Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - NXB Đại học Thái Nguyên
lượt xem 6
download
Phần 1 cuốn giáo trình "Kinh tế phát triển" trình bày các nội dung 3 chương đầu bao gồm: Nhập môn kinh tế phát triển, tăng trưởng và phát triển kinh tế, các mô hình tăng trưởng kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - NXB Đại học Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN G T.0000027071 TRƯÒNG ĐẠI HỌC sư PHẠM TS DƯƠNG QUỲNH PHƯƠNG, TS vũ NHƯVÂN, TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG GIAO TRINH ’ 99 •2 ?0 í*, ’ T^3S5 ___ 11-S2g W ~ - °oo 06 , ^O O O O ; , / 9 '9 0 l 8 9 °0 0 0 ì * 3* 3* g
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM TS DƯƠNG QUỲNH PH ƯƠ NG TS VŨ NHƯ VÂN, TS NGUYÊN XUÂ N TRƯỜ NG GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NG UYÊN NĂM 2014
- 0 4 -7 9 MẢ SÓ :------- ---------- ĐHTN-2014 2
- M ỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................... 5 Chirong 1. NHẬP MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN 6 I 1 Một số khái niệm 6 1.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu kinh tế học phát triển 11 1.3. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp luận nghiên cứu Kinh tế học phát triển . 14 Ch trong 2. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIẺN KINH TÉ................................ 19 2.1 Bản chất của tăng trường và phát triển kinh tế 19 2.2. Đanh giá tăng trường kinh tế............................................................................ 20 2.3 Đánh giá cơ cấu kinh tế 23 2.4. Đánh giá sự phát triển xã hội............................................................................ 27 2.5. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................................ 30 Chirong 3. CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TÉ.....................................43 3.1 Mô hình cổ điển về tảng trưởng kinh tế 44 3.2. Mô hình của K. Marx về tăng trưởng kinh tế................................................ 48 3.3. Mô hình tản cổ điển về tăng trường kinh tế 50 3.4 Mô hình Keynes vể tăng trường kinh tế ........................................................ 53 3.5. Lí thuyết tăng trường kinh tế hiện đại.............................................................57 3.6. Mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ...................................................60 3.7 Mô hình tăng trường kinh tế Việt Nam ờ giai đoạn thu nhập trung bỉnh thấp thời kỉ đến năm 2020....................................................................................... 73 Chương 4. PHÚC LỢI CHO CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIÉN KINH TẾ 82 4.1 Tăng trưởng kinh tế và mức độ đáp ứng phúc lợi cho con người 82 4.2 Phát triển con người và phát triền kinh tế 85 4.3 Bất bình đẳng và phát triển kinh t ế ..................................................................87 3
- 4.4. Đói nghèo ờ các nước đang phát triển..............................................................96 Chirotig 5. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.................................. ........111 5.1. Khái niệm chính sách và chính sách phát triển kinh tế.............................. 111 5.2. Chính sách tài chính....................................................................................... 113 5.3. Chính sách cơ cấu kinh tế.............................................................................. 119 5.4. Chính sách kinh tế đối ngoại..........................................................................126 TÀI LEỆU THAM KHẢO..... .......................................... ............. .......................... 137 4
- LỜI NÓI ĐẨU Kinh tế phát triển là một học phần có tính khoa học liên ngành, mới được bô sung vào chương trình đào tạo ngành học Sư phạm Địa lí nhằm mục tiêu đôi mới chương trình đào tạo. Việc biên soạn Giáo trình “Kinh tế phát triển ” được thực hiện với mong muốn có một giáo trình cơ ban đề cập đến vấn để kinh tế phát triển phù hợp với ngành học Địa lí, phục vụ cho công tác đào tạo ở Trường Đại học S ư phạm - Đại học Thái Nguyên. Đồng thời, đây cũng là nguồn tài liệu tham kháo cho sinh viên các ngành học khác có liên quan. Trong quá trình biên soạn và xuất bàn giảo trình này, nhóm tác già đã sử dụng nguồn thông tin tư liệu từ các công trình nghiên cứu của tác già: Lẽ Thông, Nguyễn Minh Tuệ ợ rư ờ n g Đại học Sư phạm Hà Nội), Lê Thu Hoa, Nguyễn Tiến Dũng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Nguyễn Văn Huân (Viện Kinh tế Việt Nam), Ngô Doãn Vịnh (Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) và m ột số tác giả khác. Tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ, góp ý về chuyên môn cùa các cơ quan, đồng nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Nhóm tác già xin (.'hân thành càm ơn tất cà sự giúp đỡ nhiêt tình và hiệu quá đỏ. Mặc dù giáo trình được biên soạn công phu, nhưng là tài liệu được sử dụng cho đào tạo chuyên ngành hẹp, nguồn thông tin tư liệu có tính liên ngành, do vậy không thể tránh khói những hạm chế, thiểu sót. Nhóm tác giả mong nhận được những ý kiến góp ý cùa độc giá đề giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cám ơn. Tháng 6 năm 2014 NHÓM TÁC GIẢ 5
- C hương I NH ẬP M Ô N K INH TÉ PH ÁT T R IÉ N 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Kinh tế Kinh tế là từ viết tắt từ tiếng Trung Quốc “kinh bang tế thế”, VỚI hàm nghĩa là công việc quản lí, trị vì đất nước, cứu giúp dân nghèo, hoặc đế chỉ người có khả năng bảo vệ và trấn hưng đất nước. Từ đầu thế kỉ XX, người ta hiểu từ “kinh tế” với nghĩa hiện đại hơn. Hàm nghĩa kinh tế hiện đại bao gồm: Thứ nhất, “kinh tế” chỉ các hoạt động sản xuất theo nghĩa rộng tức là các hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng... Sản xuất theo nghĩa rộng bao gồm từ khâu đầu tiên là sản xuất ra sản phẩm cho đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất là tiêu dùng sản phẩm. Các hoạt động liên quan đến tính toán các yếu tố trong nội bộ từng khâu và mối quan hệ giữa các khâu sao cho đem lại lợi ích cao nhất phù hợp với mục tiêu của các tổ chức kinh tế và mục tiêu của nền sản xuất xã hội được gọi là hoạt động kinh tế. Thứ /tai, “kinh tế” chỉ nền kinh tế quốc dân củ a m ỗi n ư ớ c h o ặ c cá c ngành của nền kinh tế quốc dân như: kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp.. Mỗi ngành trong nền sản xuất xã hội, với những đặc thù kĩ thuật khác nhau, sản xuất ra những sản phẩm có lợi ích khác nhau nhằm phục vụ cho những nhu cầu của corì người. Dựa trên những đặc điểm đặc thù đó mà chia ra thành các ngành sản xuất khác nhau. Như vậy, “kinh tế” có thể hiểu đó là những hoạt động mang lại lợi ích khác nhau. 6
- Thứ ba, “kinh tế” chỉ sự tiết kiệm. Sự tiết kiệm được đo lường bằng sự so sánh giữa kết quả đầu ra và các nguồn lục đầu vào, nghĩa là chi phí các nguồn lực đáu vào cho kết quả đẩu ra ngày càng ít đi đó là sự tiêt kiệm. 1.1.2. Kinh tế học Kinh tế học là môn khoa học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ. Từ đó đến nay kinh tế học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, do đó cũng đã xuất hiện khá nhiều các định nghĩa về kinh tế học. Dưới đây là các khái niệm về kinh tế học được nhiều nhà kinh tế hiện nay sử dụng: - Kinh tế học là môn học nghiên cứu xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm đế sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phàn phối cho các thành viên trong xã hội. - Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu hoạt động của con người trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. - Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội. Kinh tế học có quan hệ chặt chẽ với nhiều môn khoa học khác như: triết học, kinh tế chính trị học, sử học, xã hội học,... và đặc biệt có liên quan chặt chẽ với toán học và thông kê học. Theo một khái niệm chung nhất, kinh tế học là một bộ môn khoa học xã hôi giúp cho con người hiểu về cách thức vân hành cùa nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng, vấn đề khan hiếm nguồn lực yêu cầu các nền kinh tế hay các đơn vị kinh tế phải lựa chọn. Các nhà kinh tế cho rằng: Kinh tế học là "khoa học của sự lựa chọn". Kinh tế học tập trung vào việc sử dụng và quản lý các nguồn lực hạn chế để đạt được thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của con người. Đặc biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong thế giới có nguồn lực hạn chế. 7
- Kinh tế học có hai bộ phận cấu thành hữu cơ là: kinh tế hợc V mô và kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vi mô nghiên cứu các quyết định cùa các cá nhân và doanh nghiệp và các tương tác giữa các quyết định này trên thị trương. Kinh tế học vi mô giải quyết các đơn vị cụ thể của nền kinh tế và xem xét một cách chi tiếl cách thức vận hành cùa các đơn vị kinh tế hay các phân đoạn cùa nền kinh tế Kinh tế học v ĩ mô nghiên cứu nền kinh tế quốc gia và kinh tế toàn cẩu. xem xét xu hướng phát triển và phân tích biến động một cách tổng thể, toàn diện về cấu trúc cùa nền kinh tế và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế. 1.1.3. Kinh tế phát triển Kinh tế phát triển (còn được gọi là Kinh tế học phát triển) là một môn khoa học có phạm vi rất rộng. Trong quá trình nghiên cứu, mỗi nhà kinh tế có những ý kiến, những quan điểm nhìn nhận về bản chất cùa môn kinh tế phát triển khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng: Kinh tế phát triển chì là một sự tổng hợp sát nhập đom giản và áp dụng các môn kinh tế học như: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế lâm nghiệp, kinh tế lâm nghiệp, tiền tệ, tài chính... và tập trung đi sâu vào nền kinh tế của các nước kém phát triển châu Á, châu Phi, châu Mĩ La Tinh. Quan điểm thứ hai cho rằng: Kinh tế phát triển là một mòn khoa học có tính chất đặc thù riêng về cách phân tích và phương pháp luận. Nó là kinh tế học chuyên nghiên cứu nền kinh tế của các quốc gia kém phát triển với những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá khác nhau nhưng có chung là nền kinh tế kém phát triển như nhau Lẽ tất nhiên kinh tế phát triển thừa kế sử dụng, ứng dụng những khái niệm của các ngành kinh tế học khác dưới dạng nguyên bản hoặc cải biến, bổ sung để giải quyết những vấn đề của kinh tế phát triển cần nghiên cứu. Kinh tế phát triển tập trung vào việc nghiên cứu quá trinh làm thế nào để nâng cao số 8
- lượng và chất lượng cuộc sống vạt chất của một quốc gia thông qua việc duy trì một cách lâu dài tốc độ tăng trường thu nhập và thu nhập bình quân đẩu ngươi một cách có hiệu quả trong điêu kiện còn nhiêu hạn chê vê vốn đẩu tư, công nghệ lạc hậu và nhiêu điêu kiện bât lợi khác. Bèn cạnh đó, kinh tế phát triển con đề cập đến các vấn đề xã hội với các thành phần giai cấp, dân cư khác nhau, khả năng tham gia của họ vào hoạt động kinh tế, cũng như ảnh hường của kinh tế đến sứ mệnh phát triển con người như thế nào Kinh tế phát triền nghiên cứu nguyên lí phát triển kinh tế trong các điểu kiện kém phát triển, đó là quá trình chuyển một nền kinh tế từ tình trạng trì trệ, lạc hậu, tăng trường thâp, tỉ lệ nghèo đói và mât còng bảng xã hội cao sang một nên kinh tế có tốc độ tăng trường nhanh, có hiệu quả và với các tiêu chí xã hội ngay càng được cải thiện Mục tiêu cùa kinh tế phát triển là cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn thực hiện quá trinh phát triển kinh tế từ một xuất phát điểm thấp kém, giúp cho các nước đang phát triển có thể vận dụng vào hoàn cảnh, đặc điểm riêng cùa minh trong tưng giai đoạn nhất định, tim kiếm được con đường phát triển hợp lí, cải thiện tình trạng chưa tiến bộ cùa từng quốc gia. 1.1.4. Tăng trưởng kinh tế Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển, tăng trường kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng cùa nên kinh tê cùa một quôc gia Tàng trường kinh tê là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản lượng cùa một nên kinh tế trong một thời kì nhất định. Tăng trường kinh tế là ti lệ tăng sản lượng thực tế, là kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của một nền kinh tế tạo ra. Sự tăng trường kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trường kinh tế. Để đo lường kết qùa sản xuất xã hội hàng năm, dùng làm thước đo so sánh quốc tế về mặt iượng cùa trinh độ phát triển kinh tế giữa các nước, các
- nước có nền kinh tế thị trường vẫn thường sử dụng 2 loại chỉ tiêu kinh tê tổng hợp: Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product, viết tắt là GNP), tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product, viết tắt là GDP). Hai chỉ tiêu này khi sử dụng có tác dụng khác nhau: GNP phản ánh quá trinh gia tăng giá trị tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ cùa quốc gia đối với các nước có nền kinh tế mở đã khá phát triển, còn GDP phản ánh quá trinh gia tăng giá trị tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đối VỚI những nước có nền kinh tế khép kín hoặc đã mở nhưng còn chậm phát triển; và do đó cùng dẫn theo mức tăng tương ứng của các chỉ tiêu đó tính theo bỉnh quân đầu người dân. Các chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trường sản xuất hàng hoá và dịch vụ của mỗi quốc gia sau một giai đoạn nhất định nào đó được biểu thị bằng chỉ số % (thường là 1 năm) 1.1.5. Phát triển kinh tế Theo lý thuyết tăng trường và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển: Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trựởng kinh tế. Neu như tăng trường kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người... thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, m à trước hết là sự chuyển dịch cư cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và kèm theo dó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỳ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội... v ề cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. . Tuy nhiên như đã biết, trong khoảng hom hai thập niên vừa qua, do xu hướng hội 10
- nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển ngày càng mạnh mẽ hom nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hướng chung đến sự phát triển cua cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức tạp, nan giải đòi hỏi phải có sự chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ nhu: môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh,... Từ đó đòi hỏi sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên tầm cao mới cả về chiều rộng và chiều sâu cùa sự hợp tác, phát triển. Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến mọi mặt cùa nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trường kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Một nền kinh tế phát triển phải có một số điều kiện sau: (i) Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về qui mô sản lượng của nền kinh tế, diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định). (ii) Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỉ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế... Trong đó, tỉ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối so với tỉ trọng vùng thành thị, ti trọng công nghiệp, đặc biệt là dịch vụ. (iii) Cuộc sống cùa đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trờ lên khá giả hơn: giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo. (iv) Trình độ tư duy, quan điểm sẽ thay đôi (v) Để có thể thay đổi trình độ tư duy, quan điểm đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế. (vi) Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại (bên trong) quyết đinh đến toàn bộ quá trình phát triển. 1.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu kinh tế học phát triển * Kinh tế học phát triển ra đời do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, và chủ yếu thế giới của những nước nghèo, những nước kém phát 11
- triển, đang phát triển. Việc nghiên cứu môn Kinh tế học phát triển phải đặc biệt chú ý cả tính đơn nhất và tính nhiều vẻ của các nước đang phát triển. * Kinh tế học phát triển là kinh tế học chung cho các nước đang phá triển, với những đặc trưng cơ bản: - Nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực một cách tương đối với nhu cầu kinh tế xã hội. Đây là đặc trưng kinh tế cơ bản gắn liền VỚI tiền đề nghiên cứu và phát triển của môn Kinh tế học. Không thể sản xuất một loại hàng hoá nào đó để thoả mãn đầy đủ mọi nhu cầu cùa con người được. Vi nhu cẩu thỉ đa dạng, còn nguồn lực thi hữu hạn, nên cần phải cân đối, lựa chọn. Nếu có thể sản xuất với một sô lượng vô hạn về mọi loại hàng hoá và thoả mãn đầy đù được mọi nhu cầu của con người, thì sẽ không có hàng hoá kinh tế và cũng không cần thiết tiết kiệm hay nghiên cứu kinh tế học. - Đặc trưng quan trọng thứ hai đó là khi phân tích hoặc lý giải một sự kiện kinh tế nào đó, cần phải dựa trên các giả thiết hợp lý nhất định và diễn biến của sự kiện kinh tế này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tính chất hợp lý chỉ có tính chất tương đối vì nó phụ thuộc vào điều kiện môi trường của sự kiện kinh tế. Chẳng hạn, khi muốn phân tích người tiêu dùng muốn mua thứ gỉ? số lượng là bao nhiêu? thì kinh tế học giả định họ tìm cách mua được nhiều háng hoá dịch vụ nhất, với số thu nhập có hạn của mình. - Đặc trưng phổ biến thứ ba của kinh tế học phát triển là một bộ môn nghiên cứu mặt lượng. Vói đặc trưng này kinh tế học thể hiện kết quả nghiên cứu kinh tế hằng các con số có tầm quan trọng đăc biệt. Khi phân tích kết quả cùa các hoạt động chỉ nhận định nó tăng lên hay giảm đi thì chưa đủ mà phải thấy được sự biến đổi của nó như thế nào là bao nhiêu. - Đặc trưng thứ tư là tính toàn diện và tính tổng hợp Đặc trưng này cùa kinh tế học là khi xem xét các hoạt động và sự kiện kinh tế phải đặt nó trong mối liên hệ với các hoạt động, sự kiện kinh tế khác trên phương diện của một nền kinh tế thậm chí có những sự kiện phải đạt trong mối quan hệ quốc tế. 12
- - Đặc trưng thứ năm là kết quả nghiên cứu của kinh tế học chi xác định được ở mức trung bình. Vì các kêt quả này phụ thuộc rât nhiều vào các yếu to khác nhau và không thể xác định chính xác tất cả các yếu tố này. * Kinh tế học phát triển là nơi hội tụ những lí thuyết mới và những số liệu mới nảy sinh từ các nước đang phát triển và là một môn khoa học rất cần thiết cho các nước đang phát triển: - Giúp hiểu rõ những vấn đề chủ yếu cùa nền kinh tế các nước đang phát triển. - Những vấn đề mà các nước đang phát triển phải đương đầu trong thời đại ngày nay và trong quá trình tăng trường, phát triển kinh tế của mình. * Những vấn đề kinh tế học phát triển đặt ra và giải quyết đó là: - Vấn đề tăng trường và phát triển kinh tế đặc biệt là tăng trường và phát triển kinh tế đối với các nước đang phát triển. - Tình trạng kinh tế - xã hội cùa các nước đang phát triển hiện nay + Vấn đề cơ chế xã hội, cơ chế quản lí kinh tế. + Vấn đề cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, cơ cấu xuất nhập khẩu. + Vấn đề vốn đầu tư, vấn đề tài nguyên. + Vấn đề dân số, lao động. + Vấn đề lương thực, thưc phẩm + Vấn đề nợ nước ngoài. + Vấn đề lao động, thất nghiệp và vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị. - Mô hình phát triển cho các nước đang phát triển và vấn đề ứng dụng các lí thuyết, mô hình phát triển chung cho cụ thể từng nước đang phát triển. - Các yếu tố quyết định sự tăng trường kinh tế, phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển và ứng dụng cụ thể cho từng nuớc. 13
- - v ấn để chiến lược phát triển kinh tê - xã hội và vai trò của Chinh phủ đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế cùa các nước đang phát triển - Vấn đề phát triền nông nghiệp, công nghiệp và thương mại Quốc tế - Vấn đề giáo dục, đào tạo của các nước đang phát triển phục vụ cho phát triển kinh tế. - Vấn đề quan hệ giữa các nước đang phát triển với các nước phát triền. - Vấn đề tác động của nền kinh tế thế giới đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ờ các nước đang phát triển. 1.3. Đối tượng, nhiệm vụ và phưong pháp luận nghiên cứu Kinh học phát triển 1.3.1. Đối tượng và nhiệm vụ Các môn Kinh tê học truyên thông (vĩ mô và vi mô) nghiên cứu nguyên lí phát triển kinh tế, trong đó nội dung chính là nghiên cứu cách thức nghiên cứu nguồn lực khan hiếm để sản xuất hàng hoá và dịch vụ có hiệu quả cao nhất nhăm thoả mãn nhu câu vô hạn của con người, làm sao cho với nguôn lực nhât đinh, mức thu nhập thực tế đạt được cao nhât so với mức thu nhập tiềm năng. Một quốc gia có thế có những lựa chọn khác nhau tuỳ thuộc vào các ràng buộc của họ vê nguồn lực kinh tê và hệ thông chính trị - xã hội. Song, sự lựa chọn đủng đắn nào cũng cần đến những hiểu biết sâu sắc về những hoạt động mang tính khách quan của hệ thống kinh tế. Kinh tế học và kinh tế phát triền sẽ cung cấp những kiến thức và công cu phân tích kinh tế đó. Hiện nay, Kinh tế học và kinh tế phát triển tập trung vào nghiên cứu nền kinh tế đang phát triển và so sánh với nền kinh tế phát triển với những vấn đề cơ bản như: tăng trường kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá, sự phản phôi nguồn lực, sự phân phôi thu nhập giữa các thành viên trong xã hội.... Trên cơ sở những đặc trưng khác biệt như đã nói ờ trên so với các nước phát triển, vấn để của Kinh tế phát triển là nghiên cứu nguyên lí để phát triển kinh tế trong điều kiện kém phát triển. 14
- Phấn đấu cho một xã hội phát triển, tức là nghT tới một xã hội mọi người được ăn ngon, mặc đẹp, có khả năng làm chủ trong tiếp cận phúc lợi xã hội, có những hoạt động vui chơi giải trí, được sống trong môi trường trong sạch, lành mạnh Mọi người có quyền và tự do về mặt chính trị, sự phát triển về văn hoá, tri thức, sự bền vững gia đình. Mức sống vật chất cao và khả dĩ tiếp cận một cách công bằng là điều kiện tiên quyết cho sự tiến bộ. Xuất phát từ lẽ đó, đối tuợng nghiên cứu cùa Kinh tế học phát triển không chỉ là những vấn đề kinh tế như các môn khoa học truyền thống, mà nó đề cập đến cả hai khía cạnh kinh tế và xã hội. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để kết quả tăng trưởng kinh tế mang lại những cải thiện nhanh chóng và có qui mô lớn trong mức sống của đại bộ phận dân cư, nhất là người nghèo, những người yếu thế trong xã hội. Nhiệm vụ của Kinh tế học và kinh tế phát triển là cung cấp cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tiễn thực hiện quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp kém sang một nền kinh tế phát triển ờ mức độ cao hon, tạo nên những luận cứ đa chiều và phong phú, giúp các nước đang phát triển tỉm kiếm đường đi họp lí nhất cho mình trong quá trinh phát triển và hội nhập. 1.3.2. Phưortg pháp luận nghiên cứu Kinh tế học phát triển Phương pháp nghiên cứu là cách thức tiến hành nghiên cứu. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu đúng sẽ tạo ra nhiêu điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập, xử lí thông tin một cách đúng đan, giúp cho việc phân tích, đánh gia va rut ra những két luặn chinh xác. Chi có trén cơ sở sự phán tích dung đàn và chính xác các sự kiện, người nghiên cứu mới đưa ra được những giải pháp, những đề án phù hợp nhằm đưa lại được những lợi ích kinh tế cao hon. Có thể khái quát phương pháp luận nghiên cứu của kinh tế học phát triển thòng qua 4 giai đoạn như sau: - Khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế các nhà kinh tế thường dùng phương pháp quan sát. Vỉ các hiện tượng kinh tế hết sức phức tạp, thường xuyên biến động, chịu ảnh hường của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ 15
- quan. Các quan hệ kinh tế rất vô hình, mà chúng ta chỉ có thể suy đoán thônị qua các biểu hiện bên ngoài thị trường cùa nó. - Thu thập các số liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Ví dụ: Muốr biết lạm phát hiện nay là bao nhiêu, đã phải là nguy cơ chưa thỉ cần phải có SC liệu, căn cứ ban đầu để phân tích, số liệu để tiến hành nghiên cứu lạm phát 1È số liệu về nền kinh tế tăng trường hay suy thoái, mức giá cả chung của các hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế... - Tiến hành phân tích với các phương pháp phân tích thích hợp. Mỗi mội sự kiện kinh tế, mỗi một chì tiêu kinh tế sẽ có cách phân tích khác nhau, có thể dùng phương pháp phân tích này hay phương pháp phân tích khác, hoặc kếl hợp của một số phương pháp phân tích. Kinh tế học ngoài những phương pháp của các khoa học kinh tế nói chung, thì kinh tế học sử dụng các phương pháp pháp phân tích đặc thù. Đó là những phương pháp trừu tượng hoá, bóc tách các nhân tố không định nghiên cứu (cố định các nhân tố này) để xem xét các mối quan hệ kinh tế giữa các biến số cơ bản liên quan trực tiếp tới sự kiện nghiên cứu. Ví dụ như là phương pháp thống kê, mô hỉnh toán, kinh tế lượng, phương pháp cân bằng tổng thể và cân bằng bộ phận... - Rút ra các kết luận đối chiếu với thực tế, phát hiện ra điểm bất hợp lý, đề ra các giả thiết mới rồi lại kiểm nghiệm bằng thực tế. Quá trình này lặp đi lặp lại tới khi nào kết quả rút ra sát với thực tế, khi đó quá trình nghiên cứu mới kết thúc Đối với kinh tế phát triển, phương pháp nghiên cứu vẫn dựa trên những nguyên lí của kinh tế học, tuy vậy nó được vận dụng cụ thể hơn trong điều kiện một nền kinh tế chưa phát triển. Mặt khác, vỉ mục tiêu cùa môn học là tim ra đường đi cho các nước đang phát triển nên nhấn mạnh việc phân tích các mô hình lí thuyết và thực tiễn có liên quan đến quá trình phát triển, đi sâu phân tích những kinh nghiệm thực chứng của các nước đang phát triển đã thực hiện thành công hoặc không thành công quá trình phát triển kinh tế. Phân tích 16
- những bài học của các nước đang phát triển, giúp cho các nước đang phát triển tim kiếm con đường đi hợp li nhất trong quá trinh phát triển Ngoài ra, kinh tế phát triển cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu phố biến như: phương pháp duy vật lịch sử, phân tích cân bằng tổng hợp, tư duy trừu tượng, phân tích thống kê, mô hình hoá kinh tế, phân tích cung cầu... 17
- CÂU HỎI, BÀI TẶP 1. Anh/chị hiểu thế nào về nội hàm khái niệm phát triển? Một nền kinh tế phát triển phải có những điều kiện gỉ? 2. Nêu và phân tích đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp đặc thù của môn Kinh tế học phát triển. Theo anh / chị, vì sao trong nghiên cứu Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam cần sự hiểu biết về Kinh tế học phát triển? 3. Vào các WEBSITE để tìm hiểu nội dung một số khái niệm: các nước đang phát triển, tăng trường kinh tế, phát triển kinh tế, vòng lẩn quẩn của sự nghèo khổ, tăng trường xanh và bền vững. Diễn giải nội hàm các khái niệm trên 4. Vẽ sơ đồ “vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ”. Việt Nam cần đột phá vào khâu nào để phá võ vòng lẩn quẩn đó? 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kinh tế phát triển - Chương 2
26 p | 1078 | 427
-
Giáo trình kinh tế phát triển - Chương 3
77 p | 1065 | 377
-
Giáo trình kinh tế phát triển - Chương 9
50 p | 491 | 273
-
Giáo trình kinh tế phát triển
138 p | 702 | 267
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1
88 p | 992 | 154
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2
100 p | 377 | 103
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh
62 p | 58 | 11
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - Lê Mỹ Linh Thanh
46 p | 54 | 9
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - NXB ĐH Thái Nguyên
139 p | 13 | 7
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - NXB ĐH Thái Nguyên
105 p | 15 | 7
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - TS. Đinh Văn Hải
200 p | 17 | 6
-
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
67 p | 24 | 6
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - NXB Đại học Thái Nguyên
62 p | 13 | 5
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - NXB Lao động
240 p | 13 | 5
-
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
37 p | 19 | 4
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - NXB Lao động
188 p | 12 | 4
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - TS. Đinh Văn Hải
212 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn