Giáo trình Kỹ thuật thi công (Nghề: Vận hành cần cầu trục - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
lượt xem 4
download
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Nghề: Vận hành cần cầu trục - Trung cấp) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Dụng cụ, thiết bị treo buộc trong thi công cẩu lắp; Đặc tính các kiện hàng và ý nghĩa các ký hiệu trên kiện hàng; Các loại cần, cầu trục và cách chọn; Kỹ thuật thi công cẩu lắp; Kỹ thuật an toàn trong thi công cần trục. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật thi công (Nghề: Vận hành cần cầu trục - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KỸ THUẬT THI CÔNG NGHỀ:VẬN HÀNH CẦN, CẦU TRỤC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2021 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhằm đáp ứng nhu cầu về qui mô, chất lượng và tiến độ thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, yêu cầu xây dựng cầu đường sân bay bến cảng, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá, sản xuất để phát triển đất nước chúng ta đã áp dụng nhiều công nghệ, và thiết bị mới tiên tiến của các nước trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu học tập cho học viên của nhà trường, qui mô chất lượng đội ngũ thợ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác thi công, khai thác kỹ thuật máy thi công. Chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình Kỹ thuật thi công cung cấp những khái niệm cơ bản về máy, thiết bị nâng, lựa chọn và khai thác máy, sử dụng máy an toàn hiệu quả. Quá trình biên soạn mặc dù cố gắng nhưng không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi chân thành cảm ơn và mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, các nhà chuyên môn, bạn đọc, để cuốn sách ngày càng hoàn thiện. 2
- MỤC LỤC Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 Chương 1: Dụng cụ, thiết bị treo buộc trong thi công cẩu lắp 4 Chương 2: Đặc tính các kiện hàng và ý nghĩa các ký hiệu trên kiện hàng 26 Chương 3: Các loại cần, cầu trục và cách chọn 37 Chương 4: Kỹ thuật thi công cẩu lắp. 52 Chương 5: Kỹ thuật an toàn trong thi công cần trục 76 Tài liệu tham khảo 91 3
- Chương 1. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ TREO BUỘC TRONG THI CÔNG CẨU LẮP 1. Dây cáp 1.1. Dây cáp thép a . Công dụng Trong cần trục, cáp thép dùng để nâng hạ vật, neo cần và nâng hạ cần, chằng buộc vật nâng trên móc treo … b. Cấu tạo Cáp thép được bện từ một số dẻ quanh lõi. Mỗi dẻ lại được bện từ nhưng sợi thép có đường kính: 0,22 mm (có loại tới 5mm) - Giới hạn bền kéo: 130250 Kg/mm2. d 1 1- Sîi thÐp 2 2- Lâi h÷u c¬ d - §uêng kÝnh d©y c¸p C¸p bÖn Hình 1.1. c. Phân loại * Phân loại theo cách bện - Bện ngược chiều Hình 1.2. Chiều bện các sợi và chiều bện các dẻ ngược nhau Đặc điểm: cứng, khó sổ tung, ít bị xoắn khi 1 đầu cáp ở trạng thái tự do, độ cứng lớn, tuổi thọ không cao. Được dùng nhiều trong các loại cần trục, đặc biệt là khi sử dụng để nâng gầu ngoạm. - Bện cùng chiều Hình 1.3. Chiều bện các sợi và chiều bện các dẻ cùng chiều nhau 4
- Đặc điểm: các sợi thép tiếp xúc nhau tương đối tốt, loại cáp này mềm có tuổi thọ cao song dễ bị bung và có xu hướng xoắn lại nhất là khi treo vật trên một sợi cáp Được dùng nâng vật theo hướng trong các loại thang nâng, tời kéo … - Bện hỗn hợp. Hình 1.4. Chiều bện các sợi ở 2 dẻ kề nhau ngược chiều nhau. Đặc điểm: loại cáp này có ưu điểm của cả hai loại trên nhưng khó chế tạo. ít dùng. *Phân theo lớp bện Hình 1.5. Cáp bện đơn do nhiều sợi cáp bện quanh 1 lõi, loại này có độ cứng lớn nên thường dùng đẻ treo buộc. Loại cáp có lớp bọc kín bên ngoài có ưu điểm là bề mặt trơn, chịu tải trọng xô ngang và chống gỉ tốt nên được dùng làm cáp treo chịu tải trong cần trục. Cáp bện kép (cáp bện 2 lớp) gồm các dánh lá cáp bện đơn và các dánh được bện quanh một lõi. Cáp bện kép (cáp bện ba lớp) gồm các cáp bện kép, được coi là dánh, bện quanh một lõi một lần nữa do có nhiều lõi nên cáp bện 3 lớp mềm hơn cáp bện kép song chế tạo phức tạp giá thành cao và các sợi thép quá bé dễ bị đứt do mòn, thường được dùng trong các thiết bị phục vụ cho công tác lắp dựng cần trục. - Lõi đay tẩm dầu: cáp mềm, dễ uốn khi làm việc dầu ở lõi ngấm ra bôi trơn và chống rỉ cho cáp. Cáp lõi đay tẩm dầu được dùng nhiều để làm kéo trong các máy nâng làm việc ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường. 5
- - Lõi thép: làm cáp cứng, nặng nhưng không chịu được lực kéo, nén, chịu nhiệt độ và áp lực lớn; cáp lõi thép được dùng nhiều ở nơi có độ ẩm cao. - Lõi Amiăng: cáp lõi amiăng chịu được nhiệt cao. Giá thành đắt nên chỉ dùng ở nơi có nhiệt độ: lò luyện, lò đúc, rèn … * Phân loại theo số sợi: Trong máy trục thường dùng 3 loại cáp chủ yếu: 6*19+1, 6*37+1, 6*61+1. - Số thứ nhất biểu thị số rẻ trong cáp thép. - Số thứ hai biểu thị số sợi trong một rẻ cáp. - Số thứ ba biểu thị số lõi trong cáp thép. Với cùng đường kính dây cáp, cùng chiều bện và cùng loại lõi thì. * Cáp 6*19+1: cứng, chịu mòn nên dùng chằng néo. * Cáp 6*37+1: mềm, chịu uốn dung làm dây buộc, treo, kéo trong tổ múp và trong máy trục. * Cáp 6*61+1: mềm, chịu uốn hơn cáp 6*37+1 nhưng giá thành đắt nên chỉ dùng trong điều kiện làm việc thường xuyên chịu uốn như làm dây kéo khi tổ múp kết hợp với tời và dùng nhiều trong máy trục. 6
- b¶ng 1-2: Tiªu chuÈn kü thuËt d©y c¸p thÐp 6x19 (ΓOCT 3070-55) 2 §-êng kÝnh (mm) DiÖn tÝch mÆt Träng l-îng Giíi h¹n bÒn kÐo cña sîi thÐp (KG/mm ) c¾t ngang d©y 1m d©y c¸p 130 140 150 160 170 180 190 D©y c¸p Sîi thÐp c¸p (mm2) (kg) Lùc kÐo ®øt d©y c¸p (KG/mm2) 7.7 0.5 22 0.21 2460 2650 2840 3030 3220 3410 3600 9.3 0.6 32 0.3 3560 3830 4100 4380 4650 4930 5200 11 0.7 44 0.42 4840 5210 5590 5960 6340 6710 7080 12.5 0.8 57 0.54 6330 6810 7310 7790 8270 8750 9230 14 0.9 73 0.69 8000 8620 9220 9850 10450 11050 11650 15.5 1 90 0.85 9860 10600 11350 12150 12900 13650 14450 17 1.1 108 1.02 11100 12890 13750 14700 15600 16450 17400 18.5 1.2 128 1.22 14150 15300 16400 17500 18550 19600 20700 20 1.3 151 1.43 16700 17950 19250 20550 21800 23400 24300 22 1.4 175 1.66 19350 20850 22350 23800 25300 26850 28300 23.5 1.5 200 1.9 22100 23800 25500 27250 28950 30650 32350 25 1.6 229 2.17 25250 27200 29150 31150 33100 35000 36950 26.5 1.7 259 2.45 28550 30750 32950 35150 37350 39550 41750 28 1.8 290 2.74 31950 31950 36850 39350 41800 44250 46750 31 2 358 3.39 39000 39500 45600 48650 51700 54700 57800 34 2.2 433 4.1 47850 47850 55200 58900 62550 66250 69950 37 2.4 515 4.88 56900 56900 65650 70000 74400 78800 83200 7
- b¶ng 1-3: Tiªu chuÈn kü thuËt d©y c¸p thÐp 6x37 (ΓOCT 3070-55) §-êng kÝnh (mm) DiÖn tÝch mÆt Träng l-îng Giíi h¹n bÒn kÐo cña sîi thÐp (KG/mm2) c¾t ngang d©y 1m d©y c¸p 130 140 150 160 170 180 190 D©y c¸p Sîi thÐp c¸p (mm2) (kg) Lùc kÐo ®øt d©y c¸p (KG/mm2) 8.7 0.4 28 0.26 - 3200 3430 3660 3890 4120 4350 11 0.5 44 0.41 4630 4990 5340 5700 6060 6420 6770 13 0.6 63 0.59 6690 7200 7720 8240 8730 9260 9750 15.5 0.7 85 0.8 9100 9790 10450 11150 11850 12550 13250 17.5 0.8 112 1.05 11890 12750 13700 14600 15500 16450 17350 19.5 0.9 141 1.33 15000 16150 17300 18450 19650 20800 21950 22 1 175 1.65 18600 20050 21500 22950 24350 25800 27250 24 1.1 212 1.99 22500 24300 26000 27750 29500 31250 33000 26 1.2 253 2.38 26900 29000 31100 33150 35250 37800 39400 28.5 1.3 295 2.67 31300 33750 36200 38600 41000 43450 45850 30.5 1.4 343 3.22 36500 39350 42150 45000 47800 50600 53450 32.5 1.5 393 3.68 41700 45000 48250 51450 54650 57850 61050 35 1.6 447 4.2 47700 51350 55050 58700 62400 66050 69700 37 1.7 506 4.47 53800 58000 62150 66250 70400 74600 78750 8
- b¶ng 1-4: Tiªu chuÈn kü thuËt d©y c¸p thÐp 6x61 (ΓOCT 3072-55) §-êng kÝnh (mm) DiÖn tÝch Träng Giíi h¹n bÒn kÐo cña sîi thÐp (KG/mm2) mÆt c¾t 130 140 150 160 170 180 190 l-îng 1m ngang D©y c¸p Sîi thÐp d©y c¸p d©y c¸p (kg) Lùc kÐo ®øt d©y c¸p (KG/mm2) (mm2) 19.5 0.7 141 1.32 14450 15350 15550 17750 18900 20000 21100 22.5 0.8 184 1.73 18850 20300 21800 23250 24650 26100 27600 25 0.9 233 2.19 23850 25700 27550 29350 31200 33050 34000 28 1 288 2.71 29550 31850 34100 36400 38700 40950 43250 31 1.1 349 3.28 35450 38550 41300 44050 46800 49550 52300 33.5 1.2 415 3.9 42550 45850 49100 52400 55050 48950 62250 9
- d. Tuổi thọ dây cáp Với những tính chất công việc khác nhau, tuổi thọ của dây cáp dao động trong phạm vi rất rộng; từ vài tháng đến nhiều năm hay từ vài trục đến vài trăm ngàn lần uốn qua uốn lại ở ròng rọc, tuy vậy bằng cách tính toán gần đúng tuổi thọ của cáp người ta cũng phân ra làm hai nhóm: - Ở chế độ làm việc nhẹ tuổi thọ của dây cáp không ít hơn 3 năm. - Ở chế độ làm việc nặng tuổi thọ không ít hơn 0,51 năm. e. Tiêu chuẩn loại bỏ cáp Khi dây cáp thép đang dùng có sợi đứt, gỉ, mòn thì không có nghĩa là phải thay ngay cáp mới. Cáp được tiếp tục sử dụng hay loại bỏ được quy định trong tiêu chuẩn việt nam TCVN 4244-86 (bảng 1-5, 1-6) Bảng (1-5) Tiêu chuẩn loại bỏ cáp theo số sợi đứt Hệ số Loại dây cáp an toàn 6x19 6x37 6x61 ban đầu Bện Bện Bện của cáp Ngược Xuôi Ngược Xuôi Ngược Xuôi Số sợi đứt cho phép lớn nhất trên một bước bện 6 12 6 22 11 36 18 67 14 7 26 13 38 19 >7 16 8 30 15 40 20 * Cáp kết cấu thông thường khi có sự cố sợi đứt trên một bước bện lớn hơn giá trị cho ở bảng (1-5) phải loại bỏ * Cáp kết cấu phối hợp cũng được xác định theo tiêu chuẩn loại bỏ bảng (2-5) nhưng phải quy đổi số sơị đứt theo quy ước - Sợi nhỏ đứt là 1. - Sợi lớn đứt là 1,7. * Cáp của những thiết bị nâng dùng để nâng người, vận chuyển kim loại nóng chảy, kim loại nóng, chất nổ, chất rễ cháy, và chất độc phải loại bỏ khi số sợi cáp trên một bước bện bằng một nửa số sợi dứt ở bảng (1-5). 10
- * Khi cáp bị mòn hoặc gỉ ở mặt ngoài thì số sợi đứt để loại bỏ cáp tiêu chuẩn ở bảng (1-6). Bảng( 1-6) Tiêu chuẩn loại bỏ cáp theo độ mòn. Độ giảm đường kính Loại dây cáp các sợi do bị mòn gỉ 6x19 6x37 6x61 so với đường kính ban Số sợi bị đứt trên một bước bện đầu % Ngược Xuôi Ngược Xuôi Ngược Xuôi 10 10 5 18 9 30 15 20 8 4 15 8 25 12 30 6 3 11 6 18 9 (*) Đo đường kính cáp: Đo theo phương dẻ cáp và phương có đường kính lớn nhất. * Thiết bị kẹp cáp Cáp dễ gẫy nên không thể móc cáp trực tiếp hoặc cột trực tiếp vào hàng. Thường qua thiết bị kẹp cáp để đảm bảo tuổi thọ cho cáp. Khoá thường dùng (kẹp cáp) Hình 2.6. Chú ý: - Khi kẹp, đầu cáp ngắn đặt về phía thân chính - Xiết chặt đai ốc cho đến khi cáp bị nén vào 1/3 đường kính - Trong khi sử dụng phải thường xuyên kiểm tra độ chặt của đai ốc Hình 1.6. * Khoá nêm Khoá nêm dùng trong trường hợp: - Cần thay đổi độ dài của dây - Cần thao tác nhanh. 11
- Hình 1.7. Ngoài các phương pháp khoá kẹp trên, người ta còn dùng bộ nối chuyên dùng đúc bằng hợp kim chì hoặc kẽm. Chú ý: Số lượng khoá, kẹp cáp phụ thuộc đường kính dây cáp nhưng không được ít hơn 3 (xem bảng 1-7). Khoảng cách giữa các khoá cáp và khoảng cách từ đầu cáp đến khoá cáp gần nhất phải 6d (d là đường kính dây cáp). Bảng (1-7) Số lượng khoá cáp và khoảng cách giữa chúng. Đường kính dây cáp 8.8 13 15.5 17.5 19.5 22 24 26 28 35 (mm) Số lượng khoá 3 3 3 3 4 4 5 5 5 7 Khoảng cách (mm) 100 100 100 120 125 140 150 160 180 230 * Tết cáp + Tết vòng khuyên Hình 1.8. Tết vòng khuyên 12
- Đầu cáp được rỡ ra rồi lồng bện vào các dẻ của dây cáp để tạo thành vòng khuyên. - Chiều dài đoạn lồng L 40d (d là đường kính dây) - Cáp tết vòng khuyên được dùng làm quanh treo cẩu móc hàng, dùng để buộc dây chằng néo. + Tết nối thẳng Hình 1.9. Tết cáp nối thẳng Hai đầu dây cáp được dỡ ra (hình 1.9) rồi lồng bện vào nhau (với điều kiện có cùng cấu tạo và đường kính) chiều dài đoạn nối 40d. *Nối cáp. Nối cáp Tên nút Công dụng Nút giao Nối tạm thời đầu dây vào nhau khuyết cáp Nút dẹt Nối tạm thời đầu dây cáp to vào khuyết cáp 13
- Nút móc câu Nối tạm thời đầu dây vào khuyết cáp Nút luồn Tháo nhanh Nút vòng Nối hai đầu dây có đường kính lớn * Những điểm chú ý khi sử dụng cáp * Khi cuộn hoặc tháo cáp, để cáp không bị gãy khúc tạo thành nếp cần phải: + Đặt trống cuộn cáp trên giá trục quay. + Nếu không có cuộn trống cuộn cáp hoặc không có giá quay phải lăn cuộn cáp trên mặt đất. - Khi chuyển cáp sang trống mới, phải đảm bảo để hai trống quay cùng chiều - Khi cáp đi qua puly hoặc quấn vào trống quay tuỳ theo chế độ làm việc đường kính puly (Dp), trống quay (Dr) phải thoả mãn: D (16-30)d. * Khi nối cáp + Tránh buộc cáp vào chỗ cạnh sắc, trường hợp không có chỗ buộc nào khác thì lót. - Tuyệt đối không vắt dây cáp qua dây dẫn điện. - Không dùng puly sứt mẻ. - Không uốn cáp thành góc nhọn. - Không đè vật nặng lên cáp. 14
- - Thường xuyên lau sạch cáp. + Theo định kỳ, cáp được cọ sạch bôi trơn. + Đối với cáp đang sử dụng thì ít nhất 3 tháng bôi trơn 1 lần, 6 tháng 1 lần bắt buộc phải cọ sạch. + Cáp để trong kho cũng phải cọ sạch và bôi trơn ít nhất là 6 12 tháng 1 lần. Cáp phải được bảo quản nơi khô ráo, tránh bụi bẩn. 1.3. Dây cẩu Dây cáp cẩu hàng hay còn gọi là dây cáp vải cẩu hàng, là sản phẩm mềm dùng để thay thế dây cáp thép và dây xích giúp nâng hàng hóa có bề mặt sơn hoặc phủ các vật có bề mặt mềm không bị hỏng. Theo cấu tạo loại dây thì có 2 loại cáp vải cẩu hàng: loại bản dẹp (hay còn gọi là Webbing sling) và loại bản tròn (hay còn gọi là Round sling) Theo hình dạng và mục đích sử dụng có 2 loại: Loại có 2 đầu mắt (còn gọi là eye to eye) và loại vòng tròn (hay còn gọi là endless) Dây cáp vải bản dẹp thường có tải trọng từ 1-12 tấn dây thường được dệt theo tiêu chuẩn và may 2 lớp tiêu chuẩn và mã màu phân biệt theo tải trọng Bản rộng của dây từ 25mm đến 300mm, cứ mỗi bản tăng thêm 25mmx 2 lớp thì tải trọng tăng thêm 1 tấn. Dây 1 tấn bản 25mm, dây 2 tấn bản 50mm (tất cả đều 2 lớp) Tuy nhiên ngoài những loại cơ bản thì có những loại được thiết kế đặc biệt để phù hợp với nhu cầu sử dụng mà đảm bảo vẫn nằm trong tiêu chuẩn (vd như cáp vải dẹp 5 tấn bản 125mm màu đỏ thiết kế may 4 lớp thì với cùng 1 bản 125mm thì tải tăng gấp đôi 10 tấn) *Cáp vải tròn: Ưu điểm - Khối lượng nhẹ – nếu so sánh với cùng một tải trọng thì rõ ràng dây xích hoặc cáp thép luôn luôn nặng hơn. - Sử dụng nâng được đa loại sản phẩm hàng hóa khác nhau (dây xích hoặc cáp thép dễ làm hư hỏng hoặc móp, trầy xước hư hỏng hàng hóa khi nâng) - Tính an toàn cao do dễ kiểm tra phát hiện hư hỏng hoặc dây kém an toàn và loại bỏ kịp thời. - Có hệ số an toàn cao thường là hệ số 5:1 trở lên 15
- 2 Pu ly, ròng rọc, pa lăng 2.1. Pu ly a. Công dụng Pu ly là một thiết bị có dạng đĩa tròn. Trong đó phần rìa được chia thành rãnh để đặt dây cáp hoặc dây curoa nhằm phục vụ cho mục đích truyền động. Trên thực tế, puly là phần trục lăn ròng rọc, có tác dụng truyền momen lực chuyển động để máy móc có thể vận hành được. b. Phân loại Hiện nay các loại puly khá phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu người dùng. Tùy theo từng loại nguyên liệu khác nhau như puly thép, puly gang, puly nhôm, puly nhựa… Một số loại puly mô tơ phổ biến có thể nhắc đến như sau: + Puly đai dẹp + Puly dây đai thang + Puly côn + Puly ghép + Puly măng song + Puly đai răng c. Ứng dụng của pu ly: Hiện nay, puly được ứng dụng rộng rãi đa dạng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Theo đó tùy theo mục đích sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn loại puly khác nhau cho phù hợp. Puly được thiết kế theo dạng đĩa tròn có thêm rãnh để bỏ dây cáp. Nhờ đặc điểm cấu tạo đặc biệt, puly đóng vai trò quan trọng và cực kỳ cần thiết với rất nhiều tiện ích. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy puly được sử dụng rộng rãi tại các thang máy, băng chuyền trong công ty, nhà máy hoặc các khu chung cư… 16
- Hình 1.10. cấu tạo pu ly Hình 1.11. 1. Trục; 2. Thân puly; 3. Bánh puly; c. Các loại móc treo tải trên puly Thiết bị mang tải dùng nâng vật thông dụng trong máy trục, thường được trang bị 2 loại thiết bị mang vật phổ biến là móc treo, vòng treo dùng để vận chuyển hàng khối, cấu kiện máy móc và gầu ngoạm 2 dây để bốc dỡ vật liệu dời móc treo được sử dụng phổ biến nhất. *. Theo hình dạng Gồm móc đơn và móc kép. - Móc đơn (h 2.12 a,c): là thiết bị mang vật nặng thông dụng. - Móc kép (h 2.12b,d): để mang vật có hình dạng dài, chịu lực đối xứng chịu tải trọng lớn hơn móc đơn. 17
- Hình 1.12. Các loại móc treo *. Theo công nghệ chế tạo Gồm móc treo rèn hoặc móc treo dập, móc treo tấm móc treo rèn: khi gia công phải dùng máy ren rập cỡ lớn, tốn nhiều công sức. Xong móc rèn vẫn được sử dụng nhiều vì có độ tin cậy cao và hình dạng tiết diện hợp lý (hình 1.12a,b). Móc rèn được chế tạo từ thép ít cácbon (thép 20) không được dùng thép có nhiều các bon hoặc gang để chế tạo vì các vật liệu này giòn, đàn hồi kém không đảm bảo an toàn. Móc treo tấm: được chế tạo bằng cách dùng thép tấm CT3 hoặc thép 20 cắt thành hình móc và được ghép bằng định tán hoặc bulông (hình 1.12c,d) loại này làm việc an toàn, dễ phát hiện tấm nứt, chữa sữa và chế tạo đơn giản. d Hộp móc treo *. Hộp móc treo một dây cáp Hình 1.13. Hộp móc cáp treo bằng một dây cáp 1. Móc; 2. Chặn chống tuột cáp; 3. Thân móc; 4. Cáp; Hộp treo cáp bằng một dây cáp thường dùng làm móc phụ của cơ cấu nâng phụ có tải trọng nâng nhỏ, đầu móc và thanh treo xỏ qua cáp dầm đỡ ngang và được bắt chặt với đế đai ốc. Các dầm đỡ ngang được đặt trong thân hộp thẳng 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kỹ thuật thi công part 1
26 p | 1317 | 411
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công: Phần 2
68 p | 543 | 214
-
Giáo Trình KỸ thuật Thi công - Ts.Đỗ Đình Đức - Tập 1
254 p | 635 | 212
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công: Phần 1
185 p | 496 | 189
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công - Chương 1: Khái niệm máy xây dựng
87 p | 286 | 98
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công 2020: Phần 1
96 p | 91 | 20
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công 2020: Phần 2
94 p | 103 | 16
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
104 p | 22 | 12
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Nghề Vận hành máy thi công nền đường - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
82 p | 38 | 8
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Nghề Vận hành cần, cầu trục - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
56 p | 26 | 8
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công nền đường (Nghề Vận hành máy thi công nền - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
80 p | 41 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Tập 1): Phần 1 - TS. Đỗ Đình Đức (Chủ biên)
129 p | 26 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Tập 2): Phần 1 - TS. Đỗ Đình Đức (Chủ biên)
126 p | 28 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Tập 2): Phần 2 - TS. Đỗ Đình Đức (Chủ biên)
94 p | 24 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Tập 2): Phần 2 (Năm 2006)
118 p | 7 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công hoàn thiện, nội thất (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
119 p | 5 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
131 p | 5 | 2
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Tập 2): Phần 1 (Năm 2006)
101 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn