intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Nghiệp vụ thanh toán (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế; các phương tiện thanh toán quốc tế; bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN --------- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ THANH TOÁN NGÀNH/NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành theo Quyết định số: QĐ/CĐN ngày …tháng …năm của hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận Ninh Thuận, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. -1-
  3. LỜI GIỚI THIỆU Môn học nghiệp vụ thanh toán là một trong những môn học chuyên môn của nghề kế toán doanh nghiệp. Đây là một trong những nghiệp vụ quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua môn học này người học có khả năng hiểu được các thông tin cơ bản về thanh toán và thực hiện được các nội dung về nghiệp vụ thanh toán tại doanh nghiệp. Để phục vụ việc giảng dạy và học tập trong nhà trường và nhu cầu nghiên cứu của cán bộ kế toán các doanh nghiệp. Khoa Kinh Tế Tổng Hợp, trường cao đẳng Nghề Ninh Thuận đã triển khai biên soạn cuốn “Nghiệp vụ thanh toán”. Nội dung của giáo trình “Nghiệp vụ thanh toán” được xây dựng trên cở sở kế thừa những nội dung đã được giảng dạy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp kết hợp với các nội dung mới để đáp ứng được yêu cầu học nghề thực tế tại các địa phương, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người dạy và học trong quá trình đào tạo nghề. Giáo trình được biên soạn với nội dung ngắn gọn, rõ ràng, sát với thực tế và điều chỉnh theo đúng quy định nhà trường. Trong suốt quá trình xây dựng giáo trình “Nghiệp vụ thanh toán” tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của bộ môn Kế Toán. Bên cạnh đó tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, Khoa Kinh Tế Tổng Hợp và các phòng ban đã hỗ trợ tôi trong thời gian qua.. Chân thành cảm ơn! Ninh Thuận, ngày tháng năm 2019 Tham gia biên soạn Chủ biên Phan Thị Lệ Thu -2-
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ .............. 7 1. Giới thiệu hoạt động thanh toán quốc tế ...................................................................... 7 2. Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ............................................... 7 3. Cơ sở pháp lý................................................................................................................ 7 4. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý ......................................................................................... 8 5. Rủi ro trong thanh toán quốc tế .................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ .............................. 11 1. Hối phiếu thương mại (Bills of Exchange hay Draft) ................................................ 11 2. Kỳ phiếu (Promissory Notes) ..................................................................................... 15 3. Séc :.......................................................................................................................... 16 4. Thẻ thanh toán :.......................................................................................................... 18 CHƯƠNG 3: BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ ........................ 20 1. Chứng từ vận tải ......................................................................................................... 20 2. Chứng từ bảo hiểm ..................................................................................................... 22 3. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) .............................................................. 22 4. Giấy chứng nhận xuất xứ(certificate of Origin – C/O) .............................................. 24 CHƯƠNG 4: NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN QUA NGÂN HÀNG ............................ 26 1. Khái niệm: ................................................................................................................... 26 2. Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền .................................................................................... 26 CHƯƠNG 5: PHƯƠNG THỨC NHỜ THU ................................................................. 31 1. Khái niệm phương thức nhờ thu ................................................................................ 31 2. Phân loại nhờ thu ........................................................................................................ 31 3. Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu ................................................................ 32 4. Những vấn đề cần lưu ý: ............................................................................................ 36 CHƯƠNG 6: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ............. 37 1. Khái niệm về tín dụng chứng từ ................................................................................. 37 2. Quy trình phương thức tín dụng chứng từ.................................................................. 38 3. Thư tín dụng ............................................................................................................... 40 4. Phân loại tín dụng chứng từ ....................................................................................... 42 5. Những vấn đề cần lưu ý: ............................................................................................ 42 Tài liệu tham khảo................................................................................................................44 -3-
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Nghiệp vụ thanh toán Mã môn học: MH 21 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành/bài tập: 13 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) 1. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn Nghiệp vụ thanh toán quốc tế được học sau các môn tài Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tiếng Anh thương mại (trình độ A) và là kiến thức bổ trợ cho các môn học sau. - Tính chất: Môn Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là một môn học tự chọn, thông qua kiến thức chuyên môn về thanh toán quốc tế, người học thực hiện được các nội dung về nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về thanh toán và thực hiện được các nội dung về nghiệp vụ thanh toán tại doanh nghiệp. 2. Mục tiêu của môn học - Kiến thức + Có kiến thức về thanh toán quốc tế: cơ sở hình thành và cơ sở pháp lý làm nền tảng cho hoạt động thanh toán quốc tế và những điều kiện thanh toán quốc tế trong hợp đồng ngoại thương. + Nắm được các phương thức thanh toán. - Kỹ năng: + Hiểu và ứng dụng được trong thực tế những phương tiện thanh toán quốc tế, kiểm tra và lập được bộ chứng từ thương mại sử dụng trong thanh toán quốc tế. + Vai trò và quy trình của phòng thanh toán quốc tế + Xử lý tình huống trong thanh toán quốc tế. - Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: + Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật. -4-
  6. + Có thái độ nghiêm túc, cách tiếp cận khoa học khi xem xét một vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính. 3. Nội dung môn học Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Thời gian (giờ) Số Tổng Lý Thực hành, Kiểm Tên chương, mục TT số thuyết thảo luận, tra bài tập Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế 1. Giới thiệu hoạt động thanh toán quốc tế 2. Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh I 4 3 1 toán quốc tế 3.Cơ sở pháp lý 4.Nghiệp vụ ngân hàng đại lý Rủi ro trong thanh toán quốc tế Các phương tiện thanh toán quốc tế 1.Hối phiếu thương mại (Bills of Exchange hay Draft) II 7 5 2 2.Kỳ phiếu (Promissory Notes) 3.Séc 4.Thẻ ngân hang Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế 1.Chứng từ vận tải 2.Chứng từ bảo hiểm III 3.Hóa đơn thương mại (Commercial 7 4 2 1 Invoice) 4.Giấy chứng nhận xuất xứ 5.Những chứng từ thanh toán quốc tế khác Nghiệp vụ chuyển tiền qua ngân hàng IV 1.Khái niệm 8 6 2 2.Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền -5-
  7. 3.Các hình thức chuyển tiền 4.Những vấn đề cần lưu ý Phương thức nhờ thu Khái niệm phương thức nhờ thu 1.Phân loại nhờ thu V 6 4 2 2.Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu 3.Những vấn đề cần lưu ý Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Khái niệm về tín dụng chứng từ VI 1.Quy trình phương thức tín dụng chứng từ 13 8 4 1 2.Thư tín dụng 3.Phân loại tín dụng chứng từ 4.Những vấn đề cần lưu ý Tổng cộng 45 30 13 2 -6-
  8. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ Mã tên chương: MH21-01 Mục tiêu của chương: Sau khi nghiên cứu chương này, sinh viên có thể nhận biết được mục đích và tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế. 1. Giới thiệu hoạt động thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng cũng tăng theo. Việc thanh toán qua ngân hàng làm gia tăng viaệc sử dụng đồng tiền của các nước để chi trả lẫn nhau. Thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế của các quốc gia hiện nay. 2. Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 2.1 Khái niệm Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này, với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng. 2.2 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế: - Đối với nền kinh tế: Thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán. - Đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK: Thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ XNK của doanh nghiệp. - Đối với các ngân hàng thương mại: thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. 3. Cơ sở pháp lý - Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, sửa đổi 2007, số phát hành 600 của phòng thương mại quốc tế. - Bản phụ trương các quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ về xuất trình (chứng từ) điện tử, số phát hành 1.1 , sửa đổi năm 2007 của phòng thương mại quốc tế. - Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo L/C, sửa đổi 2007, số phát hành 681 của phòng thương mại quốc tế. -7-
  9. - Các quy tắc thống nhất về hoàn trả (tiền) giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ, số phát hành 725, sửa đổi năm 2008 của phòng thương mại quốc tế. - Quy tắc thống nhất về nhờ thu số phát hành 522 của phòng thương mại quốc tế - Luật thống nhất về Hối phiếu. - Luật thống nhất về séc. 4. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý 4.1 Khái niệm và vai trò của ngân hàng đại lý: a. Khái niệm: Hoạt động ngân hàng đại lý là việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác của một ngân hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể (sau đây gọi là Ngân hàng đại lý) cho một ngân hàng khác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác. b. Vai trò: Là ngân hàng thu hộ, sẽ tiếp nhận bộ chứng từ chuyển về, thông báo cho doanh nghiệp và thực hiện thanh toán cho nước ngoài. 4.2 Nghiệp vụ ngân hàng đại lý: * Hoạt động ngân hàng đại lý: Theo Thông tư 41/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền: “Hoạt động ngân hàng đại lý là việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác của một ngân hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể (sau đây gọi là Ngân hàng đại lý) cho một ngân hàng khác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác (sau đây gọi là Ngân hàng đối tác)”. * Hoạt động ủy thác trong lĩnh vực ngân hàng: Theo Thông tư 04/2012/TT-NHNN ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: “Ủy thác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng là việc bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác thực hiện nghiệp vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan; bên ủy thác phải trả phí ủy thác cho bên nhận ủy thác”. Trong đó: - Bên nhận ủy thác là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (…). - Bên ủy thác, bao gồm: a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (…). -8-
  10. b) Tổ chức khác ở trong nước không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức khác) là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. c) Tổ chức ở nước ngoài là pháp nhân được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài, nơi tổ chức đó được thành lập, có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự về năng lực dân sự của pháp nhân nước ngoài. * Thỏa ước ngân hàng đại lý: Khi thiết lập quan hệ đại lý, các ngân hàng cùng ký thỏa ước ngân hàng đại lý. Thỏa ước ngân hàng đại lý là thỏa ước giữa hai ngân hàng về việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng trên cơ sở nguyên tắc hợp tác và cùng có lợi... 5. Rủi ro trong thanh toán quốc tế 5.1 Rủi ro quốc gia: a. Khái niệm: Là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, về kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối – ngoại thương của một quốc gia, khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng, nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa. b. Ví dụ: - Mâu thuẩn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo đe dọa sự ổn định nội bộ của một nước. - Xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động chiến tranh. - Vấn đề nợ nước ngoài chồng chất khiến cho chính phủ nước nhập khẩu buộc phải đưa ra biện pháp cấm thanh toán hoặc chuyển ngoại tệ, ngoại hối ra nước ngoài. - Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị thâm hụt nặng nề, khiến cho chính phủ nước nhập khẩu buộc phải đưa ra biện pháp cấp bách dừng thanh toán với nước ngoài….. 5.2 Rủi ro tỷ giá: a. Khái niệm: là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. b. Ví dụ: Nếu trước đây tỷ giá USD/VND = 16,000, hàng năm chi phí nhập khẩu nguyên liệu của công ty là 1 triệu USD, tương đương với 16 tỷ VND. Bây giờ tỷ giá USD/VND = 16,900 thì chi phí nhập khẩu nguyên liệu quy ra VND là 16.9 tỷ VND, tăng lên 900 đồng mỗi USD nhập khẩu. Điều này khiến cho chi phí sản xuất tăng thêm 900 triệu đồng. sự gia tăng này trong chừng mực nào đó làm cho lợi nhuận giảm đi nhưng nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh. 5.3. Rủi ro khác: a. Rủi ro thương mại: -9-
  11. Ví dụ: Công ty A của Úc đã kí thỏa thuận mua hàng với một đối tác của Nhật Bản, nhưng trong hợp đồng, công ty A đã để cho đối tác Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển. công ty A cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bất ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên đường từ Nhật Bản đến Úc đã bị Hải quan bắt giữ vì có vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. Kết quả là hàng hóa mà công ty A đặt cũng bị tịch thu luôn. b. Rủi ro trong thanh toán: Là những bất ngờ, gây hậu quả tổn thất cho các bên tham gia thanh toán, đặc biệt đối với các ngân hàng khi thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán cho các bên tham gia kinh doanh, giao dịch quốc tế. Bao gồm: - Rủi ro tín dụng: là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào thanh toán đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ. - Rủi ro đạo đức: là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại đến quyền lợi người khác. - Rủi ro pháp lý: xảy ra trong trường hợp có tranh chấp, hay khiếu kiện giữa các bên tham gia thanh toán. - Rủi ro ngoại hối: là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng một ngoại tệ nào đó. Khi tỷ giá biến động sẽ gây tổn thất cho một trong hai phía đối tác tham gia thanh toán. - Rủi ro về tác nghiệp: là những rủi ro sai sót về kĩ thuật, do chính các bên tham gia gây nên. Đặc biệt xảy ra nhiều trong phương thức tín dụng chứng từ. - 10 -
  12. CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ Mã tên chương: MH21-02 Mục tiêu: - Hiểu được chức năng, vai trò, tính chất và những nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu, kỳ phiếu, séc và thẻ thanh toán quốc tế. - Phát hành một hối phiếu theo đúng quy định và tập quán thanh toán quốc tế. 1. Hối phiếu thương mại (Bills of Exchange hay Draft) 1.1. Định nghĩa hối phiếu: Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày nhất định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người thụ hưởng (có thể là người phát hành hối phiếu hoặc người thứ ba), hoặc trả cho người cầm phiếu tại thời điểm đó. 1.2. Đặc điểm hối phiếu: Hối phiếu có 3 đặc điểm: - Tính trừu tượng: không cần ghi rõ nội dung quan hệ kinh tế phát sinh hối phiếu, ghi tên người thụ hưởng, số tiền phải trả, người nào sẽ thanh toán, thanh toán khi nào…. - Tính bắt buột trả tiền - Tính lưu thông của hối phiếu. 1.3. Chức năng hối phiếu: - Hối phiếu là phương tiện thanh toán: là phương tiện giúp người bán đòi tiền người mua và giúp người mua chuyển tiền trả nợ cho người bán. - Hối phiếu là phương tiện đảm bảo: Hối phiếu là một chứng từ có giá, do đó nó có thể được mua bán, cầm cố, thế chấp…. - Hối phiếu là một cung cấp tín dụng: Vì hối phiếu là một chứng từ có giá nên có thể là công cụ hữu hiệu trong việc cung ứng các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng. 1.4. Quy định về việc thành lập hối phiếu: - Hối phiếu phải được lập thành văn bản - Hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. Hối phiếu có thể viết tay, đánh máy, in sẵn… đều có giá trị. - Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu phải đồng nhất. Hiện nay, ngôn ngữ thông dụng được sử dụng để tạo lập hối phiếu là tiếng Anh. - Không được viết hối phiếu bằng bút chì, mực dễ phai, mực đỏ. Đồng thời không được tẩy xóa và sửa chữa hối phiếu. - 11 -
  13. - Hối phiếu có thể lập một hay nhiều bản. Thông thường là hai bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự và có giá trị ngang nhau. Hối phiếu không có bản chính, bản phụ. Theo quy định của luật thống nhất về Hối phiếu, hối phiếu có giá trị pháp lý là hối phiếu được lập ra với đầy đủ nội dung sau: - Tiêu đề hối phiếu - Địa điểm kí phát hối phiếu: thông thường là địa chỉ của người kí phát hối phiếu. 1.5. Một số nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu: a. Chấp nhận hối phiếu (Acceptance): - Hối phiếu sau khi kí phát phải được xuất trình cho người trả tiền để người này kí chấp nhận trả tiền, đối với những hối phiếu có kì hạn. - Thông thường hối phiếu được gửi tới người trả tiền để người này kí chấp nhận bất cứ lúc nào trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu. * Thời hạn chấp nhận được xác định theo hai trường hợp: + Trong trường hợp nếu hai bên quy định rõ với nhau trong hợp đồng mua bán hoặc trong thư tín dụng thời hạn cụ thể phải xuất trình hối phiếu để chấp nhận, thì hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn đó. * Hình thức chấp nhận: - Kí chấp nhận trên mặt trước của hối phiếu - Chấp nhận bằng một văn thư riêng biệt -> Có 4 cách chấp nhận: + Chấp nhận ngắn: người chấp nhận chỉ ghi tên đơn vị của mình và kí tên. + Chấp nhận đầy đủ: người chấp nhận ghi số tiền đã ghi trên hối phiếu, địa điểm thanh toán, ngày kí chấp nhận và kí tên. + Chấp nhận 1 phần: người chấp nhận ghi số tiền mình chấp nhận và kí tên. Thường xảy ra trong trường hợp giao thiếu hàng. + Chấp nhận bảo lãnh: người chấp nhận hối phiếu không trực tiếp kí chấp nhận mà nhờ người thứ ba có uy tín hơn chấp nhận bảo lãnh cho mình trên hối phiếu. Sự chấp nhận được ghi vào mặt trước của tờ hối phiếu. b. Kí hậu hối phiếu (Endorsement): - kí hậu là một thủ tục pháp lý dùng để chuyển nhượng hối phiếu. - Người hưởng lợi muốn chuyển nhượng hối phiếu cho người khác thì phải kí vào mặt sau của tờ hối phiếu rồi chuyển hối phiếu cho người đó. - Người kí hậu không cần phải nêu lí do của sự chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển nhượng đó. - 12 -
  14. c. Bảo lãnh hối phiếu (Aval): - Khái niệm: là sự cam kết của người thứ ba về khả năng thanh toán của hối phiếu cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn. Người đứng ra bảo lãnh thông thường là những ngân hàng lớn, có uy tín theo yêu cầu của người trả tiền. - Bảo lãnh có hai cách: + Bảo lãnh ghi trực tiếp trên tờ hối phiếu: Nếu ghi trực tiếp trên tờ hối phiếu có 2 cách: ghi mặt trước và ghi mặt sau + Bảo lãnh bằng chứng thư bảo lãnh: Bảo lãnh bằng một chứng thư bảo lãnh mà không ghi trực tiếp vào hối phiếu. cách bảo lãnh này biểu hiện bằng một thư bảo lãnh của người kí bảo lãnh gửi cho người xin bảo lãnh. Cách bảo lãnh này giọ là bảo lãnh mật. Người trả tiền không muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của mình đến mức cần phải bảo lãnh, nếu sự bảo lãnh được ghi trên hối phiếu. d. Kháng nghị (Protest): - Bản kháng nghị do người hưởng lợi lập ra trong thời hạn không quá 2 ngày làm việc tiếp sau ngày hết hạn của hối phiếu. - sau khi lập xong bảng kháng nghị, trong vòng 4 ngày làm việc, người bị từ chối trả tiền phải báo cho người chuyển nhượng trực tiếp để đòi tiền hoặc có thể đòi tiền bất cứ người nào đã kí hậu chuyển nhượng hối phiếu hoặc đòi tiền ký phát hối phiếu. - Nếu không có bản kháng nghị về việc bị từ chối trả tiền thì những người được chuyển nhượng được miiễn trách nhiệm trả tiền hối phiếu, nhưng người kí phát hối phiếu và người chấp nhận vẫn phải chịu trách nhiệm này đối với người kháng nghị. e. Chiết khấu hối phiếu (Discount): - Người hưởng lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu đến hạn trả tiền cho ngân hàng để lấy tiền ngay với một giá thấp hơn số tiền ghi trên tờ hối phiếu. - Nếu hai bên đồng ý, người hưởng lợi hối phiếu sẽ thực hiện nghiệp vụ kí hậu để chuyển nhượng hối phiếu đó cho ngân hàng. 1.6. Phân loại hối phiếu: - Căn cứ vào người ký phát hối phiếu: có 2 loại hối phiếu thương mại và hối phiếu ngân hàng. + Hối phiếu thương mại: do người bán kí phát đòi tiền người mua, việc tạo lập hối phiếu không có sự tham gia của ngân hàng. + Hối phiếu ngân hàng: là hối phiếu do ngân hàng kí phát đòi tiền người khác hoặc chỉ thị trả tiền cho người thụ hưởng, việc tạo lập hối phiếu có sự tham gia của ngân hàng. - 13 -
  15. - Căn cứ vào thời hạn trả tiền: gồm + Hối phiếu trả tiền ngay (sight draft or draft at sight): người trả tiền phải thực hiện việc trả tiền ngay sau khi hối phiếu được xuất trình. + Hối phiếu trả tiền sau một kì hạn hay hối phiếu có kì hạn (time draft) người trả tiền được phép trả tiền sau một thời hạn nhất định có ghi trên hối phiếu. - Căn cứ vào phương thức thanh toán: gồm + Hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu + Hối phiếu sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ. - Căn cứ vào chứng từ kèm theo: gồm + Hối phiếu trơn (clean draft): là loại hối phiếu gửi đến người trả tiền không kèm theo bộ chứng từ hàng hóa, việc trả tiền hối phiếu chỉ dựa vào tờ hối phiếu mà thôi. + Hối phiếu kèm chứng từ (documetary draft) là loại hối phiếu được gửi đến người trả tiền có kèm theo bộ chứng từ hàng hóa. - Căn cứ vào người thụ hưởng: gồm + Hối phiếu đích danh + Hối phiếu vô danh + Hối phiếu trả theo lệnh là loại hối phiếu được kí phát yêu cầu người trả tiền thực hiện thanh toán theo lệnh của người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu. Một số mẫu hối phiếu: a. Mẫu hối phiếu trong phương thức nhờ thu: No........ BILL OF EXCHANGE Place, Date............. For........... At ...... sight of this First Bill of Exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) Pay to the order of........................................................... the sum Of.............................................................................................. Value received as per our invoice (s) No(s)..........Dated........................ (Drawn Under..........................................................................................) To ..................... Authorised signature ..................................... - 14 -
  16. b. Mẫu hối phiếu trong phương thức nhờ tín dụng chứng từ: c. No........ BILL OF EXCHANGE Place, Date............. For........... At ...... sight of this First Bill of Exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) Pay to the order of........................................................... the sum of.............................................................................................. Value received as per our invoice (s) No(s)..........Dated........................ Drawn under......................................................................................... Confirmed/ irrvocable/without recourse L/C No.................................. Dated/ wired .............................................................. To ..................... Authorised signature 2. Kỳ phiếu (Promissory Notes) ............................... 2.1 Định nghĩa kỳ phiếu: Kỳ phiếu là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác. Theo luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam, điều 4, khoản 3 có ghi: “Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.” (hối phiếu nhận nợ chính là kì phiếu) 2.2. Nội dung:  Tiêu đề kỳ phiếu ghi ở mặt trước  Cam kết hứa trả tiền vô điều kiện một số tiền nhất định  Thời hạn kỳ phiếu ghi rõ ràng, cụ thể  Địa điểm trả tiền  Tên và địa chỉ của người Tạo lập, người thụ hưởng  Ngày tháng tạo lập kỳ phiếu  Địa điểm tạo lập kỳ phiếu  Chữ ký của người tạo lập Mẫu kì phiếu: - 15 -
  17. 2.3 Một số nghiệp vụ liên quan đến kỳ phiếu: - Kí hậu - Chuyển nhượng -Bão lãnh thanh toán - Chiết khấu -Cầm cố. - Kháng nghị 2.4 Phân loại kỳ phiếu: - Căn cứ vào người kí phát kì phiếu có 2 loại: kì phiếu thương mại và kì phiếu ngân hàng. + Kì phiếu thương mại: việc tạo lập kì phiếu không có sự tham gia của ngân hàng. + Kì phiếu ngân hàng: Việc tạo lập kì phiếu có sự tham gia của ngân hàng. - Căn cứ vào người thụ hưởng: gồm + Kì phiếu đích danh: người trả tiền chỉ thanh toán cho người đích danh trên kì phiếu + Kì phiếu vô danh: người trả tiền kì phiếu sẽ thanh toán cho người xuất trình kì phiếu + Kì phiếu trả theo lệnh: người trả tiền thực hiện thanh toán theo lệnh của người hưởng lợi. 3. Séc : a. Khái niệm: séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người cầm séc, người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người ấy. b. Những đối tượng liên quan: - Người phát hành séc: là chủ tài khoản, người mua hàng, người nhận cung ứng, người nợ tiền lập ra séc để trả nợ. - Ngân hàng thanh toán : là ngân hàng trả tiền tờ séc. - Người nhận tiền còn gọi là người thụ hưởng số tiền trên tờ séc, sau khi séc đã được phát hành ra lưu thông thì người này có quyền hưởng lợi tờ séc còn gọi là người cầm séc. c. Đặc điểm: có 3 đặc điểm: - 16 -
  18. - Tính trừu tượng: không cần ghi rõ nội dung quan hệ kinh tế phát sinh mà cần ghi rõ những vấn đề liên quan đến số tiền chi trả là bao nhiêu, trả cho ai, ngân hàng nào sẽ thanh toán, thanh toán khi nào…. - Tính bắt buột chi tiền: ngân hàng thanh toán trên séc phải trả tiền đầy đủ đúng theo yêu cầu của người kí séc. Ngân hàng thanh toán không được viện lý do riêng từ chối trả tiền. - Tính lưu thông của séc: séc có thể chuyển nhượng dễ dàng hình thành nên tính lưu thông của séc. Séc được chuyển nhượng từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác trong thời hạn hiệu lực của séc, ngân hàng thanh toán sẽ chi trả cho người đang sở hữu séc. d. Nội dung: tờ séc muốn có hiệu lực bắt buột phải có những yếu tố sau: - Tờ séc phải có tiêu đề séc - Ngày tháng năm phát hành séc - Địa điểm phát hành séc - Ngân hàng trả tiền - Tài khoản được trích trả - Yêu cầu trả một số tiền nhất định không kèm điều kiện bảo lưu nào - Người hưởng lợi tờ séc - Chữ kí người phát hành séc, kèm theo tên họ và địa chỉ được in sẵn trên tờ séc. e. Phân loại: - Căn cứ vào tính lưu chuyển của séc: + Séc đích danh: là loại séc ghi tên người thụ hưởng, loại séc này không thể chuyển nhượng cho người khác, chỉ có người ghi tên trên tờ séc mới được lãnh tiền. + Séc vô danh: là loại séc không ghi tên người thụ hưởng nhất định nào, mà chỉ yêu cầu trả cho người cầm séc. + Séc theo lệnh: là loại séc được dùng phổ biến và được trả theo lệnh của người hưởng lợi. - Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc: + Séc gạch chéo: hay còn gọi là séc hoành tuyến là laoị séc mà trên mặt trước của séc có hai gạch chéo song song với nhau. Gạch chéo để chỉ tờ séc đó không được rút tiền mặt, chỉ dùng để thanh toán qua ngân hàng, séc gạch chéo có 2 loại: Séc gạch chéo thường: giữa hai gạch chéo không ghi tên ngân hàng lĩnh hộ tiền (cheque crossed generally) - 17 -
  19. Séc gạch chéo đặc biệt (cheque crossed specially): có đặc điểm là giữa hai gạch song song có ghi tên một ngân hàng lĩnh tiền. do đó người hưởng lợi chỉ được thanh toán tại ngân hàng này. + Séc xác nhận( certified cheque): là loại séc được ngân hàng xác nhận đảm bảo việc trả tiền. + Séc du lịch (Traveller cheque) còn gọi là séc lữ hành là loại séc do một ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó. Người hưởng lợi là khách du lịch, là người mua tờ séc. Khi lãnh tiền ngân hàng thanh toán sẽ căn cứ vào hai chữ kí của người thụ hưởng, một lần kí lúc phát hành séc (mua tờ séc) và một lần khi lĩnh tiền tại ngân hàng thanh toán. 4. Thẻ thanh toán : a. Khaí niệm: là phương tiện thanh toán do các ngân hàng, định chế tài chính phát hành và người sở hữu thẻ có thể sử dụng nó để nạp, rút tiền mặt tại các máy, các quầy tự động của ngân hàng, có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc có thể sử dụng để chuyển khoản. b. Mô tả kỹ thuật: Thẻ thanh toán được làm bằng nhựa cứng có hình chữ nhật. trên thẻ có một số thông tin sau: - Mặt trước của thẻ ghi: tên của thẻ, ngân hàng phát hành, biểu tượng, số của thẻ, ngày bắt đầu có giá trị và ngày hết hạn hiệu lực và tên của người chủ thẻ, hình của chủ thẻ nếu có.... - Mặt sau của thẻ: có dãi băng từ tính, một băng trắng trên đó có chữ kí của chủ thẻ. Băng từ tính là một bộ nhớ có chứa đựng một phần hay toàn bộ những thông tin liên quan đến tài khoản, thời hạn, mã số pin, hạn mức thanh toán của thẻ. c. Quy trình lưu thông thẻ: - 18 -
  20. 4 Cơ sở chấp Chủ thẻ nhận thẻ 3b 3a 1 2 8 ATM 5 6 Ngân hàng 3a phát hành Ngân hàng đại lý 7 Chú thích: Bước 1: Chủ thẻ có nhu cầu phát hành thẻ, nộp hồ sơ cần thiết cho ngân hàng phát hành. Tùy theo loại thẻ, ngân hàng phát hành sẽ yêu cầu chủ thể đáp ứng thêm một số điều kiện khác. Bước 2: Ngân hàng phát hành cấp thẻ cho chủ thẻ. Bước 3: có 2 trường hợp - Khách hàng giao dịch tiền mặt (3a): khách hàng có thể dùng thẻ để nộp tiền mặt hay rút tiền tại các máy ATM đặt tại các nơi công cộng hay tại ngân hàng đại lý. - Khách hàng thanh toán hàng hóa dịch vụ (3b): khách hàng dùng thẻ mua hàng hóa, dịch vụ tại cơ sở chấp nhận thẻ. Bước 4: sau khi kiểm tra và giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, cơ sở chấp nhận trả lại thẻ cho khách hàng. Bước 5: Lập hóa đơn và gửi ngân hàng đại lý yêu cầu thanh toán. Bước 6: Ngân hàng đại lý kiểm tra hóa đơn, nếu hợp lệ sẽ thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ. Bước 7: Ngân hàng đại lý yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán toàn bộ số tiền mà ngân hàng đại lý thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ hoặc đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. Bước 8 : Nếu chấp nhận ngân hàng phát hành sẽ thực hiện bút toán chuyển tiền cho ngân hàng đại lý. Theo định kì, thường là cuối tháng, ngân hàng phát hành gửi bảng kê và yêu cầu chủ thẻ thanh toán (nếu là thẻ tín dụng). - 19 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1