Giáo trình Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ - MĐ05: Trồng và sơ chế gừng nghệ
lượt xem 80
download
Giáo trình Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ là quyển 05 trong số 05 quyển của chương trình đào tạo nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này có 06 bài dạy thuộc thể loại tích hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ - MĐ05: Trồng và sơ chế gừng nghệ
- 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH, SƠ CHẾ, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ Mã số: MĐ05 NGHỀ TRỒNG VÀ SƠ CHẾ GỪNG NGHỆ Trình độ: Sơ cấp nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ05
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình đào tạo nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất gừng, nghệ tại các địa phương trong cả nước. Do vậy, giáo trình này là một tài liệu hết sức quan trọng và cần thiết đối với những người đã, đang và sẽ trồng gừng, nghệ. Bộ giáo trình này gồm 05 quyển: 1) Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất gừng, nghệ 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất, giống và phân bón 3) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc gừng 4) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc nghệ 5) Giáo trình mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ gừng, nghệ Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình biên soạn chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của người nông dân thành công trong sản xuất gừng, nghệ; cán bộ kỹ thuật các trạm khuyến nông; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăc Đoa, Gia Lai; Doanh nghiệp Tư nhân Thanh Lan; Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đắc Đoa, Doanh nghiệp tư nhân Thanh Lan, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình này là quyển 05 trong số 05 quyển của chương trình đào tạo nghề “Trồng và sơ chế gừng, nghệ” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này có 06 bài dạy thuộc thể loại tích hợp. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp và độc giả để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn.
- 4 THAM GIA BIÊN SOẠN 1) Phạm Thị Bích Liễu: Chủ biên 2) Lê Thị Nga 3) Nguyễn Quốc Khánh
- 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN……………………………………..........................2 LỜI GIỚI THIỆU……………………………………………………………….3 MỤC LỤC………………………………………………………………………5 MÔ ĐUN: THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN GỪNG NGHỆ………...8 Bài 01: THU HOẠCH…………………………………………………………...8 1. Chuẩn bị dụng cụ……………………………………………………………8 2. Chọn thời điểm thu hoạch…………………………………………………..11 2.1. Đối với gừng………………………………………………………………11 2.2. Đối với nghệ………………………………………………………………14 3. Đào củ………………………………………………………………………14 3.1. Thu hoạch gừng, nghệ ngoài đất…………………………………………14 3.2. Thu hoạch gừng, nghệ trong bao, chậu………………………………….16 4. Loại bỏ tạp chất…………………………………………………………….18 5. Thu gom, vào bao…………………………………………………………..18 6. Vận chuyển………………………………………………………………….19 Bài 02: LÀM SẠCH CỦ.....................................................................................24 1. Chuẩn bị dụng cụ……………………………………………………………24 2. Rửa sạch củ…………………………………………………………………25 3. Làm ráo…………………………………………………………………….27 4. Thu dọn vệ sinh……………………………………………………………...27 Bài 03: PHÂN LOẠI...........................................................................................30 1. Chuẩn bị dụng cụ…………………………………………………………...30 2. Phân loại……………………………………………………………………30 2.1. Tiêu chuẩn phân loại gừng non như sau…………………………………30 2.2. Phân loại gừng non………………………………………………………31 2.3. Phân loại gừng và nghệ già....................................................................31 3. Vào bao hoặc thùng………………………………………………………...33 4. Thu dọn vệ sinh……………………………………………………………34 Bài 04: SƠ CHẾ..................................................................................................37 1. Sơ chế gừng...............................................................................................37 1.1. Gừng khô………………………………………………………………….37
- 6 1.1.1. Gừng khô củ……………………………………………………………..37 1.1.2. Gừng lát khô……………………………………………………………..39 1.2. Bột gừng…………………………………………………………………...40 1.3. Gừng muối chua………………………………………………………….42 1.4. Mứt gừng……………………………………………………………….....47 1.4.1. Mứt gừng khô……………………………………………………………47 1.4.2. Mứt gừng dẻo……………………………………………………………50 2. Sơ chế nghệ…………………………………………………………………53 2.1. Nghệ khô…………………………………………………………………53 2.1.1. Nghệ khô củ……………………………………………………………53 2.1.2. Nghệ khô lát……………………………………………………………54 2.2. Nghệ bột…………………………………………………………………...54 2.3. Mứt nghệ…………………………………………………………………..55 Bài 05: BẢO QUẢN…………………………………………………………...60 1. Bảo quản trong tủ lạnh…………………………………………………….60 2. Bảo quản tươi ở nhiệt độ thường…………………………………………..60 3. Bảo quản khô……………………………………………………………….60 Bài 06: TIÊU THỤ SẢN PHẨM……………………………………………….64 1. Tìm hiểu thị trường tiêu thụ………………………………………………...64 2. Ký kết hợp đồng……………………………………………………………65 2.1. Chuẩn bị nội dung hợp đồng chi tiết về mua bán gừng, nghệ................66 2.2. Ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng...........................................66 2.3. Thực hiện hợp đồng...............................................................................66 3. Thanh lý hợp đồng…………………………………………………………69 3.1. Nội dung cơ bản của việc thanh lý hợp đồng……………………………69 3.2. Cách soạn bản thanh lý hợp đồng.........................................................69 3.3. Các bước thực hiện thanh lí hợp đồng mua bán nông sản......................69 4. Lấy ý kiến phản hồi………………………………………………………..72 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN……………………………………...75 I. Vị trí tính, chất của mô đun…………………………………………………75 II. Mục tiêu mô đun............................................................................................75
- 7 III. Nội dung chính của mô đun..........................................................................75 IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập………………………........................76 V. Tài liệu tham khảo………………………………………………………..80
- 8 MÔ ĐUN: THU HOẠCH, SƠ CHẾ, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ Mã mô đun: MĐ05 Giới thiệu mô đun: Mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Nội dung mô đun trình bày các công việc thu hoạch, làm sạch củ, phân loại, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập trắc nghiệm và bài tập thực hành cho từng bài học để học viên tự rèn luyện và kiểm tra năng lực của mình sau mỗi bài học. Trong mô đun, chúng tôi có trình bày phần hướng dẫn giảng dạy, phương pháp đánh giá và các tiêu chí đánh giá để giáo viên tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập. Bài 01: THU HOẠCH Mục tiêu - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi thu hoạch; - Chọn đúng thời điểm thu hoạch; - Đào củ ít đứt, gãy, loại sạch tạp chất; - Đảm bảo an toàn lao động và an toàn giao thông. A. Nội dung chi tiết: 1. Chuẩn bị dụng cụ Những dụng cụ cần thiết để chuẩn bị cho công việc thu thoạch gừng nghệ như sau: Dụng cụ để đào củ: - Cuốc: dụng cụ phổ biến nhất dùng để đào củ gừng hoặc nghệ
- 9 Hình 5.1.1: Cuốc - Xẻng có răng: những nơi trồng gừng, nghệ đất tốt nhiều mùn, tơi xốp dùng dụng cụ này để bứng củ. Hình 5.1.2: Xẻng có răng - Cuốc chim: những vùng trồng gừng, nghệ đất cứng, khô, khó cuốc được thì dùng rìu sẽ dễ đào củ hơn.
- 10 Hình 5.1.3: Cuốc chim - Sọt để thu gom và chứa củ Hình 5.1.4: Sọt đựng củ - Dao để cắt rễ, loại bỏ lá… Hình 5.1.5: Dao cắt để bỏ rễ, thân - Bao tải: để đựng củ
- 11 Hình 5.1.6: Bao tải để đựng củ 2. Chọn thời điểm thu hoạch 2.1. Đối với gừng: Tùy theo yêu cầu của sản phẩm người ta tiến hành thu vào các thời điểm khác nhau. - Tận thu sản phẩm củ giống (gừng cụ): sau khi trồng gừng lên cây tốt người ta tiến hành thu các củ giống đã trồng ban đầu. Do lượng giống đầu tư ban đầu lớn nên thu của giống để thu hồi một phần vốn đầu tư. Hơn nữa củ giống thu vào lúc này thường bán được giá hơn do lúc này thu trái vụ. Hình 5.1.7: Thu gừng cụ (gừng giống) - Thu củ non: sau khi trồng từ 4 - 6 tháng tiến hành thu hoạch toàn bộ ruộng, lúc này củ đã đảm bảo về kích thước và khối lượng nên vẫn đảm bảo về năng suất. Khi đó củ có hương vị nhẹ hơn, màu trắng sáng vỏ không bị thô phù hợp với yêu cầu của người tiêu thụ là gừng ít cay. Hiện nay ở Việt Nam đã xuất khẩu gừng non sang Nhật Bản.
- 12 Hình 5.1.8: Ruộng gừng non Hình 5.1.9: Củ gừng non - Thu củ già: thông thường sau trồng 8 tháng đến 1 năm thì gừng già. Nhìn cây gừng, nếu toàn ruộng có lá vàng, lá già bị khô mép đến chót lá, ta đào thử thấy củ gừng phát triển nhô lên gần đất, màu củ xám, da củ dày là gừng già.
- 13 Hình 5.1.10: Gừng già Hình 5.1.11: Gừng già tàn lụi chờ thu hoạch Người Việt sử dụng củ già là phổ biến, để làm gia vị, làm dược liệu, đặt biệt là thu làm giống, chỉ có củ già thì mới làm giống được cho vụ sau.
- 14 2.2. Đối với nghệ: Thời gian thu hoạch từ khi lá ngả màu vàng, nhiều lá gốc đã khô hoặc tàn lụi. Thông thường vào cuối tháng 12 hàng năm hoặc tháng 1,2 năm sau. Khi cây đã mọc mầm mới thì ngừng thu hoạch. Tiến hành thu hoạch nghệ, gừng vào ngày nắng ráo, đất khô. 3. Đào củ 3.1. Thu hoạch gừng, nghệ ngoài đất Gồm các bước sau: - Cắt bỏ toàn bộ thân còn lại trên mặt đất, gom lại cho vào bờ hoặc góc ruộng - Xác định vị trí bụi gừng, nghệ: nhìn vào vị trí của củ hoặc thân cây khô héo. Hình 5.1.12: Bụi gừng - Đào xung quanh bụi gừng, nghệ. - Đào sâu bứng nguyên cả bụi.
- 15 Hình 5.1.13: Đào nghệ - Loại bỏ đất bám ở củ Hình 5.1.14: Gỡ bỏ đất - Gom dồn thành từng đống Hình 5.1.15: Đống củ gừng, nghệ mới đào Diện tích trồng gừng, nghệ lớn có thể dùng bò trâu, bò cày theo hàng, rồi rủ đất lấy củ, cắt sạch thân, rễ. Một số nước thu hoạch gừng, nghệ bằng máy. Thay vì đào thủ công người ta dùng máy để đào, lưỡi cày cắt đất theo hàng và cắt sâu hết tầng củ. Bụi gừng sẽ được tung lên đất vỡ ra ta tiến hành loại bỏ đất và thu gom như trên.
- 16 Hình 5.1.16: Máy thu hoạch gừng, nghệ Hình 5.1.17: Thu hoạch gừng bằng máy 3.2. Thu hoạch gừng, nghệ trong bao, chậu… Tiến hành các bước như sau: - Dùng dao rạch thẳng vỏ bao hoặc chậu …
- 17 Hình 5.1.18: Cắt bao - Tháo gỡ vỏ bao bì, chậu… Hình 5.1.19: Tháo gỡ chậu - Bê nguyên bầu đất và thả đập cả bầu xuống đất. Hình 5.1.20: Đập bầu đất
- 18 - Loại bỏ đất, thu củ Hình 5.1.21: Loại bỏ đất 4. Loại bỏ tạp chất Sau khi đào củ ta tiến hành loại sạch đất, cắt bỏ sạch rễ tơ, lá khô tại ruộng cho củ vào sọt hoặc bao. Hình 5.1.22: Loại bỏ tạp chất chưa sạch 5. Thu gom, vào bao Sau khi loại bỏ tạp chất và làm sạch ở ruộng, một số nơi người ta thu gom thành đống để dưới gốc cây bóng mát chờ vận chuyển hoặc bán cho thương lái.
- 19 Hình 5.1.23: Bảo quản dưới tán cây Hoặc thu gom và cho vào bao, cột chặt. Hình 5.1.24: Bao gừng vừa thu hoạch 6. Vận chuyển Có nhiều cách vận chuyển khác nhau: Có thể vận chuyển bằng thủ công như vác, khiêng hoặc xe đẩy.
- 20 Hình 5.1.25: Chuẩn bị vận chuyển Hình 5.1.26: Vận chuyền bằng xe rùa Vận chuyển bằng xe máy, xe công nông hoặc xe tải. Khi sử dụng các phương tiện nay phải tuyệt đối tuân thủ luật giao thông, để đảm bảo an toàn giao thông.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thu hoạch và bảo quản sản phẩm - MĐ05: Trồng rau hữu cơ
49 p | 419 | 168
-
Giáo trình công nghệ sau thu hoạch - Chương 5
78 p | 541 | 132
-
Giáo trình Thu hoạch, sơ chế và bảo quản tiêu - MĐ07: Trồng hồ tiêu
30 p | 408 | 97
-
Giáo trình Thu hoạch, sơ chế và bảo quản cà phê - MĐ05: Trồng cà phê
21 p | 336 | 89
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và sơ chế khoai lang, sắn - MĐ06: Trồng khoai lang, sắn
56 p | 523 | 84
-
Giáo trình Thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ chuối - MĐ05: Trồng chuối
66 p | 355 | 81
-
Giáo trình Thu hoạch sơ chế bảo quản và tiêu thụ sản phẩm mật ong
56 p | 193 | 73
-
Giáo trình Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ măng - MĐ06: Trồng tre lấy măng
68 p | 233 | 58
-
Giáo trình Trồng và thu hoạch sa nhân - MĐ04: Trồng ba kích, Sa nhân
116 p | 199 | 56
-
Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ cua đồng - MĐ06: Nuôi cua đồng
78 p | 198 | 48
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - MĐ06: Nuôi hươu, nai
78 p | 141 | 40
-
Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm - MĐ06: Trồng vải, nhãn
70 p | 148 | 34
-
Giáo trình Thu hoạch trùn quế (Nghề: Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp)
76 p | 53 | 8
-
Giáo trình Thu hoạch, sơ chế và bảo quản lúa (Nghề: Trồng lúa năng suất cao) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
45 p | 30 | 6
-
Giáo trình Thu hoạch, sơ chế và bảo quản tiêu (Nghề: Trồng hồ tiêu) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
17 p | 26 | 5
-
Giáo trình Trồng một số loài cây công nghiệp (Nghề: Khuyến nông lâm) - Dương Thị Thảo Chinh
74 p | 23 | 4
-
Giáo trình Trồng và thu hoạch ba kích - sa nhân (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trình độ: Cao đẳng, Trung cấp) - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
86 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn