Giáo trình Dịch hại trên cây ăn trái (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
lượt xem 3
download
Giáo trình mô đun “Dịch hại cây ăn trái” giúp các bạn sinh viên mô tả được sự gây hại, triệu chứng, đặc điểm tác nhân gây hại, các điều kiện dẫn đến sự phát sinh, phát triển của dịch hại chính trên cây ăn trái; Nhận dạng và chẩn đoán đúng các loại dịch hại chính trên cây ăn trái.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Dịch hại trên cây ăn trái (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
- SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TCN - GDTX HỒNG NGỰ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN MÔ ĐUN: DỊCH HẠI TRÊN CÂY ĂN TRÁI NGHỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCNGDTX ngày tháng năm của Hiệu trưởng trường TCN – GDTX Hồng Ngự Đồng Tháp, 2019
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Cây ăn trái là một trong những loại cây trồng nhiễm nhiều loại dịch hại quan trọng và gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý. Sự thâm canh không đúng kỹ thuật, lạm dụng thuốc hoá học, phân bón cùng với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp và bốc phát ngày càng nhiều như dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi, dịch chổi rồng trên cây nhãn. Do vậy, sự hiểu biết và nhận dạng các loài dịch hại cũng như thiên địch rất cần thiết phục vụ cho việc tìm ra phương hướng quản lý dịch hại được tốt hơn Giáo trình “Dịch hại cây ăn trái” được biên soạn theo chương trình khung ngành Bảo vệ Thực Vật, trình độ trung cấp do Sở LĐTB & XH tỉnh Đồng Tháp xây dựng. Nội dung của môđun có 8 bài gồm dịch hại trên nhãn, xoài, sầu riêng, cây có múi, đu đủ, măng cụt, chuối và vú sữa. Giáo trình mô đun “Dịch hại cây ăn trái” kết hợp giữa kiến thức lý thuyết cơ bản và kỹ năng thực hành về nhận dạng các triệu chứng gây hại của các loài sâu, bệnh, động vật hại và thực hiện cách phòng trừ nhằm củng cố và ứng dụng cụ thể phần lý thuyết đã học, rèn luyện kỹ năng tay nghề về bảo vệ thực vật. Giáo trình được biên soạn nhằm phục vụ cho việc giảng dạy trình độ trung cấp ngành Bảo Vệ Thực Vật trong tỉnh Đồng Tháp. Kiến thức trong giáo trình được tổng hợp từ các nguồn tài liệu tham khảo và Phương pháp điều tra đánh giá dịch hại dựa theo qui chuẩn quốc gia của Bộ NN và PTNT ban hành. Trong quá trình biên soạn, giáo trình mô đun “Dịch hại cây ăn trái” không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc để chúng tôi bổ sung, chỉnh sửa cho giáo trình ngày càng hoàn thiện, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề Bảo vệ thực vật trong tỉnh được tốt hơn. Xin bày tỏ sự biết ơn các tác giả biên soạn những tài liệu tôi tham khảo và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, cung cấp kiến thức để hoàn thành giáo trình này. Xin chân thành cảm ơn. …………., ngày……tháng……năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Phan Thị Lài 2. Nguyễn Thị Quế Phương 3. Nguyễn Thị Huyền Trang 4. Nguyễn Phước Triển i
- MỤC LỤC Trang Bài 1 Dịch hại trên cây nhãn.............................................................................2 1 Côn trùng hại nhãn...............................................................................................2 1.1 Bọ xít nhãn........................................................................................................2 1.2 Sâu đục gân lá nhãn..........................................................................................3 1.3 Sâu đục trái nhãn...............................................................................................5 1.4 Rếp sáp phấn hại nhãn......................................................................................8 1.5 Rệp sáp hại nhãn.............................................................................................10 2 Bệnh hại cây nhãn .............................................................................................11 2.1 Bệnh phấn trắng hại nhãn...............................................................................11 2.2 Bệnh thối trái nhãn..........................................................................................12 2.3 Bệnh cháy lá nhãn...........................................................................................13 2.4 Bệnh chổi rồng trên nhãn...............................................................................14 3. Thực hành.........................................................................................................16 Bài 2 Dịch hại trên cây xoài.................................................................................19 1 Côn trùng hại xoài.............................................................................................19 1.1 Sâu đục hột xoài..............................................................................................19 1.2 Rệp sáp vẩy hại xoài.......................................................................................20 1.3 Rầy bông xoài.................................................................................................22 1.4 Sâu đục thân xoài............................................................................................25 1.5 Ruồi đục trái xoài............................................................................................25 2 Bệnh hại xoài.....................................................................................................31 2.1 Bệnh thán thư..................................................................................................31 2.2 Bệnh thối gốc chảy nhựa................................................................................34 2.3 Bệnh nấm hồng...............................................................................................35 3 Thực hành..........................................................................................................37 Bài 3 Dịch hại trên sầu riêng................................................................................41 ii
- 1 Côn trùng hại sầu riêng......................................................................................41 1.1 Rầy nhẩy.........................................................................................................41 1.2 Sâu đục trái sầu riêng......................................................................................43 1.3 Sâu ăn bông.....................................................................................................45 1.4 Rếp sáp phấn...................................................................................................46 2 Bệnh hại sầu riêng.............................................................................................48 2.1 Bệnh thán thư..................................................................................................48 2.2 Bệnh thối gốc chảy nhựa................................................................................48 2.3 Bệnh thối rễ.....................................................................................................50 2.4 Bệnh mốc hồng...............................................................................................50 3 Thực hành..........................................................................................................52 Bài 4 Dịch hại trên nhóm cây có múi...................................................................55 1. Côn trùng hại cây có múi..................................................................................55 1.1 Sâu vẽ bùa.......................................................................................................55 1.2 Sâu đục vỏ trái................................................................................................57 1.3 Rầy chổng cánh...............................................................................................58 1.4 Rầy mềm.........................................................................................................60 1.5 Rệp sáp............................................................................................................61 1.6 Bọ xít...............................................................................................................63 1.7 Ruồi đục trái....................................................................................................65 2 Bệnh hại cây có múi..........................................................................................66 2.1 Bệnh thối gốc..................................................................................................66 2.2 Bệnh vàng lá thối rễ........................................................................................68 2.3 Bệnh vàng lá gân xanh....................................................................................69 2.4 Bệnh loét.........................................................................................................70 2.5 Bệnh nấm bồ hóng..........................................................................................71 3 Thực hành..........................................................................................................74 Bài 5 Dịch hại cây đu đủ.......................................................................................77 1. Côn trùng hại đu đủ..........................................................................................77 iii
- 1.1 Nhện đỏ...........................................................................................................77 1.2 Rệp sáp............................................................................................................79 1.3 Ruồi đục trái....................................................................................................81 2 Bệnh hại đu đủ...................................................................................................84 2.1 Bệnh đốm vòng...............................................................................................84 2.2 Bệnh phấn trắng..............................................................................................85 2.3 Bệnh cháy lá....................................................................................................85 2.4 Bệnh thối trái..................................................................................................86 2.5 Bệnh thán thư..................................................................................................87 3 Thực hành..........................................................................................................88 Bài 6 Dịch hại trên cây măng cụt.........................................................................91 1 Côn trùng hại măng cụt.....................................................................................91 1.1 Sâu vẽ bùa.......................................................................................................91 1.2 Bọ trĩ...............................................................................................................92 1.3 Rệp sáp............................................................................................................92 1.4 Sâu xếp lá........................................................................................................93 2 Bệnh hại măng cụt.............................................................................................94 2.1 Bệnh thán thư..................................................................................................94 2.2 Bệnh đốm rong................................................................................................95 2.3 Bệnh chổi rồng................................................................................................95 2.4 Bệnh mốc hồng...............................................................................................95 Thực hành.............................................................................................................97 Bài 7 Dịch hại trên cây chuối.............................................................................101 1 Sâu hại chuối....................................................................................................101 1.1 Rầy mềm.......................................................................................................101 1.2 Sùng đục gốc chuối.......................................................................................103 1.3 Rệp sáp..........................................................................................................107 1.4 Sâu nái ăn lá chuối........................................................................................110 2 Bệnh hại trên chuối..........................................................................................111 iv
- 2.1 Bệnh đốm lá Sigatoka...................................................................................111 2.2 Bệnh héo rũ Panama.....................................................................................111 2.3 Bệnh sọc đen.................................................................................................113 2.4 Bệnh thán thư................................................................................................114 3 Thực hành........................................................................................................115 Bài 8 Dịch hại trên cây vú sữa............................................................................118 1 Côn trùng haiụ vú sữa......................................................................................118 1.1 Sâu đục trái vú sữa........................................................................................118 1.2 Sâu ăn bông...................................................................................................121 1.3 Rệp sáp..........................................................................................................121 1.4 Sâu đục cành.................................................................................................122 2. Bệnh hại vú sữa..............................................................................................125 2.1 Bệnh thán thư................................................................................................125 2.2 Bệnh đốm rong.............................................................................................126 2.3 Bệnh mốc hồng.............................................................................................127 2.4 Bệnh thối trái................................................................................................129 3 Thực hành........................................................................................................131 Tài liệu tham khảo v
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: DỊCH HẠI TRÊN CÂY ĂN TRÁI Mã mô đun: MĐ06 Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 87 giờ, khiểm tra: 5 giờ) Vị trí, tính chất của môđun - Vị trí: Là mô đun chuyên ngành trong chương trình đào tạo nghề Bảo vệ thực vật. - Tính chất: Là mô đun nghiên cứu chuyên sâu về dịch hại trên các nhóm cây ăn trái phổ biến tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: Nhận dạng và chẩn đoán đúng các loại dịch hại chính trên cây ăntrái. - Về kỹ năng: Mô tả được sự gây hại, triệu chứng, đặc điểm tác nhân gây hại, các điều kiện dẫn đến sự phát sinh, phát triển của dịch hại chính trên cây ăn trái. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Quản lý được dịch hại tổng hợp trên cây ăn trái một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững nhằm phục vụ cho nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường. 1
- Bài 1 DỊCH HẠI TRÊN CÂY NHÃN Mục tiêu của bài: - Nhận dạng và chẩn đoán đúng các loại dịch hại chính trên cây nhãn. - Mô tả đúng cơ bản về đặc điểm hình thái, triệu chứng, đặc điểm của tác nhân gây hại, các điều kiện dẫn đến sự phát sinh, phát triển của dịch hại chính trên cây nhãn. - Quản lý được dịch hại tổng hợp trên cây nhãn một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững nhằm phục vụ cho nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường. Nội dung bài 1 CÔN TRÙNG HẠI CÂY NHÃN 1.1 Bọ xít nhãn Tên khoa học: Tessaratoma papillosa (Drury) Họ: Bọ Xít Năm Cạnh (Pentatomidae), Bộ: Cánh Nửa Cứng (Hemiptera) * Đặc điểm hình thái Thành trùng là loài bọ xít lớn, dài từ 25 - 28 mm và ngang từ 13 - 18 mm, thân hình lục giác, màu nâu vàng, chân và râu trung bình. Đặc biệt là chúng tiết ra mùi hôi rất khó chịu và có thể gây phỏng da nếu tiếp xúc phải. Thành trùng cái đẻ trứng thành từng hàng màu nâu trên lá hoặc đọt non. Âu trùng nở ra sống tập trung và chích hút nhựa trên các phần non của cây. * Tập tính và gây hại Trứng đẻ ở mặt dưới của lá thành từng ổ 12-14 trứng có màu xanh lục, sau khi đẻ 9-12 ngày nở thành sâu non. Bọ xít non và bọ xít trưởng thành đều dùng vòi cắm vào chích hút những đọt non, cuống hoa và những chùm quả 2
- non chưa chín làm cho đọt và chùm hoa bị héo, quả non bị rụng, quả lớn bị thối ảnh hưởng đến năng suất chất lượng quả. Tập quán của bọ xít trưởng thành là khi gặp kẻ thù thì tiết ra chất có mùi hôi (bọ xít đái) để tự vệ hoặc giả tảng chết rơi xuống đất rồi tìm chỗ ẩn, có khi nó chỉ giả chết rơi một đoạn chưa tới đất rồi vụt bay đi. * Biện pháp quản lý Tháng 12, tháng 1 bắt bọ xít qua đông vào những đêm tối trời, thời tiết lạnh, rung cây cho bọ xít rơi xuống để bắt. Cuối mùa đông đầu mùa hè, theo dõi ngắt các lá có ổ trứng đốt đi. Phun thuốc diệt bọ xít nhất là sâu non chưa bay được. Thuốc sử dụng diệt bọ xít gồm Dipterex 0,3%, Sherpa 25EC 0,2- 0,3%. Trebon 0,15-0,2%, Supracide 40EC, Fastax 50EC phun lượng 600-800 lít nước thuốc đó pha/ha. Trừ bọ xít trưởng thành nên phun trước khi chúng giao phối đẻ trứng. Trừ bọ xít non giai đoạn chúng cũn sống tập trung (1-2 đầu tuổi 3) trước khi chúng phân tán ra quả non gây hại. Trong điều kiện chưa cần thiết cũng không nên dùng thuốc để duy trì và phát triển quần thể các loài ong ký sinh trứng bọ xít như Anatatus aff. Japonicus và ong Oeneyrtus fongi Tryapizin, nhằm hạn chế quần thể bọ xít và bảo vệ đàn ong đi lấy mật. 1.2 Sâu đục gân lá nhãn Tên khoa học: Conopomorpha cramenella Snellen Họ: Gracillariidae, Bộ: Cánh Vảy (Lepidoptera) * Đặc điểm hình thái Trưởng thành của loài sâu đục gân lá nhãn là một loài ngài, có cơ thể rất nhỏ, màu nâu xám, kích thước khoảng 3mm, cánh trước dài và hẹp, có một đốm màu vàng sáng ở chóp cánh, cánh sau hình dùi có lông tơ vàng. 3
- * Tập tính và cách gây hại Sâu gây hại trên nhãn, vải. Đây là loài gây hại quan trọng trên nhãn ở một số tỉnh ĐBSCL. Chúng đẻ trứng rãi rác gần gân chính của lá đọt. Sâu non rất nhỏ, màu xanh nhạt, đốt bụng dài và có nhiều lông ngắn, đẩy sức dài 5mm. Sau khi nở, sâu non đục vào cắn phá gân chính của lá nhãn non vẫn còn màu nâu đỏ chưa chuyển sang màu xanh, làm cho gân chính và mô lá hai bên bị hủy hoại biến thành màu nâu đỏ, sau đó khô (nhìn như lá bị cháy), vết cháy nhỏ dần về phía cuống lá, tạo thành hình mũi nhọn như chữ V. Phần lá còn xanh sẽ bị biến dạng, cong queo. Sau này vết cháy bị khô giòn, nếu gặp mưa gió mạnh thì vết cháy bị rách làm hai. Triệu chứng bị sâu đục gân lá gây hại làm nông dân rất dễ nhầm lẫn là triệu chứng bệnh. Khi đẫy sức, ấu trùng chui ra ngoài nhả tơ kết thành một cái kén giống như một lớp màng trắng đục hình bầu dục trên lá rồi hóa nhộng phía dưới lớp kén này. Nhộng dài khoảng 5mm màu xanh nhạt. Khi mật độ sâu cao, nhiều lá non bị hại, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và ra hoa, đậu trái của cây. Hình 1.1 Triệu chứng sâu đục gân lá nhãn Sâu thường xuất hiện và gây hại nhiều trên lá non của đợt đọt thứ nhất (sau khi tỉa cành làm gốc,…), đợt đọt non thứ hai (đợt đọt cho bông) bị hại ít 4
- hơn, khi lá đã chuyển sang giai đoạn bánh tẻ thì sâu không gây hại nữa. Những vườn nhãn rậm rạp, không tỉa cành thường xuyên thường bị sâu hại nhiều hơn. * Biện pháp quản lý - Thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa bỏ những cành già không cho trái bên trong tán, cành vô hiệu,.. để vườn nhãn luôn được thông thoáng. - Ngoài tự nhiên, có nhiều loài ong ký sinh tiêu diệt được sâu đục gân lá nhãn. Vì thế, nên tạo điều kiện cho ong ký sinh phát triển để hạn chế bớt tác hại của sâu. - Bón phân tập trung theo đúng thời kỳ để hạn chế cây ra đọt liên tục rất khó quản lý sâu đục gân lá. - Ở những vườn thường xuyên bị hại nặng, mỗi đợt ra đọt non có thể tiến hành phun thuốc. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Map Go 20ME, Regent 5SC, Supracide 40EC,… Chú ý: phun kỹ phần lá non, chủ yếu là giai đoạn lá còn màu nâu đỏ, chưa chuyển qua màu xanh. 1.3 Sâu đục cuống trái nhãn Tên khoa học: Conopomorpha lichiella, Conopomorpha sinensis, Họ: Gracillariidae, Bộ: Lepidoptera * Đặc điểm hình thái Trưởng thành của loài sâu này là một lọai bướm đêm rất nhỏ, mảnh dẻ, sải cánh rộng 10-12 mm. Thân có mầu nâu tối, cánh có mầu nâu xám, trên mỗi cánh trước có một đốm mầu vàng sáng ở cuối cánh, Trứng được đẻ phân tán trên vỏ trái (gần cuống); có hình bầu dục, mới để có mầu trắng trong sau dần chuyển sang màu vàng. (lúc sắp nở). Sâu non có kích thước rất nhỏ, dài 5
- 5-7mm, mầu trắng đục, đầu mầu nâu nhạt. Có đặc điểm khác với sâu đục gân lá nhãn là chiều dài tất cả đốt bụng đều bằng nhau. * Tập tính và cách gây hại Sau khi nở sâu non đục vỏ trái, ở gần cuống trái, chui vào bên trong để gây hại bằng cách ăn phần thịt gần cuống trái, nếu trái còn non sâu ăn cả phần hột. Sâu thải phân thành những cục nhỏ mầu đen ra ngoài lỗ đục ngay gần cuống trái. Những trái bị sâu hại thường dễ bị rụng. Trái có thể bị hại từ khi còn nhỏ cho đến lúc trái nhãn già sắp thu họach. Hình 1.2 Sâu đục cuống trái nhãn Hóa nhộng ở bên trong màng mỏng màu trắng, ở mặt trên của những lá gần chùm trái. Nhộng mầu vàng lợt, khi sắp vũ hóa chuyển sang mầu vàng nâu. * Biện pháp quản lý - Tỉa cành tạo tán, vệ sinh vườn cây, tạo vườn cây thông thoáng. - Chăm sóc tập trung để nhãn ra hoa kết quả đồng loạt, dễ quản lý sâu. - Bao quả bởi túi bao chuyên dụng. Biện pháp còn phòng ngừa được hầu hết những sâu bệnh gây hại cho trái nhãn. - Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra sâu, chú ý giai đoạn khi đậu trái non đến khi quả gần thu hoạch. 6
- - Trong quá trình chăm sóc nhãn nếu bắt gặp nhộng nên tiêu diệt ngay. - Khi phát hiện nhiều sâu nên phun thuốc. Khi nhãn đậu trái nên phun một đợt thuốc hóa học. Theo dõi sâu và phun thêm lần 2 nếu cần thiết, cách khoảng 7-10 ngày. Sử dụng các loại thuốc như sâu đục quả. - Chú ý phải ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly thuốc. Sâu đục trái Tên khoa học: Conogethes punctiferalis. Lòai sâu này gây hại khá phổ biến ở các tỉnh phía Nam, nhất là vào mùa khô. * Đặc điểm hình thái Thành trùng dạng bướm, hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn trong các tán cây. Bướm có chiều rộng sải cánh từ 2,5-3 cm, cánh màu vàng, có nhiều chấm nhỏ màu đen. Mỗi con cái có thể đẻ khỏang 20-30 trứng, trên vỏ trái nhãn, ở các lá đài của chóp trái hoặc nơi dính giữa trái và lá., trứng có hình bầu dục dài khỏang 2-2,5mm, mầu trắng sữa hoặc vàng lợt. Sau khi đẻ khỏang 5 ngày trứng nở ra sâu non. Sâu non có mầu hồng lợt, đầu mầu nâu đen, trên lưng có nhiều chấm nhỏ mầu đen, sâu lớn đủ sức dài từ 1,7-2 cm. Sâu non nở ra tấn công vào trái khi trái còn rất nhỏ và thích gây hại trái còn non. Khi đẫy sức sâu có thể hóa nhộng ngay bên trong phần hột đã đục hoặc chui ra ngòai kết tơ dính phân thành một lớp kén mỏng rồi hóa nhộng trong kén ngay trên cuống trái. Nhộng lúc đầu có màu vàng hơi nâu, dần dần chuyển sang nâu đen khi sắp vũ hóa, nhộng từ dài 1,2-1,4 cm và phát triển trong thời gian từ 8-12 ngày. * Tập tính và cách gây hại Sâu gây hại từ khi trái còn non cho đến khi sắp thu họach. Khi trái còn nhỏ sâu nhả tơ kết dính các trái lại ăn phá bên trong làm cho trái bị rụng. Khi 7
- trái lớn sâu đục lỗ chui vào bên trong ăn rỗng cả phần hột (trong khi thần cơm trái vẫn còn), sâu thải những cục phân nhỏ li ti như hạt cải mầu nâu đen ngay trong trái họặc ra bên ngoài rồi kết dính lại với nhau thành từng đám ở xung quanh lỗ đục, ngay miệng lỗ đục có thể thấy một ít chất thải của sâu. Khi còn ở bên ngoài sâu thường nhả tơ kết dính các trái non lại. Giai đoạn trái lớn, trái bị sâu đục bị hư, mất giá trị thương phẩm. Ngoài nhãn, sâu còn tấn công trên quả nhiều loại cây ăn quả khác như ổi, sầu riêng, chôm chôm và một số cây trồng khác. * Biện pháp quản lý - Tỉa cành thông thoáng để dễ phát hiện thành trùng. - Bao trái là biện pháp phòng ngừa rất hiệu quả. - Thu gom và chôn sâu những trái bị nhiễm để diệt sâu còn trong trái. - Ở những vườn thường xuyên bị nhiễm nặng hoặc khi mật số sâu cao có thể dùng luân phiên các loại thuốc như Fenbis 25 EC , Sago- super, Karate, Polytrin P 440 EC , Basudin 50 ND , Padan 95 SP, Ofatox 50EC; Selecron 500ND.... khi nhãn vừa tượng trái nên xịt một đợt thuốc, Sau đó khỏang 10- 15 ngày phun tiếp lần 2. Nếu sâu vẫn còn có thể phun thêm một vài lần nữa, nhưng phải chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để an toàn cho người sử dụng. 1.4 Rệp sáp phấn hại nhãn Tên khoa học: Ferrisia virgata Cockerell, Bộ Homoptera * Đặc điểm hình thái: Thành trùng có hình bầu dục, thon dài, từ 4-4,5mm. Cơ thể được bao phủ bằng một lớp bột sáp trắng, trên phần lưng cơ thể có 2 đường sọc đen và nhiều sợi sáp thẳng, mỏng. Phần cuối bụng có 2 sợi sáp dài tạo thành 2 đuôi phát triển. 8
- * Tập tính và cách gây hại Đây là loài có phổ ký chủ rộng nhất trong họ rệp sáp. Giai đoạn ấu trùng, rệp đực và cái lần lượt là 20-60 ngày và 20-45 ngày. Thành trùng cái sống 1-2 tháng, thành trùng đực sống 1-3 ngày. Sinh sản hữu tính và vô tính, tuy nhiên sinh sản vô tính phổ biến hơn. Thành trùng cái đẻ trung bình 70-80 trứng. Rệp sáp phấn gây hại trên trái non, chồi và cành non của cây nhãn. Rệp Sáp hiện diện trên Nhãn, gây hại bằng cách chích hút nhựa trên các đọt non cành non, cuống hoa, cuống trái non và cả trái lớn làm cây bị suy yếu, hoa và trái bị rụng hoặc không phát triển được, mất phẩm chất. Thiên địch: Nấm ký sinh: Entomopthora fresenti, nấm thường xuất hiện trong mùa mưa và ký sinh có thể gây chết toàn bộ rệp sáp phấn trong vườn. Ngoài ra còn có Ong ký sinh, bọ rùa, bọ xít mirid, bọ cánh lưới cũng có khả năng khống chế mật số rệp sáp phấn trong vườn nhãn. Hình 1.3 Rệp sáp phấn * Biện pháp quản lý Trong điều kiện tự nhiên, thành phần thiên địch của rệp sáp rất phong phú nên có thể khống chế được sự bùng phát của rệp sáp ở nhiều nơi. Hầu hết 9
- các vườn có rệp sáp đều thiếu sự chăm sóc, ầm độ cao, không thoáng mát hoặc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu làm giảm mật số thiên địch. Do đó để quản lý cần - Xén tỉa cành cho vườn thông thoáng, loại bỏ các cành nhiễm rệp sáp - Sử dụng thuốc trừ sâu ít tổn hại thiên địch, sử dụng bọ rùa, ong ký sinh đã được nhân nuôi để póng thích vào vườn phòng rệp sáp phấn. - Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết, có thể sử dụng dầu khoáng DC-Tron Plus (C24) ( nồng độ 0,5%), hoặc các loại như Ofen, Supracide, Trebon, Sagolex, Bassa, Lancer, DDVP, Dimethoate, Pegasus... để phòng trị 1.5. Rệp sáp hại nhãn Tên khoa học Drepanococcus chiton (Green). Họ: Pseudococcidae Bộ: Homoptera * Đặc điểm hình thái Ấu trùng có thể cơ thể rất nhỏ khoảng 1 mm, màu hồng, có chân và có thể di chuyển. Khi trưởng thành rệp sáp không di động, bên ngoài cơ thể có lớp sáp trắng bao bọc * Tập tính và cách gây hại Đây là loại côn trùng đa ký chủ, loài này được ghi nhận trên nhiều loại cây ăn trái ở các tỉnh phía Nam. Trên nhãn loài này không gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất trái, tuy nhiên khi rệp sáp gây hại làm trái phát triển kém, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái. Ngoài ra rệp sáp còn tiết ra chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến đẹp của trái. Thiên địch: Nấm ký sinh: Entomopthora fresenti, nấm thường xuất hiện trong mùa mưa và ký sinh có thể gây chết toàn bộ rệp sáp phấn trong vườn. Ngoài ra còn có Ong ký sinh, bọ rùa, bọ xít mirid, bọ cánh lưới cũng có khả 10
- năng khống chế mật số rệp sáp phấn trong vườn nhãn. * Biện pháp quản lý - Xén tỉa cành cho vườn thông thoáng, loại bỏ các cành nhiễm rệp sáp - Sử dụng thuốc trừ sâu ít tổn hại thiên địch, sử dụng bọ rùa, ong ký sinh đã được nhân nuôi để póng thích vào vườn phòng rệp sáp phấn. - Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết, có thể sử dụng dầu khoáng DC-Tron Plus (C24) ( nồng độ 0,5%), hoặc các loại như Ofen, Supracide, Trebon, Sagolex, Bassa, Lancer, DDVP, Dimethoate, Pegasus... để phòng trị 2. BỆNH HẠI CÂY NHÃN 2.1 Bệnh phấn trắng hại nhãn * Triệu chứng Hoa nhãn bị xoắn vặn, khô cháy, quả non bị nhiễm bệnh sẽ nhỏ và có màu nâu. Khi bị bện thì vỏ quả bị đóng phấn trắng nhất là ở vùng gần cuống. Còn những quả lớn hơn nếu nhiễm bệnh thường bị thối và chuyển sang màu nâu từ cuống quả, sau đó chuyến sang màu nâu đen và lan dẩn đến cả quả. * Biện pháp quản lý Để phòng trừ bệnh này, cần làm vườn thoáng, ánh sáng xuyên qua được tán lá sẽ hạn chê sự phát triển của bệnh. Mặt khác, có thể Biện pháp quản lý bằng cách phun các loại thuỗc hóa học như Benomyl, Topsin M, Tilt hay Nuetar... với nồng độ hợp lý theo chỉ dẫn. Để phòng ngừa bệnh và phòng trị có hiệu quả có thể phun thuốc vào giai đoạn trước khi trổ hoa. 11
- 2.2 Bệnh thối trái nhãn * Triệu chứng: Trái bị bệnh thường bị thối nâu, lan dần từ vùng cuống trái trở xuống, làm trái nứt ra, thịt trái bị thối nhũn, chảy nước có mùi hôi chua và có thể thấy tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh. Hình 1.4 Triệu chứng thối trái nhãn * Tác nhân: Bệnh Do nấm Phytopthora sp. * Biện pháp quản lý: Tỉa bỏ các cành gần mặt đất vì khi trái gần chín sẽ dễ nhiễm bệnh từ đất trong mùa mưa. Cần lưu ý cắt bỏ và thu gom các trái bị bệnh rơi rụng trong vườn đem tiêu huỷ. Phun các loại thuốc như Ridomil, Aliette, các loại thuốc có gốc đồng theo liều lượng khuyến cáo. Nên trồng cây trên mô đất cao để giúp thoát nước tốt và tránh được mầm bệnh phát triển và tấn công. 12
- Bón phân hữu cơ và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma để giảm mầm bệnh trong đất. 2.3 Bệnh cháy lá nhãn * Triệu chứng Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, nhất là ở các lá già và lá bánh tẻ. Dấu hiệu của bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, ỏ giữa hoặc đầu lá màu nâu đen, về sau vết bệnh lân lên có hình tròn hoặc góc cạnh, lan rộng trên phiến lá tạo thành những mảng cháy màu nâu, trên đó có những đường vân màu nâu xám, nhạt. Hơn nữa, giữa lá và phần xanh của vết bệnh có ranh giới rõ rệt. Đặc biệt, trên vết bệnh lâu ngày có những hạt nhỏ li ti màu đen. Sau đó, lá bị vàng khô và rụng. * Tác nhân Tác nhân gây bệnh này là nấm Pestalotia paraguariensis sinh ra. Nấm hình thành các bào tử hình ống, gồm 5 tế bào giữa lổn và có màu nâu, 2 tế bào ở hai đầu nhỏ, hơi nhọn và không màu, có 2 - 3 sợi lông ngắn ở một đầu. Loại nấm này ký sinh yếu nên thưòng phát triển và gây hại trên các lá già hay ở các vưòn nhãn ít chăm sóc và sinh trưởng kém. * Biện pháp quản lý Để phòng trừ loại nấm này thì sau mỗi đợt thu hoạch, người trồng nhãn cần tiến hành cắt tỉa cành thu gom và tiêu hủy các lá bị bệnh. Thông thường nên tưới nước, .bón phân đầy đủ cho cây, nhất là phân hữu cơ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt thì sẽ hạn chế được bệnh. Ngoài ra, còn có thể phun Biện pháp quản lý bằng thuốc gốc Mancozeb theo liều lượng hợp lý theo chỉ dẫn. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản lý dịch hại - MĐ04: Trồng cây có múi
93 p | 680 | 323
-
Giáo trình Quản lý dịch hại trên cây ngô
97 p | 415 | 141
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc chôm chôm - MĐ04: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
115 p | 304 | 83
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại - MĐ05: Trồng tre lấy măng
94 p | 221 | 63
-
Giáo trình Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ măng - MĐ06: Trồng tre lấy măng
68 p | 232 | 58
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu - MĐ03: Trồng dâu – nuôi tằm
58 p | 189 | 47
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Nhân giống lúa
106 p | 154 | 42
-
Giáo trình IPM trong bảo vệ thực vật - Trường CĐ Nghề Sóc Trăng
48 p | 26 | 10
-
Giáo trình Công nghệ sinh học trong Bảo vệ thực vật (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
38 p | 24 | 7
-
Giáo trình Dịch hại trên cây ăn trái (Nghề: Bảo vệ thực vật) - Trường CĐ Nghề Sóc Trăng
114 p | 22 | 7
-
Giáo trình Dịch hại trên cây rau (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
89 p | 11 | 5
-
Giáo trình Quản lý sâu bệnh hại (Nghề: Trồng mãng cầu ta) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
83 p | 30 | 5
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại (Nghề: Trồng trọt) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
71 p | 44 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật canh tác và dịch hại trên cây công nghiệp (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
96 p | 10 | 4
-
Nghiên cứu phòng trừ dịch hại trên cây hồ tiêu bằng chế phẩm sinh học tại tỉnh Bình Dương
8 p | 11 | 3
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại (Nghề: Trồng trọt) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai
71 p | 41 | 3
-
Giáo trình Dịch hại trên cây hoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
48 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn