intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật thi công công trình cấp thoát nước (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:187

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kỹ thuật thi công công trình cấp thoát nước (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Những vấn đề chung thi công công trình cấp thoát nước: Nội dung, nguyên tắc, qui trình thi công, nhật ký; các công tác chuẩn bị thi công trong công trình cấp thoát nước;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật thi công công trình cấp thoát nước (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ – CTC1 Giáo trình KỸ THUẬT THI CÔNG CÔNG TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC Ngành: Cấp thoát nước Trình độ: Trung cấp Ban hành kèm theo Quyết định số 389ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 30 tháng 09 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội – 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. Mục lục Chương 1: Những vấn đề chung về thi công công trình cấp thoát nước 4 1.1. Nguyên tắc............................................................................................................ 5 1.2 Đặc điểm, tính chất............................................................................................... 5 1.3. Công tác nghiệm thu ........................................................................................... 5 1.4. Lập bản vẽ hoàn công .......................................................................................... 7 1.5. Ghi nhật ký công trình.......................................................................................... 9 1.6. Bài tập 16 1.7. Chuẩn bị mặt bằng thi công ............................................................................... 17 1.8. Tổ chức thoát nước cho mặt bằng thi công ........................................................ 17 1.9. Đo đạc và định vị công trình cấp thoát nước ..................................................... 25 Chương 2: Công tác đất trong thi công công trình cấp thoát nước ................... 31 2.1. Khái niệm chung về công tác đất ....................................................................... 31 2.2. Các loại công trình đất - Các dạng công tác đất................................................. 32 2.3. Phân cấp đất trong thi công. ................................................................33 2.4. Những tính chất cơ bản của đất liên quan đến quá trình thi công ...................... 35 2.5. Công nghệ thi công công tác đất. ....................................................................... 38 2.6. Tính khối lượng công tác đất. ...............................................................39 2.7. Thi công đào đất ................................................................................................ 41 2.8. Thi công đắp đất. ................................................................................................ 50 2.9. Ví dụ. 54 Chương 3: Công tác xây và hoàn thiện cho hệ thống cấp thoát nước .................... 61 3.1. Vật liệu dùng trong công tác xây ....................................................................... 61 3.2. Phương pháp xây tường và trụ gạch................................................................... 63 3.3. Dàn giáo xây. ........................................................................................64 3.4. Kiểm tra, nghiệm thu khối xây ........................................................................... 65 3.5. Công tác hoàn thiện. ........................................................................................... 66 3.6. Bài tập tổng hợp. ................................................................................................ 75 Chương 4: Công tác bê tông và bê tông cốt thép ...................................................... 75 4.1. Khái niệm chung ................................................................................................ 75 4.2. Công tác lắp đặt ván khuôn. ............................................................................... 83 4.3. Công tác cốt thép. .................................................................................91 4.4. Công tác bê tông ............................................................................................... 105 4.5. Kiểm tra – nghiệm thu bê tông. ........................................................................ 122 3
  4. 4.6. Bảo dưỡng - sửa chữa khuyết tật sau khi đổ bê tông........................................ 125 4.7. Bài tập:Một số sự cố xảy ra khi đổ bê tông và cách khắc phục. ...................... 128 Chương 5: Thi công hệ thống cấp nước, thoát nước trong nhà .......................... 129 5.1. Ống cấp thoát nước – phụ tùng nối ống ........................................................... 130 5.2. Thi công điểm nối giữa ống cấp nước ngoài nhà với đường ống dẫn nước vào nhà. 133 5.3. Trình tự và phương pháp thi công MLCN trong nhà. ....................... 134 5.4. Trình tự và phương pháp thi công ML thoát nước trong nhà .......................... 141 5.5. Lắp đặt thiết bị vệ sinh. .................................................................................... 143 5.6. Vẽ lại chi tiết thi công hệ thống Cấp thoát nước trong nhà ............................ 155 5.7. Lắp đặt đồng hồ đo nước .................................................................................. 155 5.8. Bài tập tổng hợp: Đọc bản vẽ chi tiết lắp đặt khu vệ sinh .......................... 158 Chương 6: Lắp đặt đường ống cấp thoát nước ngoài nhà ..................................... 159 6.1. Hồ sơ thiết kế và công tác chuẩn bị ................................................................. 159 6.2. Đào mương – Rải ống. ..................................................................................... 161 6.3. Lắp đặt đường ống . ................................................................................169 6.4. Lấp đất sơ bộ - Thử áp lực đường ống ............................................................. 174 6.5. Lắp thiết bị, xây hố van, lấp đất hoàn thiện và vệ sinh tuyến ống. ................. 181 6.6. Nghiệm thu, bàn giao. ...................................................................................... 182 6.7. Bài tập tổng hợp: Đọc bản vẽ thi công HTCN NN. ............................183 6.8. Bài tập tổng hợp: Đọc bản vẽ thi công HTTN NN .......................................... 184 4
  5. Lời nói đầu Môi trường hiện nay đang là vấn đề được Chính phủ quan tâm đầu tư để nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung trong đó có Cấp thoát nước nói riêng. Giáo trình “Kỹ thuật thi công công trình Cấp thoát nước” gồm những kiến thức cơ bản về các công tác thi công công trình Cấp thoát nước. Giáo trình được biên soạn với sự cộng tác của các giảng viên trong bộ môn Thoát nước nói riêng và sự góp ý của tập thể giáo viên trong Khoa Quản lý Xây dựng & Đô thị nói chung. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Bộ môn Thoát nước 5
  6. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI CÔNG CÔNG TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC Mục tiêu:  Trình bày được những vấn đề chung thi công công trình Cấp thoát nước: Nội dung, nguyên tắc, qui trình thi công, nhật ký... + Trình bày được các công tác chuẩn bị thi công trong công trình Cấp thoát nước  Có ý thức học tập tích cực, tự giác, giầu tính sáng tạo. Nội dung: 1.1. Nguyên tắc Thi công công trình cấp thoát nước là môn học dùng cho sinh viên khoa “Cấp thoát nước và môi trường” và các ngành liên quan với nội dung nghiên cứu về kỹ thuật thi công các công trình cấp thoát nước cơ bản trong đô thị như: công tác đất, thi công đất bằng máy thi công và các công tác kỹ thuật chính trong công việc xây dựng như xây trát, đổ bê tông, làm cốt thép cho công trình cấp thoát nước, kỹ thuật thi công đường ống cấp thoát nước trong và ngoài công trình, .v.v. . Ngoài ra tài liệu còn đề cập đến một số kiến thức về đất đá, vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị công trình liên quan tới mạng lưới cấp thoát nước, một số máy móc sử dụng trong từng công việc và tính toán xác định năng suất làm việc của chúng. Khi nghiên cứu học phần này, sinh viên đã được trang bị những kiến thức trong các môn học địa chất công trình, mạng lưới cấp thoát nước, vậy liệu xây dựng ... và trên cơ sở kiến thức đó sinh viên tiếp thu tốt nội dung bài giảng này. Môn học kỹ thuật thi công công trình cấp thoát nước gắn chặt với thực tiễn sản xuất và tổng kết kinh nghiệm xây dựng các công trình thực tế ở nước ta và trên thế giới. Vì vậy những thu hoạch của sinh viên trong các đợt lao động, thực tập thực tế giúp họ hoàn chỉnh và đầy đủ hơn những kiến thức cần thiết của môn học này; đồng thời sinh viên dựa vào đó để vận dụng một cách sáng tạo những điều đã học vào thực tế thi công ngoài công trường. Dựa vào tính chất công tác xây dựng các công trình, bài giảng thi công công trình cấp thoát nước chia ra Thi công các công trình cấp thoát nước bên ngoài nhà và công trình cấp thoát nước trong nhà. các phần với nội dung sau: - Công tác chuẩn bị thi công và công tác vận chuyển. - Công tác đất và thi công công tác đất. - Công tác xây gạch, đá. - Công tác bê tông, bêtông cốt thép đổ toàn khối và lắp ghép. - Kỹ thuật thi công công trình cấp nước thoát nước ngoài nhà. - Kỹ thuật thi công công trình cấp nước thoát nước trong nhà. Ngoài ra còn nhiều công tác khác có liên quan tới công tác thi công công trình cấp thoát nước cũng như thi công xây dựng nói chung như: công tác đất, máy móc và phương tiện thi công công tác đất, công tác xây, trát gạch, công tác bê tông và thi công bê tông lắp ghép... Công trường xây dựng tập trung nhiều nhân công, máy móc và khối lượng lớn các vật liệu xây dựng. để đạt hiệu quả cao nhất, dùng ít tiền vốn, vật liệu và sức lao động thì công tác thi công cần dựa vào các nguyên tắc sau: 6
  7. a) Khi xây dựng phải đảm bảo tối đa tiết kiệm sức lao động (nhân lực) và công lao động (máy móc, công cụ, vật liệu ...). Đảm bảo năng suất lao động cao, hạ giá thành sản phẩm. b) Các công trình xây dựng phải có chỉ tiêu khai thác nhất định, ổn định, bền vững và kinh tế. c) Các phương pháp thi công và sử dụng vật liệu hợp lý, tận dụng cơ giới hoá đồng bộ, sử dụng biện pháp thi công theo tổ chức, tiến độ và sơ đồ. d) Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đề ra phương pháp thi công hợp lý có tính toán dựa vào chỉ tiều kinh tế kỹ thuật (sử dụng máy tính, tính toán hợp lý, tiến độ thi công dây chuyền, sơ đồ mạng...) 1.2. Đặc điểm và tính chất. a) Đặc điểm: là công tác phức tạp theo đặc điểm riêng: - Công trình theo tuyến: Đường ống cấp nước, đường cống thoát nước ngoài công trình… - Công trình tập trung: Công tác đất, công tác xây, công tác bê tông cho các công trình trong khu xử lý; thi công mạng lưới cấp thoát nước trong nhà (trừ công tác vận chuyển). Do đặc điểm thi công như vậy nên công tác thi công trở lên phức tạp, gây khó khăn cho việc kiểm tra, quản lý, điều độ máy móc thi công. Mặt khác nơi làm việc của các đơn vị thi công luôn luôn thay đổi; khối lượng phân bố không đều và ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu và thời tiết. Một trong yếu tố quan trọng khi thi công công trình cấp thoát nước là yêu cầu thẩm mỹ của công trình yêu cầu cao và chặt chẽ, đồng thời đảm bảo chức năng sử dụng thuận tiện và có hiệu quả cho dân đô thị. b) Tính chất: - Diện thi công kéo dài, rộng trên phạm vi đô thị, cho nên việc tổ chức thi công phức tạp, gây khó khăn trong việc tiến hành các công việc cụ thể. - Nơi làm việc gồm nhiều phần việc gây ảnh hưởng lẫn nhau: Thi công đào đất cho công trình cấp thoát nước; vận chuyển vật tư, vật liệu cho công trình ảnh hưởng tới tuyến ống, công trình ngầm hiện có trong đô thị ... - Mỗi công việc bao gồm nhiều công đoạn mà hầu hết làm việc ngoài hiện trường nên ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, khí hậu, nhiệt độ không khí... - Chính vì vậy để giảm bớt những khó khăn trên, người cán bộ thi công cần phải năng động phối hợp chặt chẽ các công việc như: công tác vận chuyển, công tác xây lắp và tổ chức sao cho đạt hiệu quả kinh tế, tiết kiệm, năng suất và chất lượng tốt. 1,3. Công tác nghiệm thu 1.3.1 Các hình thức kiểm tra, nghiệm thu trong xây dựng Theo quy định tại “Nghị định 15/2013/NĐ-CP về hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng”, trong quá trình thi công các hạng mục, công trình xây dựng cần thực hiện các công tác kiểm tra, nghiệm thu sau: - Kiểm tra vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào thi công xây dựng công trình; - Nghiệm thu các công việc xây dựng – ví dụ nghiệm thu công tác gia công lắp 7
  8. đặt ván khuôn, gia công lắp đặt cốt thép, đổ bê tông ….; - Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng – ví dụ nghiệm thu cột bê tông cốt thép toàn khối, nghiệm thu dầm sàn bê tông cốt thép toàn khối…; - Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng – ví dụ hạng mục móng, hạng mục phần thân, hoàn thiện, hoặc cả công trình; 1.3.2 Quy trình nghiệm thu Công tác nghiệm thu trong xây dựng được tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: trong quá trình thi công xây lắp nhà thầu chuẩn bị tài liệu cho công tác nghiệm thu và đệ trình Chủ đầu tư kiểm tra phê duyệt; - Bước 2: Trước khi gửi đề nghị nghiệm thu cho chủ đầu tư nhà thầu tiến hành nghiệm thu nội bộ - nhằm tự khẳng định chất lượng công việc của mình trước khi tiến hành nghiệm thu với chủ đầu tư. Để không mất thời gian chờ đợi thông thường các Nhà thầu thường kiểm tra nội bộ trước khi nghiệm thu với Chủ đầu tư khoảng 1 giờ. Kết quả nghiệm thu nội bộ có thể ghi thành “Biên bản nghiệm thu nội bộ” hoặc nhà thầu khảng định trong “Đề nghị nghiệm thu” của mình là đã nghiệm thu nội bộ và chất lượng đạt yêu cầu thiết kế; - Bước 3: Gửi đề nghị nghiệm thu đến Chủ đầu tư và tiến hành nghiệm thu theo quy định. Nếu kết quả nghiệm thu đạt yêu cầu, hai bên ký biên bản nghiệm thu (có thể không hoặc có một vài khuyết tật trong công việc nhà thầu thực hiện), nếu không đạt hai bên ghi rõ nguyên nhân và những vấn đề cần khắc phục. Sau khi nhà thầu khắc phục xong hai bên lại tiến hành lại quá trình nghiệm thu. 1.3.3. Nội dung, biên bản nghiệm thu Nội dung nghiệm thu gồm: - Nghiệm thu hồ sơ; - Nghiệm thu chất lượng công việc tại hiện trường. Biên bản nghiệm thu. Hiện nay nhà nước không quy định mẫu biên bản nghiệm thu, tùy theo tiêu chuẩn áp dụng mà Chủ đầu tư quy định mẫu biên bản nghiệm thu. Tuy nhiên trong biên bản nghiệm thu cần có đầy đủ các nội dung sau: - Đối tượng nghiệm thu; - Thành phần trực tiếp nghiệm thu; - Thời gian và địa điểm nghiệm thu; - Căn cứ nghiệm thu; - Đánh giá về chất lượng của công việc xây dựng đã thực hiện; - Kết luận nghiệm thu. Thành phần nghiệm thu 8
  9. Tùy theo loại nghiệm thu, hay mức độ quan trọng của công việc/ bộ phận/ hạng mục…. được nghiệm thu mà thành phần tham gia nghiệm thu sẽ khác nhau. Thành phần nghiệm thu của các bên có thể xác định theo bảng dưới đây . Các bên Nhà thầu Tư vấn giám sát/ Tư vấn thiết kế Đại diện chủ tham gia và hoặc Chủ đầu tư sở hữu/ người sử Loại dụng sau nghiệm thu này Công việc Cán bộ phụ Cán bộ giám sát thi Giám sát tác Không cần trách kỹ thuật công của Chủ đầu giả (nếu Chủ hiện trường tư đầu tư có yêu cầu) Bộ phận/ Cán bộ phụ Cán bộ phụ trách Giám sát tác Không cần Giai đoạn trách thi công bộ phận giám sát giả (nếu Chủ trực tiếp đầu tư có yêu cầu) Hạng mục/ Người đại Người đại diện Người đại diện Nếu chủ đầu Công trình diện theo theo pháp luật và theo pháp luật tư không pháp luật và người phụ trách bộ và Chủ nhiệm phải là đơn Người phụ phận giám sát của thiết kế. vị sử dụng trách thi công chủ đầu tư và tư sau này trực tiếp. vấn giám sát (nếu có) 1.4. Lập bản vẽ hoàn công 1.4.1. Lập bản vẽ hoàn công 1.4.1.1. Khái niệm Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công. 1.4.1.2. Mục đích, ý nghĩa của bản vẽ hoàn công Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành và bảo trì. Bản vẽ hoàn công là cơ sở thanh quyết toán bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình, công trình xây dựng. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để sửa chữa và cải tạo sau này: + Sửa chữa điện, nước ngầm; + Sửa chữa thay thế một chi tiết, bộ phận công trình. Bản vẽ hoàn công (cùng với hồ sơ thiết kế) công trình xây dựng được lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý; nghiên cứu; bảo hành, bảo trì công trình; kiểm tra, giám 9
  10. định công trình khi công trình có sự cố kỹ thuật hoặc khi có yêu cầu; giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến công trình. 1.4.1.3 Cách lập bản vẽ hoàn công  Trường hợp hạng mục công trình, công trình thi công đúng thiết kế Trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của đối tượng được vẽ hoàn công đúng với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì nhà thầu thi công xây dựng có thể chụp lại bản vẽ thiết kế thi công và đóng dấu bản vẽ hoàn công theo quy định của TT 27/2009/BXD trên tờ bản vẽ đó.  Trường hợp phải thay đổi, bổ sung Dựa trên các bản vẽ thiết kế để sửa lại theo những nội dung đã được bổ sung, sửa đổi theo biên bản hoặc nhật ký công trình. + Các chi tiết thay đổi, bổ sung đều thể hiện ngay trên bản vẽ hoàn công; + Chụp lại toàn bộ bản vẽ thi công đã duyệt và giữ nguyên khung tên, không thay đổi số hiệu bản vẽ thiết kế; + Ghi các trị số thực tế thi công trong ngoặc đơn đặt dưới trị số thiết kế; + Thể hiện các chi tiết thay đổi, bổ sung ngay trên bản vẽ có chi tiết thay đổi, bổ sung. Tuy nhiên bất cứ trường hợp nào thì bản vẽ hoàn công cũng cần chuyển đổi từ ngôn ngữ của tác giả thiết kế yêu cầu nhà thầu sẽ phải làm sang ngôn ngữ của nhà thầu đã làm. Đặc biệt trong phần ghi chú của các bản vẽ. Ví dụ: Bản vẽ thiết kế ghi: Chỉ dẫn kỹ thuật xây bể nước phải xây theo kiểu chữ công, gạch phải được no nước, xây no mạch, sau khi xây 12 giờ phải tưới nước dưỡng hộ… Bản vẽ hoàn công phải ghi phần ghi chú phải ghi là: bể xây theo kiểu chữ công, gạch no nước, xây no mạch, sau khi xây 12 giờ tưới nước dưỡng hộ… 1.1.4.4. Mẫu dấu bản vẽ hoàn công. Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công như sau: TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG BẢN VẼ HOÀN CÔNG Ngày….. tháng….. năm….. Người lập Người đại diện theo Người giám sát thi công pháp luật của nhà thầu xây dựng công trình thi công xây dựng của chủ đầu tư (Ghi rõ họ tên, chức (Ghi rõ họ tên, chữ ký, (Ghi rõ họ tên, chức vụ, vụ, chữ ký) chức vụ, dấu pháp nhân) chữ ký ) 10
  11. Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thì trong mẫu dấu hoàn công phải có thêm xác nhận của Người đại diện theo pháp luật của tổng thầu thi công xây dựng. TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG BẢN VẼ HOÀN CÔNG Ngày….. tháng….. năm….. Người lập Người đại diện Người đại diện Người giám sát theo pháp luật theo pháp luật của thi công xây của nhà thầu phụ nhà thầu tổng thầu dựng công thi công xây dựng thi công xây dựng trình của chủ (Ghi rõ họ tên, (Ghi rõ họ tên, chữ (Ghi rõ họ tên, chữ đầu tư chức vụ, chữ ký, chức vụ, dấu ký, chức vụ, dấu (Ghi rõ họ tên, ký) pháp nhân) pháp nhân) chức vụ, chữ ký) Ghi chú: Trong các dấu trên phải nêu đủ nội dung quy định. Kích thước dấu tùy thuộc vào kích cỡ chữ. 1.5. Ghi nhật ký công trình Mục đích, ý nghĩa Nhật ký thi công xây dựng công trình là tài liệu gốc về thi công công trình (hay hạng mục công trình) nhằm trao đổi thông tin nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng; trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. Theo tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCVN 4055:1985 nhật ký chung là tài liệu gốc về thi công công trình (hay hạng mục công trình) phản ánh trình tự, thời gian, điều kiện thi công và chất lượng công tác xây lắp. Quy định lập sổ và ghi nhật ký công trình Tất cả các công trình xây dựng, khi thi công đều phải: + Lập và ghi nhật ký thống nhất theo mẫu; + Đóng thành quyển và giao cho người ghi chép; + Sổ được đánh số thứ tự từng trang, giữa các tờ được đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng công trình và có xác nhận của chủ đầu tư; + Khi hết sổ cũ thì chuyển sang sổ mới; + Các sổ dùng cho một công trình phải đánh số thứ tự kế tiếp nhau ngoài bìa; + Sau khi kết thúc thi công người giữ sổ phải bàn giao cho Ban Quản lý dự án công trình lưu trữ. Trong thời gian thi công, nếu có sự thay đổi người phụ trách thì người cũ phải bàn giao sổ cho người mới, và phải viết vào phần cuối sổ theo dõi ghi chép của mình lời bàn giao như sau: “Tôi là …. bàn giao sổ này, ngày … tháng … năm …. cho ông (bà) …… tiếp tục theo dõi.” Người bàn giao cần gạch chéo tất cả những chỗ giấy trống để tránh người khác ghi chèn. 11
  12. Trong quá trình thi công, người có trách nhiệm giám sát quản lý công trình như: Cán bộ trong Ban quản lý, cơ quan thiết kế, cán bộ kỹ thuật thi công trên công trường và cán bộ quản lý chất lượng cấp trên có quyền xem và ghi xác nhận vào sổ. Nội dung và cách ghi nhật ký thi công: Phần ghi chép theo dõi thi công chia thành 2 mục chính là: - Các số liệu cơ bản về công trình và những người liên quan như:  Tên công trình xây dựng;  Hạng mục công trình;  Địa điểm xây dựng;  Chủ đầu tư;  Nhà thầu tư vấn thiết kế;  Nhà thầu tư vấn giám sát (nếu có);  Nhà thầu xây dựng công trình; Theo TCVN 4055 thêm các nội dung sau:  Bắt đầu thi công (ngày, tháng, năm);  Kết thúc thi công: + Theo hợp đồng: + Theo thực tế:  Trong nhật ký này có … trang, đánh số từ 1 đến … và có dấu giáp lai;  Người lãnh đạo doanh nghiệp ký tên và đóng dấu;  Họ và tên, chữ ký của người phụ trách thi công và quản lý quyển nhật ký…  Ghi chép những thay đổi ở tờ đầu trang (trang 1, 2)... - Danh sách cán bộ kỹ thuật của các bên trực tiếp tham gia xây dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người): thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát tác giả thiết kế (ghi rõ chức danh và nhiệm vụ của từng người) Bảng 1: Danh sách cán bộ kỹ thuật tham gia xây dựng công trình TT Họ và Nghành Chức Thời gian bắt Thời gian kết Ghi tên nghề, vụ đầu tham gia thúc tham gia chú trình độ xây dựng xây dựng công đào tạo công trình trình Bảng 2: Bảng kê biên bản nghiệm thu những bộ phận công trình khuất và biên bản nghiệm thu trung gian những kết cấu đặc biệt 12
  13. T Tên biên bản Ngày tháng ký biên Nhận xét chất lượng công T bản việc Bảng 3: Bảng kê những nhật ký công tác đặc biệt TT Tên công tác đặc Đơn vị phụ trách ghi Ngày nhận nhật ký ở biệt nhật ký thầu phụ và chữ ký Bảng 4: Tình hình thi công hàng ngày Ngày, Mô tả công việc Điều kiện Đội trưởng Việc công việc thực tháng, và BPTC, thống thi công (ghi rõ họ hiện được nghiệm ca kê công việc do tên, ngành thu của đội hoặc tổ thầu TC phụ hiện nghề) sản xuất Cách ghi nhật ký công trình: + Việc ghi sổ phải ghi thường xuyên hàng ngày kể cả những ngày nghỉ, ghi rõ lý do; + Nội dung nhật ký thi công: - Diễn biến tình hình thi công hàng ngày trên công trường; mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng và các vi phạm, sai khác trong quá trình thi công trên công trường; - Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên có liên quan. Chú ý: +Trong nhật ký công trình không được để trống giấy giữa các ngày. Nếu cuối trang còn ít giấy không đủ ghi thì người ghi nhật ký gạch chéo để tránh người khác ghi chèn. + Trong 1 ngày cần có đủ chữ ký của các cán bộ có liên quan, không được để trống nhiều ngày. Bản nhận xét của cán bộ kiểm tra chất lượng Những nhận xét của cán bộ kiểm tra chất Ghi chép tiếp thu nhận xét lượng về tình hình và chất lượng công tác Tên, họ và chữ ký của cán bộ kiểm tra Chữ ký của cán bộ phụ trách thi công công trình Ngày tháng năm Ngày tháng năm Chủ đầu tư và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, giám sát tác giả thiết kế ghi vào sổ nhật ký thi công xây dựng theo các nội dung: 13
  14. + Danh sách và nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát; + Kết quả kiểm tra và giám sát thi công xây dựng tại hiện trường; + Những ý kiến về xử lý và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng; + Những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công. 14
  15. Quy định về nhận ca a) Nhân viên vận hành phải có mặt trước giờ giao nhận ca ít nhất 15 phút để tìm hiểu những sự việc xảy ra từ ca hiện tại và ca gần nhất của ca hiện tại để nắm được rõ tình trạng vận hành của trạm, nhà máy, hệ thống thuộc quyền điều khiển; b) Trước khi nhận ca nhân viên vận hành phải hiểu và thực hiện các nội dung sau: - Phương thức vận hành trong ngày; - Sơ đồ kết dây thực tế, lưu ý những thay đổi so với kết dây cơ bản và tình trạng thiết bị; - Nội dung ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và sổ giao nhận ca; - Các thao tác đưa thiết bị ra khỏi vận hành và đưa vào vận hành, đưa vào dự phòng theo kế hoạch sẽ được thực hiện trong ca; - Nội dung điều lệnh mới trong sổ điều lệnh và sổ ghi các bức điện gửi từ cấp trên và các đơn vị; - Nghe người giao ca truyền đạt trực tiếp những điều cụ thể về chế độ vận hành, những lệnh của lãnh đạo cấp trên mà ca vận hành phải thực hiện và những điều đặc biệt chú ý hoặc giải đáp những vấn đề chưa rõ; - Kiểm tra hoạt động của hệ thống điều khiển, thiết bị phụ trợ và thông tin liên lạc; - Kiểm tra trật tự vệ sinh nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ dùng trong ca trực; - Tình hình nhân sự trong ca trực và các nội dung cụ thể khác theo quy định riêng của từng đơn vị; - Ký tên vào sổ giao nhận ca. * Đối với nhân viên giao ca: 1. Kiểm tra chốt trực trước giờ bàn giao 2. Liệt kê tất cả những điểm lưu ý trong ca trực trước của mình. 3. Ghi chép đầy đủ vào sổ giao ca. 4. Kiểm tra lại toàn bộ trang thiết bị, công cụ hỗ trợ của bảo vệ và tài sản thuộc phạm vi trách nhiệm kiểm soát của mình để chuẩn bị bàn giao. 5. Phải quét dọn vệ sinh, sắp xếp ngăn nắp lại nơi làm việc trước khi bàn giao ca. * Đối với nhân viên nhận ca: 1. Phải đảm bảo tác phong đúng theo quy định 2. Tuân thủ các quy tắc của bảo vệ, đảm bảo không có mùi rượu bia trước khi vào mục tiêu. 3. Phải có mặt tại nơi làm việc trước 15 phút để thực hiện Quy trình Chào ca/bàn giao ca. 15
  16. 4. Phối kết hợp với người giao ca cho mình. 1.6. Khẩn trương và nghiêm túc khi thực hiện Quy trình giao – nhận ca 16
  17. Đối với nhân viên giao ca: 1. Ghi lại toàn bộ trang thiết bị, công cụ hỗ trợ trong phạm vi kiểm soát của mình. 2. Các công việc đang xử lý, chưa hoàn thành cho ca sau tiếp tục theo dõi và thực hiện. 3. Những sự cố xảy ra tại vị trí mình và các bước đã xử lý. Hoặc những bước nào ca trước chưa xử lý mà ca sau phải thực hiện. 4. Ghi chép và thông báo rõ ràng cho nhân viên nhận ca được biết. Trường hợp có nội dung nào chưa rõ, các bên phải trao đổi và thống nhất với nhau. 5. Ký nhận vào bên giao Đối với nhân viên nhận ca: 1. Kiểm tra đầy đủ số lượng tình trạng công cụ hỗ trợ, sổ sách, văn phòng phẩm 2. Kiểm tra các loại phương tiện cần bàn giao (nếu có) 3. Các công việc mà ca trước chưa hoàn thành 4. Các sự cố đã xảy ra trong ca trực trước (nếu có) 5. Vệ sinh tại khu vực làm việc 6. Sau khi kiểm tra nếu không có gì sai sót phải ký nhận vào sổ để nhân viên giao ca ra về. 7. Trường hợp sau khi kiểm tra không trùng khớp với thực tế bàn giao thì phải yêu cầu nhân viên giao ca giải trình hoặc phải lập biên bản về sự việc để xác minh và thông báo cho đội trưởng, ca trưởng biết. 8. Ký nhận đúng với thực tế khi kiểm tra. Để phục vụ cho Quy trình giao nhận ca diễn ra thuận tiện, PMV đã ban hành những biểu mẫu bàn giao. Các biểu mẫu sẽ tùy thuộc vào từng vị trí công việc. Từ nhân viên bảo vệ thông thường cho đến vị trí quản lý đều phải sử dụng: o Biểu mẫu QT21-01: “Sổ bàn giao ca trực cho vị trí”. Dành cho các vị trí trong mục tiêu có từ 2 ca trở lên trong ngày. Nhân viên bảo vệ sẽ sử dụng mẫu này để ghi nhận các vấn đề bàn giao giữa các ca trực. o Biểu mẫu QT21-02: “Sổ bàn giao ca trực chung cho mục tiêu”. Sổ này được dành cho các vị trí quản lý mục tiêu, bao gồm Ca trưởng hoặc Đội trưởng. Các vấn đề chung của mục tiêu cần lưu ý cho người quản lý ca sau sẽ được ghi nhận. 1.7. Thông thường các biểu mẫu này sau khi sử dụng hết sẽ được chuyển về bộ phận Quản lý Hành chính/Nhân sự để lưu trữ. Thời hạn lưu trữ là từ 1 năm trở lên. Tùy từng mục tiêu, khách hàng, các biểu mẫu trên có thể thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, nếu khách hàng của PMV yêu cầu áp dụng các biểu mẫu của khách hàng để kiểm soát thì PMV sẽ sử dụng các biểu mẫu của khách hàng 17
  18. Bài tập Ví dụ tính toán: Một cơ sở cần cung cấp mỗi ca (8giờ) 100T sỏi để sản xuất cấu kiện bêtông và bêtông cốt thép. Khoảng cách từ nhà máy đến bãi lấy sỏi là 5km. Dùng ôtô tự đổ kiểu KAZ - 600 vận chuyển, biết rằng: - Sức chở thực tế của xe chạy trên đường đất là QH = 3T - Dung tích thùng xe V = 2,4m3 - Tốc độ trung bình của xe Vtb = 20km/h - Hệ số sử dụng thời gian Kx = 0,9 - Hệ số sử dụng sức chở của xe Kc = 0,85 - Thời gian bốc sỏi lên xe tx = 10 phút - Thời gian dỡ mỗi xe td = 1 phút - Thời gian quay xe và chờ đợi tqc = 2 phút Yêu cầu: - Kiểm tra sức chở tính toán của xe. - Tính số lượng xe cần thiết. - Kiểm tra khả năng chứa của thùng xe. Bài giải: 1) Tính thời gian hoàn thành một chu kỳ vận chuyển của xe ôtô: 2L T’ = tx + + td + tqc (phút) Vtb 2  5  60' T’ = 10 + + 1 + 2= 43 (phút) 20 2) Kiểm tra sức chở của xe: Q.t x q1 = = = 2,723 (T) (60 T.K tg .K c ) 2,723T < 3T (đạt yêu cầu) 3) Tính năng suất của 1 xe (sau một kíp làm việc) 60T N= QH.Kx.Kc Tc N=  3,0  0,9  0,85 = 25,62 (T/ca) 4) Số lượng xe cần thiết: Q X = X0  = = 3,9 xe N 18
  19. Ta chọn 4 xe 5) Kiểm tra sức chở của thùng xe: QH = Q - Sức chở của xe lợi dụng được: Q1 = QH Kc Q1 = 3,000,85 = 2,55 (T) - Lấy dung trọng của sỏi 0 = 1,65 T/m3 Thể tích cần thiết của thùng xe là : Q 2,55 V1 = 1 = = 1,7m3 < V = 2,4m3 γ0 1,65 Như vậy thể tích thùng xe đảm bảo yêu cầu. 1.7. Chuẩn bị mặt bằng thi công. Trên mặt bằng xây dựng có ít nhiều những bụi cây, cây nhỏ thì dùng sức người chặt. Các cây tương đối lớn thì dùng cưa tay hoặc cưa máy để đốn hạ nếu mặt bằng nhiều cây to và mọc dày; để chuẩn bị mặt bằng nhanh chóng việc thu dọn mặt bằng có thể dùng máy ủi mang bàn gạt hoặc máy kéo có trang bị bộ phận cắt cây. Với những bụi cây nhỏ, bàn gạt của máy ủi húc ngập sâu xuống đất 15 - 20cm rồi tiến về phía trước để cày bật chúng và dồn vào một chỗ. Nếu máy kéo có trang bị bộ phận cắt cây thì hạ lưỡi xén sát mặt đất rồi máy chạy số 1 để xén cắt cây. Với cây có đường kính 15 - 20cm có thể dùng máy ủi húc đổ. Lưỡi máy ủi nâng cao hơn mặt đất 80 - 90cm tỳ vào thân cây. Dùng hết công suất máy đẩy cây nghiêng về phiá trước. Sau đó máy ủi lùi lại phía sau đặt bàn gạt vào bộ rễ đã bật lên rồi lại tiến về phía trước để húc đổ hẳn cây. Nếu những cây có đường kính lớn hơn 30cm thì phải đẩy cây theo 3 phía cho đất tơi ra, chặt hết rễ to sau lại tiến hành húc đổ cây theo thao tác trên. Những địa điểm xây dựng có cây to đã lấy gỗ để lại gốc như vậy cần phải nhổ toàn bộ gốc nếu ta đắp nền cao 1m. Nếu ta đắp nền từ 1- 2,5m thì có thể không cần phải nhổ gốc, nhưng phải cưa chúng sát mặt đất. Đánh gốc cây ngoài biện pháp bằng nhân lực có thể dùng máy kéo làm nhiệm vụ nhổ gốc cây. Trước khi dùng máy kéo nhổ gốc cây người ta chặt các rễ cây lớn cách gốc cây 30 - 50cm, chặt khấc vào gốc cây để buộc cáp kéo. Tuỳ theo công suất của máy, đường kính gốc cây mà có thể nhổ một hoặc nhiều gốc cây cùng một lúc. Hiện nay, người ta còn dùng các biện pháp nổ mìn để bật gốc cây. Người ta chôn mìn ở giữa gốc cây cách mặt đất một khoảng bằng đường kính gốc cây, dùng thuổng, mũi khoan đào lỗ nhồi thuốc vào 1/3 chiều dài của lỗ. Cứ 1cm đường kính gốc cây thì dùng 20- 30g thuốc nổ, trung bình lỗ đào  6 - 8cm. Chú ý biện pháp an toàn cho người và thiết bị 1.8. Tổ chức thoát nước cho mặt bằng thi công. Thoát nước mặt và hạ mực nước ngầm cho công trường xây dựng đặc biệt trong giai đoạn thi công nền và móng cũng như công trình ngầm của công trình cấp thoát nước (đường ống, đường cống, bể chứa, trạm bơm, hố van, hố ga ...) là việc làm quan trọng. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, lượng mưa trung bình hàng năm lớn, nhất là trong dịp mùa mưa có nhiều trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày làm cho khu vực xây 19
  20. dựng bị ngập lụt, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và năng suất xây dựng công trình. Vì vậy ngay từ khi khởi công công trình ta phải có ngay biện pháp để tiêu thoát nước mặt đảm bảo ngay sau trận mưa, công việc trên công trường vẫn tiến hành thuận lợi. Mặt khác phải có biện pháp ngăn chặn không cho nước ở nơi khác tràn vào khu vực xây dựng. Lượng mưa hàng năm lớn nên mực nước ao, hồ, sông ngòi cũng cao, có khi ngay dưới mặt đất. Mặt khác móng của công trình thường đặt sâu hơn nhiều (nhất là công trình nhà cao tầng hoặc công trình ngầm) so với mực nước ngầm. Vì vậy để thi công công trình dưới mặt đất hoặc nằm dưới mực nước ngầm phải có biện pháp hạ mực nước ngầm trước khi thi công đào đất. 1.8.1 Thoát nước mặt. Tuỳ thuộc vào mặt bằng công trình mà có phương án đào hệ thống rãnh thoát nước. Thường đào rãnh xung quanh công trường để có thể tiêu thoát nước về một phía (nếu có thể tạo mặt bằng công trường có độ dốc về một phía) một cách nhanh chóng hoặc đào rãnh về phía thấp của mặt bằng. Nước chảy xuống rãnh thoát nước và được dẫn ra hệ thống cống rãnh thoát nước của thành phố đổ ra sông, hồ. Nếu công trình xây dựng ngoài thành phố thì nước được dẫn ra hệ thống mương ngòi gần nhất. Kích thước cụ thể của rãnh thoát nước phụ thuộc vào bề mặt công trường và căn cứ theo kết qủa tính toán thuỷ lực, nhưng có thể tham khảo kích thước nhỏ nhất trên hình vẽ. (Hình 1-1), độ dốc dọc cả rãnh là i = 10/00  50/00 . Nhiều khi để bảo vệ những công trình đất khỏi bị đất nước mưa tràn vào người ta đào rãnh ngăn nước mưa về phía đất cao. Đất đào rãnh tạo thành con trạch ngăn nước. Rãnh này sẽ thu nước ở trên mặt tràn xuống và dẫn đi nơi khác. Hình 1-1 Tổ chức thoát nước ở mặt bằng công trình. Cũng có thể thoát nước mặt bằng cách cho nước chảy xuống hệ thống mương thoát nước rồi chảy về hố ga thu nước, từ đó nước được bơm ra ngoài. Ga thu nước sâu hơn rãnh từ 1-2m đảm bảo cho máy bơm có thể làm việc trong điều kiện mực nước trong rãnh thấp nhất (Hình 2 - 1) Đường vận chuyển qua rãnh thoát nước phải làm cống hoặc cầu vượt để người và phương tiện qua lại dễ dàng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2