Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non): Phần 2
lượt xem 27
download
Phần 2 Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non) trình bày về hình hoạ, đồ hoạ - trang trí, hội hoạ, điêu khắc. Mời bạn đọc tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non): Phần 2
- Chương 4. HÌNH HOẠ 4.1. Tổng quan về hình hoạ 4.1.1. Hình họa là một trong những môn học cơ bản của MT. Hình hoạ là “Thể loại hội hoạ, vẽ một vật có thực trước mắt ; phân biệt với tranh.” ( 84, tr. 246). Chương trình MT ở tiểu học hiện nay gọi phân môn này là Vẽ theo mẫu, trước đây còn gọi là Vẽ tả thực. Đây là môn học nghiên cứu, thể hiện sự vật, đối tượng trực tiếp bằng đường nét, hình khối, màu sắc. MT là một ngành nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng sinh động, cụ thể, gợi cảm thông qua đường nét, hình khối, màu sắc. Đối tượng của MT là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong cuộc sống mà đỉnh cao là con người trong sự tổng hoà mọi mối quan hệ tự nhiên và xã hội. Bởi vậy, học tập, nghiên cứu, thưởng thức và sáng tác MT, tất cả mọi hoạt động đó đều cùng chung phương pháp và quy luật tạo hình cơ bản. Có thể nói tác phẩm cổ xưa nhất của nhân loại là tác phẩm hình hoạ, hoạt động tạo hình đầu tiên của loài người là hoạt động vẽ, chạm, khắc hình người , thú trên vách đá trong hang động như hang Đồng Nội ( Hoà Bình ) của Việt Nam, hang La- xcô của Pháp, Gác-gax Tây Ban Nha, v.v…Người nguyên thuỷ đã biết chắt lọc, khái quát một cách cô đọng hình dáng của đối tượng theo cách cảm, cách nghĩ hồn nhiên của họ mà vẫn vô cùng sống động. Hình dáng của sự vật, đối tượng có được thông qua sự quan sát, phân tích, đối chiếu, so sánh của người vẽ. Trước hết là phân biệt được tổng thể những đường nét giới hạn sự vật, đối tượng đó với không gian, môi trường xung quanh. Sau đó là khối, thể tích chiếm chỗ của sự vật đối tượng trong không gian nhờ ánh sáng. Và cuối cùng là chất liệu, màu sắc của vật thể. Việc quan sát và thể hiện sự vật, đối tượng (vật mẫu) trước hết là quan sát để phân biệt được hình, và thể hiện, trước hết cũng là thể hiện hình của sự vật, đối tượng. 116
- Đó là quy luật của việc phản ánh hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ tạo hình và cũng là yêu cầu đầu tiên của người học vẽ. Đó là hình họa. Các hoạ sĩ, các nhà điêu khắc thời cổ đại, thời Phục hưng rất chú trọng vào việc nghiên cứu hình họa. Và tác phẩm của họ là những chuẩn mực về hình. Đó là nhà điêu khắc Policơlet và những kiệt tác của Hy Lạp cổ đại, là các hoạ sĩ, điêu khắc gia như Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en, Titiên và các tác phẩm của họ thời kỳ Phục hưng. Pi-cat-xô, danh họa kỳ tài của thế kỷ XX, người đặt nền móng cho nhiều trường phái hội họa hiện đại, trước hết là người cực kỳ nghiêm túc trong việc nghiên cứu hình họa. Các trường MT đào tạo hoạ sĩ sau này đã lấy hình họa làm môn học cơ bản và dành một thời lượng xứng đáng cho phần học này. 4.1.2.Hình họa là vẽ hình, mảng, khối, màu sắc của vật thể. Hình là “ Toàn thể nói chung những đường nét giới hạn của một vật trong không gian, làm phân biệt được rõ vật đó với xung quanh.” (84, tr.425). Hoạ là “ Hội hoạ”(“Ngành hoạ. Giới hoạ.”) hoặc “ Vẽ”, “Vẽ tranh” (84, tr 432). Bản chất của Hình hoạ là vẽ hình. Hình dạng của sự vật, đối tượng trong thực tế vô cùng phong phú, đa dạng nhưng chung quy lại đều tồn tại ở dạng các hình cơ bản và các biến thể của chúng. Đó là hình vuông, hình tròn, và các biến thể như, hình tam giác, hình tứ giác, hình bầu dục... Để có một bài hình họa tốt tất yếu hình phải tốt. Việc dựng hình đòi hỏi phải dùng mắt quan sát và so sánh giữa các bộ phận. Có thể dùng que đo, dây dọi để kiểm tra. Hình gắn với mảng. Phân biệt được hình khối của sự vật, đối tượng là nhờ có ánh sáng tạo ra bóng. Đấy cũng là độ đậm nhạt trên hình vẽ mà ta gọi là hình mảng, đậm nhạt… Chúng phản ánh hình khối của sự vật đối tượng. Bởi vậy, đậm nhạt có hình của đậm nhạt, được gọi là mảng (hoặc diện). Thường phân biệt ba độ đậm nhạt chính: sáng nhất, tối nhất và trung gian. Phân tích được độ tinh tế về sáng tối, đậm 117
- nhạt của mẫu là tiếp tục phân ba diện trong từng độ sáng tối âý. Ví dụ trong mảng tối lại có thể phân ra sáng nhất, tối nhất, trung gian v.v... Và cứ thế cho đến khi đạt đến độ hài hoà, hoàn thiện tối đa theo chuẩn mực của thị giác khoa học về hình khối trong hội hoạ. Hình mảng tạo nên khối. Ta có các khối cơ bản là khối lập phương, khối cầu, khối chóp và các biến dạng như khối chữ nhật, khối tam giác, khối trụ,... Ngay một sự vật, ta vừa nhận biết hình khối tổng thể, vừa nhận biết hình khối của từng bộ phận. Sông núi, hoa lá, cỏ cây, nhà cửa, đồ đạc,...tất cả đều có thể quy về hình khối. Đỉnh cao của sự hoàn thiện hình khối trong giới tự nhiên là cơ thể con người- một kỳ công của tạo hoá nhìn từ góc độ thẩm mỹ tạo hình. Cách thể hiện đậm nhạt thế nào (gạch chéo, gạch ngang, di tay…) là tuỳ chọn lựa của mỗi người, miễn sao đạt hiệu quả đậm nhạt hoàn hảo. Đó là kĩ thuật. Tiếp đến là màu sắc (gắn với điểm. nét, hình, mảng, khối là màu sắc của sự vật, đối tượng). Đây là yêu cầu cao hơn, đích đạt đến của học tập, nghiên cứu hình họa và sáng tác MT. Thể hiện đúng màu sắc của sự vật, đối tượng hay thể hiện màu sắc theo cảm xúc chủ quan của người vẽ là theo yêu cầu của bài nghiên cứu hình họa đặt ra. Nhưng dù thế nào thì thể hiện màu là một yêu cầu của vẽ hình hoạ nhằm đạt đến một kỹ năng sử dụng và xử lý chất liệu. 4.1.3.Một sản phẩm hình họa tĩnh vật hay chân dung nếu đạt đến trình độ hoàn chỉnh, thẩm mỹ thì đó sẽ là một tác phẩm MT. Hình họa và Vẽ tranh, Nặn tượng là những phân môn, những nội dung, lĩnh vực học tập, nghiên cứu và sáng tạo khác nhau nhưng cùng chung bản chất, cùng đạt mục đích là cái đẹp tạo hình. Nếu có khác thì hình họa là bước đầu tập quan sát, vẽ, nặn, nghiên cứu hình thể để có được kiến thức và kỹ năng về đường nét, hình mảng, khối,sáng tối, đậm nhạt, bố cục...còn vẽ tranh, nặn tượng… là vận dụng những kiến thức, kỹ năng đó của hình họa vào thực tiễn sáng tác mà thôi. Không có một tác phẩm MT nào mà không có hình họa. 118
- Mọi loại hình đồ hoạ trang trí trong cuộc sống đều lấy hình họa làm yếu tố tiên quyết. Đó là trang trí kiến trúc, trang trí mỹ nghệ, trang trí sân khấu, tạo dáng công nghiệp, thời trang, ấn loát.. Một trong những yêu cầu của trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng là họa tiết trang trí phải đẹp, độc đáo; vừa thoả mãn mỹ cảm vừa truyền tải được tư tưởng của cá nhân, dân tộc, thời đại. Họa tiết trang trí trong kiến trúc đình chùa Việt nam là tổng thể các kiểu loại đồ án trang trí với các dạng thức hoa văn: hình học, hoa lá, côn trùng, muông thú, người; từ tả thực, khái quát đơn giản đến cách điệu nghệ thuật. Đồ án tứ thời, tứ linh, bát vật, bát quả, bát bảo...làkết đọng, là thành tựu của sự chắt lọc, lựa chọn và khái quát, cách điệu hình họa tài tình của các bậc nghệ nhân dân gian. Mọi loại hình điêu khắc đều xuất phát từ hình họa để rồi có phù điêu, có tượng thờ, tượng trang trí, tượng vườn, tượng đài… “Phù điêu trang trí của đình chùa Việt Nam cho ta cảm nhận đầu tiên là sự truyền tải các họa tiết, các đồ án bằng đường nét, hình khối, đơn giản, mộc mạc, nhưng rất tinh tế trên chất liệu gỗ” Nhìn chung, hình họa là kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết đầu tiên, có quan hệ gắn kết nhân quả với tất cả các nội dung học tập, nghiên cứu và sáng tạo MT. Hình họa là môn học cơ bản của MT. Có thể kiến thức, kỹ năng hình họa tốt nhưng còn lúng túng thậm chí còn bế tắc trong sáng tác MT. Đó là điều có thể giải thích được. Bởi từ kiến thức và kỹ năng có được nơi trường lớp đến sáng tạo trong cuộc sống còn một khoảng cách nữa, khoảng cách đó khó định lượng, chỉ có thể định tính bằng vốn sống, vốn văn hoá, bằng sự trăn trở, đam mê sáng tạo. Một điêù hiển nhiên là một tác phẩm MT tốt, một bức tranh, một mảng phù điêu, một pho tượng đẹp, không thể là một tác phẩm MT có hình họa tồi. 4.1.4. Hình họa là môn học về cách nhìn và cách thể hiện, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ yêu cầu thấp đến yêu cầu cao. Quan sát và thể hiện là hai yêu cầu, hai nội dung của cùng một quá trình, đồng thời, xen kẽ, không tách rời nhau, để cùng đạt đến mục đích chung là hiểu biết, khám phá, sáng tạo và thưởng thức cái đẹp nghệ thuật tạo hình. 119
- Quan sát sự vật, đối tượng là để phân biệt nắm bắt đặc điểm của sự vật, đối tượng về hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, chất liệu…Vì thế các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp luôn đặt ra cho người học vẽ hình họa. Khái quát hình dáng chung đến hình dáng từng chi tiết, bộ phận của sự vật đối tượng, quy chúng về các hình, khối hình học là yêu cầu của nội dung quan sát. Thể hiện (vẽ, nặn...) sự vật, đối tượng cũng phải tạo được thói quen bắt đầu từ việc dựng hình- vẽ, nặn các hình khối chung đến hình khối chi tiết từng bộ phận, và luôn bắt đầu bằng những điểm, đường nét khái quát, dứt khoát sau đó mới chỉnh sửa đường nét cho đúng giống với mẫu. Vì vậy, ở các trường MT chuyên nghiệp, bài nghiên cứu hình họa đầu tiên là bài vẽ các hình khối cơ bản: khối lập phương, khối trụ,khối cầu, khối chóp...(Những khối cơ bản này thường bằng thạch cao, hoặc gỗ sơn trắng). Sau đến mới vẽ đồ vật đơn giản - những biến thể của khối cơ bản trong đời sống như chai, cốc, ấm chén, bình hoa...Tiếp đến là vẽ tượng thạch cao, và cuối cùng, loại bài nghiên cứu cao nhất là vẽ người. Con người vừa là đối tượng vừa là mục tiêu của nghệ thuật. Vẽ nghiên cứu người cũng thường đầy đủ các kiểu bài theo các yêu cầu về đối tượng: nam nữ, già trẻ; mặc quần áo, khoả thân…và đủ các dáng đứng, ngồi, nằm v.v... Đầu tiên là hình họa đen trắng. Bút chì đen hoặc than là chất liệu truyền thống dễ sử dụng, dễ đạt đến độ chính xác về hình, đặc biệt là dễ thể hiện sắc độ đậm nhạt của khối. Sau đó là loạt bài nghiên cứu hình họa màu- thường là màu bột và sơn dầu. Màu bột pha keo dễ sử dụng trên giấy, bìa; sơn dầu là chất liệu hiện đại mới vào Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX khi có trường CĐMT Đông Dương. Đây là chất liệu đòi hỏi kỹ thuật cao, và có hiệu quả thẩm mỹ độc đáo, mới lạ. Số lượng vật mẫu cũng bắt đầu từ một, hai và nhiều hơn theo yêu cầu từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp. Tức là từ mẫu đơn, mẫu đôi đến nhóm mẫu. Điều này áp dụng cho cả vẽ khối hình học, vẽ tĩnh vật nói chung, và cả vẽ người. 120
- 4.1.5. Đồ dùng thiết bị học hình họa là giấy vẽ, bút chì đen hoặc than,tẩy, bảng vẽ, giá vẽ, que đo, dây dọi. Tất cả mọi loại giấy đều có thể dùng để VTM. Nhưng phổ biến nhất là giấy crôky.Giấy này có một mặt trơn, một mặt rám, vẽ mặt rám, dễ bám màu, dễ tạo độ đậm nhạt theo ý muốn, khi cần tẩy không bị dính bẩn. Khổ giấy to nhỏ tuỳ ý định của người vẽ hoặc theo yêu cầu của bài học, có thể là 30cm x 40cm, 40cm x 50cm,v.v... Bút chì đen là chất liệu phổ thông nhất cho nghiên cứu hình họa đen trắng. Nên dùng bút có ký hiệu 2B trở lên ( 3B, 4B…). B là ký hiệu độ mềm, dẻo của bút chì, đặc tính đó tăng dần theo số tự nhiên. ở các trường chuyên nghiệp, Sinh viên(SV) cũng thường vẽ than. Than thỏi vuông hoặc tròn dài, thường là than tre hoặc than xoan. Bảng vẽ có thể là tấm bìa cứng, gỗ ép, gỗ dán. Kích thước tuỳ điều kiện cụ thể của người học vẽ. Thông thường bảng cỡ 30cm x 40cm, 60cm x 80cm. Có thể đặt bảng vẽ trên đùi để vẽ, nhưng đó chỉ là tạm bợ, trong điều kiện cụ thể không cho phép. Còn như đã học MT thì phải có giá vẽ bằng gỗ, ba chân, có thể đứng vẽ hoặc ngồi vẽ. Các trường chuyên nghiệp có đủ giá vẽ cho SV. Một yêu cầu của vẽ theo mẫu là tập quan sát, ước lượng bằng mắt để xác định đúng tỉ lệ chung, tỉ lệ các bộ phận của vật mẫu. Sử dụng que đo, dây dọi là để giúp người vẽ kiểm tra việc ước lượng bằng mắt đã chính xác hay chưa. Que đo có thể là một chiếc nan hoa xe đạp hay một que tre vót nhỏ, dài khoảng 30cm. Khi đo, tay thuận cầm ngang que đo, dang thẳng cánh tay tạo một góc ổn định, lấy một bộ phận nào đó của vật mẫu làm chuẩn, ngón tay cái bấm cự trên que đo, rồi xê dịch que đo để so sánh độ dài ngắn của các bộ phận khác của mẫu, tìm ra tỉ lệ của các bộ phận so với đơn vị chuẩn. Lấy bộ phận nào của mẫu làm đơn vị chuẩn là tuỳ ý. Có thể chọn một hay nhiều bộ phận làm đơn vị chuẩn đều được. Ví dụ, vẽ người thường ta lấy chiều cao của đầu làm chuẩn so sánh với các bộ phận còn lại. 121
- Dây dọi có thể là sợi chỉ, sợi cước, một đầu buộc một vật nặng. Dây dọi là để kiểm tra dáng mẫu, xác định chiều hướng, góc độ, các bộ phân vật mẫu. Sử dụng que đo dây dọi là để giúp kiểm tra khả năng quan sát, ước lượng, so sánh, đối chiếu của người vẽ trong quá trình vẽ có chính xác không, chứ không phải là mục đích. 4.1.6. Mẫu nghiên cứu hình hoạ là: khối cơ bản, tượng thạch cao, tĩnh vật, người. - Vẽ, nặn khối cơ bản( vuông, tròn, trụ, chóp, nón…) - Vẽ, nặn tượng thạch cao (tượng nghiên cứu, tượng chân dung bán thân, toàn thân nam, nữ…) - Vẽ, nặn tĩnh vật ( đồ vật, hoa quả…) - Vẽ, nặn người ( nam nữ, già trẻ,…) 4.2. Các bước thực hiện một bài hình hoạ 4.2.1. Các bước vẽ. Thực hiện một bài hình hoạ thường theo các bước: - Dựng tổng thế trước và dựng nhanh bằng các đường kỳ hà. - Tiếp đến là phân mảng, mảng sáng tối lớn trước, mảng bé sau. - Tiếp theo là lên bóng, lên theo từng mảng lớn, tập hợp nét nên đều nhau, khoảng cách các nét vừa phải...Lên mảng lớn cũng lên tổng thể. Mảng đậm hơn thì chồng thêm một lớp nữa. Độ đậm nhạt và chiều hướng của nét chì (cùng chiều hoặc đan chéo...)thế nào là tuỳ miễn sao thuận mắt, diễn tả được đậm nhạt và chất liệu…của mẫu. - Cuối cùng sau khi đã hoàn tất ở dạng mảng khối ta bắt đầu tả sâu vào chi tiết. (Luôn so sánh, đối chiếu phân biệt nguồn sáng chính, ánh sáng phản quang, bóng chính, bóng đổ... Nhìn ra độ sáng nhất trong mảng sáng, độ tối nhất trong mảng tối .v.v… một cách tổng thể. 122
- 4.2.2. Hình tham khảo các bước vẽ hình hoạ (Tham khảo các bước và kỹ thuật vẽ khối cơ bản, tượng thạch cao, người.) Khối cơ bản 123
- 124
- 125
- 126
- 127
- 128
- Đầu tượng chân dung 129
- 130
- 131
- Mầu người toàn thân 132
- 133
- 134
- Hướng dẫn học chương 4: 1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm về: - Các khái niệm cơ bản về Hình họa - Vai trò của hình họa trong sáng tác mỹ thuật - Kỹ thuật, phương pháp vẽ hình họa 2. Tập vẽ hình họa (chất liệu chì đen): - Bài 1: vẽ cái phích nước (kích thước: bố cục trên khổ giấy A3) - Bài 2: vẽ nhóm mẫu đơn giản tự chọn (kích thước: bố cục trên khổ giấy A3) 135
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam
29 p | 4515 | 706
-
Giáo trình Mỹ học đại cương - Vũ Minh Tiến
47 p | 764 | 178
-
Giáo trình Tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hoạt động tạo hình: Phần 1
150 p | 952 | 146
-
Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non: Phần 2
85 p | 1171 | 138
-
Giáo trình Mĩ thuật - Tập một (Những vấn đề chung về nghệ thuật tạo hình): Phần 1
99 p | 404 | 78
-
Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non): Phần 1
115 p | 374 | 47
-
Giáo trình Mĩ thuật - Tập một (Những vấn đề chung về nghệ thuật tạo hình): Phần 2
61 p | 94 | 24
-
Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non - Nguyễn Quốc Toản
175 p | 31 | 6
-
Hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em (Tập 2: Hướng dẫn làm đồ chơi): Phần 1
38 p | 26 | 5
-
Đề xuất mô hình nhà trường giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
7 p | 73 | 5
-
Thơ mới một hình thức giao tiếp nghệ thuật mới
8 p | 51 | 4
-
Shinden Zukuri - Nghệ thuật tạo hình độc đáo của Nhật Bản thời Heian
16 p | 9 | 3
-
Hoạt động tạo hình - Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em (Quyển 1): Phần 1
53 p | 14 | 3
-
Giáo dục văn hóa và nghệ thuật truyền thống (Trường hợp Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh)
13 p | 6 | 2
-
Tiếp cận nghệ thuật tạo tác bao lam trong chùa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh thế kỉ XVIII - XIX
9 p | 63 | 2
-
Nghệ thuật tạo tượng Yak (hộ pháp) trong các ngôi chùa Phật giáo Theravada
16 p | 15 | 1
-
Giáo trình Truyền thông và vận động xã hội (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
102 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn