intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nuôi trâu, bò đực giống (Nghề: Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Nuôi trâu bò đực giống cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật Nuôi trâu, bò đực giống một cách hiệu quả. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nuôi trâu, bò đực giống (Nghề: Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 01a NGHỀ NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO TRÂU, BÒ Trình độ: Đào tạo dưới 03 tháng (Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) NĂM 2016
  2. LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình đào tạo nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng trong đào tạo, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình “Nuôi trâu, bò đực giống” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật Nuôi trâu, bò đực giống một cách hiệu quả. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất. Đây là giáo trình mô đun trình độ đào tạo dưới 03 tháng được tổng hợp trên tài liệu chính là mô đun “Nuôi trâu, bò đực giống” trình độ sơ cấp nghề1 được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là quyển 02 trong số 03 mô đun chuyên môn của chương trình đào tạo nghề “Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò” trình độ đào tạo dưới 03 tháng. Trong mô đun này gồm có 05 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp như sau: Bài 1. Xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò đực giống Bài 2. Xác định giống trâu, bò đực Bài 3. Xác định thức ăn cho trâu, bò đực giống Bài 4. Nuôi dưỡng trâu, bò đực giống Bài 5. Chăm sóc trâu, bò đực giống Chúng tôi xin trân trọng cám ơn TS. Nguyễn Trọng Kim Chủ biên Giáo trình mô đun “Nuôi trâu, bò đực giống” trình độ sơ cấp nghề. 1 Giáo trình được biên soạn kèm theo Quyết định số 1549 /QĐBNNTCCB ngày 18/10/ 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
  3. MÔ ĐUN NUÔI TRÂU, BÒ GIỐNG Mã số mô đun: MĐ 01a Thời gian mô đun: 70 giờ. Giới thiệu mô đun Mô đun nuôi trâu, bò đực giống là mô đun chuyên ngành trong chương trình đào tạo nghề, trình độ dưới 3 tháng của Nghề nuôi và phòng – trị bệnh cho trâu, bò. Học xong mô đun này người học có khả năng trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được việc nuôi trâu bò đực giống đúng kỹ thuật. Bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí thành một bài học. Nội dung của mô đun bao gồm 05 bài sau: Bài 1. Xác định điều kiện chăn Nuôi trâu, bò đực giống Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng: - Trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi trâu bò, đực giống; - Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi trâu bò đực giống đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Xác định chuồng trại 1.1. Xác định vị trí chuồng nuôi Trại nuôi trâu, bò phải được đặt ở địa điểm: - Cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, có đủ nguồn nước chất lượng tốt cho trâu, bò uống và vệ sinh chuồng trại. Hình 1.1. Mô hình về vị trí xây dựng trại chăn nuôi trâu bò - Đủ diện tích đất trồng cỏ nuôi trâu bò. - Đủ diện tích đất để mở rộng quy mô chăn nuôi nếu cần. - Thuận lợi giao thông, tiếp cận thị trường và đảm bảo an ninh. - Thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. - Xa khu dân cư, các khu công nghiệp, chợ, trường học... để hạn chế lây lan mầm 1
  4. bệnh, ô nhiễm môi trường. - Chuồng nuôi trâu, bò đực giống nên ở đầu hướng gió, xa chuồng bò cái để tránh bò đực bị kích thích phá chuồng. 1.2. Xác định hướng chuồng nuôi Chuồng nuôi trâu, bò đực giống nên xây dựng theo hai hướng sau: - Hướng nam - Hướng đông nam 1.3. Xác định kiểu chuồng nuôi Chuồng nuôi trâu, bò đực giống theo kiểu chuồng. - Một dãy có lối đi phía trước máng ăn. - Diện tích 4 m2 cho một trâu, bò đực giống. Hình 1.2. Kiểu chuồng trâu, bò một dãy 2. Xác định dụng cụ chăn nuôi 2.1. Máng ăn Máng ăn cho trâu, bò đực giống được xây dựng theo nguyên tắc sau: - Cố định, chắc chắn. - Thoát nước, dễ cọ rửa khi vệ sinh. - Gần lối đi vào chuồng. * Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ: - Máng ăn cho trâu, bò đực giống nên xây bằng gạch, láng xi măng. - Độ sâu vừa phải (khoảng 30 cm). - Các góc của máng ăn phải lượn tròn và trơn nhẵn dễ cọ rửa. - Đáy máng dốc và có lỗ thoát nước ở cuối để thuận tiện cho việc rửa máng. -Thành máng phía trong (phía bò ăn) thấp hơn thành máng ngoài để thức ăn không rơi vãi ra lối đi. 2
  5. Hình 1.3. Chuồng nuôi và máng ăn cho bò đực giống quy mô hộ gia đình * Chăn nuôi quy mô lớn: Máng ăn cho trâu, bò đực giống được xây dựng ở phần trước lối đi phía trước mỗi dãy chuồng. Hình 1.4. Quy cách máng ăn cho trâu, bò Hình 1.5. Máng ăn cho trâu, bò làm bằng xi măng 3
  6. Hình 1.6. Vị trí lối cấp phát thức ăn trong chăn nuôi quy mô lớn Xây cao hơn so với mặt nền chuồng, bên trên rải băng thảm nhựa và có gờ cao phía trong để ngăn thức ăn rơi vào trong chỗ đứng của con vật. Hình 1.7. Kiểu máng ăn xây ăn sâu hơn lối đi - Thức ăn được cung cấp dọc theo lối đi phía trước này. Hoặc cũng có thể làm máng ăn sâu hơn lối đi để tiện cho việc phân phối thức ăn và vệ sinh bằng nước. Tuy nhiên, không được làm máng ăn quá sâu gây khó khăn cho trâu bò khi lấy thức ăn. 2.2. Máng uống - Nên dùng máng uống tự động hoặc máng bán tự động; - Thiết kế và xây dựng máng uống bán tự động như sau: + Xây tháp chứa nước chung; + Lắp đặt ống dẫn tới một bể nhỏ xây ở đầu chuồng nuôi, đầu ống dẫn có lắp một phao tự đóng, mở nước; + Từ bể này có hệ thống ống dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng. Khi bò uống nước, mực nước trong máng hạ xuống, phao tự động mở, nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì phao tự đóng lại; + Máng uống nên cố định ở độ cao 0,8m từ mặt đất và giữ cho chúng có cùng mực nước với bể chứa nước (theo kiểu bình thông nhau Hình 1.8). 4
  7. Hình 1.8. Mô hình máng uống bán tự động cơ động Hình 1.9. Mô hình máng uống bán tự động xây kiên cố 2.3. Dụng cụ vệ sinh Hình 1.10. Xây dựng hầm biogas đực giống - Dụng cụ vệ sinh chuồng trại gồm: + Chổi quét có cán, xẻng, cuốc, vòi phun nước; + Xô, chậu đựng nước; + Xe đẩy vận chuyển phân, rác…; + Hầm khí Biogas. 5
  8. - Dụng cụ vệ sinh thân thể gồm: + Bàn chải để chải chấy, rận, tắm, chải cho trâu, bò đực giống; + Dàn phun thuốc diệt ve, mòng, rận, chấy; + Vòi phun nước, bãi tắm cho trâu, bò; + Bình bơm thuốc thủ công, hoặc động cơ. B. Câu hỏi và bài tập thực hành I. Câu hỏi 1. Trình bày vị trí, hướng và kiểu chuồng nuôi trâu, bò đực giống. 2. Trình bày các loại máng ăn, máng uống dùng để chăn nuôi trâu, bò đực giống. II. Bài tập thực hành Bài 1. Thực hành nhận biết chuồng trại nuôi trâu, bò đực giống - Mục đích: Thực hiện được việc xác định vị trí, kiểu chuồng và diện tích cần thiết đối với chuồng nuôi để tổ chức chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Nội dung + Nhận biết vị trí chuồng trại chăn nuôi trâu, bò đực giống qua mô hình, tranh ảnh, hình vẽ và tham quan trang trại nuôi trâu, bò đực giống. + Nhận biết kiểu, hướng chuồng nuôi trâu, bò đực giống và tính diện tích chuồng nuôi theo quy mô đàn. - Nguồn lực: + Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về chuồng nuôi trâu, bò đực giống. + Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. + Băng hình về trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. + Máy vi tính sách tay, Projecter. - Cách thức tổ chức: + Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về vị trí, hướng, diện tích chuổng trại chăn nuôi trâu, bò đực giống qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trang trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. + Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về vị trí, hướng, diện tích chuổng trại chăn nuôi trâu, bò đực giống và tham quan cơ sở chăn nuôi trâu, bò đực giống. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định vị trí, hướng, kiểu và diện tích chuồng nuôi trâu, bò đực giống theo yêu yêu cầu kỹ thuật. Bài 2. Thực hành nhận biết dụng cụ chăn nuôi trâu bò đực giống - Mục đích: Nhận biết được các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh để tổ chức chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Nội dung 6
  9. + Nhận biết máng ăn, máng uống trong chăn nuôi trâu, bò đực giống qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và tham quan trang trại nuôi trâu, bò đực giống. + Nhận biết các dụng cụ vệ sinh chuống trại, vệ sinh thân thể và hầm khí Biogas trong chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Nguồn lực: + Tranh ảnh, mô hình, bản vẽ các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh trong chăn nuôi trâu, bò đực giống; + Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống; + Băng hình về cơ sở chăn nuôi trâu, bò đực giống; + Máy vi tính sách tay, Projecter. - Cách thức tổ chức: + Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về các loại máng ăn, máng uống, vị trí bố trí máng ăn, máng uống trong chuồng nuôi trâu, bò đực giống qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trang trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. Cấu tạo, tác dụng và vận hành các dụng cụ vệ sinh dùng trong chăn nuôi trâu, bò đực giống. + Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về về các loại máng ăn, máng uống, vị trí bố trí máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh trong chuồng nuôi trâu, bò đực giống và tham quan cơ sở chăn nuôi trâu, bò đực giống. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh dùng trong chăn nuôi trâu, bò đực giống đúng yêu cầu kỹ thuật. C. Ghi nhớ: - Chuồng nuôi trâu, bò đực giống phải xây dựng đầu hướng gió và xa chuồng nuôi trâu, bò cái sinh sản và bò cái tơ, lỡ, để phòng tránh trâu, bò đực phá chuồng húc nhau. - Kiểu chuồng nuôi trâu, bò đực giống nên xây dựng theo kiểu chuồng một dãy có đường đi ở phía trước chuồng. Bài 2. Xác định giống trâu, bò đực Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng: - Trình bày được nội dung về xác định giống trâu bò đực; - Nhận biết được các loại giống trâu, bò đực đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Xác định giống trâu đực 1.1. Xác định giống trâu nội - Đặc điểm ngoại hình + Trâu có ngoại hình vạm vỡ; + Đa số có lông da màu đen xám; dưới hầu và trước ức có khoang lông màu trắng. Số ít trâu có lông, da màu trắng; 7
  10. + Đầu hơi bé; trán và sống mũi thẳng, tai mọc ngang, sừng dài, dẹt, hình cánh cung, hướng về phía sau và hơi vểnh lên trên; + Cổ to tròn không có yếm, không có u vai. Lưng thẳng, mông xuôi, ngực nở; + Đuôi dài đến khoeo, tận cùng có chòm lông. - Chỉ tiêu sản xuất + Khối lượng sơ sinh 28-30kg, khối lượng trưởng thành 450-500 kg. Tỉ lệ thịt xẻ 48%. + Trâu Việt Nam có khả năng làm việc tốt, làm việc ở những chân đất nặng hay lầy thụt. + Chịu đựng kham khổ, khả năng chống bệnh cao, thích nghi với khí hậu nóng ẩm. Hình 1.11. Trâu đực giống Việt Nam 1.2. Xác định giống trâu nhập nội Trâu Murrah có nguồn gốc từ Ân Độ, được nhập vào nước ta từ những năm 1960. - Đặc điểm về ngoại hình: + Toàn thân đen tuyền, trán và đuôi có đốm trắng; + Thân hình nêm, ngực nở, đầu nhỏ, trán gồ, sừng cuốn kèn; Hình 1.12. Trâu đực giống Mura + Mũi rộng, hai lỗ mũi cách xa nhau; + Tai to, mỏng, thường rủ xuống, u vai không phát triển; 8
  11. + Mông nở, bốn chân ngắn, to, bắp nổi rõ. - Chỉ tiêu sản xuất: + Khối lượng sơ sinh khoảng 35- 40kg; + Khối lượng lúc trưởng thành 700-750 kg. Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 48-52%; + Trâu Murra có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu ở nhiều vùng của nước ta. Trâu thích đầm tắm, không thích nghi với cày kéo. 2. Xác định giống bò đực 2.1. Xác định giống bò đực nội 2.1.1 Bò vàng Việt Nam - Nguồn gốc: Bò nội ở nước ta được phân bố rộng và thường được gọi theo tên địa phương như bò Thanh Hoá, bò Nghệ An, bò Lạng Sơn, bò Phú Yên, ... Mặc dù có sự khác nhau nhất định về một vài đặc điểm màu lông và thể vóc, nhưng chưa có cơ sở nào để khẳng định đó là những giống bò khác nhau, cho nên có thể gọi chung các loại bò nội của ta là bò Vàng Việt Nam. - Đặc điểm ngoại hình: + Lông màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng cánh dán, da có nhiều nếp nhăn; + Ngoại hình cân xứng, con đực đầu to, sừng dài chĩa về phía trước; mạch máu và gân mặt nổi rõ; + Cổ con đực to, yếm kéo dài từ hầu đến xương ức; + U vai con đực cao, lưng và hông thẳng, hơi rộng, bắp thịt nở nang; + Ngực phát triển tốt, sâu hơi lép. Bụng to, tròn nhưng không sệ; + Mông hơi xuôi, hẹp và ngắn, bốn chân thanh, cứng cáp; 2 chân trước thẳng, 2 chân sau đi chạm kheo. - Chỉ tiêu sản xuất: Hình 1.13. Bò đực giống vàng Việt Nam + Khối lượng sơ sinh 14-15kg, lúc trưởng thành con đực nặng 250-280kg; + Bò Vàng có khả năng cày kéo tốt, làm việc dẻo dai ở những chân đất nhẹ, có tốc độ đi khá nhanh; + Chịu đựng kham khổ, khả năng chống bệnh cao, thích nghi với nhiều vùng khí hậu ở nước ta. 2.1.2. Bò lai Sind 9
  12. Bò Lai Sind là kết quả tạp giao giữa bò Red Sindhi hoặc bò Sahiwal với bò Vàng Việt Nam. - Đặc điểm ngoại hình: + Lông màu vàng hoặc sẫm, một số ít con có pha trắng; + Đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống. Rốn và yếm rất phát triển: yếm kéo dài từ hầu đến rốn; nhiều nếp nhăn; + U vai nổi rõ, lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc; - Đuôi dài, chót đuôi thường không có xương. - Chỉ tiêu sản xuất + Khối lượng sơ sinh 17-19kg; + Khối lượng trưởng thành con đực 400-450 kg; + Khả năng cày kéo tốt; + Chịu đựng kham khổ, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt được với khí hậu nóng ẩm. Hình 1.14. Bò đực giống lai Sind 2.2. Xác định giống bò đực nhập nội 2.2.1. Các giống bò kiêm dụng thịt – sữa a. Bò Sind (Red Sindhi) - Nguồn gốc: từ vùng Sindhi (Pakistan). Nhập vào Việt Nam từ năm 1923. - Đặc điểm ngoại hình: + Lông màu đỏ cánh dán hay nâu thẫm; + Thân hình ngắn, chân cao, mình lép, tai to và rũ xuống, yếm và nếp gấp da dưới rốn rất phát triển; + Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừng ngắn, cổ ngắn, vạm vỡ, ngực sâu nhưng không nở. - Chỉ tiêu sản xuất: Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 450-500kg. 10
  13. Hình 1.15. Bò Sinh đực (Red Sindhi) b. Bò Sahiwal - Nguồn gốc: Bò Sahiwal là giống bò u của Pakistan. Nhập vào Việt Nam năm 1974, nuôi ở Trung tâm tinh đông lạnh Moncada và Ninh Hoà, Khánh Hoà. - Đặc điểm ngoại hình: + Lông màu đỏ vàng hay vàng thẫm; + Kết cấu ngoại hình tương tự như bò Red Sindhi. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 470 – 500 kg. Hình 1.16. Bò Sahiwal đực c. Bò nâu Thuỵ Sĩ (Brown Swiss) - Nguồn gốc: Thuỵ Sĩ, châu âu là giống kiêm dụng sữa-thịt. Nhập vào Việt Nam năm 1972 từ Cu Ba. Nuôi tại Trung tâm Môncađa Ba Vì, Hà Nội - Đặc điểm về ngoại hình + Lông màu nâu, một số ít màu sáng đậm hay nâu xám + Đầu ngắn, trán dài và rộng, mồm rộng, sừng ngắn, cong, gốc sừng trắng. + Thân hình dài, ngực nở, sâu, rộng, sườn bụng thon. + Bốn chân chắc chắn khoẻ mạnh, tư thế vững vàng, móng đen. 11
  14. Hình 1.17. Bò Nâu Thụy Sỹ đực với màu lông nâu, sáng đậm và nâu xám - Các chỉ tiêu sản xuất + Thể trọng lúc sơ sinh khoảng 31-37kg; + Khối lượng trưởng thành của bò đực 800-950kg. Tỷ lệ thịt xẻ 59-60%; + Năng suất sữa bình quân 3.500-4.000kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,5-4%. d. Bò Simental - Nguồn gốc: Thuỵ Sỹ, hiện nay được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam nhập tinh đông viên của loại bò này, lai với giống bò vàng Việt Nam. - Đặc điểm ngoại hình + Lông màu đỏ nâu và trắng, lông đầu thường có màu trắng; + Ngực sâu, rộng, bộ xương chắc chắn. Cơ phát triển tốt. - Đặc điểm về sức sản xuất + Bò đực trưởng thành trọng lượng 1.000kg; + Lúc 1 năm tuổi bê đực nặng 517kg; + Nuôi dưỡng tốt bê đực giết thịt lúc 14 -16 tháng tuổi có tỷ lệ thịt xẻ 66%; + Bò Simental có thể khai thác sữa. nếu chọn lọc và nuôi dưỡng tốt có thể cho 3.500-4.000 kg sữa/chu kỳ 300 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 3,9-4%. Hình 1.18. Bò Simental đực 2.2. Các giống bò thịt a. Bò Brahman - Nguồn gốc: Từ nước Mỹ, được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, được nhâp vào Việt Nam từ nước Úc. - Đặc điểm ngoại hình: Bò Brahman có màu lông trắng hoặc đỏ. 12
  15. - Chỉ tiêu sản xuất: + Khi trưởng thành bò đực nặng khoảng 680-900kg; + Lúc 1 năm tuổi con đực năng khoảng 375kg; + Tăng trọng của bê đực từ 6-12 tháng tuổi khoảng 900-1.000g/ngày, tỷ lệ thịt xẻ khoảng 52-58%. Hình 1.19. Bò Brahman màu lông đỏ Hình 1.20. Bò Brahman màu lông trắng b. Bò Drought Master - Nguồn gốc: từ Australia. - Đặc điểm ngoại hình: Bò có màu lông đỏ. - Chỉ tiêu sản xuất: + Bò đực trưởng thành nặng 820-1.000kg; + Một năm tuổi con đực nặng 450kg; + Bê đực 6-12 tháng tuổi được nuôi dưỡng tốt cho tăng trọng 1.000 - 1.200g/ngày và cho tỷ lệ thịt xẻ 55-60% khi giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi.Việt Nam đã nhập bò Drought Master từ Australia để nhân thuần và cho lai với bò cái nền lai Sin nhằm tạo con lai hướng thịt. Hình 1.21. Bò Drought Master đực c. Bò Hereford - Nguồn gốc: nước Anh. - Đặc điểm ngoại hình: + Lông màu đỏ, ở đầu, ngực, phần dưới bụng, bốn chân và đuôi có đốm trắng; 13
  16. + Ngoại hình tiêu biểu của bò chuyên dụng hướng thịt; + Đầu không to nhưng rộng, cổ ngắn, rộng, ngực sâu, rộng, lưng dài, rộng; + Chân thấp, da dày hơi thô, cơ bắp rất phát triển, bộ xương vững chắc. Hình 1.22. Bò Hereford đực - Chỉ tiêu sản xuất + Bò đực trưởng thành nặng 1.000-1.200kg; + Bê 6-12 tháng tuổi tăng trọng 1.300-1.500g/ngày; + Tỷ lệ thịt xẻ lúc 14-16 tháng tuổi đạt 67-68%. Chất lượng thịt tốt, thịt ngon, mềm, thường có lớp mỡ kẻ giữa lớp cơ bắp; + Việt Nam đã nhập tinh đông lạnh bò giống Hereford cho lai với bò cái lai Sin để thăm dò khả năng cho thịt của con lai. d. Bò Charolais - Nguồn gốc: Nước Pháp - Đặc điểm ngoại hình + Lông màu trắng ánh kem; + Ngoại hình phát triển cân đối; + Thân rộng, mình dày, mông không dốc, đùi phát triển. Hình 1.23. Bò đực giống Charolais - Chỉ tiêu sản xuất + Bò đực trưởng thành nặng 1.000-1.400kg; 14
  17. + Nuôi tốt, lúc 12 tháng tuổi bê đực đạt 450-540kg; + Trong giai đoạn 6-12 tháng tuổi bê có thể tăng trọng 1.450-1.550g/ngày; + Giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi, tỷ lệ thịt xẻ 65-69%. Nước ta cũng đã nhập bò giống và tinh đông lạnh bò Charolais để cho lai với bò cái Lai Sin nhằm tạo bò lai hướng thịt. e. Bò Limousin - Nguồn gốc: nước Pháp. - Đặc điểm ngoại hình: Lông màu đỏ sẫm, ngoại hình cân đối, đặc trưng ngoại hình giống bò chuyên thịt. Hình 1.24. Bò đực giống Limousin - Chỉ tiêu sản xuất + Bò đực trưởng thành nặng 1.000-1.300 kg; + Nếu nuôi dưỡng tốt bê đực 12 tháng tuổi nằng 500kg; + Bê 6-12 tháng tuổi tăng trọng 1.300-1.400g/ngày. Bê đực nuôi tốt giết thịt lúc 14- 16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 68-71%. 3. Chọn trâu, bò đực làm giống 3.1. Chọn trâu đực làm giống Chọn trâu đực làm giống theo 3 bước sau: - Ngoại hình thể chất: + Ngoại hình mang đủ những đặc điểm điển ngoại hình của giống định chọn; + Tầm vóc to, tốc độ sinh trưởng cao, sức khỏe tốt; + Đầu và cổ to, thanh, kết hợp tốt, chắc khỏe; + Đối với trâu nội sừng dài, gốc sừng to, cong hình bán nguyệt; Trâu Mura sừng cuốn kèn; + Da bóng, lông mọc đều, trơn mượt; + Vai to, vạn vỡ, hệ cơ phát triển; + Lưng dài, hông rộng, thẳng, phẳng; + Mông dài, rộng, ít dốc; + Bụng thon, gọn, không sệ; + Chân to, khỏe, phát triển cân đối, lúc đi không chạm kheo; 15
  18. + Móng chân tròn, khít; + Dương vật bình thường, bìu dái bóng, hai hòn cà to, đều. - Khối lượng cơ thể + Khối lượng cơ thể trâu đực lúc trưởng thành được xếp như sau: Cấp I: 450 – 500 kg Đặc cấp: 500 – 550 kg Đặc cấp kỷ lục: trên 550 kg + Chọn trâu đực làm giống ta phải chọn những con đạt cấp I trở lên. - Khả năng sinh sản + Tính dục mạnh mẽ; + Tỷ lệ thụ thai trên đàn trâu cái cao, trên 80%; + Nếu kiểm tra tinh dịch đạt 2,5 – 3 ml tinh dịch/1 lần xuất tinh, hoạt lực tinh trùng 70 – 80%, nồng độ 0,8 – 1 tỷ tinh trùng/1ml; + Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không mắc bệnh đường sinh dục. 3.2. Chọn bò đực làm giống - Bò đực giống phải có sức khỏe tốt, thể hình phù hợp với các đặc tính của giống. - Sinh trưởng nhanh, to khỏe, cân đối, bộ xương chắc, phát triển các khớp chắc chắn, cử động dứt khoát, cơ bắp phát triển, đường sống lưng bằng phẳng, ngực sâu và rộng, mông to, các chân cân đối, lông trơn và không gión. - Bộ phận sinh dục phát triển bình thường, hai hòn cà cân đối (nếu quá sa xuống là do dây chằng yếu chứng tỏ bò đực sức khỏe yếu). - Tính dục mạnh mẽ, tỷ lệ thụ thai trên đàn bò cái cao. B. Câu hỏi và bài tập thực hành I. Câu hỏi 1. Trình bày đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống nội và nhập nội đang được nuôi ở nước ta. 2. Trình bày các đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống nội và nhập nội kiêm dụng thịt – sữa đang được nuôi ở nước ta. 3. Trình bày các đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống chuyên thịt nhập nội đang nuôi ở nước ta. II. Bài tập thực hành Bài 1. Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Việt Nam và trâu Mura - Mục đích: + Nhận biết được đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Việt Nam và Mura; + Thực hiện được việc chọn trâu đực giống Việt Nam và Mura làm giống thông qua đặc điểm ngoại hình, thể chất. - Nội dung + Đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Việt Nam qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trâu đực giống đang nuôi tại cơ sở; + Đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Mura qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trâu đực giống đang nuôi tại cơ sở. 16
  19. - Nguồn lực: + Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về chuồng nuôi trâu đực giống Việt Nam và Mura. + Trại chăn nuôi trâu giống. + Băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu, bò đực giống; + Máy vi tính sách tay, Projecter. - Cách thức tổ chức: + Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Việt Nam và Mura qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và tiêu bản sống trâu đực giống. + Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Việt Nam và Mura và trên tiêu bản sống trâu đực giống. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định đặc điểm về ngoại hình, thể chất của trâu đực giống Việt Nam và Mura theo yêu cầu kỹ thuật. Bài 2. Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống kiêm dụng thịt – sữa - Mục đích: + Nhận biết được đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống kiêm dụng thịt – sữa; + Thực hiện được việc chọn bò đực giống kiêm dụng thịt – sữa làm gống thông qua đặc điểm ngoại hình, thể chất. - Nội dung + Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống bò vàngViệt Nam qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống; + Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống bò lai Sin qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống; + Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống bò Sin qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống. - Nguồn lực: + Tranh ảnh, mô hình về các giống bò vàng Việt Nam, bò Sin và lai sin; + Bò đực giống bò vàng Việt Nam, Sin và bò Lai sin; + Băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất giống bò vàng Việt Nam, Sin và bò Lai sin; + Máy vi tính sách tay, Projecter. - Cách thức tổ chức: + Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống bò vàng Việt Nam, sin và lai Sin qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trên con vật sống. 17
  20. + Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống bò vàng Việt Nam, sin và bò lai Sin và con vật sống. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định đặc điểm về ngoại hình, thể chất của bò đực giống bò vàng Việt Nam, bò lai Sin và bò Sin theo yêu cầu kỹ thuật. Bài 3. Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống chuyên thịt - Mục đích: + Nhận biết được đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống chuyên thịt; + Thực hiện được việc chọn bò đực giống chuyên thịt làm gống thông qua đặc điểm ngoại hình, thể chất. - Nội dung + Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Brahman qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống; + Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Drought Master qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống; + Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Charolais qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống; + Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Limousin qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống. - Nguồn lực: + Tranh ảnh, mô hình về các giống bò Brahman, Drought Master, Charolais và bò Limousin; + Bò đực giống Brahman, Drought Master, Charolais và bò Limousin; + Băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất giống Brahman, Drought Master, Charolais và bò Limousin; + Máy vi tính sách tay, Projecter. - Cách thức tổ chức: + Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống Brahman, Drought Master, Charolais và bò Limousin qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trên con vật sống. + Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống về đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống Brahman, Drought Master, Charolais và bò Limousin. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. -Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định đặc điểm về 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2