Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (sách dành cho các trường cao đẳng sư phạm): Phần 1
lượt xem 143
download
Phần 1 cuốn giáo trình "Ngữ pháp tiếng Việt (sách dành cho các trường cao đẳng sư phạm)" giới thiệu tới người đọc các nội dung: Một số vấn đề đại cương về ngữ pháp, các loại tiếng Việt, cụm từ tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (sách dành cho các trường cao đẳng sư phạm): Phần 1
- BÙI MINH TOÁN (Chủ biên) - NGUYÊN THỊ LƯƠNG G I Á O T R Ì N H N G Ữ P H Á P T I Ê N G V I Ệ T (Sách dành cho các trường Cao đẳng Sư phạm) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC s ư PHẠM
- Mã số: 01.01.291681 ĐH 2007
- M Ụ C L Ụ C • • Lòi nói đẩu CHƯƠNG I. MỘT SỐ VÂN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỮ PHÁP I. NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP HỌC li. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Cơ BẢN CỦA NGỮ PHÁP HỌC 1. Đơn vị ngữ pháp " 2. Ý nghĩa ngữ pháp " 3. Hình thức ngữ pháp và phương thức ngữ pháp " 4. Phạm trù ngữ pháp " 5. Quan hệ ngữ pháp " Tóm tắt chương " Câu hỏi và bài tập " Tài liệu tham khảo chương I CHƯƠNG li. TỪ LOẠI TIÊNG VIỆT I. KHÁI NIỆM Từ LOẠI VÀ TIÊU CHÍ PHÂN ĐỊNH 1. Khái niệm từ loại Ví 2. Tiêu chí phân đinh 7. li. HỆ THỐNG Từ LOẠI TIẾNG VIỆT 1. Sự phân biệt thực từ và hư từ 2. Danh từ 3. Số từ :: 4. Động từ 5. Tính từ " 6. Đại từ " 7. Phụ từ (phó từ, từ kèm) ti 8. Quan hệ từ li 9. Tình thái từ ii III. Sự CHUYỂN LOẠI CỦA Tử íí IV. VẤN ĐỂ Từ LOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VẮNỞ TRUNG HỌC c ơ SỞ í! Tóm tắt chương li Câu hỏi và bài tập li Tài Liệu tham khảo chương li li
- CHƯƠNG HI. CỤM TỪ TIÊNG VIỆT 63 I. KHÁI NIỆM CỤM Từ 63 1. Phân biệt cụm từ tự do và cụm từ cố định 63 2. Phân biệt các loại cụm từ tự do 64 li. CẤU TẠO CỦA CÁC LOẠI CỤM Từ Tự DO 6 5 1. Cụm từ chủ-vị 65 2. Cụm từ đẳng lập 68 3. Cụm từ chính phụ 7 1 IM. CỤM DANH Từ 72 1. Khái niệm 72 2. Chức năng 73 3. Phẩn trung tâm 74 4. Phần phụ trước 75 5. Phần phụ sau 78 IV. CỤM ĐỘNG Từ 82 1. Khái niệm 82 2. Chức năng 82 3. Phần trung tâm 83 4. Phần phụ trước 84 5. Phần phụ sau : -.87 V. CỤM TÍNH Từ 98 1. Khái niệm 98 2. Chức năng 99 3. Phần trung tâm 99 4. Phần phụ trước 100 5. Phần phụ sau 100 VI. VẤN ĐỂ CỤM Từ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂNở TRUNG HỌC c ơ SỞ 103 Tóm tắt chương 104 Câu hỏi và bài tập 104 Tài liệu tham khảo chương MI 109 CHƯƠNG IV. BỈNH DIỆN NGỪ PHÁP CỦA CÂU TIẾNG VIỆT no I. MỘT SỐ VẤN ĐỂ KHÁI QUÁT VỀ CÂU m 1. Câu và phát ngôn 111 2. Các đặc trưng cơ bản của câu 112 3. Khái quát về ba bình diện của câu 113 4
- li. BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP CỦA CÂU 1. Các thành phẩn câu 2. Các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu MI. VẤN ĐỂ VỀ CẤU TẠO NGỮ PHÁP CỦA CÂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN Ở TRUNG HỌC Cơ SỞ -. 1. Về các thành phần câu 2. Về các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu Tóm tắt chương Câu hỏi và bải tập Tài liệu tham khảo chương IV CHƯƠNG V. BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA CỦA CÂU TIÊNG VIỆT I. NGHĨA MIÊU TẢ CỦA CÂU li. NGHĨA TÌNH THÁI III. VẤN ĐỂ VỀ NGHĨA CỦA CÂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ở TRUNG HỌC Cơ SỞ Tóm tắt chương Càu hỏi và bài tập Tài liệu tham khảo chương V CHƯƠNG VI. BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG CỦA CÂU (Câu trong hoạt động giao tiếp) I. Sự HIỆN THỰC HÓA CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CỦA CÂU TRONG PHÁT NGÔN 1. Tỉnh lược thành phần câu 2. Tách câu 3. Lựa chọn trật tự các thành phần câu li. MỤC ĐÍCH NÓI CỦA CÂU TRONG GIAO TIẾP 1. Câu nghi vấn 2. Câu cầu khiến 3. Câu cảm thán 4. Câu trần thuậr. IU. HÀNH ĐỘNG NÓI VÀ CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI 1. Khái niệm hành động nói 2. Cách thực hiện hành động nói 3. Câu ngôn hành IV. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN CỦA CÂU 1. Nghĩa tường minh ỵ 2. Nghĩa hàm ẩn
- 3. Phân loại nghĩa hàm ẩn 228 4. Cơ chế tạo hàm ý cho câu 230 V. CẤU TRÚC TIN TRONG CÂU 232 VI. VẤN ĐỂ CÂU TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾPỞ CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC Cơ SỞ 237 Tóm tắt chương 238 Càu hỏi và bài tập 239 Tài liệu tham khảo chường VI 240
- L Ờ I N Ó I Đ Ẩ U Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt được biên soạn theo chương trình đào tạo giáo viên Ngữ văn thuộc Dự án Đào tạo Giáo viên Trung học cơ sớ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình phục vụ cho việc dạy và học học phần Ngữ pháp tiêng Việt trong trường Cao đẳng Sư phạm. Trong khi biên soạn giáo trình, các tác giả luôn quán triệt mục tiêu đào tạo, cố gắng bám sát chương trình Cao đẳng Sư phạm, đồng thời gắn với nội dung dạy và học ngữ pháp tiêng Việt ở Trung học cơ sở. Vì vậy nội dung các chương, mục trong giáo trình không quá đi sâu vào những vấn đề lí thuyết ngón ngữ học hoặc Việt ngữ học, mà cố gắng đáp ứng những yêu cấu thực tiễn của nhà trường, nhất là cấp Trung học cơ sở. Mặt khác, giáo trình vẫn đặt ra nhiệm vụ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và có tính cập nhật, rèn luyện những kĩ năng cần vếu nhất trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy ngữ pháp tiêng Việt để vừa nâng cao kiến thức và kĩ nâng cho sinh viên, vừa chuẩn bị cho sinh viên làm tốt công việc dạy ngữ pháp tiếng Việt ở Trung học cơ sở. Cấu trúc của giáo trình đi theo trình tự của các đơn vị ngữ pháp từ thấp đến cao: từ, cụm từ, câu. Trước khi đi vào những vân đề cụ thể của ngữ pháp tiếng Việt, giáo trình có dành một chương (chương ì) để trình bày khái quát một số vấn đề đại cương về ngữ pháp nhằm chuẩn bị kiến thức chung. Sau đó chương l i dành cho vấn đề từ loại tiêng Việt, chương HI trình bày về cụm từ tiêng Việt. Những vấn đề về câu là phong phú nhất và cũng phức tạp nhất, nên giáo trình dành cả ba chương tiếp theo lần lượt trình bày về ba bình diện của câu: bình diện ngữ pháp (chương IV), bình diện ngữ nghĩa (chương V) và bình diện ngữ dụng (chương V I ) . Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, ở đầu mỗi chương cùa giáo trình đều có nêu những kiến thức cần có khi tiếp cân nội dung từng chương và những kết quả cần đạt tới khi học tập, còn cuối mỗi chương sách đều có phần tóm tắt nội dung cơ bản của từng chương, sau đó cung cấp những câu hỏi và bài tập thực hành, trong đó có một số bài tập vận dụng kiến thức và kĩ nâng vào việc giải quyết những yêu cầu dạy học ở Trung học cơ sở. Cũng nhầm mục đích hướng nghiệp cho sinh viên, nên cuối mồi chương sách đều có mục giới thiệu nội dung dạy học tương ứng ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở. Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo có quan hệ mật thiết đến nội dung từng chương đê sinh viên có thể tiếp cận nhằm mở rộng kiến thức. Giáo trình này có thể sử dụng để dạy và học ở cả chương trình đào tạo giáo viên dạy một môn (môn Ngữ văn), và cả ở chương trình đào tạo giáo viên dạy hai môn, trong đó môn Ngữ văn là môn thứ nhất. Trong chương trình đào tạo giáo viên dạy một môn, thời lượng dạy và học là 4 đơn vị học trình, do đó 6 chương trong giáo trình có thể phân bô như sau: học trình Ì gồm 2 chương đầu, học trình 2: chương 3, học trình 3: chương 4, học trình 4: 7
- chương 5 và chương 6. Trong chương trình đào tạo giáo viên dạy 2 môn, thời lượng chỉ có 3 đơn vị học trình. Do đó sinh viên cần tự đọc chương Ì, còn học trình Ì gồm chương 2 và 3, học trình 2: chương 4, học trình 3: chương 5 và 6 (nội dung của chương 6 có một số điểm đã được dạy và học chi tiết trong học phần Ngữ dụng học). Tuy nhiên, trong thực tiễn giảng dạy, các thầy cô giáo và các trường Cao đẳng Sư phạm có thể điều chỉnh để phân bố thời gian cho phù hợp với tình hình thực tế. Trước khi xuất bản, Giáo trình đã được GS.TS. Hoàng Trọng Phiến, GS.TS. Lê A, GS. Nguyễn Khắc Phi đọc và góp cho nhiều ý kiến bổ ích. Các tác giả xin chân thành cám ơn các Giáo sư, đồng thời chúng tôi cũng mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên và bạn đọc nói chung về nội dung và hình thức của sách để bổ sung, điều chỉnh giáo trình ngày một tốt hơn. Chúng tôi cũng chân thành cám ơn Ban điều hành Dự án Đào tạo Giáo viên Trung học cơ sở cùng Nhà xuất bản Đ ạ i học Sư phạm Hà N ộ i đã tạo điều kiện để giáo trình có thể phục vụ rộng rãi cho việc dạy và học trong các trường Cao đẳng Sư phạm. C á c tác giả
- C H Ư Ơ N G I MỘT SỐ VÂN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỮ PHÁP MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Nắm được bản chất của ngữ pháp, phán biệt được ngữ pháp với các bộ phận khác của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, phong cách). Nắm được những khái niệm cơ bản của ngữ pháp học: đơn vị, ý nghĩa, hình thức, phương thức, phạm trù, quan hệ ngư pháp. - Bước đầu vận dụng được những kiên thức đại cương về ngữ pháp vào việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt. KIÊN THỨC CẦN CÓ - Có những kiến thức phổ thông vê ngữ pháp tiếng Việt đã được trang bị ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, như những kiến thức về từ, về cụm từ, vé câu, các thành phấn câu và kiểu câu.... - Có những kiến thức vờ kĩ nâng cần yếu vế các bộ phận ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa tiêng Việt mà các học phẩn trước trong chương trình Cao đẳng Sư phạm đã trang bị cho sinh viên. - Có một số kiến thức vé ngữ pháp của một ngoại ngữ đã học ở phổ thông hoặc ở Cao dẳng Sư phạm, nhất là ngoại ngữ thuộc họ ngôn ngữ Ân - Âu. Những kiến thức đó để đối chiêu, so sánh với tiếng Việt, và cũng dùng làm cơ sỏ để khái quát hoa thành những nhận định chung về các khái niệm cơ bản trong ngữ pháp đại cương. Mỏ ĐẦU Hệ thống tổ chức của mỗi ngôn ngữ thường được cấu thành nhờ những bộ phận cơ bản là ngữ ám, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp. Ớ những học phần trước (ngữ âm học, từ vựng - ngữ nghĩa học) đã tiến hành nghiên cứu về hệ thống ngữ âm tiếng Việt, hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt. Học phần này đi vào hệ thống ngữ pháp của tiếng Việt. Song, trước khi tìm hiểu hệ thống ngữ pháp tiếng Việt, cần có một số kiến thức đại cương về ngữ pháp. Đây là những kiến thức chung về ngữ pháp của ngôn ngữ nói chung. Chúng đã được ngành ngữ pháp học tổng kết từ nhiều ngổn ngữ trên thế giới. Những kiến thức đại cương này sẽ làm cơ sở cho việc tìm hiểu ngữ pháp tiếng Việt. 9
- I. NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP HỌC 1. Trong cơ cấu tổ chức của hệ thông ngôn ngữ, ngoài các bộ phận ngữ ám và từ N ựng - ngữ nghĩa, còn có ngữ pháp. Vậy ngữ pháp là gì? Theo quan niệm thông thường, ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc, các luật lệ vé sự câu tạo của các từ, sự biến đổi của các từ và sự kết hợp các từ thành câu, đóng thời còn là các quy tắc cấu tạo của các cáu, các đoạn vãn và văn bản. Ngữ pháp học là một chuyên ngành nghiên cứu về ngữ pháp của một ngôn ngữ. Song nhiều khi thuật ngữ ngữ pháp cũng dược dùng với ý nghĩa của thuật ngữ ngữ pháp học (cũng giống như tình hình sử dụng thuật ngữ cùa các ngành khoa học khác: sử/ sử học; sinh vật / sinh vật học,...). So với ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp có một số đặc điểm sau đây: - Ngữ pháp có tính tàm tượng và khái quát hơn. Chính vì các quy luật và các phép tắc tạo nên ngữ pháp của một ngôn ngữ không phải chỉ thuộc về một từ hay một câu cụ thể nào mà là chung cho tất cả các từ hay các câu cùng một loại nên ngữ pháp có tính trừu tượng và khái quát cao. Cũng vì thế, các quy luật tổ chức của ngữ pháp thường được biếu hiện dưới dạng mô hình hay sơ đồ. v ề mặt này, ngữ pháp giống như các quy tắc trong hình học. Trong hình học, một hình vuông có thể được tạo nên từ các chất liệu khác nhau (phân, mực, que tre, thanh kim loại,...), có những màu sắc khác nhau, có độ lớn nhỏ khác nhau nhưng luôn luôn phải có những đặc trưng cơ bản, có tính khái quát. Đó là: có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc đều vuông. Tương tự như vậy, trong ngữ pháp các từ thuộc từ loại danh từ, chảng hạn, có những hình thức âm thanh khác nhau: có thể có ý nghĩa cụ thể khác nhau, có nguồn gốc khác nhau, có phạm vi sử dụng khác nhau.... nhưng đều phải có đặc trưng chung: có ý nghĩa sự vật, có những quy luật biến đổi và két hợp, những khả năng giống nhau trong việc tạo câu. - Ngữ pháp có tính ổn định làu bền hơn. Trong quá trình phát triển lịch sử, ngôn ngữ có biên đổi. Nhưng trong các bộ phận cấu thành của ngôn ngữ thì từ vựng là bộ phận dễ biến động nhất (nhiều từ mới xuất hiện, nhiều nghĩa mới nảy sinh, và các từ cũ, nghĩa cũ mất đi....); thứ đến là ngữ âm. Còn ngữ pháp thì tuy cũng có biên đổi nhưng chậm hơn rất nhiều, có thê coi là ổn định. Chính vì thê mà hiện nay đọc các văn bản cổ, ta thường gặp nhiều từ cổ phải chú thích, còn ít thấy phải chú thích các hiện tượng ngữ pháp. 2. Theo cách phân chia truyền thống, ngữ pháp học bao gồm hai phân ngành Từ pháp học: có nhiệm vụ nghiên cứu các quy tắc cấu tạo từ, các quy tắc biến đổi từ các đặc tính ngữ pháp của các từ loại. Đôi với tiêng Việt, nhìn chung, các từ không có hệ thống biến đổi từ, nên nhiệm vụ chù yếu của từ pháp học tiêng Việt là nghiên cứu đặc tính ngữ phấp cùa các từ loại, các tiểu loại. Còn các quy tắc cấu tạo từ thì thường được khảo sát ớ từ vụn" học vì ở tiếng Việt các phương thức cấu tạo từ và các kiểu cấu tạo từ liên quan mật thiết với các loại ý nghĩa từ vựng, các hệ thống từ vựng. 10
- Cú pháp học: nghiên cứu các quy tắc kết hợp từ thành các cụm từ, các câu. Để hoàn thành được các nhiệm vụ này, cú pháp học phải giải quyết những ván đề như câu tạo cua cụm từ, các loại cụm từ, các thành phần câu, các kiểu câu,... Đối với tiếng Việt, từ pháp học khi giải quyết những vấn đề về đặc tính ngữ pháp của các từ loại, lại có liên quan mật thiết với cú pháp học. Bởi vì đặc tính ngữ pháp của từ loại trong tiêng Việt thể hiện rõ nhất ở khả năng kết hợp các từ, ở khả nâng và đặc điểm cấu tạo cụm từ và cấu tạo câu. Vì thế ở tiếng Việt hai bộ phận từ pháp học (từ loại) và cú pháp học có liên quan mật thiết với nhau. Hiện nay có một quan niệm mới là phải mở rộng phạm vi của ngữ pháp tới cả lĩnh vực trên câu. Vì thế đỏi tượng và nhiệm vụ của ngữ pháp học không chi dừng lạiở việc nghiên cứu các quy tấc cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp các từ thành cụm từ và câu, cũng như các quy tắc tố chức câu, mà còn cả các quy tắc liên kết càu và các đơn vị trên câu dế tạo thành vãn bản. Vì thế, trong ngành ngữ pháp học đã hình thành một phân ngành mới là ngữ pháp học văn bản. Do đó hiện nay, ngữ pháp học bao gồm ba phân ngành: ngữ pháp học vê từ (cấu tạo từ, từ loại), ngữ pháp học vê câu (cụm từ và cáu), và ngữ pháp học văn bàn (đoạn vãn và vãn bản). li. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Cơ BẢN CỦA NGỮ PHÁP HỌC 1. Đơn vị n g ữ p h á p Đó là những đơn vị (yêu tố) ngôn ngữ có hai mặt: mặt hình thức âm thanh và cấu tạo, mặt nội dung ý nghĩa. Những đơn vị chỉ có mặt âm thanh là các đơn vị ngữ âm (ám vị, âm tiết), những đơn vị chỉ xét ở mặt ngữ nghĩa là các đơn vị ngữ nghĩa (nghĩa vị, nét nghĩa,...). Trong ngôn ngữ, những đơn vị có cả hai mặt bao gồm: hình vị, từ, cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản. Tuy thế, các đơn vị hai mật như trên chỉ được coi là đơn vị ngữ pháp khi chúng được xem xét ở bình diện ngữ pháp, ở đặc điểm ngữ pháp, cụ thể là được xem xét ở một trong những bình diện sau đây: - Kiểu cấu tạo, loại hình cấu tạo: Cấu tạo bằng các thành tố như thế nào? Theo phương thức nào? Có thể xếp vào kiểu nào? - Quan hệ ngữ pháp trong nội bộ đơn vị: Các thành tố cùa đơn vị có quan hệ với nhau như thế nào? M ỗ i thành tố giữ vai trò và chức năng như thế nào? - Quan hệ ngữ pháp với các đơn vị ngữ pháp khác khi cùng tham gia vào việc cấu tạo các đơn vị khác lớn hơn như thế nào? - Ý nghĩa ngữ pháp của đơn vị đó: Đó là ý nghĩa chung của cả một phạm trù ngữ pháp có đơn vị đó, hoặc là ý nghĩa quan hệ của đơn vị đó trong một đơn vị ngữ pháp lớn hơn. - Hình thức ngữ pháp của đơn vị đó: hình thái biến đổi, hình thức thể hiện của đơn vị đó qua các khả năng kết hợp với các đơn vị khác. li
- Ví dụ: từ nhỏ nhen: Nêu xem xét từ này ở bình diện ngữ nghĩa (nghĩa: to ra hẹp hòi, luôn để ý đến những việc nhỏ nhặt, những lợi ích riêng trong quan hệ đối xử với người khác) thì lúc đó nó là một đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa. Cả việc xem xét nó trong các mối quan hệ gần nghĩa, trái nghĩa, hệ thống ngữ nghĩa,... thì đó cũng là việc kháo sát nó với tư cách là đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa. Từ nhô nhen chỉ xuất hiện với tư cách đơn vị ngữ pháp khi ta xem xét nó ở các phương diện như: - Cấu tạo: Nó là một từ láy, gồm hai tiêng có quan hệ láy phụ âm đầu. - Từ loại: Nó là một tính từ, có ý nghĩa ngữ pháp khái quát là chỉ đặc điểm, tính chất, có khả nâng kết hợp với từ chỉ mức độ (rất nhỏ nhen). - Vai trò ngữ pháp: có thể làm trung tám cho một cụm từ chính phụ (cụm tính từ), ỏ trong câu nó có thể làm vị ngữ một cách trực tiếp. Chảng hạn: Con người ấy (rất) nhỏ nhen. Các đơn vị khác như hình vị, cụm từ, câu, đoạn vãn, văn bản cũng là những đơn vị có nhiều bình điện. Chúng chỉ được coi là đơn vị ngữ pháp khi xem xét ở bình diện ngữ pháp. Vậy đơn vị ngữ pháp là những đơn vị ngôn ngữ có hai mặt: hình thức và ý nghĩa (hình vị, từ, cụm từ, câu, đoạn vãn và vãn bản), có những đặc điểm ngữ pháp nhất định. 2. Ý nghĩa n g ữ p h á p Các đơn vị của từ vựng và các đơn vị của ngữ pháp là các đơn vị có hai mặt: ý nghĩa và hình thức. ơ mặt ý nghĩa, người ta phân biệt ý nghĩa từ vipĩg và ý nghĩa ngữ pháp. Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa riêng của tửng từ. Tuy rằng ý nghĩa từ vựng của mỗi từ là một tập hợp nhiều nét nghĩa, trong đó có cả nét nghĩa phạm trù (có mặt ở nhiều từ cùng loại) và những nét nghĩa chuyên biệt, làm nên ý nghĩa từ vựng riêng cho m ỗ i từ. Ví dụ từ chạy trong từng Việt có nghĩa gốc gồm một tập hợp các nét nghĩa sau đây: chạy: hoạt động (nét nghĩa phạm trù), dời chỗ, bằng chân, trên mặt đất, của người hay động vật, với tốc độ cao. Ý nghĩa từ vựng này làm cho từ chạy chảng những khác nghĩa với những từ như nhà, chó, mèo, xanh, vàng, đẹp,... mà còn khác nghĩa với những từ như: đi, bò, bơi, ngủ, ăn:... Y nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung của cả một loại từ hoặc một tiểu loại của từ. Ví dụ: - Các từ: người, học sinh, cá, mèo, ghế, bút, tính chất, màu sắc,... đều có ý nghĩa chung là ý nghĩa sự vật. - Các từ: đi, chạy, bò, bay, học, đánh, ngủ, nghiên cứu, khảo sát,... có nghĩa ngữ pháp chung là chỉ hoạt động hoặc trạng thái. - Các từ: đẹp, xấu, vàng, chăm chỉ, lười, thông minh có nghĩa chung là chỉ tính chất đặc điểm. Các ý nghĩa: sự vật, hoạt động hoặc trạng thái, tính chất hoặc đặc điểm.... là các ý nghĩa ngữ pháp. Rõ ràng ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa có tính khái quát, chung cho nhiều từ 12
- cùng loại, cùng phạm trù. Ngoài ý nghĩa phạm trù như trên, ý nghĩa ngữ pháp có thể là ý nghĩa nảy sinh trong quan hệ của các từ trong câu. Xét các ví dụ sau: (1) Nó đọc sách. (2) Tôi đá bóng. (3) Họ xem phim. (4) Trâu ăn cỏ. (5) Xe này chở lúa. Các từ: sách, bóng, phim, cò, lúa, ngoài ý nghĩa ngữ pháp chỉ phạm trù sự vật trong các câu trên còn có ý nghĩa chung khác: tất cả đều chỉ đối tượng của các hoạt động do các động từ trong câu biểu hiện. Các từ: nó, lôi họ, trâu, xe có ý nghĩa chung là chủ thể hoạt động. Rõ ràng các ý nghĩa chung này nảy sinh do quan hệ của các từ trong câu. Nếu thay đổi quan hệ thì ý nghĩa ngữ pháp này cũng thay đổi. Ví dụ: (6) Tôi mua cái xe này. Ta thấy xe ở đây đã có ý nghĩa quan hệ khác: chỉ đối tượng hoạt động chứ không phải chủ thể hoạt động như ở ví dụ (5) trên. Thật ra ý nghĩa quan hệ cũng là ý nghĩa phạm trù chung, nhưng những phạm trù này chỉ nảy sinh khi từ dùng trong cáu. Ngoài ra còn một số ý nghĩa ngữ pháp khác mà sau này sẽ đề cập đến. 3. Hình thức ngữ p h á p và p h ư ơ n g thức ngữ p h á p a) Hình thức ngữ pháp: là sự biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp nhờ các yếu tố vật chất của ngôn ngữ. Xét ví dụ sau đây: (7) "Công việc cùa chúng ta rất khó khán. Nhưng chúng ta nhất đinh sẽ vượt qua những khó khăn ấy". ơ ví dụ này, có hai từ khó khăn. Từ thứ nhất có nghĩa ngữ pháp chỉ "tính chất" (chung cho tất cả các tính từ), ý nghĩa này được bộc lộ nhờ hình thức kết hợp với từ rất ở trước. Từ khó khăn thứ hai có ý nghĩa sự vật (chung cho tất cả những danh từ); ý nghĩa đươc bộc l ộ nhờ hình thức kết hợp với từ những ờ trước và từ ấy ở sau b) Các hình thức ngữ pháp để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp trong ngổn ngữ thì rát đa dạng, nhưng chúng luôn thuộc về một số phương thức nhất định, có tính hữu han. Đó là các phương thức ngữ pháp. Phương thức ngữ pháp chính là cách thức chung trong việc biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp. Có thể kể đến một số phương thức sau: - Phương thức hư từ: ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng cách dùn° hư từ. Ví dụ: từ rất, từ những ở ví dụ trên đây, từ bằng ở ví dụ sau: (8) Chúng tôi học tiếng Việt. 13
- (9) Chúng tôi học bâng tiếng Việt. ơ (8) ý nghĩa phương tiện hoạt động trong "tiếng Việt" được biểu hiện băng hư tư bằng, còn ớ (9), ý nghĩa đối tượng hoạt động cùa các từ ấy lại được biếu hiên bàng cách không dùng hư từ. - Phương thức trật tự từ: Trật tự sắp xếp của các từ trong câu cũng là mót phương thức ngữ pháp. Các từ trong câu giống nhau nhưng trật tự sắp xếp khác nhau thì ý nghĩa của càu khác nhau. Ví dụ: (10) M ẹ yêu con/ Con yêu mẹ. ( l i ) Học b ạ n / B ạ n học. - Phương thức ngữ diệu: Ngữ điệu là một đặc điểm âm thanh cùa lời nói và bao gồm nhiều phương điện: giọng lên cao hay xuống thấp, nói nhanh hay chậm, liên tục hay có chỗ ngừng nghỉ, mạnh hay yếu,... Có nhiều trường hợp, các câu bao gồm những từ ngữ như nhau nhưng ngữ điệu khác nhau nên ý nghĩa cũng khác nhau. Chảng hạn, các câu mang ngữ điệu khác nhau sau đây biếu hiện các ý nghĩa và mục đích nói khác nhau: (12) Anh đi. (hạ giọng - câu kể) (13) Anh đi? (lên giọng - câu hỏi) - Phương thức láy: Láy là lặp lại (hoàn toàn hay bộ phận) thành phần âm thanh của một đơn vị nào đó. Việc lặp lại một từ có thể diễn đạt được ý nghĩa số nhiều (người người, ngành ngành, nhà nhà,...), ý nghĩa nhiều lần của hoạt động (gật gật, vẩy vẫy, lắc lắc, đi đi, lại lại,...). Những phương thức ngữ pháp kể trên là những phương thức có tính chất đặc thù của tiếng Việt và những ngôn ngữ cùng loại hình với tiếng Việt. Song chúng được sử dụng cả trong các ngôn ngữ thuộc loại hình tổng hợp - biến hình từ (tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp,...), tuy rằng chúng không mang tính chất điển hình đ ố i với các ngôn ngữ này. Đối với các ngôn ngữ tổng hợp - biên hình từ, thì phương thức có tính điển hình, đặc thù là phương thức dùng phụ tố: trong thành phần của mỗi từ có các phụ tố diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp. Khi các phụ tố thay đổi thì các ý nghĩa ngữ pháp cũng thay đ ổ i . Ví dụ: (14) Tiếng Nga: kniga (số ít, giống cái, chủ cách), knigi (số nhiều, chủ cách), knigu (số ít, tán cách),... (15) Tiêng Pháp: chanter (hát - nguyên dạng), chante (ngôi thứ ba, số ít, hiện tại), chan tcz (ngôi thứ hai, sò nhiều, hiện tại),... Các phương thức ngữ pháp điển hình cho từng ngôn ngữ, từng loại hình ngốn ngữ đươc người bản ngữ thường xuyên sử dụng trong hoạt động nói và viết để tạo nên những sàn phẩm ngôn ngữ như cụm từ và câu. Các ngôn ngữ đều có khả năng diễn đạt các ý nghĩa tương ứng như nhau, nhưng chi khác nhau ở chỗ: 14
- a) Các ý nghĩa đó có nhát thiết (bắt buộc) phải được biếu hiện trong tất cả các trường hợp mà đơn vị ngữ pháp xuất hiện hay không; b) Chúng được biểu hiện nhờ phương thức ngữ pháp nào. So sánh hai câu tương đương vê nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Nga (hai ngôn ngữ khác biệt về loại hình) sau đây, ta sẽ thấy rõ điều đó: (16) Tiếng Nga: Ona protsitaỉa tvuji( knign. (17) Tiếng Việt: cỏ ấy đã đọc xong quyển sách của anh. Về phương thức ngữ pháp, trong cáu tiếng Nga không dùng phương thức hư từ. Các ý nghĩa ngữ pháp chủ yếu được biếu hiện bằng phụ tố. Ở từ (ma (cồ ây) biểu hiện ý nghĩa ngôi thứ ba, số ít, gióng cái, chủ cách. Ở từprotsitala (đã đọc xong), phu tố - la biêu hiện ý nghĩa thời quá khứ, số ít, giống cái, thức tường thuật; còn phụ tó pro- biếu hiện ý nghĩa thể hoàn thành. Ớ từ knigu (sách) phụ tố -// biểu hiện số ít, giông cái, tân cách. Còn ờ đại từ sỏ hữu tvujư (của anh), phụ tố - ju biêu hiện các ý nghĩa số ít, giống cái, tân cách. Trong câu tiếng Việt, dùng các hư từ: đã thể hiện nghĩa quá khứ hoàn tất; quan hệ từ của (nghĩa quan hộ sở hữu), đổng thời trật tư các từ trong câu thể hiện được các quan hệ ý nghĩa chủ thê - hoạt động - đối tượng cùa hoạt động (chủ - vị - bổ). Trong câu tiêng Việt không nhất thiết phải thể hiện các ý nghĩa về giống, về số, về cách. Đó không phải là các ý nghĩa ngữ pháp trong câu tiếng Việt, tuy rằng khi cần thiết, một trong số các ý nghĩa tương ứng vẫn có cách thể hiện (ví dụ: Ý nghĩa đơn vị ở danh từ quyển, ý nghĩa nữ giới ờ danh từ cô,...). 4. Phạm trù n g ữ p h á p M ỗ i ý nghĩa ngữ pháp tạo cơ sở cho việc hình thành một phạm trù ngữ pháp. Tất nhiên những ý nghĩa ngữ pháp này phải dươc biểu hiện bằng hình thức ngữ pháp thuôc về những phương thức ngữ pháp nhất định. Ví du: Tất cả các danh từ trong tiếng Việt tạo thành phạm trù danh từ trẽn cơ sở có cùng một ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa sự vật và hình thức ngữ pháp thông nhất (khả năng kết hợp với các từ mang ý nghĩa chỉ số lượng và khả năng làm vị ngữ với từ là). MỖI phạm trù ngữ pháp là sự tập hợp cùa mót số đơn vị ngữ pháp trên cơ sở có cùng chung một ý nghĩa ngữ pháp. Các ý nghĩa ngữ pháp này có thể được tách thành một số phương diện đối lập. Chảng hạn, phàm trù giống bao gồm: giống đực, giông cái và có thế là gióng trung; phạm trù số bao gồm: số ít, số nhiều.... Các loại phàm trù ngữ pháp sau đây thường tồn tại trong các ngôn ngữ: - Phạm trù cùa các dạng thức ngữ pháp của từ: Các phạm trù này phổ biến đối với các ngôn ngữ tổng hợp - biến hình từ. Từ trong các ngôn ngữ này tồn tại dưới nhiều dang thức, mỗi dạng thức là sự thể hiện của một (hay một vài) ý nghĩa ngữ pháp thuôc một (hay một vài) phàm trù ngữ pháp. Ví dụ: dang thức bù ga (tiếng Nga: sách) có các ý nghĩa thuộc các 15
- phạm trù: số (số ít), giống (giống cái), cách (chủ cách). Ở tiêng Việt, có quan niệm cho rằng "dạng láy" của từ thường biểu hiện ý nghĩa về số lượng nhiều (người người, nhờ nhà, gật gật, vẫy vẩy...). - Phạm trù các từ loại: Một từ trong ngôn ngữ, tuy thuộc vào đặc điểm trong ý nghĩa ngữ pháp khái quát và trong hoạt động ngữ pháp lại thuộc về một phạm trù từ loai hoặc tiểu loại nhất định. Ví dụ các phạm trù danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ.... - Phạm trù các chức năng ngữ pháp của từ: Khi cấu tạo cụm từ hoặc cáu, mỗi từ có một chức năng ngữ pháp nhất định. Những từ có cùng chức nâng ngữ pháp như nhau thì hợp thành một phạm trù. Đ ố i với câu, phạm trù này có thể gọi là phạm trù các thành phần câu. Ví dụ: phạm trù chủ ngữ, phạm trù vị ngữ, phạm trù trạng ngữ.... - Phạm trù các loại hình kết cấu ngữ pháp: Các đơn vị ngữ pháp (từ, cụm từ, câu) có cùng một kiểu cấu tạo ngữ pháp, do đó thường có cùng một loại ý nghĩa ngữ pháp, cũng hợp thành một phạm trù ngữ pháp. Ví dụ: phạm trù từ đơn, phạm trù từ ghép, phạm trù cụm từ chính phụ, phạm trù câu đơn, phạm trù câu ghép, phạm trù cụm động từ ban phát,... 5. Quan h ệ n g ữ p h á p Trong hoạt động giao tiếp (trong lời nói, trong vãn bản) các từ thường phải kết hợp với nhau để tạo nên những kết cấu ngữ pháp lớn hơn, nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp. Trong sự kết hợp ấy, giữa các từ luôn luôn có các mối quan hệ với nhau. Các kết cấu ngữ pháp có thể có nhiều tầng bậc. Trong một kết cấu ngữ pháp lớn có thể có các kết cấu ngữ pháp nhỏ hơn làm thành phần cho nó. Giữa các kết cấu ngữ pháp nhỏ này cũng có các mối quan hệ ngữ pháp. Ở phần cụm từ và câu dưới đay, chúng ta sẽ thấy quan hệ ngữ pháp có thể là quan hệ giữa các từ với nhau, cũng có thể là quan hệ giữa từ và cụm từ trong nội bộ một cáu. Quan hệ ngữ pháp chính là quan hệ giữa các đơn vị ngữ pháp này khi chúng cùng nhau cấu tạo đơn vị ngữ pháp lớn hơn. Quan hệ ngữ pháp được hình thành trên cơ sở các quan hệ ý nghĩa giữa các đơn vị ngữ pháp, đồng thời được hình thành trên cơ sở vai trò và cương vị của mỗi đơn vị ngữ pháp trong kết cấu ngữ pháp lớn hơn. Khái quát nhất, các quan hệ ngữ pháp được phân biệt thành ba loại: a) Quan hệ chủ - vị (còn gọi là quan hệ tường thuật hay là quan hệ vị ngữ tính) Đó là quan hệ giữa hai thành tố (từ hoặc cụm từ), trong đó một thành tố (chủ ngữ) biểu hiện đối tượng được nói đến trong câu, còn một thành tố (vị ngữ) biểu hiện nội dung nói về đối tượng đó. Nội dung này có thể là một đặc trưng (hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm, quá trình, tư thế) của đối tượng, có thể là một lời nhận định về đối tương, có thể là một quan hệ nào đó của đôi tượng. Ví dụ: (18) Nó //học. 16
- (19) Tôi / / l à học sinh. (20) Quyển sách này // rất bổ ích cho thiếu nhi. Chù ngữịC) li Vị ngữ (V) Quan hê chủ - vị tương ứng với quan hệ giữa hai thành tố cùa một phán đoán trong tư duy. Trong quan hệ chủ - vị, cả hai thành tố đều quan trọng. Chúng có quan hệ qua lai, chê định lan nhau. Trong tiếng Việt, quan hệ chù - vị được biểu hiên thông qua một số phương tiện hình thức sau đây: - Trật tự: c thường đi trước V. - V thường được bắt đầu bằng các phụ từ biếu hiên các ý nghĩa tình thái: (21) Cháu tôi cũng da ng tập bơi. (22) Anh ây sẽ không đến đây. Còn c nêu biêu hiện bằng danh từ thì thường được xác định ý nghĩa bằng các từ chỉ định (ấy, này, nọ, đó, đây,...)- Giữa c và V có thế có chỗ ngắt nếu c là mót kết cấu gồm nhiều từ, nhiều âm tiết. Ở các ngón ngữ mà từ có biến hoa hình thái (như các tiếng Anh, Pháp, Nga) hình thức để biểu hiên quan hệ chú vị là hình thức cùa V: V phải có hình thái thích hợp về giống, số, ngôi với c và thích hợp với các ý nghĩa tình thái của câu (tường thuật, hay mệnh lệnh, hay giả thiết,..., quá khứ, hiện tại hay tương lai....)- Ví dụ câu tiếng Pháp: (23) Nous habitons une nouvelle maison. (Chúng tôi ở trong một ngôi nhà mới.) Trong ví dụ này, động từ vị ngữ habitons (ở) có hình thái ngôi thứ nhất, số nhiều (hợp với chù ngữ - chúng tỏi), thời hiện tại, thức tường thuật, dạng chủ động. Quan hệ chủ - vị có thế tồn tai giữa hai thành phần nòng cốt cùa câu đơn bình thường (các ví du nêu trên), cũng có thể tồn tại trong một cụm chủ - vị làm thành phần câu. Ví dụ: (24) Nó biết mọi người không đến. Ì ơ ví dụ này, quan hệ chủ - vị tổn tại chẳng những giữa hai thành phần nòng cốt cùa câu (C: Nó, V: biết,...) mà tồn tại cả ở cụm từ mọi người không đến. (C: mọi người, V: khống đến) b) Quan hệ đảng lập (còn gọi là quan hệ liên hợp, bình đảng, song song ngang hàng). Đáy là quan hệ giữa các thành tô ngang hàng nhau, bình đảng VỚI nhau. Những đặc điểm chính là: - Số lượng các thành tố có thế nhiều hơn hai. Ví dụ: (25) Sống chiến đâu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. - Các thành tở có bản chất ngữ pháp (đạc điểm từ loại) giông nhau hoặc tương tự. Ở ví dụ trên, bốn thành tố cùng là động từ, đồng thời chúng biếu hiên các ý nghĩa cùng một phạm trù (ớ ví dụ trên: phàm trù hoạt động). 17
- - Các thành tố có cương vị ngữ pháp ngang hàng chức nân" n°ữ pháp giống nhau. có quan hệ giống nhau với một yếu tố khác. Trong ví dụ trên, cả 4 thành tó đêu ngang hàng nhau, quan hệ của mỗi một trong 4 thành tố đó với bộ phận còn Lại cùa câu đều gióng nhau. - Thứ tự sắp xếp của các thành tố trong quan hệ đảng lặp không phải do ban chất ngữ pháp và chức năng ngữ pháp của chúng quy định. Thứ tựấy linh hoạt, có thê thay đói được. Ví dụ, có thể nói: Sống, lao động, chiến đâu và học tập,... c) Quan hệ chính phụ (còn gọi là quan hệ phụ thuộc) Đó là mối quan hệ giữa hai thành tố, một thành tố đóng vai trò chính, mốt thành tố đóng vai trò phụ. Quan hộ chính phụ có một số đặc điếm cơ bản như sau: - Về mật ý nghĩa, thành tố phụ bổ sung hay hạn định ý nghĩa cho thành tó chính được cu thể hơn. Ví dụ: (26) Đó là những học sinh tiên tiến 11 phụ. t.t.chính. t.t. phu - Về mật ngữ pháp, quan hệ chính phụ có những đặc điểm sau: + Thành tố chính và thành tổ phụ không nhất thiết có cùng bản chất ngữ pháp. cùng từ loại (ở ví dụ trên: học sinh là danh từ, tiên tiến là tính từ). + Thành tố chính quyết định bản chất ngữ pháp, chức năng ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp của cả kết cấu với các yếu tố khác ngoài kết cấu (ở ví dụ trên, thành tó chính là một danh từ, tạo nên một cụm danh từ, cả cụm danh từ này cùng với từ lù làm thành bộ phận vị ngữ của câu.). + Quan hệ chính phụ có mức độ chặt chẽ khá cao, nên trật tự giữa thành tò chính và thành tố phụ khó thay đổi (ở ví dụ trên, không thể thay đ ổ i trật tự thành: những tiên tiến học sinh). Ở các phần trình bày về cụm từ và cáu sau này, chúng ta sẽ thấy quan hệ chính phụ có thể tồn tại trong nội bộ một cụm từ, có thể tổn lại giữa các từ và cụm từ đóng vai trò thành phần câu. Ớ tiếng Việt, trong ba loại quan hệ ngữ pháp trên đây thi quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập còn tồn tại trong cấu tạo nội bộ của một từ ghép. Còn quan hệ chù - vị không tồn tại trong từ, vì từ chỉ có chức năng định danh, trong khi quan hê chủ - vị chù yếu phúc vụ cho chức năng thông báo. Quan hệ ngữ pháp trong từ được gọi là quan hệ từ43háp, còn quan hệ ngữ pháp giữa các từ hoặc giữa các cụm từ gọi là quan hê cú pháp. Trong tiếng Việt, như đã nói ờ trên, quan hệ từ pháp trong từ ghép có phần giông với hai loại quan hệ cú pháp đăng lập và chính phụ. Chính vì thế từ ghép thường được phân biệt làm hai loại: từ ghép đãng lặp và từ ghép chính phụ. Cũng chính vì thế, việc phân biệt từ ghép và cụm từ tiêng Việt la một vấn để phức tạp. 18
- TÓM TẮT CHƯƠNG 1. Ngữ pháp là một bộ phận cấu thành của hè thống ngôn ngữ, bên cạnh các bộ phận khác là ngữ âm và từ vựng - ngữ nghĩa. Ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc về sự cấu tạo từ, sự biến đổi từ, sự kết hợp từ để tạo nén các đơn vị lớn hơn là cụm từ và câu. Đồng thời ngữ pháp cũng bao gồm những quy tắc câu tạo cáu, liên kết các cáu thành đoạn văn và thành vãn bản. Theo quan niệm phổ biến, ngữ pháp bao gồm: từ pháp học, cú pháp học và ngữ pháp văn bản. Ngữ pháp có tính khái quát và tính ổn định. 2. Các dơn vị ngữ pháp tạo nên một hệ thông từ cấp độ tháp đến cấp độ cao: hình vị, từ, cụm từ, câu, đoạn vãn, vãn bản. M ỗ i đơn vị ngữ pháp luôn luôn có hai mặt: ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp. Hình thức ngữ pháp thuộc về một số phương thức ngữ pháp nhất định, tiêu biểu là các phương thức: hư từ, trật tự từ. ngữ điệu, láy, phụ tố,... Còn ý nghĩa ngữ pháp chung, khái quát là cơ sờ đê tập hợp các đơn vị ngữ pháp thành những phạm trù ngữ pháp. Đó là các phạm trù dạng thức ngữ pháp của từ, phạm trù từ loại, phạm trù thành phần câu, hoặc phạm trù các kết câu ngữ pháp. Mặt khác, các đơn vị ngữ pháp khi đươc sử dụng trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ lại luôn luôn kết hợp VỚI nhau để tao thành đơn vị ngữ pháp lớn hơn. Vì thế giữa các đơn vị ngữ pháp có các quan hệ ngữ pháp, cơ bản nhát là ba loại quan hệ: quan hệ chù - vị, quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH Ì. Ngữ pháp là gì? Ngữ pháp có những đặc điểm nổi bật nào so với ngữ âm và từ vựng? 2. Ngữ pháp học gồm những phân ngành nào? Nêu nội dung chù yêu cùa từng phân ngành. 3. Thế nào là đơn vị ngữ pháp? Hãy xác định các đơn vị ngữ pháp (hình vị từ, cụm từ, câu) trong câu văn sau: Vịnh Hạ Long xứng đáng là một di sản thiên nhiên cùa loài người. 4. Các đơn vị ngữ pháp có quan hệ cấp bậc với nhau như thê nào? Trình bày qua các ví dụ cụ thể. 5. Ý nghĩa ngữ pháp là gì? Hãy xác định ý nghĩa ngữ pháp khái quát của mỗi loạt từ sau đây: a) xanh, đỏ, vuông, tròn, to, lớn, đẹp đẽ, hùng vĩ, mấp mồ, lập loe, xinh tươi, thông minh... b) bàn, nhà, ghế, bút, xe đạp, tàu hoa, máy nổ, quần áo, phông màn, máy móc, xe cộ.... c) nghi, ngủ, nghi ngơi, ngồi, nằm, chơi bời, làm lụng, lang thang, nói cười, cười cợt... 6. Hãy xác định ý nghĩa ngữ pháp chung của các từ in nghiêng đậm trong các câu sau: - Trăng vào cứa sổ đòi thơ. - Một tiêng chìm kêu sáng cả rùng. - Mùa thu đã đi qua còn gửi lại Một ít vàng trong năng trong cây 19
- Một ít buôn trong gió trong may Một ít vui trên môi người thiêu nữ. 7. Hình thức ngữ pháp và phương thức ngữ pháp là gì? Hãy phân tích các phương thức ngữ pháp sau đây qua các ví dụ cụ thế: phương thức hư từ, trật tư từ, phu to. 8. Trong câu văn sau đày có dùng những hư từ nào? Tác dụng cùa các hư từ đó như thê nào trong việc biểu hiện ý nghĩa? Những vùng đất hoang cỏ dai bao la của Tây Bắc đã là đang biến thành những ruộng đổng xanh tót và xom làng tươi vui. 9. Phán tích sư khác nhau về trật tự từ trong các cáu vãn sau đáy dẫn đèn sự khác nhau như thế nào về ý nghĩa ngữ pháp cùa các từ và ý nghĩa của cả câu: Ì) Yêu trẻ, trẻ đến nhà. Yêu già, già để tuổi cho. 2) Khói ám tường. Tường ám khói. 10 Phạm trù ngữ pháp là gì? Nêu những phạm trù ngữ pháp chính cùng với các ví du cụ thể. 11. Quan hệ ngữ pháp là gì? So sánh đặc điếm cùa quan hệ đảng lập và quan hệ chính phu trong tiêng Việt. 12. Xác định quan hệ chính phụ và quan hệ chu - vị trong hai càu sau: Dàn ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. 13. Phăn tích các quan hệ ngữ pháp (từ pháp và cú pháp) trong câu sau: Đó đây những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói, nỏ nu cười tươi đó. 14. Phàn tích các đơn vị ngữ pháp (hình vị, từ, cụm từ, càu) và quan hệ ngữ pháp cùa chúng trong cáu sau: Chúng cướp không ruộng đất, hầm mò, nguyên liệu. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngón Độc lập) TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG I 1. Diệp Quang Ban, Hoàng Vãn Thung. Ngữ pháp tiếìiạ Việt, tập 1. NXB Giáo dục, 1999 (đọc phần M ở đầu). 2. Đỏ Hữu Châu, Bùi Minh Toán. Đại cương ngôn ngữ học, tập Ì, tập 2. NXB Giáo dục, 2001 (đọc Phần 1). 3. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiện, Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ hoe và tiếng Việt. NXB Giáo dục, 2000 (đọc phần thứ nhất). 4. Nguyễn Thiện Giáp. Đoàn Thiện Thuật. Nguyễn Minh Thuyết. Dẫn luận ngàn ngũ hoe. NXB Giáo đúc, 1995 (đọc Chương 6: Ngữ pháp). 5, Đinh Trọng Lác, Bùi Minh Toán. Tiếng Việt. tạp 2. NXB Giáo dục (tái ban lãn 2) năm 2001. (dóc Chương 4). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt: Phần 1 - GS Diệp Quang Ban
85 p | 2971 | 760
-
Ngữ pháp thường dùng trong tiếng Việt
390 p | 1632 | 691
-
Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt: Phần 2 - GS Diệp Quang Ban
109 p | 1667 | 594
-
Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt: Phần 2
154 p | 918 | 137
-
Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng-Từ ghép-Đoản ngữ) - Phần 1
138 p | 473 | 124
-
Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng-Từ ghép-Đoản ngữ) - Phần 2
252 p | 603 | 109
-
Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (sách dành cho các trường cao đẳng sư phạm): Phần 2
133 p | 458 | 105
-
Giáo trình Tiếng Việt (Dùng cho hệ đào tạo từ xa - ngành Giáo dục mầm non): Phần 2
54 p | 176 | 48
-
Dạy ngữ pháp tiếng Việt theo kiểu bậc thang cho học viên người nước ngoài trình độ sơ cấp
10 p | 152 | 22
-
Xây dựng thang đo đánh giá năng lực ngữ pháp tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số
9 p | 56 | 7
-
Giáo trình Ngữ pháp Hán ngữ cổ đại: Phần 2 - Đinh Trọng Thanh
239 p | 11 | 6
-
Ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong việc dạy ngữ pháp tiếng Việt
3 p | 23 | 5
-
Tiếng Việt - Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng và đại học sư phạm: Phần 2
156 p | 41 | 4
-
Bàn về xây dựng giáo trình biên dịch tiếng Trung theo định hướng phát triển năng lực người học cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Trường ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
7 p | 46 | 3
-
Tác dụng của phương pháp trò chơi trong việc dạy ngữ pháp tiếng Anh tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
5 p | 6 | 3
-
Nguồn gốc vần O trong tiếng Việt hiện đại
14 p | 87 | 3
-
Nhận thức của giáo viên Tiếng Anh Trung học phổ thông ở Thành phố Huế về việc dạy ngữ pháp Tiếng Anh theo hướng quốc tế hóa
8 p | 113 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn