phải thu của khách hàng Đồng thời ghi giảm giá vốn hàng bán: Nợ TK 155, 156, 631, 611 Có TK 632 – Giá vốn hàng bán  Khi giảm giá hàng bán cho KH hoặc cho KH hưởng chiết khấu thương mại trừ vào số tiền KH còn nợ lại: Nợ TK 521(Số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá chưa có thuế) Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp Có TK 131 – Phải thu của khách hàng  Khi KH thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, tính vào số tiền KH còn nợ DN: Nợ TK 111, 112 Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2