intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật thi công mạng (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, Lắp ráp máy tính - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật thi công mạng cung cấp các nội dung chính như: Hạ tầng hệ thống thiết bị mạng và cáp mạng; tiêu chuẩn thi công mạng; thiết kế hệ thống mạng lan; kỹ thuật thi công mạng lan; kỹ thuật thi công mạng wlan. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật thi công mạng (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, Lắp ráp máy tính - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Kỹ thuật thi công mạng NGHỀ KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) Tên tác giả : Phương Phương Thuý Năm ban hành: 2018 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Yêu cầu có các tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên của khoa Công nghệ Thông tin - Trƣờng Cao đẳng Nghề An Giang ngày càng trở nên cấp thiết. Việc biên soạn tài liệu này nằm trong kế hoạch xây dựng hệ thống giáo trình các môn học của Khoa. Mục tiêu của giáo trình nhằm cung cấp cho học sinh, sinh viên một tài liệu tham khảo chính về môn học Kỹ thuật thi công mạng, trong đó giới thiệu những khái niệm căn bản nhất về cách xây dựng hệ thống mạng Lan và mạng Client_Server, đồng thời trang bị những kiến thức và một số kỹ năng chủ yếu cho việc bảo trì và quản trị một hệ thống mạng. Đây có thể coi là những kiến thức ban đầu và nền tảng cho các kỹ thuật viên, quản trị viên về hệ thống mạng. Tài liệu gồm các nội dung chính sau: Bài 1: Giới thiệu tổng quan về hạ tầng hệ thống thiết bị mạng và hạ tầng hệ thống cáp mạng Bài 2: Nghiên cứu các tiêu chuẩn thi công mạng và hệ thống cáp có cấu trúc Bài 3: Giới thiệu sơ lƣợc các bƣớc thiết kế hệ thống mạng Lan: phân tích nhu cầu của doanh nghiệp, khảo sát, thiết kế, vẽ sơ đồ hệ thống, dƣ trù kinh phí, lập kế hoạch thi công Bài 4: Trình bày về kỹ thuật thi công mạng Lan: một số nguyên tắc thi công, thi công hệ thống cáp, lắp đặt hệ thống thiết bị mạng và hệ thống quản trị Bài 5: Trình bày về kỹ thuật thi công mạng WLAN: nhắc lại kiến thức WLAN, Các mô hình thiết lập mạng WLAN, thiết lập mạng WLAN Bài 6: Trình bày về máy chủ chuyên dụng: giới thiệu và đặc trƣng của máy chủ chuyên dụng, hệ điều hành mạng Windows Server2008 và một số kiến thức cơ bản liên quan đến việc quản trị tài khoản ngƣời dùng, cài đặt cấu hình DNS, chia sẻ và cấp quyền truy cập tài nguyên dùng chung, cài đặt và cấp hạn ngạch sử dụng đĩa, quản trị máy in…, Các hệ thống sao lƣu, Giải pháp lựa chọn máy chủ cho doanh nghiệp KỸ THUẬT THI CÔNG MẠNG là mô đun đào tạo chuyên môn nghề. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề thi công mạng, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế. Giáo trình này không chỉ đề cập những vấn đề cơ sở luận lý mà còn tổng hợp một số kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để thiết kế mạng Lan, cài đặt và quản trị cơ bản các tài khoản ngƣời dùng trong Windows server 2008. Mặc dù đã có những cố gắng để hoàn thành giáo trình theo kế hoạch, nhƣng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, nên tài liệu chắc chắn còn những khiếm 2
  3. khuyết. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong Khoa cũng nhƣ các học sinh, sinh viên và những ai sử dụng tài liệu này. Các đóng góp ý xin gửi về phuongphthuy@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn mọi ngƣời đã tham khảo giáo trình này! An Giang, ngày tháng năm 2018 Tham gia biên soạn 1.Chủ biên: Phương Phương Thuý 2. Phản biện 1: Trần Văn Xe 3. Phản biện 2: Lê Thị Ngọc Trâm 3
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 1 2. Mục lục 4 3. Bài 1: Hạ Tầng Hệ Thống Thiết Bị Mạng Và Cáp Mạng 8 I. Hạ tầng hệ thống thiết bị mạng 8 1. Card mạng 9 2. Hub/Switch 10 3. Router 10 4. Firewall 13 5. Transceiver 15 6. Converter 15 II. Hạ tầng hệ thống cáp mạng 18 1. Cáp đồng trục 18 2. Cáp xoắn đôi 20 3. Cáp quang 21 4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến truyền thông 22 4. Bài 2 : Tiêu Chuẩn Thi Công Mạng 24 I. Giới thiệu một số tiêu chuẩn thi công 24 1. TIA/EIA-568 Standard 24 2. TIA/EIA-569 Standard 25 3. TIA/EIA-606 Standard 25 4. TIA/EIA-607 Standard 25 II. Hệ thống cáp có cấu trúc 27 1. Yếu Tố của TIA/EIA-568B 27 2. Các chỉ định của TIA/EIA & ISO 32 3. Khoảng Cách Kết Nối Cáp Ngang 33 5. Bài 3 : Thiết Kế Hệ Thống Mạng Lan 34 I. Phân tích nhu cầu của doanh nghiệp 34 1. Thu thập yêu cầu của doanh nghiệp 34 2. Phân tích yêu cầu của doanh nghiệp 35 II. Khảo sát, thiết kế và vẽ sơ đồ hệ thống 35 1. Khảo sát 35 2. Thiết kế và vẽ sơ đồ hệ thống mạng 36 III. Dự trù kinh phí 39 IV. Lập kế hoạch thi công 40 6. Bài 4 : Kỹ Thuật Thi Công Mạng Lan 48 I. Một số nguyên tắc thi công 48 1. An toàn về điện 48 2. An toàn lắp đặt cáp và thiết bị mạng 48 II. Thi công hệ thống cáp 49 4
  5. 1. Kỹ thuật bấm cáp xoắn đôi 49 2. Kỹ thuật đấu nối cáp đồng trục 52 III. Lắp đặt hệ thống thiết bị mạng và hệ thống quản trị 53 1. Kỹ thuật lắp đặt hub/swich 53 2. Đặt nhãn cáp và thiết bị mạng 53 3. Tài liệu lƣu trữ 56 7. Bài 5: Kỹ Thuật Thi Công Mạng Wlan 58 I. Ôn tập lý thuyết Wlan 58 1. Các thuật ngữ trong WLAN 58 2. Các chuẩn của Wireless LAN 62 3. Các thành phần Wireless LAN 63 II. CÁC MÔ HÌNH THIẾT LẬP MẠNG WLAN 74 1. Mô hình Ad-Hoc 74 2. Mô hình Infrastructure 1 74 3. Mô hình Infrastructure 2 75 4. Roaming 76 5. Các mô hình khác 76 III. THIẾT LẬP MẠNG WLAN 77 1. Thiết lập một mạng Ad Hoc (Peer to peer) 77 2. Thiết lập một mạng Infrastructure 1 85 8. Bài 6: Máy Chủ Chuyên Dụng 105 I. Giới thiệu máy chủ chuyên dụng 107 1. Thiết bị hỗ trợ Server Rack 107 2. Giới thiệu một số máy chủ 108 II. Những đặc trƣng của máy chủ chuyên dụng 108 1. Hệ điều hành Windows Server 2008 có thể cài máy chủ 108 2. DNS 112 3. Active Directory 119 4. Gia nhập máy trạm vào Domain 124 5. Tài Khoản Ngƣời Dùng Và Nhóm 125 6. Quản Lý Đĩa 129 7. Tạo và quản lý thƣ mục dùng chung 133 8. Quyền Truy Cập NTFS 135 9. Máy in và quản lý máy in 140 III.Các hệ thống sao lƣu 144 1. Tape Backup 144 2. NAS (Network Attached Storage) 148 3. SAN (Storage Area Network) 148 IV.Giải pháp lựa chọn máy chủ cho doanh nghiệp 150 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: KỸ THUẬT THI CÔNG MẠNG Mã môn học/mô đun: MĐ 19 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  Vị trí: mô đun chuyên môn  Tính chất: Chuyên môn bắt buộc.  Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: + Kỹ thuật thi công mạng cung cấp cho ta một số kiến thức về các thiết bị và cách kết nối chúng tạo thành hệ thống mạng Lan có dây hoặc không dây. Ngoài ra, còn cung cấp cho ta kiến thức về bảo mật và chia sẻ các tài nguyên trên hệ thống mạng Lan một cách an toàn. + Thi công mạng LAN giúp chia sẻ các thiết bị ngoại vi, chia sẻ qua máy in, máy tính: khi các máy tính kết nối mạng LAN có thể chia sẻ tất cả các tài nguyên với nhau, điển hình là chia sẻ các máy in, máy quét và một số thiết bị khác mọi người dùng được đơn giản và tiện lợi, cũng như tiết kiệm chi phí. + Thi công mạng LAN sẽ giúp việc lưu trữ tài liệu và chia sẻ tập tin trên internet như mail...một cách dễ dàng. Quản lý các máy tính kết nối mạng LAN một cách dễ dàng. Mạng LAN không dây cung cấp cho sự tiện lợi có thể truy cập mạng trên máy tính, trên điện thoại di động trong cùng khu vực. Mạng LAN có dây cung cấp cho bạn sự kết nối và truyền tải dữ liệu an toàn và nhanh chóng hơn. Khi chia sẻ qua mạng LAN bạn sẽ giảm được thời gian thực hiện bởi tốc độ truyền tải cao. Mục tiêu của môn học/mô đun:  Về Kiến thức: + Trình bày được vai trò của từng thiết bị khi truyền nhận dữ liệu trong hệ thống mạng và đặc tính vật lý của các loại cáp. + Trình bày được yêu cầu của từng tiêu chuẩn thi công mạng LAN. + Phân tích được yêu cầu của dự án thi công mạng LAN + Khảo sát và vẽ được sơ đồ thi công vật lý, luận lý + Lựa chọn thiết bị và lập được bản dự trù kinh phí thi công + Lập được kế hoạch thi công. + Trình bày được và tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong thi công cáp và lắp đặt thiết bị + Lắp đặt được hệ thống cáp UTP, F-O và các phụ kiện và các thiết bị mạng + Lắp đặt thiết bị mạng WLAN. + Thiết lập mạng Ad-Hoc + Cấu hình kết nối nhiều AP (Repeater, Bridge) 6
  7.  Về kỹ năng: + Sử dụng từng thiết bị phù hợp khi thi công hệ thống mạng LAN của một toà nhà công ty. Lựa chọn cáp phù hợp để thi công hệ thống mạng LAN + Vận dụng từng tiêu chuẩn áp dụng vào thi công mạng LAN + Lựa chọn thiết bị và lập được bản dự trù kinh phí thi công + Lập được kế hoạch thi công + Lắp đặt được hệ thống cáp UTP, F-O và các phụ kiện + Lắp đặt được thiết bị mạng Hub/Switch + Lắp đặt thiết bị mạng WLAN  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Cẩn thận, thao tác nhanh chuẩn xác. + Tiết kiệm vật tư, thiết bị, dụng cụ thực hành. + Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. + Có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và làm việc.  Nội dung môn học + Bài 1: Hạ tầng hệ thống thiết bị mạng và cáp mạng + Bài 2 : Tiêu chuẩn thi công mạng + Bài 3 : Thiết kế hệ thống mạng Lan + Bài 4 : Kỹ thuật thi công mạng LAN + Bài 5 : Kỹ thuật thi công mạng WLAN + Bài 6: Máy chủ chuyên dụng + Ôn tập 7
  8. BÀI 1: HẠ TẦNG HỆ THỐNG THIẾT BỊ MẠNG VÀ CÁP MẠNG Giới thiệu: Để tạo nên mạng Lan cho doanh nghiệp, trường học và kết nối đường truyền Internet từ nhà mạng với các thiết bị điện tử trong gia đình, văn phòng chắc chắn không thể thiếu được các thiết bị mạng như Repeater, Switch, Router, Bridge hay Hub... Các thiết bị này đều có chung chức năng trong việc kết nối và truyền tín hiệu internet nhưng lại có những đặc điểm riêng biệt khác nhau. Trong bài này sẽ giới thiệu các khái niệm cơ bản về các thiết bị mạng này và chức năng của chúng Mục tiêu:  Trình bày được vai trò của từng thiết bị khi truyền nhận dữ liệu trong hệ thống mạng. Trình bày lại được đặc tính vật lý của các loại cáp. So sánh được ưu, nhược điểm của từng loại cáp.  Sử dụng từng thiết bị phù hợp khi thi công hệ thống mạng LAN của một toà nhà công ty. Lựa chọn cáp phù hợp để thi công hệ thống mạng LAN Nội dung chính: I. HẠ TẦNG HỆ THỐNG THIẾT BỊ MẠNG Chức năng của các tầng(lớp) trong mô hình OSI  Tầng 1: Tầng vật ký (Physical Layer): Điều khiển việc truyền tải thật sự các bit trên đường truyền vật lý. Nó định nghĩa các tín hiệu điện, trạng thái đường truyền, phương pháp mã hóa dữ liệu, các loại đầu nối được sử dụng. Tầng này chuyển đổi dữ liệu thành các bit và truyền đi.  Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Tầng kết nối dữ liệu) (Data-Link Layer): Tầng này đảm bảo truyền tải các khung dữ liệu (Frame) giữa hai máy tính. Nó cài đặt cơ chế phát hiện và xử lý lỗi dữ liệu nhận. Tầng này xác định việc truy xuất đến các thiết bị.  Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer): Tầng này đảm bảo các gói tin dữ liệu (Packet) có thể truyền từ máy tính này đến máy tính kia cho dù không có đường truyền vật lý trực tiếp giữa chúng. Nó nhận nhiệm vụ tìm đường đi cho dữ liệu đến các đích khác nhau trong mạng.Tầng này định hướng dữ liệu truyền trong môi trường liên mạng.  Tầng 4: Tầng vận chuyển (Tầng chuyển tải)(Transport Layer): Tầng này đảm bảo truyền tải dữ liệu giữa các quá trình. Dữ liệu gởi đi được đảm bảo không có lỗi, theo đúng trình tự, không bị mất, trùng lắp. Đối với các gói tin có kích thước lớn, tầng này sẽ phân chia chúng thành các phần nhỏ trước khi gởi đi, cũng như tập hợp lại chúng khi nhận được. Tầng này đảm bảo truyền thông giữa hai hệ thống.  Tầng 5: Tầng giao dịch (Tầng phiên làm việc)(Session Layer): Tầng này cho phép các ứng dụng thiết lập, sử dụng và xóa các kênh giao tiếp giữa chúng (được gọi là giao dịch). Nó cung cấp cơ chế cho việc nhận biết tên và các chức năng về bảo mật thông tin khi truyền qua mạng. Tầng này cho phép người dùng thiết lập các kết nối.  Tầng 6: Tầng trình bày (Presentation Layer): Tầng này đảm bảo các máy tính có kiểu định dạng dữ liệu khác nhau vẫn có thể trao đổi thông tin cho nhau. Thông thường các máy tính sẽ thống nhất với nhau về một kiểu định dạng dữ liệu trung gian 8
  9. để trao đổi thông tin giữa các máy tính. Một dữ liệu cần gởi đi sẽ được tầng trình bày chuyển sang định dạng trung gian trước khi nó được truyền lên mạng. Ngược lại, khi nhận dữ liệu từ mạng, tầng trình bày sẽ chuyển dữ liệu sang định dạng riêng của nó. Tầng này thoả thuận khuôn dạng trao đổi dữ liệu.  Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application Layer):Đây là tầng trên cùng, cung cấp các ứng dụng truy xuất đến các dịch vụ mạng. Nó bao gồm các ứng dụng của người dùng, ví dụ như các Web Browser (Netscape Navigator, Internet Explorer), các Mail User Agent (Outlook Express, Netscape Messenger, ...) hay các chương trình làm server cung cấp các dịch vụ mạng như các Web Server (Netscape Enterprise, Internet Information Service, Apache, ...), Các FTP Server, các Mail server (Send mail, MDeamon). Người dùng mạng giao tiếp trực tiếp với tầng này. Hình 1 Mô hình OSI Về nguyên tắc, tầng n của một hệ thống chỉ giao tiếp, trao đổi thông tin với tầng n của hệ thống khác. Mỗi tầng sẽ có các đơn vị truyền dữ liệu riêng:  Tầng vật lý: bit  Tầng liên kết dữ liệu: Khung (Frame)  Tầng Mạng: Gói tin (Packet)  Tầng vận chuyển: Đoạn (Segment) 1. Card mạng: Card giao tiếp mạng hay gọi tắt là card mạng là thiết bị phần cứng mạng. Công việc của card mạng là gắn một cách vật lý máy tính để nó có thể tham gia hoạt động truyền thông trong mạng đó. Card mạng phải được ghép nối phù hợp với kiểu cáp dùng trên mạng. Trước khi xây dựng một mạng và bắt đầu mua card mạng, dây cáp, ta phải quyết định xem liệu nên dùng Ethernet, Ethernet đồng trục, Token Ring, Arcnet hay một tiêu chuẩn mạng nào khác. Mỗi tiêu chuẩn mạng có độ dài và nhược điểm riêng. Phác hoạ ra cái nào phù hợp nhất với tổ chức mình là điều hết sức quan trọng. Ngày nay, gần như chỉ có một kiểu mạng sử dụng dây nối còn được dùng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ là Ethernet. Hình 2 Card mạng 9
  10. Các mạng Ethernet hiện đại đều sử dụng cáp đôi xoắn vòng 8 dây. Các dây này được sắp xếp theo thứ tự đặc biệt và đầu nối RJ-45 được gắn vào phần cuối cáp. Cáp RJ-45 trông giống như bộ kết nối ở phần cuối dây điện thoại, nhưng lớn hơn. Các dây điện thoại dùng bộ kết nối RJ-11, tương phản với bộ kết nối RJ-45 dùng trong cáp Ethernet. Hình 3 RJ45 2. Hub/Switch a) Bộ tập trung Hub HUB là một loại thiết bị có nhiều đầu cắm các đầu cáp mạng. Người ta sử dụng HUB để nối mạng theo kiểu hình sao. Ưu điểm của kiểu nối này là tăng độ độc lập của các máy khi một máy bị sự cố dây dẫn. Có loại HUB thụ động (passive HUB) là HUB chỉ đảm bảo chức năng kết nối hoàn toàn không xử lý lại tín hiệu. HUB chủ động (active HUB) là HUB có chức năng khuyếch đại tín hiệu để chống suy hao. HUB thông minh (intelligent HUB) là HUB chủ động nhưng có khả năng tạo ra các gói tin mang tin tức về hoạt động của mình và gửi lên mạng để người quản trị mạng có thể thực hiện quản trị tự động Hình 4 Các loại Hub b) Bộ tập trung Switch Là các bộ chuyển mạch thực sự. Khác với HUB thông thường, thay vì chuyển một tín hiệu đến từ một cổng cho tất cả các cổng, nó chỉ chuyển tín hiệu đến cổng có trạm đích. Do vậy Switch là một thiết bị quan trọng trong các mạng cục bộ lớn dùng để phân đoạn mạng. Nhờ có switch mà đụng độ trên mạng giảm hẳn. Ngày nay switch là các thiết bị mạng quan trọng cho phép tuỳ biến trên mạng chẳng hạn lập mạng ảo VLAN. Hình 5 Các loại Switch 10
  11. 3. Router Router là một thiết bị hoạt động trên tầng mạng, nó có thể tìm được đường đi tốt nhất cho các gói tin qua nhiều kết nối để đi từ trạm gửi thuộc mạng đầu đến trạm nhận thuộc mạng cuối. Router có thể được sử dụng trong việc nối nhiều mạng với nhau và cho phép các gói tin có thể đi theo nhiều đường khác nhau để tới đích. Hình 6 Mô tả chức năng Router Khác với Bridge hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu nên Bridge phải xử lý mọi gói tin trên đường truyền thì Router có địa chỉ riêng biệt và nó chỉ tiếp nhận và xử lý các gói tin gửi đến nó mà thôi. Khi một trạm muốn gửi gói tin qua Router thì nó phải gửi gói tin với địa chỉ trực tiếp của Router (Trong gói tin đó phải chứa các thông tin khác về đích đến) và khi gói tin đến Router thì Router mới xử lý và gửi tiếp. Khi xử lý một gói tin Router phải tìm được đường đi của gói tin qua mạng. Để làm được điều đó Router phải tìm được đường đi tốt nhất trong mạng dựa trên các thông tin nó có về mạng, thông thường trên mỗi Router có một bảng chỉ đường (Router table). Dựa trên dữ liệu về Router gần đó và các mạng trong liên mạng, Router tính được bảng chỉ đường (Router table) tối ưu dựa trên một thuật toán xác định trước. Người ta phân chia Router thành hai loại là Router có phụ thuộc giao thức (The protocol dependent routers) và Router không phụ thuộc vào giao thức (Theprotocol independent router) dựa vào phương thức xử lý các gói tin khi qua Router. Router có phụ thuộc giao thức: Chỉ thực hiện việc tìm đường và truyền gói tin từ mạng này sang mạng khác chứ không chuyển đổi phương cách đóng gói của gói tin cho nên cả hai mạng phải dùng chung một giao thức truyền thông. Router không phụ thuộc vào giao thức: có thể liên kết các mạng dùng giao thức truyền thông khác nhau và có thể chuyển đổi gói tin của giao thức này sang gói tin của giao thức kia, Router cũng chấp nhận kích thước các gói tin khác nhau (Router có thể chia nhỏ một gói tin lớn thành nhiều gói tin nhỏ trước truyền trên mạng). Để ngăn chặn việc mất mát số liệu Router còn nhận biết được đường nào có thể chuyển vận và ngừng chuyển vận khi đường bị tắc. 11
  12. Các lý do sử dụng Router:  Router có các phần mềm lọc ưu việt hơn là Bridge do các gói tin muốn đi qua Router cần phải gửi trực tiếp đến nó nên giảm được số lượng gói tin qua nó. Router thường được sử dụng trong khi nối các mạng thông qua các đường dây thuê bao đắt tiền do nó không truyền dư lên đường truyền.  Router có thể dùng trong một liên mạng có nhiều vùng, mỗi vùng có giao thức riêng biệt.  Router có thể xác định được đường đi an toàn và tốt nhất trong mạng nên độ an toàn của thông tin được đảm bảo hơn.  Trong một mạng phức hợp khi các gói tin luân chuyển các đường có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn của mạng thì các Router có thể được cài đặt các phương thức nhằm tránh được tắc nghẽn.  Các phương thức hoạt động của Router: Đó là phương thức mà một Router có thể nối với các Router khác để qua đó chia sẻ thông tin về mạng hiện có. Các chương trình chạy trên Router luôn xây dựng bảng chỉ đường qua việc trao đổi các thông tin với các Router khác.  Phương thức vector khoảng cách: mỗi Router luôn luôn truyền đi thông tin về bảng chỉ đường của mình trên mạng, thông qua đó các Router khác sẽ cập nhật lên bảng chỉ đường của mình.  Phương thức trạng thái tĩnh : Router chỉ truyền các thông báo khi có phát hiện có sự thay đổi trong mạng vàchỉ khi đó các Routerkhác ù cập nhật lại bảng chỉ đường, thông tin truyền đi khi đó thường là thông tin về đường truyền. Một số giao thức hoạt động chính của Router: RIP, NLSP, OSPF, IS-IS (là một phần của TCP/IP với phương thức trạng thái tĩnh, trong đó có xét tới ưu tiên, giá đường truyền, mật độ truyền thông... Linux on your wireless router Autonet 3G In-Car LinksysWRT54GL Wi-Fi Router Wireless router Hình 7 Các loại Router Tóm lại: chức năng chính của Router là:  Định tuyến cho gói dữ liệu.  Xác định đường truyền tốt nhất giữa hai máy.  Hoạt động ở tầng Network trong mô hình OSI.  Ngăn chặn Broadcast. Bảo mật cao. 12
  13.  Router hoạt động ở tầng 3 (Network Layer) với mô hình OSI. 4. Firewall a) Giới thiệu  Tường lửa (Firewall) là một hệ thống an ninh mạng, có thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm, sử dụng các quy tắc để kiểm soát traffic vào, ra khỏi hệ thống. Windows Firewall có thể giúp ngăn chặn hacker và phần mềm độc hại truy cập vào máy tính thông qua Internet hoặc mạng. Tường lửa hoạt động như một rào chắn giữa mạng an toàn và mạng không an toàn. Nó kiểm soát các truy cập đến nguồn lực của mạng thông qua một mô hình kiểm soát chủ động. Nghĩa là, chỉ những traffic phù hợp với chính sách được định nghĩa trong tường lửa mới được truy cập vào mạng, mọi traffic khác đều bị từ chối.  Bất kì máy tính nào kết nối tới Internet cũng cần có filewall, giúp quản lý những gì được phép vào mạng và những gì được phép ra khỏi mạng. Việc có một “người gác cổng” như vậy để giám sát mọi việc xảy ra rất quan trọng bởi 2 lý do: Thứ nhất, bất kì máy tính kết nối mạng nào thường kết nối vĩnh viễn với Internet. Thứ 2, mỗi máy tính trực tuyến lại có một chữ ký điện tử riêng, được gọi là Internet Protocol address (hay còn gọi là địa chỉ IP). Tắt Windows Firewall có thể làm cho máy tính (và mạng, nếu có) dễ bị truy cập trái phép.  Một firewall được cấu hình chính xác sẽ ngăn chặn điều này xảy ra và giúp máy tính “ẩn” một cách hiệu quả, cho phép người dùng thoải mái thưởng thức những gì thế giới trực tuyến mang lại. Firewall không giống chương trình diệt virus. Thay vào đó, nó làm việc cùng với những công cụ này nhằm đảm bảo rằng máy tính được bảo vệ từ hầu hết các mối tấn công nguy hại phổ biến. b) Các loại Firewall Windows tích hợp một firewall và kích hoạt theo mặc định được gọi là Windows Firewall (Firewall phần mềm). Để bật tường lửa hoặc tắt, cần phải đăng nhập vào máy tính với quyền Admin.  Đối với XP: nên kích vào Start → Control Panel, sau đó kích vào đường link Switch to Classic View trước khi kích đúp vào icon của Windows Firewall: kiểm tra xem nút On đã được kích hoạt hay chưa.  Đối với Windows 7 sẽ phải kích vào Start → Control Panel → System and Security. Sau đó, tìm dòng Windows Firewall và kích vào nó hoặc kích vào Check firewall status.  Đối với Windows 8: nhấp chuột vào Control Panel, tìm đến và nhấp vào Windows Firewall, cửa sổ Windows Firewall hiện ra với các tùy chọn tương tự như trên Windows 7, hãy thực hiện và làm theo các hướng dẫn trong phần bật tắt tường lửa tương tự như Windows 7 13
  14.  Đối với Windows 10 build 16193, Windows Firewall đổi tên thành Windows Defender Firewall. Mở Control Panel > Windows Firewall > Nhấp vào Use recommended settings nếu muốn bật tường lửa. Nhấp vào Turn Windows Firewall on or off ở bảng bên trái. Tùy chọn để bật hoặc tắt tường lửa cho cả mạng Private và Public, rồi nhấn OK. Firewall phần cứng được tích hợp sẵn trong router – thiết bị được dùng để kết nối với Internet. Firewall phần cứng được thiết kế nhằm cách ly những mối nguy hại ở bên ngoài và bảo vệ tất cả các thiết bị, máy tính kết nối tới mạng gia đình. Tùy thuộc vào từng loại router, nhưng hầu hết chúng đều được quản lý qua một màn hình cấu hình dựa trên trình duyệt web. Hardware firewall được thiết lập để cho phép các kết nối đi ra và chặn tất cả các lưu lượng đến không hợp pháp. c) Firewall hoạt động nhƣ thế nào? Công việc của một firewall khá khó khăn, bởi có rất nhiều dữ liệu hợp pháp cần được cấp phép cho ra hoặc vào máy tính kết nối mạng. Ví dụ, khi chúng ta truy cập vào trang web Quantriman.com, đọc tin tức, tips công nghệ mới thì thông tin và dữ liệu của trang web cần được truyền từ và tới máy thông qua mạng để hoàn thành quá trình này. Một firewall cần biết được sự khác biệt giữa lưu lượng hợp pháp như trên với những loại dữ liệu gây hại khác. Firewall sử dụng rule hoặc ngoại lệ để làm việc với những kết nối tốt và loại bỏ những kết nối xấu. Nhìn chung, quá trình này được thực hiện ẩn, người dùng không thấy được hoặc không cần tương tác gì cả. Để xem cách Windows XP thực hiện như thế nào, kích vào Start → Control Panel và kích đúp vào icon Windows Firewall. Khi có hộp thoại xuất hiện, kích vào thẻ Exceptions ở top trên cùng để xem những phần mềm được phép nhận kết nối tới – nó giống như bao gồm những thứ như phần mềm diệt virus và dịch vụ lưu trữ trực tuyến, ví như Dropbox. Người dùng Windows 7 sẽ phải kích vào Start → Control Panel → System and Security → Windows Firewall. Khi có cửa sổ xuất hiện, kích vào đường link Allow a program or feature through Windows Firewall trong danh sách bên trái để xem những phần mềm được phép giao tiếp qua firewall. Nhìn chung, Windows tự động theo dõi những rule và ngoại lệ này, nhưng đây chính là nơi cần đến mỗi khi muốn thay đổi điều gì đó. Tóm lại:  Chức năng chính của Firewall: + FireWall quyết định những dịch vụ nào từ bên trong được phép truy cập từ bên ngoài + Những người nào từ bên ngoài được phép truy cập đến các dịch vụ bên trong 14
  15. + Những dịch vụ nào bên ngoài được phép truy cập bởi những người bên trong  Ưu điểm của FireWall: + Đa số các hệ thống firewall đều sử dụng bộ lọc packet. Một trong những ưu điểm của phương pháp dùng bộ lọc packet là chi phí thấp vì cơ chế lọc packet đã được bao gồm trong mỗi phần mềm router. + Ngoài ra, bộ lọc packet là trong suốt đối với ngời sử dụng và các ứng dụng, vì vậy nó không yêu cầu sự huấn luyện đặc biệt nào cả. 5. Transceiver : Transceiver: thiết bị nối giữa card mạng và đường truyền, đóng vai trò là bộ thu phát tín hiệu. Muốn đấu nối cáp đồng trục dày ta phải dùng một đầu chuyển đổi transceiver và nối kết vào máy tính thông qua cổng AUI. Hình 8 Transceiver 6. Converter Converter là bộ chuyển đổi. Bộ chuyển đổi có nhiều loại: chuyển đổi sóng, chuyển đổi quang điện,… 15
  16. a) Bộ chuyển đổi quang điện:  Bộ chuyển đổi quang điện có nhiều tên gọi khác nhau như Fiber Media Converter,converter quang,… là một thiết bị hữu ích chuyển đổi từ tín hiệu điện sang tín hiệu quang và ngược lại. Để hiểu hơn về thiết bị này chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết sản phẩm trong bài viết dưới đây.  Do trên thị trường hiện nay có hai loại cáp quang là Single mode và Multi mode nên bộ chuyển đổi quang điện cũng được phân loại ứng với từng loại cáp quang. Đối với việc sử dụng trong mạng nội bộ của các doanh nghiệp, nhà máy thì bộ chuyển đổi quang điện dùng cáp quang Multi mode có khoảng cách truyền dẫn từ 2 đến 5 km. Với các ngành viễn thông, truyền hình, converter quang giá rẻ dùng cáp quang Single mode có khoảng cách truyền xa hơn có thể lên đến 120km. Bạn cũng có thể phân loại converter quang tùy theo tiêu chí số sợi quang: 1 sợi quang (singer Fiber) hoặc 2 sợi quang (dual fiber).  Đặc điểm nổi bật của bộ chuyển đổi quang điện Hình 9 Converter Bộ chuyển đổi quang điện chất lượng được thiết kế vô cùng thông minh và tinh tế với kích thước nhỏ gọn nên giúp các kỹ thuật viên có thể dễ dàng hơn trong việc vận chuyển. Đồng thời, converter quang giá rẻ có thể được đặt bất cứ đâu, trong nhà hay ngoài trời mà không lo cồng kềnh, chiếm nhiều không gian sử dụng. Nhiều bộ chuyển đổi quang điện còn có nhiều mẫu mã đẹp mắt mà chất lượng với độ bền cao. Bộ chuyển đổi quang điện còn trang bị 2 giao diện truyền dẫn bao gồm cáp đồng và cáp quang. Về cơ chế hoạt động, bộ chuyển đổi quang điện trước hết sẽ chuyển tín hiệu điện sang tín hiệu quang sao cho tương thích với cáp sợi quang. Bên đầu còn lại của cáp quang thì một bộ chuyển đổi quang điện thứ 2 sẽ chuyển tín hiệu sẽ trở lại định dạng lúc ban đầu. b) SFP:  SFP (Small Form Factor) là một bộ thu phát quang dạng module nhỏ gọn, có thể "gắn nóng" được sử dụng cho viễn thông và truyền thông dữ liệu. Một đầu của SFP gắn vào các thiết bị như là switch, router, media converter , switch quang, converter quang… ; đầu còn lại dùng để gắn cáp quang hoặc cáp đồng. Module SFPđược dùng trong cả lĩnh vực viễn thông và mạng thông tin trong doanh nghiệp.  Chức năng của Module quang : Đa phần các Module quang có chức năng là thiết bị kết nối, chuẩn đoán, giám sát và cung cấp cho người dùng các thông tin vô cùng 16
  17. quan trọng, liên quan đến tình trạng truyền và nhận tín hiệu ở khoảng cách tối đa có thể hỗ trợ là 140km. Ngoài ra một tính năng nổi bật nữa là có thể giúp người dùng phát hiện và cô lập các lỗi tránh việc lây lan ra toàn hệ thống  SFP Module có những loại nào? Cũng như bộ chuyển đổi quang điện - converter quang, SFP module cũng có rất nhiều loại và về cơ bản chúng được phân loại thành 3 tiêu chí như sau: Đặc điểm Phân loại 155M (10/100 Mbps) Tốc độ 1.25G (1000 Mbps) Multi mode (đa mốt) Loại cáp quang Single mode (đơn mốt) 2 sợi quang (2 FO/ dual fiber) Số sợi quang 1 sợi quang (1 FO/ single fiber) Khi kết nối với Cat5e, SFP có thể mở rộng khả năng cấp nguồn và truyền dữ liệu lên tới 150m. Bridge  Chức năng của cầu nối : Khi cầu nối trong suốt được mở điện, nó bắt đầu học vị trí của các máy tính trên mạng bằng cách phân tích địa chỉ máy gởi của các khung mà nó nhận được từ các cổng của mình.  Đặc trưng cơ bản của cầu nối: Bridge làm nhiệm vụ chuyển tiếp các khung từ nhánh mạng này sang nhánh mạng khác. Điều quan trọng là Bridge «thông minh», nó chuyển frame một cách có chọn lọc dựa vào địa chỉ MAC của các máy tính.  Bridge còn cho phép các mạng có tầng vật lý khác nhau có thể giao tiếp được với nhau. Bridge chia liên mạng ra thành những vùng đụng độ nhỏ, nhờ đó cải thiện được hiệu năng của liên mạng tốt hơn so với liên mạng bằng Repeater hay Hub. 17
  18. II. HẠ TẦNG HỆ THỐNG CÁP MẠNG 1. Cáp đồng trục (Coaxial cable) Là loại cáp xuất hiện đầu tiên, gồm hai dây dẫn(có lõi lồng nhau): một lõi bên trong và một lớp bọc ngoài. Hình 10 Cáp đồng trục  Cáp đồng trục chia ra làm hai loại + Cáp đồng trục dày (Thick cable) - 10BASE-5 + Cáp đồng trục mảnh (Thin Cable) - 10BASE-2 Một số thông số kỹ thuật về 2 loại cáp này: Cáp đồng trục mảnh (10BASE-2) Giá trị Tốc độ truyền dữ liệu ( Max) 10 Mbps Số repeaters (Max) 4 Chiều dài tối đa cho 1 phân đoạn 185 meters Số trạm tối đa trên 1 phân đoạn 30 Số trạm tối đa 90 Khoảng cách tối thiểu giữa hai trạm 0.5m Cáp đồng trục dày ( 10BASE-5) Giá trị Tốc độ truyền dữ liệu ( Max) 10 Mbps Số repeaters (Max) 4 Chiều dài tối đa cho 1 phân đoạn 500 meters Số trạm tối đa trên 1 phân đoạn 50 Số trạm tối đa 300 Khoảng cách tối thiểu giữa hai trạm Multiples of 2.5m  Cáp đồng trục dày (RG-62) thường được dùng trong một mạng máy tính nó tạo thành các hệ thống cáp chính (backbone) trong hệ thống mạng 18
  19. Hình 11 Sơ đồ mạng dùng cáp đồng trục dày  Cáp đồng trục mảnh (RG-58A/U) thường dùng để nối các trạm làm việc trên một mạng cục bộ Hình 12 Sơ đồ mạng dùng cáp đồng trục mảnh  Cáp đồng trục có các tính chất sau: + Bị ảnh hưởng của nhiễu bên ngoài và phải được bọc để làm giảm độ nhiễu ảnh hưởng đó. + Khi khoảng cách mạng lớn, nó có thể thu lấy các nhiễu tạp âm và nhiễu từ xe cộ và các nguồn điện khác. + Phát ra các tín hiệu khác. 19
  20. Hình 13 Các loại đầu nối của cáp đồng trục 2. Cáp xoắn đôi Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ. Do giá thành thấp nên cáp xoắn được dùng rất rộng rãi. Có hai loại cáp xoắn đôi được sử dụng rộng rãi trong LAN là: loại có vỏ bọc chống nhiễu và loại không có vỏ bọc chống nhiễu. a) Cáp xoắn đôi có vỏ bọc chống nhiễu STP (Shielded Twisted- Pair):  Gồm nhiều cặp xoắn được phủ bên ngoài một lớp vỏ làm bằng dây đồng bện. Lớp vỏ này có tác dụng chống EMI từ ngoài và chống phát xạ nhiễu bên trong. Lớp vỏ bọc chống nhiễu này được nối đất để thoát nhiễu. Cáp xoắn đôi có bọc ít bị tác động bởi nhiễu điện và truyền tín hiệu xa hơn cáp xoắn đôi trần. Hình 14 Cáp xoắn đôi  Chi phí: đắt tiền hơn Thinnet và UTP nhưng lại rẻ có vỏ bọc tiền hơn Thicknet và cáp quang.  Tốc độ: tốc độ lý thuyết 500Mbps, thực tế khoảng 155Mbps, với đường chạy 100m; tốc độ phổ biến 16Mbps (Token Ring).  Độ suy dần: tín hiệu yếu dần nếu cáp càng dài, thông thường chiều dài cáp nên ngắn hơn 100m.  Đầu nối: STP sử dụng đầu nối DIN (DB –9). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2