intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ măng - MĐ06: Trồng tre lấy măng

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

233
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ măng - MĐ06: Trồng tre lấy măng giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất măng, nhận biết được các loại dịch hại trên cây tre từ đó đưa ra được các biện pháp phòng chống chúng một cách an toàn và hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ măng - MĐ06: Trồng tre lấy măng

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH, SƠ CHẾ, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ MĂNG MÃ SỐ: MĐ06 NGHỀ: TRỒNG TRE LẤY MĂNG Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ06
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Những năm gần đây tình hình dạy nghề của nước ta đã có những đổi mới, từ cách đào tạo theo truyền thống, hàn lâm chuyển sang đào tạo theo phương pháp mới dạng Môđun, giảng dạy công việc. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy; nhóm biên sọan chúng tôi đã bám sát theo yêu cầu đào tạo, sản xuất, nhu cầu của người học và bản chất công việc để biên soạn tập tài liệu bài giảng tích hợp làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập cho học sinh trong quá trình đào tạo nghề. Tập bài giảng tích hợp và bộ phiếu phân tích công việc sẽ là cẩm nang của người học nghề. Chúng tôi tin rằng tập bài giảng tích hợp sẽ góp phần đáp ứng công tác dạy nghề cho chương trình nghề Trồng tre lấy măng. Giáo trình này giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất măng, nhận biết được các loại dịch hại trên cây tre từ đó đưa ra được các biện pháp phòng chống chúng một cách an toàn và hiệu quả. Mô đun này được chia làm 4 bài: Bài 1: Thu hoạch măng Bài 2: Sơ chế và chế biến măng tươi Bài 3: Sơ chế vào bảo quản măng khô Bài 4: Tiêu thụ măng tre Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng tre lấy măng”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình mô đun“Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ măng” giới thiệu các kiến thức cần thiết để người học làm quen với việc lập kế hoạch sản xuất cụ thể cho một chương trình. Giáo trình có thời lượng 62 giờ thực học (14 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra hết mô đun). Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  4. 4 THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Phan Thanh Lâm (chủ biên): Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; 2. Nguyễn Thanh Hà: Trường Cao Đẳng Nông lâm Đông Bắc; 3. Đặng Thị Ngân: Trường Cao Đẳng Nông lâm Đông Bắc; 4. Nguyễn Văn Dinh: Trường Cao Đẳng Nông lâm Đông Bắc.
  5. 5 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:................................................................................ 2 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 3 MỤC LỤC ........................................................................................................... 5 MÔ ĐUN: THU HOẠCH, SƠ CHẾ, BẢO QUẢN MĂNG ............................... 8 Giới thiệu mô đun: ............................................................................................... 8 Bài 1. Thu hoạch măng ....................................................................................... 9 A. Nội dung của bài ............................................................................................. 9 1. Xác định thời điểm thu hoạch.......................................................................... 9 1.1. Căn cứ vào sinh trưởng phát triển của măng .................................... 9 1.2. Căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu. ............................................ 11 2. Chuẩn bị điều kiện thu hoạch ........................................................................ 11 2.1. Xác định năng suất trước thu hoạch ................................................ 11 2.2. Chuẩn bị nguồn lao động ................................................................. 12 2.3. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện ........................................................ 12 3. Thu hoạch măng ............................................................................................ 12 3.1. Xác định và đánh dấu măng để lại ................................................... 12 3.2. Các phương thức thu hoạch măng ................................................... 12 4. Vận chuyển và bảo quản măng tươi sau thu hoạch ....................................... 15 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 15 1. Câu hỏi: .......................................................................................................... 15 2. Bài thực hành ................................................................................................. 15 C. Ghi nhớ.......................................................................................................... 18 Bài 2. Sơ chế và chế biến măng tươi ................................................................. 19 A. Nội dung của bài ........................................................................................... 19 1. Xử lý sơ bộ .................................................................................................... 19 2. Chuẩn bị dụng cụ. .......................................................................................... 19 3. Phân loại sản phẩm măng .............................................................................. 19 4. Kỹ thuật bóc bẹ và luộc măng ....................................................................... 20 5. Muối măng chua sống và măng chua chín ................................................... 22 5.1. Muối măng chua sống ...................................................................... 22 5.2. Muối măng chua chín ....................................................................... 23
  6. 6 6. Chế biến măng chua cay khô ......................................................................... 25 6.1. Đặc điểm .......................................................................................... 25 6.2. Cách làm .......................................................................................... 25 7. Chọn thuốc hoá học bảo quản măng ............................................................. 25 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................ 25 1. Câu hỏi: ......................................................................................................... 25 2. Bài thực hành ................................................................................................ 25 Bài 1: Kỹ thuật chế biens măng tươi ................. Error! Bookmark not defined. C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 27 Bài 3. Sơ chế và bảo quản măng khô ................................................................ 28 A. Nội dung của bài ........................................................................................... 28 1. Công tác chuẩn bị .......................................................................................... 28 1.1. Chuẩn bị chất đốt ............................................................................. 29 1.2. Chuẩn bị địa điểm ............................................................................ 29 1.3. Chuẩn bị phòng sấy.......................................................................... 29 1.4. Chuẩn bị nồi đun, tấm nén ............................................................... 29 2. Các phương pháp làm măng khô ................................................................... 29 2.1. Làm măng khô trắng ........................................................................ 29 2.2. Chế biến măng sợi khô ..................................................................... 34 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................ 36 1. Câu hỏi: ......................................................................................................... 36 2. Bài thực hành ................................................................................................ 36 Bài 1: Cách làm măng khô trắng ....................................................................... 36 C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 38 Bài 4. Tiêu thụ măng tre .................................................................................... 39 A. Nội dung của bài ........................................................................................... 39 1. Tiêu thụ sản phẩm là gì ................................................................................. 39 1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm ........................................................... 39 1.2. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ........................................................... 39 1.3. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm .......................................................... 39 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm ............................. 40 2. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ măng ................................................................. 41
  7. 7 2.1. Khảo sát giá cả thị trường măng trong khu vực .............................. 42 2.2. Tiếp thị măng .................................................................................... 43 2.3. Quảng bá giới thiệu sản phẩm ......................................................... 44 3. Tổ chức bán hàng........................................................................................... 46 3.1. Giao dịch và ký kết hợp đồng ........................................................... 46 3.2. Tâm lý người mua hàng.................................................................... 47 3.3. Kỹ năng bán hàng ............................................................................ 49 3.4. Thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng....................................... 52 B. Câu hỏi và bài tập thực hành........................................................................ 57 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 62 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN ........................................................... 63 I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học:............................................................ 63 II. Mục tiêu: ....................................................................................................... 63 II. Nội dung chính của mô đun .......................................................................... 63 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành. .............................................. 64 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập. ........................................................... 65 5.1. Bài 1: Thu hoạch măng .................................................................... 65 5.2. Bài 2: Sơ chế và bảo quản măng tươi .............................................. 65 5.3. Bài 3: Sơ chế và bảo quản măng khô .............................................. 66 VI. Tài liệu cần tham khảo: ............................................................................... 66
  8. 8 MÔ ĐUN: THU HOẠCH, SƠ CHẾ, BẢO QUẢN MĂNG Mã mô đun: MĐ06 Giới thiệu mô đun - Mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản măng là mô đun chuyên môn nghề được bố trí sau khi người học đã học xong các mô đun MĐ 01, MĐ02, MĐ03, MĐ04, MĐ05; mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu người học. - Tính chất: Mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản măng được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề chủ yếu tập trung về vào các biện pháp chế thu hoạch, sơ chế, bảo quản măng được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết.
  9. 9 Bài 1. Thu hoạch măng Mã bài: MĐ06-01 Mục tiêu - Xác định được thời điểm thu hái, dự kiến sản lượng măng - Lựa chọn được phương pháp thu hoạch hợp lý nhất; - Thực hiện thu hoạch măng đúng kỹ thuật; - Có ý thức bảo vệ cây và bảo quản dụng cụ thu hoạch. A. Nội dung của bài 1. Xác định thời điểm thu hoạch 1.1. Căn cứ vào sinh trưởng phát triển của măng - Tuỳ theo thị hiếu của người tiêu dùng măng được khai thác có 3 đối tượng: + Măng củ có chiều cao của măng < 20 cm. Hình 6.1.1: Măng củ có chiều cao
  10. 10 + Măng mầm có chiều cao 20- 30 cm. Hình 6.1.2: Măng có chiều cao từ 20 – 30cm Hình 6.1.3: Bụi tre có măng chiều cao từ 20 – 30 cm
  11. 11 + Măng ống có chiều cao > 30 cm Hình 6.1.4: Măng có chiều cao >30cm 1.2. Căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu. Mùa khai thác chính của măng từ tháng 2- tháng 9 - Với tre mọc cụm (mạnh tông, lục trúc, điềm trúc, bát độ…) thời vụ thu hoạch là từ tháng 5 đến tháng 9 - Với tre mọc tản (trúc sào, vầu) thời thu hoạch măng là tháng 2, tháng 3. Tốt nhất nên lấy măng vào buổi sáng. Thời kỳ đầu mùa và cuối mùa có thể lấy 3 ngày một lần, thời kỳ măng nở rộ (giữa mùa) có thể lấy hàng ngày hoặc hai ngày một lần. 2. Chuẩn bị điều kiện thu hoạch 2.1. Xác định năng suất trước thu hoạch Căn cứ vào tình hình thực tế của gia đình, trang trai hay cơ sở trồng tre lấy măng để xác định năng suất măng trước khi thu hoạch. Ví dụ: Một gia đình trồng khoảng 200 gốc măng bát độ, mỗi gốc khai thác trung bình được 6kg. Năng suất măng của gia đình đó đạt được trong năm là: 200 *6 = 1200kg (1,2 tấn).
  12. 12 2.2. Chuẩn bị nguồn lao động Dựa vào diện tích, năng suất của măng mà xác định nguồn lao động phù hợp từng điều kiện sản xuất của cơ sở sản xuất. 2.3. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện Phương tiện, dụng cụ chuẩn bị cho việc khai thác măng gồm: cuốc, mai, dao cắt măng, sọt, quang gánh, xe vận chuyển măng về nơi bảo quản hoặc tiêu thụ. 3. Thu hoạch măng 3.1. Xác định và đánh dấu măng để lại - Chọn những măng to, khoẻ và được bố trí đều trong khóm. Mỗi khóm chọn từ 6- 8 măng. - Tất cả các măng để lại phải được chọn lọc kỹ và đánh dấu bằng sơn đỏ. Hình 6- 4-01: Chọn và đánh dấu măng để lại Hình 6.1.5: Chọn măng đánh dấu để lại 3.2. Các phương thức thu hoạch măng Cắt hết số măng không trong đối tượng tuyển chọn. Cắt măng bao gồm các thao tác sau: 3.2.1. Thu hoạch măng ống Bước 1: Dùng dao cắt sát mặt đất.
  13. 13 Bước 2: Dùng đất lấp kín vết cắt. 3.2.2. Thu hoạch măng củ Bước 1: Dùng cuốc bới hở hết gốc để lộ măng ra Yêu cầu: thao tác nhẹ nhàng, không được chạm vào măng. Hình 6.1.6: Bới đất xung quanh gốc măng Bước 2: Cắt măng - Xác định vị trí cắt: Vị trí cắt măng rất quan trọng, lấy sâu vào gốc măng thì già cũng không ăn được lại ảnh hưởng đến khả năng sinh măng của bụi tre. Vị trí cắt măng tốt nhất ở chỗ đường kính măng to nhất là tốt nhất. Gốc (củ giáp gốc cây mẹ) để lại thì ngay năm đó hoặc năm sau có thể tiếp tục cho 2, 4, 6 măng. - Cắt măng: dùng mai hoặc dao cắt măng
  14. 14 Hình 6.1.7: Cắt măng Hình 6.1.8: Măng cắt cho vào rổ
  15. 15 Bước 3: Lấp đất Trong mùa sinh trưởng tháng 5 đến tháng 9 khi cắt măng xong không nên lấp đất ngay, nên để cho khô miệng rồi mới lấp đất để tránh thối gốc ảnh hưởng đến sinh trưởng. Cuối mùa sinh trưởng thời tiết khô có thể cắt măng xong lấp đất ngay 4. Vận chuyển và bảo quản măng tươi sau thu hoạch - Măng sau khi cắt phải được xếp theo thứ tự vào sọt hay vào bao không được làm dập nát măng. Trong thời gian chưa kịp mang tiêu thụ hay chế biến thì măng phải được bảo quản để đảm bảo măng tươi và không bị mất phẩm chất. Bảo quản măng tươi nếu ở nơi có điều kiện thì ngay sau khai thác măng về cho măng vào kho lạnh còn ở nơi không có điều kiện có thể bảo quản măng bằng cát ẩm. - Các bước bảo quản măng tươi tạm thời sau khai thác bằng cát ẩm: Bước 1: Chuẩn bị thùng gỗ và cát ẩm (50- 60%) Bước 2: Phân loại măng (to, nhỏ, còn nguyên, bị dập). Bước 3: Lót cát ẩm vào đáy thùng gỗ dày 10-15 cm. Bước 4: Xếp măng nguyên vào thùng gỗ (gốc ở dưới ngọn ở trên). Bước 5: Đổ cát lấp kín ngọn măng Với cách bảo quản này có thể giữ cho măng tươi được 1- 2 tháng. Bảo quản bằng kho lạnh - Phương pháp chủ yếu là dùng kho lạnh bảo quản. Lấy măng không bị tổn thương, bọc giấy. Dùng chất bảo quản tươi như than hoạt tính, vôi sống Cụ thể cứ 2-4kg măng tươi bỏ 10kg than hoạt tính hoặc vôi sống bọc giấy thấm. Đây là phương pháp làm phổ biến ở một số nước như Nhật. Khi nhiệt đô thấp vận chuyển măng tươi bình thường, khi nhiệt độ cao thường vận chuyển ban đêm. Ngoài ra còn sử dụng chất chống ô xi hoá như chất trộn acid citric, vitaminC để phòng oxy hoá măng, nhưng đây là phương pháp ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của măng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Trình bày các bước trong thu hoạch măng củ. Câu 2: Trình bày cách xác định thời điểm thu hoạch măng. 2. Bài thực hành Bài thực hành số 6.1.1: Xác định thời vụ cắt măng và thu hoạch măng
  16. 16 * Mục tiêu - Xác định đúng thời vụ cắt măng - Lựa chọn phương pháp cắt măng phù hợp với từng loại măng cụ thể - Thực hiện các thao tác thu hoạch măng đúng yêu cầu * Dụng cụ, trang thiết bị và nguồn lực cần thiết để thực hiện - Cuốc - Mai, dao để cắt - Sọt, rổ để đựng - Sơn để đánh dấu măng để lại - Địa điểm: vườn tre đang trong thời kỳ cho thu hoạch măng * Tổ chức thực hiện - Giáo viên tập trung học viên để giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự các bước thực hiện của bài thực hành. - Chia lớp thành nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) để học viên thực hiện trình tự theo các nội dung của bài thực hành. Giáo viên quan sát các thao tác thực hiện của học viên. - Giáo viên củng cố bài, nhận xét đánh giá kết quả thực hành của học viên theo nhóm. * Các bước tiến hành Bước 1: - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên bố trí thời gian và địa điểm thực tập - Chuẩn bị của học viên: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu Bước 2: Giáo viên giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự các bước thực hiện của bài thực hành. Bước 3: Chia nhóm, phân địa bàn thực hiện Bước 4: Các nhóm học viên thực hiện tuần tự nội dung bài thực hành theo bản hướng hướng dẫn dưới đây: TT Tên công việc Cách thực hiện
  17. 17 1 Xác định măng để lại - Măng to, khoẻ sinh trưởng tốt. theo đúng yêu cầu - Đánh dấu bằng sơn đỏ trên măng 2 Thu hoạch măng Dựa vào diện tích, loại măng mà xác định phương pháp thu hoạch cho hợp lý 2.1 Bới đất Dùng cuốc hoặc mai bới đất xung quanh gốc măng để lộ măng ra 2.2 Cắt măng - Xác định đúng vị trí cắt măng - Tiến hành cắt măng 2.3 Lấp đất Tuỳ vào từng thời điểm thu hoạch măng mà lấp đất cho hợp lý. - Nếu trong mùa ẩm khai thác măng xong không nên lấp đất ngay. - Trong điều kiện thời tiết khô (đầu vụ, cuối vụ măng) cắt măng xong lấp đất ngay 3 Vận chuyển về nơi Tuỳ vào lượng măng khai thác được mà bố trí tiêu thụ hoặc bảo phương tiện vận chuyển phù hợp. quản * Các lỗi thường gặp và cách phòng ngừa TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách phòng ngừa 1 Xác định sai măng để - Chưa nắm được tiêu - Nắm rõ tiêu chuẩn lại chuẩn măng để lại măng để lại - Xác định khoảng - Xác định đúng cách măng để lại khoảng cách măng để không đều lại cho phù hợp 2 Thu hoạch măng 2.1 Bới đất không đúng Bới quá sâu, quá nông Bới đất hợp lý phù hợp đều ảnh hưởng đến với từng loại măng chất lượng măng (măng củ, măng ống) 2.2 Cắt măng không - Xác định sai vị trí cắt - Xác định đúng vị trí đúng vị trí măng (quá non hoặc cắt măng. quá già) - Dùng dao sắc cắt dứt - Vết cắt không dứt khoát tránh ảnh hưởng
  18. 18 khoát làm ảnh hưởng đến chất lượng măng đến chất lượng măng. và gốc măng. 2.3 Lấp đất không đúng Không dựa vào điều Dựa vào thời gian khai kiện khí hậu để xác thác mà xác định lấp định việc lấp đất đất cho đúng - Thời kỳ đất ẩm cắt măng xong không lấp đất ngay. - Thời kỳ đất khô cắt măng xong lấp đất ngay 3 Vận chuyển măng - Xếp măng không - Xếp măng đúng kỹ không đúng đúng. thuật. - Vận chuyển làm - Không làm dập nát măng bị dập nát măng trong quá trình vận chuyển. C. Ghi nhớ - Khai thác măng đúng đối tượng - Chọn măng để lại (to, mập và phân bố đều) - Măng củ cắt đúng chỗ thắt - Cắt măng và vận chuyển khong làm dập nát - Không để măng bị héo, bị ủng
  19. 19 Bài 2. Sơ chế và chế biến măng tươi Mã bài: MĐ06-02 Mục tiêu - Trình bày được kỹ thuật sơ chế và bảo quản măng - Lựa chọn được phương pháp bảo quản măng phù hợp với điều kiện kinh tế và quy mô sản xuất; - Thưc hiện sơ chế và bảo quản măng đúng quy trình kỹ thuật; - Có ý thức về an toàn sản phẩm và tiết kiệm vật tư, hóa chất trong quá trình bảo quản. A. Nội dung của bài 1. Xử lý sơ bộ Măng lấy xong cần sơ chế ngay trong ngày vì nếu để đến hôm sau chất lượng giảm rõ rệt. 2. Chuẩn bị dụng cụ - Xoong để chuẩn bị luộc măng - Củi làm nguyên liệu cho quá trình luộc măng - Địa điểm chuẩn bị luộc và vớt măng - Muối để phục vụ cho việc muối măng - Dao để bóc bẹ măng - Nguồn nước để rửa măng - Một số dụng cụ khác (ớt, rổ, dụng cụ để muối măng....) 3. Phân loại sản phẩm măng Quy cách Đường kính Chiều dài Ngoại hình Màu sắc (cm) Loại đặc biệt >5 Dưới 2 lần Cong Đầu măng có đường kính màu xanh Loại tốt >5 Dưới 2,5 lần Thẳng hoặc Đầu mút có đường kính hơi cong đốm xanh không quá 1/3 chiều dài măng Loại khá
  20. 20 4. Kỹ thuật bóc bẹ và luộc măng Bóc bẹ mo và rửa sạch măng - Phân loại măng to, nhỏ và vừa. - Dùng dao nhọn bóc sạch bẹ mo. - Rửa măng bằng nước sạch. Hình 6.2.9: Bóc bẹ măng Hình 6.2.10: Rửa măng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
30=>0