Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - NXB Đại học Thái Nguyên
lượt xem 5
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Kinh tế phát triển" trình bày các nội dung: Phúc lợi cho con người và phát triển kinh tế, chính sách phát triển kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - NXB Đại học Thái Nguyên
- Chmmg 4 PHÚC LỢI CHO CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TÉ 4.1. Tăng trương kinh tế và mức độ đáp ứng phúc lọi cho con ngưòi 4.1.1. Tăng truởng kinh tế và vấn đề đáp ứng phúc lợi Từ những năm 1970 trờ lại đây, hầu hết các nước đang phát triển đã có sự chuyển hướng ưu tiên trong quá trinh phát triển từ việc quan tâm tới tăng trưởng kinh tế sang các mục tiêu kinh tế - xã hội rộng lớn hơn như xoá đói giảm nghèo, giảm chênh lệch về thu nhập và phân tầng xã hội. Điều này xuất phát từ thực tế là vào những năm 1960, các nước đang phát triển có tỉ lệ tăng trưởng cao nhưng sự tăng trường đó mang lại rất ít lợi ích cho người nghèo, dẫn tới tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất ổn xã hội. Nguyên nhân cùa tình hình nói trên được phân tích ở nhiều góc độ, chẳng hạn do chính phù có những mục tiêu ưu tiên khác nhau trong quá trình phát triển. Ở một số trường hợp, Chính phủ muốn tăng thêm sức mạnh quân sự, hoặc danh tiếng cùa đất nước, cùa các tập đoàn lớn, và do đó họ tập trung các khoản đầu tư vào hệ thống quân sự, các dự án lớn mà những khoản đẩu tư này đưa lại rất ít lợi ích trực tiếp cho người dân. Trong một số trường hợp khác, để thúc đẩy tăng trưởng kinh to ở giai đoạn ticp thoo, Chính phủ đã dùng m ột phần lán thu nhập cho tái đầu tư Nấu quá trình này tiếp diễn thòi gian dài thì không những không nâng cao đời sống người dân, trẩu lại, còn giảm sút tiêu dùng, mặc dù vẫn duy trì tốc độ tăng trưòng kinh tế ở mức khá. v ề mặt lí thuyết cũng như quan sát thực tế, các nhà kinh tế đều cho rằng nguyên nhân chính cùa tăng trường nhanh không đi đôi với cải thiện đời sống, nâng cao phúc lợi của đa số dân chúng - trước hết là cho người nghèo - là xuất phát từ phân phối thu nhập. Chẳng hạn, hai nước có cùng mức thu nhập (GNP) và thu nhập bình quân đẩu người, nghĩa là hai nước có cùng một đường giới hạn khả năng sản xuất có thể có cơ cấu sản xuất và tiêu dùng 82
- hoàn toàn khac nhau (hoạt động tại những điểm khác nhau trên đường giới hạn khá năng sản xuât) Neu mức thu nhập binh quân thâp, phân phôi thu nhập không công bằng dẫn đến hậu quả là tổng cẩu cùa nền kinh tế sẽ bị hạn chế bời thói quen tiêu dùng của người giầu. Sức mua có tính chi phối cùa họ (người giầu) có thể hướng sản xuât vào những hàng hoá xa xỉ. Trong trường hợp này, đường cầu của thị trương không phải cho tất cả người tiêu dung mà chi cho thiểu số người giẩu Người giâu thòng trị thị trường, sẽ quyêt định sản xuât cái gì Ngược lại, nếu thu nhập được phân phòi công băng hơn, đường câu sẽ hướng nhiều hơn vào sản xuất hàng hoá thiết yếu đế tạo khả năng tăng mức sống cho đại bộ phận dân cư và giảm nghèo đói ờ nông thôn, xã hội trờ nên ổn định hơn Như vậy, tăng trưởng GDP là điều kiện cẩn nhưng chưa đù để làm cho phúc lợi được phân bồ rộng rãi và công bằng hơn. Vi v ậ y trong chiến lược phát triển quốc gia không chì đòi hỏi gia tăng tôc độ tăng trường kinh tế mà còn phải quan tâm đến cải thiện đời sống vật chất người dân, cũng tức là quan tâm đến “phân phoi thu nhập" 4.1.2. Các phư
- Đe phục vụ mục đích phân tích ảnh hưởng cùa tăng trường kinh tế đến cải thiện đời sống cho dân cư, các nhà kinh tế thường quan tâm đến phân phối thu nhập lần đẩu - thu nhập theo chức năng và phàn phối lại thu nhập. (Hình 4.1) Phân phối thu nhập theo chức năng có liên quan đến sự phân chia thu nhập theo các yếu tố sản xuất khác nhau như lao động (theo trình độ khác nhau), máy móc thiết bị (vốn sản xuất, đất đai, tài nguyên). v ề mặt lí thuyết, phân phối thu nhập chù yếu dựa vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất và vai trò của từng yếu tố trong quá trình sản xuất. Do vậy, phân phối theo chức năng có vai trò quan trọng vi nó được coi là nguyên nhân dẫn đến phúc lợi (mức thu nhập) khác nhau giữa các nhóm dân cư Điều này thể hiện ờ hình 4.1- Phân phối thu nhập theo chức năng và thu nhập cá nhân (hộ gia đình) Trong hỉnh trên, hộ gia đỉnh có sức lao động (hộ gia đình 3) sẽ chỉ nhận được thu nhập bằng tiền lương; còn hộ gia đình có cổ phần trong doanh nghiệp, có đất và tài sản cho thuê và lại có sức lao động (hộ gia đinh 2) sẽ nhận được thu nhập từ tất cả các yếu tố. Như vậy, nếu tăng trường nhằm mục tiêu không ngừng cải thiện đời sống thỉ có thể điều chỉnh thu nhập cá nhân thông qua phân phối lại tài sản (cùa cải) như cải cách ruộng đất trong nông nghiệp và chính sách phân phối lại thu nhập. Phương thức phân phối lại thu nhập đirợc thực hiện qua đánh thuế thu nhập cá nhân, các chương trình trợ cấp và chi tiêu công cộng của Chính phu nhăm giảm bớt mức thu nhập cùa người giâu và nâng cao thu nhập của người nghèo. Đương nhiên, đây không phải là hình thức cơ bản và chủ yếu đe nâng cao thu nhập của đại bộ phận dân cư. 84
- 4.2. Phát triển con ngưòi và phát triển kinh tế 4.2.1. Quan điểm về ph át triển con người Tài sản thực sự của một quốc gia là con người và mục đích cùa phát triển là tạo môi trường cho người dân được hưỏng thụ cuộc sống trường thọ, mạnh khoẻ và sáng tạo. Theo quan điếm cùa Liên hợp quốc, sự phát triển con người là một quá trình nhằm mở rộng khả năng lựa chọn của dân chúng, v ề nguyên tắc, những sự lựa chọn này là vô hạn và thay đổi theo thời gian Tuy nhiên, ờ cấp độ phát triển con người cần có ba khả năng cơ bản: có cuộc sống trường thọ mạnh khoè; có học vấn; và có được các nguồn lực cần thiết cho một mức sống tốt. Song, phát triển con ngưòi không dừng lại ờ đó. Sự lựa chọn cùa dân chúng được đánh giá cao gồm tự do kinh tế, xã hội, chính trị để con người có được cơ hội trờ thanh người lao động sáng tạo, có năng suất, được tòn trọng cá nhân và được bảo đảm quyền con người. Như vậy, phát triển con người gồm 2 mặt: một mặt, là sự hình thành các năng lực của con người, mặt khác là việc sử dụng các năng lực con người đã được tích luỹ cho các hoạt động kinh tế, giải trí, các hoạt động văn hoá, xã hội, chính trị. Và như vậy, thu nhập không phải là tất cả của cuộc sống con ngưòi.. Mục đích cùa phát triển là mở rộng mọi sự lựa chọn cùa con người chứ không chỉ là thu nhập. 4.2.2. Chỉ số phát triển con người Chỉ số phát triển con ngưòi HDI (Human Development Index) được Cơ quan phát triển con người cùa Liên hợp quốc đưa ra nhằm đánh giá sự tiến bộ trong phát triển con người. HDI là thước đo thành tựu trung bình của một quốc gia trên 3 phương diện, còn gọi là 3 biến số được chọn tà đại diện, đó là: - Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh. - Tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục. - Thu nhập bình quân đẩu ngươi theo sức mua tương đương (GDP/người theo PPP).
- Như vậy HDI là thước đo tổng hợp so với các chi tiêu khác Thu nhập và thu nhập bình quân chỉ là phương tiện để có được sự phát triển con người, còn các chỉ tiêu phản ánh nhu câu cơ bản cùa con người chỉ phản ánh từng mặt cụ thể nhu cầu cùa con người. Do vậy từ năm 1990, Báo cáo phát triển con người đã sử dụng chỉ tiêu này để xếp thứ hạng các nước theo tình trạng phát triển con người. HDI được tính theo công thức chung sau: HDI = (IA + IE + Ita) / 3 Trong đó: IA: chỉ số tuổi thọ IE: chỉ số đo tri thức giáo dục (kiến thức đo bằng chỉ số tổng hợp giữa ti lệ biết chữ cùa người lớn (với trọng số = 2/3) và tỉ lệ nhập học các cấp (với trọng số = 1/3). Iin: chỉ số đo mức sông. Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục được tính toán theo công thức sau: Chỉ số = rGiá tri thưc tế - Giá trị tối thiểul [Giá trị tối đa - Giá trị tối thiểu]. Giá trị tối đa, tối thiểu (giá trị biên) được đặt ra với từng loại chi số (bảng 4.1.) Bảng 4.1. Giá trị tối đa và tối thiểu các chỉ số thành phần HDỈ Chỉ tiêu Giá trị tối đa Giá trị tối thiểu Tuổi thọ (năm) 85 25 Tỉ lệ người lớn biết chữ (%) 100 0 Tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (%) 100 0 GDP bình quân người / năm (PPP-USD) 40 000 100 Chỉ số thu nhập đưa vào HDI với vai trò là biến đại diện cho mức sống thoả đáng. Cách tiếp cận này được chi phối bởi thực tế là việc đạt được mức độ đáng kể về sự phát triển con người không nhất thiết cần tới khoản thu nhập vô hạn và cũng không chỉ đòi hỏi mức thu nhập cao Đẻ đạt được mục tiêu nay, 86
- thu nhập thường được điều chỉnh trong tính toán HDI. Phương pháp được sừ dụng rộng rãi hiện nay là dùng hàm logarit của thu nhập: [log (thu nhập thực tế) - log (thu nhập tối thiểu)] Iịn= --------------------------------------------------------------------------------------------- [log (thu nhập tối đa) - log (thu nhập tối thiểu)] HDI nhận các giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Trong thực tế giá trị HDI của một nước chỉ ra khoảng cách giữa mức độ tiến bộ trong phát triển con người đã đạt được với giá trị cao nhất có thể ( = 1). Thách thức đặt ra với mỗi nước là phải tim ra những giải pháp để rút ngắn khoảng cách đó. Xu hướng trong phát triển con người từ 1975 đến nay cho thấy, hầu hết các nước đều đạt sự tiến bộ trong phát triển con người. Tuy nhiên, sự phát triển này là không đồng đều. Các nước có thể bắt đầu với mức độ phát triển con ngưòi như nhau, nhưng tiến bộ với tốc độ khác nhau hoặc các nước có thể bắt đầu với mức độ khác nhau nhưng cuối cùng đều đạt được trạng thái tương tự. Điều này phụ thuộc ờ mỗi nước và ở mức độ nhất định việc sử dụng các biện pháp, chính sách nhằm nâng cao phúc lợi cho người dân. Thứ hạng các nước theo HDI có thể khác so với thứ hạng theo GDP thực tê bình quân người / năm. 4.3. Bất bình đẳng và phát triển kinh tế 4.3.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập • Đường Lorenz N ăm 1 9 0 5 , Conrad L oren z, nh à th ố n g k c n gư ờ i M ĩ đã xây d ự n g b iẻ u đồ biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân cư và tỉ lệ thu nhập tương ứng của họ. (Hình 4.2). 87
- 100 Đ ư ờ n £ 45° Đ ường L o ren z Hình 4.2. Dường Lorenz Trục hoành trong hình trên biểu thị phẩn trăm cộng dồn dân số và được xếp sắp theo thứ tự thu nhập tăng dẩn. Ví dụ: điểm 20% cho biết 20% nghèo nhất trong dân số. Trục tung là tỉ lệ trong tổng thu nhập mỗi phần trăm trong số dân nhận được Trong hỉnh, điểm I phản ánh 20% nghèo nhất trong số dân chỉ nhận được 10% trong thu nhập Kẻ đường 45° trong hình cho thấy ờ bất ki điểm nào trên đường phân giác này đều phản ảnh số người có thu nhập. Ví dụ: điểm giữa cùa đường chéo cho thấy 50% thu nhập được phân phối cho đúng 50% dân số Ở điểm 3/4 của đường chéo, 75% thu nhập sẽ được phân phối cho 75% dân số. Nói cách khác đường chéo là đại diện cùa sự phân phối thu nhập “hoàn toàn công bằng” . Đường Lorenz cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỉ lệ phần trăm cùa dân số có thu nhập và tỉ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong khoảng thời gian nhất định chẳng hạn là một năm. Khoảng cách giữa đường chéo (đường 45°) và đường Lorenz là dấu hiệu cho biết mức độ bất bình đẳng. Đường Lorenz càng cách đường chéo 45° thì 88
- mức độ bất bình đẳng càng lớn Điều đó có nghĩa là phần trăm thu nhập người nghèo nhận được sẽ giảm đi • Hệ số GINI Đường Lorenz được sử dụng để đo lường mức độ bình đẳng, nhưng hạn chế của nó là không lượng hoá được mức độ bất bình đẳng và trong trường hợp so sánh 2 phân phối thu nhập, nếu đương Lorenz tương ứng với 2 phân phối đó cất nhau (không có đường chéo nào hoàn toàn nằm bên phải cùa đường kia) thi không thể xếp hạng sự bất bình đẳng. Vỉ vậy phải cần tới việc sử dụng thước đo biểu thị bằng số. Hệ so GINI (G) là thước đo được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu thực nghiệm. Dựa vào đường Lorenz có thể tính toán hệ số GINI. Hệ số GINI chính là tỉ số gữa diện tích được giới hạn bời đường Lorenz và đưòng chéo 45° với diện tích tam giác nằm bên dưới đường 45°. Theo kí hiệu ờ hình 4.2. ta có công thức sau: Hệ số GINI = Diện tích (A) / Diện tích (A+B) v ề lí thuyết, hệ so GINI nhận giá trị biên thiên từ 0 đến 1. Trên thực tế, GINI nhận giá trị trong khoảng lớn hơn 0 và nhỏ hon 1 (0 < G < 1). Dựa vào số liệu thu thập được, WB cho rằng trong thực tế giá trị của GINI thay đổi trong phạm vi hẹp, biến động trong khoảng 0,3 - 0,5; thu nhập cao 0,2 đến 0,4. Tuy hệ số GINI đã được lượng hoá mức độ bình đẳng trong phân phôi thu nhập nhưng các nhà kinh tế nhận thây hệ số GIN1 cũng mới chì phản ánh được mặt tổng quát cùa sự phân phối, trong một số trường hợp chưa đánh giá được những vấn đề cụ thể. 4.3.2. Các mô hình bất bình đắng về thu nhập và tăng trưởng kinh tế 4.3.2.1. M ô hình chữ ư ngược cùa Simon Kuznets Năm 1955 Simon Kuznets, nhà kinh tể học Mĩ đưa ra một mô hình nghiên cứu mang tính thực nghiệm nhằm xem xét mối quan hệ giữa thu nhập 89
- và bất binh đắng trong phân phôi thu nhập Do hạn chế vê số liệu, Kuznets dùng tỉ số giữa tỉ trọng thu nhập cùa nhóm 20% giầu nhất trong tổng số giữa tỉ trọng thu nhập của nhóm 60% nghèo nhất làm thước đo sự bình đẳng (tỉ số Kuznets) Nghiên cứu so sánh này được tiến hành với một nhóm nhỏ các nước đang phát triển như Án Độ, Srilanka và nhóm nhỏ các nước phát triển như Mĩ, Anh Kết quả tỉ số này là 1.95 (Ân Độ); 1 67 (Srilanka), 1.29 (Mĩ) và 1.25 (Anh). Thực tế cũng cho thấy đây là dấu hiệu chứng tỏ các nước đang phát triến có xu hướng diễn ra tỉnh trạng bất bình đẳng ở mức độ cao hơn các nước phát triển. Qua số liệu quan sát từ 18 nước, các nghiên cứu cùa S.Kuznets (1993) cũng cho kết quả tương tự. Vi vậy, s Kuznets đưa ra giả thiết rằng bất binh đẳng sẽ tăng ờ giai đoạn đầu và giảm ờ giai đoạn sau khi lợi ích của sự phát triển được lan toả rộng rãi hom. Nếu biểu diễn mối quan hệ đó trên đồ thị sẽ có dạng chữ u ngược. Do đó mô hinh Kuznets còn được gọi là mô hình chữ ư ngược. Đến nay, mô hỉnh này vẫn gây nhiều ý kiến trái chiểu (Hình 4.3 ). Đe kiểm định giả thiết này đã có một số nghiên cứu dựa vào các số liệu chéo về sự biến thiên trong tinh trạng bất bình đẳng giữa các nước ờ các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển. Ket quả nghiên cứu thống kê thực nghiệm trên cơ sờ giả thiết U-Kuznets cho thấy sự bất còng về thu nhập sẽ tăng lên từ nước có thu nhập thấp tới nước có thu nhập vừa; và giảm từ nước có thu nhập vừa tới các nước có thu nhập cao. số liệu nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết các nước Mĩ Latinh với thu nhập trung binh có mức độ bất bình đẳng cao (1988, GINI - 1988 = 0.49). Những nước này giẩu hơn Án Độ, Srilanka nhưng lại nghèo hơn Hàn Quốc, Đài Loan với mức độ bất binh đắng thấp hơn các nước Mĩ Latinh (GINI - 1988 = 0.32). 90
- Hình 4.3. Mô hình chữ Kuznets - V ngược Người ta cũng dễ nhận thấy hạn chế của mô hình Kuznets là không giải thích được 2 vấn đề quan trọng: (i) Những nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự thay đổi bất binh đẳng trong quá trình phát triển; (ii) Sự khác biệt giữa các nước về xu thế thay đổi này trong điều kiện hp sử dụng các chính sách khác nhau tác động đến tăng trường và bất bình đẳng như thế nào ? Hai vấn đề nói trên dẫn đến điều mà các nước đang phát triển băn khoăn không được giải đáp cụ thể. Đó là có phải các nước có thu nhập thấp tất yếu phải chấp nhận sự gia tăng bất bình đẳng trong tăng trưởng kinh tế, và sau đó có thể kì vong / mâc nhiên bất bình đẳng sẽ giảm bớt khi sự phát triển đạt mức độ cao hom trong hay không ? 4.3.2.2. Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau củaA. Lewis VỚI luận điểm Tăng trưởng trước, bình đảng sau, A. Lewis - tác giả mô hình này cho rằng bất bình đẳng sẽ tăng lên lúc đầu và sau đó giảm bớt khi đạt được mức phát triển nhất định. Hiện tượng này được A. Lewis giải thích với lập luận rằng sự bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu bởi vì cùng với việc mở rộng qui mô sản xuất công nghiệp, số lượng Hao động được thu hút vào làm việc ờ khu vực này tăng lên nhưng tiền công cửa công nhân nói chung vẫn ờ 91
- mức tối thiểu. Như vậy, trong khi mức tiền công không thay đổi thi thu nhập của các nhà tư bản vừa tăng lên do qui mô sản xuất cùng VỚI qui mô lao động cùa công nhân Ở giai đoạn sau sự bất bỉnh đẳng giảm bớt khi lao động dư thừa được thu hút hêt vào khu vực thành thị (sản xuất công nghiệp và dich vụ) thi lao động trờ thành yếu tố khan hiếm trong sản xuất. Nhu cầu lao động ngày càng tăng lên đòi hỏi phải tăng tiền lương, như vậy sẽ dẫn tới giảm thiểu sự bất binh đẳng. Trong mô hình của A.Lewis sự bất bình đẳng không chỉ là kết quả cùa tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết của tăng trường. Sự bất binh đẳng ờ đây cũng có nghĩa là các nhà tư bản và nhóm người có thu nhập cao sẽ nhận được nhiều hơn. Và họ là những người sừ dụng phần tiết kiệm cùa minh tạo ra nguồn tích luỹ mở rộng sản xuất. A.Lewis cho rằng vấn đề trung tâm trong lí thuyết phát triển kinh tế là việc xã hội tăng tỉ lệ tiết kiệm để đẩu tư từ 4 - 5% lên 12 - 15% trong thu nhập quốc dân (hoặc lớn hơn). Việc tăng tỉ lệ tiết kiệm này thực hiện là do 10% dân số đã nhận được 40% (hoặc lớn hơn) trong thu nhập quôc dân ở những nước thừa lao động. Không chỉ có sự bât binh đẳng đóng góp vào tăng trường mà trong mô hình này các nhà kinh tế còn cho rằng các cố gang để phân phối lại thu nhập “một cách hâp tấp, VỘI vã” cũng dẫn đen nguy cơ bóp nghẹt tăng trướng kinh tế Họ thống nhất với quan điểm của Ricardo rằng việc tăng lương cho công nhân sẽ giảm bớt lợi nhuận và giảm nguồn đầu tư cho tăng trường. Những phần tích trên cũng cho thấy có sự tương tác bất bình đăng, tiết kiệm và thu nhập Theo quan niêm cùa A.Lewis, bất bình đắng là điều kiện cần để người giầu tăng tích luỹ, tăng đầu tư, do đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cũng có quan điểm đối lập cho rằng với một mức độ phân phối lại hợp lí thực sự có thể tăng cường tiết kiệm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này được lí giải trên hành vi tiết kiệm cá nhân khi thu nhập thay đổi. Giả sử, khi thu nhập tăng, ti lệ tiết kiệm tăng, trong trường hợp này bất binh đẳng tăng sẽ dẫn đến tiết kiệm tăng. Ngược lại, bất binh đẳng giảm sẽ kìm hâm tiết kiệm, hoặc giả sử khi thu nhập tăng, tỉ lệ tiết kiệm cận biên giảm, bất bình đẳng sẽ kìm hâm tiết kiệm. Các nước chậm phát triển có xu hướng khi người giầu tăng 92
- thu nhập, nhu cầu tiêu dùng cùa họ cũng tăng cao (hướng vào phân khúc hàng hoá xa xì). Vì thế, xu hưởng tiết kiệm cận biên rất thấp và tì lệ tiết kiệm trung bình cùa họ cũng thấp. Như vậy, với các nước đang phát triển, việc giảm bất bình đẳng sẽ thúc đẩy tăng trường kinh tế Thông qua tiết kiệm và đầu tư, có thể kết hợp tăng trường với bất bình đẳng xã hội. Có nghĩa là, theo A Lewis, có thế kết hợp giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế. 4.3.2.3. M ô hình tăng trưởng đi đôi với bình đăng xã hội cua H.Oshima Ý tưởng cơ bản của tăng trưởng đi đôi với bỉnh đẳng xã hội dựa vào cách đặt vấn đề rằng: có thể hạn chế sự bất binh đẳng ngay từ giai đoạn đẩu tăng trường Một trong những hướng giải quyết vân đề này là dựa vào mô hình cùa Harry Oshima. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất lúa nước khu vực Châu Á gió mùa H.Oshima cho rằng quá trình tăng trường cẩn bắt đầu từ khu vực nông nghiệp Theo H.Oshima, trước hết khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị sẽ được cải thiện ngay từ giai đoạn đầu do tập trung phát triển khu vực nông thôn dựa trên chính sách cải cách ruộng đất, tăng cường nguồn trợ giúp của chính phù về giống cây trồng, vật nuôi đồng thời mở rộng ngành nghề làm cho thu nhập cùa nông dân khu vục này được tăng dẩn. Tiếp đó là quá trình cải thiện dần khoảng cách thu nhập giữa các xí nghiệp có qui mô lớn và nông trại qui mô nhỏ cùa nông dân. Quá trình này chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu, khoảng cách thu nhập tăng lên do các cơ sở sản xuất lớn biết tận dụng lợi thé về qui mỏ vá có diều kiện àp dụng kĩ thuật mới. Sau đỏ do lợi ích của cơ sở hạ tầng và khả năng áp dụng kĩ thuật mới tăng lên ở các cơ sờ nhỏ làm cho khoảng cách về thu nhập giảm dẩn.Theo H.Oshima, tiết kiệm sẽ tăng lên ờ các nhóm dân cư, kể cả nhóm có thu nhập thấp nhất, vi thu nhập đã được cải thiện ở họ dần dần thoả mãn các khoản chi và khi đó họ bắt đầu tiết kiệm để trả nợ các khoản vay trước đó và tiếp tục đẩu tư sản xuất cũng như đầu tư vào việc học hành cho con em họ. 93
- 4.3.2.4. Mô hình phân phối lại cùng với / đồng thời với tăng trương k tế cùa WB Quan điểm của WB về cơ bản cũng giống quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế đi đôi với bình đẳng hay tăng trường kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề phúc lợi, tuy nhiên có sự khác biệt trong cách tiếp cận mục tiêu. Quan điểm cùa WB cho rằng phân phối lại cùng với / đồng thời VỚI tăng trường là cách thức phân phối lại của tăng trường sao cho cùng với thời gian phân phối thu nhập dần được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi trong quá trinh tăng trưởng vẫn tiếp tục. Điều này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự lựa chọn các giải pháp chính sách phân phối lại là quan trọng, bao gồm chính sách phân phối lại tài sản (của cải) và chính sách phân phối lại từ tăng trưởng. Cần phải có chính sách phân phối lại tài sản là vi, theo phân tích cùa WB, nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất công trong phân phối thu nhập ờ hầu hết các nước đang phát triển là do bất công trong vấn đề sở hữu tài sàn. Thực tế là gần 20% dân số nhận được hơn 50% các nguồn lực sản xuất là vì 20% này có thể sờ hữu và kiểm soát 70% các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là vốn vật chất, đất đai, thậm chí cả vốn nhân lực dưới hình thức học vấn cao Chính sách đã được áp dụng phổ biến ờ các nước đang phát triển để phân phối lại tài sản là chính sách cải cách ruộng đất, chinh sách tăng cường cơ hội giáo dục, tiếp cận y tế cho nhiều người. Tuy nhiên, trong thực tế, các chính sách nói trên như chính sách cải cách ruộng đất chỉ thực sự trờ thành công cụ tác động đối với phân phối lại thu nhập khi có sự kết hợp với các chính sách tín dụng nông nhiệp, nông thôn, chính sách tiêu thụ nông sản, chính sách công nghệ. Nghiên cứu mô hình phát triển cùa Hàn Quốc và Đài Loan vào những năm 1960, các nhà kinh tế rút ra kết luận, cải cách ruộng đất đã giúp các nước này giảm thiểu bất binh đẳng kinh tế một cách có hiệu quả cao. Nhờ đó, GINI 94
- về phàn phối đất đai ờ Hàn Quốc là 0,34, Đài Loan: 0,31 (1960), trong khi đó Àn Độ, Philippn là 0,5; Brazin 0,7. Mặc dủ những năm 70 ở Hàn Quốc sự bất bình đẳng có tăng, nhưng mức độ bất binh đăng vẫn thấp hơn các nước khác. Do vậy có thể coi Hàn Quốc là một băng chứng thực tế về tăng trưởng đi đôi VỚI b ì n h đ ắ n g k i n h t ế . 4.3.3. Bình đắng giới Giới là thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kì vọng liên quan đến quyền và tự do của nam và nữ. Nó được coi là phạm trù xã hội có vai trò quyết định đến cơ hội cuộc sống cùa con người, xác định vai trò cùa họ trong xã hội và trong nền kinh tế. Bât bình đẳng giới được diễn giải theo góc độ và đo bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Tại Báo cáo Phát triển con người cua UNDP đã đưa ra hai chỉ số: - Chi số phát triển giới (GDI - Gender related development Index). Chỉ số này phản ánh những thành tựu trong các khía cạnh tương tự như HDI (tuổi thọ bình quân, giáo dục, thu nhập) nhưng lại điều chỉnh các kết quả đó theo sự bất binh đẳng về giới. Mỗi nước, nếu giá trị và thứ hạng GDI càng gần với HD1 thì sự khác biệt giới tính càng ít. Nếu thứ hạng GDI thấp hơn thứ hạng HD1 thi đó là biểu hiện sự phân phối không bình đẳng về phát triển con người giữa nam và nữ. Ngược lại, nếu thứ hạng GDI cao hơn, thỉ đó là biểu hiện sự phân phối bình đẳng hơn về phát triển con người giữa nam và nữ. - Thước du VỊ thẻ cù a g lớ t (GEM) Thước đo này biểu thị cơ hội của phụ nữ chứ không phải là khả năng / năng lực của họ. GEM chỉ ra sự bất bình đẳng giới trên 3 khía cạnh: (1) Tham ghia hoạt động chính trị và có quyền quyết định - đo bằng tỉ lệ có ghế trong quốc hội của nữ và nam, (2) Tham gia hoạt động kinh tế và có quyền quyết định - đo băng tỉ lệ các vị trí lãnh đạo, quản ií do phụ nữ và nam giới đảm nhận và tỉ lệ các vị trí trong ngành kĩ thuật, chuyên gia do phụ nữ và nam giói đảm 95
- trách; (3) Quyền đối với các nguồn lực kinh tế - đo bằng thu nhập ước tính cùa phụ nữ và nam giới (PPP- $US). Các nghiên cứu của UNDP về GDI và GEM của các nước chỉ ra rằng sự binh đằng về giới cao hơn trong phát triển con người không phụ thuộc vào mức thu nhập hoặc giai đoạn phát riển; Thu nhập cao không phải là điều kiện tiên quyết đem lại cơ hội cho phụ nữ; Trong những thập niên vừa qua, tuy đã có những tiến bộ vượt bậc về bình đẳng giới nhưng sự phân biệt giới vẫn còn khá phổ biến trong mọi mặt cuộc sống và ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, bình đẳng giới được COI là vấn đề trung tâm của phát triển, là mục tiêu, đồng thời cũng là yếu tố để nâng cao khả năng và cơ hội tăng trường của quốc gia và công cuộc xoả đói giảm nghèo. Bằng chứng cho thấy, phát triển kinh tế thế giới và phát triển cùa các nước đang phát triển mở ra nhiều hướng đi để nâng cao sự bình đẳng trong dài hạn. Tuy nhiên, chi có sự tăng trường sẽ không đem lại kết quả mong muốn mà còn cần có môi trường thể chế đảm bảo quyền và cơ hội binh đẳng cho phụ nữ và nam giới; cần có những giải pháp chính sách liên quan đến giới trong tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển. 4.4. Đói nghèo ở các nước đang phát triển 4.4.1. Quan niệm về đói nghèo Với phương châm “coi đấu tranh chống đói nghèo là sứ mênh, là trong tâm”, WB đã hoàn thành “Ráo cáo về tình hình phát triền thế giới - Tấn công nghèo đói, năm 2000 Bản báo cáo này ra đời là một đóng góp thiết thực vào cuộc tranh luận về giầu nghèo trong xã hội. Điểm đáng ghi nhận là báo cáo này đã mở rộng quan niệm về đói nghèo khi tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương, dễ gặp rủi ro của người nghèo. Báo cáo diễn giải nội hàm cùa khái niệm nghèo có nghĩa là "Không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không ai chăm sóc, mù chữ và không được đến 96
- trường", "người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự biểu hiện bất lợi nằm ngoài khả năng kiểm soát cùa họ. Họ thường bị các thế chế cùa nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra ria và không có tiếng nói quyền lực trong các thế chế đó". Để đánh giá rõ hơn mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại: Ngheo tuyệt đôi và nghèo tương đỏi Tố chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa nghèo tuyệt đối (hay nghèo theo thu nhập) như sau: "Một người là nghèo khổ khi thu nhập hàng năm ít hon một nửa thu nhập binh quân đâu người hàng năm của quôc gia" Họ còn nhận định, nghèo thu nhập "là sự đo lường mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo một người có thể mua được một lượng lương thực, thực phẩm tương đương 2100 - 2300 Kcal/người/năm". Với cách nhìn tổng quan hơn về vấn đề này, Robert Mc Namara - khi còn là giám đốc của WB đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối... là sống ờ ranh giới ngoài cùng cùa tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tường tượng của giới tri thức chúng ta". Mức nghèo tận cùng của một bộ phận dân cư khi điều kiện sống của họ chỉ đảm bảo cho sự tồn tại, ngoài việc sử dụng thu nhập hay tiêu dùng để xác dịnli và đo lưùng mức độ đ6i nghèo thì có nhiều yéu tố khác quyét định đến tình trạng sống của con người mà tinh trạng này được gọi là nghèo tương đối (hay nghèo về con người). Theo đó, nghèo tương đối có thể xem như là mức độ sống thấp hơn của một số tầng lớp xã hội trong mối tương quan so sánh với sự sung túc của xã hội đó. Ranh giới nghèo tuyệt đối có thể được xác lập cụ thể. Ngược lại, ranh giới của nghèo tương đối rất khó xác định bởi nó không có tiêu chuẩn chung nào áp dụng. Nó phụ thuộc chủ yếu vào tình độ phát triển 97
- kinh tế - chính trị - xã hội cùa từng quốc gia và mức độ quan tâm, điêu chỉnh của Chính phù quốc gia đó. Những tiêu chí đánh giá nghèo đói, dù xuất phát từ tổ chức nào và ờ thời điểm nào thì về cơ bản, cũng đều có sự thống nhất về ba khía cạnh của người nghèo: không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ỡ muc tối thiểu, có múc sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư; thiếu cơ hội lựa chọn trong quá trình phát triến. 4.4.2. Phương pháp tiếp cận và các chỉ tiêu đánh giá đói nghèo • Phương pháp tiếp cận Chuẩn nghèo là thước đo mức sống cùa dân cư để phân biệt trong xã hội ai thuộc diện nghèo và ai không thuộc diện nghèo, từ đó có những chính sách trợ giúp cho người nghèo tiếp cận VỚI những thành q u ả củ a sự phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội giữa các nhóm dân cư Thực tiễn đã chỉ ra răng: "Hậu quả của thiên tai, lũ lụt và khùng hoảng kinh tê, ngươi nghèo là người chịu trước, còn thành quả của pháp triển kinh tế - xã hội người nghèo là người hường sau". Hiện lưu hành ba phương pháp tiếp cận chuẩn nghèo: (1) Phương pháp dựa vào nhu cầu chi tiết; (2) Phương pháp dựa vào thu nhập thực tế; (3) Phương pháp dựa vào đánh giá của người dân. Trong ba phương pháp đó thì hai phương pháp đầu được các quốc gia sử dụng khá phổ biến. Phương pháp cuối lại được hầu hết các tồ chức phi chính phú (NGOs) sư dụng trong việc xác định hộ nghèo trong các dự án giảm nghèo và phát triển cộng đồng (Participatory Poverty Assessment - PPA). • Chì tiêu đánh giá đỏi nghèo • Chỉ tiêu thu nhập Hiện nay, WB sử dựng hai phương pháp tính toán chù yếu: Phương pháp Atlas (phương pháp theo tỉ giá hối đoái) và phương pháp tính bình quân thu nhập ở mỗi nước theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP). 98
- Sau nhiều cuộc điều tra trên toàn cẩu WBđã đưa ra ngưỡng nghèo chung (theo $ u s - PPP): - Đối với các nước thu nhập thấp:
- Nghèo đói chiu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Vì vậy chưa thể coi 3 phương pháp trên là căn cứ tuyệt đối để đánh giá mức độ giẩu nghèo cúa một quốc gia. Xuất phát từ lí lẽ đó, LHQ đã sử dụng chi số đói nghèo HPI (Human Poverty Index). Cách tính HPI dành cho các nước đang phát triến HPI-1 dưa vào chỉ số phát triển con người HDI. Chỉ số HPI được tính theo công thức HPI - 1 = [1/3 (Pj“+ p2°+ p°3 ]'° Trong đó: P1: Xác suất những người không thọ quá 40 tuổi (x 100) P2: Tỉ lệ người lớn mù chữ. P3: Giá trị binh quân phi gia quyền cùa tỉ lệ người dân không tiếp cận bền vững với nguồn nước sạch (1) và tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (2). (Giá trị binh quân phi gia quyển = 1/2 tỉ lệ (1 )+ 1/2 tỉ lệ (2)). 4.4.3. Quan niệm và chỉ tiêu đánh giá đói nghèo ờ Việt Nam • Quan niệm về đói nghèo Các tài liệu và các công trình nghiên cứu của hầu hết các tác giả Việt Nam đều thống nhất với định nghĩa chung về nghèo do ủ y ban kinh tế - xã hội Châu Á Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP) đưa ra tại hội nghị Bangkok - Thái Lan vào tháng 9/1993. Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hường và thoả mãn cá c nhu cầu c a hàn của con ngirài mà nhũng nhu call này đã đ ư ợ c xã hội thừa nhận tuỳ theo trinh độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán cúa địa phương. Định nghĩa trên hiện được nhiều quốc gia sứ dụng trong đó có Vièt Nam. Ngoài định nghĩa chung về đói nghèo, Việt Nam còn sử dụng rộng rãi hai định nghĩa mà về cơ bản cũng đều bắt nguồn từ WB: - Nghèo đói lương thực, thực phâm (tương đương VỚI nghèo tuyệt đối nghèo về thu nhập cùa WB): Được xác định bang số tiền chi phí cho nhu cẩu 100
- thiết yếu để duy trì sự sống với mục tiêu dùng năng lượng 2100 Kcalo/nguời/ngày. - Nghèo đói chung (tương đương vơi nghèo tương đối, nghèo về con người): Được xác định bằng số tiền chi phí để mua đú một lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm tương đương với mức tiêu dùng năng lượng 2100 Kcalo/người/ngày và một số mặt hàng phi lương thực, thực phẩm... Tuy có sự thống nhất cao về khái niệm nhưng Việt Nam cũng có điểm khác với nhiều nước trong vấn đề nhìn nhận và đánh giá nghèo khổ. Bên cạnh khái niệm nghèo của ESCAP, Việt Nam còn sử dụng thêm khái niệm đói nghèo để chỉ mức độ thấp của nghèo của một bộ phận dân cư. Đó là bộ phận dân cư nghèo, có mức sống dưới mức tối thiểu (nhu cầu cơ bản) không đủ điều kiện vật chất duy trì cuộc sống. Đây là bộ phận thiếu ăn ít nhất một tháng trong năm, phải đi vay nợ nhưng không có khả năng chi trả. Nói cách khác, đói là nấc íhang thấp nhất cùa nghèo. Hiện nay, tình trạng đói đã không được nhăc tới trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước ta từ năm 2001 Mặc dù vậy, cụm từ "xóa đói giảm nghèo" vẫn được sử dụng, chỉ một nội dung hẹp hơn là đấu tranh để giảm nghèo, tiến tới xóa nghèo. • Chi tiêu đánh giá đói nghèo ở Việt Nam Nhóm nghiên cứu liên Bộ: Bộ Lao động và thuơng binh xã hội, Tổng Cục thống kê đã đưa ra chỉ tiêu để đánh giá đói nghèo là: thu nhập, giáo dục, sức khỏe, nhà ờ... Trong đó chỉ tiêu thu nhập đưiợc coi là chỉ tiêu hàng đầu, đồng thời cũng là chỉ tiêu đang được sử dụng đ(ể xác định số lượng người nghèo và hoạch định chính sách xóa đói giảm ngheio Ở nước ta, trong điều kiện giá cả không ổn địinh và có sự chênh lệch giữa các vùng miền, bên cạnh việc thu nhập được tính toán bằng tiền, còn tồn tại cách tính toán truyền thống của người nông dân - tức qui ra gạo Tùy vào từng thời kì và từng vùng phát triền của đất nước mà các cơ quan liên bộ ngành và các cơ quan thương trực trong việc tổ chức thực hiện xóa đói giảm nghèo đã đưa ra những mức xác định khác nhau về nghèo. 101
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kinh tế phát triển - Chương 2
26 p | 1078 | 427
-
Giáo trình kinh tế phát triển - Chương 3
77 p | 1065 | 377
-
Giáo trình kinh tế phát triển - Chương 9
50 p | 491 | 273
-
Giáo trình kinh tế phát triển
138 p | 702 | 267
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1
88 p | 992 | 154
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2
100 p | 377 | 103
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh
62 p | 58 | 11
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - Lê Mỹ Linh Thanh
46 p | 54 | 9
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - NXB ĐH Thái Nguyên
105 p | 15 | 7
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - NXB ĐH Thái Nguyên
139 p | 13 | 7
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - TS. Đinh Văn Hải
200 p | 17 | 6
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - NXB Đại học Thái Nguyên
83 p | 19 | 6
-
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
67 p | 24 | 6
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - NXB Lao động
240 p | 13 | 5
-
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
37 p | 19 | 4
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - NXB Lao động
188 p | 12 | 4
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - TS. Đinh Văn Hải
212 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn