Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Đà Nẵng
lượt xem 12
download
Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống cung cấp cho người học những kiến thức như: Gia công đường ống đồng; Gia công đường ống gió; Gia công đường ống nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Đà Nẵng
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG Nghề: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Trình độ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐN ngày tháng năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng) Đà Nẵng, năm 2020 1
- 2
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống là giáo trình được biên soạn ở dạng cơ bản và tổng quát cho học sinh, sinh viên nghề Kỹ thuật Máy lạnh và Điều hòa không khí về kỹ thuật gia công đường ống đồng, ống gió và ống nước. Giáo trình giúp học sinh, sinh viên có được kiến thức kỹ năng trong quá trình lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống lạnh sau này. Mặc khác giáo trình cũng đã đưa vào các nội dung mang tính thực tế giúp học sinh, sinh viên gần gũi, dễ nắm bắt vấn đề khi va chạm trong thực tế. Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả đã tham khảo rất nhiều các tài liệu của các tác giả khác nhau cả trong và ngoài nước. Tác giả cũng xin chân thành gởi lời cảm ơn đến lãnh đạo nhà trường Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành giáo trình này. Đặc biệt là sự giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình của tập thể giáo viên bộ môn Điện lạnh, khoa Điện – Điện tử của trường cũng như các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình đóng góp ý kiến trong quá trình biên soạn. Đà Nẵng, tháng 12/2020 Tham gia biên soạn Chủ biên: ThS. Vũ Thị Việt Như 4
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 4 BÀI 1: GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG ĐỒNG .............................................................. 9 1. CẮT ỐNG VÀ NẠO BA VIA ........................................................................... 9 1.1. Dụng cụ cắt ống............................................................................................... 9 1.2. Phương pháp cắt ống ..................................................................................... 10 1.3. Phương pháp nạo ba via ................................................................................ 10 1.4. Trình tự thực hiện .......................................................................................... 10 2. LOE ỐNG ........................................................................................................ 10 2.1. Dụng cụ loe ống ............................................................................................ 10 2.2. Phương pháp loe ống..................................................................................... 11 2.3. Trình tự thực hiện .......................................................................................... 11 3. NÚC ỐNG (TẠO MĂNG XÔNG) .................................................................. 12 3.1. Dụng cụ núc ống ........................................................................................... 12 3.2. Phương pháp núc ống .................................................................................... 13 3.3. Trình tự thực hiện (dùng kìm nong ống)....................................................... 13 4. UỐN ỐNG........................................................................................................ 13 4.1. Dụng cụ uốn ống ........................................................................................... 13 4.2. Phương pháp uốn ống ................................................................................... 14 4.3. Trình tự thực hiện .......................................................................................... 14 5. HÀN ỐNG........................................................................................................ 15 5.1. Phương pháp hàn ống đồng........................................................................... 15 5.2. Trình tự thực hiện .......................................................................................... 15 6. PHƯƠNG PHÁP THỬ KÍN BẰNG NITƠ ..................................................... 17 6.1. Hướng dẫn sử dụng bình Nitơ ....................................................................... 17 6.2. Quy trình thử kín đường ống bằng Nitơ ....................................................... 17 7. GIA CÔNG TỔ HỢP ỐNG ĐỒNG ................................................................. 19 7.1. Đọc bản vẽ ..................................................................................................... 19 7.2. Chuẩn bị thiết bị, vật tư ................................................................................. 19 7.3. Trình tự thực hiện .......................................................................................... 20 7.4. Kiểm tra, thử xì ............................................................................................. 20 8. KẾT NỐI MÔ HÌNH HỆ THỐNG LẠNH ...................................................... 20 5
- 8.1. Đọc bản vẽ mô hình hệ thống lạnh ............................................................... 20 8.2. Chuẩn bị thiết bị, vật tư ................................................................................. 21 8.3. Trình tự thực hiện .......................................................................................... 22 8.4. Kiểm tra, thử xì hệ thống .............................................................................. 22 BÀI 2: GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ ................................................................. 23 1. KẾT NỐI ĐƯỜNG ỐNG GIÓ ........................................................................ 23 1.1. Đọc bản vẽ ..................................................................................................... 23 1.2. Kết nối đường ống gió cứng với măng xông và bích TDC .......................... 25 1.2.1. Kết nối ống gió vuông ................................................................................ 25 1.2.2. Kết nối ống gió tròn ................................................................................... 28 1.3. Kết nối đường mềm....................................................................................... 29 1.4. Treo và cố định ống gió ................................................................................ 30 2. BẢO ÔN ĐƯỜNG ỐNG GIÓ ......................................................................... 35 2.1. Bảo ôn đường ống gió bằng bông thủy tinh.................................................. 35 2.2. Bảo ôn đường ống gió bằng gel cách nhiệt ................................................... 44 3. LẮP ĐẶT QUẠT VÀ KIỂM NGHIỆM ĐƯỜNG ỐNG ................................ 45 3.1. Lắp đặt quạt ................................................................................................... 45 3.2. Kiểm nghiệm hệ thống .................................................................................. 45 BÀI 3: GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC ............................................................ 47 1. KẾT NỐI ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC .................................................................... 47 1.1. Đọc bản vẽ ..................................................................................................... 47 1.2. Chuẩn bị thiết bị, vật tư ................................................................................. 57 1.3. Trình tự thực hiện .......................................................................................... 58 2. LẮP ĐẶT BƠM NƯỚC VÀ KIỂM NGHIỆM ĐƯỜNG ỐNG ...................... 58 2.1. Lắp đặt bơm nước ......................................................................................... 58 2.2. Kiểm nghiệm hệ thống .................................................................................. 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 63 6
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN KỸ THUẬT GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG Tên mô đun: KỸ THUẬT GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG Mã mô đun: KTML07 I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí + Kỹ thuật gia công đường ống là mô đun chuyên ngành trong chương trình nghề máy lạnh và điều hoà không khí. + Mô đun được sắp xếp là môn học sau khi học xong các môn học cơ sở. - Tính chất + Là mô đun quan trọng và không thể thiếu trong nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí, trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật gia công đường ống II. Mục tiêu mô đun - Kiến thức + Trang bị cho học viên những khái niệm cơ bản về các nguyên tắc chung về gia công đường ống. - Kỹ năng + Gia công các loại đường ống đồng + Gia công các loại đường gió + Gia công đường ống nước cơ bản + Triển khai công việc dựa trên bản vẽ kỹ thuật - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Cẩn thận, kiên trì. + Thu xếp nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp + Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị 7
- III. Nội dung mô đun 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Thời gian (giờ) Thực Số hành, thí Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm TT nghiệm, số thuyết tra thảo luận, bài tập Bài 1: Gia công đường ống 1 30 15 13 2 đồng 1. Cắt ống và nạo ba via 2 1 1 2. Loe ống 4 2 2 3. Núc ống (Tạo măng xông) 2 1 1 4. Uốn ống 2 1 1 5. Hàn ống 5 2 3 6. Phương pháp thử kín bằng nitơ 2 1 1 7. Gia công tổ hợp ống đồng 8 4 2 2 8. Kết nối mô hình hệ thống lạnh 5 3 2 2 Bài 2: Gia công đường ống gió 20 9 10 1 1. Kết nối đường ống gió 10 5 5 2. Bảo ôn đường ống gió 5 2 3 3. Lắp đặt quạt và kiểm nghiệm 5 2 2 1 đường ống Bài 3: Gia công đường ống 3 10 4 5 1 nước 1. Kết nối đường ống nước 5 2 3 2. Lắp đặt bơm và kiểm nghiệm 5 2 2 1 đường ống Cộng 60 28 28 4 8
- BÀI 1: GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG ĐỒNG Mục tiêu - Trình bày được các khái niệm cơ bản về gia công đường ống đồng - Gia công đường ống đồng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Kết nối đường ống đồng theo kích thước đúng bản vẽ kỹ thuật - Kết nối đường ống đồng chính xác, không bị rò rỉ - Cẩn thận, chính xác, khoa học. Nội dung chính 1. Cắt ống và nạo ba via 2. Loe ống 3. Núc ống (Tạo măng xông) 4. Uốn ống 5. Hàn ống 6. Phương pháp thử kín bằng Nitơ 7. Gia công tổ hợp ống đồng 8. Kết nối mô hình hệ thống lạnh 1. CẮT ỐNG VÀ NẠO BA VIA 1.1. Dụng cụ cắt ống Dụng cụ cắt ống bao gồm một lưỡi cắt cặt hình tròn xoay quanh một trục cố định, phía dưới lưỡi cắt là 2 bánh xe lăn để đỡ ống. Ngoài ra dụng cụ còn có 1 mũi để nạo ba via sau khi cắt. Hình 1.1. Dao cắt ống đồng. 9
- 1.2. Phương pháp cắt ống Bước công Nội dung thực hiện Yêu cầu kỹ thuật việc Bước 1: Đặt +Xoay cần điều khiển lưỡi dao ngược ống đồng vào chiều kim đồng hồ để mở rộng khoảng dao cắt cách giữa các lưỡi dao lớn hơn đường kính ống cần cắt. +Đặt dao cắt vào vị trí ống cần cắt +Xoay cần điều khiển lưỡi dao cùng chiều kim đồng hồ để thu hẹp khoảng Siết vừa tay, không cách giữa các lưỡi dao bằng đường siết chặt quá để tránh kính ống cần cắt làm dập đường ống Bước 2: Cắt +Xoay dao cắt quanh đường ống 1 Vết cắt cần phải ống vòng vuông góc với ống +Siết dao vào theo chiều kim đồng hồ, Đầu ống không bị vừa tay móp méo +Cứ thế xoay dao và siết dao vào cho đến khi ống đứt ra 1.3. Phương pháp nạo ba via - Mục đích của nạo bavia là làm sạch nhẵn đầu ống sau khi cắt - Dụng cụ : dùng mũi dao hình tam giác 1.4. Trình tự thực hiện + Quay cần nạo bavia xuống phía dưới (lưỡi dao hướng lên) để mạt sắt không rơi vào trong ống + Xoay cần nạo thuận và ngược chiều kim đồng hồ với góc xoay khoảng 180o theo chu kỳ, khoảng 8-10 lần là được + Dùng dũa mài nhẵn đầu vừa nạo bavia xong (lưu ý : vẫn để cần nạo bavia xuống phía dưới (lưỡi dao hướng lên) để mạt sắt không rơi vào trong ống 2. LOE ỐNG 2.1. Dụng cụ loe ống Dụng cụ loe ống bao gồm 2 chi tiết giá kẹp Ống và đầu côn để loe ống. Trên giá kẹp có các lỗ kẹp tương ứng với đường kính các ống. Dụng cụ loe ống có hai dạng. Bộ loe đồng tâm và bộ loe lệch tâm. Bộ loe lệch tâm có độ chính xác cao hơn so với bộ loe đồng tâm. 10
- Hình 1.2. Dụng cụ loe ống đồng tâm. 2.2. Phương pháp loe ống Do bề dày ống qua mỏng nên không thể nối ống bằng ren, người ta phải dùng các phương pháp sau đây để nối ống: - Nối ống theo kiểu loe để nối ống bằng bulong-ecu 2.3. Trình tự thực hiện Bước công Nội dung thực hiện Yêu cầu kỹ thuật việc Bước1: Cắt đầu ống cần loe Vết cắt cần phải vuông góc Chuẩn bị đầu với ống ống cần loe Nạo bavia trong và ngoài đầu ống Bavia trong và ngoài ống phải được tẩy bỏ sạch Không làm rơi mạc kim loại vào trong ống Bước 2: Luồn ống vào bàn loe, đầu ống Luồn ống vào nhô lên bàn loe khoảng 2mm bàn loe Siết chặt tai hồng bàn loe Siết tai hồng chặt, tránh tụt ống khi đang loe Đặt tay loe vào bàn loe Mũi loe phải đúng tâm của ống Bước 3: Vặn tay loe để loe ống từ từ. Đầu loe phải đồng tâm Loe ống Vặn tiến nữa vòng xoay thì lui ¼ Miệng loe không bị nứt vòng. Bề mặt loe nhẵn Khi mũi loe ăn sâu vào miệng ống Miệng loe không bị bavia, loe thì vặn tay loe ngược lại. gờ. Vặn ngược tai hồng tháo ống ra. Yêu cầu kỹ thuật của đầu loe sau khi loe : Phải tròn đều Mặt trong của đầu loe không có gờ Đầu loe không bị dạn nứt, không bị lệch, bị vẹo Đầu loe phải ôm hết vào đầu côn của rắc co 11
- - Một số lỗi của đầu loe sau khi loe : Hình 1.4. Một số lỗi cơ bản của đầu loe. 3. NÚC ỐNG (TẠO MĂNG XÔNG) 3.1. Dụng cụ núc ống Có hai loại dụng cụ nong ống là chày nong ống và kìm nong ống. Cả hai loại đều có kích cỡ khác nhau phù hợp với từng cỡ ống khác nhau (hình 1.3) và cũng có hai loại cho ống hệ Anh-Mỹ và hệ mét. Khi sử dụng chày nong, người ta phải kẹp ống đúng vào khuôn nong của bộ kẹp. Bộ kẹp có hình dạng giống như bộ loe ống nhưng khuôn không phải hình nón 90 0 để loe mà là khuôn hình trụ để nong rộng ra. Sau đó, dùng đúng chày nong và dùng búa để nong ống. Nong cho đến khi đạt được chiều dài nong yêu cầu. Nếu dùng kìm nong thì phải chọn mũi nong phù hợp, lắp vào đầu ống và nong bằng tay đòn cho đến khi đạt kích thước yêu cầu. Hình 1.3. Dụng cụ nong ống. a. Bộ nong ống; b. Kìm nong ống; c. Chày nong ống tiêu chuẩn. 12
- 3.2. Phương pháp núc ống Núc ống để làm rộng đầu ống, mục đích để hàn 2 ống có đường kính bằng nhau 3.3. Trình tự thực hiện (dùng kìm nong ống) Bước công Nội dung thực hiện Yêu cầu kỹ thuật việc Bước 1: Chuẩn + Cắt ống Vết cắt cần phải bị đầu ống + Nạo bavia, dũa vuông góc với ống đồng + Chọn mũi nong có đường kính phù Bavia trong và hợp với cỡ ống cần nong ngoài ống phải được + Vặn mũi nong vào cần nong tẩy bỏ sạch Bước 2: Nong + Mở tay cần nong tối đa (khoảng 750 ), +Miệng loe không ống để đưa mũi nong vào đầu ống đồng cần bị nứt nong +Bề mặt nong nhẵn, + Di chuyển cần nong kẹp lại từ 750 không bị sây sát xuống 450 để nong, rồi trả về lại góc 750 +Miệng nong không + Xoay đầu ống đồng cần nong góc 100 bị bavia, gờ sắt rồi tiếp tục nong như trên khoảng 2 đến +Đường kính trong 3 lần đến khi đạt yêu cầu của đầu nong lớn hơn đường kính ngoài của ống khoảng 0.5 đến1mm là được 4. UỐN ỐNG 4.1. Dụng cụ uốn ống Lò xo uốn ống sử dụng thuận lợi khi uốn đoạn đầu, cuối ống ngay cả ống đã loe. Lò xo đặt trong ống sẽ uốn theo ống. Lấy lo xo ra bằng cách xoay dọc theo ống. Hình 1.4. Lò xo uốn ống. Nếu uốn ống ngay gần đầu loe và dự định dung lo xo ngoài thì nên uốn trước khi loe. Còn nếu dùng lo xo trong thì uốn hay sau đều được. Một dụng cụ uốn ống có bánh xoay được giới thiệu trên hình 6.2 và một dụng cụ khác có cán xoay được giới thiệu trên hình 9.6. Dụng cụ uốn ống cán xoay là dụng cụ uốn khá chính xác trong vòng dưới 1mm. Đối với ống thép, luôn luôn phải sử dụng dụng cụ uốn ống. 13
- Hình 1.5. Dụng cụ uốn ống bánh xoay. Hình 1.6. Dụng cụ uốn ống cán xoay. 1. Cán gá; 2. Móc giữ ống; 3. Ống để uốn; 4. Cán xoay; 5. Bánh xe định hình; 6. Dấu cữ và thang chia góc uốn. 4.2. Phương pháp uốn ống Uốn ống thực hiện khi lắp đặt đường ống tại những đoạn co. Đối với ống nhỏ thì không cần phải có dụng cụ đặc biệt khi uốn. Tuy nhiên nếu muốn sản phẩm tinh tế và mỹ thuật thì nên sử dụng dụng cụ. Cần phải uốn ống sao cho khi lắp đặt, ống không chịu ứng lực, ở chỗ uốn tiết diện không bị thắt lại, bị bẹp và giữa nguyên được hình dáng tròn đều, không bị gẫy, cong vênh... Công việc uốn ống cần phải được thực hiện một cách thận trọng và từ từ, tránh bị gãy hoặc cong vênh. Một dụng cụ rẻ tiền và hiệu quả là lo xo uốn ống . Có thể mang theo dễ dàng vì gọn nhẹ với nhiều kích cỡ khác nhau. 4.3. Trình tự thực hiện Bước công Nội dung thực hiện Yêu cầu kỹ thuật việc Bước 1: Đặt - Chọn đường kính cần uốn ống cần uốn ống phù hợp với đường kính ống vào dụng cụ cần uốn Cần giữ sạch sẽ khô ráo uốn - Đặt ống vào rãnh của bánh xe rãnh định hình để tránh định hình ống bị trượt khi uốn. 14
- - Lật móc uốn ngoàm vào giữ ống Bước 2: Uốn - Lấy dấu ống và đặt đúng vào cữ + Thực hiện một cách ống ống (vị trí 0.0). thận trọng và từ từ, tránh - Xoay cán xoay theo góc độ yêu bị gãy hoặc cong vênh cầu + Góc uốn đảm bảo - Sau đó lật cán xoay ra, lật móc yêu cầu giữ ống và lấy ống ra. + Bề mặt uốn nhẵn, không bị sây sát 5. HÀN ỐNG 5.1. Phương pháp hàn ống đồng Là phương pháp nối cố định 2 ống đồng với nhau 5.2. Trình tự thực hiện 1 3 2 Chú thích: 1- ống đồng 1 (không nong) 2 – ống đồng 2 3 – Vị trí tạo măng sông Bước công Nội dung thực hiện Yêu cầu kỹ thuật việc Bước 1: Chuẩn - Cắt ống, nong ống Lắp khít hai chi tiết hàn, bị đầu ống - Gá ống đồng cần hàn vào êtô không quá rộng và quá chật Bước 2: Mở và - Mở van oxy Mở van oxy gấp đôi van chỉnh lửa hàn - Mở van axetylen axetylen. - Bật lửa hàn Tránh mở oxy quá mạnh gây 15
- - Chỉnh ngọn lửa hàn cho đủ thủng ống độ nóng (màu xanh lục-đỏ) Bước 3: Hàn - Đưa ngọn lửa hàn vào mí của Nung mí 2 ống đồng phải đỏ, ống 2 ống đồng để nung nóng, đảm bảo đủ độ nóng. cách mỏ hàn khoảng 1 cm, nung nóng đến nhiệt độ thích hợp Măng song được điền kín, đều - Đưa que hàn vào mối hàn Mối hàn bóng, chắc chắn, - Di chuyển xung quanh viền đảm bảo độ kín ống đồng cần hàn - Di chuyển mỏ hàn trên ống đồng cho đến khi que hàn chảy kín vào măng sông - Di chuyển nhanh que hàn và ngọn lửa hàn trên mối hàn lần cuối để mối hàn đảm bảo chắc chắn và mỹ quan. Bước 4: Vệ Dùng dũa đánh lớp oxy hóa do sinh mối hàn hàn Những sai hỏng thường gặp: TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục Mối hàn không kín - Nhiệt độ nóng chảy - Cần nung nóng mối chưa phù hợp hàn đến nhiệt độ thích hợp ta mới đưa que hàn 1 - Khi hàn ta chưa di vào chuyển que hàn đủ một - Cần di chuyển đều tay, vòng tròn và đủ vòng ống đồng bị thủng - Ngọn lửa quá nóng - Giảm oxy, axetylen 2 - Ngọn lửa quá gần - Đưa ngọn lửa ra xa hơn 16
- 6. PHƯƠNG PHÁP THỬ KÍN BẰNG NITƠ 6.1. Hướng dẫn sử dụng bình Nitơ a. Hình vẽ b. Giải thích : - V1 : van tổng đóng ngắt bằng tay, dùng để đóng mở khí oxy từ bình ra ngoài - V2 : van đóng mở bằng tay, để điều chỉnh áp suất ra theo yêu cầu của người sử dụng được hiển thị trên đồng hồ Pn - V3 : van đóng mở bằng tay, để đóng mở áp suất ra ngoài.(thường để ở vị trí luôn luôn mở) - Pt : đồng hồ đo áp suất trong bình oxy - Pn: đồng hồ đo áp suất ra ngoài cần hàn - D : ống dẫn khí từ bình đến cần hàn 6.2. Quy trình thử kín đường ống bằng Nitơ Hệ thống sau khi lắp đặt phải thử kín. Khí thử kín là khí Ni tơ vì khí ni tơ là khí trơ về mặt hóa học nên khi nạp vào hệ thống lạnh thì nó không gây ảnh hưởng gì đến hệ thống lạnh. Quy trình thử kín gồm các bước sau: 17
- Bước 1: Chuẩn bị thiết bị vật tư + Bình khí Ni tơ + Bộ nạp 3 dây Bước 2: Đấu nối bình khí ni tơ với hệ thống + Khóa van VL của bộ nạp 3 dây + Nối đồng hồ đỏ với hệ thống + Nối ống dịch vụ C của bộ nạp 3 dây với bình ni tơ Bước 3: Mở chỉnh khí Ni tơ + Mở van bình khí Ni tơ ½ vòng + Vặn văn V2 đểc hỉnh áp suất hiển thị trên đồng hồ Pn bằng với giá trí áp suất muốn thử kín trong hệ thống lạnh. Thường thì Pn chọn bằng 10bar Bước 4: Thử kín + Mở van VH cho khí Ni tơ vào hệ thống + Kiểm tra các mối hàn và mối nối bằng bọt xà phòng. Bước 5: Đánh dấu các điểm rò rỉ. Bước 6: Trường hợp có rò rỉ, cần xả áp suất hệ thống xuống bằng áp suất không khí. Sau đó tiến hành sửa chữa điểm rò rỉ. Bước 7: Sau khi đã xử lý hết các điểm rò rỉ. Bước 8: Nếu không có xuất hiện điểm rò rỉ nào nữa thì giữ nguyên áp suất thử kín trong 24 giờ. Bước 9: Sau 6 giờ đầu áp suất giảm không quá 0,3 bar, sau 18 giờ tiếp theo áp suất không giảm là đạt yêu cầu. Bước 10: Xả khí trong hệ thống về áp suất môi trường. 18
- 7. GIA CÔNG TỔ HỢP ỐNG ĐỒNG 7.1. Đọc bản vẽ Đọc bản vẽ chú ý kích thước chiều dài ống, đường kính ống 7.2. Chuẩn bị thiết bị, vật tư TT Số lượng Danh mục Mô tả Ghi chú 1 400mm Ống đồng 7/8’’ 2 500mm Ống đồng 1/2'’ 3 600mm Ống đồng 3/8’’ 4 500mm Ống đồng 1/4’’ 5 1 bộ Răcco 1/2’’ bịt kín 6 1 bộ Răcco 3/8’’ bịt kín 7 2 bộ Răcco 1/4’’ bịt kín 8 3 cái Đầu thu 7/8’’-1/2’’ 9 1 cái Đầu thu 1/2’’-3/8’’ 10 2 cái Đầu nạp 1/4’’ 11 1 cái Êtô 19
- 12 1 chai Nitơ Thử kín 13 1 bộ Bộ nong loe, dao cắt ống đồng 14 1 bộ Bộ uốn ống đồng d6, d10 15 1 cái Thước sắt: 300 mm 16 1 bộ Cưa sắt, Dao cắt ống, Búa tay 17 1 bộ Dụng cụ và vật tư hàn ống đồng Bảo hộ cá nhân: - Kính - Giầy bảo hộ - Áo dài tay - Găng tay bảo hộ 7.3. Trình tự thực hiện Bước 1: Đọc bản vẽ, xác định kích thước, loại đường ống đồng Bước 2: Cắt ống, gia công kết nối ống theo đúng sơ đồ Bước 3: Thử kín bảng khí ni tơ 7.4. Kiểm tra, thử xì Yêu cầu kỹ thuật - Kích thước đúng theo bản vẽ - Ống không bẹp, méo - Mối hàn mỹ thuật Bám đều, không cháy Thử xì - Dùng rắc co bịt kín các đầu ống - Nối tổ hợp ống với bình ni tơ - Mở bình ni tơ đề nạp khí vào áp suất 10bar, dùng bọt xà phòng thử các mối nối. Nếu còn rò rỉ thì khắc phục. 8. KẾT NỐI MÔ HÌNH HỆ THỐNG LẠNH 8.1. Đọc bản vẽ mô hình hệ thống lạnh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công
253 p | 2537 | 1036
-
Giáo trình Kỹ thuật gia công cắt gọt kim loại
326 p | 1136 | 327
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công: Phần 1
185 p | 496 | 189
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công công trình hạ tầng: Phần 1
214 p | 175 | 61
-
Giáo trình Kỹ thuật gia công cơ khí
175 p | 302 | 58
-
Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống - CĐ Cơ điện Hà Nội
32 p | 101 | 21
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Tập 2): Phần 1
101 p | 12 | 8
-
Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống dẫn môi chất lạnh (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - CĐ/TC) - Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
37 p | 20 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật gia công phục hồi chi tiết (Nghề: Công nghệ ô tô - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)
77 p | 20 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Tập 2): Phần 1 - TS. Đỗ Đình Đức (Chủ biên)
126 p | 28 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật gia công cơ khí (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
76 p | 23 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật gia công cơ khí (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
59 p | 20 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công hoàn thiện, nội thất (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
119 p | 5 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
172 p | 5 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật gia công cơ khí: Phần 1
113 p | 18 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật gia công cơ khí: Phần 2
115 p | 4 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Tập 2): Phần 1 (Năm 2006)
101 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn