Giáo trình Dịch hại trên cây hoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
lượt xem 2
download
Giáo trình “Dịch hại trên cây hoa” cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tác nhân gây bệnh và cách phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa (phong lan, cúc, vạn thọ, huệ), nhận dạng được côn trùng và bệnh hại trên hoa (phong lan, cúc, vạn thọ, huệ); thực hiện được việc phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Dịch hại trên cây hoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
- SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TCN - GDTX HỒNG NGỰ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: DỊCH HẠI TRÊN CÂY HOA NGHỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCNGDTX ngày tháng năm của Hiệu trưởng trường TCN – GDTX Hồng Ngự Đồng Tháp, năm 2019
- `
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình này được biên soạn căn cứ theo nội dung Chương trình khung đã được Ban hành kèm theo Quyết định số: …… /QĐ-TCNGDTX ngày …… tháng …… năm …… của Hiệu trưởng trường TCN – GDTX Hồng Ngự; Căn cứ theo Quyết định…. của Sở Lao Động & Thương Binh Xã Hội tỉnh Đồng Tháp Mô đun “Dịch hại trên cây hoa” cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tác nhân gây bệnh và cách phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa (phong lan, cúc, vạn thọ, huệ), nhận dạng được côn trùng và bệnh hại trên hoa (phong lan, cúc, vạn thọ, huệ); thực hiện được việc phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các đồng nghiệp, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đặc biệt là các kinh nghiệm hực tế tại địa phương …. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Sở Lao Động & Thương Binh Xã Hội tỉnh Đồng Tháp, Trường Trung cấp nghề & GDTX Hồng Ngự đã tin tưởng, phân công cho chúng tôi biên soạn giáo trình này. Cám ơn Kỹ sư Lê Thị Kim Thoa – Giảng viên Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp đã tận tình hỗ trợ góp ý và cung cấp nhiều thông tin kiến thức quý báu để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. …………., ngày……tháng……năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Phan Thị Lài 2. Nguyễn Thị Quế Phương 3. Nguyễn Thị Huyền Trang 4. Nguyễn Phước Triển ii
- MỤC LỤC DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................vi NỘI DUNG MÔ ĐUN.................................................................................................2 Bài mở đầu....................................................................................................................2 Bài 1: Dịch hại trên hoa lan...........................................................................................3 1. Sâu hại........................................................................................................................3 1.1 Rệp vẩy....................................................................................................................3 1.2 Bọ trĩ........................................................................................................................3 1.3 Nhện đỏ....................................................................................................................4 1.4 Ốc sên và sên...........................................................................................................5 1.5 Chuột........................................................................................................................7 2. Bệnh hại.....................................................................................................................7 2.1 Bệnh thối đen...........................................................................................................7 2.2 Bệnh thán thư...........................................................................................................8 2.3 Bệnh thối nâu...........................................................................................................9 2.4 Bệnh thối mềm.........................................................................................................9 2.5 Bệnh đốm lá...........................................................................................................11 Bài 2: Dịch hại trên hoa cúc........................................................................................12 1. Sâu hại.....................................................................................................................12 1.1 Sâu xanh................................................................................................................12 1.2 Sâu khoang............................................................................................................12 1.3 Rệp hại hoa...........................................................................................................12 2. Bệnh hại..................................................................................................................13 2.1 Bệnh đốm lá..........................................................................................................13 2.2 Bệnh phấn trắng....................................................................................................13 2.3 Bệnh đốm nâu.......................................................................................................14 2.4 Bệnh đốm vòng.....................................................................................................14 2.5 Bệnh lở cổ rễ, thối gốc trắng................................................................................15 2.6 Bệnh héo vi khuẩn................................................................................................15 iii
- Bài 3: Dịch hại trên hoa vạn thọ.................................................................................17 1. Sâu hại.....................................................................................................................17 1.1 Bọ trĩ.....................................................................................................................17 1.2 Sâu vẽ bùa.............................................................................................................18 1.3 Sâu ăn lá................................................................................................................20 2. Bệnh hại..................................................................................................................21 2.1 Bệnh héo tươi........................................................................................................21 2.2 Bệnh thối gốc trắng...............................................................................................22 Bài 4: Dịch hại trên hoa huệ.......................................................................................23 1. Sâu hại.....................................................................................................................23 1.1 Nhện đỏ.................................................................................................................23 1.2 Rệp sáp..................................................................................................................23 1.3 Sâu ăn lá, chồi non................................................................................................24 1.4 Tuyến trùng...........................................................................................................24 2. Bệnh hại..................................................................................................................26 2.1 Bệnh úng lá...........................................................................................................26 2.2 Bệnh thối củ..........................................................................................................27 Bài 5: Dịch hại trên hoa mai.......................................................................................29 1. Sâu hại.....................................................................................................................29 1.1 Nhện đỏ.................................................................................................................29 1.2 Bọ trĩ.....................................................................................................................31 1.3 Sâu ăn lá................................................................................................................32 1.4 Rệp sáp..................................................................................................................33 1.5 Bọ cánh tơ.............................................................................................................34 1.6 Bọ xít.....................................................................................................................34 1.7 Tuyến trùng...........................................................................................................35 2. Bệnh hại..................................................................................................................36 2.1 Bệnh đốm vòng.....................................................................................................36 2.2 Bệnh nấm hồng.....................................................................................................37 2.3 Bệnh rỉ sét.............................................................................................................37 2.4 Bệnh cháy lá..........................................................................................................38 iv
- 2.5 Bệnh vàng lá..........................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................41 v
- DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Bọ trĩ gây hại trên hoa lan 4 1.2 Triệu chứng gây hại của nhện đỏ mặt dưới lá lan 5 1.3 Ốc sên và sên trần gây hại lá hoa lan, a) ốc sên, b) sên trần 6 2.1 Bệnh phấn trắng gây hại trên lá cây hoa cúc 14 2.2 Bệnh đốm vòng trên lá cây hoa cúc 15 4.1 Triệu chứng tuyến trùng gây hại trên hoa huệ trắng 24 5.1 Triệu chứng nhện đỏ gây hại trên lá mai 30 5.2 Bọ trĩ gây hại trên lá mai vàng 31 5.3 Bệnh nấm hồng trên lá cây mai vàng 37 5.4 Bệnh cháy lá trên cay mai vàng 39 vi
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Dịch hại trên cây hoa Mã mô đun: MĐ08 I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: là mô đun bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề Bảo vệ thựcvật. - Tính chất: là một trong những mô đun gắn liền với các mô đun cơ sở tạo kiến thức nghề cho ngườihọc. II. Mục tiêu mô đun - Về kiến thức: trình bày được tác nhân gây bệnh và cách phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa (phong lan, địa lan, cúc, vạn thọ, huệ) - Về kỹ năng: nhận dạng được côn trùng và bệnh hại trên hoa (phong lan, địa lan, cúc, vạn thọ, huệ); thực hiện được việc phòng trừ sâu bệnh hại trênhoa. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: chú ý an toàn lao động và tác phong công nghiệp 1
- NỘI DUNG MÔ ĐUN: BÀI MỞ ĐẦU MĐ 08 - 00 1. Tầm quan trọng của mô đun Dịch hại trên cây hoa là mô đun bắt buộc của chương trình trung cấp nghề Bảo vệ thực vật. Đây là mô đun chuyên ngành trong chương trình đào tạo. 2. Nội dung chương trình mô đun Nội dung mô đun cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tác nhân gây bệnh và cách phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa (lan, cúc, vạn thọ,huệ), nhận dạng được côn trùng và bệnh hại trên hoa (lan, cúc, vạn thọ, huệ); thực hiện được việc phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa. 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Dịch hại trên cây hoa là mô đun chuyên ngành quan trọng có mối liên hệ đến các mô đun cơ sở ngành khác và hỗ trợ cho các mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo nghề bảo vệ thực vật. 4. Những yêu cầu chính với người học Cần nắm được tác nhân gây bệnh và cách phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa (lan, cúc, vạn thọ, huệ), thực hiện được việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa. 2
- BÀI 1: DỊCH HẠI TRÊN CÂY HOA LAN MĐ08 - 01 Mục tiêu: - Trình bày được tác nhân gây bệnh và cách phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa lan. - Thực hiện được cách phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa lan. - Chú ý an toàn lao động và tác phong công nghiệp. 1. Sâu hại 1.1 Rệp vẩy Rệp bám vào và hút nhựa cây dưới bề mặt của lá, trong nách lá, trên giả hành và trên thân rễ cây. Rệp thường ẩn dưới các lá già và các bao vỏ khô của giả hành. Rệp phá hoại rất nghiêm trọng trên các bộ phận của cây, gây ra các mảng úa vàng trên bề mặt lá cây trồng, bệnh nặng dần và chuyển sang màu đen, làm cho lá mất khả năng quang hợp và rụng. Điều trị: Nếu bệnh nhẹ, sử dụng bông tẩm cồn hoặc bàn chải đánh răng nhúng trong thuốc trừ bệnh có hoạt chất Cypermethrin, Thiamethoxam hoặc an toàn hơn là dùng nước xà phòng để chà sạch các đám rệp hại. Nếu bệnh nặng, nên dùng thuốc đặc trị trừ rệp phun và phun nhắc lại sau 5-7 ngày sau. Phun triệt để toàn bộ cây lan, đặc biệt là vùng dưới lá và nách lá để diệt trừ hoàn toàn rệp. Phòng ngừa: Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các lá héo, bệnh, vỏ bao hoa để loại bỏ những nơi ẩn náu của rệp, đồng thời để có thể quan sát cây dễ dàng, phát hiện rệp để trừ ngay khi mật số còn ít. Kiểm tra các cây mới thật cẩn thận, đảm bảo cây mới không bị sâu, bệnh trước khi đưa vào vườn chung. 1.2 Bọ trĩ Thrips palmi (Thysanoptera: Thripidae) Bọ trĩ là loài dịch hại quan trọng trên lan Dendrobium, phân bố rộng khắp Đông Nam Á, một số hòn đảo ở Thái Bình Dương, trong đó có Hawaii (Johnson, 1986). Các giống lan có màu tím hay màu hồng thường thu hút bọ trĩ đến gây hại nhiều hơn những giống lan khác (Hata, 1991). Bọ trĩ ăn phần mô lá gây thiệt hại tương tự như thiệt hại điển hình của nhện đỏ với những đốm sáng trên lá. Bọ trĩ gây hại nặng làm teo tóp lá và làm lá chuyển màu. Bọ trĩ cũng tấn công các bộ phận của hoa, nếu bọ trĩ tấn công vào giai đoạn hoa còn 3
- nhỏ làm hoa không phát triển được, vàng và rụng. Việc kiểm soát bọ trĩ gặp nhiều khó khăn vì hầu như tất cả các giai đoạn phát triển của bọ trĩ được tìm thấy trong hoa. Nghiên cứu về việc đặt bẫy màu vàng trong quản lý bọ trĩ tại tỉnh Ratchaburi của Thái Lan mang lại hiệu quả cao (Monchan Maketon, 2014). Hình 1.1 Bọ trĩ gây hại trên hoa lan. 1.3 Nhện đỏ Theo , Tenuipalpus pacificus Baker gây hại trên các loài hoa phong lan tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Australia, Singapore, .... Loài này được biết đến như một loài dịch hại trên cây hoa lan. Các quốc gia khác được ghi nhận có sự xuất hiện của nhện đỏ là các đảo của Philippines, Java và Mỹ. Nhện đỏ thường xuất hiện trên các vườn trồng lan trong nhà kính. Nhện đỏ được tìm thấy ở California trên các loài lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium, Gammatophyllum. Ngoài ra, nhện đỏ còn gây hại đỗ quyên, hoa cúc, cà phê, cây có múi, hoa cúc, ổi, râm bụt, xoài và đu đủ (Ken Leonhardt and Kelvin Sewake, 1999). Các lá lan mới bị nhện đỏ tấn công chưa thấy biểu hiện triệu chứng, khi mật số nhện cao xuất hiện vết nhâm li ti chuyển sang màu vàng, sau đó biến đổi thành màu nâu đen và liên kết thành từng mảng lớn làm lá trở nên sần sùi (Hình 1.2), lá thường biến dạng, quăn queo, trên bề mặt lá xuất hiện màu vàng nhạt. Theo kết quả ghi nhận được cho thấy khi nhện chích hút hết lớp diệp lục, màu ánh bạc ở mặt dưới lá đã hoàn toàn chuyển sang màu nâu đen, lá bị vàng thì hầu hết nhện đã di chuyển sang lá khác để tiếp tục gây hại. 4
- Hình 1.2 Triệu chứng gây hại của nhện đỏ mặt dưới lá lan. Theo , việc quản lý nhện đỏ bằng cách kết hợp dầu khoáng và Silwet L-77 cho hiệu quả cao hơn so với chỉ sử dụng dầu khoáng đơn lẻ, biện pháp này có thể rẻ tiền hơn so với sử dụng một số loại thuốc hóa học khác, đồng thời có thể bảo tồn được nguồn thiên địch, đây là biện pháp mang lại tiềm năng cho một chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây hoa lan. Có thể sử dụng cồn, xà phòng, dầu khoáng… trong việc phòng trừ nhện đỏ trên hoa lan. Bên cạnh đó, nhện phát triển mạnh trong điều kiện khô ráo, vì vậy có thể tưới ướt kỹ cho lan trong mùa nắng để giảm thiệt hại do nhện gây ra. 1.4 Ốc sên và sên Ốc sên vỏ nâu, sên trần nhỏ và sên trần lớn đều gây hại cho hoa lan vào buổi chiều tối, lúc trời mưa nhỏ hoặc thời tiếc ẩm thấp. Ban ngày, khi ẩm độ thấp hoặc khí hậu khô hạn các loại sên đều bò xuống khỏi dàn gian, chúng chui xuống núp dưới lớp cỏ hoặc khe đất, nơi ẩm ướt như gốc cây, đáy chậu. Ban đêm chúng mới bò ra tìm thức ăn. Sau khi ngủ một thời gian vào mùa khô, ốc sên sẽ hoạt động trở lại ngay sau những trận mưa đầu mùa. Trong mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) hàng năm là thời gian ốc sên phát triển sinh sôi nảy nở và gây hại nhiều nhất cho lan. Các loại ốc sên, sên trần thích cắn phá rễ non của lan, chồi non, lá lan mới mọc ra (Hình 1.3) và nhất là các phát hoa. Ốc sên có thể gây thiệt hại cho rễ lan, chúng cắn phá đầu rễ nòn làm cho lan ngừng phát triển. 5
- a) b) Hình 1.3 Ốc sên và sên trần gây hại lá hoa lan, a) ốc sên, b) sên trần. Biện pháp phòng trừ ốc sên hại lan - Biện pháp diệt ốc thủ công, không độc hại môi trường - Chăm sóc kỹ vườn lan: Trong mùa mưa làm sạch cỏ dại phía dưới vườn lan. Loại trừ ngay những nơi ẩn nấp của chúng vào ban ngày như đống gạch gỗ, những nơi ẩm ướt, lá cây rụng trong vườn - Tìm và diệt hết ốc bằng biện pháp thủ công: Vào buổi chiều, tưới nước vào nơi tình nghi có ốc sên trú ẩn, vào ban đêm (khoảng 8 giờ tối) dùng đèn để bắt giết khi sên nhớt ra ăn và vào lúc sáng sớm. Có thể dùng rau xanh hay cám đặt ở những vị trí có nhiều sên, nhớt để dẫn dụ chúng ra rồi bắt chúng. Đặt bẫy ốc sên bằng các mảnh ván, giấy báo nhúng nước, vỏ dưa, vỏ táo, cành râm bụt có nhiều lá xanh (nhớ để cho héo), vỏ khóm, sơ mít … để dụ chúng đến ăn và bắt chúng. Quét mật ong loại tốt, còn mùi thơm. Chờ đến tối đặt hủ sành ra ngoài vườn, vị ngọt thơm sẽ dẫn bọn ốc sên vào hủ, sáng hôm sau chỉ việc tiêu huỷ chúng Rải vôi bột trên mặt đất, trên kệ kê chậu, trên mặt chậu gần gốc cây, (khi hoa bắt đầu xổ bao) và rải quanh vườn lan 2 đến 3 tháng 1 lần. Sử dụng thuốc BVTV diệt trừ ốc sên Phun dung dịch Booc-đô 1% vào gốc cây, bẹ lá, nách lá, cuống phát hoa. Chú ý: không phun trực tiếp lên hoa. Sử dụng các loại thuốc trừ sên, nhớt như muối Arsenate, Methaldehyde... thường được chế tạo thành viên bã độc. Viên thuốc được đặt trên chậu gần chồi hoa. Sên, nhớt ăn phải sẽ chết trước khi tấn công cành hoa. Bên cạnh đó có thể dùng các loại thuốc dẫn dụ: Bolis ( 6G, 12G) ; Cửu Châu ( 6
- 6Gr, 12Gr ) và Pilot (10B, 15B). Các loại thuốc này thường được sử dụng dưới hình thức là rãi trên mặt đất, hoặc trộn với đất phân khi trồng cây. Khi sử dụng bả mồi nên chia làm 2-3 đợt để tiêu diệt số lượng ốc còn lại. Ốc sên sinh sản rất nhanh nên sau cơn mưa phải đi kiểm tra nếu thấy ốc sên xuất hiện trở lại thì rải thuốc tiếp tục. 1.5 Chuột Chuột là loài gặm nhấm gây hại cho hoa lan, từ cây vừa cho đến cây đã trưởng thành, nụ bông, búp, rễ lan, thậm chí giả hành của hoa đều bị gây hại. Cách phòng trị – Sử dụng các dụng cụ bẫy chuột như: lồng bắt, bẫy đá,…những loại này không gây ô nhiễm mỗi trường, sử dụng hiệu quả. – Dùng thuốc diệt chuột hoặc dùng thuốc xua đuổi chuột, cũng có loại làm kìm hãm khả năng sinh sản của chuột. – Thuốc diệt chuột cần đặt ở nơi gần hang của chúng với tỷ lệ 20-30g/15mm2, mỗi nhúm 5-10g, căn cứ vào mật độ ít nhiều của chuột mà tăng giảm liều lượng. Để đảm bảo hiệu quả diệt chuột cần phối hợp tốt 3 yếu tố như: liều lượng, không gian, thời gian. 2. Bệnh hại 2.1 Bệnh thối đen Do nấm Phytophthora palmivora, Phytophthora cactorum, Shroet. Theo tài liệu của Hội hoa lan Hoa Kỳ còn có thêm tác hại của nấm Pythium ultimum Trow. Thường gặp vào mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao hoặc tưới nước quá nhiều. Bệnh thối đen thường gây thiệt hại nghiêm trọng. Việc bón phân không hoà tan hoàn toàn khi tưới cho cây sẽ làm nấm bệnh dễ gây hại. Ngoài ra, trong mùa mưa hoặc mùa lạnh, nếu tưới phân có hàm lượng đạm cao cũng là nguyên nhân gây thối thân lan. Bệnh này thường xuất hiện ở gốc và rễ sau đó lan dần lên thân cây. Ban đầu phát sinh ở chồi non có màu nâu, sau đó làm thối chồi non, khi cầm vào thì rời khỏi thân dễ dàng, mềm nhũn và đầy nước. Khi bóp nhẹ, sẽ thấy hiện tượng các thân bị bệnh mềm yếu và rỉ ứa nước, cây bị bệnh sẽ lan nhanh sang cây 7
- khác. Cây thường chết nhiều và nhanh chóng, nhất là đối với cây cattleya con. Cây lan còn nhỏ thường dễ bị bệnh hơn, nên tách cây bị bệnh ra riêng và sử dụng thuốc ngừa cho những cây còn lại bằng cách phun hay nhúng cả cây vào dung dịch thuốc trị nấm. Ở cây lan trưởng thành thì cắt bỏ phần bị thối, nếu thối đọt thì rút bỏ đọt và phun thuốc nấm vào. Các thuốc diệt nấm để điều trị như: Aliette 80 WP, Kasumin, TopsinM, CuzateM8, Score, super Tilt,… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì. 2.2 Bệnh thán thư Do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Ngoài cây phong lan bệnh còn gây hại cho khá nhiều loại cây trồng khác. Trên lá của cây phong lan, ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ mầu nâu vàng, sau đó vết bệnh cứ tiếp tục phát triển rộng dần ra thành những đốm tròn có mầu nâu đậm. Bệnh có thể tấn công ở mọi vị trí trên lá của cây. Nếu tấn công ở chóp lá sẽ làm cho lá bị khô từ trên xuống, có khi xuống tới 2/3 chiều dài lá. Nếu bệnh tấn công ở gốc lá vết bệnh sẽ lan dần ra xung quanh, nếu nặng có thể làm cho lá bị rụng. Sau một thời gian ở giữa vết bệnh chuyển dần sang mầu xám và xuất hiện những vân vòng đồng tâm rộng, sau đó xuất hiện các chấm nổi lên mầu nâu đen, đó là đĩa bào tử. Nếu bị nặng có thể làm cho nhiều lá bị chết, thậm chí chết cả cây. Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư của cây bị bệnh, trong đất, trong nguyên liệu để trồng phong lan. Bào tử phân sinh lan truyền chủ yếu nhờ nước, nhờ gió, nẩy mầm xâm nhập vào trong lá phong lan qua vết thương cơ giới hoặc trực tiếp qua biểu bì. Bệnh thường phát sinh và gây hại từ tháng 3 đến tháng 10, nhưng tập trung nhiều nhất là vào khỏang tháng 4 đến tháng 6. Trong điều kiện trời nóng, có mưa nắng thất thường, độ thông thóang của giàn lan kém, tưới nước qúa nhiều tạo cho chậu lan luôn ẩm ướt...thường làm cho bệnh gây hại nhiều hơn. - Kiểm tra chậu lan thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trị kịp thời. Nên mạnh dạn cắt bỏ những lá bị bệnh hại nặng đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh trong khu vực giàn lan, tránh bệnh lây lan sang những chậu lan, cây lan khác. 8
- - Trước khi trồng nên xử lý chậu lan và chất trồng lan (than củi, dớn, vỏ dừa...) bằng dung dịch Formol 40% pha nồng độ 5% phun xịt lên chậu và chất trồng rồi phủ kín bằng bạt nilon khỏang 2-3 ngày, sau đó mở bạt ra khoảng 1-2 ngày sau thì có thể trồng lan vào. - Không nên tưới nước quá nhiều, nhất là vào buổi chiều tối. Nếu bệnh thường gây hại nặng thì trong mùa mưa nên có mái che bằng nilon trắng vừa hạn chế nước mưa một cách chủ động, mà vẫn đảm bảo có đủ ánh sáng cho cây. - Không nên che kín bít bùng giàn lan, nên tạo cho giàn lan nhận được đầy đủ ánh nắng mặt trời theo yêu cầu của từng lòai lan, tạo cho giàn lan thông thóang gió. - Nếu thấy cây lan chớm có bệnh thì hạn chế tưới nước và dùng một trong vài lọai thuốc như: Candazole 50WP; Bavistin 50SC; Topsin M 70WP; Vithi-M 70BTN... 2.3 Bệnh thối nâu Vết bệnh màu nâu nhạt, hình tròn, mọng nước, về sau chuyển sang màu nâu đen. Bệnh gây hại trên lá, thân, mầm gây nên hiện tượng thối (có mùi khó chịu). Nguyên nhân bệnh do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra. + Chỉ nên mua hoặc tách chiết các cây không có mầm bệnh và cách ly ít nhất 4 tuần trước khi nhập chung vào vườn. + Cách ly những cây bệnh, tưới ít nước cho cây trong suốt thời kỳ bệnh bộc phát và tưới vào lúc sáng sớm để mau khô. + Tránh gây thương tích cho cây trong suốt mùa mưa. + Giảm lượng phân đạm, gia tăng lượng kali. + Thuốc kháng sinh Streptomycin nitrate có thể hạn chế sự bộc phát bệnh, nên phun thuốc kháng sinh vào chiều tối, tránh phun lúc nắng gắt. Thuốc có thể độc cho những dòng lan Vanda. Thuốc trừ nấm gốc sulfate đồng hạn chế được vi khuẩn, có thể gây độc cho một số giống lan, đặc biệt có cây ra hoa và khi nhiệt độ trên 320C. Có thể phun thuốc Kasuran WP nồng độ 1 – 1,5%. tránh phun cho lan con và không phối hợp hoặc phun liền ngay sau đó các loại thuốc có tính kiềm như lưu huỳnh, vôi và thiophanate methyl. 2.4 Bệnh thối mềm Vết bệnh có dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều 9
- rộng của phiến lá. Trong điều kiện ẩm độ cao sẽ gây hiện tượng thối úng. Trong điều kiện khô ráo, mô bệnh khô, teo tóp và có màu trắng xám. Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas glagioli gây ra. Cách phòng tránh thối mềm trên cây lan Hạn chế tưới cây lan vào giữa trưa: Lúc này cây đang có nhiệt độ cao, nếu tưới thêm nước vào thì chỉ 1 thời gian sau cây sẽ được đốt nóng dưới ánh mặt trời khác gì luộc lan đâu. Cây tổn thương sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập. Tưới nước vừa đủ: Đừng chăm lan quá tới mức cứ gặp là tưới. Lan ưa ẩm nhưng không phải lúc nào cũng ướt là tốt. Hạn chế tưới vào ban đêm để tránh cây bị úng nước. Giá thể trồng lan phải phù hợp, thoáng cho rễ cây thoát nước và trao đổi khí. Đối với loại lan đơn thân thì giá thể thích hợp nhất là gỗ và lũa. Ngoài ra nếu trồng chậu cần phải để ý giá thể không được giữ nhiều nước và phải thông thoáng. Cách điều trị thối mềm cho phong lan đơn thân Khi phát hiện cây phong lan bị thối nhũn, việc đầu tiên là ngưng hẳn tưới nước cho cây, gỡ cây ra khỏi giá thể. Đối với hồ điệp nếu đang trồng chậu dớn cần phải tháo bỏ toàn bộ dớn, lấy kéo cắt toàn bộ phần rễ bị bệnh. Với các loài lan khác cũng cần cắt hết phần rễ và lá bị bệnh đi. Sau đó dùng keo liền sẹo, sơn móng tay hoặc vôi ăn trầu bôi vào vết bệnh. Treo ngược vào chỗ thoáng gió, tránh nắng, tránh nước khoảng 1 ngày cho vết cắt lành lại. Sử dụng thuốc điều trị thối nhũn hòa vào chậu nước theo chỉ định trên bao bì, sau đó ngâm toàn bộ cây lan vào khoảng 10-15 phút, vớt ra lại treo ngược lên cho thuốc khô dần. 2-3 ngày sau pha thuốc với liều lượng nhẹ bằng 1/2 chỉ định phun sương cho lan. Khi thấy cây lan đã bắt đầu cứng cáp, vết bệnh khô thì hòa nước có Vitamin B1 tưới dạng phun sương cho cây lan. Một thời gian sau cây hết bệnh, rễ bắt đầu nhú là có thể ghép vào giá thể cho lan. Những loại thuốc được sử dụng điều trị thối nhũn là: Physan 20 SL, Starner 20WP, ….. 10
- 2.5 Bệnh đốm lá Ban đầu vết bệnh là một đốm nhỏ màu vàng hơi lõm, phát triển dần theo chiều dọc của lá và về sau có hình bầu dục, ở giữa có màu trắng xám, xung quanh có màu nâu đen. Giữa mô bệnh và mô lành có một quầng màu nâu đỏ. Bệnh do nấm Phyllosticta sp. gây ra. Thực hành -Dụng cụ Lọ thuỷ tinh, bọc nilong, vợt, cồn, bông gòn, đĩa petri, kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi. -Nội dung Thu mẫu sâu và bệnh hại trên cây hoa lan, định danh và đưa ra cách phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa lan -Phúc trình Ghi nhận thành phần các loài côn trùng, nhện và bệnh hại trên cây phong lan Kiểm tra định kỳ 11
- BÀI 2: DỊCH HẠI TRÊN CÂY HOA CÚC MĐ08 - 02 Mục tiêu - Trình bày được tác nhân gây bệnh và cách phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa cúc. - Thực hiện được cách phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa cúc. - Chú ý an toàn lao động và tác phong công nghiệp. 1. Sâu hại 1.1 Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb) Sâu xanh gây hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa. Khi sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả hai mặt lá non ở nụ hoa, đài hoa và hoa. + Phòng trừ: Luân canh với cây trồng khác. Ngoài ra dùng các thuốc trừ sâu như Pegasus 500SC liều lượng 0,5- 1 lít/ha (pha 7-10ml thuốc trong bình phun 8 lít). 1.2 Sâu khoang (Spodoptera lituna Fabrictus) Phá hoại nặng trên lá non, nụ hoa thường đẻ trứng thành ổ ở mặt dưới lá. + Phòng trừ: Dùng biện pháp thủ công cơ giới như ngắt trứng ở vườn ươm và vườn sản xuất trong quá trình chăm sóc. Dùng bẫy bả chua ngọt để diệt sâu trưởng thành. Luân canh với cây trồng khác. Dùng thuốc sâu Polytrin 440EC liều lượng 0,5-1,01 lít/ha; Karate 2,5EC (5-7ml thuốc/bình phun 8l). Đặc biệt chế phẩm vi sinh Bt bột thấm nước liều lượng 1 kg/ha có hiệu quả cao trong phòng chống sâu khoang hại hoa. 1.3 Rệp hại hoa Có 3 loại thường gặp + Rệp xanh đen + Rệp nâu đen + Rệp xanh lá cây Trong 3 loại rệp trên, loài rệp xanh đen gây hại phổ biến hơn cả. + Đặc điểm gây hại: Rệp xanh đen gây hại phổ biến từ đầu vụ đến cuối vụ hoa, là đối tượng khó trừ. Rệp xanh đen và nâu đen hại các giống cúc vàng Đài Loan, cúc Nhật trắng, cúc tím Đà Lạt, cúc chi Đà Lạt, cúc Hè. Rệp xanh lá cây thường hại trên 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản lý dịch hại - MĐ04: Trồng cây có múi
93 p | 680 | 323
-
Giáo trình Quản lý dịch hại trên cây ngô
97 p | 415 | 141
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc chôm chôm - MĐ04: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
115 p | 306 | 83
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại - MĐ05: Trồng tre lấy măng
94 p | 221 | 63
-
Giáo trình Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ măng - MĐ06: Trồng tre lấy măng
68 p | 233 | 58
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu - MĐ03: Trồng dâu – nuôi tằm
58 p | 189 | 47
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Nhân giống lúa
106 p | 154 | 42
-
Giáo trình IPM trong bảo vệ thực vật - Trường CĐ Nghề Sóc Trăng
48 p | 26 | 10
-
Giáo trình Công nghệ sinh học trong Bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
38 p | 24 | 7
-
Giáo trình Dịch hại trên cây ăn trái (Nghề: Bảo vệ thực vật) - Trường CĐ Nghề Sóc Trăng
114 p | 22 | 7
-
Giáo trình Dịch hại trên cây rau (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
89 p | 11 | 5
-
Giáo trình Quản lý sâu bệnh hại (Nghề: Trồng mãng cầu ta) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
83 p | 30 | 5
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại (Nghề: Trồng trọt) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
71 p | 44 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật canh tác và dịch hại trên cây công nghiệp (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
96 p | 10 | 4
-
Nghiên cứu phòng trừ dịch hại trên cây hồ tiêu bằng chế phẩm sinh học tại tỉnh Bình Dương
8 p | 11 | 3
-
Giáo trình Dịch hại trên cây ăn trái (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
144 p | 8 | 3
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại (Nghề: Trồng trọt) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai
71 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn