intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Luật dân sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

420
lượt xem
95
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Luật dân sự (Giáo trình đào tạo từ xa) phần 1 gồm những chương như: Khái niệm luật dân sự Việt Nam, quan hệ pháp luật dân sự, đại diện, thời hạn, thời hiệu, giao dịch dân sự, tài sản và quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Luật dân sự (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: ThS Nguyễn Thị Thanh LUẬT DÂN SỰ Vinh - 2011 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: Ths Nguyễn Thị Thanh LUẬT DÂN SỰ (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh - 2011 2
  3. Phân công biên soạn: - Chủ biên: ThS Nguyễn Thị Thanh - Các tác giả: ThS Phạm Thị Thuý Liễu - Chương 5, 6 ThS Nguyễn Thị Thanh - Chương 1, 4, 7 Hà Thị Thuý - Chương 8, 9, 11 GV Bùi Thuận Yến - Chương 2, 10 GV Nguyễn Thị Phương Thảo - Chương 3 GV Chu Thị Trinh - Chương 12 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ......... Error! Bookmark not defined. Phần 1 : Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Việt Nam ............................................................................................ Error! Bookmark not defined. Phần 2: Nhiệm vụ, nguyên tắc của Luật Dân sự Việt Nam .......... Error! Bookmark not defined. Phần 3: Nguồn của Luật Dân sự ........................................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ ....... Error! Bookmark not defined. Phần 1: Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố của quan hệ pháp luật Dân sự................ Error! Bookmark not defined. Phần 2: Các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự: cá nhân............ Error! Bookmark not defined. Phần 3: Pháp nhân – Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sựError! Bookmark not defined. Phần 4: Các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự.... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3 ĐẠI DIỆN, THỜI HẠN, THỜI HIỆU Error! Bookmark not defined. 1.Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của đại diện ................. Error! Bookmark not defined. 2. Các hình thưc đại diện ................................................... Error! Bookmark not defined. 3. Phạm vi đại diện............................................................. Error! Bookmark not defined. 4. Chấm dứt đại diện .......................................................... Error! Bookmark not defined. 5. Thời hạn ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 6. Thời hiệu ........................................................................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 4. GIAO DỊCH DÂN SỰ ........................... Error! Bookmark not defined. 1.Khái niệm giao dịch dân sự ............................................ Error! Bookmark not defined. 2.Phân loại giao dịch dân sự .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự .................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 5. TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU .......... Error! Bookmark not defined. Phần 1: Chủ thể, khách thể của quan hệ pháp luật quyền sở hữu ..... Error! Bookmark not defined. Phần 2: Nội dung quyền sở hữu ......................................... Error! Bookmark not defined. Phần 3: Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu Error! Bookmark not defined. Phần 4: Các hình thức sở hữu ............................................ Error! Bookmark not defined. Phần 5: Bảo vệ quyền sở hữu............................................. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 6. NGHĨA VỤ DÂN SỰ ............................ Error! Bookmark not defined. Phần 1: Lý luận cơ bản về nghĩa vụ dân sự ....................... Error! Bookmark not defined. Phần 2: Các yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự .............. Error! Bookmark not defined. Phần 3: Căn cứ làm phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ dân sự . Error! Bookmark not defined. Phần 4: Phân loại nghĩa vụ dân sự ..................................... Error! Bookmark not defined. Phần 5: Thực hiện nghĩa vụ dân sự .................................... Error! Bookmark not defined. Phần 6: Trách nhiệm dân sự............................................... Error! Bookmark not defined. Phần 7: Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựError! Bookmark not defined. CHƯƠNG 7. NGHĨA VỤ NGOÀI HỢP ĐỒNG ......... Error! Bookmark not defined. Phần 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền ............. Error! Bookmark not defined. 4
  5. Phần 2: .Nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật ........................................................................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 8. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ ........................... Error! Bookmark not defined. Phần 1: Lý luận chung về hợp đồng dân sự ....................... Error! Bookmark not defined. Phần 2: Hiệu lực của hợp đồng .......................................... Error! Bookmark not defined. Phần 3: .Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự ............... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 9. QUYỀN THỪA KẾ............................... Error! Bookmark not defined. Phần 1: Khái niệm, các nguyên tắc của quyền thừa kế...... Error! Bookmark not defined. Phần 2: Thừa kế theo di chúc ............................................. Error! Bookmark not defined. Phần 3: Thừa kế theo pháp luật.......................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 10 .BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG ... Error! Bookmark not defined. Phần 1: Khái niệm, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngError! Bookmark not defined. Phần 2: Bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể . Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 11. PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG ĐẤT Error! Bookmark not defined. 1. Khái niệm và đặc điểm của chuyển quyền sử dụng đất . Error! Bookmark not defined. 2. Nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất .......................... Error! Bookmark not defined. 3. Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. ............................ Error! Bookmark not defined. 4. Hình thức và hiệu lực của các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất ... Error! Bookmark not defined. 5. Giá chuyển quyền sử dụng đất ....................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 12. QUAN HỆ DÂN DỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI . Error! Bookmark not defined. 1. Định nghĩa quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài .......... Error! Bookmark not defined. 2. Đặc điểm của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. ..... Error! Bookmark not defined. 3. Các loại nguồn luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt NamError! Bookmark not defined. Tài liệu tham khảo: ....................................................... Error! Bookmark not defined. 5
  6. CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Phần 1 : Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Việt Nam 1. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự Việt Nam Hệ thống pháp luật nước ta bao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định. Nhóm các quan hệ có cùng tính chất, bản chất hoặc gần gũi nhau do một ngành luật điều chỉnh gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, có đối tượng điều chỉnh được quy định một cách tổng quát trong Điều 1 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 đã được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005. Điều đó có nghĩa là đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là những nhóm quan hệ về nhân thân và tài sản trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Các quan hệ này diễn ra giữa các chủ thể là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có vị trí độc lập, bình đẳng, tự nguyện, tự định đoạt, tự gánh chịu rủi ro cà tự chịu trách nhiệm trong các giao lưu dân sự. Tuy nhiên cần khẳng định rằng quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là những quan hệ cơ bản và chủ yếu của xã hội do nhiều ngành luật điều chỉnh, trong đó Luật Dân sự chỉ điều chỉnh một phần các quan hệ đó. Ví dụ như : Luật Hành chính điều chỉnh quan hệ nhân thân khi quy đinh trình tự, thủ tục trong việc trao tặng bằng khen, huân huy chương, các danh hiệu thi đua... Do đó, chúng ta cần xác định rõ phạm vi quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà Luật Dân sự điều chỉnh 1. Quan hệ tài sản Quan hệ tài sản là những quan hệ xã hội được hình thành giữa con người với nhau thông qua một tài sản nhất định. Như vậy, quan hệ tài sản là một dạng của quan hệ xã hội, nhưng đó là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản chứ không phải là quan hệ giữa người với tài sản. Tài sản trong quan hệ tài sản mà Luật Dân sự điều chỉnh rất đa dạng, phong phú. Theo Điều 163 Bộ Luật Dân sự năm 2005, tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Các quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh có những đặc điểm riêng: Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh luôn liên quan đến tài sản. Quan hệ tài sản có thể liên quan trực tiếp tới đến tài sản như sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thông qua giao dịch thuê bán, cho mượn hoặc gián tiếp liên quan đến taì sản như thông qua việc thanh toán giá trị hợp đồng, bồi thường thiệt hại... Quan hệ tài sản được xác lập bởi những chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Những chủ thể tham gia có quyền bình đẳng và tự định đoạt. Các chủ thể được nhắc đến ở đây bao gồm thể nhân, pháp nhân, chủ thể đặc biệt (Nhà nước), hộ gia đình, tổ hợp tác. Quyền tự định đoạt được thể hiện rất rõ trong nội dung thoả thuận của các bên trong giao lưu dân sự. Ở đây chúng ta cũng lưu ý rằng, quan hệ tài sản thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ nhưng ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. 6
  7. Trong quan hệ tài sản có sự đền bù ngang giá về lợi ích vật chất đối với các chủ thể tham gia. Ta có thể thấy rõ tính chất này trong quan hệ mua bán, trao đổi hay thuê mướn.v.v.. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt không có tính chất này, ví dụ như: quan hệ thừa kế, quan hệ tặng cho không có điều kiện... 2. Quan hệ nhân thân Quan hệ xã hội mang tính nhân thân là một trong hai đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự. Nhân thân được hiểu là những yếu tố gắn liền với mỗi chủ thể nhất định, có liên quan trực tiếp đến cá nhân như hình ảnh, tôn giáo, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tín ngưỡng.... hoặc tổ chức như tên gọi, uy tín... Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người liên quan đến giá trị nhân thân của chủ thể (có thể là cá nhân hay tổ chức) và luôn gắn liền với cá nhân và tổ chức đó. Do đó, nó không mang tính giá trị, không tính được thành tiền và cũng không phải là đối tượng để dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân và bảo vệ các lợi ích nhân thân gắn liền với các chủ thể. Những giá trị nhân thân này là cơ sở và nền tảng đã thiết lập nhiều quan hệ dân sự khác. Quan hệ nhân thân được phân thành hai nhóm: quan hệ nhân thân gắn với tài sản và quan hệ nhân thân không gắn với tài sản 2.1. Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: xuất phát từ giá trị tinh thần và các giá trị tinh thần này không có nội dung kinh tế, đó là các quyền nhân thân do Nhà nước quy định cho các cá nhân. Nhóm quan hệ này có đặc điểm riêng là không có nội dung kinh tế, không gắn với quyền lợi tài sản của chủ thể, do đó không thể chuyển giao cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào, không thể là đối tượng của hợp đồng trao đổi, mua bán, tặng cho… Nhóm quan hệ nhân thân không gắn với tài sản này bao gồm: + Nhóm 1: Nhóm quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân cụ thể nhằm cụ thế hóa chủ thể này với chủ thể khác như: quyền với đối với họ tên, hình ảnh… + Nhóm 2: Nhóm quan hệ nhân thân gắn liền với giá trị nhân thân mà được ghi nhận và bảo đảm phụ thuộc vào chế độ chính trị - kinh tế - xã hội, các nguyên tắc cơ bản và hệ tư tưởng của chế độ đó như: quyền xác định dân tộc, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận… + Nhóm 3: Nhóm quyền nhân thân do các chủ thể tự mình xác lập, ví dụ như quyền nhân thân thuộc về tác giả. Nhóm này có thể thấy rõ nét trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Ví dụ: tác giả có các quyền nhân thân như quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên trên tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm 2.2. Quan hệ nhân thân gắn với tài sản là những quan hệ xuất phát từ các giá trị tinh thần ban đầu các chủ thể sẽ được hưởng lợi ích vật chất từ việc chuyển quyền đối với kết quả hoạt động sáng tạo. Các quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh đều có chung những đặc điểm sau đây: - Đó là một quan hệ luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về nguyên tắc thì quyền nhân thân không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Trong những trường hợp nhất định thì được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ như quyền 7
  8. công bố và phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết có thể dịch chuyển lại cho người thừa kế. Mặc dù vây, có quyền không thể chuyển giao: quyền đứng tên tác giả, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. - Đa số các quyền nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh thì đều không có giá trị kinh tế và không có nội dung tài sản. Quyền nhân thân không xác định bằng tiền, kể cả các quyền nhân thân gắn với tài sản. 2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật được hiểu là cách thức tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh. Cách thức tác động này nhằm hướng tới việc điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi hay chấm dứt sao cho phù hợp với điều kiện chính trị- kinh tế- xã hội cũng như đặc điểm của nhóm quan hệ xã hội đó. Theo lý luận chung, phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là những cách thức, biện pháp tác động của ngành luật đó lên các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của nhà nước phù hợp với ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ nhưng tôn trọng lợi ích của nhà nước, của tập thể và các chủ thể khác. Phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật do Nhà nước đề ra dựa trên tính chất khách quan của những quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh và được thể hiện trong các quy phạm pháp luật. Do đặc điểm, tính chất của các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà Luật Dân sự điều chỉnh nên phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Việt Nam có một số đặc trưng sau: - Các chủ thể tham gia quan hệ xã hội thuộc đối tượng của Luật Dân sự có sự độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý. Sự bình đẳng của những người tham gia vào các quan hệ này thể hiện ở chỗ không bên nào có quyền áp đặt ý chí của minh cho bên kia trong việc tham gia giao dịch dân sự. Bình đẳng về địa vị pháp lý còn thể hiện trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, giữa các chủ thể không có sự phân biệt giới tính, trình độ văn hóa, dân tộc, tôn giáo…(đối với cá nhân). - Các chủ thể có quyền tự định đoạt, tự do cam kết và thoả thuận trong các quan hệ mà mình tham gia. Các bên có quyền tự lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ, tự do lựa chọn biện pháp, cách thức để thực hiện , quyền và nghĩa vụ cũng như biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cách thức xử lý tài sản khi có sự vi phạm. Tuy nhiên thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội và không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác. Đó chính là các giới hạn mà pháp luật đặt ra đối với các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự như: giới hạn ở những quan hệ xã hội mà chủ thể bị buộc phải tham gia hoặc không được tham gia (ví dụ như: mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; quan hệ trưng mua, trưng dụng tài sản); giới hạn về các nghĩa vụ trong quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia (ví dụ như hợp đồng vay có thỏa thuận về lãi suất nhưng không vượt quá giới hạn (Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005) - Trách nhiệm dân sự của bên vi phạm trước bên bị vi phạm trong các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự luôn liên quan đến tài sản. Mặc dù pháp luật dân sự điều chỉnh cả quan hệ nhân thân với quan hệ tài sản nhưng các quan hệ tài sản chiếm phần lớn, đại đa số. Các quan hệ tài sản này mang tính chất hàng hóa tiền tệ 8
  9. nên sự vi phạm của một bên thường dẫn đến sự thiệt hại về tài sản của bên còn lại. Nên bên cạnh các loại trách nhiệm khác như cải chính, xin lỗi công khai…thì trách nhiệm tài sản là loại trách nhiệm phổ biến nhất trong phương pháp điều chỉnh của luật dân sự. Bên vi phạm nghĩa vụ thường bị bên bị xâm phạm yêu cầu bồi thường thiệt hại để khôi phục tình trạng tài sản như lúc chưa bị vi phạm và thông thường được hưởng một khoản tiền bồi thường, hoặc một tài sản cùng loại …(dựa trên thỏa thuận của các bên). - Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là tự thỏa thuận và hòa giải. Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp này xuất phát từ chính tính chất của các quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ dân sự là sự bình đẳng và tự định đoạt nên các chủ thể thường lựa chọn phương pháp thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Và cũng chỉ có phương pháp thỏa thuận và hòa giải giữa các bên tham gia quan hệ dân sự mới đảm bảo một cách tối ưu nhất lợi ích giữa các bên. Khi lợi ích được dung hòa ở mức độ tối đa thì sẽ tạo điều kiện để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình và chính vì thế mà đảm bảo cho lợi ích của bên kia. Trong trường hợp không thể hòa giải được thì có thể giải quyết tranh chấp đó bằng con đường Tòa án theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự và chủ yêu là trên cơ sở yêu cầu của một trong các bên. 3. Sơ lược lịch sử phát triển của Luật Dân sự Việt Nam Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 90/SL cho phép tạm thời giữ các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những luật mới áp dụng cho toàn quốc. Theo Sắc lệnh này, Bộ dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883, Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931, Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936 vẫn tạm thời có hiệu lực thi hành ở Việt Nam sau ngày thành lập chính quyền nhân dân. Bước phát triển tiếp theo ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 97/SL, theo đó việc tiếp tục áp dụng các luật lệ cũ không được trái với các nguyên tắc được quy định tại Sắc lệnh này. Sắc lệnh số 97/SL đã đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triền pháp luật dân sự mới ở nước ta, với những nguyên tắc thực sự dân chủ, tiến bộ, mang tính nhân dân sâu sắc như: “Những quyền dân sự đều được luật bảo về khi người ta hành sử nó đúng với quyền lợi của nhân dân” hay “Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân” hay “Người đàn bà có hồng có toàn năng lực về mặt hộ” hay “Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể coi là vô hiệu”. Việc áp dụng các quy định pháp luật dân sự nói trên kéo dài cho đến năm 1959 và chấm dứt khi TANDTC bằng chỉ thị số 772/CT – TATC đình chỉ việc áp dụng luật phong kiến đế quốc. Trong những năm đầu từ đầu thập kỷ 60 đến thập kỷ 80, nhiều văn bản pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản theo hướng nhằm thực hiện công cuộc cải tạo và xây dựng XHCN; thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp. Cho nên, phương pháp mệnh lệnh – hành chính 9
  10. đã được sử dụng chủ yếu trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự. Các nguyên tắc cơ bản, đặc trưng của Luật Dân sự chưa được coi trọng đúng mức. Trong những năm 80, thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đặc biệt là việc chuyển đổi kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh pháp luật tương ứng, trong đó có vai trò của Luật Dân sự. Để đáp ứng những đòi hỏi đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản: Hôn nhân và Gia đình (năm 1986), Pháp lệnh thừa kế (năm 1990), Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (năm 1988), Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp (năm 1989), Pháp lệnh hợp đồng dân sự (năm 1991), Pháp lệnh nhà ở (năm 1991), Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh , cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam (năm 1992) v.v… Một trong những đặc điểm của pháp luật dân sự trong giai đoạn này là sự ra đời của hàng loạt pháp lệnh, đánh dấu cho một bước phát triển mới của pháp luật dân sự và tạo ra những tiền đề cho việc soạn thảo và ban hành Bộ Luật Dân sự sau này. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cơ bản của Luật Dân sự chưa được pháp luật dân sự điều chỉnh đầy đủ, chẳng hạn như các quan hệ sở hữu tài sản, nghĩa vụ dân sự, các hợp đồng dân sự thông dụng v.v… Do vậy, trên thực tế khi giải quyết tranh chấp, Tòa án vẫn phải vận dụng các báo cáo tổng kết ngành, báo cáo chuyên đề và thông tư hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao để bù lấp chỗ trống trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự. Đến năm 1995, Bộ luật dân sự được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/1996 đồng thời chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991 là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực lập pháp của nước ta. Bộ luật dân sự có tầm quan trọng “sau hiến pháp” điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp, làm nền tảng và định hướng cho việc phát triển các quan hệ dân sự, kinh tế. Kể từ sau khi có Bộ luật dân sự, về cơ bản chúng ta áp dụng các quy định trong đó để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng dân sự phát sinh sau khi Bộ luật dân sự ra đời. Tuy nhiên thực tiễn giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án còn nhiều phức tạp, nhiều điều khoản còn chưa phù hợp thực tế cuộc sống của nhân dân. Để khắc phục vấn đề này Nhà nước đã ban hành một số văn bản quan trọng như: Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH ngày 20/08/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991; Nghị quyết số 01/2003 ngày 10/04/2003 của Hội đồng thẩm phán TANNDTC “Về hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình”; Nghị quyết số 02/2004/NQ/HĐTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC “Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình”. Bộ luật dân sự 1995 ra đời nhưng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế vẫn có hiệu lực. Sau đó, Luật Thương mại ra đời (năm 1997) dẫn tới tình trạng tách rời chế định hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại, việc áp dụng các nguyên tắc của dân luật để giải quyết các tranh chấp hợp đồng phát sinh không được áp dụng ở nước ta. Điều này có điểm khác với các nước trên thế giới theo truyền thống civil law. Để khắc phục tình trạng chưa thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật dân sự Bộ luật dân sự 2005 ra đời. Có thể nói 10
  11. Bộ luật dân sự lần này có nhiều điểm ưu việt hơn, vì đã xóa bỏ được những điểm chưa hợp lý trong các quy định luật đồng thời tiếp thu được những tinh hoa của pháp luật trước đó và pháp luật quốc tế Phần 2: Nhiệm vụ, nguyên tắc của Luật Dân sự Việt Nam 1. Nhiệm vụ của Luật Dân sự Việt Nam Nhiệm vụ của Luật Dân sự Việt Nam, đặc biệt được thể hiện trong quy định tại Điều 1 của Bộ Luật dân sự, là “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đằng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triền kinh tế - xã hội” Nhiệm vụ đó được xác định trên cơ sở vị trí, vai trò và mục tiêu của sự điều chình pháp luật dân sự trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta. Ngoài nhiệm vụ nêu trên, Luật Dân sự Việt Nam còn có nhiệm vụ đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi khách quan sau đây: Bảo vệ sở hữu toàn dân, tăng cường, khuyến khích, đẩy mạnh giao lưu dân sự, bảo đảm đời sống và phát triển sản xuất. Pháp luật dân sự Việt Nam là công cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tạo cơ sở pháp lý tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, quyền con người về dân sự Luật Dân sự góp phần bảo đảm cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, giữ gìn, phát huy truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam, góp phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. 2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì những nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chỉ đạo, những chuẩn mực chung được pháp luật ghi nhận có tác dụng định hướng và chỉ đạo cho toàn bộ các quy phạm pháp luật của ngành luật đó. Những nguyên tắc này có ý nghĩa rất to lớn, đặc biệt đối với việc áp dụng tương tự pháp luật. Những nguyên tắc của Luật dân sự được ghi nhận tại Bộ Luật dân sự: “Những nguyên tắc cơ bản” với 9 điều luật quy định 9 nguyên tắc cơ bản. Tuy nhiên, trong từng chế định riêng biệt thì cũng có những nguyên tắc riêng, song trong phần này chúng ta chỉ đề cập đến những nguyên tắc cơ bản được đề cập đến tại chương II, phần thứ nhất của Bộ Luật dân sự. Những nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự, được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 bao gồm những nguyên tắc sau đây: 2.1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Đây là nguyên tắc được đưa lên vị trí đầu tiên trong hệ thống các nguyên tắc trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự 2005. Nguyên tắc có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự - những quan hệ mang tính chất “tư” và rất cá nhân. Nội dung của nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận có thể hiểu là các bên chủ thể tham gia quan hệ dân sự có quyền tự do thể hiện ý chí, tự do chọn lựa đối tác, tự do lựa chọn hình thức và các loại giao dịch; tự do lựa chọn các điều kiện 11
  12. của giao dịch tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của mình. Các chủ thể khác không có quyền áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản các chủ thể trong việc tự do cam kết, thỏa thuận. 2.2. Nguyên tắc bình đẳng Nguyên tắc này quy định và bảo đảm vị trí bình đẳng giữa các bên trong giao lưu dân sự. Sự bình đẳng giữa các chủ thể ở đây được hiểu là mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau hoặc cùng một dạng pháp nhân thì cũng có năng lực pháp luật giống nhau…Các chủ thể ngang bằng về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của các chủ thể. Trong khi tham gia quan hệ dân sự không được dùng các yếu tố này để phân biệt đối xử với các chủ thể. 2.3. Nguyên tắc thiện chí, trung thực Đây là một nguyên tắc rất quan trọng của Luật Dân sự, không chỉ ghi nhận trong Luật dân sự Việt Nam mà còn được khẳng định trong pháp luật dân sự của nhiều quốc gia trên thế giới. Quan hệ dân sự chỉ đạt được hiệu quả cao nhất – đảm bảo tối đa lợi ích của các bên chủ thể tham gia quan hệ dân sự khi các bên đảm bảo sự thiện chí và trung thực. Nguyên tắc này biểu hiện rõ ràng: Các bên không được lừa dối nhau trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Không được lừa dối, lợi dụng lòng tin của người khác trong giao dịch dân sự mà các bên đều phải có thiện chí mong muốn sự tốt đẹp đối với các chủ thể cùng tham gia quan hệ dân sự. Các bên chủ thể không vì lợi ích của cá nhân mà làm thiệt hại đến lợi ích của người khác. Nếu một bên có căn cứ cho rằng bên kia không trung thực thì phải chứng minh được điều này. 2.4. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự Nguyên tắc này được quy định tại Điều 7 Bộ luật Dân sự năm 2005. Nguyên tắc này được hiểu là khi tham gia giao dịch, các bên có trách nhiệm thực hiện đúng những điều khoản do các bên thỏa thuận. Các điều khỏan do các bên thỏa thuận là nghĩa vụ buộc các bên phải thực hiện. Mặt khác, các bên cũng phải tuân thủ việc thoả thuận đã đặt ra, nếu một bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì phải chịu trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại (Khoản 2 Điều 305 Bộ luật dân sự 2005). Nguyên tắc này yêu cầu các bên cần tự nguyện thực hiện nhưng khi các bên không tự nguyện thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự mang tính đền bù bằng tài sản, thể hiện phương pháp điểu chỉnh bằng tài sản. Đặc điểm này xuất phát từ đặc trưng phần lớn các quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ tài sản, hơn nữa những hành vi gây thiệt hại chủ yếu trong quan hệ tài sản nên hầu hết đều gây thiệt hại về vật chất… 2.5. Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp Xuất phát từ các đặc điểm xã hội, truyền thống dân tộc ở nước ta, Bộ luật dân sự đã nâng việc tôn trọng đạo đức, truyền thống thành một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự. Theo đó, việc xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể quan hệ pháp luật dân sự phải đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng 12
  13. và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 2.6. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự Đây là nguyên tắc xuất phát từ những đặc điểm truyền thống dân tộc và các quyền công dân đã được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận. Trên cơ sở nội dung các quyền dân sự được quy định tại Hiến pháp năm 1992, Luật Dân sự Việt Nam đưa ra phương thức nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền dân sự của công dân. Để thực hiện nguyên tắc này có hai cách thức: một là các bên trong quan hệ dân sự áp dụng các biện pháp tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và hai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền cho chủ thể quyền trong quan hệ dân sự theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh phương thức tự bảo vệ quyền của mỗi chủ thể, phương thức bảo vệ quyền lợi các bên trong giao dịch dân sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng khi bên có quyền lợi bị vi phạm không thể hoặc không đủ khả năng bảo vệ quyền dân sự của mình trước hành vi vi phạm. Cơ quan nhà nước có thể tiến hành các hoạt động: + Yêu cầu công nhận quyền công dân hợp pháp; + Buộc chấm dứt hành vi vi phạm: Biện pháp này được áp dụng phổ biến với mọi loại giao dịch dân sự như bảo vệ quyền sở hữu, quyền nhân thân, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền dân sự khác; + Buộc xin lỗi, cải chính công khai; + Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; + Buộc bồi thường thiệt hại; Hình thức phạt vi phạm thì chỉ áp dụng khi 2 bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. 2.7. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác Đây là nguyên tắc mang tính chất kinh điển, nền tảng của Luật Dân sự mà nội dung của nó là việc xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. 2.8. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật Nguyên tắc này đòi hỏi các chủ thể khi xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phải theo căn cứ, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, trong trường hợp pháp luật không quy định, thì có thể cam kết thỏa thuận và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, miễn là không trái với những nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự. Nguyên tắc này cũng là nguyên tắc truyền thống của Luật Dân sự. 2.9. Nguyên tắc hòa giải Đây là nguyên tắc đặc thù của pháp luật dân sự Việt Nam. Nguyên tắc này có mối quan hệ biện chứng với nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận, nguyên tắc bình đẳng cũng như nguyên tắc thiện chí trung thực trong giao lưu dân sự. Nguyên tắc hòa giải thể hiện trong các giai đoạn của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự và đặc biệt trong giải quyết tranh chấp dân sự. 13
  14. Nguyên tắc này thể hiện các bên không phép được dùng vũ lực, các biện pháp cưỡng ép buộc các bên phải thực hiện các hành vi theo mong muốn của mình. Khi có tranh chấp xảy ra, các bên phải ưu tiên việc tiếp tục tự thỏa thuận để tìm ra phương án tối ưu nhất cho việc giải quyết tranh chấp, để đảm bảo lợi ích cho các bên cũng như thúc đẩy tối đa việc các bên tự nguyện thực hiện các nội dung do mình tự thỏa thuận. Các tranh chấp khi không thể hòa giải thì các bên mới có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Nhưng kể cả trong giai đoạn cơ quan nhà nước giải quyết các tranh chấp thì khi các bên tự hòa giải được thì vẫn được cơ quan Nhà nước công nhận. Phần 3: Nguồn của Luật Dân sự 1. Khái niệm Khi nói đến nguồn của pháp luật, điều đó cũng có nghĩa là muốn nói đến hình thức bên ngoài của pháp luật hay nói một cách khác là các hình thức ghi nhận và ban hành các quy phạm pháp luật. Nguồn của luật còn được hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp các cách thức, biện pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của một ngành luật. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội này bằng cách nào, theo phương thức nào cũng như hình thức của sự ghi nhận và ban hành các quy phạm pháp luật - một phần phụ thuộc vào tuyền thống văn hóa, pháp lý cũng như khả năng xây dựng pháp luật ở từng nước. Căn cứ vào mức độ sử dụng các nguồn của pháp luật, người ta phân biệt các hệ thông pháp luật trên thế giới và đánh giá những đặc điểm của hệ thống pháp luật mỗi nước. Nguồn của Luật Dân sự ở nước ta được hiểu là các văn bản quy phạm pháp luật dân sự do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự luật định nhằm điều chình các quan hệ dân sự giữa các chủ thể trong cùng một khoảng thời gian và không gian nhất định. Tuy nhiên không phải mọi văn bản ban hành đều là nguồn của Luật Dân sự, mặc dù văn bản đó có “điều chỉnh” quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự. Ví dụ: Một bản án dân sự của Tòa giải quyết tranh chấp quyền sở hữu, một quyết định phân nhà cho công nhân viên chức nhà nước v.v… Theo khoa học pháp lý được xem là nguồn của Luật Dân sự phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Văn bản phải chứa đựng các quy tắc xử sự để điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Vì vậy, các văn bản do cơ quan nhà nước ban hành mà không chứa đựng các quy tắc xử sự chung như bản án của Tòa án thì không phải là nguồn của Luật Dân sự. - Văn bản phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Chỉ những cơ quan được pháp luật quy định mới có quyền ban hành văn bản quy định pháp luật dân sự. Ví dụ: Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/11/1996 thì Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền hạn ban hành luật, còn ùy ban thường vụ Quốc hội chỉ có quyền ban hành Pháp lệnh. 14
  15. - Văn bản đó phải được ban hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục luật định. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định hình thức, thủ tục, trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật. - Văn bản đó được Nhà nước bảo đảm thi hành bằng các biện pháp thich hợp, trong đó quan trọng nhất là cưỡng chế buộc thi hành và áp dụng chế tài đối với người có hành vị vi phạm pháp luật. 2. Các loại nguồn của Luật Dân sự Việt Nam. Mỗi một văn bản quy phạm pháp luật tương ứng với một mức độ điều chỉnh nhất định, với mức độ khái quát hay cụ thể khác nhau, trên cơ sở đó, có thể phân loại các văn bản quy phạm pháp luật theo hai tiêu chí, đó là mức độ điều chỉnh và mức độ hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở các tiêu chí đó, nguồn của Luật Dân sự Việt Nam bao gồm: 2.1. Hiến pháp Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước do Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, trong đó các quy định về chế độ chính trị, chế độ kinh tế và các quyền cơ bản của công dân có vị trí quan trọng có liên quan đến Luật Dân sự. Đối với Luật Dân sự, các quy định về chế độ kinh tế (chương II), quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (chương V) của Hiến pháp năm 1992 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mà Bộ Luật Dân sự đã cụ thể hóa. 2.2. Bộ Luật Dân sự và các bộ luật, đạo luật khác Các luật khác có liên quan đến dân sự như Bộ Luật Hàng hải, Luật hàng không dân dụng, Luật thương mại, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng..v.v…do Quốc hội ban hành điều chỉnh các quan hệ dân sự, được coi là nguồn quan trọng nhất của pháp luật dân sự, trong đó Bộ Luật Dân sự giữ vị trí trung tâm trong các nguồn của Luật Dân sự. Các nghị quyết của Quốc hội liên quan đến việc thi hành Bộ Luật Dân sự cũng được coi là nguồn của Luật Dân sự. 2.3. Pháp lệnh và Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trước khi Bộ Luật Dân sự được ban hanh, pháp lệnh là nguồn đặc biệt quan trọng của Luật Dân sự Việt Nam. Có một loạt pháp lệnh được ra đời hình thành nên các chế định của Luật Dân sự như Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (năm 1989), Pháp lệnh thừa kế (năm 1990), Pháp lệnh hợp đồng dân sự (năm 1991)… HIện nay, còn có nhiều pháp lệnh quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự, ví dụ như Pháp lệnh quản lý ngoại hối… 2.4. Nghị định của Chính phủ. Đây là nguồn phong phú, quan trọng của Luật Dân sự, thể hiện hầu hết các lĩnh vực mà Luật Dân sự điều chỉnh. Có thể kể ra một số nghị định như: Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 về hụi họ biêu phường; Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm; Nghị định số 172/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản; Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới… 2.5. Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ cũng là một trong những nguồn quan trọng của Luật Dân sự. 2.6. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư 15
  16. Các văn bản trên của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ để cụ thể hóa luật, pháp lệnh, nghị định trong phạm vi, lĩnh vực Bộ, ngành quản lý là bộ phận quan trọng đối với pháp luật dân sự. Ngoài ra, các cơ quan này và các cơ quan có thẩm quyền khác có thể ban hành các văn bản liên tịch như Thông tự liên tịch. 2.7. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành, áp dụng pháp luật dân sự cũng là nguồn của Luật Dân sự. Loại nguồn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác xét xử. Đối với Thông tư của Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết cuả Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao hướng dẫn thi hành, áp dụng các quy phạm pháp luật dân sự, cho đến nay vẫn còn quan điểm khác nhau về việc có coi đó có là nguồn của Luật Dân sự hay không. Về phương diện này, trước hết cần khẳng định rằng án lệ và thực tiễn xét xử của Tòa án ở nước ta không được coi và nguồn của Luật, vì toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam theo như quy định của Hiến pháp. Do vậy, Tòa án nhân dân tối cao không có chức năng lập pháp. Tuy nhiên, trên lĩnh vực Luật Dân sự cho phép áp dụng nguyên tắc tương tự cũng như các phương pháp khoa học để giải thích, hướng dẫn thi hành luật, thì các Nghị quyết do Tòa án nhân dân tối cao ban hành nhằm cụ thể hóa, hướng dẫn chi tiết việc áp dụng các quy phạm pháp luật dân sự có quy phạm pháp luật dân sự cũng có thể được coi là một loại nguồn của Luật Dân sự (theo nghĩa rộng). CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật dân sự? 2. Phân tích các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự? 3. Phân tích các đặc điểm của quan hệ tài sản do Luật dân sự Việt Nam điều chỉnh? 4. Phân tích các đặc điểm của quan hệ nhân thân do Luật dân sự Việt Nam điều chỉnh? 5. Phân tích các nguyên tắc của Luật Dân sự? 16
  17. CHƯƠNG 2 QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ Phần 1: Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự 1.1. Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự Trong đời sống xã hội giữa con người với con người luôn luôn phát sinh nhiều mối quan hệ xã hội. Những quan hệ xã hội này được nhiều quy tắc xử sự điều chỉnh như quy phạm đạo đức, tôn giáo, tập quán, pháp luật.v.v..trong đó quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất, nhằm hướng các quan hệ xã hội phát sinh, phát triển phù hợp với ý chí của Nhà nước. Quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự được các quy phạm pháp luật dân sư tác động tới trên cơ sở chủ thể độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý và các quyền, 17
  18. nghĩa vụ của các chủ thể được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước. 1.2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự: Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng của quan hệ pháp luật nên nó cũng có những đặc điểm của quan hệ pháp luật nói chung. Nhưng xuất phát từ đặc điểm đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự, quan hệ pháp luật dân sự còn có một số đặc điểm riêng sau đây: Thứ nhất: Chủ thể tham gia quan hệ dân sự rất đa dạng nhưng độc lập về tài sản và tổ chức: Quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh thường nhật đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Do đó có thể khẳng định đây là những quan hệ xã hội phát sinh thường nhật trong một phạm vi rất rộng, đáp ứng nhu cầu của bất cứ chủ thể nào trong xã hội. Cũng chính vì thế các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng, bao gồm: cá nhân; pháp nhân; tổ hợp tác; hộ gia đình và Nhà nước. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự đều độc lập, không lệ thuộc về mặt tổ chức và tài sản. Sự bình đẳng về mặt tổ chức ở đây được hiểu là các chủ thể không lệ thuộc với nhau về mặt tổ chức, phải tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mình gây ra. Bên cạnh đó, các chủ thể bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ bằng tài sản của mình. Thứ hai: Địa vị pháp lý của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng và không phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác Trong quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể có sự độc lập tương đối về quyền và nghĩa vụ dân sự, họ tự định đoạt việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự theo nhu cầu và ý muốn của mình đồng thời phải độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi thực hiện trong quan hệ pháp luật đó. các bên tham gia giao dịch dân sự luôn bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, không có sự phân biệt về thành phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp…Sự bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự là một đặc điểm không có đối với các chủ thể khi tham gia quan hệ hành chính, hình sự. Thứ ba: Quan hệ pháp luật dân sự phát sinh trên cơ sở lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần Khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự, trong đa số các trường hợp các chủ thể luôn đặt ra và mong muốn đạt được những lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần, trong đó chủ yếu là lợi ích vật chất. Xuất phát từ đặc trưng quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ tài sản nên nó cũng mang các đặc điểm là có tính chất hàng hóa – tiền tệ và tính chất đền bù tương đương nên lợi ích về vật chất là một biểu hiện phổ biến trong quan hệ dân sự. Mặt khác, các bên thiết lập một quan hệ dân sự nhằm một mục đích nhất định, và mục đích có được thỏa mãn bằng hành vi của chính người đó hoặc bằng việc thực hiện nghĩa vụ của phía bên kia. Thứ tư: Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà có thể các bên trong quan hệ pháp luật dân sự thỏa thuận mà không trái với pháp luật. Các chủ thể tự quyết định việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách tự nguyên, nếu không tự nguyện thực hiện hoặc có hành vi vi phạm quyền của chủ 18
  19. thể quyền thì chủ thể có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự mang tính cưỡng chế. Các biện pháp này rất đa dạng, có biện pháp mang tính chất tinh thần như xin lỗi, cải chính công khai…, có biện pháp mang tính chất tài sản như: bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng… Tuy nhiên biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng để bảo vệ quyền và nghĩa vụ dân sự khi các bên tham gia không tự bảo vệ được quyền của mình bằng các biên pháp được pháp luật dân sự quy định. Ở đây chúng ta cũng cần lưu ý về sự khác nhau giữa trách nhiệm dân sự để bảo vệ quan hệ pháp luật dân sự với các loại trách nhiệm pháp lý khác. Nếu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hình sự chỉ có thể áp dụng đối với người trực tiếp vi phạm pháp luật thì trong một số trường hợp một người lại có thể phải chịu trách nhiệm dân sự vì hành vi của một người khác gây ra thiệt hại. Ví dụ như trong trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do con dưới 15 tuổi gây ra. 2. Các yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự 2.1. Chủ thể Cũng giống như quan hệ pháp luật nói chung, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những người tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự và có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ ấy. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình, Nhà nước. Tuy nhiên các chủ thể trên không thể tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật dân sự. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, nội dung của quan hệ xã hội, năng lực pháp luật dân sự … mỗi chủ thể chỉ có thể tham gia vào những quan hệ pháp luật dân sự nhất định. Ví dụ như: Đối với quan hệ thừa kế (thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật) người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân. Trong quan hệ pháp luật dân sự có những quan hệ pháp luật dân sự mà hai bên chủ thể (bên có quyền và bên có nghĩa vụ) đều được xác định . Ví dụ như quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự. Nhưng cũng có những quan hệ pháp luật dân sự chỉ có thể xác định được chủ thể quyền. Ví dụ như quan hệ pháp luật về sở hữu chỉ xác định được chủ sở hữu đối với tài sản của họ. 2.2. Khách thể Theo Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, khách thể của quan hệ pháp luật là cái mà quy phạm pháp luật tác động đến. Như vậy khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là cái mà các quy phạm pháp luật dân sự tác động tới. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: tài sản; hành vi và các dịch vụ; kết quả của hoạt dộng tinh thần sáng tạo; các giá trị nhân thân và quyền sử dụng đất. Cụ thể là: - Tài sản: Theo Điều163 Bộ luật dân sự tài sản bao gồm: “Vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản khác”. Ta có thể xem xét các khái niệm cụ thể của từng đối tượng được liệt kê trong khái niệm tài sản trên. Vật là phạm trù pháp lý, là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Tiền được hiểu là vật cùng loại đặc biệt có giá trị trao đổi với các hàng hóa, chỉ do Nhà nước ban hành và mang mệnh giá (những đồng tiền có giá trị lưu hành thì mới được coi là tiền). 19
  20. Giấy tờ có giá là loại tài sản đặc biệt do Nhà nước hoặc các tổ chức phát hành theo trình tự nhất định. Có rất nhiều loại giấy tờ có giá có hình thức khác nhau như: Công trái, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, séc…Những giấy tờ có giá này là hàng hóa trong một thị trường đặc biệt đó là thị trường chứng khóan. Quyền tài sản: là quyền trị giá được bằng tiền, có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự: Quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại… - Hành vi và các dịch vụ: Đây là khách thể chủ yếu trong các quan hệ pháp luật dân sự về nghĩa vụ và hợp đồng. Hành vi có thể là hành động (làm một cái gì đó như trả tiền, giao vật, thực hiện dịch vụ…) nhưng có thể cũng là không hành động (không làm cái gì đó như không được công bố thông tin, không được gây mất trật tự vào một thời điểm nhất định…). Các dịch vụ là một hay nhiều công việc mà chủ thể phải làm để thỏa mãn lợi ích của chủ thể phía bên kia như dịch vụ tư vấn pháp lý, gửi giữ, du lịch… - Kết quả của hoạt động tinh thần, sáng tạo: Hoạt động tinh thần sáng tạo thông thường là kết quả của hoạt động tinh thần của con người. Sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ như các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học hoặc các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (kiểu dáng công nghiệp…) - Các giá trị nhân thân Các giá trị nhân thân là khách thể quan hệ pháp luật dân sự trong các quyền nhân thân của công dân hay tổ chức. Các quyền nhân thân luôn gắn với chủ thể và không thể dịch chuyển được trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Các quyền nhân thân không phụ thuộc vào các quan hệ gia đình hay nghề nghiệp mà nó được luật pháp quy định và ngày càng mở rộng. Nội dung các quyền này đươc ghi nhận từ Điều 24 đến Điều 51 của Bộ luật dân sự năm 2005. - Quyền sử dụng đất: Là một loại khách thể đặc biệt trong các quan hệ pháp luật dân sự vì đất đai thuộc sở hữu của nhà nước nhưng nhà nước giao cho các cá nhân, tổ chức và giao cho các chủ thể này có quyền năng của chủ sở hữu (có thể là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt). 2.3. Nội dung Nội dung quan hệ pháp luật dân sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia vào quan hệ đó. Quan hệ pháp luật dân sự xác định cho những người tham gia được thực hiện những hành vi nhất định và có các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước để bảo đảm thực hiện các hành vi đó. 2.3.1 Quyền dân sự Quyền dân sự là mức độ được phép xử sự mà pháp luật dân sự quy định cho người có quyền được thực hiện và được bảo vệ bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Quyền dân sự được thể hiện dưới ba phương diện sau: - Chủ thể mang quyền có thể tự mình thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định để bảo vệ và hưởng các quyền dân sự. Ví dụ như: chủ thể tự mình thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản để thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của mình. - Có quyền yêu cầu chủ thể phía bên kia phải thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của mình. Ví dụ như: chủ sở hữu, người chiếm 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1