Giáo trình môn Kế toán tài chính: Phần 2
lượt xem 5
download
(NB) Phần 2 cuốn sách giáo trình Kế toán tài chính trình bày các nội dung: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán thành phẩm, tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận, báo cáo tài chính,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình môn Kế toán tài chính: Phần 2
- ỜI I ẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta có nhiều đổi mới, chính vì vậy đòi hỏi các chính sách về kinh tế tài chính, các chế độ, chuẩn mực kế toán phải không ngừng hoàn thiện để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước và thích nghi được với môi trường hợp tác, hội nhập quốc tế như hiện nay. Do sự thay đổi và không ngừng hoàn thiện của hệ thống kế toán Việt Nam trong thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa về nội dung, chương trình đào tạo đối với các sinh viên chuyên ngành kế toán, tài chính của Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên, tập thể tác giả khoa Kế toán bao gồm Th.S Vũ Thị Thu, Th.S Đào Thị Huyền Trang, Th.S Nguyễn Quốc Huy, Th.S Ngô Thị Qu nh Nhung đã tổ chức biên soạn cuốn "Giáo trình kế toán tài chính học phần II" "Giáo trình kế toán tài chính học phần II" được hoàn thành sẽ hệ thống đầy đủ các nội dung cơ bản của kế toán tài chính liên quan tới các phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh, kế toán các khoản thanh toán, nguồn vốn chủ sở hữu, báo cáo tài chính đồng thời cập nhật toàn bộ các chế độ kế toán, chính sách kinh tế, tài chính, thuế có liên quan và bổ sung các ví dụ tình huống thực tế tại các doanh nghiệp, vì vậy giáo trình sẽ là tài liệu bổ ích, thiết thực trong công tác giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo bậc trung cấp, cao đẳng về kế toán, tài chính. Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kế toán tài chính trong phạm vi các doanh nghiệp dựa trên luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính và các văn bản pháp luật có liên quan. Kết cấu của đề tài bao gồm 5 chương, với sự tham gia biên soạn của các thành viên như sau: ộ un T n so n Chương 7: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá Th.S Vũ Thị Thu thành sản phẩm Chương 8: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ, xác định kết quả Th.S Ngô Thị Qu nh Nhung kinh doanh và phân phối lợi nhuận Chương 9: Kế toán các khoản thanh toán Th.S Vũ Thị Thu Chương 10: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu Th.S Nguyễn Quốc Huy Chương 11: Báo cáo tài chính Th.S Đào Huyền Trang Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học nhà trường cùng các thầy cô giáo và bạn đọc để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn. 1
- Chươn 7 KẾ TOÁ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢ XUẤT VÀ TÍ H GIÁ THÀ H SẢ PHẨM Nội dung chương 7 trình bày khái niệm về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, phân loại chi phí sản xuất giá thành sản phẩm, các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Sau khi học xong chương 7, người học sẽ nhận diện được các loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, có khả năng tập hợp, hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm theo đ ng quy định của chế độ kế toán và phù hợp với từng doanh nghiệp 7.1. Kh qu t hun về h phí s n xuất và thành s n phẩm 7.1.1. Chi phí sản xuất 7.1.1.1. Khái niệm Bất k một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Trong quá trình tái sản xuất, vốn của các doanh nghiệp vận động không ngừng qua ba giai đoạn cơ bản và có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là: giai đoạn mua hàng, sản xuất và bán hàng. Giai đoạn sản xuất là giai đoạn kết hợp giữa các yếu tố đầu vào là: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Trong quá trình sử dụng lao động doanh nghiệp cần phải bỏ ra các chi phí như chi phí tiền lương, tiền công, các khoản trích BHXH,...và được gọi là chi phí về lao động sống. Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp là tài sản cố định, một số công cụ dụng cụ. Những tư liệu lao động này tham gia vào nhiều chu k sản xuất kinh doanh, vì vậy giá trị của nó được chuyển dịch dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra (thể hiện dưới dạng chi phí khấu hao TSCĐ, hao mòn công cụ dụng cụ). Đối tượng lao động là nguyên liệu vật liệu được sử dụng một lần và sẽ tiêu hao hết trong quá trình sản xuất sản phẩm nên giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Chi phí về khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ và chi phí về nguyên vật liệu được coi là chi phí về lao động vật hóa. Ngoài chi phí về lao động sống và chi phí về lao động vật hóa, trong quá trình sản xuất doanh nghiệp còn phải bỏ ra các chi phí về dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Thực chất của quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình bỏ chi phí ra để sản xuất sản phẩm, dich vụ, biểu hiện bằng tiền của các chi phí đó được gọi là chi phí sản xuất. Vậy, có thể hiểu chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Ví ụ 7.1: Tại công ty cổ phần may Phương Đông, để sản xuất ra các sản phẩm: Áo sơ mi nữ, quần nam, bộ vỏ chăn, ga, gối,... Công ty phải bỏ ra các chi phí về lao động sống là chi phí về tiền lương, tiền công, các khoản bảo hiểm phải đóng cho công nhân trực tiếp (thực hiện các công 2
- việc cắt, may, là, gập, đóng gói,…) nhân viên quản lý phân xưởng,... Chi phí về lao động vật hóa là chi phí về chỉ, vải, khóa, lót quần áo, nhãn mác, nhãn p, đệm n t, tấm lót trong cổ áo, tay áo,.... Chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, dụng cụ sản xuất: nhà phân xưởng, máy may, máy cắt, bàn là,.... Cần phân biệt chi phí sản xuất với chi tiêu. Chi phí sản xuất là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuất ra sản phẩm trong một k , trong khi không phải tất cả các khoản chi tiêu đều phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm trong k đó. Các khoản chi tiêu trong k có thể liên quan đến chi phí sản xuất trong nhiều k như các khoản chi tiêu cho mua sắm tài sản cố định hoặc mua sắm vật tư dự trữ trong kho cho nhiều k sản xuất. 7.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại khác nhau, vì vậy để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất cần phải tiến hành phân loại chi phí. Phân loại chi phí là việc căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để xắp xếp chi phí thành các nhóm khác nhau. X t về mặt lý luận cũng như trên thực tế có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau, dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu: a. Phân loại theo tính chất kinh tế, nguồn gốc của chi phí (phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố) Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành 6 yếu tố: - Chi phí nguyên vật, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng vào sản xuất (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi) - Chi phí công cụ dụng cụ: Bao gồm toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng cho sản xuất - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả, các khoản trích theo lương theo quy định của công nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền phải trích khấu hao trong k cho những tài sản cố định đã sử dụng cho sản xuất trong k . - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp chi trả về các dịch vụ mua từ bên ngoài; tiền điện, tiền nước,...phục vụ cho hoạt động. - Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các khoản chi phí bằng tiền khác phát sinh ngoài năm yếu tố trên. Phân loại chi phí theo tính chất của chi phí gi p kế toán lập dự toán các chi phí sản xuất, từ đó có kế hoạch cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất: vật tư, tiền lương, vốn,...; 3
- phân loại chi phí theo tính chất còn là căn cứ để lập lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố trên thuyết minh báo cáo tài chính. b, Phân loại theo m c đích và c ng d ng của chi phí (phân loại theo khoản m c chi phí) Theo cách phân loại này chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu,... sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, ăn ca,...và các khoản trích theo lương theo quy định. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý, phục vụ quá trình sản xuất của các phân xưởng, đội và bao gồm các khoản sau: + Chi phí nhân viên: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng. + Chi phí vật liệu: Bao gồm những chi phí về vật liệu dùng chung cho việc sản xuất và quản lý ở phân xưởng. + Chi phí dụng cụ sản xuất: Bao gồm các khoản chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung ở phân xưởng. + Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình, vô hình, thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng, đội sản xuất + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí về dịch vụ mua thuê ngoài phục vụ cho sản xuất. + Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các khoản chi phí bằng tiền khác ngoài 5 yếu tố chi phí trên. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí có tác dụng cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành, đồng thời là căn cứ để để lập định mức chi phí sản xuất, lập kế hoạch sản xuất giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện giá thành, quản lý chi phí sản xuất. c, Phân loại chi phí theo cách ng x của chi phí (phân loại theo mối quan hệ của chi phí với m c độ hoạt động) Theo mối quan hệ giữa chi phí và mức độ hoạt động, chi phí được chia thành: - Chi phí cố định (định phí): Là chi phí không thay đổi tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. - Chi phí biến đổi (biến phí): Là chi phí thay đổi về tổng số tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi về mức độ hoạt động. - Chi phí h n hợp : Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố định phí và biến phí . phạm vi phù hợp chi phí h n hợp thể hiện đặc điểm của định phí, vượt quá phạm vi đó, chi phí h n hợp lại thể hiện đặc điểm của biến phí. 4
- Cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí được sử dụng phổ biến trong công tác kế toán quản trị, gi p kế toán phân tích điểm hóa vốn, mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, từ đó cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp d, Phân loại chi phí sản xuất theo ph ng pháp tập h p chi phí và mối quan hệ với đối t ng chịu chi phí Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được chia thành 2 loại: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp tới từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí (như từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động , đơn đặt hàng ….) và có thể tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể tính trực tiếp được, mà phải tập hợp, sau đó phân bổ cho từng đối tượng theo những tiêu thức thích hợp. Cách phân loại trên gi p kế toán xác định được phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng tập hợp chi phí một cách đ ng đắn và hợp lý. Ví ụ 7.2: Tại Nhà máy cán th p Thái Nguyên, trong quá trình sản xuất có rất nhiều chi phí phát sinh, kế toán có thể phân loại các chi phí này theo các tiêu thức như sau: T u thứ phân Ch phí s n xuất lo - Chi phí nguyên vật liệu: Phôi th p, dầu FO, gas, oxy, dây buộc, nhãn mác,... - Chi phí công cụ dụng cụ: Lưỡi cưa, mũi khoan, tô vít, kìm điện,... - Chi phí nhân công: Tiền lương, tiền công trả cho công nhân trực tiếp thực hiện công việc cán th p, nhân viên quản lý phục vụ Phân loại theo tính phân xưởng (quản đốc, nhân viên vệ sinh, bảo vệ phân xưởng,...), chất, nguồn gốc kinh tế các khoản trích theo lương theo quy định - Chi phí khấu hao: Khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị (máy cán th p, sàn làm nguội, trục cẩu, giá đỡ,...) - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí điện, nước phục vụ cho sản xuất - Chi phí khác bằng tiền: Tiền mua bảo hộ lao động, tiền mua đường, sữa để bồi dưỡng độc hại cho công nhân,... - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phôi thép, dầu FO, gas, oxy, Phân loại theo mục dây buộc, nhãn mác,... đích và công dụng của - Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương, tiền công, các khoản chi phí trích theo lương của công nhân trực tiếp thực hiện công việc cán thép 5
- T u thứ phân Ch phí s n xuất lo - Chi phí sản xuất chung: Chi phí vật liệu dụng cụ sản xuất: que hàn, bóng điện, lưỡi cưa, mũi khoan, tovit, kìm điện, khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng, tiền lương tiền công của nhân viên quản lý, phục vụ phân xưởng, tiền điện, nước, bảo hộ lao động, tiền ăn ca, bồi dưỡng độc hại,... - Biến phí: Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, tiền lương, tiền công của nhân viên quản lý phân Phân loại theo cách xưởng, tiền bồi dưỡng độc hại, tiền ăn ca,... ứng xử của chi phí - Định phí: Chi phí về khấu hao máy móc thiết bị sản xuất - Chi phí hỗn hợp: Tiền điện, nước,.... - Chi phí trực tiếp: Phôi th p, dầu FO (được tập hợp trực tiếp cho Phân loại theo phương từng loại sản phẩm) pháp tập hợp chi phí và - Chi phí gián tiếp: Vật liệu phụ (dây buộc, oxy, gas,...) chi phí mối quan hệ với đối nhân công, chi phí sản xuất chung (các chi phí này được tập hợp tượng tập hợp chi phí chung cho quy trình công nghệ sau đó được phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức phù hợp) 7.1.2. Giá thành sản phẩm 7.1.2.1. Khái niệm Sản xuất sản phẩm là quá trình tiêu hao chi phí để tạo ra các sản phẩm. Các sản phẩm này sẽ được tiêu thụ trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Để đảm bảo thu đủ chi và có lãi khi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu các doanh nghiệp cần phải xác định được chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm là bao nhiêu, m i sản phẩm hoàn thành được cấu thành bởi những khoản chi phí nào. Từ đây có thể thấy bản chất của giá thành sản phẩm chính là việc chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào sản phẩm (công việc, lao vụ) đã hoàn thành. Như vậy, giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành, hay nói cách khác giá thành sản ph m (c ng việc, lao v ) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ nh ng hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác tính tr n một sản ph m (c ng việc, lao v ) ho c một khối l ng sản ph m (c ng việc, lao v ) hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đ ng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, k thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. 6
- Ví ụ 7.3: Tại công ty cổ phần thương mại TNG chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc, cuối k kế toán doanh nghiệp phải tính được giá thành của các mã sản phẩm về áo sơ mi nam là: SMN01; SMN02;…Việc tính giá thành chính là việc xác định chi phí để sản xuất ra một sản phẩm SMN01, SMN02 và tổng chi phí để sản xuất ra tổng khối lượng sản phẩm SMN01, SMN02 hoàn thành trong k . 7.1.2.2. Phân loại giá thành sản ph m Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm kế toán cần phân loại giá thành theo những tiêu thức nhất định a, Phân loại giá thành theo c s số liệu và thời điểm tính giá thành Theo tiêu thức này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại : - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được tính trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Giá thành thực tế: Là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong k cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong k . Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết th c quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. b, Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán Theo tiêu thức này giá thánh sản phẩm được chia thành 2 loại: - Giá thành sản xuất (Giá thành công xưởng): Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất là căn cứ để ghi sổ kế toán thành phẩm, tính giá vốn của hàng xuất bán và xác định lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. - Giá thành toàn bộ: Bao gồm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ là căn cứ để tính lợi nhuận kế toán trước thuế. Mối quan hệ giữa giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ thể hiện qua công thức sau: Giá thành Giá thành Chi phí toàn bộ của sản xuất của Chi phí quản lý = + + sản phẩm sản phẩm bán hàng doanh tiêu thụ tiêu thụ nghiệp 7
- 7.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau trên các phương diện sau: - Khi nói đến chi phí sản xuất là x t đến hao phí trong một thời k nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định tính cho một khối lượng sản phẩm hoàn thành nhất định. - Về mặt lượng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm dở dang đầu k hoặc cuối k . Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau: Z = Dđk + C – Dck Trong đó : Z : Tổng giá thành sản phẩm Dđk : Trị giá sản phẩm dở dang đầu k C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong k Dck : Trị giá sản phẩm dở dang cuối k 7.1.4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Để có thể đưa ra chỉ tiêu về chi phí sản xuất và giá thành trung thực, khách quan, kịp thời phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đòi hỏi phải tổ chức thật tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Kế toán trong doanh nghiệp cần phải xác định rõ nhiệm vụ của mình trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau: - Nhận thức đ ng đắn được vai trò quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Xác định đ ng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm và khả năng hạch toán, làm căn cứ để tổ chức việc ghi ch p kế toán ban đầu đầy đủ, khoa học, đ ng quy định. - Lựa chọn các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối k , phương pháp tính giá thành phù hợp. 8
- - Tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất phát sinh theo đ ng đối tượng tập hợp chi phí bằng các phương pháp phù hợp. Đảm bảo cung cấp số liệu trung thực, khách quan, kịp thời để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. - Định k thực hiện lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, từ đó đưa ra các biện pháp tư vấn cho nhà quản trị nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 7.2. Kế to n tập hợp h phí s n xuất 7.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết trong công tác kế toán chi phí sản xuất. Các hoạt động sản xuất được tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau: Các phân xưởng, tổ đội và ở từng địa điểm sản xuất có thể sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau, như vậy chi phí sản xuất có thể phát sinh ở các nơi khác nhau và có liên quan đến nhiều loại sản phẩm. Chính vì vậy các chi phí sản xuất phát sinh cần phải được tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định, đó chính là đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Vậy đối t ng kế toán tập h p chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất đ c tập h p nhằm đáp ng y u cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản ph m. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ…) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…). Để xác định đ ng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán cần căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí, đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là: từng sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, từng phân xưởng, từng giai đoạn công nghệ sản xuất, toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp,... Ví ụ 7.4: - Tại các công ty sản xuất th p, do đặc điểm của quá trình sản xuất là kh p kín, từ nguyên vật liệu chính đầu vào là phôi th p đưa vào dây chuyền sản xuất, cuối quy trình công nghệ cho ra các sản phẩm khác nhau là th p thành phẩm nên kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng sản phẩm hoàn thành - Tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là từng lô sản phẩm sản xuất 9
- 7.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định. Tu theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp: - Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí riêng biệt và công tác hạch toán, ghi ch p ban đầu cho ph p tập hợp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. - Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và không tổ chức ghi ch p ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng liên quan, kế toán phải tiến hành theo trình tự: + Tổ chức ghi ch p ban đầu, xác định tổng chi phí sản xuất cần phân bổ cho các đối tượng. + Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí theo công thức: C Ci n xTi Ti t 1 Trong đó: Ci : Là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tương thứ i C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ n Ti t 1 : Tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ Ti : Đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể được xác định riêng rẽ cho từng khoản chi phí, hoặc có thể xác định chung cho tổng số chi phí cần phân bổ. Tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, có thể là: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, số giờ lao động trực tiếp,... 10
- Ví ụ 7.5: Tại công ty Cán th p Thái Nguyên trong tháng 2/N sản xuất 2 loại sản phẩm là th p Vằn D18 và th p Vằn D20, trong k kế toán tập hợp được các chi phí sản xuất như sau: (ĐVT: 1.000đ) - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 800.000, trong đó: + Sản phẩm th p vằn D18: 500.000 + Sản phẩm th p vằn D20: 300.000 - Chi phí nhân công trực tiếp: 50.000 - Chi phí sản xuất chung: 80.000 Y u ầu: Tập hợp chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm Tài liệu bổ sung: Chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo khối lượng sản phẩm hoàn thành, chi phí sản xuất chung phân bổ theo định mức chi phí do công ty xây dựng. Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong k như sau: Th p D18: 50 tấn, th p D20: 30 tấn. Định mức chi phí sản xuất chung cho 1 tấn th p D18 là: 900; 1 tấn th p D20 là: 1.000 Bà ( VT: 1.000đ) - Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: + Cho sản phẩm th p D18 = 50.000/(50 + 30) x 50 = 31.250 + Cho sản phẩm th p D20 = 50.000 – 31.250 = 18.750 - Phân bổ chi phí sản xuất chung + Cho sản phẩm th p D18 = [80.000/(50 x 900 + 30 x 1.000)] x 50 x 900 = 48.000 + Cho sản phẩm th p D20 = 80.000 – 48.000 = 32.000 - Tổng chi phí sản xuất của từng sản phẩm là: + Thép D18 = 500.000 + 31.250 + 48.000 = 579.250 + Thép D20 = 300.000 + 18.750 + 32.000 = 350.750 7.2.3. Kế toán chi phí sản xuất 7.2.3.1. Kế toán chi phí nguy n liệu, vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan tới từng đối tượng tập hợp chi phí thì kế toán tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng đó, còn đối với các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì kế toán sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp để xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí. Tiêu chuẩn phân bổ có thể được xác định như sau: - Đối với chi phí nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài phân bổ theo: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất. 11
- - Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu phân bổ theo: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất. Ví ụ 7.6: Tại Nhà Máy cán th p Thái nguyên, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính là phôi th p, chi phí nguyên vật liệu phụ là: oxy, gas, dây đai, dây buộc, trục cán, khớp nối,...trong đó chi phí nguyên vật liệu chính được tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm th p sản xuất ra, còn nguyên vật liệu phụ được kế toán tập hợp chung cho toàn quy trình công nghệ sản xuất sau đó đến cuối k phân bổ cho từng sản phẩm hoàn thành theo chi phí kế hoạch do nhà máy xây dựng. Cuối k , căn cứ vào báo cáo của bộ phận sản xuất, kế toán xác định giá trị của nguyên vật liệu xuất dùng không hết trong k , giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) để xác định chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong k . Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá CPNVLTT xuất, sử dụng còn lại đầu k ở còn lại cuối = + - - phế liệu trong k trực tiếp cho SX địa điểm sản k chưa sử thu hồi SP trong k xuất dụng hết Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán: Phiếu xuất kho (nếu nguyên vật liệu được xuất ra từ kho), hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng (nếu nguyên vật liệu mua ngoài đưa ngay vào sản xuất không qua nhập kho), phiếu báo vật tư còn lại cuối k , bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,.... Từ các chứng từ kế toán trên, kế toán sẽ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và ghi ch p trên tài khoản 621 - Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp. TK 621 chỉ dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, khách sạn, du lịch, dịch vụ khác. Kết ấu và nộ un ph n nh ủa TK 621 - Chi phí nguyên l ệu, vật l ệu trự t ếp B n ợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong k hạch toán. Bên Có: - Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong k vào TK 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc TK 631 "Giá thành sản xuất" và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ; - Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. TK 621 không có số dư cuối k 12
- Phươn ph p ế to n một s ao ị h nh tế hủ yếu (1) Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong k , kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để xác định giá trị thực tế xuất kho, ghi: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. (2) Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, căn cứ vào hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT, các chứng từ có liên quan, ghi: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 331, 141, 111, 112, . . . (3) Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp (Không qua nhập kho) sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, căn cứ vào hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT, các chứng từ có liên quan, ghi: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Giá mua có thuế GTGT) Có các TK 331, 141, 111, 112,. . . (4) Cuối k , nếu số nguyên liệu, vật liệu xuất ra trong k không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ, nhập lại kho, kế toán căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối k , phiếu nhập kho ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. (5) Cuối k , nếu có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết để lại k sau sử dụng tiếp, kế toán căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối k , ghi bằng b t toán ghi âm: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (6) Cuối k kế toán, tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thánh sản phẩm, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định k ) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường) Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Căn cứ vào chứng từ, kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp Sổ kế toán chi tiết được sử dụng để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo chế độ kế toán hiện hành là sổ chi phí sản xuất kinh doanh (mẫu số S36-DN) 13
- B ểu 7.1 Sổ h phí s n xuất nh oanh Đơn vị:..................... Mẫu s S36 - DN Địa chỉ:.................... (Ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC) SỔ CHI PHÍ SẢ XUẤT KI H DOA H (Dùng cho các TK 621, 622, 623, 627, 154, 631, 641, 642, 242, 335, 632) - Tà ho n:.............................................. - T n phân xưởn :................................... - T n s n phẩm, ị h vụ:......................... Chứn từ Tài Gh ợ Tà ho n Ngày, ho n Chia ra tháng D ễn Tổn SH NT đ h sổ s t ền ..... ....... ....... ứn A B C D E 1 2 3 4 - Số dư đầu k - Số phát sinh trong k - Cộng số phát sinh trong k - Ghi có TK.... - Số dư cuối k - Sổ này có .....trang, đánh số từ trang 01 đến trang...... - Ngày mở sổ:............. Ngày.......tháng.........năm.......... ườ h sổ Kế to n trưởn (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Số chứng chỉ hành nghề - Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán Sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí (theo phân xưởng, tổ đội sản xuất, theo sản phẩm, nhóm sản phẩm,...dịch vụ hoặc theo từng nội dung chi phí) Phương pháp ghi sổ như sau: - Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh k trước - phần " số dư cuối k ", để ghi vào dòng " số dư đầu k " ở các cột phù hợp (cột 1 đến cột 4) 14
- - Phần "số phát sinh trong k ": Căn cứ vào chứng từ kế toán (chứng từ gốc, bảng phân bổ) để ghi vào sổ chi tiết chi phí SXKD như sau: + Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ; + Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ dùng để ghi sổ; + Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh + Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng + Cột 1: Ghi tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh + Từ cột 2 đến cột 8: Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào các cột phù hợp tương ứng với nội dung chi phí đáp ứng yêu cầu quản lý của từng tài khoản của doanh nghiệp - Phần dòng "số dư cuối k " được xác định như sau: Số dư cuối k = Số dư đầu k + Phát sinh Nợ - Phát sinh Có Ví ụ 7.7: Tại công ty chè Sông Cầu, trong tháng 10/N có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (1). Phiếu xuất kho số XK30/VT ngày 3/10: Xuất vật liệu chính 9.000kg chè tươi để sản xuất sản phẩm chè Nõn tôm, biết đơn giá vật liệu xuất kho là 20.000đ/kg. (2). Phiếu xuất kho số XK31/VT ngày 3/10: Xuất kho nhiên liệu 100kg than cám cho sản xuất các sản phẩm chè trong k , đơn giá xuất kho than cám là 6.000đ/kg. (chi phí về nhiên liệu phân bổ cho các sản phẩm theo khối lượng sản phẩm hoàn thành trong k ) (3). Phiếu xuất kho số XK32/VT ngày 14/10: Xuất kho vật liệu phụ 3.000 t i bao bì để đóng gói chè Nõn tôm, trị giá xuất kho là 1.800đ/chiếc. (4). Phiếu xuất kho số XK33/VT ngày 15/10: Xuất kho vật liệu chính 6.000kg chè tươi để sản xuất sản phẩm chè Đinh, biết đơn giá vật liệu xuất kho là 21.000đ/kg. (5). Phiếu xuất kho số XK34/VT ngày 25/10: Xuất kho vật liệu phụ 2.000 t i bao bì để đóng gói chè Đinh, trị giá xuất kho là 2.000đ/chiếc. (6). Cuối tháng, tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các sản phẩm chè sản xuất trong tháng. Y u ầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2. Ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 (chi tiết cho chè Nõn tôm) Tài liệu bổ sung: Công ty kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, giả định trong k chỉ sản xuất 2 sản phẩm là chè Nõn tôm và chè Đinh. Cuối k sản xuất hoàn thành 3.000kg chè Nõn tôm và 2.000kg chè Đinh. 15
- Bà ( VT: đ) 1. Định khoản (1) Nợ TK 621 180.000.000 (Chi tiết: chè Nõn tôm: 180.000.000) Có TK 152 180.000.000 (2) Nợ TK 621 600.000 Có TK 152 600.000 (3) Nợ TK 621 5.400.000 (Chi tiết: chè Nõn tôm: 5.400.000) Có TK 152 5.400.000 (4) Nợ TK 621 126.000.000 (Chi tiết: chè Đinh: 126.000.000) Có TK 152 126.000.000 (5) Nợ TK 621 4.000.000 (Chi tiết: chè Đinh: 4.000.000) Có TK 152 4.000.000 (6) Phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Vật liệu phụ phân bổ cho từng sản phẩm như sau: 600.000 Chè Nõn tôm = x 3.000 = 360.000 3.000 + 2.000 600.000 Chè Đinh = x 2.000 = 240.000 3.000 + 2.000 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng sản phẩm như sau: + Chè Nõn tôm: 180.000.000 + 5.400.000 + 360.000 = 185.760.000 + Chè Đinh: 126.000.000 + 4.000.000 + 240.000 = 130.240.000 - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154 316.000.000 (Chi tiết: Chè Nõn tôm: 185.760.000 Chè Đinh : 130.240.000) Có TK 621 316.000.000 (Chi tiết: Chè Nõn tôm: 185.760.000 Chè Đinh : 130.240.000) 16
- 2. Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 - Chè nõn tôm Đơn vị:..................... Mẫu s S36 - DN Địa chỉ:.................... (Ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢ XUẤT KI H DOA H - Tà ho n: 621 - T n phân xưởn : Phân xưởn hè - T n s n phẩm, ị h vụ: Chè õn tôm vt: đ Ngày, Chứn từ Gh ợ Tà ho n TK đ tháng D ễn Chia ra SH NT ứn Tổn s t ền h sổ VLC VLP NL A B C D E 1 2 3 4 S ph t s nh th n 10 3/10 XK30 3/10 Xuất chè tươi cho SX 152 180.000.000 180.000.000 /VT 3/10 XK31 3/10 Xuất kho nhiêu liệu cho SX 152 360.000 360.000 /VT 14/10 XK32 14/1 Xuất t i bao gói sản phẩm 152 5.400.000 5.400.000 /VT 0 Cộn s ph t s nh th n 10 185.760.000 180.000.000 5.400.000 360.000 Ghi có TK 621 154 185.760.000 7.2.3.2. Kế toán chi phí nhân c ng trực tiếp Chi phi nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền ăn ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất. Chi phí tiền lương, tiền công được xác định cụ thể tùy thuộc vào hình thức tiền lương thời gian hay lương sản phẩm. Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) tính vào chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào tiền lương để tính các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất và tỷ lệ trích theo quy chế tài chính hiện hành của từng k . Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được như tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền lương theo thời gian của công trình sản xuất thực hiện nhiều công tác khác nhau… thì được tập hợp chung, sau đó chọn tiêu 17
- chuẩn thích hợp (như chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất…) để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Căn cứ để xác định chi phí nhân công trực tiếp là các bảng thanh toán tiền lương của các phân xưởng, tổ, đội sản xuất, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng thanh toán làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền thuê ngoài, bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội,... Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản 622 dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn,...) Kết ấu và nộ un ph n nh ủa TK 622 - h phí nhân ôn trự t ếp: B n ợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định phát sinh trong k . Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”; - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632. Tài khoản 622 không có số dư cuối k . Phươn ph p ế to n một s ao ị h nh tế ph t s nh (1) Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334 - Phải trả người lao động. (2) Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp kinh phí, công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (Phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết: TK 3382 - Kinh phí công đoàn TK 3383 - Bảo hiểm xã hội TK 3384 - Bảo biểm y tế TK 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp ). (3). Khi trích trước tiền lương nghỉ ph p của công nhân sản xuất, ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả. 18
- (4). Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ ph p, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ ph p của công nhân sản xuất, ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (nếu chưa trích trước tiền lương nghỉ ph p) Nợ TK 335 - chi phí phải trả (nếu đã trích trước tiền lương nghỉ ph p) Có TK 334 - Phải trả người lao động (5) Cuối k kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 hoặc bên Nợ TK 631 theo đối tượng tập hợp chi phí, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Kế toán HTK theo phương pháp KKTX) Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường) Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Căn cứ vào các chứng từ kế toán, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp. Để theo dõi chi tiết chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng tập hơp chi phí (theo phân xưởng, bộ phận sản xuất, theo sản phẩm, nhóm sản phẩm,...dịch vụ hoặc theo từng nội dung chi phí) kế toán sử dụng sổ chi phí sản xuất kinh doanh (mẫu số S36-DN) Ví ụ 7.8: Tại công ty chè Sông Cầu, trong tháng 10/N có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền lương của công nhân sản xuất như sau: (1) Trích nội dung bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội số PBTLT10 ngày 31/10 như sau: - Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 120.000.000đ - Tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 8.000.000đ - Các khoản bảo hiểm trích theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành biết qu tiền lương để tính các khoản trích theo lương đối với công nhân trực tiếp sản xuất là: 100.000.000đ (2) Phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm Y u ầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2. Khi sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622 – Chi tiết Chè Nõn tôm Tài liệu bổ sung: Công ty kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giả định trong k công ty chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm chè Nõn tôm và Chè đinh. Chi phí nhân công phân bổ cho sản phẩm theo khối lượng sản phẩm hoàn thành trong k . Bà ( VT: đ) 1. Định khoản (1a) Nợ TK 622: 128.000.000 Có TK 334: 128.000.000 (1b) Nợ TK 622: 24.000.000 Nợ TK 334: 10.500.000 Có TK 338: 34.500.000 19
- (Chi tiết TK 3382: 2.000.000 TK 3383: 26.000.000 TK 3384: 4.500.000 TK 3386: 2.000.000 (2) - Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các sản phẩm: 152.000.000 Chè Nõn tôm = x 3.000 = 91.200.000 3.000 + 2.000 152.000.000 Chè Đinh = x 2.000 = 60.800.000 3.000 + 2.000 - Kết chuyển chi phí Nợ TK 154: 152.000.000 (Chi tiết: Chè Nõn tôm: 91.200.000 Chè Đinh: 60.800.000) Có TK 622: 152.000.000 (Chi tiết: Chè Nõn tôm: 91.200.000 Chè Đinh: 60.800.000) 2. Ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622 - chi tiết chè Nõn tôm Đơn vị:..................... Mẫu s S36 - DN Địa chỉ:.................... (Ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI PHÍ SẢ XUẤT KI H DOA H - Tà ho n: 622 - Tên phân xưởn : Phân xưởn hè - T n s n phẩm, ị h vụ: Chè õn tôm Chứn từ Gh ợ Tà ho n 622 TK Ngày, Chia ra đ tháng D ễn Tổn s C ho n SH NT ứn h sổ t ền ươn ăn a trích theo g lươn A B C D E 1 2 3 4 Số phát sinh tháng 10 31/10 BPBT 31/10 - Tiền lương, tiền ăn ca 334 76.800.000 72.000.000 4.800.000 LT10 - Các khoản trích theo lương 338 14.400.000 14.400.000 phân bổ cho chè nõn tôm - Cộng số phát sinh tháng 10 91.200.000 72.000.000 4.800.000 14.400.000 - Ghi có TK 622 154 91.200.000 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình về Kế toán công ty
226 p | 735 | 362
-
Giáo trình môn Kế toán quốc tế
97 p | 947 | 138
-
Đề cương giáo trình môn Kế toán tài chính - GS.TS Ngô Thế Chi (chủ biên)
670 p | 294 | 89
-
Giáo trình môn học Thực hành kế toán trong doanh nghiệp sản xuất (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 1
164 p | 59 | 22
-
Giáo trình môn học Thực hành kế toán trong doanh nghiệp sản xuất (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2
114 p | 61 | 17
-
Giáo trình môn học Kế toán doanh nghiệp 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2
54 p | 77 | 17
-
Giáo trình môn học Kế toán thuế
66 p | 89 | 15
-
Giáo trình môn Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 1
106 p | 103 | 15
-
Giáo trình môn học Thực hành kế toán trong doanh nghiệp thương mại (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2
79 p | 40 | 14
-
Giáo trình môn Kế toán quản trị (196 trang)
196 p | 52 | 10
-
Giáo trình môn học Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 1
56 p | 139 | 9
-
Giáo trình Thuế - Kế toán Thuế (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long
54 p | 47 | 8
-
Giáo trình môn Kế toán tài chính: Phần 1
293 p | 27 | 5
-
Giáo trình môn học Thực hành kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 1
86 p | 52 | 5
-
Giáo trình môn học Thực hành kế toán trong đơn vị hành chính nhân sự (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 1
105 p | 39 | 4
-
Giáo trình Thực tập kế toán tài chính doanh nghiệp sản xuất (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
89 p | 6 | 3
-
Giáo trình Thực tập kế toán tài chính doanh nghiệp 2,3 (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
54 p | 3 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn