Giáo trình kiến thức dùng trong kinh doanh chứng khoán - Forum VCU (p5)
lượt xem 10
download
phiếu lệnh. Sau khi kiểm tra, nếu lệnh mua bán của khách hàng đủ điều kiện giao dịch, nhân viên môi giới kí vào phiếu lệnh và chuyển cho đại diện sàn để truyền lệnh vào SGD, TTGDCK. Số tiền và chứng khoán kí quỹ chỉ bị phong tỏa cho đến hết phiên giao dịch. Trường hợp khách hàng mở tài khoản lưu kí tại thành viên lưu kí không phải là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch và thành viên lưu kí phải kí hợp đồng thỏa thuận trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc thành viên giao...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình kiến thức dùng trong kinh doanh chứng khoán - Forum VCU (p5)
- phiếu lệnh. Sau khi kiểm tra, nếu lệnh mua bán của khách hàng đủ điều kiện giao dịch, nhân viên môi giới kí vào phiếu lệnh và chuyển cho đại diện sàn để truyền lệnh vào SGD, TTGDCK. Số tiền và chứng khoán kí quỹ chỉ bị phong tỏa cho đến hết phiên giao dịch. Trường hợp khách hàng mở tài khoản lưu kí tại thành viên lưu kí không phải là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch và thành viên lưu kí phải kí hợp đồng thỏa thuận trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc thành viên giao dịch chịu trách nhiệm thực hiện lệnh giao dịch, thành viên lưu kí chịu trách nhiệm kiểm tra tỉ lệ kí quỹ chứng khoán của khách hàng và đảm bảo thanh toán cho khách hàng theo quy định pháp luật. Trường hợp nhận lệnh giao dịch của khách hàng qua internet, qua điện thoại, qua fax, công ty chứng khoán phải tuân thủ: + Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo có ghi nhận thời điể m nhận lệnh; + Đối với lệnh nhận qua điện thoại, fax, công ty chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc: xác nhận lại với khách hàng trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch, lưu giữ bằng chứng chứng minh về việc đặt lệnh của khách hàng; Lệnh giao dịch được coi như một đơn đặt hàng cố định của khách hàng đối với CTCK. Vì vậy trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên phải được quy định rõ ràng và được các bên tôn trọng chấp hành. Khi không nhập được lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch do lỗi của mình, công ty cần có biện pháp khắc phục thích hợp. Bước 2: Truyền lệnh cho đại diện sàn Mọi lệnh giao dịch chứng khoán niêm yết tại SGDCK, TTGDCK phải được truyền
- qua trụ sở chính, hoặc chi nhánh CTCK trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của SGDCK. Sau khi kiểm soát lại lệnh, nhân viên môi giới chuyển lệnh giao dịch của khách hàng tới nhân viên môi giới của công ty tại SGDCK. Lệnh được chuyển tới đại diện tại sàn theo các hình thức: đọc lệnh qua điện thoại (có gắn thiết bị ghi âm), hoặc truyền qua fax, qua mạng máy tính. Lệnh phải được truyền ngay sau khi kiểm soát xong theo đúng thứ tự đặt lệnh của khách hàng đầy đủ, chính xác. Sau khi nhận được lệnh, nhân viên môi giới của công ty chuyển tới các nhà môi giới lập giá của SGD hoặc chuyển lệnh vào máy chủ của sở để thực hiện việc so khớp lệnh. Bước 3: Nhận kết quả giao dịch Sau khi đấu giá hoặc khớp lệnh, trung tâm điện toán của SGD thực hiện việc cập nhật dữ liệu của các giao dịch đã được thực hiện và thông báo ngay cho phòng môi giới của CTCK. Thông thường việc thông báo này được thực hiện thông qua mạng vi tính của sở theo mẫu quy định sẵn trong thời gian quy định. Bước 4: Thông báo kết quả tới khách hàng Kết thúc phiên giao dịch, nhân viên môi giới thông báo kết quả cho khách hàng căn cứ vào kết quả khớp lệnh từ SGD, TTGDCK.
- 3.1.3.4 Quy trình thực hiện giao dịch của môi giới tại sàn giao dịch Nhận lệnh từ phòng môi giới Nhập lệnh vào hệ thống SGD, TTGDCK In kết quả giao dịch trong phiên giao dịch Thông báo kết quả giao dịch về nơi khớp lệnh Trung tâm khớp lệnh (gồm các nhà môi giới lập giá) tổng hợp các lệnh do các nhà môi giới chuyển đến (bằng phiếu đăng kí giao dịch hay qua mạng vi tính) và tại từng thời điểm ấn định sẽ thông báo dừng tiếp nhận và thực hiện khớp lệnh (đối với khớp lệnh định kì), hoặc so khớp liên tục (đối với khớp lệnh liên tục) để xác định giá và các lệnh giao dịch được thực hiện. Bước 1: Nhận lệnh từ phòng môi giới Nhân viên môi giới tại sàn nhận lệnh theo các hình thức: - Nhận lệnh qua Fax: đối chiếu lệnh, chữ kí của nhân viên hiển thị trên bản Fax phiếu lệnh với chữ kí mẫu của nhân viên môi giới. - Nhận lệnh qua điện thoại: số gọi đến được hiển thị phải đúng số của công ty, và
- người gọi là nhân viên môi giới (ghi âm), nhắc lại lệnh để kiểm tra. - Lệnh được truyền đến từ công ty qua mạng máy tính. Bước 2: Nhập lệnh vào hệ thống SGD, TTGDCK - Nhập lệnh vào hệ thống theo quy định (nhập lệnh theo đúng thứ tự lệnh đến trước nhập trước, lệnh đến sau nhập sau; khi có lệnh đến phải lập tức nhập lệnh vào hệ thống đảm bảo yêu cầu nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. - Thông báo ngay với SGD, TTGDCK nếu phát hiện sai sót, hoặc nhận được lệnh sửa đồng thời thông báo cho phòng môi giới của công ty làm công văn xác nhận sai sót và xin phép sửa lệnh. Nếu được chấp nhận, đại diện giao dịch tiến hành hủy lệnh có sai sót và nhập thông tin trên phiếu lệnh gốc của khách hàng. Đối với những sai sót không được phát hiện và xử lí kịp thời, công ty phải gặp gỡ khách hàng để thương lượng tìm cách giải quyết: bồi thường, mua bán bổ sung số thiếu hụt theo mức giá đã thực hiện, ưu đãi miễn giảm phí trong thời gian nhất định… - Khi xử lí lệnh hủy, lệnh sửa đổi: + Căn cứ vào số hiệu lệnh, tìm chứng từ lệnh gốc, + Căn cứ số thứ tự lệnh nhập đã đánh dấu trên phiếu lệnh (bản Fax) tìm lại lệnh đã nhập vào hệ thống, + Hủy/ sửa lệnh gốc theo phiếu lệnh mới. Đối với lệnh không hủy được thì thông báo cho khách hàng. Đối với lệnh đã hủy: nhập số hiệu lệnh gốc của lệnh hủy vào hệ thống để hủy lệnh và thông báo cho khách hàng. Bước 3: In kết quả giao dịch trong phiên Bước 4: Thông báo kết quả giao dịch về nơi khớp lệnh
- Nhân viên môi giới tại sàn sau khi kiểm tra tính hợp lệ và xử lí các thông tin từ hệ thống SGD, TTGDCK khi hệ thống khớp lệnh, sẽ chuyển thông tin về đặt lệnh và xử lí thông tin về phòng môi giới. 3.1.3.5 Các giao dịch đặc biệt ● Giao dịch lô lẻ Khối lượng cổ phiếu giao dịch < 10 CP chỉ được thực hiện theo hình thức giao dịch thỏa thuận giữa khách hàng và CTCK. Quá trình mua bán này công ty không thu phí môi giới của khách hàng và thanh toán bù trừ luôn cho khách hàng. Quy trình giao dịch: Bước 1: Tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng muốn giao dịch lô lẻ. Bước 2: Thương lượng giá cả với khách hàng. Bước 3: Thực hiện việc mua bán bằng hợp đồng giao dịch lô lẻ có sự kí kết giữa hai bên. Bước 4: Thực hiện chuyển nhượng chứng khoán sau khi hợp đồng đã kí kết từ tài khoản của khách hàng sang tài khoản tự doanh của công ty. Bước 5: Thông báo kết quả giao dịch đã thực hiện cho khách hàng. ● Giao dịch lô lớn Khối lượng cổ phiếu hoặc chứng chỉ QĐT giao dịch tối thiểu 10.000 (tại sàn HCM), 5000 cổ phiếu và 100 triệu đồng mệnh giá trái phiếu (tại sàn Hà Nội). Quy trình giao dịch: Bước 1: Nhận phiếu lệnh giao dịch thỏa thuận từ khách hàng, Bước 2: Kiểm tra đối chiếu thông tin trên phiếu lệnh với các thông tin về số dư, mức
- kí quỹ… Bước 3: Trình trưởng phòng môi giới kiểm tra, kí duyệt. Bước 4: Nhận lại phiếu lệnh từ trưởng phòng và truyền vào cho đại diện sàn, Bước 5: Đại diện sàn nhập các thông tin (mã CK, khối lượng, giá chào mua/bán, thông tin về khách hàng) vào hệ thống. Bước 6: Thông báo các lệnh chào mua, chào bán của khách hàng trên màn hình máy tính của sàn về trụ sở chính và chi nhánh để thông báo cho khách hàng. 3.1.3.6 Quy trình thanh toán Cuối ngày giao dịch, trung tâm điện toán của sở giao dịch thực hiện việc tổng hợp các giao dịch của từng thành viên môi giới thành bản danh mục các giao dịch trong ngày. Bản danh mục này gồm các nội dung chính sau: - Tên, mã hiệu thành viên môi giới - Tên công ty chứng khoán và mã công ty - Chứng khoán được giao dịch: chủng loại chứng khoán, mã CK mua, mã CK bán, số lượng, giá giao dịch, tổng giá trị giao dịch, phí giao dịch. Ngày T (hay T+0): Nhân viên môi giới nhận được kết quả khớp lệnh từ SGD, TTGDCK và chuyển cho nhân viên kế toán lưu kí. Nhân viên kế toán lưu kí tiến hành kiểm tra với toàn bộ phiếu lệnh, kiểm tra tính chính xác của việc nhận và truyền lệnh của nhân viên môi giới và nhân viên tại sàn. Sau đó NVLTLK chuyển các chứng khoán đã khớp lệnh, tiền của khách hàng từ tài khoản chứng khoán, tiền giao dịch sang tài khoản chứng khoán, tiền chờ giao dịch. Nếu có sai sót phải làm rõ nguyên nhân do nhân viên giao dịch tại sàn hay nhân viên môi
- giới tại công ty để có biện pháp xử lí. Sau khi kiểm tra và điều chỉnh sai sót nếu có, Trung tâm điện toán chuyển bản danh mục giao dịch trong ngày tới các thành viên môi giới. Bản danh mục giao dịch trong ngày là một phần cấu thành quan trọng trong nhật kí giao dịch của CTCK và là cơ sở pháp lí xác nhận các giao dịch đã được thực hiện ngày (T+0). Sao kê giao dịch Để phục vụ việc quyết toán giao dịch, bên cạnh danh mục giao dịch trong ngày, trung tâm điện toán của SGD lập bản sao kê giao dịch, bản sao kê là bản tổng hợp phân loại các giao dịch theo loại giao dịch mua và bán: mã chứng khoán mua bán, đối tác mua bán, khối lượng chứng khoán yêu cầu đối tác chuyển khoản, tổng số tiền cần thu chi cho toàn bộ giao dịch trong ngày. Bản sao kê giao dịch được lập thành 2 liên và chuyển cho nhân viên môi giới của CTCK ngày (T+0). Danh mục các giao dịch không được thực hiện và các giao dịch chưa hoàn tất Ngoài bản danh mục giao dịch trong ngày, cuối ngày giao dịch trung tâm điện toán của SGD sẽ chuyển tới thành viên môi giới bản danh mục các giao dịch không được thực hiện, đó là các giao giao dịch do thành viên môi giới đăng kí nhưng chưa có giao dịch đối ứng (do ấn định giá hay khối lượng), hoặc các giao dịch không chấp hành các quy định giao dịch của SGD đồng thời thông báo cho bộ phận giám sát thị trường để theo dõi. Danh mục các giao dịch chưa hoàn tất bao gồm các giao dịch mà tổ chức môi giới lập giá chưa công bố đối tác giao dịch trong trường hợp đối tác giao dịch đã thực hiện giao dịch vượt quá hạn mức giá trị đựơc cấp (thông tin này do TTTTBT của SGD cung cấp). Các bản danh mục nêu trên là nội dung Nhật kí giao dịch của các CTCK thành viên.
- Trên cơ sở các bản “danh mục giao dịch trong ngày”, “bản sao kê giao dịch”, “danh mục giao dịch không được thực hiện / chưa hoàn tất”, các CTCK thực hiện việc kiểm tra trách nhiệm thực hiện lệnh của các thành viên của tổ chức mình (trách nhiệm đầy đủ, chính xác, kịp thời). Ngày T+1: Tại ngày làm việc sau ngày giao dịch, CTCK phải chuyển bản sao kê danh mục bán và mua (có xác nhận của công ty) tới trung tâm thanh toán bù trừ và LKCK nơi CTCK là thành viên. Trên cơ sở bản sao kê này, TTTTBT & LKCK thực hiện việc bút toán đối lưu. Trên tài khoản của tổ chức bán: ghi nợ tài khoản chứng khoán, ghi có tài khoản tiền. Trên TK của tổ chức mua: ghi nợ tài khoản tiền, ghi có TK chứng khoán. Cuối ngày các chủ tài khoản đều nhận được bản trích phụ lục tài khoản tiền và chứng khoán. Ngày T+2: Sau khi nhận được báo cáo bù trừ và thanh toán tiền từ TTLK & TTBT nhân viên kế toán kiểm tra số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch tại SGD, TTGDCK để chuẩn bị thanh toán vào ngày T+3. Nếu tài khoản của công ty không còn đủ tiền thì CTCK phải nhanh chóng huy động tiền vào tài khoản trước thời gian quy định (ở VN hiện nay là trước 11h ngày T+3. Nếu công ty không huy động được đủ tiền thì phải làm thủ tục để được sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán của TTLKCK. Nếu trong tài khoản của công ty không đủ chứng khoán để thanh toán thì công ty phải chuyển chứng khoán từ tài khoản tự doanh hoặc thương lượng với khách hàng. Ngày T+3: + Thanh toán quyết toán với khách hàng
- Thanh quyết toán với khách hàng là việc thanh toán giá trị giao dịch chứng khoán. Giá trị giao dịch chứng khoán là giá mua (bán) chứng khoán được xác định theo giá giao dịch chính thức khi khớp lệnh. Việc thanh toán được thực hiện theo phương thức chuyển khoản. Đối với giao dịch mua CTCK thực hiện thu tiền bằng các phiếu ủy nhiệm chi trích từ tài khoản của khách hàng sang tài khoản của CTCK. Đối với giao dịch bán: CTCK phải thực hiện việc thu tiền cho khách hàng bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của CTCK sang tài khoản thanh toán của khách hàng. Ngoài giá trị giao dịch, khách hàng có trách nhiệm trả lệ phí, phí giao dịch và phụ phí cho CTCK (nếu có). Lệ phí là những chi phí được quy định cố định cho một giao dịch (không phụ thuộc vào giá trị giao dịch). Phí giao dịch bao gồm: - Phí môi giới: do CTCK thỏa thuận với khách hàng trong khung phí do pháp luật quy định theo từng loại chứng khoán. Phí này bao gồm: chi phí thanh toán chuyển khoản tiền và chứng khoán lưu kí (ví dụ: đối với trái phiếu 0,15% giá trị giao dịch, cổ phiếu là 0,5%giá trị giao dịch). Phí môi giới Giá trị giao dịch Tỉ lệ phí = x - Phí môi giới lập giá: mức phí này do SGD quy định, công ty phải trả cho sở và thu lại từ khách hàng, ví dụ đối với trái phiếu 0,75% giá trị giao dịch, cổ phiếu 0,8% giá trị giao dịch. + Chuyển giao và chuyển nhượng quyền sở hữu
- Về bản chất hoạt động mua bán chứng khoán được thực hiện theo phương thức phi chứng từ, việc luân chuyển chứng khoán giao dịch được thực hiện thuần túy bằng các bút toán bù trừ trên các tài khoản lưu kí. Quyền sở hữu chứng khoán có hiệu lực khi chứng khoán được hạch toán vào tài khoản lưu kí và hết hiệu lực khi bị tách khỏi tài khoản này. Do vậy ngay sau khi thực hiện các bút toán chuyển khoản lưu kí, các trung tâm lưu kí có trách nhiệm chuyển giao ngay cho công ty lưu kí bản trích lục lưu kí chứng khoán khi có sự thay đổi trạng thái tài khoản. Ngày T+3 nhân viên kế toán lưu kí thực hiện chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của công ty (tài khoản tự doanh) và tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng (tài khoản môi giới) vào tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ của công ty mở tại ngân hàng chỉ định thanh toán; đồng thời hạch toán chuyển số chứng khoán phải thanh toán từ tài khoản tự doanh của công ty và tài khoản chứng khoán giao dịch của khách hàng vào tài khoản thanh toán bù trừ của thành viên lưu kí mở tại TTLKCK. 3.1.4. Hoạt động môi giới trên thị trường phi tập trung (OTC) Trên thị trường OTC các công ty chứng khoán hoạt động với tư cách là công ty giao dịch - môi giới, hoặc với tư cách trung gian của các nhà môi giới. Các chứng khoán trên thị trường OTC được mua bán thông qua việc thỏa thuận giữ hai bên và giá chứng khoán cũng được hình thành do sự thỏa thuận. Khối lượng mua bán các chứng khoán này thường thực hiện theo lô có giá trị lớn. Quy trình nghiệp vụ môi giới trên thị trường OTC: Bước 1: Tìm kiếm khách hàng và thu thập thông tin * Tìm kiếm khách hàng: là khâu quan trọng nhất trong hoạt động môi giới trên thị
- trường OTC và được thực hiện bởi bộ phận chăm sóc khách hàng và bộ phận marketing. Việc tìm kiếm khách hàng có thể được triển khai bằng nhiều cách khác nhau như dựa vào khách hàng thường xuyên giao dịch với công ty, tìm kiếm trên các phương tiện thông tin như báo chí, mạng internet… Thực tế cho thấy, để việc tìm kiếm khách hàng mang lại hiệu quả, nhân viên OTC phải đi thực tế nhiều, tiếp cận nhanh chóng nguồn thông tin và nắ m bắt nhanh các nguồn thông tin được tiếp cận. * Thu thập thông tin: nhân viên môi giới OTC phải thường xuyên cập nhật các thông tin về giá các chứng khoán OTC hàng ngày để nhập vào hệ thống mạng máy tính của công ty cho khách hàng của công ty tham khảo, liên tục cập nhật các thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của các tổ chức phát hành chứng khoán trên thị trường OTC để nắm rõ các chứng khoán nhằm phục vụ cho khách hàng đồng thời tránh được những rủi ro do thiếu thông tin gây ra. Bước 2: kí kết hợp đồng mua bán với khách hàng Sau quá trình tìm hiểu về các khách hàng có nhu cầu mua bán chứng khoán, nhân viên môi giới sẽ kí kết với khách hàng hợp đồng mua bán chứng khoán OTC, hướng dẫn khách hàng đặt cọc tiền mua bán chứng khoán và thực hiện hợp đồng. Bước 3: Thương lượng để so khớp các lệnh mua bán Sau khi kí hợp đồng, nếu chứng khoán khách hàng muốn mua hoặc bán mà công ty không có, công ty phải tìm kiếm nguồn tương đương trong thời hạn hợp đồng. Dù lệnh giao dịch của khách hàng là lệnh thị trường hay giới hạn…, CTCK có trách nhiệm nghiên cứu để thực hiện lệnh tại mức giá tốt nhất, bằng cách liên lạc với các CTCK khác có nắm giữ loại chứng khoán này thông qua hệ thống giao dịch của thị trường OTC để tìm các giá
- yết phù hợp, sau đó thông báo cho khách hàng về việc thực hiện lệnh giao dịch. Nếu không tìm được nguồn hàng phải thông báo với khách hàng vào ngày hết thời hạn của hợp đồng. Bước 4: Chuyển nhượng chứng khoán Sau khi khớp lệnh mua và bán nhân viên môi giới yêu cầu bên bán chứng khoán chuyển giao các giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán, yêu cầu bên mua thanh toán đầy đủ các khoản tiền kí kết theo điều khoản của hợp đồng. Bước 5: Thanh toán các khoản phí môi giới và dịch vụ, hoàn trả tiền đặt cọc nếu vi phạm hợp đồng Sau khi hoàn tất quá trình chuyển nhượng, nhân viên môi giới sẽ tính toán các khoản phí phát sinh liên quan, nhưng thiệt hại xảy ra đối với khách hàng do công ty làm sai các quy định của hợp đồng. Phí giao dịch phụ thuộc vào việc công ty chứng khoán là người đại lí thực hiện lệnh cho khách hàng (phí hoa hồng) hay nhà tạo lập thị trường (chênh lệch giá mua bán). Phí hoa hồng do CTCK quy định và phải công bố công khai cho khách hàng. Đối với người bán chứng khoán: các khoản phí sẽ được khấu trừ vào tiền bán chứng khoán, đối với bên mua sẽ yêu cầu khách hàng thanh toán phần còn thiếu vào tài khoản tiền đặt cọc. Hoàn trả tiền đặt cọc cho khách hàng nếu không thực hiện được hợp đồng. Bước 6: Lưu giữ hồ sơ và các giấy tờ liên quan để giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có. 3.2. Tự doanh chứng khoán 3.2.1. Khái niệm và mục đích của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán ● Khái niệm tự doanh Tự doanh là hoạt động tự mua bán chứng khoán cho mình để hưởng lợi nhuận từ
- chênh lệch giá chứng khoán. Nói cách khác, t ự doanh là hoạt động mua đi bán lại chứng khoán nhằm thu chênh lệch giá (mua thấp, bán cao). Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện ở SGD và thị trường OTC. Tại SGD hoạt động mua bán này cũng được tiến hành như hoạt động của nhà đầu tư thông thường. Trên thị trường OTC, hoạt động tự doanh có thể được thực hiện trực tuyến giữa công ty với các đối tác, hoặc thông qua hệ thống giao dịch tự động, hoặc thông qua hoạt động tạo thị trường. Giao dịch tự doanh được thực hiẹn theo phương thức giao dịch trực tiếp hay gián tiếp. Giao dịch trực tiếp là giao dịch trao tay giữa khách hàng và công ty chứng khoán theo giá thỏa thuận (giao dịch tại quầy). Các đối tác giao dịch tự tìm đầu mối, họ có thể là cá nhân hay tổ chức. Thời gian giao dịch không quy định (có thể trong hoặc ngoài giờ hành chính, ngày hoặc đêm…). Chứng khoán giao dịch rất đa dạng, phần lớn là các chứng khoán chưa niêm yết hoặc mới phát hành. Các đối tác giao dịch thường trực tiếp thực hiện các thủ tục thanh toán và chuyển giao. Vì vậy trong loại giao dịch này không có bất cứ một loại phí nào. Thông thường, doanh số giao dịch trực tiếp lớn gấp bội lần doanh số giao dịch trên sở (chiếm khoảng 80% - 90% doanh số giao dịch của thị trường). Các hoạt động giao dịch này không chịu sự giảm sát của SGD nhưng chịu sự giám sát của thanh tra nhà nước về chứng khoán. Giao dịch gián tiếp là các giao dịch công ty thực hiện thông qua các nhà môi giới lập giá, các chuyên gia chứng khóan trên thị trường, hoặc đặt lệnh mua bán giống như lệnh mua bán của các nhà đầu tư khác. Do giao dịch qua SGD nên CTCK phải chịu các chi phí
- môi giới lập giá, chi phí thanh toán bù trừ và lưu kí chứng khoán. Tác dụng của hoạt động tự doanh: khối lượng tự doanh của CTCK tăng góp phần làm tăng thêm tính sôi động và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán. Hạn chế của hoạt động tự doanh: khi các CTCKthực hiện các hoạt động bị cấm như thao túng thị trường, thông đồng với nhau trong hoạt động mua bán làm thay đổi cung cầu 1 cách giả tạo để nâng giá hoặc giảm giá chứng khoán sẽ gây tổn hại đến nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ. ● Mục đích hoạt động tự doanh CTCK triển khai hoạt động tự doanh nhằm thực hiện các mục đích sau: - Tự doanh để thu chênh lệch giá cho chính mình. CTCK là những tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp. Với vai trò và vị trí của mình họ có nhiều lợi thế về thông tin và khả năng phân tích, định giá chứng khoán… Vì vậy, khi triển khai họat động tự doanh, khả năng sinh lợi từ hoạt động này của họ sẽ cao hơn so với các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thị trường, pháp luật các nước đều quy định các CTCK phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, như: điều kiện về vốn, về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự doanh… - Dự trữ để đám bảo khả năng cung ứng Pháp luật kinh doanh chứng khoán ở một số nước có quy định, các công ty môi giới, các chuyên gia chứng khoán và những nhà tạo lập thị trường có trách nhiệm đảm bảo tính thanh khoản của thị trường. Điều này có nghĩa là, khi nhu cầu thị trường giảm sút mạnh, thị trường có thể lâm vào tình trạng kém sôi động hoặc đóng băng đối với 1 hoặc một số loại
- chứng khoán nhất định, những nhà tạo thị trường phải có trách nhiệm mua chứng khoán để kích cầu, trường hợp ngược lại phải bán ra để tăng cung. Để hoàn thành các trọng trách này các nhà tạo lập thị trường, các CTCK phải tính toán để xác định khối lượng các chứng khoán cần mua để dự trữ nhằm bảo đảm khả năng cung ứng trong những trường hợp cần thiết, đồng thời đảm bảo khả năng sinh lợi hợp lí từ những hoạt động này. - Điều tiết thị trường Khi giá chứng khoán biến động bất lợi cho tình hình hoạt động cung của thị trường, các CTCK thực hiện các giao dịch mua bán nhằm ổn định thị trường theo yêu cầu can thiệp của cơ quan quản lí và tự bảo vệ mình hay bảo vệ khách hàng. Tuy nhiên để làm được điều này các công ty thường phải liên kết với nhau trong quá trình hoạt động thông qua các tổ chức như: Hiệp hội chứng khoán. 3.2.2 Yêu cầu đối với hoạt động tự doanh ● Tách biệt quản lí Khi CTCK đồng thời thực hiện 2 nghiệp vụ tự doanh và môi giới thì phải tổ chức tách biệt 2 nghiệp vụ này để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. Sự tách bạch này bao gồm cả yếu tố con người, vốn, tài sản và quy trình nghiệp vụ. - Phải tổ chức các bộ phận kinh doanh riêng biệt. Các nhân viên tự doanh không được thực hiện nghiệp vụ môi giới và ngược lại. Ở Thái Lan, nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc phân chia ranh giới. - Phải tách bạch tài sản của khách hàng với tài sản của công ty. ● Ưu tiên khách hàng
- Pháp luật của hầu hết các nước đều yêu cầu CTCK phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khách hàng, có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được ưu tiên xử lí trước lệnh tự doanh của công ty. Điều này đảm bảo tính công bằng trong giao dịch chứng khoán khi mà các CTCK có nhiều lợi thế hơn khách hàng về tìm kiếm thông tin và phân tích thị trường. ● Bình ổn thị trường Do tính đặc thù của TTCK, đặc biệt là ở các TTCK mới nổi, bao gồm chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ nên tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư không cao. Điều này rất dễ dẫn đến những biến động bất thường trên thị trường. Vì vậy các nhà đầu tư lớn chuyên nghiệp rất cần thiết trong việc làm tín hiệu hướng dẫn cho toàn bộ thị trường. Cùng với các quỹ đầu tư chứng khoán, các CTCK với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình thông qua hoạt động tự doanh góp phần vào việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khóan trên thị trường. Thông thường chức năng này không phải là một quy định bắt buộc trong hệ thống pháp luật của các nước. Tuy nhiên đây thường là nguyên tắc nghề nghiệp do các Hiệp hội chứng khoán đặt ra, và các thành viên của Hiệp hội phải tuân theo. Ngoài ra các CTCK còn phải tuân thủ 1 số quy định khác như các giới hạn về đầu tư, lĩnh vực đầu tư… Mục đích của các quy định này nhằm bảo đảm 1 độ an toàn nhất định cho các CTCK trong quá trình hoạt động, tránh sự đổ vỡ gây thiệt hại chung cho cả thị trường. 3.2.3. Quy trình nghiệp vụ tự doanh Cũng giống như các hoạt động nghiệp vụ khác, hoạt động tự doanh không có một quy trình chuẩn hay bắt buộc nào. Các CTCK tùy theo cơ cấu tổ chức của mình sẽ có các
- quy trình nghiệp vụ riêng, phù hợp. Tuy nhiên trên giác độ chung nhất, quy trình hoạt động tự doanh bao gồm các bước sau: Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư CTCK phải xác định rõ chiến lược trong hoạt động tự doanh của mình là chủ động, thụ động hay bán chủ động, đầu tư vào những ngành nghề hay lĩnh vực nào. Chiến lược đầu tư của một công ty thường phụ thuộc vào: - Thực trạng nền kinh tế - Khả năng nắm bắt và xử lí thông tin - Trình độ và khả năng phân tích - Khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo công ty… Bước 2: Khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư Theo mục tiêu đã được xác định, công ty sẽ chủ động tìm kiếm mặt hàng, nguồn hàng, khách hàng, cơ hội đầu tư. Việc khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư được tiến hành cả ở thị trường phát hành và thị trường lưu thông, cả chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết. Bước 3: Phân tích, đánh giá chất lượng, cơ hội đầu tư Bộ phận tự doanh phải triển khai và kết hợp với bộ phận phân tích để thẩm định, phân tích các khoản đầu tư để có các kết luận cụ thể về các cơ hội đầu tư (mặt hàng, số lượng, giá cả, thị trường nào…). Bước 4: Thực hiện đầu tư Sau khi đã đánh giá phân tích các cơ hội đầu tư, bộ phận tự doanh sẽ triển khai các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán. Cơ chế giao dịch sẽ tuân thủ các quy định của
- pháp luật và các chuẩn mực chung trong ngành. - Nếu mua chứng khoán trên thị trường sơ cấp, bộ phận tự doanh phải tuân thủ đúng quy trình đấu thầu, hoặc bảo lãnh phát hành, hoặc thỏa thuận với các tổ chức phát hành trong các công đoạn chuẩn bị phát hành. - Nếu mua bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp, bộ phận tự doanh phải đặt lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc giao dịch thỏa thuận (trên SGD) hoặc khớp giá (trên sàn OTC). Sau đó nhân viên tự doanh kết hợp với bộ phận kế toán để xác nhận kết quả giao dịch, hoàn tất các thủ tục thanh toán chứng khoán và tiền. Lệnh giao dịch của bộ phận tự doanh sẽ được chuyển từ bộ phận tự doanh của công ty sang phòng môi giới như lệnh của một khách hàng, trừ việc kiểm tra kí quỹ. Nếu lệnh tự doanh và lệnh của khách hàng được chuyển cho phòng môi giới cùng một thời gian thì lệnh của khách hàng được ưu tiên truyền đi trước. Bước 5: Quản lí đầu tư và thu hồi vốn Trong khâu này, bộ phận tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư, đánh giá tình hình và thực hiện những hoán đổi cần thiết, hợp lí cũng như tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới. Đối với trái phiếu công ty phải thường xuyên theo dõi mọi biến động về lãi suất, tỉ giá hối đoái, biến động kinh tế để kịp thời điều chỉnh. Công ty cần có những dự đoán về lãi suất của các trái phiéu theo các kì hạn khác nhau trên cơ sở chu kì kinh tế và triển vọng kinh tế, từ đó thực hiện những thay đổi phù hợp trong quản lí danh mục trái phiếu. Đối với cổ phiếu, công ty phải thường xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu của mình trên cơ sở phân tích và dự đoán kinh tế vĩ mô, ngành, thực trạng tình hình các cổ phiếu
- đang nắm giữ, định giá chúng để quyết định tiếp tục nắm giữ hay bán đi. CHƯƠNG 4: BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN 4.1 - Phát hành chứng khoán 4.1.1. Phân loại phát hành chứng khoán - Dựa vào đối tượng đầu tư Phát hành chứng khoán ra công chúng (Public offering): là việc chào bán chứng khoán thông qua các phương ti ện thông tin đại chúng kể cả Internet, hoặc chào bán chứng khoán cho trên 100 nhà đầu từ, trừ nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định. Phát hành riêng lẻ (Private placement): Là việc phát hành không thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng. Đối tượng mua chứng khoán theo phương thức phát hành riêng lẻ phải có dự tính đầu tư lâu dài vì chứng khoán phát hành theo phương thức này thường bị hạn chế giao dịch trong một khoản thời gian nhất định. Hình thức phát hành này được sử dụng phổ biến hơn trên thị trường trái phiếu. - Dựa vào thời điểm phát hành: Phát hành lần đầu (Initial Public offering - IPO): Tổ chức phát hành huy động vốn
- thông qua chào bán chứng khoán ra công chúng lần đầu và trở thành công ty đại chúng (Public compali). Công ty đại chúng là tổ chức phát hành: Thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng phải có trên 100 nhà đầu tư (nếu dưới 100 nhà đầu tư thì tổ chức phát hành sẽ ngừng tư cách là công ty đại chúng) Có chứng khoán niêm yết trên SGD hoặc đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc phải có tài sản đạt mức quy định theo luật hiện hành. Phát hành bổ sung (Seasoned offcering): Các công ty sở hữu đại chúng phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn bổ sung. - Dựa vào bản chất của chứng khoán: Phát hành sơ cấp (Primary offering): Qua hình thức này các chứng khoán mới được chào bán và lượng tiền thu được thuộc về chủ thể phát hành. Phát hành thứ cấp (Secondary offering): Các chứng khoán đang lưu hành được chào bán và lượng tiền thu được thuộc về các cổ đông hiện tại chứ không phải là chủ thế phảt hành chứng khoán đó. - Các hình thức khác. Phát hành kết hợp (Split offering): Là sự kết hợp giữa phát hành sơ cấp và phát hành thứ cấp. Theo đó, một số chứng khoán chào bán là chứng khoán mới ro doanh nghiệp phát hành còn số chứng khoán còn lại là chứng khoán đang lưu hành do cổ đông hiện hữu bán ra. Phát hành từng phần (Shelf registration offering): Tại một số nước có thị trường vốn phát triển, các công ty có uy tín thường được phát hành chứng khoan nhiều đợt trong khoản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kiến thức dùng trong kinh doanh chứng khoán - Forum VCU (p1)
26 p | 105 | 16
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh - Nghề: Kế toán doanh nghiệp (Trung cấp) - CĐ Nghề Đà Lạt
78 p | 79 | 15
-
Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp: Phần 1 - ĐH Thương mại
149 p | 48 | 14
-
Giáo trình môn học Thực hành kế toán trong doanh nghiệp thương mại (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 1
141 p | 81 | 14
-
Giáo trình kiến thức dùng trong kinh doanh chứng khoán - Forum VCU (p3)
26 p | 77 | 11
-
Giáo trình kiến thức dùng trong kinh doanh chứng khoán - Forum VCU (p6)
22 p | 59 | 10
-
Giáo trình kiến thức dùng trong kinh doanh chứng khoán - Forum VCU (p4)
26 p | 92 | 10
-
Giáo trình môn học Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 1
56 p | 139 | 9
-
Giáo trình kiến thức dùng trong kinh doanh chứng khoán - Forum VCU (p2)
26 p | 71 | 9
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
95 p | 7 | 5
-
Giáo trình Thực hành kế toán trong doanh nghiệp thương mại (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
141 p | 6 | 5
-
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
58 p | 4 | 4
-
Giáo trình Kiểm toán (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
43 p | 5 | 3
-
Giáo trình Phân tích tài chính tập đoàn: Phần 1 - PGS. TS. NGƯT Nguyễn Trọng Cơ
150 p | 8 | 3
-
Giáo trình Thực tập kế toán tài chính doanh nghiệp sản xuất (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
89 p | 6 | 3
-
Giáo trình Kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
303 p | 8 | 2
-
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
340 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn