intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lí luận dạy học ngữ văn: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn giáo trình "Lí luận dạy học ngữ văn" trình bày các nội dung hai chương đầu bao gồm: Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông; phương pháp dạy học Ngữ văn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lí luận dạy học ngữ văn: Phần 1

  1. 1 1 1 » THỊ THU THỦY (Chủ biên) ^ B ồ n g h ạ n h , trần thị ngọc GIÁO TRÌ NH 1U Ể NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
  2. GIRD TRỈnH Ü LUẬN DẠY HỌC NGỮVÁN
  3. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN T R Ư Ờ N G ĐẠI H Ọ C s ư PH Ạ M N guyễn Thị Thu Thủy (Chủ biên) Đào Thị Hồng Hạnh, Trần T hị Ngọc GIRD TRlnH Ú LUẬN DẠY HỌC NGỮVẢN N H À X U Ấ T BẢ N ĐẠI H Ọ C T H Á I N G U Y ÊN N Ă M 2017
  4. 01 - 108 M Â S Ó :— —— ĐHTN -2017
  5. LỜI NÓI ĐẦU Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 7 năm 2017 quy định môn Ngữ văn là môn học bắt buộc từ lớp 6 đên lớp 12. Vi mang tính công cụ, tính thẩm mỹ - nhân văn nên môn Ngữ văn sẽ hình thành và phát triển các năng lực quan trọng, cần thiết để học sinh học tập tốt các môn học khác, học suốt đời, có thể sống và làm việc hiệu quả Thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn học này giúp học sinh có những cảm xúc lành mạnh và phát triền những phẩm chất cao đẹp, có đời sống tinh thần phong phú và có lối sống nhân ái, vị tha. Mục tiêu, nội dung chương trinh Ngữ văn được xây dựng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực nên phương pháp dạy học cũng có nhiều đổi mới. Vỉ vậy, khoa Ngữ văn của các trường Sư phạm phải có chương trình đào tạo mới đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho giáo dục phổ thông Trong hai năm qua, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng chương trình đào tạo mới nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phố thòng Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ngành Ngữ văn đã có sự đổi mới, đặc biệt là khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm. Trong chương trình, học phần L i luận dạy học N gữ văn gồm 3 tín chỉ, Iliuộc kiến Ihúc bát buộc. Đẻ đáp ứng yêu càu dạy học của chương trinh giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, chúng tôi biên soạn giáo trinh L í luận dạy học N gữ văn. Giáo trình sẽ cung cấp những kiến thức lí luận về dạy học Ngữ văn thực hiện mục tiêu đào tạo hình thành và phát triển năng lực cho các giáo viên Ngữ vãn tương lai. Quan điềm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn là các tri thức phổ thông cơ bản, nền tảng về văn học, giao tiếp, tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói và nghe Tất cà các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đều được quan tâm trong dạy học và đánh giá thông qua các hoạt động đọc, viết,
  6. nói và nghe. Nội dung dạy học vừa đáp ứng các yêu cầu giáo dục Ngữ văn, vừa chú ý đến nhu cầu, sở thích của học sinh các cấp; tôn trọng kết quả tiếp nhận và tạo lập cùa học sinh; giúp học sinh thấy mối liên hệ, vai trò và tác dụng thiết thực cùa văn học, ngôn ngữ với đời sống cùa mỗi người học; khuyến khích và yêu cầu vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.Trên cơ sờ đó, chúng tôi biên soạn giáo trinh Lí luận dạy học Ngữ văn gồm bốn chương: Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông; Phương pháp dạy học Ngữ văn, Hình thức, phương tiện dạy học Ngữ văn; Đánh giá năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn. Nội dung trọng tâm cùa giáo trinh !à tri thức lí luận về các phương pháp dạy học Ngữ văn: Phương pháp dạy học tri thức ngữ văn; Phương pháp dạy học tiếp nhận vãn bản và phương pháp dạy học tạo lập văn bàn. Mỗi phương pháp dạy học đều được xây dựng trên cơ sở xác định rõ đối tượng, nhiệm vụ và cơ sở khoa học. Kiến thức lí luận về từng phương pháp cụ thể được triền khai từ khái niệm, yêu cầu, quy trình và định hướng vận dụng. Sau mỗi chương là các câu hỏi hướng dẫn ôn tập, giúp sinh viên có thể kiểm tra, đánh giá kết quà tự học của mình. Các tài liệu tham khảo ở mỗi chương sẽ giúp người học có điều kiện tiếp cận rộng hơn, sâu hơn những tri thức lí luận được gợi ý, trích dẫn trong giáo trinh. Giáo trình Lí luận dạy học N gữ văn là kết quả nghiên cứu, biên soạn của nhóm tác giả thuộc bộ môn Phương pháp dạy học Ngữ văn - Khoa Ngũ văn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Những gì chúng tôi trinh bày trong giáo trình này có sụ kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước, tiếp cận xu thế dạy học ngôn ngữ và văn học ở một số nước có nền giáo dục phát triên trên thế giới, đ ồ n g th à i có sự b ổ sung, đổi m ớ i nhằm đáp ứng yêu cầu cùa chương trình giáo dục phổ thông. Tuy các tác già đã rất cố gắng, song giáo trình sẽ không tránh khòi những chỗ còn hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, nhận xét chân thành từ các nhà nghiên cứu, các giáo viên cũng như các học viên, sinh viên, để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trpng cảm ơn! NHÓM TÁC GIẢ 6
  7. MỤC LỤC LỜ I N Ó I Đ À U ........................................................................................................................ 5 C h ư ơn g 1. Dạy học N gữ văn ờ trư òn g phổ th ôn g................................................ 10 1.1. Môn Ngữ v ã n ................................................................................................ 10 I I I Vị tri của môn Ngữ v ă n ............................................................................. 10 1.1.2. Đặc điểm của môn Ngữ v ă n ...................................................................... 12 1.2. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ v ă n ................................... 14 12.1 Khái niệm ..................................................................................................... 14 1 2.2. Mục tiê u ....................................................................................................... 17 1.2.3. Nội d u n g ........................................................................................................ 23 1 3. Quá trình dạy học Ngữ văn ờ trường phổ thông....................................... 32 1.3.1. Bản chất, động lực, cấu trúc, lo g ic .......................................................... 32 1.3.2. Nhiệm vụ của quá trinh dạy học Ngữ v ă n .............................................. 41 1.3.3. Quy luật của quá trình dạy học Ngũ v ă n ................................................ 42 1.4. Nguyên tắc dạy học Ngữ v ă n ......................................................................45 1.4.1. Khái niệm ...................................................................................................... 45 1.4.2. Cơ sở cùa nguyên tắc dạy học Ngữ v ă n ................................................. 46 1.4.3. Các nguyên tắc dạy học Ngữ v ă n ............................................................ 46 CÂU HỎI HƯ Ớ N G D À N ÔN T Ậ P ............................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM K H Ả O ........................................................................................... 55 C h ư ơng 2. P h ư on g pháp dạy học N gữ văn 58 2.1. Khái niệm .......................................................................................................... 58 2.1.1. Phương pháp dạy h ọ c .................................................................................58 2.1.2. Phương pháp dạy học Ngữ văn ................................................................. 61 7
  8. 2.2. Phương pháp dạy học tri thức Ngữ v ă n ..................................................... 63 2.2.1. Đối tượng và nhiệm v ụ ............................................................................. 63 2.2.2. Cơ sở khoa h ọ c .......................................................................................... 69 2.2.3. Các phương pháp dạy học tri thức tiếng V iệt........................................ 72 2.2.4. Các phương pháp dạy học tri thức văn h ọ c ............................................83 2.3. Phương pháp dạy học tiếp nhận văn b ả n ................................................... 91 2.3.1. Khái niệm....................................................................................................95 2.3.2. Đối tượng và nhiệm v ụ ............................................................. ..............102 2 3.3. Cơ sở khoa h ọ c ....................................................................................... 105 2.3.4. Các phương pháp dạy học đọc hiểu văn b ả n ....................................... 113 2.4. Phương pháp dạy học tạo lập vãn b ả n ................................................... 127 2 4 1 Khái niêm................................................................................................ 133 2 4.2. Đối tượng và nhiệm v ụ ......................................................................... 133 2.4.3. Cơ sờ khoa h ọ c ...................................................................................... 136 2.4.4. Các phương pháp dạy học tạo lập văn b ả n ........................................ 142 2.5. Vận dụng phuơng pháp và kĩ thuật dạy học ch u n g .............................. 154 2.5.1. Vận dụng phương pháp dạy học chung............................................. 154 2.5.2. Vận dụng kĩ thuật dạy học chung...................................................... 177 CÂU HÒI HƯỚNG DÃN ÔN TẬ P..................................................................... 192 TẢ I L IỆ U T H A M KI IÀ O ................................................................................................ 193 Chương 3. Hình thức, phương tiện dạy học Ngũ văn 196 3.1. Hỉnh thức dạy học Ngữ v ăn .......................................................................196 3.1.1. Khái niệm................................................................................................ 196 3.1.2. Các hình thức tổ chức dạy học trên lớ p .............................................. 197 3.1.3. Các hình thức tổ chức dạy học ngoài lớ p ............................................200 3.2. Phương tiện dạy học Ngữ v ã n ..................................................................208 3.2 1 Khái niệm................................................................................................. 208 3.2.2. Phân lo ạ i.................................................................................................. 209 8
  9. 3.2.3. Nguyên tắc sử d ụ n g .................................................................................... 221 CÂU HÓI HƯỚNG DÂN ÔN T Ậ P ......................................................................... 223 TÀI LIỆU THAM K H Ả O ..........................................................................................223 C hư ơng 4. Đánh giá năng lục học sinh trong dạy học Ngũ' v ă n ....................225 4.1. Đánh giá năng lực học s in h .........................................................................225 4.1.1 Đánh giá trong giáo dục............................................................................. 230 4 1.2. Đánh giá năng lực người học...................................................................232 4.2. Nguyên tắc đánh giá năng l ự c .................................................................... 240 4.2.1. Nguyên tắc đánh g i á ................................................................................. 240 4.2.2. Nguyên tắc đánh giá năng lực người h ọ c ............................................. 245 4.3. Các phương pháp đánh g i á ..........................................................................245 4 3.1. Nhóm phương pháp v iế t...........................................................................245 4.3.2. Nhóm phương pháp quan sá t...................................................................250 4 3.3. Nhóm phương pháp đặt câu hỏi vấn đ á p ...............................................251 4.4. Quy trình đánh g i á ........................................................................................ 252 4.4.1. Xác định mục đích đánh g i á .................................................................... 253 4.4.2. Xây dựng tiêu chí đánh g iá ...................................................................... 254 4.4 3 Chọn và thiết kế bộ công c ụ .................................................................. 260 4.4.4. Tổ chức đánh g i á ....................................................................................... 260 4 .4 .5 . P h â n tíc h k ết q u à ................................................................................................... 260 CÂU HÒI HƯỚNG DÃN ÔN T Ậ P .........................................................................261 TÀI LIỆU THAM K H Ả O ..........................................................................................261 9
  10. @hư&nạ, 1 DẠY HỌC NGỮ VĂN ỏ TRƯỜNG PHổ THÔNG MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, sinh viên: - Giải thích được vị trí, đặc điểm cùa môn Ngữ văn. - Phân tích được mục tiêu và nội dung cùa chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. - Thông hiểu về các nguyên tắc dạy học Ngữ văn - Lý giải được quá trình dạy học Ngữ văn ờ trường phồ thông NỘI DUNG - Môn Ngữ văn - Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn - Quá trình dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông - Nguyên tắc dạy học Ngữ văn 1.1. Môn N gử văn 1.1.1. Vị trí cùa môn N gữ văn Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12\ Ở tiểu học môn học này có tên là Tiếng Việt, ờ trung học cơ sở và trung học phổ thông có tên là N gữ văn. Nhiều nước trên thế giới xây dựng môn học theo trục tích hợp đều lấy tiếng mẹ đẻ và việc hình thành 4 kĩ năng cơ bản (đọc, viết, nghe, nói) với tên môn học là tên ngôn ngữ quốc gia: English (tiếng Anh) hoặc English language art (nghệ thuật ngôn ngữ tiếng Anh); Deutsch (tiếng Đức), Le Français (tiếng Pháp); Thai language 10
  11. (tiếng Thái Lan), Korean language (tiếng H àn),... nhưng cũng có nước đặt tên khác nhau giữa các cấp học như ở Nga: ở bậc Tiểu học, Tiếng Nga (IlporpaM M a no pyccKOMy H3biKy) và Đọc văn (HHTepaTypHoe H T e H H e); lên bậc THCS, Tiếng Nga (riporpaMMa no pyccKOMy H3biKy) và Văn học (IlporpaMMa no íiHTepaType), đến THPT, là môn Văn học (ĨIporpaMMa no .nuTepaType)1. Ờ Trung Quốc, từ Tiểu học đến THCS và THPT đều gọi thống nhất là môn Ngữ vãn Nhu vậy, tên gọi mòn học trong chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam cũng cơ bàn thống nhất với cách đặt tên môn của nhiều nước trên thế giới Trong nội dung của môn học, tiếng Việt là phần cung cấp những kiến thức công cụ nền tảng để hình thành và phát triền năng lực đọc hiểu văn bản và năng lực tạo lập văn bản cho học sinh Văn học là phần cung cấp những văn bản văn học, những tri thức về lịch sừ văn học và lí luận vãn học. Những tri thức này, sẽ là công cụ để học sinh khám phá tri thúc, vẻ đẹp và sức hấp dẫn của các văn bản văn học. Vỉ vậy, đối tượng của môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là các năng lực tiếng Việt và năng lực văn học của học sinh, hay còn gọi là năng lực ngữ văn. Mòn Ngữ văn là môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mỹ - nhân văn, giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực quan trọng, cần thiết, như năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy, để sống và làm việc hiệu quả, để học tập tốt các môn học khác, cũng như học suốt đời. Thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn học giúp học sinh phát triền những phẩm chất cao đẹp; có những cảm xúc lành mạnh, biết tôn trọng cái đ cp , c ó đời sổ n g tin h th ầ n p h o n g p h ú ; có tâm h ồ n n h â n h ậu v à lối số n g nhân ái, vị tha. Ngoài ra, môn Ngữ văn còn có tác động qua lại với các môn học khác như Giáo dục đạo đức, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật, Tin học và Hoạt động trải nghiệm. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Ngữ văn được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bàn và Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 1 Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ vãn trong nhà trường phố thông Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr. 26 11
  12. - Giai đoạn giáo dục cơ bàn Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các nâng lực đọc; viết; nói và nghe. Kiến thức văn học, giao tiếp và tiếng Việt được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Ket thúc giai đoạn giáo dục cơ bản, học sinh có thể đọc, viết, nói và nghe hiểu các kiểu loại văn bản phổ biến và thiết yếu, gồm văn bàn văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày và học tập tốt các môn học khác; đồng thời qua môn học, học sinh được bồi dưỡng và phát triển về tâm hồn và nhân cách. - Giai đoạn giáo dục định hieớììg nghề nghiệp Ở giai đoạn này, chương trình môn học củng cố các mạch nội dung của giai đoạn giáo dục cơ bàn, giúp học sinh nâng cao năng lực giao tiếp, tăng cường năng lực tiếp nhận và năng lực tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về chủ đề và kỹ thuật viết, qua đó phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và khả năng lập luận, đồng thời giúp học sinh học sâu hơn về tác phẩm văn học, trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học. Ngoài ra, trong mỗi năm, học sinh được chọn hpc một số chuyên đề. Các chuyên đề này nhằm tăng cuờng tri thức về văn học và ngôn ngũ, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sờ thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp cùa học sinh. 1.1.2. D ặc đ ìê m cửa m ô n N g ữ văn Giáo dục ngôn ngữ và văn học có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho thế hệ trẻ. Thông qua các hình tượng nghệ thuật và ngôn ngữ vãn học, nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chù yếu, đặc biệt là tỉnh yêu đất nước, tình yêu con người, tính trung thực và tinh thần trách nhiệm. Giáo đục ngôn ngữ và vãn học giúp hpc sinh hình thành, phát triển các năng lục chung và năng lực chuyên môn như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. 12
  13. Ngoài nhiệm vụ hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt, ngoại ngữ và tiếng dân tộc thiểu số, giáo dục ngôn ngữ và văn học còn giúp học sinh sử dụng hiệu quả những phương tiện giao tiếp khác như hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu,... Giáo dục ngôn ngữ được thục hiện ơ tất cả các môn học, trong đó Ngữ văn, Ngoại ngữ và Tiếng dân tộc thiểu số giữ vai trò chủ đạo. Giáo dục văn học được thực hiện chủ yếu ờ môn học Ngữ vãn. M ôn Ngữ văn là một môn khoa học - khoa học giáo dục ngữ văn. Người học được giáo dục về ngôn ngữ, văn học và giáo dục tinh cảm, phát triển nhân cách. Thông qua môn học, học sinh còn được trang bị những hiểu biết về lịch sử, xã hội và văn hóa của dân tộc, nhân loại. Văn học là m ột loại hình nghệ thuật vi thế môn Ngữ văn là môn học nghệ thuật. Mỗi tác phẩm văn chương là một sinh mệnh riêng, một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Mỗi học sinh là một thế giới tinh thần riêng và mỗi giáo viên lại là một chủ thế độc đáo nhiều sáng tạo. Giờ học không phải là để truyền sáng tạo mà là để khơi dậy sự sáng tạo của học sinh. Học sinh không phải là cái bình chứa mà là ngọn đèn cần được thắp sáng (Phan Trọng Luận). Giờ dạy văn phải tạo được không khí cảm xúc, sự đồng cảm giao cảm, sự cộng hưởng cảm xúc giữa nhà văn, học sinh và giáo viên. Học sinh “trò chuyện”, đồng sáng tạo với nhà văn thông qua tác phẩm, trao đổi, tranh luận với các bạn để cùng kiến tạo nghĩa cho văn bàn tác phẩm. Giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho cuộc đối thoại đó thật sự tự nhiên, bỉnh đẳng, sao cho lôi cuốn và lay động đ ư ợ c từ n g họ c sin h tro n g lớ p h ọ c. Q u á trin h tiep n h ậ n v â n h ọ c củ a h ọ c sinh được tồ chức theo kế hoạch dạy học, hướng tới mục tiêu cần đạt của từng tiết học, bài học, cấp học và mục tiêu chung cùa chương trình, Việc đọc hiểu văn bản trong nhà trường được định hướng, gợi mờ, kiểm soát, phản hồi, điều chình và kiểm tra, đánh giá nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Môn Ngữ văn là môn học công cụ Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về văn học, giao tiếp và tiếng Việt, phù hợp với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cùa học sinh ờ từng cấp học. N ăng lực sử dụng tiếng Việt và tiếp nhận tác phẩm văn học mà môn học này trang bị cho học sinh là công cụ để học sinh học tập và 13
  14. sinh hoạt, nhận thức về xã hội và con người, bồi dưỡng tư tường, tinh cảm và nhân cách. Môn Ngữ văn là môn học tích hợp. Môn học hình thành tri thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt và hình thành tri thức văn học, văn hóa,... cho học sinh. Nội dung môn học có sự tác động qua lại với các môn học khác như Giáo dục đạo đức, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật, Tin học và Hoạt động trải nghiệm. 1.2. C hưong trình giáo dục phổ thông môn N gữ văn Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào nêu rõ: Tiếp tục đối mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bàn cùa giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển pham chất, năng lực cùa người học; Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phấm chất, năng lực công dârt, phái hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hirớng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý lường, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thiec vào thực tiễn. Phát triển khá năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Như vậy, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Đó là vấn đề phù hợp với xu thế cùa thời đại công nghiệp hóa và toàn cầu hóa. Theo tinh thần ấy, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông cần được đổi mới tất cả các mặt: nội dung chương trình, phương pháp day hoe, kiểm tra đánh giá và cách thức đánh giá bài học. 1.2.1. K h ái niệm Theo Bách khoa toàn thư mở, “Trong giáo dục chính quy, chương trinh (curiculum/curricula) là một tập hợp các khóa học (courses) với các nội dung nhằm cung cấp cho nhà trường phổ thông hoặc đại học. Chương trình là căn cứ, là cơ sờ về nhiều vấn đề chung với các chi dẫn về các đề tài cần tìm hiểu, những trình độ cần đạt đuợc cho một lớp cụ thể hoặc một trình độ nào đó1. 1 http://en wikipedia.org/wiki/Cur/CH/Km 14
  15. Theo Luật Giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông được hiểu là văn ban chính sách cua Nhà nước thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phâm chất và năng lực cùa học sinh, nội dung giáo dục, phương ph á p giáo dục và phirơng pháp đánh giá kết quà giáo dục, làm căn cứ quàn lý chất lượng giáo dục p hổ thông; đong thời là cam kết của Nhà nước bao đám chất lượng của cà hệ thống và tùng cơ sở giáo dục phô thông. Chương trình môn Ngữ văn là sự cụ thể hóa kế hoạch tổng thể của chuơng trinh giáo dục. Theo đó, Chirovg trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn đirợc hiểu là văn bán chính sách cùa Nhà nước thể hiện mục tiêu môn N gữ văn, quy định các yêu cấu cần đạt về phấm chai và năng lực cùa học sinh, nội dung giáo dục, phươtìg p h á p giáo dục và phưong pháp đánh giá kết quà giáo dục, làm căn cừ quàn lý chất hrợng giáo dục môn N gữ văn; đong Ihòi là cam kết của Nhà nước báo đám chất liạnig giáo dục môn N gữ văn ở triròngpho thông. Chương trinh giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; găn với nhu cầu phát triển cùa đất nước và những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, vân hóa Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyên được lắng nghe, tôn trọng và đuợc tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh. Bộ môn Ngôn ngữ và vãn học trong chương trinh cua nhièu quốc gia hiện nay không thuần túy lấy các vấn đề ngôn ngữ và văn học làm định hướng chương trình. M ôn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông ờ Việt Nam cũng đã mờ rộng phạm vi, lĩnh vực và tích hợp một số môn học. Quá trình mở rộng phạm vi, đặt môn Ngữ văn vào tổng thể chương trình, vào chuẩn đầu ra học sinh từ nhà trường phổ thông bước vào cuộc sống và đã trao cho môn Ngữ văn thêm một nhiệm vụ nền tảng. Chương trinh Ngữ văn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong chương trinh giáo dục phổ thông tồng thể, gồm: a) định hướtìg chung cho tất 15
  16. ca các môn học như: quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình; b) định hướng xây dựng chương trình môn N gữ văn ờ ba cấp học. Chương trình Ngữ vãn bào đảm hài hòa giữa lí luận và thực tiễn, tính khoa học và tính sư phạm; được xây dựng trên cơ sờ: a) các nghiên cứu giáo dục học, tâm lý học và phương pháp dạy học Ngữ văn hiện đại; b) các thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; trong đó có chú ý đến thành tựu vãn học cùa thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay; c) kinh nghiệm quốc tế trong phát triển chương trình nói chung và chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là của những quốc gia phát triển; d) thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hóa Việt Nam, chú ý đến sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập Chương trinh Ngữ văn bảo đảm tính chinh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các cấp lớp, vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trinh Ngữ văn hiện hành. Xây dựng nội dung chương trình thống nhất, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Tuân thù mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực, chương trình Ngữ vãn lấy các kỹ năng cơ bản của năng lực giao tiếp ngôn ngữ (đọc, viết, nói và nghe) làm trục/mạch chính xuyên suốt cả 3 cấp học. Các tri thức phổ thông cơ bản, nên tảng về văn học, giao tiếp, tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói và nghe T ất cả các phẩm chất chù yếu và năng lực cố t lõi nôu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đều được quan tâm trong dạy học và đánh giá thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. Nội dung dạy học vừa đáp úng các yêu cầu giáo dục Ngữ văn, vừa chú ý đến nhu cầu, sờ thích cùa học sinh các cấp; tôn trọng kết quả tiếp nhận và tạo lập cùa học sinh; giúp học sinh thấy mối liên hệ, vai trò và tác dụng thiết thực cùa văn học, ngôn ngữ với đời sống cùa mỗi người học; khuyến khích và yêu cầu vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Chương trinh Ngữ văn mới kế thừa và phát huy những ưu điềm của chương trình Ngữ văn đầu những năm 2000 như kế thừa những văn bản hay, 16
  17. tiểu biểu cho các kiểu loại văn bản; định hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng có liên quan, đa dạng hóa các kiểu loại văn bàn, chú trọng yêu cầu đọc hiểu và tạo lập văn bản. Sự phát triển tư tường dạy học tích hợp trong chương trinh Ngữ văn mới thể hiện ở sự thống nhất của trục tích hợp, ờ yêu cầu tích hợp triệt để và nhất quán đến mức cao nhất có thể giữa ngôn ngữ và văn học, giữa các kiểu loại văn bản và giữa các hoạt động giao tiếp đọc, viết, nói và nghe trong từng bài học hoặc từng chương/phần/cụm bài. Chương trình Ngữ văn được xây dựng một cách linh hoạt, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về các văn bản cụ thể cần dạy cho từng lớp, chỉ quy định một số ít văn bản quan trọng của văn học dân tộc và nêu lên những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp cùng với một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về vãn học, giao tiếp và tiếng Việt bắt buộc đối với học sinh toàn quốc N hững văn bản khác được chương trình nêu lên trong phần phụ lục chì như một gợi ý về ngữ liệu cho từng cấp lớp học. Căn cứ vào các yêu cầu băt buộc này, các tác giả sách giáo khoa, cơ sở giáo dục các địa phương và giáo viên môn Ngữ văn hoàn toàn chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nội dung dạy học cụ thể theo yêu cầu phát triển chương trình. Giáo viên được lựa chọn sách giáo khoa, sử dụng một hay kết hợp nhiều sách, nhiều nguồn tư liệu khác nhau đế dạy học, miễn là bám sát mục tiêu và đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập cuối năm, cuối khóa không dựa vào các ngữ liệu đã học trong một cuốn sách giáo khoa Ngữ văn cụ thể mà lấy yêu cầu cần đat nêu trong văn bản chương trình môn hoc làm căn cứ để biên soạn đề kiểm tra, đánh giá 1.2.2. M ụ c tiêu Giáo dục của mỗi quốc gia càng ngày càng có xu thế bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mang tính quốc tế. Có nhiều nghiên cứu về giáo dục cùng đi đên một nhận định cho rằng khác biệt quốc gia, đồng dạng toàn cầu là một vấn đê phổ biến của giáo dục thế giới bời vì giáo dục tuy được thực hiện rất khác nhau ở mỗi quốc gia nhưng vẫn có những vấn đề, những giá trị chung tồn tại trong các chương trình, các hoạt động giáo dục ở mọi nền văn hóa. 17
  18. Chương trình môn Quốc văn H à i Quốc xác định mục tiêu môn học như sau: “Nâng cao năng lực hiểu một cách tổng quát các hoạt động ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) ngữ pháp và văn học; cân nhắc tính chất mạch lạc để sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác và hiệu quả, nuôi duỡng tình yêu và sự trân trọng đối với tiếng Hàn cũng nhu văn hóa ngữ vãn, có ý thức và năng lực để có thể đóng góp cho sự phát triển sáng tạo của tiếng Hàn cũng nhu văn hoá ngôn ngữ dân tộc; Làm quen với những kiến thức cơ bản về các hoạt động ngôn ngữ, ngữ pháp và văn học; Cảm thụ và sáng tác một cách sáng tạo những bài văn hoặc cuộc hội thoại dưới nhiều loại hinh khác nhau; Nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của tiếng Hàn, đồng thời có thái độ sử dụng tiếng Hàn một cách tích cực”1. Chươiìg trình liếng Anh cùa Singapore xác định: “Khi kết thúc trung học, hpc sinh có khả năng giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh trong các lĩnh vục sau: - Tiếp nhận ngôn ngữ: có thể nghe, nhìn, đọc chinh xác, có phản biện, đánh giá các loại thông tin, vãn bản từ các nguồn khác nhau. - Sản sinh ngôn ngữ: có thể nói, viết, trình bày bằng tiếng Anh chuẩn mực một cách trôi chảy, đúng ngữ pháp, phù hợp với những mục đích, đối tượng, ngữ cảnh giao tiếp và các nền văn hóa khác nhau - Kiến thức ngôn ngữ: có thể hiểu và sừ dụng ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh chuẩn mực, chính xác và phù hợp, cũng như hiểu được cách thức mà người nói và người viết sử dụng ngôn ngữ đề truyền tải ý nghĩa và đạt được m ục đích g iao tiếp ”2. Cùng quan điểm đó, các nhà giáo dục ờ Auslralia đã xây dựng chương trình tiếng Anh nhằm bảo đảm cho học sinh: - “Học nghe, đọc, quan sát, nói, viết, sáng tạo và phản ánh dựa trên các loạr văn bản nói, viết và đa phương thức hết sức đa dạng, phức tạp và tinh tế; sử dụng chính xác, thành thạo và có mục đích trong một phạm vi phát triển cùa bối cảnh. 1KICE 2012, National Curriculum, hUp://ww\v.kice.re.kr. Curriculum Planning and Development Division, Mimstry of Education, Singapore, English Language Syllabus 2010 - Primary & Secondary (Express/Normal [Academic], http://www.moe.gov.sg.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1