intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình mô đun Kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

41
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ dùng để giảng dạy ở trình độ Cao đẳng đƣợc biên soạn theo nguyên tắc quan tâm đến: tính hệ thống và khoa học, tính ổn định và linh hoạt, hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo của nghề. Kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ là một trong các giáo trình nói trên nhằm trang bị kiến thức chuyên môn cho học sinh - sinh viên ngành Kế toán doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học sinh - sinh viên học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình mô đun Kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT

  1. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 Ban hành lần: 3 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐN… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR - VT Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ đƣợc xây dựng và biên soạn trên cơ sở chƣơng trình khung đào tạo nghề Kế toán doanh nghiệp đã đƣợc trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ BR-VT phê duyệt. Giáo trình Kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ dùng để giảng dạy ở trình độ Cao đẳng đƣợc biên soạn theo nguyên tắc quan tâm đến: tính hệ thống và khoa học, tính ổn định và linh hoạt, hƣớng tới liên thông, chuẩn đào tạo của nghề. Kế toán tài sản cố đinh, công cụ, dụng cụ là một trong các giáo trình nói trên nhằm trang bị kiến thức chuyên môn cho học sinh - sinh viên nghành Kế toán doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học sinh - sinh viên học tập và nghiên cứu. Nội dung giáo trình đƣợc kết cấu thành 7 bài: Bài 1: Cách tính, phân bổ và hạch toán công cụ, dụng cụ Bài 2: Nlập chứng từ và ghi sổ về công cụ dụng cụ Bài 3: Kế toán tăng tài sản cố định Bài 4: Kế toán giảm tài sản cố định Bài 5: Cách tính khấu hao Bài 6: Phƣơng pháp kế toán khấu hao Bài 7: Kế toán sửa chữa tài sản cố định Bài 8: Kế toán thuê hoạt động Áp dụng việc đổi mới trong phƣơng pháp dạy và học, giáo trình đã biên soạn cả phần lý thuyết và thực hành. Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả đã cố gắng cập nhật theo thông tƣ mới nhất của BTC, đồng thời tham khảo nhiều giáo trình khác, nhƣng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, các anh chị đồng nghiệp và các bạn đọc để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2020 Biên soạn
  4. MỤC LỤC GIÁO TRÌNH: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ ......... 1 BÀI 1: CÁCH TÍNH, PHÂN BỔ VÀ HẠCH TOÁN CÔNG CỤ, DỤNG CỤ 3 1. Khái niệm, nhiệm vụ, phân loại ……………………………………...……… 3 2. Cách tính giá công cụ, dụng cụ ………………………………...………… 5 2.1. Cách tính giá Công cụ, dụng cụ ……………………………………… ….5 2.1.1 Tính giá công cụ, dụng cụ nhập kho …………………. ………………..5 2.1.2. Tính giá công cụ, dụng cụ xuất kho ………………………...……………6 2.2. Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế ……………………… .6 3. Phân bổ công cụ dụng cụ ………………………. …………...……………….9 3.1. Điều kiện ghi nhận công cụ dụng cụ ……………………………………….9 3.2. Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ ………………………………………..9 3.3. Các phƣơng pháp phân bổ công cụ, dụng cụ ……………………………….9 3.4. Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế BÀI 2:NLẬP CHỨNG TỪ VÀ GHI SỔ VỀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ ................ 21 1. Các loại chứng từ và sổ kế toán công cụ dụng cụ ............... 21 2. Lập chứng từ và ghi sổ kế toán công cụ dụng cụ ................ 22 2.1. Mô hình hóa hoạt động nhập kho ........................ 22 2.2. Mô hình hóa hoạt động xuất kho ............................................................ 23 BÀI 3: KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH . Error! Bookmark not defined. 1. Tổng quan về tài sản cố đinh ...................... Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái niệm, tiêu chuẩn, phân loại tài sản cố định …………… ………..29 1.2. Nguyên tắc kế toán……………………………………… ……………33 1.3. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 211, 213 ........... 33 2. Tài sản cố định nhận góp vốn liên doanh, đƣợc tài trợ, biếu tặng ...... 34 3. Tài sản cố định do mua sắm .............................. 35
  5. 4. Tài sản cố định mua dƣới hình thức trao đổi: .................. 39 5. Trƣờng hợp mua TSCĐ hữu hình theo phƣơng thức trả chậm, trả góp ..... 40 6. Tài sản cố định tăng do sửa chữa, nâng cấp ..................... 42 7. Tài sản cố định hữu hình do đầu tƣ xây dựng cơ bản theo phƣơng thức giao thầu……………………………………………………………………….. ...44 8. Tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự chế…………………………………... ...46 9. Nhập khẩu tài sản cố định……………………………………………… 47 BÀI 4: KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ................................................. 50 1.Nhƣợng bán, thanh lýtài sản cố định ………………………………………50 1.1. Nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ………………………………………………………………………….51 1.2. Nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định sử dụng trong hoạt động phúc lợi…51 2. Góp vốn bằng tài sản cố định ........................................................................ 52 3. Tài sản cố định phát hiện thừa, thiếu ............................................................ 52 3.1. Tài sản cố định phát hiện thừa …………………………………………..52 3.2.Tái sản cố định phát hiện thiếu……………………………………………53 4. Chuyển tài sản cố định thành công cụ dụng cụ ........................................... 55 BÀI 5: CÁCH TÍNH KHẤU HAO ..................................................................... 58 1. Khái niệm khấu hao tài sản cố định ........................ 58 2. Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định .................... 58 3. Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định ........... 60 4. Phƣơng pháp trích khấu hao tài sản cố định: .................. 63 4.1. Lựa chọn phƣơng pháp trích khấu hao tài sản cố định: .......... 65 4.2. Cách tính khấu hao tài sản cố định ....................... 65 BÀI 6: PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN KHẤU HAO ............................................ 75 1. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu ..................... 75 2. Phƣơng pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu ........... 76
  6. 3. Lập bảng tính khấu hao tài sản cố định ...................... 78 BÀI 7: KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ....................................... 82 1. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu ..................... 82 2. Kế toán sửa chữa thƣờng xuyên tài sản cố định ................ 83 3. Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định ....................... 83 BÀI 8: KẾ TOÁN THUÊ HOẠT ĐỘNG ........................................................... 87 1.Khái niệm về tài sản thuê hoạt động …………………..……………………..87 2. Điều kiện, phân loại thuê tái sản là thuê hoạt động …………………………87 3. Hạch tóan kế toán thuê hoạt động đối với bên đi thuê và cho thuê…………87 CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG, NÂNG CAO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 93
  7. GIÁO TRÌNH: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Tên mô đun: Kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ Mã mô đun: MĐ 15 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ là một mô đun chuyên ngành quan trọng trong chƣơng trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp, đƣợc học sau các mô đun: Nguyên lý kế toán, kế toán thanh toán, kế toán kho. - Tính chất: Mô đun kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ là mô đun bắt buộc. Mô đun này có vai trò tích cực trong việc theo dõi và quản lý tài sản trong đơn vị. Mục tiêu của mô đun: - Trình bày đƣợc khái niệm và nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ; - Trình bày đƣợc các điều kiện ghi nhận tài sản cố định; - Phân biệt đƣợc tài sản cố định và công cụ dụng cụ; - Hiểu và biết cách xác định nguyên giá, thời gian khấu hao tài sản cố định; - Nguyên tắc và cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định; - Cách tính khấu hao tài sản cố định theo các phƣơng pháp; - Cách hạch toán chi phí sửa chữa nâng cấp tài sản cố định; - Cách hạch toán nhƣợng bán tài sản cố định, thủ tục nhƣợng bán, thanh lý; - Cách tính và hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ; - Theo dõi, xác định và cập nhật đƣợc chứng từ về tài sản cố định, công cụ dụng cụ, kiểm tra xác nhận tài sản cố định, công cụ dụng cụ khi nhập; - Cập nhật tăng giảm tài sản cố định, lập danh sách tăng giảm tài sản cố định từng tháng, năm; - Theo dõi, xử lý và hạch toán tài sản cố định cho thuê và đi thuê; - Xác định thời gian khấu hao tài sản cố định (theo khung qui định nhà nƣớc), tính và làm bút toán trích khấu hao tài sản cố định, chuyển số liệu khấu hao tháng cho từng bộ phận để hạch toán; 1
  8. - Tính toán và hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ; - Tập hợp chi phí xây dựng cơ bản, chi phí sửa tài sản cố định, chi phí sửa chữa nhà xƣởng, lập quyết toán xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa hoàn thành; - Lập đƣợc biên bản bàn giao tài sản và trách nhiệm sử dụng tài sản, biên bản thanh lý tài sản cố định; - Lập đƣợcthẻ tài sản cố định, sổ tài sản cố định, Hồ sơ tài sản cố định… - Cung cấp số liệu và tài liệu liên quan về tài sản cố định khi có yêu cầu của phòng kế toán; - Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp về tài sản cố định, công cụ dụng cụ trong đơn vị; - Cần mẫn, có trách nhiệm với công việc; - Có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, quan tâm đến sự phát triển của đơn vị; Nội dung của mô đun: Số Thời Hình thức Tên các bài trong mô đun TT gian giảng dạy 1 Cách tính, phân bổ và hạch toán công cụ, dụng cụ 12 Lý thuyết 2 Lập chứng từ và ghi sổ về công cụ, dụng cụ 8 Tích hợp 3 Kế toán tăng tài sản cố định 16 Tích hợp 4 Kế toán giảm tài sản cố định 12 Tích hợp 5 Cách tính khấu hao 12 Tích hợp 6 Phƣơng pháp kế toán khấu hao 8 Tích hợp 7 Kế toán sửa chữa tài sản cố định 4 Tích hợp 8 Kế toán thuê hoạt động 3 Tích hợp Cộng 75 2
  9. BÀI 1 CÁCH TÍNH, PHÂN BỔ VÀ HẠCH TOÁN CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Mã bài: MĐ 15-01 Giới thiệu: Kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ là môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức và khái niệm cơ bản về tài sản, công cụ dụng cụ, phân biệt tài sản, công cụ dụng cụ, tính và hạch toán, cách ghi chép ra sao? Nội dung bài học dƣới đây sẽ trả lời cho chung ta cấu hỏi đó. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc khái niệm, nhiệm vụ, phân loại đƣợc công cụ dụng cụ - Trình bày đƣợc tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu của tài khoản - Tính đƣợc giá nhập và xuất kho của công cụ, dụng cụ; - Phân bổ đƣợc công cụ dụng cụ xuất dùng; - Hạch toán đƣợc các nghiệp vụ kế toán về công cụ, dụng cụ; Nội dung chính: 1. Khái niệm, nhiệm vụ, phân loại công cụ dụng cụ 1.1. Khái niệm công cụ dụng cụ Là các loại tƣ liệu lao động đƣợc sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau nhƣng không đủ tiêu chuẩn trở thành tài sản cố định. Công cụ dụng cụ ở các doanh nghiệp sản xuất là những tƣ liệu lao động có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn. Công cụ dụng cụ có các đặc điểm sau: - Về đặc điểm vận động thì công cụ dụng cụ cũng có thời gian sử dụng khá dài nên giá trị của chúng cũng đƣợc chuyển dần vào chi phí của đối tƣơng sử dụng. - Về giá trị của chúng không lớn nên để đơn giản cho công tác quản lý, theo dõi thì hoặc là tính hết giá trị của chúng vào chi phí của đối tƣợng sử dụng một lần hoặc là phân bổ dần trong một số kỳ nhât định. 1.2. Nhiệm vụ kế toán công cụ dụng cụ 3
  10. Kế toán tính toán và phân bổ giá trị của công cụ dụng cụ sử dụng vào chi phí sản xuất theo đúng chế độ quy định. Kế toán vận dụng đúng đắn các phƣơng pháp hạch toán công cụ, dụng cụ, hƣớng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập, xuất kho công cụ, dụng cụ. Kiểm tra hƣớng dẫn việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho, thƣờng xuyên đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với thẻ kho của thủ kho để xác định số tồn kho thực tế của từng loại công cụ dụng cụ. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao công cụ, dụng cụ; phát hiện và xử lý kịp thời công cụ, dụng cụ thừa, thiếu, ứ đọng kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng công cụ, dụng cụ lãng phí. Kế toán tham gia kiểm kê, đánh giá lại công cụ dụng cụ theo chế độ của nhà nƣớc. Lập các báp cáo kế toán về dụng cụ phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành và phân tích kinh tế. 1.3. Phân loại công cụ dụng cụ Căn cứ nội dung kinh tế công cụ, dụng cụ chia thành: - Dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất - Dụng cụ đồ nghề (cờ lê, kìm, búa…) - Dụng cụ quản lý (máy tính cá nhân, bàn ghế làm việc, điện thoại…) - Dụng cụ quần áo bảo hộ lao động (khẩu trang, găng tay) - Khuôn mẫu đúc các loại - Lán trại tạm thời - Các loại bao bì dùng để đựng hàng hoá, vật liệu (bao xi măng, polyêtylen…) Trong công tác quản lý căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ, dụng cụ chia thành 4 loại: - Công cụ dụng cụ lao động: bao gồm tất cả các CCDC phục vụ cho mục đích sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các dịch vụ, phục vụ bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Ví dụ: quần áo bảo hộ lao động, dao kéo,… - Bao bì luân chuyển: là các loại bao bì sử dụng nhiều lần cho nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh để chứa đựng vật tƣ, sản phẩm, hàng hóa. Sau mỗi lần xuất dùng, giá trị bao bì bị giảm dần và đƣợc chuyển vào chi phí của các đối tƣợng sử 4
  11. dụng (tính vào giá trị vật tƣ, hàng hóa chi phí bán hàng…). Ví dụ: vỏ chai thu hồi lại (nhà máy bia), giá đỡ hàng,… - Đồ dùng cho thuê: bao gồm các loại CCDC, bao bì luân chuyển doanh nghiệp dùng để cho thuê. Sau mỗi lần xuất dùng, giá trị đồ dùng cho thuê giảm dần và đƣợc tính vào chi phí hoạt động cho thuê. - Thiết bị, phụ tùng thay thế: Là những vật tƣ dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất. . . 2. Cách tính giá, hạch toán công cụ, dụng cụ 2.1. Cách tính giá Công cụ, dụng cụ Tính giá công cụ, dụng cụ tƣơng tự nhƣ cách tính giá vật liệu. 2.1.1 Tính giá công cụ, dụng cụ nhập kho: Giá nhập kho = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí thu mua thực tế - Khoản giảm giá được hưởng. + Trƣờng hợp DN là đơn vị phƣơng pháp khấu trừ thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thì giá gốc không bao gồm thuế GTGT; Trƣờng hợp tính thuế theo phƣơng pháp trực tiếp (Hoá đơn thông thƣờng) thì giá gốc bao gồm cả thuế GTGT Sau đây là các trƣờng hợp cụ thể tổng quát: - Đối với công cụ. dụng cụ nhập khẩu từ nƣớc ngoài về thì giá nhập kho gồm: Giá nhập kho = Giá mua công cụ, dụng cụ (trên tờ khai hải quan) + thuế Nhập khẩu + thuế TTĐB + Chi phí mua hàng (vận tải, bốc dỡ, lưu kho, chi phí mở thủ tục hải quan…) - các khoản giảm giá hàng mua. - Đối với công cụ. dụng cụ mua trong nƣớc thì giá nhập kho gồm: Giá nhập kho = Giá mua công cụ, dụng cụ (trên hoá đơn GTGT) + chi phí vận chuyển, bỗc dỡ - các khoản giảm giá hàng mua. - Đối với công cụ, dụng cụ tự sản xuất thì giá nhập là giá thực tế sản xuất (giá thành công xƣởng). - Đối với công cụ, dụng cụ thuê ngoài gia công chế biến thì giá nhập kho bao gồm: 5
  12. Giá nhập kho = chi phí gia công, chế biến + chi phí vận chuyển, bốc dỡ. - Đối với công cụ, dụng cụ là nhận góp từ các đơn vị cá nhân tham gia vào liên doanh, liên kết giá nhập kho là giá đã đƣợc bên nhận góp vốn và bên góp vốn đã thoả thuận hoặc đƣợc bên thứ 3 định giá. - Nhập từ quà tặng, biếu cho viện trợ… tính theo giá tƣơng đƣơng ngoài thị trƣờng của mặt hàng cùng loại. 2.1.2. Tính giá công cụ, dụng cụ xuất kho Việc tính giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho cũng đƣợc thực hiện theo một trong ba phƣơng pháp sau: - Nhập trƣớc - Xuất trƣớc; - Thực tế đích danh; - Bình quân gia quyền. 2.2. Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế 2.2.1. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu Kế toán công cụ, dụng cụ sử dụng tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ. Kết cấu của tài khoản 153 nhƣ sau: Nợ Tài khoản 153 Có Số dƣ đầu kỳ: Trị giá CCDC tồn đầu kỳ. - Trị giá thực tế của công cụ, dụng - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận kinh doanh, cho thuê hoặc góp góp vốn; vốn; - Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê - Chiết khấu thƣơng mại khi mua nhập lại kho; công cụ, dụng cụ đƣợc hƣởng; - Trị giá thực tế của công cụ, dụng - Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cụ thừa phát hiện khi kiểm kê; cho ngƣời bán hoặc đƣợc ngƣời bán giảm giá; - Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu 6
  13. phát hiện trong kiểm kê; Số dƣ cuối kỳ: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ. Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ, có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1531 - Công cụ, dụng cụ: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại công cụ, dụng cụ. - Tài khoản 1532 - Bao bì luân chuyển: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại bao bì luân chuyển sử dụng cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bao bì luân chuyển là các loại bao bì sử dụng nhiều lần, cho nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Trị giá của bao bì luân chuyển khi xuất dùng đƣợc phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán. - Tài khoản 1533 - Đồ dùng cho thuê : Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại công cụ, dụng cụ doanh nghiệp chuyên dùng để cho thuê. Chỉ hạch toán vào tài khoản này những công cụ, dụng cụ doanh nghiệp mua vào với mục đích cho thuê, trƣờng hợp không phân biệt đƣợc thì hạch toán vào tài khoản 1531. Trƣờng hợp cho thuê công cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì ngoài việc hạch toán trên tài khoản cấp 1 còn phải hạch toán chuyển công cụ, dụng cụ trên tài khoản cấp 2. - Tài khoản 1534 - Thiết bị, phụ tùng thay thế: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại thiết bị, phụ tùng thay thế không đủ tiêu chuẩn của TSCĐ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trị giá của thiết bị, phụ tùng thay thế khi xuất dùng đƣợc ngay một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh nếu đƣợc sử dụng nhƣ công cụ, dụng cụ. 2.2.2 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế NV1: Mua công cụ, dụng cụ nhập kho, nếu thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ thì giá trị của công cụ, dụng cụ đƣợc phản ánh theo giá mua chƣa có thuế GTGT, căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan, ghi: Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (giá chƣa có thuế GTGT ) 7
  14. Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (số thuế GTGT đầu vào) (1331) Có các TK 111, 112, 141, 331... (tổng giá thanh toán). Nếu thuế GTGT đầu vào không đƣợc khấu trừ thì giá trị công cụ, dụng cụ mua vào bao gồm cả thuế GTGT. NV2: Trƣờng hợp khoản chiết khấu thƣơng mại hoặc giảm giá hàng bán nhận đƣợc sau khi mua công cụ, dụng cụ (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của công cụ, dụng cụ để phân bổ số chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán đƣợc hƣởng dựa trên số công cụ, dụng cụ còn tồn kho hoặc số đã xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Nợ các TK 111, 112, 331.... Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (nếu công cụ, dụng cụ còn tồn kho) Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung (nếu công cụ, dụng cụ đã xuất dùng cho sản xuất kinh doanh) Có các TK 641, 642 (nếu công cụ, dụng cụ đã xuất dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp) Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc (nếu đƣợc phân bổ dần) Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu sản phẩm do công cụ, dụng cụ đó cấu thành đã đƣợc xác định là tiêu thụ trong kỳ) Có TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (1331) (nếu có). NV3: Trả lại công cụ, dụng cụ đã mua cho ngƣời bán, ghi: Nợ TK 331. - Phải trả cho ngƣời bán Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (giá trị công cụ, dụng cụ trả lại) Có TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu có) (thuế GTGT đầu vào của công cụ, dụng cụ trả lại cho ngƣời bán) NV4: Phản ánh chiết khấu thanh toán đƣợc hƣởng (nếu có), ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. 8
  15. 3. Phân bổ công cụ dụng cụ 3.1. Điều kiện ghi nhận công cụ dụng cụ: Theo Thông tƣ 45/2013/TT-BTC quy định: Những tài sản công ty mua về dùng cho việc sản xuất kinh doanh có giá trị trên 30.000.000 đ là TSCĐ. Nhƣ vậy những tài sản có giá trị dƣới 30.000.000 đ là Công cụ dụng cụ. 3.2. Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ: Theo Điểm d Khoản 2.2 Điều 6 Thông tƣ số 78/2014/TT-BTC hƣớng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp qui định:“Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.” 3.3. Các phƣơng pháp phân bổ công cụ dụng cụ: Để phân bổ CCDC phải dựa vào giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN (nhƣng không quá 24 tháng). - Đối với những CCDC có giá trị nhỏ, kế toán hạch toán luôn vào chi phí của tháng đó mà không cần phải nhập xuất kho. - Phân bổ 2 kỳ với tỷ lệ 50 – 50: Lần đầu là khi đƣa vào sử dụng và 50% còn lại là khi báo hỏng. - Phân bổ nhiều kỳ: Lập 1 bảng phân bổ CCDC và phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của doanh nghiệp. Hàng tháng sẽ trích đều vào chi phí. (Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất) Lƣu ý: Khi đƣa CCDC vào sử dụng, thì ngày đƣa vào sử dụng là ngày bắt đầu tính Phân bổ CCDC: Nhƣ vậy ở kỳ đầu tiên (tháng phát sinh việc mua và sử dụng CCDC) kế toán sẽ phân bổ CCDC. - Nếu mua và sử dụng CCDC là ngày 01 của tháng thì kế toán tính Phân bổ CCDC cho cả tháng phát sinh: Tổng giá trị của CCDC Phân bổ CCDC Ở tháng đầu sử dụng = Tổng số tháng phân bổ CCDC - Nếu mua và sử dụng CCDC từ ngày 02 trở đi: 9
  16. Tính số ngày sử dụng CCDC trong tháng phát sinh: Số ngày sử dụng ở tháng Tổng số ngày - Ngày bắt đầu sử = +1 đầu trong tháng dụng Tính chi phí phân bổ CCDC trong tháng phát sinh: Mức Phân bổ CCDC theo Phân bổ ở tháng đầu tháng Số ngày sử dụng ở = x sử dụng Tổng số ngày trong Tháng tháng đầu bắt đầu Phân bổ Đến cuối kỳ (cuối tháng) hạch toán kế toán về Chi phí Phân bổ trong tháng đó, theo Bộ phận sử dụng: Nợ TK 6273 – Bộ phận sản xuất Nợ TK 6413 – Bộ phận Bán hàng Nợ TK 6423 – Bộ phận Quản lý Có TK 242 – CP trả trƣớc Ví dụ: Ngày 10/02/2014, Công ty Minh Hải mua máy tính (CCDC) trị giá 15.000.000 chƣa thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển là 1.320.000 đã có thuế GTGT 10%. Tất cả chƣa thanh toán tiền. - CCDC này đƣợc mua về sử dụng ngay cho bộ phận quản lý, và công ty thực hiện phân bổ cho 16 tháng. Hướng dẫn cách tính phân bổ CCDC như sau: Nguyên giá = 15.000.000 + 1.200.000 = 16.200.000 đ. Hạch toán CCDC: a) Nợ 153: 15.000.000 Nợ 1331: 1.500.000 Có 331: 16.500.000 b) Nợ 153: 1.200.000 Nợ 1331: 120.000 Có 331: 1.320.000 10
  17. Xuất CCDC sử dụng cho bộ phận quản lý: Nợ 242: 16.200.000 Có 153 : 16.200.000 Tính phân bổ CCDC: - Số ngày sử dụng CCDC trong tháng 2/2014 = 28 – 10 + 1= 19 ngày. - Chi phí phân bổ CCDC của tháng 2/2014 = 16.200.000 = x 19 = 687.054 16 x 28 Giải thích: 16.200.000: là Tổng giá trị của CCDC. 16: là Công ty phân bổ cho 16 tháng. 28: là tháng 2/2014 có 28 ngày Cuối tháng hạch toán chi phí phân bổ CCDC trong tháng 2: Nợ 6423: 687.054 Có 242: 687.054 3.4. Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế NV1: Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh: - Nếu giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến một kỳ kế toán được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh một lần, ghi: Nợ các TK 627, 641, 642 Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (1531, 1532, 1533). - Nếu giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến nhiều kỳ kế toán được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi: a) Khi xuất công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê, ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ. b) Khi phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng kỳ kế toán, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642,... Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc. 11
  18. NV2: Ghi nhận doanh thu về cho thuê công cụ, dụng cụ, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,... Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311). NV3: Nhận lại công cụ, dụng cụ cho thuê, ghi: Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (1533) Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc (giá trị còn lại chƣa tính vào chi phí). NV4: Đối với công cụ, dụng cụ nhập khẩu: - Khi nhập khẩu công cụ, dụng cụ, ghi: Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ Có TK 331,111,112 - Phải trả cho ngƣời bán Có TK 33312 (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không đƣợc khấu trừ) Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu) Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trƣờng. Ví dụ : nhập khậu 1 CCDC có giá mua (CIF) là 20.000.000đ, thuế NK 20%, thuế GTGT không đƣợc khấu trừ 10%, thuế TTĐB 5%, . tiền hàng đã thanh toán cho ngƣời bán bằng tiền gửi ngân hàng. Nợ 153:27.720.000 Có 112: 20.000.000 Có 3333:(thuế NK): 20.000.000x20%=4.000.000 Có 3332(thuế TTĐB)= (20.000.000+4.000.000)x5% = 1.200.000 Có 33312(GTGT không đƣợc khấu trừ): = (20.000.000+4.000.000+1.200.000)x10% = 2.520.00 - Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu đƣợc khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ Có TK 33312 - Thuế GTGT phải nộp (33312). 12
  19. Ví dụ : nhập khậu 1 CCDC có giá mua (CIF) là 20.000.000đ, thuế NK 20%, thuế GTGT đƣợc khấu trừ 10%, thuế TTĐB 5%, . tiền hàng đã thanh toán cho ngƣời bán bằng tiền gửi ngân hàng. Nợ 153:25.200.000 Có 112: 20.000.000 Có 3333:(thuế NK): 20.000.000x20%=4.000.000 Có 3332(thuế TTĐB)= (20.000.000+4.000.000)x5% = 1.200.000 Nợ 133: 2.520.000 Có 33312: 2.520.000 Ví dụ 3: Nhập khẩu 2 Máy hàn có giá mua tại cửa khẩu nhập là 12.000.000đ/cái, thuế Nhập khẩu 2%, thuế GTGT đƣợc khấu trừ 10%, thuế TTĐB 2%. Tiền hàng chƣa thanh toán cho ngƣời bán. a/Nợ 153: 24.969.600 Có 331: 24.000.000 Có 3333: 480.000 Có 3332: 489.600 b/Nợ 133: 24.969.600x10% = 2.496.960 Có 33312: 2.496.960 - Trƣờng hợp mua công cụ, dụng cụ có trả trƣớc cho ngƣời bán một phần bằng ngoại tệ thì phần giá trị công cụ, dụng cụ tƣơng ứng với số tiền trả trƣớc đƣợc ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trƣớc. Phần giá trị công cụ, dụng cụ bằng ngoại tệ chƣa trả đƣợc ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm mua công cụ, dụng cụ. NV5: Khi kiểm kê phát hiện công cụ, dụng cụ thừa, thiếu, mất, hƣ hỏng, kế toán xử lý tƣơng tự nhƣ đối với nguyên vật liệu.  Phát hiện thừa chƣa rõ nguyên nhân Nợ 153: Có 3381: Khi xử lý số thừa: - Do ngƣời bán giao nhầm, đơn vị mua luôn số thừa 13
  20. Nợ 3381: Nợ 133: Có 331,111,112: - Do ngƣời bán giao nhầm, đơn vị xuất trả lại hàng Nợ 3381 Có 153: - Thừa do kế toán quên không nghi sổ sách nghiệp vụ mua CCDC chịu Nợ 3381 Nợ 133 Có 331: - Thừa không tìm ra nguyên nhân Nợ 3381 Có 711; Ví dụ : a/Đơn vị kiểm kê CCDC phát hiện thừa 2 cái máy hàn không rõ nguyên nhân có giá trị là 12.000.000đ /cái Nợ 153: 24.000.000 Có 3381: 24.000.000 TH1: tìm ra nguyên nhân số thừa 2 máy hàn do ngƣời bán giao nhầm đơn vị đã mua luôn số máy trên, ngƣời bán đã xuất hóa đơn thuế GTGT 10%, chƣa Thanh toán cho ngƣời bán. Nợ 3381:24.000.000 Nợ 133: 2.400.000 Có 331: 26.400.000 TH2¨ tìm ra nguyên nhân số thừa 2 máy hàn do ngƣời bán giao nhầm đơn vị Đx xuất hàng rả lại ngƣời bán Nợ 3381: 24.000.000 Có 153: TH3 : do kế toán quyên không ghi sổ sách mua CCDC ở ngày 2/1/2019 với 2 cái máy hàng có giá là 12.000.000đ/cái, thuế 10%, chƣa trả ngƣời bán 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2