intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình môn Quản trị ngành Công tác xã hội: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

172
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 giáo trình gồm các chương: Quản trị công tác xã hội khái niệm và nhu cầu thực tế, cơ sở lý luận khoa học của quản trị công tác xã hội, hoạt động chuyên môn quản trị công tác xã hội, lập kế hoạch và ra quyết định trong quản trị công tác xã hội, tổ chức trong quản trị công tác xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình môn Quản trị ngành Công tác xã hội: Phần 1

  1. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH Chương 1 QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI KHÁI NIỆM VÀ NHU CẦU THỰC TẾ 1. Khái quát về quản trị CTXH 1.1. Khái niệm quản trị Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm đạt được những mục tiêu đã vạch ra một cách có hiệu quả trong những điều kiện biến động của môi trường quản trị hoạt động. 1.2. Khái niệm quản trị công tác xã hội Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về quản trị công tác xã hội, trong cuốn “Quản lý công tác xã hội” (Social work administration) định nghĩa “Quản trị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội có liên quan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp con người đáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiềm năng bản thân” 1. Walter friedlande – một nhà nghiên cứu công tác xã hội người Đức cho rằng “quản trị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội dựa vào các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học quản trị nói chung nhưng đề cập đến những công việc đặc thù của công tác xã hội là nhận diện và giải quyết các vấn đề của con người và thoả mãn nhu cầu con người”2. Skidmore coi quản trị công tác xã hội là “hành động của đội ngũ nhân sự sử dụng các tiến trình xã hội để chuyển đổi chính sách xã hội của cơ sở bằng việc cung ứng các dịch vụ xã hội”3. Theo ông đó là một tiến trình phải thực hiện với việc điều hành một tổ chức và có liên quan đến các mục tiêu, các chính sách, đội ngũ cán bộ, nhân viên, quản lý, các dịch vụ và lượng giá. Kidneigh có quan niệm khác Skidmore, cho rằng “Quản trị công tác xã hội là một tiến trình chuyển đổi chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội…trong một tiến trình hai chiều: 1,chuyển đổi chính sách thành các dịch vụ cụ thể, và 2, sử dụng kinh nghiệm để sửa đổi chính sách”4. 1Cordero, Erlinda A, Guiterz, consueloL and Pangalagan, Evelyn A (1985) Administration and supervision in Social work. Malina: Schools of Social work Association of the Philippines. (P4). 2 Friedlander Walter (1958) Concepts and Methods of Social work, New Jersey: Prentice Hall InC. (P 288). 3Skidmore, Rex A (1995) Social word Administration: Dynamic Management and Human relation ships. 3rd ed. MA: Allyn & Bacon. 4Quản trị ngành công tác xã hội,Bộ giáo dục và đào tạo,Đai học mở bán công TP.Hồ Chí Minh., Khoa Phụ nữ học.Bản dịch của Lê Chí An (từ tiếng Anh) TP.Hồ CHÍ Minh,năm 1998.,Tr.8 1
  2. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH Trecker cho rằng, “Quản trị công tác xã hội là một tiến trình làm việc với con người bằng cách phát huy và liên kết năng lực của họ để họ sử dụng mọi tài nguyên sẵn có để thực hiện mục đích cung cấp cho cộng đồng những chương trình và dịch vụ cần đến”(5). Từ những quan điểm này chúng ta có thể tóm tắt lại, quản trị công tác xã hội có thể xem như là hành động của nhân viên sử dụng các tiến trình xã hội để chuyển biến đổi các chính sách xã hội của cơ sở thành các dịch vụ xã hội. Nó bao gồm người điều hành – những nhà lãnh đạo – và tất cả nhân viên khác – những cấp dưới. Tiến trình căn bản thường được dùng là: hoạch định, tổ chức, nhân sự, lãnh đạo và kiểm tra(6). 1.3. Các đặc trưng của Quản trị công tác xã hội -Là một tiến trình liên tục, năng động để sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. -Là sự phối hợp, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và lượng giá các hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả chức năng quản lý trong một cơ quan, tổ chức hoạt động công tác xã hội. -Là hành động của các nhân viên công tác xã hội và các nhà lãnh đạo, quản lý cơ sở để chuyển đổi các chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội hỗ trợ giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết các khó khăn. 1.4. Mục đích của Quản trị công tác xã hội - Mục đích của quản trị công tác xã hội nhằm nâng cao tính trách nhiệm và hiệu quả công việc của nhân viên và tổ chức làm công tác xã hội; qua đó nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội, giảm thiểu những thất thoát, lãng phí các nguồn lực của công tác xã hội. 1.5. Hoạt động chủ yếu của Quản trị công tác xã hội 1. Khảo sát cộng đồng. 2. Xác định mục đích của cơ sở để lựa chọn. 3. Cung cấp các nguồn tài chính, lập ngân sách và kế toán. 4. Triển khai các chính sách của cơ sở, các chương trình và biện pháp thực hiện. 5 Quản trịngành công tác xã hội,Bộ giáo dục và đào tạo,Đai học mở bán công TP.Hồ Chí Minh., Khoa Phụ nữ học.Bản dịch của Lê Chí An (từ tiếng Anh) TP.Hồ CHÍ Minh,năm 1998.,Tr.8 6Trích theo Quản trị ngành công tác xã hội,Bộ giáo dục và đào tạo,Đai học mở bán công TP.Hồ Chí Minh., Khoa Phụ nữ học.Bản dịch của Lê Chí An (từ tiếng Anh) TP.Hồ CHÍ Minh,năm 1998.,Tr.9 2
  3. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH 5. Làm việc với ban lãnh đạo cơ sở, nhân viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, ban điều hành, các uỷ ban chuyên môn và những người tình nguyện. 6. Cung cấp và bảo trì máy móc, thiết bị hàng hoá vật dụng. 7. Triển khai kế hoạch, thiết lập và duy trì các mối quan hệ hiệu quả với cộng đồng và các chương trình tăng cường sự hiểu biết với cộng đồng. 8. Giữ gìn đầy đủ và chính xác các tư liệu hoạt động của cơ sở và lập báo cáo đều đặn. 9. Lượng giá liên tục chương trình hoạt động và nhân sự, kế hoạch và tổ chức nghiên cứu khảo sát. 1.6. Chức năng của Quản trị công tác xã hội Quản trị công tác xã hội có 3 chức năng sau: 1. Giải quyết các nhu cầu xã hội được nhận diện thông qua các dịch vụ xã hội công hoặc tư. 2. Cải tiến hoặc đưa ra các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của các nhóm đối tượng cần được giúp đỡ cụ thể hay của một cộng đồng. 3. Ra quyết định ở mọi cấp quản trị. 1.7. Vai trò của Quản trị công tác xã hội Vai trò của quản trị công tác xã hội là vận dụng khả năng nhân sự, thực hành việc điều phối các hoạt động của các cơ sở an sinh xã hội, từ cấp độ vĩ mô đến vi mô nhằm đạt được hiệu quả cao nhất so với mục tiêu của tổ chức. * Quản trị công tác xã hội đặt trọng tâm vào việc phân công công việc ở cơ sở, giao phó trách nhiệm rộng rãi cho các cán bộ ở cơ sở như phân công công việc và chức năng cho mỗi cấp. Quản trị công tác xã hội coi trọng cơ sở, luôn biết tạo ra bầu không khí dân chủ, thoải mái tự do, sáng tạo để khai thác tối đa nguồn lực và những hoạt động phối hợp của cơ sở. Quản trị công tác xã hội là một tiến trình liên tục, năng động nhằm đạt được mục đích chung. Đó là quá trình phối hợp và hợp tác để khai thác nguồn tài nguyên nhân lực và vật lực bao hàm cả những hoạt động hoạch định, tổ chức và lãnh đạo Quản trị công tác xã hội là một phương pháp đồng thời là một kỹ năng. Các phương pháp quản trị hiệu quả bao gồm các phương pháp: phương pháp giáo dục tư tưởng; phương pháp tâm lý xã hội; phương pháp hành chính pháp luật; phương pháp tổ chức, điều khiển, giám sát; phương pháp kinh tế. Quản trị 3
  4. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH công tác xã hội là một kỹ năng, bao gồm các kỹ năng cá nhân như: soạn thảo văn bản, viết báo cáo, ghi chép các sự việc, xử lý các tình huống.. và các kỹ năng dưới góc độ tổ chức như: lập kế hoạch điều hành, kiểm soát, bố trí cán bộ, điều phối ngân sách hoạt động… Quản trị công tác xã hội có mặt ở tất cả các cấp độ của công tác xã hội,từ cấp độ vĩ mô đến cấp đô vi mô. Nó là một hệ thống rộng khắp bao phủ toàn bộ xã hội. Quản trị công tác xã hội đòi hỏi rất cao phải có một hệ thống thể chế đồng bộ, thống nhất cũng như một đội ngũ những người làm quản trị xã hội có năng lực, giàu tâm huyết, được đào tạo chuyên môn bài bản và một bản lĩnh nghề nghiệp chắc chắn. 2. Phân loại Quản trị công tác xã hội 2.1.Nhà quản trị công tác xã hội Nhà quản trị công tác xã hội là tất cả những người làm công việc điều hành, hoạch định, tổ chức, quản lý nhân sự, lãnh đạo và kiểm tra các tiến trình xã hội để chuyển đổi các chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội; họ cũng đồng thời là những người giúp cho việc hình thành nên các chính sách, thường xuyên sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách xã hội nhằm làm cho các chính sách luôn phù hợp với những nhu cầu thực tế của cơ sở. Nhà quản trị công tác xã hội có vai trò hết sức quan trọng đến thành công hay thất bại của công tác xã hội. Năng lực và hành vi của họ có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của việc cung ứng các dịch vụ xã hội. Ở các nước phát triển, phần lớn các sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ ngành công tác xã hội có nguyện vọng và tâm huyết với ngành đều có thể trở thành nhà quản trị công tác xã hội. 2.2.Năng lực của nhà quản trị công tác xã hội Theo ý kiến của một ủy ban thuộc hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ, Nhà quản trị công tác xã hội phải có những năng lực sau: 1. Suy nghĩ và vạch kế hoạch trước một cách thực tế. 2. Đánh giá tính khả thi của từng kế hoạch. 3. Xem xét nhiều phương án khác nhau để thực hiện công việc. 4. Lường trước và đánh giá được ảnh hưởng có thể có của các quyết định. 5. Xếp đặt các yêu tiên. 6. Ra các quyết định 7. Xử lý đồng thời nhiều vai trò và nhiệm vụ 8. Duy trì được trạng thái cân bằng cá nhân. 4
  5. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH 9. Hiểu biết chức năng của hệ thống hành chính và lý thuyết về tổ chức và sử dụng hiểu biết này để đạt được những mục đích của cơ sở. 10. Khiến người khác làm việc có năng suất,tận dụng tài năng của từng cá nhân,nhóm và loại bỏ những hạn chế của họ. 11. Sử dụng quyền và ủy quyền một cách hữu ích 12. Giao tiếp có hiệu quả với người khác 13. Hành động kiên quyết. 2.3.Kiến thức của nhà quản trị công tác xã hội Nhà quản trị cần có những kiến thức cơ bản sau đây: 1. Nhà quản trị phải biết về mục đích, chính sách, dịch vụ và tài nguyên của cơ sở. 2. Nhà quản trị có kiến thức cơ bản về động thái hành vi con người. 3. Nhà quản trị có một kiến thức toàn diện về các tài nguyên cộng đồng,đặc biệt là những tài nguyên liên quan đến cơ sở của mình. 4. Nhà quản trị am hiểu các phương pháp công tác xã hội được sử dụng ở cơ sở. 5.Nhà quản trị biết về các nguyên tắc,các tiến trình và các kỹ thuật quản trị. 6. Nhà quản trị quen biết nhiều với hiệp hội nghề nghiệp về công tác xã hội. 7. Nhà quản trị am hiểu về lý thuyết tổ chức. 8. Nhà quản trị biết các tiến trình và kỹ thuật lượng giá. 2.4. Thái độ của nhà quản trị -Nhà quản trị tôn trọng mọi cá nhân như là những nhân cách độc lập,toàn vẹn và có tính riêng tư. Nhà quản trị nhìn nhận rằng không ai là hoàn hảo cả và coi đây là tiền đề trong ứng xử với mọi nhân viên và với chính mình. Nhà quản trị mong muốn tạo ra một môi trường làm việc và bầu không khí tình cảm để đem lại điều tốt nhất cho mỗi nhân viên. Nhà quản trị ý thức về tầm quan trọng của các giá trị. Nhà quản trị thừa nhận rằng an sinh của mỗi cơ quan, tổ chức, cộng đồng quan trọng hơn và cần phải đặt lên trên lợi ích của cá nhân cũng như bản thân nhà quản trị. 5
  6. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH 2.5. Phương cách hành động của nhà quản trị Ngoài những năng lực, kiến thức, thái độ như đã đề cập ở trên, để quản trị công tác xã hội một cách có hiệu quả, nhà quản trị cũng cần phải có những phương cách hành động thích hợp sau: Chấp nhận: Nhà quản trị biết chấp nhận nhân viên công tác xã hội cũng như đối tượng phục vụ như là những cá nhân có cá tính riêng, độc đáo của riêng họ. Nhà quản trị luôn tôn trọng họ, giúp họ thiết lập mục đích,tiêu chuẩn và hướng dẫn cho họ, ủng hộ sự khác biệt cá nhân đồng thời hướng mọi người biết tuân thủ những quy tắc, thủ tục, chuẩn mực chung của cơ quan, tổ chức. Chăm sóc: Nhà quản trị luôn tận tâm chăm sóc mọi nhân viên, biết tỏa ra sự ấm áp chân thành, chia sẻ những cảm xúc,nghĩ suy, tin tưởng và kịp thời động viên, tán thành, ủng hộ những việc làm đúng đắn, sáng tạo của nhân viên, tạo những điều kiện thuận lợi cho mọi nhân viên để họ có thể phát huy tốt nhất công việc của mình. Sáng tạo: Nhà quản trị cần phải có óc sáng tạo, không sáo mòn. Nhà quản trị không nên ngần ngại thay đổi những phương cách lãnh đạo, quản lý và việc đưa ra những giải pháp mới khi điều kiện và hoàn cảnh đã biến đổi, khi mà những phương sách, cách làm cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp. Muốn quản trị một cách có hiệu quả và không muốn bị tụt hậu nhà quản tri phải luôn nỗ lực tìm kiếm cái mới, cập nhật thông tin, mạnh dạn cải tiến lề lối làm việc cũ, tiên phong trong việc đề xuất ý tưởng, thay đổi các thủ tục dịch vụ, không ngừng hoàn thiện chính sách, làm cho mọi chính sách luôn phù hợp với nhu cầu đang biến đổi của thực tiễn. Dân chủ: Muốn quản trị công tác xã hội một cách có hiệu quả,nhà quản trị phải là một người có tinh thần dân chủ, tôn trọng mọi ý kiến của các nhân viên, nhận thức đúng đắn những gía trị đóng góp của họ, luôn biết khơi dậy tinh thần độc lập, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm về những việc làm của mình. Nhà quản trị dân chủ phải là người xa lạ với những tư tưởng độc đoán, chuyên quyền; Họ phải luôn gần gũi, gắn bó với nhân viên, biết lắng nghe, gạn lọc và tập hợp được đa dạng các ý kiến của mọi người, qua đó mà đưa ra được những quyết định quản lý đúng đắn nhất. Tin tưởng: Nhà quản trị công tác xã hội phải có niềm tin vào nhân viên và phải biết tạo ra sự tin tưởng của họ vào mình, phải luôn biết tạo dựng niềm tin lẫn nhau, biết tôn trọng thể diện của nhau, tuyệt đối không làm cho nhân viên của mình bị mất thể diện trước đám đông. Sự hoài nghi, thiếu tin tưởng một cách tùy tiện, thiếu cơ sở sẽ làm suy giảm những nỗ lực cũng như nhiệt huyết của 6
  7. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH nhân viên trong quá trình thực hành công tác xã hội cũng như thực hiện những mục tiêu của tổ chức. Sự chấp thuận: Mọi nhân viên công tác xã hội luôn muốn được người lãnh đạo, quản lý hiểu mình, chấp thuận mình, thừa nhận mình. Chính vì vậy, nhà quản trị cần phải có những biểu lộ và hành vi thích hợp, kịp thời (tuyên dương, khen ngợi, sự bằng lòng, sự chuẩn thuận) khi nhân viên công tác xã hội làm tốt các công việc của mình. Điều này là hết sức cần thiết,bởi nó mang lại lợi ích không chỉ cho nhân viên, bản thân nhà quản trị mà cả cơ quan, tổ chức. Duy trì sự cân bằng và thăng bằng bản thân: Muốn quản trị một cách có hiệu quả, nhà quản trị phải luôn giữ được trạng thái cân bằng. Để có được trạng thái đó,nhà quản trị phải biết tổ chức và thường xuyên duy trì một cuộc sống hài hòa, vui tươi, điềm tĩnh trước những khó khăn, vấp váp và những trở ngại của cuộc sống; phải biết giảm thiểu đến mức thấp nhất những thất vọng tiêu cực, tối kỵ là không để lộ ra những cảm xúc tiêu cực (khi đã thực sự không tránh được) trước mặt nhân viên của mình. Một nhà quản trị cừ là vừa phải biết làm việc một cách cần mẫn, hiệu quả lại vừa phải biết nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn một cách thông minh;ông ta làm việc hết mình song cũng biết hưởng thụ cuộc sống một cách hợp lý. Sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, lạc quan,phấn chấn, tự nó sẽ lan tỏa và gây ảnh hưởng tích cực đến nhân viên của mình và hiệu ứng tích cực của nó là hiệu quả công việc của tổ chức sẽ tăng lên. Hoạch định: Công tác hoạch định là một công việc quan trọng, cần thiết của quản trị công tác xã hội. Việc đề ra mục tiêu, kế hoạch, xác định phương hướng hành động, cân đối nguồn lực, tính toán hiệu quả cần đạt…là những việc làm không thể thiếu được của nhà quản trị. Để làm tốt việc này, nhà quản trị cần cần huy động mọi nhân viên xây dựng mục tiêu cá nhân đồng thời tham gia đóng góp vào mục tiêu, chương trình hành động của tổ chức, qua đó nhà quản trị đưa ra được kế hoạch hoạt động một cách tối ưu nhất. Tổ chức: Tổ chức hiểu theo nghĩa là “thực thể” và theo nghĩa là “hoạt động” đều cần thiết được nhà quản trị nghiên cứu, thấu hiểu và thực sự làm chủ; ông ta cần chủ động trong việc hình thành tổ chức, xây dựng ,sắp xếp tổ chức và điều hành tổ chức. Tổ chức mà nhà quản trị xây dựng phải thống nhất, trật tự, thông suốt, thông đạt cả theo chiều “dọc” và theo chiều “ngang”; mọi quyền hạn được giao phó phải kèm theo trách nhiệm một cách tương xứng và minh bạch. Nhà quản trị có thể ủy quyền song không được quá tràn lan và buông lỏng việc kiểm soát. Ra quyết định: Ra quyết định một cách chính xác, kịp thời (trúng và đúng) là điều hết sức quan trọng, cần thiết của nhà quản trị công tác xã hội. Nhà quản trị phải rà soát, xem xét, tính toán một cách đầy đủ các dữ kiện, phải lựa 7
  8. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH chọn được những phương án tối ưu nhất trong các phương án có thể lựa chọn ở những thời điểm nhất định; ông ta cũng đồng thời phải chịu trách niệm về những quyết định của mình. (không đùn đẩy cho người khác). Ngoài những phương cách trên, trong quá trình quản trị công tác xã hội nhà quản trị cũng phải biết hành xử một cách nhuần nhuyễn một số các việc làm khác như: ủy quyền, chọn các ưu tiên, tạo thuận lợi cho nhân viên,truyền thông, tương tác với cộng đồng và những ngành nghề khác, sắp xếp thời gian hợp lý, động viên, xây dựng. Đạo đức nghề nghiệp của nhà quản trị: Những phẩm chất đạo đức của nhà quản trị công tác xã hội bao hàm một cách khá toàn diện từ tính trung thực, liêm chính,vô tư không tham lam, vụ lợi cho đến sự chân thành cởi mở, lịch sự, tôn trọng, bình đẳng, biết giữ gìn thể diện, bí mật, danh dự của nhân viên, cán bộ, đối tượng phục vụ…lòng tự trọng, ý thức nghề nghiệp, tinh thần học hỏi vươn lên, trách nhiệm và sứ mệnh đối với ngành. 3. Nhu cầu về quản trị công tác xã hội Ngành quản trị công tác xã hội còn hết sức mới mẻ nếu không muốn nói rằng còn sơ khai ở Việt nam nước ta. Để tìm hiểu và có được những thông tin bước đầu về thực trạng nhận thức, hiểu biết và nhu cầu nghiên cứu, học tập của sinh viên, cán bộ về nghề công tác xã hội và quản trị công tác xã hội, năm 2013 Viện Xã hội học đã tiến hành cuộc khảo sát chọn mẫu trên các đối tượng sinh viên, cán bộ với quy mô mẫu là 800 (trong đó 400 là học viên trung cấp, cao đẳng, 400 là cán bộ trên địa bàn 4 tỉnh: Bắc Giang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh). Kết quả khảo sát cho chúng ta những thông tin bổ ích sau: 3.1. Hiểu biết của sinh viên về công tác xã hội và quản tri công tác xã hội Có tới 90,8% số người được hỏi, có nhận thức về công tác xã hội song chỉ có 39,6% có hiểu biết về quản trị công tác xã hội; và 60,45% không biết về vấn đề này. Qua phỏng vấn sâu các đối tượng trên cũng cho chúng ta những kết quả về sự hạn chế và khiếm khuyết đáng kể trong nhận thức của họ về những nội dung cơ bản của quản trị công tác xã hội. Cũng theo kết quả khảo sát, sinh viên hiểu biết về quản trị công tác xã hội chủ yếu chỉ từ nguồn truyền thông đại chúng song tỉ lệ cũng rất thấp (36,6%); nguồn từ đào tạo trong nhà trường chỉ là 15,2%. Điều này cho thấy sự bức bách về sự cần thiết phải sớm có những khóa đào tạo cơ bản, chính quy cho sinh viên để mau chóng lấp vào những “lỗ hổng” này. 3.2. Nhu cầu học tập của sinh viên về môn quản tri công tác xã hội Tuyệt đại đa số người được hỏi đều có nhu cầu rất cao về việc học tập môn quản trị công tác xã hội. Trong mười nội dung cơ bản của môn quản trị 8
  9. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH công tác xã hội được sinh viên trả lời có nhu cầu và rất có nhu cầu đều ở mức (từ 80% đến 90%). Với khái niệm, lý thuyết quản trị công tác xã hội, có đến 59,5% sinh viên có nhu cầu được đào tạo; 27,4% sinh viên rất có nhu cầu. 57,7% sinh viên có nhu cầu học nguyên tắc, yêu cầu trong Quản trị công tác xã hội, 30,3% là rất có nhu cầu; 50,3% tỷ lệ phần trăm có nhu cầu học tổ chức và quản trị công tác xã hội, có đến 37,7% sinh viên rất có nhu cầu. Nội dung về hệ thống quản trị công tác xã hội, sinh viên có nhu cầu và rất có nhu cầu với tỷ lệ phần trăm lần lượt là 52,3% và 31,7%. 52,8% và 18,6% là tỷ lệ phần trăm có nhu cầu và rất có nhu cầu học quản trị công tác xã hội trường hợp của sinh viên. Quản trị công tác xã hội nhóm, sinh viên có nhu cầu học cũng chiếm đến 58,7%; Quản trị công tác xã hội gia đình là 57,9%; Chính sách xã hội là 49,1%; 50,9% và 51,9% là tỷ lệ có nhu cầu của nội dung xã hội hóa và quản trị công tác xã hội. Vẫn có một số sinh viên không có nhu cầu và thậm chí không có đánh giá nhưng số lượng sinh viên ấy chiếm tỷ lệ nhỏ (không đáng kể). Trả lời câu hỏi về trình độ mà người học muốn được học tập về quản trị công tác xã hội, có 13,7% số người được hỏi cho rằng, họ muốn học tập ở trình độ thạc sỹ, 33,6%% muốn học ở trình độ cử nhân, 25,9% muốn học ở trình độ cao đẳng, 10,2% muốn học tập ở trình độ trung cấp, 16,7 % muốn học ở lớp tập huấn ngắn han. 3.3. Nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ về công tác xã hội Thu thập thông tin về những nội dung này, kết quả cuộc khảo sát cho thấy, tỷ lệ cán bộ được đào tạo về công tác xã hội ở cơ quan, địa phương là tương đối lớn (67,8%). Điều đó chứng tỏ công tác xã hội đã được chú trọng một cách khá thỏa đáng. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ lại hết sức hạn chế về tri thức,kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết về quản trị công tác xã hội cũng như họ còn thiếu vắng những cán bộ dưới quyền đươc đào tạo về công tác xã hội. Có đến 17,0% cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nắm chắc tầm quan trọng của công tác xã hội; 21,8% cán bô lãnh đạo, quản lý chưa đủ kiến thức quản trị công tác xã hội. Và cũng chính vì vậy cán bộ có nhu cầu khá cao được tiếp cận, học tập môn quản trị công tác xã hội. Khi hỏi nhu cầu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về những nội dung cụ thể của môn học này, cuộc khảo sát chỉ ra như sau: 39,6% cho rằng học tập về nội dung khái niêm,lý thuyết quản trị công tác xã hội là rất quan trọng;tiếp đến là 49,5% học nguyên tắc,yêu cầu quản trị công tác xã hội; 52,1% (tổ chức và quản trị công tác xã hội); 37,2% (hệ thống quản trị công tác xã hội); 21,5% (quản trị công tác xã hội trường hợp); 33,9% (quản trị công tác xã hội nhóm); 35,8% (quản trị công tác xã hội gia đình); 51,0 (chính sách xã hội).;43,3% (quản trị công tác xã hội nói chung). 9
  10. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH Tóm lại, kể cả sinh viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các địa phương khảo sát đều có nhu cầu rõ ràng và khá thiết thực về việc học tập môn quản trị công tác xã hội. Đây là những nhu cầu thực tế cần chính phủ, các cơ sở đào tạo, các cơ quan chức năng sớm đáp ứng. Nhu cầu vận dụng kiến thức và phương pháp quản trị công tác xã hội kết quả điều tra cán bộ) ở Việt nam và ở các nước khác, số liệu và ý kiến đánh giá. Nhu cầu đào tạo (kết quả điều tra người học): nhu cầu học môn quản trị công tác xã hội trong chương trình đào tạo nghề công tác xã hội ở Việt Nam và ở nước khác, số liệu và ý kiến đánh giá. 4. Phân biệt quản trị công tác xã hội với quản trị kinh doanh và quản lý hành chính nhà nước 4.1 Quản trị công tác xã hội và quản trị kinh doanh. Quản trị kinh doanh là việc thực thi các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp. Trong kinh doanh, quản trị bao gồm việc cân nhắc, tạo hệ thống, quy trình và sự tối đa hóa “hiệu suất” quản lý kinh doanh bằng quá trình tư duy và ra quyết định quản lý, là quá trình phổ quát của con người và tổ chức, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoạt động đạt được các mục tiêu. Quản trị kinh doanh được phân chia thành các chuyên ngành như; Quản trị nhân sự; Quản trị kinh doanh tổng hợp; Quản trị chất lượng… Quản trị công tác xã hội cũng khác với quản trị doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chủ yếu là vấn đề phân bổ và kiểm soát các nguồn lực bên trong doanh nghiệp nhằm phát triển doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp thích ứng với những điều kiện đang biến đổi. Để quy hoạch, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, cần đến các thể chế quản trị gồm luật doanh nghiệp; hội đồng quản trị; các luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như luật lao động, luật sản phẩm v..v.. Mục tiêu của quản trị doanh nghiệp là tăng trưởng, là tối đa hóa lợi nhuận. Trong khi đó, quản trị công tác xã hội là một kiểu hoạt động phi lợi nhuận, nó hướng vào việc xây dựng, thực thi pháp luật, thể chế, bộ máy và điều chỉnh chúng nhằm huy động, khai thác, phân bổ một cách hợp lý các nguồn lực của xã hội để trợ giúp cho các đối tượng gặp khó khăn trong cuộc sống vươn lên và hội nhập xã hội một cách có hiệu quả. 4.2. Quản trị công tác xã hội và quản lý hành chính nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động của cơ quan hành chính nhà nước lên đối tượng là con người hoặc các mối quan hệ xã hội để đạt được mục tiêu của chính phủ. Phương pháp quản lý và cách tiếp cận cụ thể phụ thuộc vào 10
  11. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH từng thể chế chính trị của từng quốc gia cũng như những mục tiêu cần đạt mà các quốc gia đó đặt ra. Tiếp cận dưới giác độ thực thi quyền lực nhà nước thì quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp của nhà nước. Dưới giác độ hoạt động cụ thể thì quản lý hành chính nhà nước là điều chỉnh hành vi con người, hành vi xã hội và tổ chức thực thi pháp luật ban hành. Quản lý hành chính nhà nước là quản trị học vĩ mô, cần thiết và chi phối tất cả các nhà quản lý các cấp. Ngoài quản lý hành chính nhà nước (quản lý của chính phủ) còn xem xét đến mối quan hệ ngoài nhà nước gọi là hành chính “tư”. Quản trị công tác xã hội không có vai trò ở cấp độ như vậy nên quản trị công tác xã hội khác với quản lý hành chính nhà nước. 11
  12. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI 1. Khái niệm quản lý Frederick W.Taylor là một trong những đại biểu xuất sắc của trường phái “quản lý theo khoa học”. Ông cho rằng mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý không phải là mối quan hệ đối lập mà là quan hệ hòa hợp, hợp tác. Có sự phân định công việc và trách nhiệm giữa những người quản lý về chức năng lập kế hoạch và điều hành, giữa người quản lý và người bị quản lý đều được xác định rõ ràng. Ông có định nghĩa về quản lý như sau: “Quản lý là quá trình theo đó chủ thể/nhóm chủ thể này tác động lên đối tượng quản lý bằng các phương tiện và công cụ quản lý để đạt được kết quả tốt nhất trong môi trường luôn luôn biến động.”7 Taylor xây dựng những nội dung quản lý cụ thể như sau8: + Chuyên môn hóa lao động, mỗi người có một vị trí, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể. + Tiêu chuẩn hóa công việc: Mỗi một công việc đều được chuẩn hóa trong cả quá trình thực hiện cũng như kết quả cuối cùng. Tạo thói quen áp dụng khoa học kỹ thuật thay cho kinh nghiệm vào quy trình sản xuất. + Cải tiến công cụ và lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện công việc. + Định mức lao động: Là chuẩn mực, những chỉ tiêu đặt ra để phân định và đánh giá kết quản công việc của người lao động. + Kỷ luật lao động: Người lao động phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về thời gian, quy trình, trách nhiệm và thái độ lao động nhằm tạo ra một phong cách công nghiệp. Xây dựng môi trường lao động: Bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội + Môi trường tự nhiên: Liên quan tới cách thức bố trí, sắp xếp các bộ phận khác nhau trong một nhà máy và vị trí địa lý của các cơ sở sản xuất. 7 “Frederick Taylor - Scientific Management” Source: http://www.kernsanalysis.com/sjsu/ise250/history.htm 8 “Thuyết quản lý khoa học của F W Taylor” Source: http://www.nhaquanly.edu.vn/ly-thuyet-quan-ly/khoa-hoc-quan-ly/thuyet-quan-ly-khoa-hoc-cua- fwtaylor.html 12
  13. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH + Môi trường xã hội: Là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Với cách tiếp cận từ góc độ kinh tế - kỹ thuật, Taylor đã xác lập những tư tưởng quản lý có tính ứng dụng cao và các giá trị có tính lý luận nối bật. Đặc biệt những tri thức về quản lý hướng tới yêu cầu cần phải có của đối tượng quản lý. Fayol đã được coi là người đặt nền móng cho lý luận quản lý cổ điển, là “một Taylor của châu Âu” và là “người cha thực sự của lý thuyết quản lý hiện đại” (trong xã hội công nghiệp). Với định nghĩa: “Quản lý là quá trình ra quyết định và dẫn dắt thực hiện quyết định để đạt được kết quả tối ưu.”9 Tư tưởng chủ yếu của thuyết Fayol là nhìn vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ chức quản lý xí nghiệp, xem xét hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào bộ máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ bản của nhà quản lý. Ông cho rằng thành công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của các nhà quản lý, mà chủ yếu nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử dụng. Với các nhà quản lý cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối với cấp dưới thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất. Tư tưởng quản lý đó phù hợp với hệ thống kinh doanh hiện đại, và từ những nguyên lý đó (trong công nghiệp) có thể vận dụng cho việc quản lý các loại tổ chức thuộc lĩnh vực khác. Những vấn đề mà thuyết Fayol đã giải đáp khá rõ ràng là nội hàm của khái niệm quản lý, các chức năng cơ bản của quản lý, cơ cấu tổ chức quản lý và nguyên tắc vận hành của guồng máy tổ chức. Trước hết, ông phân chia toàn bộ các hoạt động của xí nghiệp thành 6 nhóm công việc chính gồm: 1.Kỹ thuật (khai thác, chế tạo, chế biến); 2.Thương mại (mua bán, trao đổi); 3.Tài chính (huy động vốn, sử dụng vốn); 4.An ninh (bảo vệ tài sản và nhân viên); 5.Kế toán (kiểm kê tài sản, theo dõi công nợ, hạch toán giá thành, thống kê); 6.Quản lý - điều hành (kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra). Qua đó, ông xác định nội hàm quản lý gồm: lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra. Chính đó là sự khái quát các chức năng quản lý, bảo đảm cho hoạt động tiến hành thuận lợi và có hiệu quả. Như vậy chức năng quản lý chỉ tác động đến con người, là sự quản lý của tổ chức xã hội đối với con người (không phải là trực tiếp tác động đến nguyên liệu, thiết bị…). Với quan niệm đó, thực chất thuyết Fayol là lý thuyết về tổ chức xã hội. Cũng qua đó, Fayol phân biệt rõ lãnh đạo với quản lý, trong đó quản lý chỉ là một công cụ bảo đảm sự lãnh đạo nhằm đạt được mục đích của cả tổ chức; và do đó hoạt động chủ yếu của 9 Tập bài giảng về Xã Hội Học Quản Lý của Tiến Sĩ. Trịnh Anh Tùng 13
  14. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH người lãnh đạo là phát huy cao tác dụng của quản lý, thông qua hoạt động quản lý để thúc đẩy các hoạt động của tổ chức. Mặt khác, Fayol cũng cho rằng quản lý không phải là đặc quyền và trách nhiệm riêng của cá nhân người đứng đầu, mà được phân chia cho các thành viên khác trong hệ thống tổ chức quản lý. Từ đó, ông đưa ra trật tự thứ bậc trong hệ thống đó gồm 3 cấp cơ bản: cấp cao là Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành; cấp giữa là các người tham mưu và chỉ huy thực hiện từng phần việc, từng công đoạn; cấp thấp là các người chỉ huy tác nghiệp ở từng khâu. Trật tự đó thể hiện sự phân phối quyền lực và trách nhiệm với ranh giới rõ ràng. Fayol cũng đề ra 14 nguyên tắc về quản lý để vận dụng linh hoạt10: 1. Phân công lao động phù hợp, rõ ràng, tạo được sự liên kết; 2.Xác định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, đúng mức; 3.Duy trì tốt kỷ luật trong đội ngũ, đảm bảo sự quy củ và tinh thần phục vụ; 4.Đảm bảo sự thống nhất chỉ huy, chấp hành mệnh lệnh từ một trung tâm; 5.Chỉ đạo nhất quán (theo một kế hoạch, một đầu mối); 6.Xử lý hài hòa lợi ích, đảm bảo lợi ích chung cao nhất; 7.Trả công thỏa đáng, công bằng, sòng phẳng; 8.Tập trung quyền lực trong hệ thống tổ chức quản lý; 9.Xác định rõ và ổn định hệ thống cấp bậc với chức trách rõ ràng; 10.Đảm bảo trật tự trong hệ thống với vị trí xác định; 11.Thực hiện công bằng trong quan hệ đối xử; 12.Ổn định đội ngũ nhân sự và được bổ sung kịp thời; 13. Khuyến khích tính sáng tạo, chủ động của mọi người; 14.Xây dựng bầu không khí tập thể đồng thuận, đoàn kết nội bộ. Thuyết quản lý tổng hợp của Fayol có ưu điểm nổi bật là tạo được kỷ cương trong tổ chức. Song nó chưa chú trọng đầy đủ các mặt tâm lý và môi trường lao động, đồng thời chưa đề cập đến mối quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp (với khách hàng, với thị trường, với đối thủ cạnh tranh và với Nhà nước). Cùng với thuyết Taylor, thuyết này đã đề ra được hàng loạt vấn đề quan trọng của quản lý (như chức năng, nguyên tắc, phương pháp), vừa chú trọng việc hợp lý hóa lao động vừa quan tâm cao đến hiệu lực quản lý, điều hành. Nhiều luận điểm cơ bản của các thuyết thuộc trường phái cổ điển vẫn mang giá trị lâu dài, được các thuyết tiếp sau bổ sung và nâng cao về tính xã hội và yếu tố con người cũng như về các mối quan hệ với bên ngoài tổ chức. Tiếp cận về quản lý từ góc độ quản trị và thiên về chủ thể quản lý, khác với Fayol nhấn mạnh chủ thể quản trị và thiên về chủ thể quản lý thì M.Weber chú trọng trang bị những kiến thức có tính chuyên nghiệp hóa cho đội ngũ nhà quản lý và tổ chức các chủ thể quản lý thành bộ máy quản lý11. 10 “Thuyết quản lý của Fayol” 11 “Thuyết quản lý gắn với quyền lực của Max Weber và sự thể hiện trong thực tế các doanh nghiệp” 14
  15. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH Định nghĩa 3: Quản lý là làm thế nào để cho hành động xã hội được thực 12 hiện. Bộ máy quản lý của Weber thiết kế là một thể chế quản trị trong lý tưởng, hay còn được gọi là bộ máy quan liêu. Thể chế quản lý quản trị trong lý tưởng, có những ưu điểm nổi bật so với các thể chế quản lý truyền thống, nhưng mạnh hơn với tính chuẩn xác, tính thống nhất, quan hệ phục nghiêm ngặt, phòng ngừa va chạm, tiết kiệm nhân lực, vật lực Đặc trưng của thể chế quản lý quản trị lý tưởng của Weber bao gồm13: 1. Phân công lao động - nguyên tắc phân định thẩm quyền và trách nhiệm trong tổ chức; 2. Cấu trúc dựa trên hệ thống phân cấp - một kim tự tháp kiểm soát như trong quân đội, nơi các quan chức cấp cao hơn giám sát các quan chức cấp thấp hơn trong tổ chức; 3. Thiết lập những quy định pháp luật và những quy chế về chức quyền, chức trách; 4. Quản lý dựa trên thông tin - về các nhân viên, quy trình, hồ sơ, báo cáo, dữ liệu, vv; 5. Tất cả lao động trong tổ chức phải chứng minh năng lực của mình cho công việc thông qua giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm; 6. Mọi thành viên của tổ chức phải làm tròn chức trách, nhiệm vụ của mình với thái độ phục tùng. Theo Weber về mặt quản lý, quyền lực là mệnh lệnh của nhà quản lý tác động đến hành vi của người bị quản lý. Người bị quản lý phục tùng mệnh lệnh, lấy đó làm chuẩn mực cho mọi hành vi của họ. Nhưng không những vậy, Weber còn coi rằng quản lý không chỉ là mệnh lệnh được phục tùng mà còn cho rằng người bị quản lý vui lòng phục tùng, giống như đó là việc của mình. Theo Heady14 (2001) cho rằng yếu tố quan trọng trong quan niệm của Weber như sau: Hệ thống phân cấp - yếu tố áp dụng chặt chẽ nhất hợp lý về các công việc hành chính, mức độ vững chắc, được phân loại của điều phối và lệ thuộc, trong đó cấp trên sẽ giám sát cấp dưới. Sự khác biệt hoặc chuyên môn là những gì nhà xã hội học cho rằng nó xuất phát từ vai trò, chuyên môn là kết quả của phân công lao động, cả hai đều cần thiết cho sự kết hợp để đạt được mục tiêu . Trình độ chuyên môn hoặc thẩm quyền - không giống như tính chuyên nghiệp, năng lực có nghĩa là " sự phù hợp" cho công việc và trình độ chuyên môn có nghĩa là kinh nghiệm và học vấn. Theo Weber có 3 loại quyền lực 12 Tập bài giảng về Xã Hội Học Quản Lý của Tiến Sĩ. Trịnh Anh Tùng 13 Theories of bureaucracy - "Coordination is the philosopher's stone of public management" (Harold Seidman) 14Heady, F. (1959). "Bureaucratic theory and comparative administration." Administrative Science Quarterly 3(4): 509-525 15
  16. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH + Quyền lực truyền thống: Dựa vào truyền thống cổ xưa và địa vị chính thống của người sử dụng quyền lực, và sự phục tùng đối với cá nhân người có địa vị chính thống bất khả xâm phạm, được biểu hiện qua chế độ thủ lĩnh, trưởng bộ tộc, chế độ cha truyền con nối. + Quyền lực do các các nhân siêu phàm: Dựa vào sự sùng bái và yêu quý đối với một cá nhân trời phú hoặc một anh hùng có đạo đức gương mẫu. Đây là sự phục tùng dựa vào lòng tin của cấp dưới về sự thiêng liêng của lãnh tụ, khôn phải do cưỡng chế, chỉ dựa vào khả năng cảm hóa. + Quyền lực pháp lý: Dựa vào tính chất hợp lý, hợp pháp hoặc quyền lực của người được cử làm chỉ huy. Đây là loại hình quyền lực mà những người sử dụng nó là những người thực thi các quy định của pháp luật, chứ không phải ngọn nguồn của các quy định của pháp luật. Một số đặc trưng của quản lý Với các hoạt động của quản lý có thể đưa ra các đặc trưng chính như 15 sau : 1. Quản lý là một hoạt động: Quản lý là một hoạt động có liên quan với việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của con người và không phải con người sản xuất. 2. Lực lượng vô hình: Quản lý là một lực lượng vô hình. Sự tồn tại của nó có thể được cảm nhận thông qua các doanh nghiệp hoặc tổ chức đang quản lý. 3. Định hướng mục tiêu: Quản lý là mục tiêu định hướng vì nó nhằm mục đích đạt được một số mục tiêu nhất định và mục tiêu. Theo Haimann, "Quản lý hiệu quả luôn luôn là quản lý theo mục tiêu". Quản lý cán bộ nhân viên khác và áp dụng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của họ để đạt được các mục tiêu mong muốn. 4. Hoàn thành thông qua những nỗ lực của những người khác: quản lý không thể làm mọi thứ mình. Họ phải có khả năng và kỹ năng cần thiết để có được công việc thực hiện thông qua những nỗ lực của người khác. 5. Hoạt động phổ biến: Quản lý là sự phổ biến. Quản lý là cần thiết trong tất cả các loại, tổ chức. Bất cứ nơi nào có một số hoạt động, quản lý. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý là phổ biến và có thể được áp dụng ở bất cứ đâu và trong mọi lĩnh vực, chẳng hạn như kinh doanh, xã hội, tôn giáo, văn hóa, thể thao, hành chính, giáo dục, chính trị hay quân sự. 15 “Definition, Meaning and Characteristics of Management.” http://www.publishyourarticles.net/knowledge- hub/business-studies/management-definition.html 16
  17. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH 6. Nghệ thuật cũng như Khoa học: Quản lý là cả một nghệ thuật và khoa học. Nó là một khoa học vì nó có một cơ quan tổ chức kiến thức, trong đó có một số chân lý phổ quát và một nghệ thuật như quản lý đòi hỏi kỹ năng nhất định được áp dụng nhiều hơn hoặc ít hơn trong mọi tình huống. 7. Đa ngành kiến thức: Mặc dù quản lý là một môn học riêng biệt, nó chứa các nguyên tắc rút ra từ nhiều khoa học xã hội như tâm lý học, xã hội học, vv 8. Quản lý là khác biệt từ quyền sở hữu: Trong thời hiện đại, có một ly hôn quản lý từ quyền sở hữu. Ngày nay, các tập đoàn lớn được sở hữu bởi một số lượng lớn của các cổ đông trong khi quản lý của mình trong tay được trả lương nhà quản lý đủ điều kiện, thẩm quyền và kinh nghiệm. 9. Cần ở tất cả các cấp: Theo bản chất của nhiệm vụ và phạm vi quyền hạn, quản lý là cần thiết ở tất cả các cấp, tổ chức, tức là cấp cao nhất, trung bình và cấp thấp hơn. 10. Tích hợp quá trình: Quản lý là một quá trình tích hợp. Nó tích hợp những người đàn ông, máy và vật liệu để carryout các hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả và thành công. Quá trình hội nhập này là kết quả theo định hướng. Quản trị so với quản lý Theo Hahn, "Quản trị có nghĩa là xác định tổng thể của chính sách, thiết lập các mục tiêu lớn, việc xác định các mục đích chung và đặt các chương trình và các dự án rộng". Nó dùng để chỉ các hoạt động của các cấp cao hơn. Nó đưa ra các nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp. Theo Newman, "Quản trị có nghĩa là hướng dẫn, lãnh đạo và kiểm soát của những nỗ lực của các nhóm hướng tới một số mục tiêu chung". Trong khi đó, quản lý liên quan đến việc hình thành, khởi xướng và cùng nhau đưa các yếu tố khác nhau, điều phối, gạt, tích hợp các thành phần tổ chức đa dạng trong khi vẫn duy trì khả năng tồn tại của tổ chức hướng tới một số mục tiêu được xác định trước. Nói cách khác, nó là một nghệ thuật nhận được những điều thực hiện thông qua với những người trong các nhóm chính thức tổ chức. Sự khác biệt giữa quản lý và quản trị có thể được tóm tắt dưới 2 loại16: 1. Chức năng 2. Cách sử dụng / Khả năng ứng dụng Trên cơ sở chức năng17: 16“Management and Administration”. Source: http://www.managementstudyguide.com/management_administration.htm 17
  18. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH Cơ sở Quản lý Quản trị Ý Quản lý là một nghệ thuật tiếp nhận Nó liên quan đến việc xây nghĩa được những điều thực hiện thông dựng các mục tiêu, kế hoạch qua người khác bằng cách chỉ đạo và chính sách rộng. các nỗ lực của họ hướng tới đạt được các mục tiêu được xác định trước. Tính Quản lý đóng vai trò như chức năng Quản trị đóng vai trò như chức chất thực hiện. năng ra quyết định. Quá Quản lý quyết định anh ta là ai và Quản trị quyết định những gì trình nên làm như thế nào. đang được thực hiện và khi nó được thực hiện. Chức Quản lý đóng vai trò như một chức Quản đóng vai trò như một năng năng hành động làm bởi vì nhà quản chức năng suy nghĩ vì kế lý tiếp nhận công việc được thực hoạch chính sách được xác hiện dưới sự giám sát của họ. định theo quy. Kỹ Kỹ thuật và các bản năng của con Khái niệm và các bản năng của năng người. con người. Mức Chức năng ở mức trung bình và thấp Chức năng ở mức cao độ Trên Cơ sở sử dụng18 Cơ sở Quản lý Quản trị 17“Management and Administration”. Source: http://www.managementstudyguide.com/management_administration.htm 18“Management and Administration”. Source: http://www.managementstudyguide.com/management_administration.htm 18
  19. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH Khả Áp dụng đối với các mối quan Áp dụng đối với doanh nghiệp năng tâm kinh doanh, tức là tổ chức không quan ngại tức là các câu ứng thu lợi nhuận. lạc bộ, trường học, bệnh viện vv dụng Sự tác Quản lý bị ảnh hưởng bởi các Quản trị bị ảnh hưởng bởi chính động giá trị, ý kiến, niềm tin & quyết phủ công cộng, ý kiến. chính định của các nhà quản lý. sách, tổ chức tôn giáo,. Trạng Quản lý cấu thành tất cả những Quản trị đại diện cho chủ sở hữu thái nhân viên của tổ chức trả thù của doanh nghiệp, những người lao (trong các hình thức tiền kiếm được lợi nhuận trên vốn đầu lương, tiền công). tư và lợi nhuận trong các hình thức cổ tức. Thực tế, không có sự khác biệt giữa quản lý và quản trị. Nhà quản lý nào cũng đều cần có liên quan với cả hai chức năng quản lý, quản trị và chức năng quản lý tác như trong hình. Tuy nhiên, các nhà quản lý thường ở mức cao hơn trong hệ thống phân cấp biểu thị thời gian hơn vào chức năng quản lý và mức độ thấp hơn biểu thị thời gian chỉ đạo và kiểm soát quản lý hiệu quả của người lao động, . (Administration: Quản lý; Management : Chỉ đạo và kiểm soát ; Top level : Mức cao nhất; Middle level: Mức trung bình; Lower level: Mức thấp) 19
  20. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: Quản trị ngành CTXH Hình 1. Hệ thống phân cấp biểu thị thời gian hơn vào chức năng quản lý và mức độ thấp hơn biểu thị thời gian chỉ đạo và kiểm soát quản lý hiệu quả của người lao động.19 Hình trên cho thấy mức độ quản trị và quản lý thực hiện bởi các mức độ khác nhau trong quản lý 2. Khái niệm lãnh đạo (leadership) Lãnh đạo bao hàm những điều tốt nhất với tầm nhìn chiến lược, có sức thuyết phục bằng lời nói và kết quả cụ thể. Trong nghiên cứu của lãnh đạo, một định nghĩa chính xác là không cần thiết nhưng khái niệm hướng dẫn là cần thiết.20 Một số đặc trưng của lãnh đạo Nghiên cứu đặc tính của lãnh đạo tạo ra sự hữu ích trong xu hướng thay đổi các đặc điểm làm cho khái niệm được xử lý dễ dàng hơn. Có những đặc điểm phổ biến để xác định vai trò lãnh đạo, và việc tìm kiếm chúng chỉ mất một số nghiên cứu của những người đã thành công. Tích cực xây dựng trên những đặc điểm này, bạn có thể phát triển thành một nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn. Có rất nhiều các đặc trưng của lãnh đạo, tuy nhiên chúng ta sẽ tham khảo một vài đặc trưng cơ bản và phổ biến. Dưới đây là một số trong những đặc điểm phổ biến nhất trong các đặc tính của lãnh đạo21: 1. Sự đồng cảm; 2. Tính nhất quán; 3. Trung thực; 4. Định hướng; 5. Truyền thông; 6. Tính linh hoạt; 7.Tính tổng quát. Ngoài ra, còn có một số cách đo lương khác, ví dụ như với 7 đặc trưng22 : 1. Kỹ Năng; 2. Giá trị; 3. Tổ chức ý thức; 4. Sự tự tin; 5. Tính linh hoạt; 6. Kỹ năng sáng tạo; 7. Đạt được thành tựu. Lãnh đạo và Quản lý 19 ( Nguồn: “Management and Administration” Source: http://www.managementstudyguide.com/management_administration.htm ) 20 “Leadership” Source: http://www.iwise2.com/leadership 21 The Characteristic of Leadership - 7 Important Traits Source: http://www.leadership-toolbox.com/characteristic-of-leadership.html 22 Leadership Characteristics Source : http://www.money-zine.com/Career-Development/Leadership-Skill/Leadership-Characteristics/ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1