intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nhận dạng dịch hại (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:128

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Nhận dạng dịch hại (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được tập tính sinh sống, cách gây hại, đặc điểm các pha và triệu chứng gây hại đặc trưng của các loài dịch hại trên đồng ruộng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nhận dạng dịch hại (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự

  1. SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TCN - GDTX HỒNG NGỰ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NHẬN DẠNG DỊCH HẠI NGHỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCNGDTX ngày tháng năm của Hiệu trưởng trường TCN – GDTX Hồng Ngự Đồng Tháp, năm 2019 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. 3
  4. LỜI GIỚI THIỆU Trước thực trạng dạy nghề, định hướng đổi mới và phát triển dạy nghề của nước ta đến năm 2020. Để đạt được mục tiêu tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng Giáo dục nghề nghiệp, việc xây dựng giáo trình phục vụ cho dạy nghề là rất quan trọng. Giáo trình môn học “Nhận dạng dịch hại” của “Nghề Bảo vệ thực vật” trình độ Trung cấp được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Môn học Nhận dạng dịch hại là một môn học chuyên ngành bắt buột quan trọng của chương trình đào tạo nghề Bảo vệ thực vật. Môn học Nhận dạng dịch hại cung cấp những kiến thức cơ bản về triệu chứng, đặc điểm sinh học, phát sinh, phát triển gây hại của các loài dịch hại chủ yếu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Trên cơ sở đó người học nhận biết, chẩn đoán các loài dịch hại để đề xuất biện pháp quản lý dịch hại hợp lý, hiệu quả. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo và vị trí môn học, trong quá trình biên soạn giáo trình chúng tôi đã cố gắng trình bày ngắn gọn để người học tiếp thu tốt hơn. Trong Môn học Nhận dạng dịch hại, chúng tôi muốn giới thiệu cho người học các nội dung chính như sau: - Nhận dạng sâu hại cây trồng - Nhận dạng bệnh hại cây trồng - Nhận dạng cỏ dại hại cây trồng - Nhận dạng Nhện hại cây trồng - Nhận dạng Ốc hại cây trồng - Nhận dạng Chuột hại cây trồng Thay mặt những người tham gia biên soạn chương trình, giáo trình, chúng tôi chân thành cảm ơn Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, Trường Trung cấp nghề - Giáo dục thường xuyên Hồng Ngự đã tin tưởng, phân công cho chúng tôi biên soạn giáo trình này và đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tham gia Hội đồng phản biện, Hội đồng thẩm định và Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình. Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực bảo vệ thực vật để chương trình, giáo trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới. …………., ngày……tháng……năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Phan Thị Lài 2. Nguyễn Thị Quế Phương 3. Nguyễn Thị Huyền Trang 4. Nguyễn Phước Triển 1
  5. MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu.......................................................................... 1 Bài 1. Nhận dạng sâu hại cây trồng....................................... 5 1. Sâu hại cây lương thực....................................................... 5 2. Sâu hại cây ăn trái.............................................................. 11 3. Sâu hại cây rau................................................................... 19 Bài 2. Nhận dạng bệnh hại cây trồng..................................... 30 1. Bệnh hại cây lương thực.................................................... 30 2. Bệnh hại cây ăn trái........................................................... 45 3. Bệnh hại cây rau................................................................ 54 Bài 3. Nhận dạng nhện hại cây trồng..................................... 66 1. Đặc điểm sinh vật học....................................................... 66 2. Các yếu tố sinh thái và sự phát sinh gây hại của nhện...... 68 3. Phương pháp điều tra 80 nhện................................................. Bài 4. Nhận dạng cỏ hại cây trồng......................................... 86 1. Các đặc điểm cỏ dại........................................................... 87 2. Phân loại cỏ dại.................................................................. 95 3. Sự sinh sản cỏ dại............................................................... 98 Bài 5. Nhận dạng Ốc hại cây trồng........................................ 99 1. Đặc điểm hình thái............................................................. 99 2. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học.............................. 100 3. Đặc điểm phát sinh gây hại................................................ 102 2
  6. Bài 6. Nhận dạng Chuột hại cây trồng................................... 104 1. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân loại chuột 105 hại............. 110 2. Đặc điểm sinh vật học........................................................ 3. Đặc điểm sinh thái 112 học....................................................... 4. Các loài chuột hại 114 chính..................................................... Tài liệu tham khảo.................................................................. 120 3
  7. DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1: Ảnh hưởng của thời gian ngủ, nghỉ đến sự nảy mầm của hạt cỏ dại...............91 Bảng 6.1: Phân bố của các loài chuột chính ..............................................................107 Bảng 6.2: Sự phân bố sinh thái của các loài chuột chính ở Việt Nam........................110 DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1: Đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá qua các giai đoạn.................................6 Hình 1.2: Ruộng lúa bị sâu đục thân..............................................................................8 Hình 1.3: Bướm 2 chấm và sâu đục thân lúa.................................................................8 Hình 1.4: Hình thái sâu đục thân bướm 2 chấm............................................................9 Hình 1.5: Sâu vẽ bùa gây hại trên lá............................................................................13 Hình 1.6: Các giai đoạn phát triển trong vòng đời của sâu vẽ bùa.............................14 Hình 1.7: Bọ xít xanh gây hại trên cam........................................................................14 Hình 1.8: Rầy chổng cánh gây hại trên cam................................................................16 Hình 1.9: Triệu chứng đường đục trên thân và cành lớn.............................................17 Hình 1.10: Sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella.................................................19 Hình 1.11: Sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella.................................................19 Hình 1.12: Vòng đời sâu tơ........................................................................................20 Hình 1.13: Sâu tơ gây hại lá lá cải...............................................................................21 Hình 1.14: Vòng đời sâu khoang (sâu ăn tạp - Spodoptera litura)..............................23 Hình 1.15: Vòng đời của sâu xám................................................................................24 Hình 1.16: Vòng đời sâu vẽ bùa...................................................................................28 Hình 1.17: Sâu xanh đục quả bông.............................................................................30 Hình 2.1 Biểu hiện bệnh đạo ôn....................................................................................31 Hình 2.2: Triệu chứng bệnh vàng lùn...........................................................................35 Hình 2.3: Cây lúa bị bệnh lúa lùn xoắn lá...................................................................36 4
  8. Hình 2.4: Triệu chứng bệnh gỉ sắt Puccinla Arachidis. trên lá cây lạc.......................37 Hình 2.5: Bệnh đốm lá lớn trên cây ngô (bắp) ............................................................40 Hình 2.6: Bệnh đốm lá nhỏ trên cây ngô (cây bắp) .....................................................41 Hình 2.7: Triệu chứng bệnh thối khô đầu củ................................................................43 Hình 2.8: Dấu hiệu bệnh thối đen lép lửng hạt lúa......................................................44 Hình 2.9: Bệnh thối thân vi khuẩn hại ngô...................................................................46 Hình 2.10: Bệnh thối ướt củ trên khoai tây..................................................................47 Hình 2.11: Cây lạc bị bệnh lở cổ rễ, héo cây con Rhizoctonia solani.........................48 Hình 2.12: Cây cà chua bị bệnh lở cổ rễ, héo cây con Rhizoctonia solani..................49 Hình 2.13: Bệnh lỡ cổ rễ cải bắp; Bệnh có thể gây chết hàng loạt trên ruộng............49 Hình 2.14: Bệnh lở cổ rễ...............................................................................................50 Hình 2.15: Triệu chứng lá sầu riêng nhiễm nấm Rhizoctonia solani...........................51 Hình 2.16: Triệu chứng loét vi khuẩn trên lá, trái, cành cây có múi...........................51 Hình 2.17: Cam bị biến dạng do bị bệnh ghẻ...............................................................52 Hình 2.18: Bệnh thán thư trên cây bưởi.......................................................................54 Hình 2.19: (A) Thối trái xoài; (B) Khô đọt xoài...........................................................55 Hình 2.20: (A) Vi khuẩn gây thối cùi cải bắp; (B) Vi khuẩn gây thối bắp cải.............56 Hình 2.21: Cây cà chua bị bệnh héo rũ chết vàng ......................................................57 Hình 2.22: (A) Bệnh thối khô củ xuất hiện trên gốc; (B) Củ bị bệnh thối khô; (C) Triệu chứng thối khô củ trên thân lá......................................................................................58 Hình 2.23: Cây ớt bị bệnh héo rũ chết vàng Fusarium Oxysporum; Fusarium sp.......59 Hình 2.24: (A) Triệu chứng héo vàng (Fusarium) trên dưa; (B) Nấm bệnh tấn công mạch nhựa của cây; (C) Bệnh có thể gây chết hàng loạt...............................................59 5
  9. Hình 2.25: Bệnh héo xanh cà chua................................................................................61 Hình 2.26: Bệnh sương mai trên rau xà lách................................................................64 Hình 2.27: Bệnh thán thư trên đậu que..........................................................................65 Hình 5.1: Vòng đời Ốc Bưu vàng.................................................................................102 Hình 6.1: Hệ sinh dục của chuột cống.........................................................................112 Hình 6.2: Phôi ở tử cung chuột...................................................................................113 Hình 6.3: Chuột đồng..................................................................................................116 Hình 6.4: Chuột nhà....................................................................................................118 Hình 6.5: Chuột cống..................................................................................................119 6
  10. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Nhận dạng dịch hại Mã môn học: MH13 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Là môn học chuyên ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề Bảo vệ thực vật. - Tính chất: Là môn học nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài dịch hại trên cây trồng như: sâu bệnh hại, cỏ hại, ốc hại, chuột hại. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Mục tiêu của môn học: -Về kiến thức: + Trình bày được tập tính sinh sống, cách gây hại, đặc điểm các pha và triệu chứng gây hại đặc trưng của các loài dịch hại trên đồngruộng. -Về kỹ năng: + Nhận dạng đúng triệu chứng gây hại; nhận định đúng đối tượng gây hại của các loài dịch hại trên đồngruộng. -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Cẩn thận, tỷ mỷ và chuyên cần trong học tập. 7
  11. Bài 1: Nhận dạng sâu hại cây trồng Mã bài: MH13-01 Mục tiêu của bài: - Trình bày được tập tính sinh sống, gây hại, đặc điểm các pha và triệu chứng gây hại đặc trưng của sâu hại trên cây trồng. - Nhận dạng đúng triệu chứng gây hại cây trồng. - Nhận định đúng đối tượng gây hại. - Rèn luyện tính tỷ mỷ, cẩn thận. Nội dung bài: 1. Sâu hại cây lương thực 1.1 Sâu cuốn lá 1.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học: Sâu non Trưởng thành Nhộng Ruộng bị sâu cuốn lá gây hại 8
  12. Hình 1.1: Đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá qua các giai đoạn - Bướm: có thân dài 10 mm, sải cánh rộng 19 mm, cơ thể màu vàng nâu. Trên cánh trước và cánh sau từ mép cánh đi vào có 2 đường vân màu nâu đen, đường vân mép ngoài rộng hơn đường vân trong. Bướm có tính hướng ánh sáng, thường vũ hoá về đêm, ban ngày ẩn náu trong lúa hoặc cỏ dại, đẻ trứng vào ban đêm. Mỗi con cái có thể đẻ trên 50 trứng. - Trứng: hình bầu dục, dài 0,5 mm, màu vàng nhạt, được đẻ rải rác trên lá lúa - Sâu non: Sâu non mới nở rất linh hoạt. Thường vào tuổi 2 sâu bò lên gần ngọn lá nhả tơ kéo 2 mép lá lại và cuốn thành bao dọc lá lúa, khi đụng vào sâu co lại bật đi rất nhanh. Sâu đẫy sức dài 19 mm, màu xanh lá mạ, trên lưng hơi phớt hồng, gầy và dài. - Nhộng: Khi đẫy sức sâu cắn đứt hai mép lá, nhả tơ làm thành bao kín và hoá nhộng trong đó. Sâu có thể hoá nhộng trong các bẹ lá gần phía gốc hoặc ngay trong bao cũ. Nhộng dài 7 – 10 mm, màu vàng nâu. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ từ 25 – 35 ngày, gồm 4 pha: + Trứng: 2 – 4 ngày. + Sâu non (tuổi 1 – tuổi 5): 15 – 20 ngày. + Nhộng: 6–7 ngày. + Trưởng thành: 4 – 5 ngày 1.1.2.Triệu chứng gây hại: Sau khi cuốn hai mép lá làm bao sâu chui vào trong gặm phần nhu mô của lá chỉ để lại phần biểu bì mỏng tạo thành những vệt trắng dọc theo gân lá. Một sâu non có thể gây hại 4 – 5 lá lúa. Ruộng lúa bị hại nặng từ giai đoạn đòng trỗ về sau có thể ảnh hưởng đến năng suất do làm giảm khả năng quang hợp, tăng tỉ lệ hạt lép. Ruộng sạ dầy, rậm rạp, bón nhiều phân đạm thường bị hại nặng hơn. 1.2 Sâu đục thân Có 5 loài sâu đục thân gây hại quan trọng trên lúa là: Sâu đục thân màu vàng (SĐT 2 chấm) (Scirpophaga incertulas) Sâu đục thân mình trắng (Scirpophaga innotata) Sâu đục thân sọc nâu đầu đen (Chilo polychrysus) Sâu đục thân sọc nâu đầu nâu (Chilo suppressalis) Sâu đục thân màu hồng (SĐT cú mèo) (Sesamia inferens) Trong điều kiện tỉnh Đồng Tháp, gây hại quan trọng nhất là sâu đục thân 2 chấm. Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker Họ: Ngài sáng (Pyralidae) Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera) 9
  13. Hình 1.2: Ruộng lúa bị sâu đục thân 1.2.1. Đặc điểm gây hại của sâu đục thân bướm 2 chấm: Sâu đục thân gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và tuổi phát dục của sâu. Hình 1.3: Bướm 2 chấm và sâu đục thân lúa - Thời kỳ mạ: Sâu đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo. - Cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh: sâu đục vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non trước tiên bị cuốn dọc, có màu xanh tái sẫm, dần chuyển sang màu vàng và héo khô. - Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ: sâu đục qua lá bao của đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng. 10
  14. 1.2.2. Đặc điểm hình thái của sâu đục thân bướm 2 chấm: - Hình 1.4: Hình thái sâu đục thân bướm 2 chấm Trứng: hình đẻ thành ổ hình bầu dục, trên mặt phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen. - Sâu non: đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip. - Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, còn con đực có chân sau dài tới đốt bụng Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt. - Con trưởng thành: + Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen. + Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen. 1.2.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: * Vòng đời: + Vòng đời trung bình của sâu đục thân lúa bướm 2 chấm từ 43 - 66 ngày. + Ở 19 - 250C: Trứng: 8 - 13 ngày; sâu non: 36 - 39 ngày, nhộng: 12 - 16 ngày, bướm vũ hóa - đẻ trứng: 3 ngày. + Ở 26 - 300C: Trứng: 7 ngày; sâu non: 25 - 33 ngày, nhộng: 8 - 10 ngày, bướm vũ hóa - đẻ trứng: 3 ngày. * Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu đục thân bướm 2 chấm: - Sâu non qua đông tới mùa xuân hóa nhộng. 11
  15. - Nhộng hóa trong gốc thân lúa ở dưới mặt đất 1 - 2 cm. Trước khi hóa nhộng sâu đục sẵn một lỗ ở thân lúa, chừa lại một lớp biểu bì mỏng để khi vũ hóa đục chui ra. - Sâu đục thân phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 23 -30oC, độ ẩm trên 90%. - Khả năng gây dảnh héo và bông bạc của sâu non từ một ổ trứng là 12 dảnh khi lúa đẻ nhánh và 9,2 bông bạc khi lúa trỗ (khi mật độ ổ trứng thấp hơn 5 ổ/ m2). - Lúa ở thời kì đẻ nhánh rộ, nhất là thời kì làm đòng - trỗ là giai đoạn xung yếu với sâu đục thân. - Trong một năm sâu đục thân có 7 lứa trong đó lứa 2, 3, 5, 6 có ý nghĩa lớn đối với sản xuất. Lứa 2 là lứa cuối trong vụ chiêm xuân và cũng là lứa sâu quan trọng nhất về mặt số lượng, mức độ gây hại và là nguồn sâu chuyển từ vụ chiêm xuân sang vụ mùa. Lứa 3 là lứa đầu tiên trong vụ mùa , thường tập trung phá trên mạ mùa sớm. Đây là lứa sâu bắc cầu từ lúa chiêm xuân qua lúa mùa. Lứa 5 là lứa gây hại quan trọng đối với lúa mùa cấy sớm đang làm đòng trỗ bông. Lứa 6 là lứa gây hại nặng cho lúa mùa đại trà đang trỗ nhất là trên lúa nếp, tám. 1.2.4. Kẻ thù tự nhiên của sâu đục thân hai chấm: + Các loài ong ký sinh đã phát hiện trên trứng sâu đục thân bướm hai chấm: Ong Trichogramma japonicum Ashmead; Tri. dendrolimi Mats; Tri. chilonis Tschii; Telenomus rowani Gahan; T. dignus Gahan; Tetrastichus schoenobii Ferrier. + Loài Tetrastichus thường xuất hiện và ký sinh với tỷ lệ cao và những tháng nhiệt độ thấp, các loài ong khác thì vào những tháng ấm và nóng + Ngoài giai đoạn trứng bị kí sinh, sâu non cũng có thể bị nhiều loài ong kí sinh khác. Năm 2000 ở Nghệ An đã phát hiện 14 loài thiên địch của sâu đục thân bướm 2 chấm (Trần Ngọc Lâm, 2000). 1.3 Sâu đục trái Loài sâu này có diện phân bố rất rộng vì phạm vi cây chủ rất nhiều, có thể đến 200 loại cây, nhưng chủ yếu là bắp, cà chua, đậu nành, đậu xanh, đậu trắng, đậu đủa, bông vải, thuốc lá, đay, bí, cà dài, cây thức ăn gia súc, sorghum, bông vạn thọ... 1.3.1. Đặc điểm hình thái và sinh học. Bướm có chiều dài thân từ 15-20 mm, sải cánh rộng từ 30-40 mm, thân bướm màu vàng hồng lẫn xanh nhạt. Cánh trước màu vàng xám, có nhiều vân không rõ rệt, vân gần bìa cánh hơi gợn sóng, có một chấm đen to khoảng 1 mm ở giữa cánh và một chấm nhỏ nằm khoảng 1/3 cánh tính từ thân. Cánh sau màu vàng tro nhạt, gần mép trên có một vân ngắn màu nâu đen. Từ cạnh ngoài trở vào có một dãi màu nâu, chiếm gần nửa cánh. Ngực bướm to, mang nhiều lông, râu hình sợi chỉ. Thời gian sống của bướm từ 5-19 ngày, thời gian trước khi đẻ trứng 1-7 ngày, trung bình 3 ngày. Thời 12
  16. gian đẻ trứng kéo dài từ 2-13 ngày, trung bình 7 ngày và đẻ cao điểm vào ngày thứ hai. Một bướm cái có thể đẻ từ 200-2.000 trứng. Trứng màu trắng ngà, hình bán cầu, đường kính khoảng 0,5 mm, có từ 20-30 gân dọc nổi lên chạy từ đỉnh đến đáy của trứng. Thời gian ủ trứng từ 3-7 ngày. Ấu trùng có 5-6 tuổi, phát triển trong thời gian từ 15-20 ngày, tùy loại thức ăn. Ấu trùng tuổi 1, 2, 3 thường màu sắc không đổi dù sống trên loại thức ăn nào. Nhưng từ tuổi 4 trở đi màu sắc rất thay đổi khi sống trên từng loại ký chủ khác nhau, có thể có màu hồng nhạt, màu trắng vàng, màu xanh nhạt hoặc màu xanh. Chi tiết ở mỗi giai đoạn tuổi như sau: Tuổi 1: toàn thân ấu trùng mới nở phủ 1 lớp lông đen, dài khoảng 1,5 mm, lớn đủ sức dài khoảng 4 mm, đầu màu đen, đốt thứ nhất có một chấm đen to giữa lưng, các đốt khác trên lưng mang 12 chấm đen ở mỗi đốt. Ở tuổi này sâu có tập quán đo khúc khi di chuyển như các loài sâu đo và di chuyển rất nhanh. Ở tuổi 1 sâu phát triển rất đồng loạt, thay da vào 2 ngày sau khi nở. Tuổi 2: có hình dáng giống ấu trùng tuổi 1 nhưng to hơn và khi di chuyển không đo khúc, kích thước cơ thể là 8,5 x 1,5 mm. Giai đoạn này kéo dài từ 1-5 ngày. Tuổi 3: thân mang 12 chấm đen ở mỗi đốt. Cách sắp xếp các chấm này trên các đốt khác nhau. Ở đốt thứ 4 và 5 các chấm này hiện rõ hơn các đốt khác. Sâu có kích thước cơ thể là 13,9 x 2 mm và phát triển trong thời gian từ 1-5 ngày. Tuổi 4: thân thường có màu xanh lá cây và lông trên thân chuyển sang màu trắng. Kích thước cơ thể là 20 x 2,8 mm. Ở tuổi 4 sâu phát triển từ 1-3 ngày. Tuổi 5: các chấm trên lưng biến mất, phần dưới bụng màu trắng. Tuổi này sâu có nhiều màu sắc hơn tuổi 4. Lông trên thân màu trắng cho tất cả các dạng ấu trùng. Kích thước cơ thể là 23,6 x 3,4 mm, phát triển từ 1-4 ngày. Tuổi 6: ấu trùng tuổi này có màu sắc rất khác nhau. Lông trên thân vẫn còn màu trắng. Cuối tuổi 6 cơ thể sâu thu nhỏ lại và chui xuống đất hóa nhộng. Thời gian tuổi này kéo dài từ 2-3 ngày 1.3.2. Tập quán sinh sống và cách gây hại Bướm thường vũ hóa vào ban đêm, mọi hoạt động như giao phối, bắt cặp và đẻ trứng đều xảy ra vào ban đêm. Ban ngày bướm hay ẩn trong các bụi cỏ, lá cây, không hoạt động. Trên mỗi loại cây sâu thường có cách gây hại khác nhau. Cây bắp: bướm đẻ trứng trên râu trái bắp. Ấu trùng sau khi nở ra ăn trụi râu bắp và từ đó chui vào trái bắp ăn hết hạt bắp còn non, đặc biệt là sâu chỉ ăn hạt, 13
  17. đôi khi tấn công cả vỏ và cùi bắp nhưng rất hiếm. Sâu thường chui xuống đất để làm nhộng nhưng đôi khi cũng làm nhộng ngay tại nơi đang ăn trên trái bắp. Khi cây bắp còn non, chưa có trái, sâu đục xuyên qua loa kèn để ăn lá nên khi lá trổ ra sẽ có những hàng lổ đục thẳng thành hàng ngang qua phiến lá. Cây bông vải: trên cây bông vải, thời kỳ bướm đẻ trứng thường phù hợp với thời kỳ ra hoa, kết nụ của cây. Khi cây chưa có nụ, bướm đẻ trứng trên mặt lá non, khi cây có nụ, bướm đẻ trứng trên lá bao của nụ. Sâu non hoạt động rất mạnh và bò nhanh, thường bò đến mỗi chỗ gặm một ít cho đến khi tìm được một trái hoặc nụ hoa thích hợp. Sâu đục qua lá bao và cánh hoa, chui vào trong ăn nhị đực và nhị cái. Lổ đục trên nụ thường có đường kính khoảng 5 mm và có phân đùn ra ngoài. Sau khi nụ bị hại, bao lá trở thành vàng xanh, 2 - 3 ngày sau rụng. Khi hoa nở, sâu ăn hết nhị đực xong chui vào ăn bầu hoa; sâu đục đến đâu thải phân đến đấy, hoa bị hại thường không đậu trái được. Thường sâu chui một nửa mình vào trong trái, một nửa ở ngoài. Trái bị hại không phát triển được, nhỏ và rụng một thời gian sau. Mỗi sâu có thể gây hại từ 5 - 10 trái. Các loại đậu: ở tuổi 1, sâu ăn mặt trên hoặc mặt dưới lá đậu nành nhưng không làm lủng lá. Sang tuổi 2 và 3 sâu có thể cắn lủng lá, chỉ còn gân nhưng chưa tấn công vào trái. Sang tuổi 4 sâu bắt đầu ăn vào trái bằng cách khoét một lổ tròn chui vào bên trong trái ăn hột, một phần thân còn chừa ra bên ngoài trái; sau đó sâu bò sang trái khác để gây hại tiếp. Cây cà chua, ớt: bướm đẻ trứng phân tán trên lá non, nụ hoa và ở mặt trên lá, chỉ một số ít được đẻ ở mặt dưới lá. Trên cây cà chua, sâu non có thể gây hại búp non, nụ hoa, quả, đục vào thân, cắn điểm sinh trưởng làm rỗng thân, đứt núm, làm rụng trái. Khi trái còn xanh sâu thường đục từ giữa trái vào bên trong, vết đục gọn, ít nham nhỡ. Sâu đục đến đâu đùn phân ra đến đó, một nửa thân sâu thường ở bên ngoài trái, chỉ một nửa nằm bên trong trái. Khi trái đã già, chín, sâu thường đục từ núm xuống, sau đó nằm gọn trong trái và tiếp tục gây hại. Những trái bị hại có thể rụng hoặc gặp trời mưa thìnhanh chóng bị thúi. 2. Sâu hại cây ăn trái 2.1 Sâu vẽ bùa Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm khi cây ra đọt non, gây hại nhiều vào tháng 7,8,9. Mức độ gây hại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và thức ăn của sâu. Sâu vẽ bùa có tên khoa học là Phyllocnistis citrella Staint., họ Phyllocnistidae, bộ Lepidoptera. Sâu vẽ bùa xuất hiện ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ký chủ chính của sâu vẽ bùa là họ cây có múi - Rutaceae. Ngoài ra, sâu vẽ bùa còn tấn công măng cụt và một số cây trồng khác. 14
  18. Ấu trùng Thành thùng Gây hại trên lá Hình 1.5: Sâu vẽ bùa gây hại trên lá 2.1.1. Triệu chứng và tác hại Sâu mới nở rất nhỏ, màu xanh nhạt, trong suốt, lớn lên có màu vàng xanh, gần hoá nhộng có màu trắng hơi ngã vàng. Phá hại ở lá bằng cách đào những đường ngoằn ngoèo giữa hai lớp biểu bì làm lá bị biến dạng, mặt trên lá bị khô, lá bị rụng, cây chậm tăng trưởng, hoa và trái có thể bị rụng. Giai đoạn nhộng được hoàn thành ở cuối đường đục. Thường gây hại nặng khi cây đang phát triển có nhiều lá non và tược non. Sâu tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển. Sâu vẽ bùa gây hại trên các chồi và lá non. Sâu non đục phá lá ở dưới phần biểu bì, ăn phần mô mềm. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo nên được gọi là vẽ bùa, các lằn đục của sâu không bao giờ gặp nhau. Các lá bị sâu vẽ bùa gây hại thường bị co rúm lại và biến dạng nhất là những lá non, làm giảm diện tích quang hợp và làm giảm khả năng sinh trưởng của các chồi non. Ngoài ra các đường đục của sâu vẽ bùa còn tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris xâm nhập gây bệnh loét, làm lá bị rụng. 2.1.2. Đặc điểm hình thái Thành trùng là một loài bướm rất nhỏ, thân hình mỏng mảnh, dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt, có ánh bạc. Do kích thước nhỏ và hoạt động về đêm nên rất khó phát hiện được thành trùng. Trưởng thành là một loại ngài nhỏ, dài 2 - 3mm, toàn thân có màu vàng nhạt phớt ánh bạc, cánh trước có hình lá liễu, cánh sau nhỏ như hình kim, cả hai cánh đều có rìa lông dài. Trứng hình bầu dục, kích thước 0,3 - 0,4mm, mới đẻ trong suốt, gần nở màu trắng vàng. Ấu trùng mình dẹp, không chân, sâu mới nở dài 0,5mm màu xanh nhạt, đẫy sức dài 4mm màu vàng nhạt. Nhộng dài khoảng 2 mm, màu vàng nâu, hai bên thân mỗi đốt có một u lồi. 15
  19. 2.1.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái Vòng đời: 19 - 38 ngày. Trứng: 1 - 6 ngày; Sâu non: 4 - 10 ngày; Nhộng: 7 - 12 ngày; Trưởng thành: 7 - 10 ngày. Trưởng thành hoạt động mạnh vào chiều tối. Trứng được đẻ rời rạc ở cả hai mặt lá, phần lớn nằm ở hai bên gân chính. Hình 1.6: Các giai đoạn phát triển trong vòng đời của sâu vẽ bùa Sâu non mới nở thường đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần mô mềm. Đường đục của sâu vẽ bùa dài và lớn dần theo sức lớn của sâu. Nếu đường đục bị rách sâu non rất dễ bị chết. Khi đẫy sức sâu non đục ra mép lá, nhả tơ dệt kén để hóa nhộng ở đó. 2.2 Bọ xít xanh Bọ xít xanh (Danh pháp khoa học: Nezara viridula) là một loài bọ xít trong họ Pentatomidae, đây là một loại địch hại cho cây trồng và gây ra thiệt hại cho nông nghiệp. Chủ yếu gây hại trên cam, quýt, chanh. Có người gọi là bọ xít cam, hay con bù hút cam. 2.2.1. Đặc điểm Thành trùng có màu xanh lá cây, bóng với chiều dài cơ thể 20–22 mm, chiều rộng 15–16 mm. Kim chích hút dài đến cuối bụng. Rìa ngực trước có 2 gai nhọn, hai bên mép bụng có rìa răng cưa. Chính giữa mặt bụng có một đường nổi rõ rệt. Ấu trùng có 5 tuổi, ấu trùng mới nở dài khoảng 2,5–3 mm. Hình 1.7: Bọ xít xanh gây hại trên cam 16
  20. Ở các tuổi khác, ấu trùng đều có màu vàng tươi, trên ngực, cánh và bụng có nhiều đốm đen, các đốm rất to và đen sẫm ở tuổi nhỏ, khi ấu trùng lột xác lớn lên các đốm nhỏ dần. Mầm cánh của ấu trùng tuổi 5 đã lộ rất rõ bên ngoài cơ thể. Trứng rất tròn, mới đẻ có màu trắng trong, sau đó chuyển sang màu vàng nhạt, khi sắp nở, trứng có màu đen trên phần đầu. 2.2.2. Tập tính Bọ xít trưởng thành hoạt động giao phối vào ban ngày, lúc 9-10 giờ sáng, trứng được đẻ thành từng ổ, mỗi ổ trứng có từ 30-130 trứng; mỗi con cái đẻ từ 50-500 trứng. Bọ xít trưởng thành có tập tính qua đông và qua đông trong vỏ cây, tàn dư lá cây hoặc những khu vực khác. Mùa xuân đến, nhiệt độ ấm lên, bọ xít xanh chui ra khỏi nơi ẩn nấp, phá hại và đẻ trứng. Con cái có thể bắt đầu đẻ sau khi hoá trưởng thành 3-4 tuần. Bọ xít trưởng thành thích ánh sáng đèn. Trưởng thành có thể di chuyển xa với khoảng cách hàng cây số. Thiên địch của trứng bọ xít xanh là các loài ong ký sinh như: Trissolcus latisulcus, Anastatus spp, nhện bắt mồi, nấm ký sinh Beuveria. Ngoài ra kiến vàng cũng có khả năng khống chế sự gây hại của bọ xít một cách đáng kể[3]. 2.2.3. Gây hại Bọ xít tấn công trái khi còn rất nhỏ. Cả ấu trùng và thành trùng đều dùng vòi để chích hút trái. Khi trái nhỏ bị hại trái sẽ chuyển màu vàng, chai cứng và rụng sau đó. Bọ xít tấn công trái khi trái còn rất nhỏ, cả ấu trùng và thành trùng đều dùng vòi để chích hút trái. Khi trái nhỏ bị gây hại, trái sẽ vàng, chai và rụng. Nếu trái lớn bị hại, trái có thể bị thối do bội nhiễm nấm hoặc một số vi sinh vật khác [1][3]. Chúng cũng thường gây hại cho cây thanh long từ khi cây có nụ hoa cho đến khi hình thành quả. Chúng thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh. 2.3 Rầy chổng cánh Rầy chổng cánh (Danh pháp khoa học: Diaphorina citri) là một loài rầy thuộc họ rầy Psyllidae, chúng là một loài côn trùng có hại đối với các cây ăn quả có múi mà điển hình là cam, quýt, chanh, chúng là tác nhân chính của bệnh vàng lá gân xanh hay bệnh vàng lá cam (Greening) ở cây có múi. Đây được xem là đối tượng côn trùng gây hại nguy hiểm nhất trên cây có múi nói chung và cây cam sành nói riêng. 2.3.1. Đặc điểm Rầy chổng cánh sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, rầy trưởng thành có thể tồn tại được ở nhiệt độ lạnh – 4 độ C và cả vùng khí hậu nóng và khô. Thân hình chúng rất nhỏ, thành trùng dài từ 2-3mm, ít bay nhảy, có cánh 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2