intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thu hoạch, sơ chế và bảo quản cà phê - MĐ05: Trồng cà phê

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

337
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thu hoạch, sơ chế và bảo quản cà phê - MĐ05: Trồng cà phê giới thiệu khái quát về nhân giống, trồng mới, chăm sóc cây cà phê, quản lý sâu bệnh hại trên cây cà phê và thu hoạch, sơ chế, bảo quản cà phê.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thu hoạch, sơ chế và bảo quản cà phê - MĐ05: Trồng cà phê

  1. -1- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ Mã mô đun số: MĐ 05 NGHỀ: TRỒNG CÂY CÀ PHÊ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. -2- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. -3- LỜI GIỚI THIỆU Việt Nam có diện tích đồi núi rộng lớn chiếm 3/4 lãnh thổ cả nước. Tuy nhiên diện tích đất đồi núi còn chưa được sử dụng còn nhiều, tỷ lệ diện tích che phủ còn thấp, rừng bị chặt hạ, đất đai môi trường có nguy cơ bị thoái hóa. Trong chương trình phát triển nông lâm nghiệp nước ta đã có những dự án phát triển tài nguyên rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả… nhằm khai thác hợp lý tiềm năng đất đồi núi. Trong các loại cây công nghiệp lâu năm, cà phê là cây có giá trị kinh tế rất cao góp phần rất lớn vào quá trình phát triển nông nghiệp ở nước ta. Hiện nay, nước ta có khoảng trên 5000.000 ha cà phê và được trồng phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên. Với diện tích lớn như vậy, hằng năm mặt hàng nông sản này ngoài việc đem lại nguồn ngoại tệ lớn thì nó còn che phủ được diện tích lớn đồi núi trọc và đặc biệt còn giải quyết việc làm cho hàng chục triệu lao động miền núi. Chương trình đào tạo nghề “Kỹ thuật trồng cây cà phê” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng cà phê. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Nhân giống cà phê 2) Giáo trình mô đun Trồng mới cây cà phê 3) Giáo trình mô đun Chăm sóc cây cà phê 4) Giáo trình mô đun Quản lý sây bệnh hại 5) Giáo trình mô đun Thu hoạch, sơ chế và bảo quản cà phê Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của trường Trung học Lâm Nghiệp Gia Lai, viện Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Công ty ACOM. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Kỹ thuật trồng trồng cây cà phê”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
  4. -4- Giáo trình “Kỹ thuật Trồng cây cà phê” giới thiệu khái quát về nhân giống, trồng mới, chăm sóc cây cà phê, quản lý sâu bệnh hại trên cây cà phê và thu hoạch, sơ chế, bảo quản cà phê. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Chủ biên Nguyễn Văn Tân 2. Nguyễn Văn Chiến 3. Đặng Thị Hồng 4. Nguyễn Hữu Lễ
  5. -5- MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền 1 Lời giới thiệu 2 Mục lục 4 Bài 1: Thu hoạch cà phê 5 Bài 2: Sơ chế và bảo quản cà phê 9 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 13 Tài liệu tham khảo 18 Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn giáo 19 trình dạy nghề trình độ sơ cấp Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề 19 trình độ sơ cấp
  6. -6- MÔ ĐUN: THU HOẠCH, SƠ CHẾVÀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ Mã số mô đun: MĐ05 Giới thiệu mô đun: Mô đun Thu hoạch , sơ chế và bảo quản cà phê là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Nội dung mô đun trình bày về Kỹ thuật thu hoạch cà phê, kỹ thuật sơ chế và bảo quản cà phê. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các bước công việc trong thu hái cũng như trong sơ chế và bảo quản cà phê nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng cà phê và vườn cà phê sau thu hái. Bài 1: THU HÁI CÀ PHÊ Mục tiêu: - Nhận biết được thời điểm, phương pháp thu hái; - Thu hoạch đúng yêu cầu kỹ thuật; - Bảo vệ được vườn cây sau khi thu hái; - Rèn luyện tính làm việc khoa học và chính xác. A. Nội dung: 1. Thời vụ thu hái 1.1. Yếu tố xác định thời vụ: Các yếu tố xác định thời vụ để thu hoạch cà phê bao gồm: - Vùng sinh thái: Vùng lạnh, vùng cao cà phê chín muộn hơn vùng thấp, nóng. - Loài cà phê: Cà phê chè chín sớm nhất sau đó đến cà phê vối và cà phê mít chín muộn nhất. - Điều kiện khí hậu: Mưa sớm và mưa vừa thì cà phê chín sớm hơn những năm mưa muộn, mưa nhiều. - Cà phê được tưới tập trung sẽ ra hoa, đậu quả và chín tập trung hơn không tưới chỉ phụ thuộc vào mưa. - Cà phê tơ chín sớm hơn cà phê già. 1.2. Thời vụ thu hái: Ở nước ta thời vụ thu hoạch các loài cà phê ở các địa phương trồng cà phê có sự sai khác không nhiều. Thời vụ thu hoạch các loài cà phê những vùng trồng cà phê với diện tích lớn ở nước ta được thể hiện qua bảng dưới đây:
  7. -7- Loài cà phê Cà phê chè Cà phê vối Cà phê mít Vùng Đaklak Tháng 8 - 10 Tháng 10 - 12 Tháng 4 - 6 Lâm Đồng Tháng 8 - 10 Tháng 11 - 1 Tháng 12 - 1 Đồng Nai Tháng 10 - 1 Gia Lai Tháng 8 - 10 Tháng 10 - 12 Tháng 4 - 6 2. Phƣơng pháp thu hái Thu hoạch cà phê là một khâu rất quan trọng vì sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê và ảnh hưởng tới vụ sau. Do vậy, cần nắm bắt và thực hiện tốt khâu này. 2.1. Yêu cầu thu hái cà phê: Trong quá trình thu hái phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Hái quả đúng độ chín: Quả cà phê đúng độ chín là quả cà phê tươi có màu đỏ chín tự nhiên trên cây mà phần chín của quả không nhỏ hơn 2/3 diện tích quả (thử bằng cách bóp quả cà phê chín giữa 2 ngón tay cái và trỏ thấy quả cà phê mềm và 2 nhân cà phê vọt ra khỏi vỏ một cách dễ dàng; nếu quả cứng và nhân chưa vọt ra khỏi vỏ thì chưa đúng độ chín). - Thu hoạch làm nhiều đợt trong một vụ, chín đến đâu thu hoạch đến đó không được thu hoạch theo kiểu “cuốn chiếu” nghĩa là tuốt cả vườn một lần (gồm cả quả xanh non, xanh già, ương, chín, chín khô trên cây), không được để quả chín khô trên cây và rụng. - Thu hoạch quả chín không hái trái xanh, không được tuốt cả chùm trừ khi, không làm gãy cành, rụng lá, hoa, nụ ảnh hưởng tới vụ sau. - Trong thời gian thu hoạch nếu hoa cà phê nở nên dừng việc thu hoạch trước và sau 3 ngày để hoa thụ phấn được thuận lợi. Hình 5.1. Hái quả cà phê chín Hình 5.2. Quả cà phê chín được thu hái
  8. -8- 2.2. Tác hại của việc hái tuốt cả chùm: - Giảm khối lượng sản phẩm khoảng 20% vì quả xanh nhẹ hơn quả chín. - Giảm chất lượng vì hạt cà phê xanh làm ảnh hưởng đến hương vị cà phê thành phẩm. - Làm xước cành ảnh hưởng lớn đến năng suất vườn cây năm sau. - Mùa thu hoạch thường vào cuối mùa mưa, do đó mất thời gian và năng lượng để phơi sấy và nguy cơ cà phê bị ướt lại khá cao nên dẽ bị mốc. - Hái sớm quả xanh sẽ kéo vụ sau sớm hơn nên số lần tưới tăng lên làm tốn nhiên liệu, nước tưới và nhân công. Như vậy, từ những tác hại trên chúng ta không nên hái tuốt cả chùm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cà phê cũng như làm hại đến vườn cà phê trong những năm sau đó. Hình 5.3. Hái tuốt cả chùm Hình 5.4. Hái quả xanh 3.2. Công tác chuẩn bị Trước thu hoa ̣ch 1 – 2 tháng giám định sản lượng cà phê (khoảng tháng 9 – 10) ở từng lô, phải ước tỷ lệ chín từng tháng để bố trí thu hoạch , vận chuyển và chế biến kịp thời . Chuẩ n bi ̣công nhân , dụng cụ , bạt và sân phơi khi thu hái phù hợp và làm sạch cỏ, dọn cành lá xung quanh gốc để tận thu quả rụng. 3.3. Phƣơng pháp thu hái: Thu hái cà phê cần chia làm 3 đợt: - Đợt 1: Thu hái khoảng 3 – 5% lượng quả chín đều và chuẩn bị bao, thúng để đựng. - Đợt 2: Thu hái thường khoảng hơn 90% lượng quả trên cây, chuẩn bị bạt phủ dưới gốc để hứng và bao để đựng quả. - Đợt 3: Hái những quả chín còn sót lại trên cây và nhặt sạch, dọn sạch những quả rơi vãi trên nền đất để tránh mọt đục quả trú ẩn gây hại cho vụ sau.
  9. -9- 2. Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu:
  10. - 10 - Cà phê quả sau khi thu hoạch phải chuyên chở ngay về nhà bằng xe vận chuyển và bao bì sạch sẽ để chế biến kịp thời, không được để quá 24 – 36 tiếng. Trường hợp không vận chuyển về nhà kịp hoặc không sơ chế kịp thì bảo quản cà phê bằng cách đổ cà phê trên nền khô ráo, thoáng mát, không đổ đống dày quá 40cm để cà phê khỏi bị nóng, vỏ quả bị nẫu, lên men, hấp hơi, chảy nước. Nếu cà phê quả bị như thế thì khi chế biến ra cà phê mịn sẽ có nhiều loại hạt bị lên men quá, hạt bị nâu, bị đen, bị chua, có mùi hôi thối khi thử nếm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Trình bày yêu cầu thu hái cà phê? Câu hỏi 2: Trình bày phương pháp thu hái cà phê. 2. Bài tập thực hành Bài tập: Thu hái cà phê. C. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Yêu cầu thu hái cà phê. - Tác hại của việc hái tuốt cả chùm. - Phương pháp thu hái.
  11. - 11 - Bài 2: SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ Mục tiêu: - Nêu được các bước kỹ thuật trong khâu sơ chế, bảo quản cà phê; - Lựa chọn được phương pháp sơ chế phù hợp, đảm bảo đạt độ ẩm để bảo quản; - Nhận thức được tầm quan trọng của việc sơ chế cà phê trước khi đưa vào bảo quản. A. Nội dung: 1. Sơ chế quả cà phê 1.1. Phơi nguyên quả 1.1.1. Phương pháp Trãi đều quả tươi trên sân phơi (nền xi măng hay bạt) với độ dày 3 – 5cm; và thường xuyên đảo đều hạt ít nhất 4 lần/ngày. Phơi khô hạt khi đạt ẩm độ 12 – 13% thường khoảng 10 – 20 ngày/mẻ quả tùy vào điều kiện thời tiết và nếu nắng đều có thể phơi khô hạt trong quả từ 8 – 10 ngày. Sử dụng máy xát để xát cà phê quả khô thành cà phê nhân khô và nhặt sạch sẽ các hạt bị khuyết tật, sau đó cho vào bao bì và đem vào kho bảo quản. Có thể sử dụng máy sấy để sấy nguyên quả. 1.1.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp * Ưu điểm: - Đơn giản, dễ làm - Làm được ở mọi nơi * Nhược điểm: - Tốn nhiều công phơi, đảo và vận chuyển vào kho - Tốn nhiều diện tích sân phơi, nhà kho - Thời gian phơi kéo dài - Xát cà phê khô ra cà phê nhân máy chóng mòn - Phụ thuộc lớn vào thời tiết.
  12. - 12 - Hình 5.5. Phơi nguyên quả được đảo Hình 5.6. Phơi nguyên quả nhưng không nhiều trong ngày đảo 1.2. Phơi xát dập: 1.2.1. Phương pháp - Xát đập quả cà phê tươi bằng máy xát. - Trãi đều cả vỏ và hạt trên sân phơi (nền xi măng hay bạt) với độ dày 3 – 5cm hoặc có thể sử dụng máy sấy khô để sấy quả. - Mỗi ngày cần đảo đều hỗn hợp từ 2 – 3 lần. - Phơi khô hạt khi đạt ẩm độ 12 – 13% thường khoảng 3 – 10 ngày/mẻ quả tùy vào điều điện thời tiết và nếu nắng đều có thể phơi khô hạt từ 3 – 5 ngày là được. - Khi hạt đã khô sẽ dùng máy để tách hạt ra khỏi vỏ. 1.2.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp * Ưu điểm: - Rút ngắn được thời gian phơi sấy - Tốn ít công phơi, đảo * Nhược điểm: - Phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết - Xát dập ảnh hưởng xấu đến nhân và chất lượng thành phẩm - Hạt dễ bị nhiễm nấm mốc và nấm độc. Lưu ý: + Trong quá trình phơi quả hoặc hạt không nên trộn quả hay hạt cà phê mới hái với quả hay hạt đã phơi với nhau vì sẽ khô không đều nên dễ bị mốc trong quá trình bảo quản. + Trong thực tế sản xuất cần hạn chế sử dụng phương pháp này.
  13. - 13 - Hình 5.7. Máy xát dập quả tươi Hình 5.8. Phơi hạt đã được xát dập 2. Bảo quản quả cà phê nhân khô 2.1. Độ ẩm hạt bảo quản - Bảo quản cà phê nhân khô với ẩm độ trong hạt từ 12 – 13%. - Không nên bảo quản hạt cà phê với ẩm độ cao hơn 15% vì hạt dễ bị thối mốc và không bảo quản cà phê nhân quá 6 tháng. Lưu ý: Để xác định độ ẩm quả có thể sử dụng máy đo độ ẩm hoặc sử dụng biện pháp thủ công (cắn hạt mà không có dấu răng trên hạt là được). 2.2. Kho bảo quản - Kho bảo quản cà phê cần phải sạch sẽ, thoáng, không bị dột. - Nhiệt độ trong kho không cao và không thấp (trên dưới 25oC). - Độ ẩm trong kho càng thấp càng tốt (trên dưới 60%). Nếu đảm bảo được các yêu cầu trên sẽ kéo dài thời gian bảo quản và hạn chế hư hại sản phẩm trong quá trình bảo quản. 2.3. Phƣơng pháp bảo quản - Cà phê khô được đóng trong bao sạch, đặt trên giá gỗ (palet). - Khối xếp cà phê cách xa tường kho 0,5m, cách nền kho 0,2 m để hạn chế sự hút ẩm của cà phê khô. - Cà phê khô không được bảo quản chung với sản phẩm có mùi, gần chuồng gia súc, kho phân, thuốc vì rất dễ hút những sản phẩm này. - Trong quá trình bảo quản cần định kỳ kiểm tra kho (3 – 5 ngày) để kịp thời xử lý nếu sản phẩm hoặc kho có vấn đề.
  14. - 14 - Hình 5.9. Xếp palet gỗ Hình 5.10. Xếp bao trên Hình 5.11. Dọn dẹp kho sau palet gỗ khi xếp xong B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Câu hỏi 1: Trình bày phương pháp sơ chế phơi nguyên quả và sơ chế phơi xát dập quả cà phê? Câu hỏi 2: Trình bày phương pháp bảo quản cà phê? 2. Bài tập thực hành: Bài tập 1: Sơ chế phơi nguyên quả Bài tập 2: Bảo quản cà phê C. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Sơ chế phơi nguyên quả - Bảo quản hạt cà phê
  15. - 15 - HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun Sơ chế và bảo quản cà phê là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun đào tạo bắt buộc của nghề “kỹ thuật trồng cây cà phê”; Mô đun kỹ thuật nhân giống cà phê bao gồm những kiến thức, kỹ năng then chốt trong kỹ thuật trồng cây cà phê ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cà phê. - Tính chất: Sơ chế và bảo quản cà phê là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành; Mô đun có thể được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu: - Trình bày được các bước trong quá trình thu hái, sơ chế và bảo quản; - Xác định được thời điểm thu hoạch, phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản. - Tuân thủ đúng các thao tác kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn trong lao động và vệ sinh môi trường. III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời gian(giờ) Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm Mã bài dạy số thuyết hành tra* Tích Phòng học, MĐ 05-01 Thu hái cà phê hợp vườn cà 12 2 9 1 phê chín Sơ chế và bảo Tích Phòng học, MĐ 05-02 16 4 11 1 quản cà phê hợp Thực địa Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng cộng 32 6 20 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1. Thu hái cà phê Bài tập: Nhận diện các loài cà phê Nội dung: 1. Tổ chức thực hiện 1.1. Chia nhóm.
  16. - 16 - Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 1.2. Tổ chức thực hiện 1.2.1 Công việc của giáo viên Hướng dẫn học sinh cách thu hái cà phê Kiểm tra nhắc nhở 1.2.2 Công việc học sinh Lắng nghe, ghi chép, quan sát và thực hiện thu hái 2. Quy trình thực hiện Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, tự các bước trang bị Chuẩn bị Giáo viên hướng dẫn và Chuẩn bị đủ vật tư, Bao, bạt, vật tư, yêu cầu học viên thực dụng cụ thu hái thang, bao 1 dụng cụ hiện theo hướng dẫn tay thu hái Cách sử Giáo viên hướng dẫn Sử dụng được các Bao, bạt, dụng vật cách sử dụng và yêu cầu vật tư, dụng cụ thang, bao 2 tư, dụng học viên thực hiện theo chuẩn bị tay cụ thu hái hướng dẫn Thu hái Giáo viên hướng dẫn Thu hái quả chín Bao, bạt, 3 quả trên cách hái đúng kỹ thuật thang, bao cành và yêu cầu học viên thực tay hiện theo hướng dẫn Nhặt sạch Giáo viên hướng dẫn và Sạch cành, lá Bao, bạt, lá, cành học viên thực hiện theo găng tay 4 trong đống hướng dẫn quả trước khi vận chuyển 3. Điều kiện thực hiện - Địa điểm: thực hiện trên vườn cà phê đang chín và vườn chín 90% - Quy trình thực hiện thu hái - Giấy bút ghi chép 4. Rút kinh nghiệm Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời
  17. - 17 - 5. Những lỗi thƣờng gặp - Hái quả còn xanh nhiều - Quả rơi vãi nhiều 6. Cách thức và tiêu chí đánh giá bài thực hành Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chuẩn bị vật tư, dụng cụ thu hái Quan sát cách kiểm kê vật tư, dụng cụ của học viên Cách sử dụng vật tư, dụng cụ thu hái Quan sát cách thực hiện của học viên Cách thu hái quả trên cành Quan sát cách thực hiện của học viên Nhặt sạch lá, cành trong đống quả Quan sát cách thực hiện của học viên trước khi vận chuyển 4.2. Bài 2: Sơ chế và bảo quản cà phê Bài tập 1: Sơ chế phơi nguyên quả Nội dung: 1. Tổ chức thực hiện 1.1. Chia nhóm. Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 1.2. Tổ chức thực hiện 1.2.1 Công việc của giáo viên Hướng dẫn học sinh phơi nguyên quả Kiểm tra nhắc nhở 1.2.2 Công việc học sinh Lắng nghe, ghi chép, quan sát và thực hiện thu hái 2. Quy trình thực hiện Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, tự các bước trang bị Chuẩn bị Giáo viên hướng dẫn và Chuẩn bị đủ vật tư, Bao, bạt, 1 vật tư, yêu cầu học viên chuẩn dụng cụ phơi cào dụng cụ, bị theo hướng dẫn sân phơi
  18. - 18 - Phơi Giáo viên hướng dẫn Phơi quả trên bạt và Bao, bạt, nguyên cách phơi và yêu cầu học đảm bảo độ dày cào 2 quả viên thực hiện theo đống quả. hướng dẫn Đảo quả Giáo viên hướng dẫn Đảo đều và đúng số Bao, bạt, 3 trong khi cách đảo quả và yêu cầu lần trong ngày thang, bao phơi học viên thực hiện theo tay hướng dẫn Kiểm tra Giáo viên hướng dẫn Biết cách kiểm tra Máy kiểm quả khô cách kiểm tra quả đã khô độ ẩm bằng máy tra độ ẩm 4 và yêu cầu học viên thực hoặc bằng biện pháp hiện theo hướng dẫn thủ công 3. Điều kiện thực hiện: - Địa điểm: Sân phơi - Quy trình thực hiện phơi quả - Giấy bút ghi chép 4. Rút kinh nghiệm: Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời 5. Các lỗi thƣờng gặp: - Rãi hạt quá dày - Đảo quá ít lần trong ngày - Hạt chưa khô
  19. - 19 - 6. Cách thức và tiêu chí đánh giá bài thực hành Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, sân phơi Quan sát cách kiểm kê vật tư, dụng cụ của học viên Phơi nguyên quả Quan sát cách thực hiện của học viên Đảo quả trong khi phơi Quan sát cách thực hiện của học viên Kiểm tra quả khô Quan sát cách thực hiện của học viên Bài tập 2: Bảo quản cà phê Nội dung: 1. Tổ chức thực hiện 1.1. Chia nhóm. Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 1.2. Tổ chức thực hiện 1.2.1 Công việc của giáo viên: Hướng dẫn học viên các bước bảo quản trong kho và kiểm tra nhắc nhở 1.2.2 Công việc học sinh: Lắng nghe, ghi chép, quan sát và thực hiện 2. Quy trình thực hiện Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ Dụng cụ, tự các bước thuật trang bị Kiểm tra Giáo viên hướng dẫn và Kho không dột, Kìm, đinh, 1 kho bảo yêu cầu học viên kiểm thoáng búa... quản tra kỹ kho và sửa chữa Dọn kho Giáo viên hướng dẫn Dọn dẹp sạch sẽ Chổi, xúc 2 bảo quản cách dọn kho và yêu cầu rác, bao, cào học viên thực hiện Sắp xếp Giáo viên hướng dẫn Xếp palet gọn Palet gỗ 3 palet gỗ cách xếp palet gỗ và yêu gàng cầu học viên thực hiện Xếp bao Giáo viên hướng dẫn Xếp bao gọn Dụng cụ cần cách xếp bao và yêu cầu gàng và không thiết trong 4 học viên thực hiện theo quá cao quá trình bốc hướng dẫn vác
  20. - 20 - 3. Điều kiện thực hiện - Địa điểm: Nhà kho bảo quản - Quy trình bảo quản - Giấy bút ghi chép 4. Rút kinh nghiệm Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời 5. Các lỗi thƣờng gặp - Kho không thông thoáng - Kho không sạch - Xếp bao lộn xộn 6. Cách thức và tiêu chuẩn đánh giá bài thực hành Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Kiểm tra kho bảo quản Quan sát cách thực hiện của học viên Dọn kho bảo quản Quan sát cách thực hiện của học viên Sắp xếp palet gỗ trong kho Quan sát cách thực hiện của học viên Xếp bao Quan sát cách thực hiện của học viên VI. Tài liệu tham khảo [1]. Dave D’Haeze, Phan Huy Thông “Kỹ thuật sản xuất cà phê Rusbusta bền vững”, Bộ NN-PTNT – 2008. [2]. Đoàn Triệu Nhạn, Hoàng Thanh Tiệm, Phan Quốc Sủng “ Cây cà phê Việt Nam”, NXBNN – 1999. [3]. Chu Thi Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó “ Hướng dẫn trồng cây trong trang trại”, NXBLĐ - 2005. [4]. Phan Quốc Sủng “Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cà phê”, NXBNN – 1995. [5]. Nguyễn Sỹ Nghị “Trồng cà phê”, NXBNN -1982. [6]. Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Văn Uyển “Nhân giống vô tính cây cà phê”, NXBTP HCM – 1993. [7]. A. Charrier, J. Berthaud “Breeding of rubusta” – 1996. [8]. V. Petiard, P. Ducos, A.Zamarripa “Production of coffea somatic embryos in bioreactor” – 1993.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0