Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
lượt xem 6
download
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái quát chung về giao tiếp; Cấu trúc của giao tiếp; Phương tiện và phong cách giao tiếp; Các kỹ năng giao tiếp trong công tác xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
- 1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ ngày / /2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Kon Tum, năm 2021
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh đề không phù hợp. Tài liệu lưu hành nội bộ tại trường CĐCĐ Kon Tum phục vụ cho công tác đào tạo sinh viên ngành Công tác xã hội.
- 3 MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 6 TÊN MÔN HỌC: KỸ NĂNG GIAO TIẾP ........................................................ 8 I. Vị trí, tính chất của môn học: ......................................................................... 8 II. Mục tiêu môn học:.......................................................................................... 8 Chương 1 ........................................................................................................... 10 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO TIẾP .......................................................... 10 1.1. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP .......................................................................... 10 1.1.1. Giao tiếp là gì?....................................................................................... 10 1.1.2. Vai trò của giao tiếp ............................................................................... 12 1.1.2.1. Vai trò của giao tiếp đối với xã hội .................................................. 12 1.1.2.2. Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân ............................................... 12 1.2. Chức năng của giao tiếp trong đời sống cá nhân ...................................... 13 1.2.1 Nhóm chức năng xã hội .......................................................................... 13 1.2.2. Nhóm chức năng tâm lý ......................................................................... 14 1.3. Phân loại giao tiếp ...................................................................................... 15 1.3.1. Dựa trên tính chất giao tiếp .................................................................... 15 1.3.2. Dựa trên quy cách của giao tiếp ............................................................. 16 1.3.3. Dựa theo vị thế xã hội ............................................................................ 16 1.3.4. Dựa theo số lượng người tham gia giao tiếp gồm có .............................. 16 CÂU HỎI ........................................................................................................... 17 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG.................................................................................. 17 Chương 2 ........................................................................................................... 19 CẤU TRÚC CỦA GIAO TIẾP ......................................................................... 19 2.1. Truyền thông trong giao tiếp ..................................................................... 19 2.1.1. Quá trình truyền thông giữa hai cá nhân................................................. 19
- 4 2.1.2. Truyền thông trong tổ chức .................................................................... 20 2.2. Nhận thức trong giao tiếp ......................................................................... 21 2.2.1. Nhận thức đối tượng giao tiếp ................................................................ 21 2.2.2. Tự nhận thức trong giao tiếp .................................................................. 22 2.2.3 Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong giao tiếp ................................... 22 2.3. Ảnh hưởng tác động qua lại trong giao tiếp ......................................... 26 2.3.1. Lây lan cảm xúc ..................................................................................... 26 2.3.2. Ám thị trong giao tiếp ............................................................................ 27 2.3.3. Áp lực nhóm .......................................................................................... 28 2.3.4. Bắt chước .............................................................................................. 28 CÂU HỎI IIN TẬP ........................................................................................... 29 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG.................................................................................. 29 THẢO LUẬN .................................................................................................... 31 Chương 3 ........................................................................................................... 33 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHONG CÁCH GIAO TIẾP........................................ 33 3.1. Phương tiện giao tiếp ................................................................................. 33 3.1.1. Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ ............................................................. 33 3.1.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ....................................................... 36 3.2. Phong cách giao tiếp ................................................................................... 42 3.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 42 3.2.2 Đặc trưng của phong cách giao tiếp ........................................................ 43 3.2.3. Các loại phong cách giao tiếp ................................................................ 44 3.2.3.1. Phong cách giao tiếp tự do............................................................... 44 3.2.3.2. Phong cách giao tiếp độc đoán ........................................................ 45 3.2.3.3. Phong cách giao tiếp dân chủ .......................................................... 45 CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 45 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG.................................................................................. 46 THẢO LUẬN .................................................................................................... 48
- 5 Chương 4 ........................................................................................................... 49 CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI ....................... 49 4.1. Kỹ năng định hướng................................................................................... 49 4.2. Kỹ năng định vị .......................................................................................... 51 4.3. Kỹ năng thuyết phục .................................................................................. 52 4.4. Kỹ năng đặt câu hỏi ................................................................................... 53 4.5. Kỹ năng lắng nghe – phản hồi thông tin ................................................... 55 4.6. Kỹ năng tạo sự tin tưởng, cởi mở .............................................................. 59 CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 61 THỰC HÀNH.................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 63
- 6 LỜI GIỚI THIỆU Kỹ năng giao tiếp là một môn học hướng đến cung cấp cho người học những nội dung cơ bản, có hệ thống về khoa học giao tiếp. Thông qua môn học sẽ hình thành cho người học những kỹ năng, tình huống giao tiếp cụ thể trong cuộc sống và trong lĩnh vực công tác xã hội. Trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu về lĩnh vực giao tiếp ứng xử, dựa trên đặc điểm về đối tượng của chương trình đào tạo ngành công tác xã hội của trường CĐCĐ Kon Tum, tác giả đã biên soạn tài liệu với những nội dung cơ bản như sau: Chương 1. Khái quát chung về giao tiếp Chương 2. Cấu trúc của giao tiếp Chương 3. Phương tiện và phong cách giao tiếp Chương 4. Các kỹ năng giao tiếp trong công tác xã hội Tài liệu được biên soạn trên cơ sở các văn bản theo quy định, với mong muốn cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản, phổ biến về giao tiếp trong cuộc sống nói chung và giao tiếp trong công tác xã hội. Nghiên cứu tài liệu này, người học có thể bổ sung hoàn thiện thêm kiến thức trong quan hệ xã hội, quan hệ giao tiếp với trẻ để từ đó có thể tự tin, khéo léo trong ứng xử với nhiều đối tượng khác nhau trong cuộc sống. Mặc dù trong quá trình biên soạn, tác giả đã cố gắng thể hiện ngắn gọn, trọng tâm các nội dung cơ bản. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để tài liệu được hoàn thiện hơn. Kon Tum, ngày 24 tháng 12 năm 2021 Biên soạn Hoàng Văn Chi
- 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Xin đọc là 1 GT Giao tiếp 2 KNGT Kỹ năng giao tiếp 3 GVMN Giáo viên mầm non 4 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 5 TLH Tâm lý học
- 8 GIÁO TRÌNH TÊN MÔN HỌC: KỸ NĂNG GIAO TIẾP Mã môn học: 61082027 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 30 giờ. Kiểm tra : 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Đây là môn học thuộc nhóm các môn cơ sở trong chương trình đào tạo của ngành công tác xã hội. Môn học được bố trí học song song hoặc học sau các môn học đại cương, tâm lý học xã hội. - Tính chất: Kỹ năng giao tiếp là môn học vừa là lý thuyết, vừa là môn học thực hành. Trong quá trình học, sinh viên được trang bị những kiến thức lý thuyết về giao tiếp ứng xử. Đồng thời các giờ học thực hành sẽ giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng giao tiếp vào các tình huống giao tiếp hằng ngày và các tình huống giao tiếp thường gặp trong trong lĩnh vực công tác xã hội. II. Mục tiêu môn học: * Về kiến thức: - Trình bày và phân biệt được các khái niệm: giao tiếp- ứng xử; phân biệt được hoạt động giao tiếp và hành vi ứng xử. - Nhận biết được cấu trúc, bản chất của các hiện tượng giao tiếp trong cuộc sống; - Liệt kê được các phương tiện giao tiếp, đặc điểm của mỗi loại phong cách giao tiếp, các kỹ năng giao tiếp gắn liền với lĩnh vực đào tạo ngành công tác xã hội. * Về kỹ năng: - Biết sử dụng một số kỹ năng cơ bản vào các tình huống giao tiếp như: kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tạo sự tin tưởng, cởi mở…. - Vận dụng có hiệu quả các kỹ năng khác nhau để nâng cao hiệu quả của quá trình giao tiếp trong lĩnh vực công tác xã hội. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- 9 - Làm chủ bản thân trong quá trình học tập; có khả năng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo để nâng cao năng lực nhận thức của bản thân, có ý thức trách nhiệm, nghiêm túc trong quá trình học tập môn học.
- 10 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO TIẾP Giới thiệu Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu và luôn gắn chặt với hoạt động của con người. Thông qua hoạt động giao tiếp, con người có thể hoàn thiện và phát triển bản thân, từ đó phát triển xã hội. Chương đầu tiên sẽ giới thiệu đến người học những vấn đề cơ bản về hoạt động giao tiếp, thông qua đó người học hiểu biết được bản chất của giao tiếp, cách thức sử dụng những ngôn ngữ trong giao tiếp… giúp người học vận dụng những kiến thức, rèn luyện những kỹ năng cơ bản phục vụ cho công việc và cuộc sống. Mục tiêu - Kiến thức: Trình bày được đặc điểm hoạt động giao tiếp, bản chất của giao tiếp, một số đặc điểm cơ bản của tâm lý con người trong giao tiếp; Biết những trở ngại và có phương pháp khắc phục những trở ngại trong quá trình giao tiếp. - Kỹ năng: Phát triển được kỹ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hoá vấn đề; Nhận biết tâm lý đối tượng khi giao tiếp. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận thức đúng đắn về kỹ năng giao tiếp ứng xử trong nghề nghiệp; thêm yêu nghề; Có thái độ đúng đắn khi giao tiếp với mọi người. Nội dung 1.1. Khái niệm giao tiếp 1.1.1. Giao tiếp là gì? Giao tiếp là một quá trình thiết lập mối quan hệ hai chiều giữa một người với một người hoặc với nhiều người xung quanh, liên quan đến sự truyền đạt thông điệp và sự đáp ứng với sự truyền đạt ấy. Giao tiếp là một quá trình qua đó chúng ta phát và nhận thông tin, suy nghĩ, có ý kiến và thái độ để có được sự thông cảm và hành động. Tóm lại, giao tiếp là một quá trình chia sẻ qua đó thông điệp sản sinh đáp ứng.
- 11 Giao tiếp là quá trình nói, nghe và trả lời để chúng ta có thể hiểu và phản ứng với nhau. Giao tiếp trải qua nhiều mức độ, từ thấp đến cao, từ sự e dè bề ngoài đến việc bộc lộ những tình cảm sâu kín bên trong: Mức độ đầu tiên: Xã giao (còn dè dặt trong trao đổi, dừng lại ở mức chào hỏi thăm nhau ngắn gọn, nói về những vấn đề vô thưởng vô phạt). Nói chuyện phiếm: Nói về người khác, không có mặt, tránh nói về bản thân và người đối diện. Trao đổi các ý tưởng khi mối quan hệ trở nên thân thiết hơn, nói về mình hoặc người đối diện. Trao đổi cảm nghĩ: bộc lộ tình cảm của mình với người đối diện, nói về những điều mình yêu, mình ghét... chia sẻ với nhau niềm vui buồn trong cuộc sống. Trao đổi thân tình: Mức độ cao nhất của giao tiếp. Người ta có thể trao đổi một cách cởi mở những cảm nghĩ và tình cảm, những niềm tin và ý kiến với người khác mà không sợ những điều mình nói ra sẽ bị từ chối hoặc không được chấp nhận. Mục đích chính yếu của sự giao tiếp của con người là nhằm thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của mình. Sự khéo léo trong giao tiếp là làm sao thể hiện được suy nghĩ và tình cảm của mình để cho người khác có thể hiểu được. Giao tiếp được thực hiện dưới nhiều hình thức: trực tiếp, mặt đối mặt hoặc gián tiếp như qua thư viết, điện thoại, qua chat, email… Giao tiếp trực tiếp diễn ra như thế nào giữa hai người hoặc nhiều người? Đầu tiên ta có được ý tưởng hay một hình ảnh trong đầu, ta quyết định rằng ta muốn chia sẻ điều đó với người khác, rồi ta bắt đầu chuyển ý kiến của mình bằng lời nói hoặc cử chỉ... cho người khác. Ta có thể dùng lời nói, đụng chạm, ngôn từ hoa mỹ... Theo Peter Drucker, chính người nhận thông điệp mới đúng là người giao tiếp vì chỉ có sự giao tiếp khi có người nghe và đáp ứng. Sự kiện tiếp theo là người nhận thông điệp của ta như thế nào, tất nhiên là nhờ nghe, nhìn, cảm giác... và cuối cùng hiểu được điều đã được chuyển giao. Tiến trình cũng được gọi là tiến trình truyền thông.
- 12 Hình minh họa: quá trình giao tiếp (nguồn internet) Giao tiếp là những hoạt động gắn liền với sự sống và rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Nhờ có giao tiếp mà con người gắn bó với nhau, hiểu biết nhau và cùng tồn tại, phát triển. Ngươc ̣ lai,̣ cũng có thể từ giao tiếp mà quan hệ với nhau bị tổn thương, xung đột và hận thù. Như vậy, có thể hiểu: giao tiếp là những hành vi, cử chỉ, thái độ trong các mối liên hệ của quá trình vận động không ngừng giữa các chủ thể trong cuộc sống xã hội và môi trường tự nhiên. 1.1.2. Vai trò của giao tiếp 1.1.2.1. Vai trò của giao tiếp đối với xã hội Đối với xã hội, giao tiếp là điều kiện của sự tồn tại và phát triển xã hội. Xã hội là một tập hợp người có mối quan hệ qua lại với nhau. Chúng ta hãy thử hình dung xem xã hội sẽ tồn tại như thế nào nếu trong đó con người sống không có mối quan hệ gì với nhau. Lúc đó xã hội trở thành một tập hợp rời rạc những cá nhân riêng lẽ. Mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với con người trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát triển. 1.1.2.2. Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân Đối với mỗi người, giao tiếp được biểu hiện ở những điểm cơ bản sau: - Giao tiếp là điều kiện để tâm lý, nhân cách cá nhân phát triển bình thường: về bản chất, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nhờ có giao tiếp mà mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng, phản ánh các quan hệ xã hội, kinh nghiệm xã hội và chuyển chúng thành tài sản riêng của mình. Những trẻ em bị thất lạc vào trong rừng, sống với động vật đã cho thấy mặc dù những trẻ này vẫn phát triển đầy đủ hình hài của con người nhưng về mặt tâm lý, hành vi của các em không phải là con người.
- 13 - Trong giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất về đạo đức được hình thành và phát triển: Trong quá trình tiếp xúc với người xung quanh, chúng ta nhận thức được những chuẩn mực đạo đức, thẩm mĩ, pháp luật tồn tại trong xã hội, tức là những nguyên tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì không đẹp; cái gì nên làm, cái gì cần làm, cái gì không được làm và từ đó mà thể hiện thái độ và hành động cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác...chủ yếu được hình thành trong giao tiếp. - Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu của con người: những nhu cầu của con người như nhu cầu thông tin, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu được quan tâm, chú ý, nhu cầu được hòa nhập vào những nhóm xã hội nhất định…chỉ được thỏa mãn thông qua quá trình giao tiếp. Chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào nếu tự giam mình dù chỉ một ngày trong phòng, không gặp gỡ, tiếp xúc với ai, không liên hệ với ai qua điện thoại, không đọc, không xem tivi chắc chắn đó sẽ là một ngày dài lê thê, nặng nề. Đó là vì nhu cầu giao tiếp của chúng ta không được thỏa mãn. Theo các nhà tâm lý học phát triển, trong cuộc đời của mỗi con người, nhu cầu giao tiếp xuất hiện rất sớm. Ngay từ khi được sinh ra, đứa trẻ đã có những nhu cầu được yêu thương, an toàn, khoảng 2-3 tháng tuổi đứa trẻ đã biết “trò chuyện” với người lớn. Những thiếu hụt trong tiếp xúc với người lớn ở giai đoạn ấu thơ sẽ để lại những dấu ấn tiêu cực trong tâm lý, nhân cách của con người trưởng thành sau này. Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, trong đời sống của mỗi con người và cả trong công tác giảng dạy của người giáo viên mầm non. 1.2. Chức năng của giao tiếp trong đời sống cá nhân 1.2.1 Nhóm chức năng xã hội - Chức năng thông tin: Chức năng này biểu hiện ở khía cạnh truyền thông (trao đổi thông tin) của giao tiếp: qua giao tiếp con người trao đổi cho nhau những thông tin nhất định. - Chức năng tổ chức, phối hợp hành động: Trong một tổ chức, một công việc thường do nhiều bộ phận, nhiều người cùng thực hiện. Để có thể hoàn thành công việc hiệu quả, những bộ phận, cá nhân phải thống nhất, phối hợp với nhau nhịp
- 14 nhàng. Muốn vậy, họ phải có sự trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho từng người, từng bộ phận. - Chức năng điều khiển: Chức năng này được thể hiện ở khía cạnh ảnh hưởng tác động qua lại của giao tiếp. Trong giao tiếp, chúng ta ảnh hưởng, tác động đến người khác và ngược lại bằng nhiều hình thức khác nhau như: thuyết phục, ám thị, bắt chước…Đây là một chức năng quan trọng của giao tiếp. Một người có kỹ năng giao tiếp thuyết phục là người có khả năng ảnh hưởng đến người khác, biết “thu phục lòng người” và lời nói luôn “có trọng lượng” đối với người khác. - Chức năng phê bình và tự phê bình: Trong xã hội, mỗi con người là một “chiếc gương”. Giao tiếp với họ chính là chúng ta đang soi mình trong chiếc gương đó. Từ đó chúng ta thấy được những ưu điểm, thiếu sót của mình và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân. 1.2.2. Nhóm chức năng tâm lý - Chức năng động viên, khích lệ: Chức năng này liên quan đến lĩnh vực cảm xúc trong đời sống tâm lý con người. Trong giao tiếp, con người có khơi dậy ở nhau những xúc cảm, tình cảm nhất định; chúng kích thích hành động của họ. Một lời khen chân tình được đưa ra kịp thời, một sự quan tâm được thể hiện đúng lúc có thể làm người khác tự tin, cảm thấy phải cố gắng làm việc tốt hơn. - Chức năng thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ: Giao tiếp không chỉ là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa con người và con người mà còn là cách thức đẻ con người thiết lập các mối quan hệ mới, phát triển và củng cố các mối quan hệ đã có. Tiếp xúc, gặp gỡ nhau - đó là khởi đầu của các mối quan hệ, nhưng các mối quan hệ này có tiếp tục phát triển hay không, có trở nên bền chặt hay không điều này phụ thuộc nhiều vào quá trình giao tiếp sau đó. Nếu chỉ tiếp xúc, gặp gỡ một vài lần rồi sau đó sự tiếp xúc bị ngắt quãng thì mối quan hệ cũng khó duy trì. - Chức năng cân bằng cảm xúc: Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có những cảm xúc cần được bộc lộ, những niềm vui, nỗi buồn, sung sướng hay đau khổ, lạc quan hay bi quan. Chúng ta muốn được người khác cùng chia sẻ. Chỉ có trong giao tiếp, chúng ta mới tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được xúc cảm của mình.
- 15 1.3. Phân loại giao tiếp 1.3.1. Dựa trên tính chất giao tiếp Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: giao tiếp vật chất, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu. Giao tiếp vật chất diễn ra khi người ta giao tiếp với nhau bằng hành động với vật thể. Giao tiếp vật chất bắt đầu có ở trẻ cuối một tuổi, đầy hai tuổi, khi trẻ cùng chơi với đồ chơi hay một vật thể nào đó với người lớn. Các hành động thực hiện ở trẻ em thuộc lứa tuổi đó có chức năng vận động biểu cảm, như để tỏ ý muốn với lấy đồ vật hay bò về phía đồ chơi v.v... Dần dần cùng với sự phát triển của xã hội, cũng như sự phát triển của lứa tuổi, giao tiếp trở nên phức tạp hơn, bắt đầu có các phương tiện đặc thù của giao tiếp, trước hết là ngôn ngữ. Giao tiếp ngôn ngữ xuất hiện như là một dạng hoạt động xác lập và vận hành quan hệ người - người bằng các tín hiệu từ ngữ. Các tín hiệu này là các tín hiệu chung cho một cộng đồng cùng nói một thứ tiếng mỗi tín hiệu (một từ chẳng hạn) gắn với vật thể hay một hiện tượng, phản ánh một nội dung nhất định Đó là nghĩa của từ. Nghĩa này chung cho cả cộng đồng người nói ngôn từ đó. Trong mỗi trường hợp cụ thể, một người hay một nhóm người cụ thể lại có thể có một mối quan hệ riêng đối với từ đó. Thông qua hoạt động riêng của người hay nhóm người đó mà có ý riêng đối với từng người. Đối với mỗi người một từ có nghĩa và ý. ý của từ phản ánh động cơ và mục đích hoạt động của từng người hoặc nhóm người. Nghĩa của từ phát triển theo sự phát triển của xã hội (của cộng đồng người nói ngôn ngữ đó). ở từng người, nghĩa của từ phát triển tương ứng với trình độ học vấn của người ấy ý cùng với nghĩa của từ phản ánh vốn sống nói chung, phản ánh mức độ phát triển nhân cách của người ấy. Giao tiếp tín hiệu: Ngôn ngữ là một loại tín hiệu nên chính giao tiếp ngôn ngữ là một loại giao tiếp tín hiệu. Ngoài ra người ta còn dùng các loại tín hiệu khác để giao tiếp, như cách ăn mặc, cử chỉ, nét mặt... ở đây giao tiếp có một nội dung và hình thức khác phát triển, rất ăn ý với nhau theo những tín hiệu mà người ta đã thống nhất ý và nghĩa của các tín hiệu đó. Có tình huống giao tiếp tín hiệu còn hiệu quả hơn cả giao tiếp ngôn ngữ. Khi hai người ăn ý với nhau thì có khi ngôn ngữ trở nên thừa. Dân gian phương Tây còn nói: Im lặng là vàng bạc, im lặng là đồng ý. Im lặng đáng quý và để hiểu ý nhau.
- 16 1.3.2. Dựa trên quy cách của giao tiếp Dựa trên quy cách giao tiếp được phân thành 2 loại: Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp diễn ra khi cá nhân cùng thực hiện một nhiệm vụ chung theo quy định như: làm việc ở cơ quan, trường học... Giao tiếp chính thức là giao tiếp giữa hai người hay một số người đang thực hiện một chức trách nhất định. Vì vậy còn gọi là giao tiếp chức trách. Phương tiện, cách thức của loại giao tiếp này thường tuân theo những quy ước nhất định, có khi được quy định hẳn hoi, thậm chí được thể chế hóa. Giao tiếp không chính thức là giao tiếp giữa những người đã có quen biết, không chú ý đến thể thức mà chủ yếu sử dụng ý riêng của những người tham gia giao tiếp. Đây còn gọi là giao tiếp ý. Nói cụ thể hơn, hai người nói chuyện thân mật với nhau, khi họ đã hiểu ý đồ của nhau, biết mục đích, động cơ của nhau. Đó là những câu chuyện riêng tư. Họ không chỉ thông báo cho nhau một thông tin gì đó, mà muốn cùng nhau chia sẻ thái độ, lập trường đối với thông tin đó. Mục đích của giao tiếp loại này là để đồng cảm, chia ngọt sẻ bùi với nhau 1.3.3. Dựa theo vị thế xã hội Vị thế xã hội biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa những người giao tiếp với nhau, nó nói lên ai mạnh hơn ai, ai cần ai, ai phụ thuộc ai trong giao tiếp. Theo vị thế, giao tiếp được phân ra thành: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp cân bằng, giao tiếp ở thế yếu. Vị thế của một người so với người khác chi phối hành vi, ứng xử của họ trong giao tiếp. Chẳng hạn, trước mặt bạn bè, lời nói, cử chỉ, hành vi, điệu bộ, tư thế của chúng ta thường khác với khi trước mặt chúng ta là cấp trên. Vì vậy, trong giao tiếp, chúng ta cần đánh giá đúng vị thế của mình và của người đối thoại để ứng xử và thể hiện thái độ một cách hợp lý. 1.3.4. Dựa theo số lượng người tham gia giao tiếp gồm có - Giao tiếp cá nhân – cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa sinh viên A và sinh viên B - Giao tiếp cá nhân – nhóm. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên với lớp hoặc nhóm sinh viên - Giao tiếp nhóm – nhóm: giao tiếp trong đàm phán giữa đoàn đàm phán cuả công ty A và công ty B.
- 17 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày quan điểm cá nhân về giao tiếp? cấu trúc của quá trình giao tiếp? 2. Chức năng động viên khích lệ của giao tiếp? lấy ví dụ minh họa về chức năng động viên, khích lệ của giao tiếp? 3. Cách phân loại giao tiếp? Nêu những ưu điểm, nhược điểm của mỗi loại giao tiếp? BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1. Trong số các hiện tượng được nêu ra dưới đây, hiện tượng nào là giao tiếp? Một đứa trẻ đang “trò chuyện" với một con búp bê. Người thư ký đang soạn thảo một lá thư điện tử để gửi đến một đối tác ở nước ngoài. Một người đứng tuổi đang dạo mát trong công viên cùng với một con chó. Vợ chồng nhà hàng xóm đang cãi lộn với nhau. Hai đứa trẻ đang chơi đùa với nhau. Hai người bạn nhìn nhau im lặng. Bộ trưởng ngoại giao của các nước ASEAN gặp nhau để thống nhất về cuộc gặp thượng đỉnh giữa các nguyên thủ của các nước trong khối. 2. M và H biết nhau từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hiện nay họ lại cùng làm việc tại một văn phòng, vì vậy tình cảm giữa họ càng gắn bó. M - được giám đốc gợi ý giao một nhiệm vụ mới nặng nề nên đang phân vân nhận hay không. Biết vậy và biết M là người có năng lực, H tìm đến gặp M. M - Mình được giám đốc gợi ý giao một nhiệm vụ mãi, nhưng mình đang băn khoăn có nên nhận hay không. H - Việc gì vậy, có thể cho mình biết không? M - Phụ trách công tác nhân sự của công ty. H - Đó là một trọng trách phức tạp.
- 18 Nhưng bạn là người có bản lĩnh, có nắng lực, mình tin là bạn sẽ thực hiện tốt công việc đố. Hơn nữa, đó là một cơ hội thăng tiến mà không phải ai cũng có. M - Mình cũng biết vậy, nhưng.... H - Còn những gì nữa, bạn nhận đi, có gì mình sẽ giúp đỡ. Hãy tin rằng, luôn có mình bên cạnh bạn! M - Thật chứ, cảm ơn bạn! Theo bạn, cuộc giao tiếp nêu trên giữa M và H thể hiện chức năng nào của giao tiếp? Những trường hợp sau đây thuộc loại hình giao tiếp nào (giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp; giao tiếp chính thức, giao tiếp khống chính thức; giao tiếp giữa các cá nhân, giao tiếp giữa cả nhân và nhóm, giao tiếp nhóm; giao tiếp ở thế mạnh, thế yếu, hay thế cân bằng)? Người thủ trưởng chủ trì cuộc họp giao ban cuối tuần; Người thủ trưởng viết thư thăm hỏi, động viên một nhân viên đang nằm viện; Cán bộ, công nhân viên công ty X cùng nhau đi tắm biển ở cửa Lò; Sau giờ làm việc, giám đốc gặp gỡ, trao đổi riêng với H; Lễ ăn hỏi của c và L.
- 19 Chương 2 CẤU TRÚC CỦA GIAO TIẾP Giới thiệu Trong giao tiếp chúng ta thường tiến hành nhận thức, tìm hiểu người khác và nhận thức bản thân mình (tự nhận thức), tức là xây dựng nên hình ảnh về đối tượng giao tiếp và về bản thân. Chương 2 sẽ giúp người học hiểu rõ nhận thức là một quá trình chúng ta tìm hiểu đối tượng, xây dựng hình ảnh về đối tượng (cả bên ngoài lẫn bên trong) trên cơ sở đó điều chỉnh để tác động lên đối tượng bằng nhiều cách thức khau nhau. Mục tiêu - Hiểu được bản chất, đặc điểm của quá trình nhận thức và quá trình tác động lẫn nhau trong giao tiếp; - Biết cách trao đổi thông tin chính xác đầy đủ; biết tạo ấn tượng tốt về bản thân ngay trong lần đầu tiếp xúc; - Tích cực tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và nâng cao hiệu quả của sự ảnh hưởng và tác động qua lại với người khác trong giao tiếp. - Có khả năng tương tác, ảnh hưởng đến các đối tượng khác nhau trong quá trình giao tiếp. Nội dung 2.1. Truyền thông trong giao tiếp 2.1.1. Quá trình truyền thông giữa hai cá nhân Truyền thông trong giao tiếp là một tiến trình trao đổi các thông điệp có lời và không lời nhằm để hiểu, phát triển và ảnh hưởng đến các mối quan hệ người và người. Trong truyền thông, có nhiều yếu tố tác động lẫn nhau và diễn biến liên tục, bao gồm: Nguồn phát: Người phát ra thông điệp (có lời hoặc không lời) Người nhận thông điệp. Các giác quan cảm nhận (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác).
- 20 Các yếu tố chứa đựng thông điệp (như giọng nói, cử chỉ, thời gian…) Nội dung thông điệp (có lời hoặc không lời). Sự đáp ứng: có thể tích cực hoặc tiêu cực (thích hoặc không thích) Sự phản hồi bằng lời nói hoặc ngôn ngữ không lời hoặc cà hai cùng lúc. Bối cảnh giao tiếp (phù hợp hoặc chưa phù hợp). 2.1.2. Truyền thông trong tổ chức Tiến trình truyền thông có thể đơn giản lẫn phức tạp. Một chu trình truyền thông diễn ra trong một thời gian rất ngắn và bao gồm 8 bước như sau. Ảnh hưởng bên ngoài có thể làm méo mó thông điệp A (Kênh truyền thông) B 1.Mã 2. 4. Giải 5. Mã 6. 7. Nhận 8. Giải 3. Nhận hóa Chuyển mã hóa Chuyển TĐPH mã thông thông thông thông TĐPH TĐPH TĐPH điệp điệp điệp điệp Chú thích: TĐPH = thông điệp phản hồi Bảng 2.1: Tiến trình truyền thông A là người nói, mã hóa thông điệp, chuyển thông điệp cho người B nghe, B nhận thông điệp, giải mã và mã hóa thông điệp phản hồi, chuyển lại cho A, A nhận thông điệp phản hồi và giải mã thông điệp phản hồi này. Tiến trình này tiếp tục. Bạn cần lưu ý: Mỗi thông điệp gởi đi còn tùy thuộc vào sự khác biệt nhau giữa giác quan và kinh nghiệm của người gởi và người nhận. Cho nên thông điệp gởi đi và thông điệp nhận khó mà hoàn toàn giống nhau. Sự chênh lệch trong truyền thông thường xảy ra do sự ảnh hưởng của các yếu tố như cá tính con người, bối cảnh giao tiếp, khoảng cách, tâm trạng, cảm xúc lúc giao tiếp, kinh nghiệm, nhận thức vấn đề, nấc thang giá trị, văn hóa, thời gian, mục tiêu và mong đợi trong giao tiếp, kỹ năng giao tiếp... Một số yếu tố kể trên cũng góp phần vào việc định hình một phong cách giao tiếp của từng cá nhân khi đến tuổi trưởng thành. Kênh truyền thông:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM ( song ngữ )
9 p | 2016 | 389
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp sư phạm mầm non: Phần 2
95 p | 95 | 17
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp sư phạm mầm non: Phần 1
98 p | 74 | 15
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề: Văn thư lưu trữ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
82 p | 72 | 13
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
37 p | 37 | 10
-
Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường đại học Cần Thơ
10 p | 166 | 9
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
69 p | 49 | 8
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác: Phần 1
21 p | 20 | 8
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Tiếp cận theo hướng sư phạm tương tác: Phần 2
81 p | 24 | 7
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải qua giảng dạy các môn Lý luận chính trị
6 p | 40 | 4
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười (năm 2020)
40 p | 14 | 4
-
Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên lớp Tâm lý giáo dục 3 trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
7 p | 44 | 3
-
Hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
3 p | 14 | 3
-
Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười (năm 2019)
41 p | 6 | 3
-
Bài giảng Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm
69 p | 24 | 3
-
Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên kỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
3 p | 5 | 2
-
Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giáo tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non
3 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn