Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri
lượt xem 8
download
Giáo trình "Lịch sử các học thuyết kinh tế" trình bày tóm tắt các học thuyết kinh tế với nguyên tắc phản ánh trung thực nhất các học thuyết của các nhà kinh tế. Giáo trình kết cấu gồm 9 chương và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: học thuyết J.M.Keynes và trường phái Keynes; trường phái Chính hiện đại; lý thuyết tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri
- CHƯƠNG 6 HỌC THUYẾT J.M.KEYNES VÀ TRƯỜNG PHÁI KEYNES 6.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM 6.1.1. Hoàn cảnh ra đời Những tư tưởng, quan điểm kinh tế cho đến học thuyết kinh tế của trường phái Cổ điển đã chi phối lý thuyết kinh tế trong một thời gian dài từ thế kỷ XVII đến nửa đầu của thế kỷ XIX, đặc biệt với lý thuyết xuyên suốt là lý luận giá trị lao động khi coi lao động là nguồn gốc của giá trị và các lý giải của các nhà kinh tế đều xoay quanh vấn đề này. Đến những năm cuối của thế kỷ XIX, sự ra đời của các nhà kinh tế thuộc trường phái Tân cổ điển, lúc này phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được xác lập một cách vững chắc tại các quốc gia phát triển, trọng trách của các nhà kinh tế học tư sản thời kỳ này không phải là xóa bỏ những quan hệ sản xuất cũ, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất mà cần phải tìm ra cách thức sản xuất tốt nhất với phương thức sản xuất hiện tại đang phát sinh các vấn đề mà về mặt lý thuyết kinh tế chưa đáp ứng và lý giải một cách thuyết phục14. Như vậy, đối với trường phái Tân cổ điển, người tiêu dùng lúc này trở thành vấn đề trọng tâm vì họ là người thực hiện giá trị của hàng hóa. Quá trình thỏa mãn nhu cầu khi tiêu dùng sản phẩm là quá trình gia tăng sự bão hòa nhu cầu, cường độ nhu cầu giảm dần. Với sự gia tăng số lượng thì công dụng của từng đơn vị hàng hóa sẽ giảm dần. Từ đây xuất hiện nguyên lý tính hữu dụng giảm dần. Giá trị trong quan điểm của trường phái Tân cổ điển là sự đánh giá giá trị chủ quan của người tiêu dùng, nó thể hiện rằng cần có bao nhiêu đơn vị hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu. Lượng dự trữ vật phẩm hiện có càng lớn thì giá trị của nó càng nhỏ. Người tiêu dùng đánh giá các vật phẩm có độ lớn đã biết tính theo độ hữu dụng biên của chúng. Giá trị trao đổi ở đây được hiểu 14 Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (2010), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 382. 149
- rộng hơn so với lý thuyết giá trị của trường phái Cổ điển vì họ giải thích giá trị của sản phẩm được tạo ra trong sản xuất và trong lưu thông. Theo họ, nguyên lý cơ bản của quản lý tối ưu đối với cả hàng hóa tiêu dùng lẫn các yếu tố sản xuất là nguyên lý cân bằng tính hữu dụng biên. Các nhà Tân cổ điển cho rằng sự thịnh vượng của xã hội, số lượng sản phẩm hiện có không chỉ được tạo ra nhờ sự tăng số lượng của các yếu tố sản xuất mà còn do sự phân phối tốt hơn giữa các khả năng khai thác khác nhau số lượng hiện có của các yếu tố sản xuất như lao động, tư bản, đất đai,.. Việc thay đổi về mặt nhận thức các vấn đề trọng tâm của nền kinh tế, việc lần đầu tiên toán học và mô hình, đồ thị được ứng dụng vào phân tích kinh tế, những nỗ lực đưa các biến động kinh tế vào các mô hình, chú trọng đến vấn đề phân phối, tích lũy, những cố gắng trong việc tìm hiểu về sự vận hành của nền kinh tế và sự cần bằng,… thể hiện ở các nhà kinh tế học thuộc trường phái Tân cổ điển chính là những gợi mở cho sự phân tích của các nhà kinh tế tiếp theo, các trường phái tiếp theo ở tầm vĩ mô đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, sự thành công của lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nền kinh tế kế hoạch hoá trong thực tiễn ở Liên Xô (trước đây) vừa bắt buộc, vừa tạo tiền đề cho các nhà kinh tế học tư sản, tính đến khả năng của Nhà nước trong điều tiết kinh tế. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đặc biệt đầu những năm 30 của thế kỷ XX tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước Anh và thế giới có nhiều biến động lớn. Ngay từ đầu thế kỷ XX ở Anh cũng như ở các nước tư bản đã công nghiệp hoá, lực lượng sản xuất phát triển mạnh cả về quy mô, trình độ và đặc biệt là tính chất xã hội hóa cao. Với một nền kinh tế khổng lồ có tính chất xã hội hóa cao và sự cạnh tranh gia tăng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thời điểm này, các mâu thuẫn kinh tế - xã hội ở các nước tư bản (trước hết ở Mỹ và Anh) diễn ra gay gắt. Sự hoạt động tự phát của nền kinh tế đã dẫn đến những cuộc khủng hoảng lớn cho nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1921 mà đặc biệt là cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài từ 1929 - 1933 bắt đầu ở Mỹ sau đó lan sang các nước tư bản khác, khủng hoảng kinh tế kéo dài, các nhà máy đóng cửa, sa thải hàng loạt công nhân. Người lao động không có thu nhập hoặc thu nhập 150
- quá thấp làm cho sức mua càng giảm sút, mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt càng đe doạ sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản. Tại Anh, chủ nghĩa bảo thủ đang thống trị, chế độ bản vị vàng đựơc áp dụng trở lại, sức mua tiền tệ tăng khuyến khích nhập khẩu, do vậy càng hạn chế đầu tư, gánh nặng của thất nghiệp càng leo thang. Hộp 6.1 Trong thời kỳ này, sản xuất công nghiệp giảm sút mạnh, thất nghiệp xuất hiện với mức độ lớn. Nếu lấy 1929 làm chuẩn là 100% thì ở Anh, sản xuất công nghiệp năm 1931 chỉ đạt 23,8%; ở Đức: 40,6%; ở Mỹ: 46,2%; ở Pháp: 31,4%. Mức sản xuất công nghiệp ở Anh chỉ bằng mức sản xuất của năm 1913. So với năm 1929, công nghiệp đóng tàu của Anh vào năm 1933 giảm 91% (gần như tê liệt), sản xuất quặng sắt năm 1932 giảm 52,9%, sản xuất thép năm 1931 giảm 46%. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, tỷ lệ thất nghiệp ở Anh giao động khoảng 2% - 7%. Trong những năm khủng hoảng, tỷ lệ này là 22%. Ở Mỹ, giai đoạn này thất nghiệp là 25%. Vấn đề thất nghiệp từ một hiện tượng của nền kinh tế đã trở thành vấn đề cơ bản có tính chất hệ thống và thời đại. Nguồn: Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (2010), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 383 - 384. Những biến động về kinh tế, xã hội đã phá vỡ các quan niệm vốn đã và đang thống trị của các nhà kinh tế trường phái Cổ điển và Tân cổ điển. Họ cho rằng trong chủ nghĩa tư bản tất yếu có việc làm đầy đủ, cơ chế giá cả và tiền lương linh hoạt, luôn đảm bảo cung ngang cầu. Giá cả biến động đủ để đảm bảo cho các nhà sản xuất bán hết sản phẩm. Tiền lương biến động đủ để tất cả công nhân muốn làm việc với mức lương hiện hành có thể tìm được việc làm. Giả sử có thất nghiệp thì đó là thất nghiệp tự nguyện. Chính sách của Nhà nước không nên và không thể tác động vào mức thất nghiệp và sản lượng. Nó chỉ có thể ảnh hưởng đến mức giá cả. Trước tình hình đó, nhu cầu thực tiễn đặt ra là phải có một học thuyết kinh tế mới cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản đang suy thoái, giúp nền kinh tế tư bản thoát ra khỏi khủng hoảng. Lý thuyết kinh tế của J.M.Keynes là sản phẩm của một trí tuệ và tổng hợp tất cả các hoàn cảnh cơ bản trên. Trường phái Keynes do John Maynard Keynes (1883 - 1946) sáng lập. Ông sinh ra tại Cambridge, Anh, 151
- là nhà kinh tế nổi tiếng ở Anh và thế giới, là nhà khoa học cần cù, nghiêm túc có năng lực bẩm sinh, sinh ra trong một gia đình trí thức điển hình và được đào tạo trong một môi trường thuận lợi. Bố ông, John Neville Keynes giảng dạy tại trường đại học Cambridge về logic học và kinh tế chính trị học. Mẹ ông, Florence Ada là một trong những người phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp đại học Newham College. Bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành cố vấn thị chính ở Cambridge và năm 1932 được bầu làm thị trưởng, là người rất có ảnh hưởng đến J.M.Keynes. Trong sự nghiệp khoa học của ông, cũng như A.Marshall, thầy giáo trực tiếp xuất sắc của mình, J.M.Keynes bắt đầu từ toán học. Năm 14 tuổi, với vị trí thứ nhất về toán, ông vào trường đại học Eton và tốt nghiệp với “điểm ưu toàn diện” ông được quyền vào trường đại học Hoàng gia của Cambridge với môn học lựa chọn là toán học. Giống như A.Marshall và chính A.Marshall đã khuyến khích “cậu học trò” J.M.Keynes trở thành nhà kinh tế học. Năm 1909, ông làm trợ lý giảng dạy tại trường. Ông là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ, làm cố vấn cho Nhà vua và Chính phủ Anh về ngân khố quốc gia, một người hoạt động thực tiễn và là một nhà thương lượng trong liên minh Anh, Pháp, Mỹ và Nga chống chủ nghĩa phát xít. Năm 1911 ông là tổng biên tập tạp chí “Kinh tế” (The Economic Journal) thuộc “Hội kinh tế học Hoàng gia” (Royal Economic Society) và làm cho đến cuối đời. Ông viết nhiều tác phẩm như “Tiền tệ Ấn Độ và tài chính” (1913); “Cải cách tiền tệ” (1923); “Bàn về tiền tệ (1930); “Làm thế nào để trả tiền cho chiến tranh”(1940);… Tuy vậy, nổi tiếng nhất là tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936), đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử học thuyết kinh tế và là tác phẩm trình bày đầy đủ nhất các tư tưởng, luận điểm của J.M.Keynes. Việc biên soạn quyển sách này diễn ra trong bối cảnh suy thoái. Từ đầu những năm 1930, Keynes quan tâm nhiều đến khủng hoảng việc làm, vốn rất sâu sắc ở Mỹ và Anh, ông nêu vấn đề này trong một số thông cáo gửi đến tổng thống Roosevelt, kể cả lá thư ngỏ nổi tiếng đăng trên tờ The New York Times. J.M.Keynes khuyên rằng nên kiên quyết thực hiện chính sách tài chính (thuế của Chính phủ và các chính sách về chi phí) để bổ sung vào cơ chế thị trường của bộ phận tư nhân mà theo ông là không thể tự giải quyết được vấn đề việc làm. Thực tế, dường như Roosevelt đã áp dụng lời khuyên của J.M.Keynes nhưng ở 152
- mức thận trọng. Cho dù tình tiết đó có ý nghĩa gì đi nữa, nhưng rõ ràng cho thấy bối cảnh những năm 1930 phần lớn diễn ra như quan điểm của J.M.Keynes trước khi ông biên soạn quyển sách nổi tiếng này15. 6.1.2. Đặc điểm cơ bản của trường phái J.M.Keynes 6.1.2.1. Đặc điểm về nội dung Thứ nhất, đối lập với tư tưởng của trường phái Cổ điển và Tân cổ điển, ông không đồng ý với quan điểm về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường tự do. Ông kịch liệt phê phán chính sách kinh tế của chủ nghĩa bảo thủ và cho rằng tình trạng không ổn định của nền kinh tế, khủng hoảng và thất nghiệp ngày càng gia tăng không phải là hiện tượng nội sinh của chủ nghĩa tư bản, mà là do chính sách kinh tế lỗi thời, bảo thủ thiếu sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế đã gây ra. Theo ông, vấn đề nan giải nhất, nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa tư bản không phải là khủng hoảng, lạm phát… mà là thất nghiệp. Vì vậy, trong lý thuyết kinh tế của ông đều tập trung vào giải quyết hai vấn đề lớn là tăng trưởng và việc làm trên cơ sở phát huy vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước. J.M.Keynes đã tiến hành phân tích nền kinh tế ở tầm vĩ mô, trong cuốn sách “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”, ông viết: “Tôi đặt tên cho cuốn sách này là lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ, trong đó nhấn mạnh đến chữ tổng quát. Đặt tên cho cuốn sách như vậy vì tôi muốn nhấn mạnh rằng bản chất các lập luận và các kết luận của tôi đối lập với lý thuyết Cổ điển về chủ đề này, lý thuyết mà tôi đã được đào tạo, lý thuyết đang thống trị trong quan điểm kinh tế, cả về lý thuyết và thực hành, của các Chính phủ và giới khoa học thế hệ ngày nay cũng như trong suốt 100 năm gần đây. Tôi sẽ chứng minh những định đề của lý thuyết Cổ điển không áp dụng được cho trường hợp tổng quát mà chỉ cho trường hợp đặc biệt, bởi vì tình trạng được giả định trong lý thuyết này là trường hợp giới hạn cho những hoàn cảnh cân bằng có thể. Hơn nữa, những đặc trưng của trường hợp đặc biệt mà lý thuyết Cổ điển giả định không tồn tại trong nền kinh tế xã hội ngày nay của chúng ta. Vì vậy, áp dụng các lý thuyết Cổ điển vào cuộc sống hiện nay là lạc 15 Robert Burton Ekelund, jr và Robert Fry Hébert (2004), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr 520. 153
- hướng và sẽ nhận lấy những kết quả tai hại”. Trong lời tựa lần xuất bản bằng tiếng Pháp của tác phầm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”, J.M.Keynes đã giải thích thuật ngữ “Lý thuyết chung”. Với thuật ngữ này, J.M.Keynes muốn “chú trọng đến cách ứng xử của hệ thống kinh tế nói chung với tổng thu nhập, tổng lợi nhuận, tổng sản lượng, tổng số việc làm, tổng số vốn đầu tư, tổng số tiến tiết kiệm chứ không chỉ đơn thuần về thu nhập, lợi nhuận, sản lượng, việc làm, vốn đầu tư và tiết kiệm của các ngành, các công ty hoặc các cá nhân riêng biệt”.16 Thứ hai, lý thuyết của J.M.Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, của lĩnh vực trao đổi, coi đây là nhiệm vụ số một mà các nhà kinh tế học phải giải quyết. Theo ông khi việc làm tăng lên thì thu nhập cũng tăng lên, do đó, có sự tăng lên của tiêu dùng. Nhưng do khuynh hướng tâm lý nên mức tăng của tiêu dùng chậm hơn mức tăng của thu nhập nên cầu tiêu dùng giảm và do đó cầu có hiệu quả giảm xuống. Đây là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, thất nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Muốn đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung và cầu thì cần phải tăng cầu tiêu dùng, tìm biện pháp kích thích cầu có hiệu quả. Rõ ràng lý thuyết của J.M.Keynes là lý thuyết trọng cầu. 6.1.2.2. Đặc điểm về phương pháp Thứ nhất, cũng như các đại biểu của trường phái Tân cổ điển, phương pháp nghiên cứu của J.M.Keynes dựa trên cơ sở tâm lý chủ quan. Tuy vậy, nếu các nhà kinh tế học thuộc trường phái Tân cổ điển, dựa vào tâm lý cá biệt thì ngược lại, phương pháp của J.M.Keynes lại dựa vào tâm lý xã hội khi đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với 3 đại lượng (đại lượng xuất phát, đại lượng khả biến phụ thuộc và đại lượng khả biến độc lập) làm cơ sở cho việc nghiên cứu. J.M.Keynes chỉ ra rằng điều kiện bảo đảm cho tái sản xuất bình thường, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp là đầu tư bằng tiết kiệm (I = S), khuyến khích đầu tư. Trong lý thuyết của ông những phạm trù phản ánh tâm lý xã hội sống động như khuynh hướng tiêu dùng, khuynh hướng tiết kiệm… được sử dụng phổ biến. 16 J.M.Keynes (1994), Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Người dịch: Đỗ Trọng Hợp, Trần Mạnh Chín, Lê Minh Nguyệt, Nxb. Giáo dục, tr 31. 154
- Thứ hai, ngược lại với các nhà Tân cổ điển, phương pháp phân tích kinh tế của ông là phương pháp phân tích vĩ mô có hệ thống. Theo ông việc phân tích kinh tế phải xuất phát từ các tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ của các tổng lượng đó và khuynh hướng chuyển biến của chúng. Trên cơ sở nghiên cứu những tổng lượng này có thể rút ra những kết luận chung vận dụng cho các đơn vị kinh tế cá biệt. Thứ ba, học thuyết kinh tế của J.M.Keynes ra đời thực sự đã trở thành phương thuốc hữu hiệu cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản đang trong thời kỳ suy thoái và là cơ sở lý luận cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước trong chủ nghĩa tư bản độc quyền. Học thuyết này được các nhà kinh tế học, giai cấp tư sản và nhà nước tư bản đánh giá cao. Tuy vậy, phương pháp luận của ông có tính siêu hình vì ông coi lý thuyết của mình đúng trong mọi chế độ xã hội phát triển. 6.2. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ VIỆC LÀM CỦA J.M.KEYNES 6.2.1. Khái quát lý thuyết chung về việc làm của J.M.Keynes Trong lý thuyết của J.M.Keynes “việc làm” là một khái niệm tổng hợp, nó không chỉ xác định tình trạng thị trường lao động, sự vận động của thất nghiệp mà còn bao gồm cả tình trạng sản xuất, tổng cầu, khối lượng sản phẩm, quy mô của thu nhập, tiết kiệm, đầu tư,... Do vậy “việc làm” ở đây được hiểu như là sự cụ thể hoá tình trạng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và làm cơ sở cho việc điều tiết toàn bộ nền kinh tế của Nhà nước. - Nguyên nhân thất nghiệp J.M.Keynes lập luận: khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên. Do tâm lý xã hội là khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cũng tăng. Nhưng tốc độ tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng thu nhập vì họ có khuynh hướng dành một phần thu nhập để tiết kiệm nhằm một mục đích hay do một động cơ nào đó. Sản xuất sẽ bị giảm sút vì các nghiệp chủ sẽ bị thua lỗ nếu sử dụng toàn bộ số lao động tăng thêm để sản xuất sản phẩm thoả mãn nhu cầu dự kiến trực tiếp tăng thêm tương ứng với tổng thu nhập của họ. Đây là trường hợp tổng cầu không tương ứng với thu nhập. Do sản xuất giảm tương đối nên cầu lao động giảm. Đó là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. 155
- - Biện pháp giải quyết thất nghiệp Theo J.M.Keynes, muốn khắc phục tình trạng trên, cần phải có một khối lượng đầu tư nhằm kích thích quần chúng tiêu dùng phần tiết kiệm của họ tức kích thích cầu hiệu quả. Hoặc nói cách khác là muốn giải quyết vấn đề thất nghiệp thì phải tăng đầu tư để mở rộng sản xuất, tăng cầu lao động. Vì vậy với một tỷ lệ nào đó của “khuynh hướng tiêu dùng” của quần chúng thì mức cân bằng việc làm sẽ tuỳ thuộc vào số đầu tư hiện tại. Khối lượng đầu tư hiện tại đến lượt nó lại phụ thuộc vào các yếu tố kích thích đầu tư. Yếu tố kích thích đầu tư chính là lợi nhuận, hiểu đơn giản là sự chênh lệch giữa “hiệu quả giới hạn” của tư bản và lãi suất. Khi phân tích nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, J.M.Keynes nhận thấy tồn tại một mâu thuẫn, cái mà cơ chế tự do tự nó không giải quyết được. Đó là: muốn giải quyết thất nghiệp, phải tăng đầu tư, đầu tư tăng thì yếu tố kích thích đầu tư giảm vì “hiệu quả giới hạn” của tư bản giảm còn lãi suất tương đối ổn định. Muốn giải quyết vấn đề này ông nhận thấy cần phải có sự can thiệp, tác động từ bên ngoài vào. Đó chính là cách mà J.M.Keynes giải thích cho sự cần thiết và là cơ sở để xây dựng chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ. Cụ thể khi phân tích ông đưa ra ba đại lượng làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình kinh tế vĩ mô. Một là đại lượng xuất phát (đại lượng xác định). Đây là những đại lượng được coi là không thay đổi hay thay đổi chậm, gồm các yếu tố như: trình độ chuyên môn và số lượng hiện thời của lực lượng lao động sẵn có, chất lượng và số lượng thiết bị của thiết bị sẵn có, kỹ thuật hiện có, mức độ cạnh tranh, các thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng cũng như cấu trúc xã hội. Thực tế đây không phải là những yếu tố bất biến mà ở đây ông cho là không xét hoặc không tính đến những hậu quả thay đổi của chúng. Hai là đại lượng khả biến độc lập (những đại lượng có thể thay đổi độc lập). Đó là những khuynh hướng tâm lý như khuynh hướng tiêu dùng, khuynh hướng tiết kiệm, khuynh hướng đầu tư, ưa chuộng tiền mặt, đồ thị hiệu quả biên của vốn và lãi suất. Tuy nhiên, những đại lượng khả biến độc lập cũng phụ thuộc vào rất nhiều những nhân tố khách quan và 156
- chủ quan khác. Nhóm này chính là cơ sở hoạt động của mô hình, là đòn bẩy bảo đảm cho sự hoạt động của các tổ chức kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ba là, đại lượng khả biến phụ thuộc (là những đại lượng một mình nó không thể thay đổi được): Tổng sản phẩm, tổng việc làm, thu nhập quốc dân. Đại lượng này cụ thể hoá tình trạng nền kinh tế. Các đại lượng này thay đổi theo sự tác động của các biến cố độc lập hay do các đại lượng khả biến độc lập chi phối. Giữa các đại lượng khả biến độc lập và khả biến phụ thuộc có mối liên hệ với nhau. Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm là nội dung trung tâm và cốt lõi của toàn bộ học thuyết kinh tế của J.M.Keynes. Từ đây, vấn đề đặt ra trong hàm ý của nghiên cứu của J.M.Keynes là sự cần thiết phải có điều tiết của Nhà nước (Sơ đồ 6.1). Tổng Tổng Tổng sản thu Tiêu Tiết việc phẩm nhập dùng kiệm làm (Q) (R) (C) (S) Nhà nước Đầu điều tiết tư (I) TỔNG CẦU Sơ đồ 6.1. Khái quát lý thuyết chung về việc làm của J.M. Keyenes Nguồn: Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (2010), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 388. Nếu ký hiệu AD là tổng cầu, Q là tổng sản phẩm (giá trị sản lượng), R là thu nhập, C là tiêu dùng, I là đầu tư và S là tiết kiệm Tổng việc làm quyết định tổng sản phẩm. 157
- Tổng sản phẩm = Tổng thu nhập = Tiêu dùng + Tiết kiệm (Q = R = C + I) Tiêu dùng + Đầu tư bằng tổng chi tiêu hay tổng cầu (Tổng cầu = C + I) Tổng cầu quyết định tổng việc làm mới, đến đây quá trình trên được lặp lại. Theo sơ đồ 6.1: - Không phải lao động tạo ra của cải mà là việc làm tạo ra của cải, việc làm mới là nguồn gốc của của cải. Trong tác phẩm Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ, thực chất J.M.Keynes cũng nghiên cứu nguồn gốc, bản chất và các phương thức làm tăng của cải của quốc gia. “Việc làm” cụ thể hơn “lao động”, việc làm ngoài “lao động” còn muốn nói đến cả những điều kiện của lao động hay tư bản. Đứng trên phương diện vĩ mô thì không phải tổng lao động (bao gồm cả số lượng và chất lượng lao động) tạo ra tổng sản phẩm, tổng thu nhập mà là tổng việc làm tạo ra tổng sản phẩm, tổng thu nhập. Tổng việc làm quy định vấn đề tăng trưởng. - Tổng việc làm do tổng cầu quy định chứ không phải chỉ phụ thuộc vào đầu tư. - Tổng cầu do tổng tiêu dùng và tổng đầu tư quyết định. - Tổng cầu còn phụ thuộc vào lãi suất, do vậy tiền không chỉ đóng vai trò trung gian trong trao đổi mà tiền tệ và lãi suất còn có tác động làm tăng hay giảm tổng cầu. - Tiết kiệm có xu hướng tăng, còn đầu tư có xu hướng giảm tương đối và chỉ trong điều kiện đặc biệt (hoàn hảo) thì tiết kiệm mới bằng đầu tư (tức S = I trong điều kiện lý tưởng). - Tổng sản phẩm chỉ bằng tổng cầu trong trường hợp đặc biệt, nền kinh tế tự phát luôn ở trạng thái trì trệ. Sơ đồ 6.1 cho ta thấy rõ tư tưởng của J.M.Keynes về vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước. Thực chất là nhà nước bằng những lực lượng kinh tế của mình, tác động vào những đại lượng khả biến độc lập, tiền tệ và lãi suất để thay đổi tổng cầu, đến lượt nó sẽ làm thay đổi tổng việc làm, tổng sản phẩm, tổng thu nhập. Trước hết, nhà nước tác động vào tỷ lệ phân chia giữa tiêu dùng và tiết kiệm bằng chính sách thuế. Thuế thực chất là lấy vào tiết kiệm để hình thành ngân sách nhà nước. Thuế và tăng thuế 158
- đều làm cho tiết kiệm giảm. Còn việc chi tiêu ngân sách cũng sẽ làm thay đổi tỷ lệ giữa tiêu dùng và đầu tư, thay đổi tổng cầu. Như vậy, chính sách tài khóa có tác động mạnh mẽ trong việc điều tiết tổng cầu. Chính sách tiền tệ (tiền tệ và lãi suất) cũng có tác động đến phân chia tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm. Khi lạm phát thực chất đã làm giảm tiết kiệm vì cùng một số tiền tiết kiệm nhưng mua được ít hàng hơn, phần tiết kiệm ít đi đã làm gia tăng tiêu dùng. Lãi suất có tác động mạnh đến việc biến tiết kiệm thành đầu tư và kích thích đầu tư để gia tăng tổng cầu. Với chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhà nước có thể tác động một cách chủ động làm thay đổi tổng cầu, điều tiết tổng việc làm, chủ động trong việc ổn định và tăng trưởng kinh tế.17 Học thuyết của J.M.Keynes đánh giá cao vai trò tiêu dùng, của lĩnh vực trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà kinh tế học phải giải quyết. Theo ông, cùng với sự tăng lên của việc làm, thì cũng có sự tăng lên của thu nhập, do đó, có sự tăng lên của tiêu dùng. Nhưng mức tăng tiêu dùng chậm hơn mức tăng thu nhập nên cầu tiêu dùng, do đó cầu có hiệu quả giảm xuống. Đây là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, thất nghiệp, trì trệ trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Vì thế đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung và cầu thì cần phải nâng cầu tiêu dùng, tìm biện pháp kích thích cầu có hiệu quả. Cho nên, học thuyết của ông được gọi là học thuyết trọng cầu. 6.2.2. Các phạm trù cơ bản trong lý thuyết chung về việc làm 6.2.2.1. Tổng cầu J.M.Keynes lập luận, thất nghiệp chỉ có thể giải quyết hiệu quả bằng việc vận dụng tổng cầu. Công nhân sẵn sàng chấp nhận việc tăng giá gây ra từ tăng cầu, dựa vào mức lương danh nghĩa ổn định. Tăng như thế sẽ làm giảm tiền lương danh nghĩa, qua đó kích thích việc làm. Ông xoay quanh đề xuất trường phái Cổ điển đưa ra: Việc làm không tăng bằng cách giảm tiền lương thực tế, nhưng tiền lương thực tế giảm vì việc làm tăng do tăng tổng cầu. Giải thích chi tiết hơn về nội dung này, J.M.Keynes đã đề cập đến khái niệm tổng cầu. Khi tiếp cận khái niệm tổng cầu, ông đã trình bày quan sát các yếu tố quyết định và đặc điểm của 17 Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (2010), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 389-390. 159
- những bộ phận cấu thành của tổng cầu hàng hóa. Điểm chính trong số này là tổng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tư nhân, nghĩa là hàm tiêu dùng. Hàm tiêu dùng liên kết tiêu dùng mọi hàng hóa và dịch vụ tư nhân với tổng mức thu nhập18. Tổng cầu trong lý thuyết của J.M.Keynes được đề cập đến cầu tiêu dùng và cầu đầu tư vì quan điểm cơ bản trong lý thuyết về việc làm của J.M.Keynes là nguyên nhân của thất nghiệp chính là tổng cầu không đủ độ lớn cần thiết. Muốn tăng việc làm cần tăng tổng cầu, do đó cần khuyến khích tiêu dùng, khuyến khích đầu tư. a. Cầu tiêu dùng - Tiêu dùng Trong “lý thuyết chung” của J.M.Keynes vấn đề tiêu dùng (hay lý thuyết về cầu) có một vai trò đặc biệt quan trọng. Ở đây, ông rất quan tâm đến những vấn đề mà các nhà cổ điển bỏ qua (như D.Ricardo bỏ qua vấn đề tổng cầu) hay nêu ra nhưng lại không phù hợp (quan điểm “cung tạo ra cầu của chính nó” của J.B.Say). Đồng thời ông dành nhiều sự chú ý đến nghiên cứu cầu tiêu dùng và khuynh hướng tiêu dùng. Với ông, cầu tiêu dùng có vai trò xác định độ lớn của thu nhập quốc dân đồng thời phụ thuộc vào thu nhập quốc dân. Hạt nhân của lý thuyết của J.M.Keynes là “việc làm”. Ông nhận thấy khối lượng nhân công được xác định bởi giao điểm giữa hàm số cầu tổng hợp và hàm số cung tổng hợp vì tại điểm này dự kiến mức lợi nhuận của nghiệp chủ đạt được mức tối đa. Hay số lượng việc làm phụ thuộc vào tổng cung và tổng cầu (hay cầu thực tế). Tuy nhiên, khác với các nhà Cổ điển và Tân cổ điển, Keynes cho rằng trong hai nhân tố tác động xác định khối lượng việc làm thì tổng cầu có vai trò quyết định. Số lượng lao động mà các nghiệp chủ quyết định sử dụng tuỳ thuộc vào tổng cầu. Đến lượt mình tổng cầu bao gồm số tiền mà cộng đồng định tiêu dùng và số tiền mà cộng đồng định dành cho đầu tư mới và do vậy nó phụ thuộc vào các yếu tố: mức chi tiêu cá nhân của mỗi gia đình, mức chi tiêu cho đầu tư, mức chi tiêu của chính phủ và chi tiêu ròng của nước ngoài đối với hàng hoá sản xuất trong nước (xuất khẩu ròng). Theo ông, trong một nền kinh tế khá phát triển, tổng cầu thường không theo kịp với tổng cung vì lúc đó 18 Robert Burton Ekelund, jr và Robert Fry Hébert (2004), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 160
- xu hướng tiết kiệm một phần thu nhập cao sẽ tăng lên. Do vậy tồn tại một nghịch lý đó là sự “bần cùng giữa sự phồn vinh”. Vì tình trạng cầu thực tế không đủ khiến cho mức tăng việc làm phải dừng lại trước khi đạt được tình trạng toàn dụng nhân công. Sự thiếu hụt cầu thực tế sẽ cản trở quá trình sản xuất và với những cộng đồng càng giàu có thì khoảng cách giữa mức sản xuất thực tế và mức sản xuất tiềm năng sẽ càng rộng vì vậy, các nhược điểm của hệ thống kinh tế càng rõ rệt và càng trầm trọng hơn. - Khuynh hướng tiêu dùng Tiêu dùng là một trong những bộ phận của tổng cầu. Theo J.M.Keynes thu nhập được chia thành tiêu dùng và tiết kiệm. Từ đó ông thấy có hai khuynh hướng xảy ra đối với tiêu dùng và tiết kiệm. Trong đó khuynh hướng tiêu dùng là tương quan hàm số giữa thu nhập và chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập đó. Theo Keynes, số tiền mà cộng đồng chi cho tiêu dùng tùy thuộc vào những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng19. Những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng: (1) Sự thay đổi trong đơn vị tiền lương; (2) Sự thay đổi về chênh lệch giữa thu nhập và thu nhập ròng: số tiền tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập ròng chứ không phải thu nhập, vì thu nhập ròng là cái mà người tiêu dùng chủ yếu quan tâm đến trước khi quyết định mức chi tiêu của mình; (3) Những thay đổi bất ngờ về giá trị - tiền vốn không được tính đến trong thu nhập ròng. Sự chi tiêu của tầng lớp giàu có rất dễ bị chi phối bởi những thay đổi không thể lường trước được về mặt giá trị tài sản của họ tính bằng tiền. Đây là nhân tố cần được xem như là một trong những nhân tố quan trọng có thể gây ra những thay đổi ngắn hạn trong khuynh hướng tiêu dùng. (4) Những thay đổi trong tỷ lệ chiết khấu theo thời gian, nghĩa là những thay đổi về tỷ lệ trao đổi giữa các hàng hóa hiện tại và hàng hóa tương lai. Theo J.M.Keynes, khi lãi suất giảm xuống rất thấp, mức tăng 19 Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (2010), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 395. 161
- của tỷ lệ giữa sức mua hàng năm của một khoản tiền nhất định và tiền lãi hàng năm thu được từ số tiền này có thể tạo nên một nguồn tiết kiệm tiêu cực quan trọng, bằng cách khuyến khích những người già mua sổ góp tiền hàng năm lấy tiền lãi để bảo đảm cho tuổi già. (5) Những thay đổi về chính sách tài khóa: thuế thu nhập, thuế lợi nhuận vốn, thuế tài sản thừa kế và nhiều loại thuế khác cũng có tác động thiết thực như lãi suất; (6) Những thay đổi trong các dự kiến về quan hệ giữa mức thu nhập hiện tại và tường lai. Theo J.M.Keynes, nhân tố này có tác động đáng kể tới khuynh hướng tiêu dùng của một cá nhân riêng biệt, nhưng đối với cộng đồng, thì không có tác động đáng kể do bị bình quân hóa. J.M.Keynes khẳng định: “Trong một hoàn cảnh nhất định, khuynh hướng tiêu dùng có thể được coi như một hàm số khá ổn định, miễn là chúng ta loại trừ những biến động trong đơn vị tiền lương tính bằng tiền,.. Mức chi tiêu dùng tính bằng đơn vị tiền lương tùy thuộc chủ yếu vào khối lượng sản xuất và số việc làm”20. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng: Đây là nhóm nhân tố thứ hai tác động tới mức tiêu dùng tương ứng từ một mức thu nhập nhất định. Đó là những động cơ chủ quan và xã hội quyết định cần phải tiêu dùng bao nhiêu khi biết mức thu nhập tổng hợp tính bằng đơn vị tiền lương và những nhân tố khách quan có liên quan. Theo J.M.Keynes, có các nhân tố hạn chế (cản trở) tiêu dùng: (1) Dự phòng: Lập một khoản dự trữ dành cho những chi tiêu bất ngờ; (2) Nhìn xa, thấy trước: Dự phòng để đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu tương lai vì mối quan hệ giữa thu nhập và các nhu cầu của cá nhân và gia đình không còn giống nhau như hiện tại nữa. Chẳng hạn như dự phòng cho khi tuổi già, tiền học phí cho con cái trong gia đình, nuôi con khi còn chưa đến tuổi tự lập;… (3) Tính toán chi li: Thu thêm lợi tức và mức gia tăng giá trị tiền vốn để đảm bảo có một sự tiêu dùng thực sự cao hơn về sau này so với mức tiêu dùng trước mắt còn hạn chế hơn; 20 J.M.Keynes (1994), Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Người dịch: Đỗ Trọng Hợp, Trần Mạnh Chín, Lê Minh Nguyệt, Nxb. Giáo dục, tr 136. 162
- (4) Cải thiện mức sống: Tăng dần mức chi tiêu vì khuynh hướng chung của mọi người thường hướng về một đời sống luôn luôn được cải thiện chứ không phải ngược lại, mặc dù khả năng hưởng thụ có thể bị suy giảm; (5) Tự lập: Tạo cho bản thân một ý thức độc lập và có khả năng làm những điều mình muốn dù chưa có một ý kiến rõ ràng hoặc một ý định nào đó về một hành động cụ thể: (6) Kiêu hãnh: Làm giàu và để lại một gia tài cho con cháu; (7) Hà tiện: Thỏa mãn tính hà tiện, vô lý nhưng dai dẳng nhằm đề phòng những khoản chi thực sự. Bên cạnh đó cũng có các nhân tố kích thích tiêu dùng như: Hưởng thụ, thiển cận, hào phóng, thiếu suy tính, phô trương và ngông cuồng. - Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn Lý thuyết khuynh hướng tiêu dùng giới hạn (khuynh hướng biên trong tiêu dùng) được J.M.Keynes tập trung phân tích. Đây là một trong những nội dung mà ông đặc biệt quan tâm. Vấn đề này được coi như là một mắt xích trong hệ thống tự động dẫn đến mâu thuẫn mà nền kinh tế thị trường tự phát. J.M.Keynes viết trong chương VIII, lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”: “Quy luật tâm lý cơ bản mà chúng ta có quyền dựa vào với một sự tin tưởng sâu sắc, vừa do có sự hiểu biết của chúng ta về bản chất con người, vừa do có những kinh nghiệm thực tế, cho thấy là con người luôn luôn sẵn sàng tăng mức tiêu dùng khi mức thu nhập của họ tăng, nhưng con người không tăng mức tiêu dùng bằng mức thu nhập”. Đó chính là khuynh hướng tiêu dùng giới hạn. J.M.Keynes nhận thấy khi thu nhập quốc dân tăng lên thì tiêu dùng cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn (dẫn đến tổng cầu không đủ). Tỷ lệ tiêu dùng so với tỷ lệ thu nhập giảm dần. J.M.Keynes giải thích điều này bằng sự thích ứng chậm trễ của thói quen tiêu dùng và tâm lý tiêu dùng. Đó là, trong thời gian ngắn, không đủ để thói quen tiêu dùng thích ứng với những với những hoàn cảnh đã thay đổi, khi thu nhập thấp thì tiêu dùng hết thu nhập. Khi thu nhập dư thừa thì mong muốn tiết kiệm trỗi dậy, tốc độ thu nhập ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của thu nhập thực tế. Việc tính đến yếu tố tâm lý (tâm lý cộng đồng) trong việc nghiên cứu các hành vi kinh tế vĩ mô là một đóng góp rất quan trọng của 163
- J.M.Keyens. Ngày nay, yếu tố tâm lý người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết sách của công ty, chính phủ. Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là tương quan tỷ lệ giữa phần thu nhập gia tăng dành cho tiêu dùng so với mức gia tăng thu nhập. Nếu ký hiệu khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là dC/dR. Trong đó: dC: Tiêu dùng gia tăng tính theo đơn vị tiền lương dR: Thu nhập gia tăng Như vậy, dC là số tiền tiêu dùng, dR là số tiền thu nhập (cả hai đều tính theo đơn vị tiền lương) thì dC và dR cùng dấu (cùng chiều), nhưng nhỏ hơn về số lượng, nghĩa là dC/dR là số dương và nhỏ hơn 121. Theo J.M.Keynes trạng thái tinh thần của cộng đồng là: Khi tổng thu nhập thực tế tăng lên, thì tổng tiêu dùng cũng tăng lên, nhưng không phải là cùng môt tổng số như nhau, cả dC và dR có dấu hiệu giống nhau nhưng dR lớn hơn dC. Theo ông khi thu nhập thấp hơn hoặc chỉ bằng với mức tiêu dùng cần thiết, người ta phải dành toàn bộ thu nhập cho tiêu dùng. Khi thu nhập vượt quá mức này sẽ xuất hiện thiên hướng dành một phần thu nhập cho tiết kiệm mặc dù mức tiêu dùng có tăng lên. Khi thu nhập tuyệt đối tăng lên nữa, đặc biệt khi họ đạt được mức tiện nghi nào đó rồi, họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm nhiều hơn còn phần cho tiêu dùng thêm ít đi. Nói cách khác theo ông khuynh hướng tiêu dùng giới hạn giảm dần cùng với mức tăng của thu nhập, ngược lại khuynh hướng tiết kiệm thì tăng lên. Ông nhận xét là các quốc gia hay cộng đồng càng giàu có thì khuynh hướng tiêu dùng giới hạn càng kém đi. Theo J.M.Keynes, dC/dR có tác động ổn định, trong thời kỳ nền kinh tế phồn vinh, nó kìm hãm sự tăng quá mức của tổng cầu vì cầu tiêu dùng tăng chậm hơn sự tăng của thu nhập quốc dân. Còn trong thời kỳ khủng hoảng nó phanh sự rơi xuống của tổng cầu vì cầu tiêu dùng giảm ở mức độ nhỏ hơn sự giảm của thu nhập quốc dân. Theo J.M.Keynes, cần kích thích tiêu dùng để làm tăng tổng cầu, qua đó tăng việc làm. Từ sự phân tích trên ông đi đến kết luận là: Cùng với việc làm tăng sẽ làm tăng thu nhập, vì vậy, cũng làm tăng tiêu dùng. Song, do khuynh 21 J.M.Keynes (1994), Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Người dịch: Đỗ Trọng Hợp, Trần Mạnh Chín, Lê Minh Nguyệt, Nxb. Giáo dục, tr 137. 164
- hướng tiêu dùng giới hạn giảm dẫn đến sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng. Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ và thất nghiệp ở các cộng đồng giàu có. Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn biến động trong khoảng từ 0 đến 1. (Bảng 6.1) - Tiền lương: J.M.Keynes bác bỏ lý thuyết tiền lương và giá cả linh hoạt của trường phái Cổ điển và Tân cổ điển. Ông cho rằng, tiền lương và giá cả không linh hoạt. Bởi vì: (1) Tiền lương được trả theo hợp đồng đã thỏa thuận, do đó tiền lương không biến động; (2) Giá cả nhiều mặt hàng do nhà nước điều tiết, có điều chỉnh nhưng không phải ngay lập tức có tác dụng, thường từ vài tháng đến 1 năm trước khi ủy ban điều chỉnh thực hiện; (3) Sức ỳ của các tổ chức lớn; (4) Những chấn động về cung và cầu chỉ tác động đến giá cả và tiền lương sau một thời gian khá dài. Trường phái Tân cổ điển cho rằng, việc giảm tiền lương trong trường hợp có thất nghiệp sẽ làm tăng việc làm, do đó muốn tăng việc làm thì giảm tiền lương. J.M.Keynes cho rằng, muốn làm tăng việc làm cần làm tăng tổng cầu. Sự giảm tiền lương làm tăng việc làm chỉ đúng cho doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp. Trên phạm vi toàn xã hội, thì sự thay đổi của tiền lương chỉ có thể tác động đến mức việc làm thông qua sự thay đổi của tổng cầu. Muốn biết được điều này thì cần xem xét tác động của việc giảm tiền lương đến khuynh hướng tiêu dùng, đến độ lớn của tổng cầu. Theo ông, không thể đo được tác động này. Ông phản đối quan điểm của trường phái Cổ điển và Tân cổ điển cho rằng tiền lương linh hoạt có vai trò điều tiết, chính sách tiền lương mềm dẻo là cách để có công ăn việc làm đầy đủ. Ông đưa ra một số khả năng: nếu giá cả giảm ít hơn sự giảm của tiền lương thì khuynh hướng tiêu dùng, qua đó là cầu tiêu dùng và công ăn việc làm giảm (vì thu nhập giảm); tiền lương giảm, đồng thời chi phí sản xuất giảm, tạo thuận lợi cho xuất khẩu thì nó làm tăng công ăn việc làm, nếu các nhà đầu tư nhận định rằng việc giảm tiền lương chỉ là tạm thời, trong tương lai tiền lương sẽ tăng lên thì đó là hoàn cảnh tạo ra lợi nhuận mong đợi. Và điều đó kích thích họ sử dụng khả năng tiền lương thấp hơn, tăng dần đầu tư hiện tại và việc làm. Nhưng nếu họ tính đến việc tiền lương tiếp tục giảm thì họ sẽ hoãn đầu tư, và khi đó công ăn việc làm sẽ không tăng. J.M.Keynes cho rằng, nhà nước có thể dùng 165
- chính sách kinh tế vĩ mô để tác động làm tăng cầu tiêu dùng và cầu đầu tư, góp phần làm tăng việc làm, tăng thu nhập quốc dân. Nhà kinh tế học thuộc trường phái Trọng tiền Milton Friedman (1912 - 2006), đã nhận xét: “Một trong những kết quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng Keynes là quan điểm đã trở thành phổ biến, quan điểm coi tiền lương và giá cả không linh hoạt như là điểm xuất phát của sự phân tích những thay đổi kinh tế có thời hạn ngắn. Nghĩa là mức độ thay đổi của tổng cầu danh nghĩa sẽ được phản ánh hoàn toàn trong sự thay đổi của sản lượng và được phản ánh ở mức độ nhỏ trong sự thay đổi của giá cả”22. b. Cầu đầu tư - Tiết kiệm và khuynh hướng tiết kiệm: Tiết kiệm là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng. Cũng tương tự như vậy, tiết kiệm ròng là phần dôi ra của thu nhập ròng so với tiêu dùng. Tiết kiệm = Thu nhập - Tiêu dùng; Hay S=R-C Bảng 6.1: Xu hướng tiêu dùng và tiết kiệm Thu nhập (R) Tiêu dùng (C) Tiết kiệm (S) Tổng Tăng Tăng Tổng Tăng Tổng số TT số thêm thêm số thêm (C) (R) (dR) (dC) (S) (dS) 1 40 40 2 60 20 60 20 0 3 100 40 80 20 20 20 4 110 10 87 7 23 3 5 120 10 93 4 27 4 6 130 10 98 5 32 5 6 Nguồn: Mai Ngọc Cường (1995), Các học thuyết kinh tế - Lịch sử phát triển, tác giả và tác phẩm, Nxb. Thống kê, Hà Nội tr 235. Theo J.M.Keynes khối lượng tiết kiệm là kết quả của thái độ chung của tập thể người tiêu dùng cũng như các cá nhân người tiêu dùng. Qua 22 Milton Friedman: Infláció, munkanélkũliség, monetarizmus (Lạm phát, thất nghiệp, chủ nghĩa tiền tệ), tiếng Hungary, Budapest, Kõzgazdaság és Jogi Kõnyvkiadó, 1986. 166
- phân tích khuynh hướng tiêu dùng giới hạn, ông đã làm rõ là, với mọi cộng đồng khi thu nhập đạt mức cao hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu đều xuất hiện khuynh hướng dành một phần thu nhập để tích luỹ. Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn giảm bởi khuynh hướng tiết kiệm tăng (dS) (bảng 6.1). Nguyên nhân của sự gia tăng tiết kiệm chủ yếu là do tác động của yếu tố tâm lý chủ quan. Những yếu tố chủ quan do tác động hạn chế tiêu dùng chính là các nhân tố khuyến khích tiết kiệm. Ví dụ: Với 1 $ thu nhập tăng thêm, dành 0,8 $ cho tiêu dùng thêm và 0,2 $ cho tiết kiệm thêm thì ta sẽ có dC=0,8$, và dS =0,2$. - Đầu tư Sự phân tích đầu tư của J.M.Keynes được thực hiện cùng với những nghiên cứu về tiết kiệm. Đầu tư hiện tại, theo ông, đó là sự tăng thêm giá trị hiện tại cho số trang thiết bị, là kết quả của các hoạt động sản xuất trong thời kỳ đó. Tổng mức đầu tư (I) là số chênh lệch giữa số tiền mà nghiệp chủ bỏ ra để mua thành phẩm của các nghiệp chủ khác so với chi phí đã sử dụng trang thiết bị của thời kỳ dó. Phần chênh lệch này là số tăng thêm vào trang thiết bị sản xuất do kết quả của các hoạt động sản xuất của thời kỳ này, ông gọi đó là đầu tư của của thời kỳ này. Còn số gia tăng ròng cho trang thiết bị sản xuất, sau khi đã trừ đi phần giảm giá trị thông thường của trang thiết bị, do hao mòn qua sử dụng và những thay đổi không lường trước được về giá trị trang thiết bị đó được ghi vào tài khoản vốn, ông gọi đó là đầu tư ròng của thời kỳ đó. Khi phân tích đầu tư J.M.Keynes khẳng định đầu tư và tiết kiệm là phù hợp với nhau. Khối lượng đầu tư là kết quả của thái độ chung của các nghiệp chủ và cá thể, nó phải bằng với khối lượng tiết kiệm vì cả hai đều là phần dôi ra của thu thu nhập so với tiêu dùng. - Số nhân đầu tư Số nhân đầu tư được trình bày gắn liền với khuynh hướng tiêu dùng giới hạn vì cái trước có quan hệ nhân quả với cái sau. Số nhân đầu tư là quan hệ tỷ lệ giữa gia tăng thu nhập so với gia tăng đầu tư. Nó phản ánh mức tăng thu nhập khi đầu tư tăng và cho chúng ta biết khi đầu tư tăng thì thu nhập sẽ được khuyếch đại lên bao nhiêu lần. “Nó cho chúng ta biết rằng khi có một lượng thêm về đầu tư tổng hợp, thì thu nhập sẽ tăng thêm một lượng bằng k lần mức tăng đầu tư”. J.M.Keynes ký hiệu k là số nhân: 167
- k = dR dI Trong đó: dR: là gia tăng thu nhập; dI: là gia tăng đầu tư Từ phương trình trên có thể suy ra: dR = k x dI Rõ ràng là với một mức gia tăng đầu tư (dI) nào đó, thu nhập sẽ được khuyếch đại bằng đúng k lần. Nguyên nhân của sự gia tăng thu nhập khi gia tăng đầu tư nằm ở chính quan hệ giữa thu nhập và đầu tư của tất cả các tầng lớp kinh doanh và tiêu dùng của cộng đồng đó. Đầu tư của lớp người này biến thành thu nhập của lớp người kia, thu nhập này trở thành đầu tư mới của họ, đầu tư mới này lại tạo thành thu nhập của lớp người sau nữa. Cứ như vậy với một lượng gia tăng tổng hợp ban đầu, nó hình thành một chuỗi biến hoá về đầu tư và thu nhập. Hậu quả tích cực của số nhân trước hết là phóng đại thu nhập lên, kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân. Do đó số nhân có một ý nghĩa trực tiếp lớn đối với vấn đề “việc làm”. Theo J.M.Keynes số nhân có mối liên hệ phụ thuộc với khuynh hướng tiêu dùng giới hạn. Từ việc cho rằng đầu tư (I) bằng tiết kiệm (S) nên theo ông dI = dS, tức là mức gia tăng đầu tư bằng mức gia tăng tiết kiệm. Thay dI = dS vào phương trình trên để tính k ta có: dR dR dR 1 k= hay k = = = dI dS dR − dC 1 − dC dR Thuần tuý về mặt toán học, k chỉ phụ thuộc và tỷ lệ thuận với khuynh hướng tiêu dùng giới hạn (dC/dR); khuynh hướng tiêu dùng giới hạn càng tăng thì số nhân càng lớn và ngược lại. “Nếu khuynh hướng tiêu dùng gần bằng 1, thì những biến động nhỏ về đầu tư sẽ dẫn đến những biến động lớn hơn về việc làm; nhưng đồng thời, một lượng tăng thêm đầu tư tương đối nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng có việc làm đầy đủ. Mặt khác nếu khuynh hướng tiêu dùng giới hạn không lớn hơn số 0 bao nhiêu thì những biến động nhỏ về đâu tư sẽ dẫn tới những biến động nhỏ tương ứng về việc làm, nhưng đồng thời, việc này có thể đòi hỏi một lượng lớn về đầu tư để tạo ra tình trạng có việc làm đầy đủ”. 168
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế part 1
34 p | 1136 | 390
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế part 2
34 p | 772 | 273
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 p | 623 | 226
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế part 3
34 p | 578 | 215
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế part 4
34 p | 520 | 193
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế part 5
34 p | 426 | 175
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế part 6
34 p | 446 | 151
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế part 8
34 p | 338 | 148
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế part 7
34 p | 397 | 147
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế part 9
34 p | 329 | 145
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế part 10
31 p | 391 | 138
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - PGS.TS Trần Bình Trọng
173 p | 379 | 89
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết pháp lý (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
62 p | 837 | 87
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - PGS.TS Trần Bình Trọng
132 p | 285 | 84
-
Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 1
145 p | 56 | 14
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri
148 p | 58 | 11
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
124 p | 88 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn