intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Pha chế đồ uống 1 (Nghề: Quản trị nhà hàng - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:48

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Pha chế đồ uống 1 (Nghề: Quản trị nhà hàng - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn sinh viên trình bày được cấu hình quầy bar, kể tên các loại trang thiết bị quầy bar; biết cách bày trí quầy bar; nắm được phương pháp pha chế các loại đồ uống và các loại nước không cồn; trình bày được cách phục vụ khách hàng trong bar. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Pha chế đồ uống 1 (Nghề: Quản trị nhà hàng - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: PHA CHẾ ĐỒ UỐNG 1 NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Ngành du lịch nước ta những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ. Cùng với xu hướng chung của cả nước, Bình Định cũng là một điểm đến ngày càng được đông đảo du khách trong và ngoài nước yêu thích. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch, các khách sạn, nhà hàng ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng dịch vụ. Đây là cơ hội rất lớn cho người học nghề Quản trị nhà hàng. Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm ở những nơi như quán cà phê, quầy bar hoặc trong các khách sạn trong nước và nước ngoài. Giáo trình Pha chế đồ uống 1 giới thiệu khái quát về quầy bar, các trang thiết bị, dụng cụ trong quầy bar và quy trình phục vụ khách trong bar. Nội dung trọng tâm của giáo trình là hướng dẫn học viên pha chế các loại đồ uống không cồn từ nguyên liệu trái cây, rau củ, trà, cà phê, sữa chua và được chia thành các bài học cụ thể như sau: Bài 1: Quầy bar và trang thiết bị quầy bar Bài 2: Phục vụ khách trong bar Bài 3: Pha chế sinh tố Bài 4: Pha chế nước ép trái cây Bài 5: Pha chế nước uống từ trà Bài 6: Pha chế nước uống từ cà phê Bài 7: Pha chế các loại thức uống từ sữa chua Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc nhiều tài liệu trong và ngoài nước, từ nguồn internet mở. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và xin phép các tác giả có tài liệu mà tôi sử dụng trong quá trình biên soạn.Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thành tốt, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và biên soạn chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn, chuyên gia, giảng viên để tài liệu hoàn thiện hơn Tác giả Lê Thị Ánh Nguyệt 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: PHA CHẾ ĐỒ UỐNG 1 Mã mô đun: MĐ 15 Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30; Thực hành: 58; Kiểm tra: 2) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Là mô đun được bố trí giảng dạy sau các môn học, mô đun cơ sở và trước mô đun xây dựng thực đơn - Tính chất: Là mô đun trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng phục vụ khách trong bar và pha chế đồ uống không cồn. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày cấu hình quầy bar, kể tên các loại trang thiết bị quầy bar. + Trình bày cách bày trí quầy bar. + Trình bày được phương pháp pha chế các loại đồ uống và các loại nước không cồn; + Trình bày được cách phục vụ khách hàng trong bar. - Kỹ năng: + Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon phù hợp với từng loại đồ uống. + Pha chế và phục vụ được các loại đồ uống không cồn thuờng gặp; + Phục vụ khách tại quầy + Đảm bảo kỹ thuật, thời gian, tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn khi pha chế và phục vụ; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Hoàn thành nhiệm vụ phục vụ khách hàng trong quầy bar cũng như trong nhà hàng; + Có khả năng làm việc độc lập đảm bảo công tác phục vụ trong nhà hàng; + Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm giám sát, hướng dẫn người khác thực hiện pha chế thức uống trong quầy bar hoặc nhà hàng. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: 4
  5. Tên các bài Thời gian (giờ) SốTT trong mô TS LT TH KT 1 Bài 1: Quầy bar và trang thiết bị quầy bar 6 6 0 0 2 Bài 2: Phục vụ khách trong bar 4 2 2 0 3 Bài 3: Pha chế sinh tố 20 4 16 0 4 Bài 4: Pha chế nước ép trái cây 27 6 20 1 5 Bài 5: Pha chế nước uống từ trà 8 4 4 0 6 Bài 6: Pha chế nước uống từ cà phê 8 4 4 0 7 Bài 7: Pha chế thức uống từ sữa chua 17 4 12 1 Cộng 90 30 58 2 BÀI 1: QUẦY BAR VÀ TRANG THIẾT BỊ QUẦY BAR Mã MĐ 15-01 Thời gian: 6 giờ (Lý thuyết: 2, Thực hành: 0, Kiểm tra: 0, Tự học: 4) Giới thiệu: Bar là nơi phục vụ các loại thức uống có cồn và không cồn, là bộ phận nằm trong nhà hàng. Quầy pha chế là nơi các bartender làm việc trong suốt quá trình phục vụ khách hàng. Quầy pha chế cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về khoảng cách, vị trí sắp đặt và vệ sinh. Bài 1 giới thiệu với người học về cấu hình quầy bar, cách bày trí quầy bar và các trang thiết bị, dụng cụ trong quầy bar. Mục tiêu: - Trình bày được cấu hình quầy bar - Trình bày nguyên tắc bày trí, cách bày trí quầy bar. - Kể tên, công dụng các trang thiết bị, dụng cụ trong quầy bar. - Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, tích cực. 1. Cấu hình quầy bar Gồm các khu vực chính: lưng quầy bar (Back bar), nơi Bartender làm việc (Working area), phía dưới quầy bar (Under bar), quầy phục vụ (bar Counter) và phía trước quầy bar gồm: càng gác chân (Foot rail) và ghế ngồi (bar Stool). 5
  6. Các phần chính của quầy bar Lưng quầy bar (Back bar) Có thể bố trí sát tường nếu quầy bar nằm ở góc hoặc bố trí ở giữa quầy nếu quầy bar nằm ở giữa quán bar. Gồm ba phần: phía trên là kệ trưng bày rượu hoặc các mặt hàng cần kinh doanh khác, phía dưới là các tủ để hàng hoặc tủ ướp lạnh thức uống, phía giữa là mặt quầy để các thiết bị hoặc bồn rửa ly, chiều cao của mặt quầy bằng phần nửa chiều cao của kệ rượu và cách đáy kệ rượu khoảng 50cm. Vật liệu thiết kế thường là gỗ, xi măng kết hợp với gương, kính, bảng chữ, đèn trang trí. Khu vực làm việc (Working area) Nơi Bartender pha chế, chiều rộng tối đa từ 1m đến 1,2m. Sàn không trơn, thoát nước và bằng phẳng, dễ di chuyển. Có thể trải thảm nhựa để tránh bể vỡ nếu có biểu diễn pha chế. Phía dưới quầy bar (Under bar) Nơi để tủ chứa hàng dự trữ, tủ ướp lạnh thức uống, kệ để ly, máy rửa ly, bồn rửa ly, ̣ thùng chứa rác, thùng để vỏ lon, chai bia... 6
  7. Quầy phục vụ (bar Counter) Cao 1m đến 1,2m, rộng tối đa từ 50 đến 60cm, độ dài tùy thuộc vào số lượng Bartender làm việc. Gồm hai tầng: tầng dưới là chỗ Bartender pha chế, để các nguyên vật liệu pha chế, tầng trên là nơi phục vụ thức uống cho khách, khoảng cách giữa hai tầng khoảng 30 – 40cm. Mặt bar Counter nên dùng vật liệu bền màu, chịu được nước, ít bám dơ và dễ lau chùi, vật liệu thường dùng là gỗ, inox, đá hoặc nhựa tổng hợp. Gờ bar Counter nơi khách ngồi, có thể bọc da, nệm phía ngoài để khách gác tay cho êm. Càng gác chân (Foot−rail) Cao khoảng 15cm đến 20cm, dùng cho khách gác chân. Thường bằng inox, gỗ. Càng gác chân quầy bar Ghế quầy bar Ghế quầy bar (bar Stool) Cao khoảng 70cm đến 80cm, có thể có lưng hoặc không lưng tựa. Phía dưới phải có chỗ để khách gác chân. Phía trên quầy bar Có thể thiết kế dàn ly treo, tùy theo mô hình kinh doanh và thẩm mỹ, thường được thiết kế cho các quầy bar trong phòng hơn ngoài trời để tránh bụi. 7
  8. Kệ treo ly 2. Cách bày trí quầy bar 2.1. Nguyên tắc bày trí Tùy theo vị trí mà đặt quầy bar ở góc phòng, dọc bên tường hay ở trung tâm mà bày trí các trang thiế́t bị, dụng cụ sao cho: − Thẩm mỹ thích hợp với mô hình kinh doanh. − An toàn với các thiết bị dùng ̣điện, tránh cháy nổ. − Gọn gàng, vệ sinh và ngăn nắp. − Các dụng cụ, rượu, ly và nguyên liệu khác phải bày trí có tính cố định để dễ tìm thấy khi cần dùng. − Vừa tầm tay, thuận tiện khi phục vụ. − Giới thiệu được cho khách sự hấp dẫn của các mặt hàng cần kinh doanh. − Dễ dàng cho khách nhìn và chọn lựa các thức uống. 2.2. Cách sắp xếp quầy bar Dựa vào quy mô kinh doanh, phạm vi cũng như vị trí quầy bar mà bày trí các trang thiết bị, dụng cụ cùng các thức uống sẽ bán. Số lượng và chủng loại các thiết bị, dụng cụ tùy thuộc vào mô hình và quy mô của quán bar. − Lưng quầy bar (Back bar): + Kệ rượu: nơi bày trí các loại rượu và những mặt hàng cần kinh doanh khác. Được bày trí theo nhóm, loại cao cấp phải để ở giữa và cao vừa tầm mắt khách, có tính giới thiệu và dễ cho khách lựa chọn. + Mặt quầy: bày trí các loại chai rượu bán ly (bar Dispenser), thường dùng pha chế, hoặc máy cà phê... + Dưới quầy: để tủ chứa hàng hoá, tủ ướp lạnh thức uống. 8
  9. Khu vực Bartender làm việc − Khu vực làm việc: + Mặt quầy: gồm nơi sơ chế nguyên liệu thô, nơi rửa ly thường phải có nguồn nước nóng và 3 bồn rửa (một rửa ly bẩn bằng xà bông, một rửa xả xà bông và một dành cho dung dịch khử trùng); kế đó là nơi để thùng đổ rác thải và nên có chắn rác ở lỗ thoát nước. Bên cạnh còn có máng để rượu (spirit racks) dành cho các loại rượu thường xuyên sử dụng; hộc để nước đá, nguyên liệu pha chế, trang trí, bar gun (nếu có), hệ thống bia tươi (draught beer), các loại thiết bị dùng điện như: máy xay sinh tố, máy vắt cam, chanh hoặc các dụng cụ pha chế. + Phía dưới quầy: nơi để kệ ly dự trữ, máy rửa ly, máy nước đá, nơi để vỏ lon, chai không, chứa rác thải... Phía dưới quầy bar − Quầy phục vụ khách: Nơi phục vụ thức uống cho khách, bày trí gạt tàn thuốc, bình 9
  10. hoa, menu, tent card quảng cáo, khuyến mãi. − Phía trước quầy bar: Bày trí các ghế cao (bar Stool) để khách ngồi, số lượng ghế vừa đủ theo chiều dài của quầy, tạo sự thoải mái và dễ dàng cho khách di chuyển. 3. Trang thiết bị 10
  11. 3.1. Thiết bị dùng điện 11
  12. ⮚ Máy nước đá (Ice-machine) Có nhiều dung tích khác nhau, tùy theo nhu cầu kinh doanh. Thường chỉ trang bị trong các quầy bar lớn, cao cấp và có nhu cầu sử dụng số lượng nước đá nhiều. ⮚ Máy rửa ly (Glass washer machine) Chỉ trang bị cho quầy bar cao cấp, quy mô lớn. ⮚ Tủ ướp lạnh (Refrigerator) Tùy theo cấu hình quầy bar, tủ có thể dạng nằm dưới quầy bar hoặc đứng phía sau quầy bar, cửa tủ có thể bằng kính hoặc kim loại. ⮚ Tủ trữ rượu vang (Wine cellar) Dùng cho bar nhà hàng, có phục vụ rượu vang. ⮚ Máy pha cà phê (Coffee machine) Tùy theo loại cà phê được pha, có thể trang bị máy nấu lược cà phê (coffee brewer) hoặc máy Espresso. ⮚ Máy xay sinh tố (Blender) 12
  13. 3.2. Dụng cụ 13
  14. ⮚ Bình lắc rượu (shaker) Có hai loại: Standard shaker và Boston shaker. ⮚ Lược rượu (bar strainer) ⮚ Dao thớt (knife, cutting board) ⮚ Gắp trang trí (garnish tongs) ⮚ Muỗng khuấy (bar spoon) ⮚ Xô đá (ice bucket), gắp đá (ice tongs) ⮚ Xúc đá (ice-scoop) 14
  15. 3.3. Các loại ly 15
  16. ⮚ Shot glass (1oz đến 1,5oz), 1oz = 30ml Phục vụ rượu mạnh không đá. ⮚ Shooter glass (2oz đến 3oz) Phục vụ Tequila pop, hoặc Cocktail nhóm Shooter. ⮚ Old Fashioned/Rocks glass (8oz đến 10oz) Uống rượu mạnh với nước đá. ⮚ High ball (8oz – 10oz) ⮚ Pilsner (10oz – 12oz) Phục vụ bia. ⮚ Bia Mug ̣(10oz – 12oz) Phục vụ bia tươi. ⮚ Ly Hurricane (8 – 12 oz) Dùng phục vụ sinh tố, Cocktail nhóm trái cây. 16
  17. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày cấu hình quầy bar? Câu 2: Trình bày nguyên tắc bày trí, cách bày trí quầy bar? Câu 3: Kể tên, công dụng các trang thiết bị, dụng cụ trong quầy bar. BÀI 2: PHỤC VỤ KHÁCH TRONG BAR Mã MĐ 15-02 Thời gian: 4 giờ (Lý thuyết: 2/3, Thực hành: 4/3, Kiểm tra: 0, Tự học: 2) Giới thiệu: Phục vụ bar là hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh Du lịch nói chung và trong kinh doanh khách sạn - nhà hàng nói riêng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Hoạt động này đã và đang trở thành phổ biến trên toàn thế giới nhằm phục vụ nhu cầu uống của khách hàng. Cùng với các hoạt động khác như: Phục vụ phòng nghỉ, Lễ tân, Phục vụ bàn, vui chới giải trí... Phục vụ bar góp phần hình thành nên dây chuyền phục vụ khách trong khách sạn - nhà hàng. Khách hàng đến với bar ngoài nhu cầu thưởng thức đồ uống ngon, họ còn đến để chiêm ngưỡng tài năng pha chế, biểu diễn của nhân viên bartender. Vì vậy, ly thức uống phải đảm bảo cả về chất lượng và thẩm mỹ. Bên cạnh đó, sự phục vụ ân cần, chu đáo và chuyên nghiệp của nhân viên sẽ giúp khách có những giây phút thư giãn tuyệt vời, góp phần quyết định đến sự thành công của nhà hàng – khách sạn. Mục tiêu: − Trình bày được cách phục vụ một số loại rượu cơ bản. − Thực hành các công việc chuẩn bị trước khi khách đến, đón khách, phục vụ khách, nhận thanh toán và tiễn khách. − Thực hành giao tiếp chuyên nghiệp với khách hàng. − Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, tích cực. Nội dung chính: 1. Cách phục vụ một số loại rượu cơ bản - Rượu Brandy: 17
  18. Nếu uống không đá, dùng ly Brandy snifter. Lượng rượu rót là 30ml. Nếu uống đá thì dùng ly Rock. Cho 30g (3 viên) đá vào ly, sau đó rót rượu lên trên đá (lượng rượu là 30ml). Nếu uống với soda hay 7up thì dùng ly Rock hoặc ly collins (trước hết cho đá vào ly, sau đó rót rượu lên trên đá, sau cùng rót soda lên trên). Rót theo tỷ lệ: 1/2 (đá + rượu + soda). - Rượu Whisky: Nếu uống không đá: dùng ly Rock. Nếu uống có đá thì dùng ly Rock. Cho 30g (3 viên) đá vào ly, sau đó rót rượu lên trên đá. Nếu uống với coca hoặc soda thì dùng ly Rock, phục vụ tương tự như Brandy - Rượu vodka: Uống có đá hoặc không đá đều dùng ly Rock. Khi uống với 7up người ta thường cho thêm vài giọt chanh. - Rượu rum: Uống có đá hoặc không đá đều dùng ly Rock. Khi uống với coca thì dùng ly Rock hoặc ly collins. - Rượu gin: Uống không đá hay có đá dùng ly Rock. Thường trang trí bằng viền muối và lát chanh. Khi uống với soda hoặc tonic có thể dùng ly Rock: 1/2(đá + rượu + soda) vẫn trang trí bằng viền muối và lát chanh. Hoặc có thể dùng ly collins, không có viền muối nhưng vẫn có lát chanh (cho 30g đá vào ly, rót rượu lên trên, rót coca lên và thả lát chanh vào ly, cắm dụng cụ khuấy vào ly). - Rượu Tequila: Uống không đá: dùng ly Shot glass. Cách uống cổ điển là người ta rắc một ít muối vào huyệt nằm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ, sau đó vắt chanh vào đó. Sau mỗi lần uống một ngụm rượu thì người ta lại hôn vào huyệt đó một lần. Cách uống mới là người ta cắt chanh thành miếng, đặt trên đĩa có muối sẵn. Sau mỗi lần uống một ngụm rượu, người uống sẽ lấy một miếng chanh, chấm muối và ăn. 2. Trình tự thực hiện − Bước 1: Chuẩn bị trước khi khách đến Trước khi khách đến nhân viên bar cần thực hiện một số công việc sau: + Làm vệ sinh quầy bar: Cọ rửa quầy, lau chùi bàn ghế, sắp xếp bàn ghế. + Làm vệ sinh dụng cụ: Khay, ấm, bình...các loại ly, sắp xếp ngăn nắp, thẩm mỹ. + Lau sạch bụi bám vào các chai rượu, bia, bày trên tủ, giá phải quay nhãn mác ra ngoài. + Kiểm tra số lượng, chất lượng các loại nguyên liệu khác như đường, bột, trái cây, sữa... + Xem lại thực đơn, dụng cụ pha chế, dụng cụ chứa đựng. + Kiểm tra lần cuối. Chỉnh đốn trang phục Bước 2: Đón khách 18
  19. + Khi khách đến, quản lý bar hoặc trưởng tiếp tân, sau đó là nhân viên phục vụ phải tươi cười, niềm nở chào mời khách từ ngoài cửa, tạo cho khách thấy một không khí đón tiếp nhiệt tình, thể hiện sự sẵn sàng phục vụ khách. + Tiếp theo tuỳ thuộc vào số lượng, thành phần của khách mà nhân viên phục vụ hướng dẫn sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lý. Việc sắp xếp chỗ ngồi phải phù hợp với tâm lý khách hàng. Tuy nhiên không được ép buộc khách khi khách muốn tự lựa chọn chỗ ngồi cho mình. + Khi sắp xếp chố ngồi phải tuân theo trình tự ưu tiên: trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ. Khi cần thiết, nhân viên phải kéo ghế mời khách ngồi. + Nếu khách có tư trang, hành lý đi kèm, nhân viên cần phải giúp khách cất giữ, gửi hành lý cho khách. Bước 3: Phục vụ đồ uống Trường hợp khách ngồi trực tiếp tại quầy: Nếu khách gọi rượu ly (nguyên chất): Nhân viên phục vụ đặt ly trước mặt khách, cầm chai rượu sao cho nhãn mác quay ra ngoài để khách dễ thấy và rót đủ định lượng. Nếu khách gọi cocktail: Nhân viên phải pha chế đúng kỹ thuật, phục vụ theo đúng khẩu vị của khách. Trường hợp khách ngồi tại bàn: Nhân viên phục vụ phải bưng bê bằng khay. Nếu khách gọi đồ hộp, bia thì phải bưng nguyên chai, nguyên hộp, đặt ly trước mặt khách mới rót. Bước 4: Thanh toán và tiễn khách Sau khi khách uống xong, nhân viên phải thực hiện thanh toán đúng, đủ, tránh thừa thiếu. Chào khách, cảm ơn khách và hẹn được phục vụ. 3. Thực hành Chuẩn bị trước khi khách đến. Đón khách. Phục vụ khách uống tại bàn. Thanh toán và tiễn khách. Hướng dẫn đánh giá: Đánh giá sinh viên thực hiện bài thực hành, tổ chức theo nhóm. Hình thức đánh giá: quan sát. Công cụ đánh giá: Bảng chấm điểm theo tiêu chí các bước thực hiện và an toàn lao động Kết quả đánh giá lưu trữ sổ tay giáo viên (cột điểm kiểm tra định kỳ) CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH Câu 1: Trình bày cách phục vụ một số loại rượu cơ bản? Câu 2: Phục vụ khách trong bar: − Chuẩn bị trước khi khách đến. − Chào đón khách. − Phục vụ khách uống rượu tại quầy. − Thanh toán, tiễn khách. 19
  20. BÀI 3: PHA CHẾ SINH TỐ Mã MĐ 15-03 Thời gian: 20 giờ (Lý thuyết: 4/3, Thực hành: 32/3, Kiểm tra: 0, Tự học: 8 giờ) Giới thiệu: Sinh tố được pha chế từ nguyên liệu chính là các loại trái cây, rau củ. Đây là nguồn cung cấp chất xơ và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nguyên liệu để pha chế sinh tố vô cùng đa dạng, phong phú với giá cả phải chăng. Bài học này giúp chúng ta có thể pha chế được những món sinh tố mát lạnh, thơm ngon, bổ dưỡng. Mục tiêu: − Trình bày đặc điểm của sinh tố. − Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon để pha chế. − Pha chế sinh tố chuẩn vị, trang trí đẹp mắt. − Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, tích cực. Nội dung chính: 1. Đặc điểm của sinh tố Sinh tố là loại đồ uống ở trạng thái sánh sệt được pha chế từ trái cây cùng với sữa và đá bào. Các loại sinh tố sử dụng phương pháp xay trộn nguyên liệu bằng bình trộn của máy xay sinh tố. Bất cứ một loại sinh tố nào cũng có thể làm được sinh tố tương ứng. Sinh tố có mùi thơm đặc trưng của từng loại quả, vị hấp dẫn, giá trị dinh dưỡng cao. 2. Pha chế sinh tố chuối 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2