Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
lượt xem 8
download
Giáo trình Pháp luật đại cương nhằm trang bị cho sinh viên chuyên ngành kinh tế những kiến thức có tính khái quát, cơ bản về hiện tượng Nhà nước, pháp luật và một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, làm cơ sở để có thể tiếp tục nghiên cứu các môn học có liên quan khác trong chương trình đào tạo. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
- B ộ G IÁ O D Ụ C VÀ Đ À O TẠ O ĐẠI HỌC THÁI N G U Y ÊN Chủ biên: ThS. Đ ỗ Văn Giai - ThS. Trần Lương Đ ứ c GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ■ CHONG \ Q C 77 NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
- B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN C hủ b iê n : T hS. Đ ỗ V ăn G iai - T hS . T rần L ư ơ ng Đức GIÁO TRÌNH PHÁP LUẶTĐẠI CƯƠNG NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT Hà N ội-2 0 1 0
- Tập thể tác giả: ThS. Đỗ Văn Giai: Chương 1 ThS. Trần Lương Đức: Chương 2 ThS. Nguyễn Thị Binh: Chương 3 ThS. Trần Lương Đức, Nguyễn Thị Phương Thúy: Chương 4 ThS. Nguyễn Thị Hồng Thúy, Nguyễn Thùy Linh: Chương 5 ThS. Nguyễn Thị Hồng Thúy: Chương 6 ThS. Đỗ Văn Giai, Nguyễn Quang Huy: Chương 7
- Lòi nói đầu Trong xã hội hiện đại, việc hiểu biết pháp luật để sống và làm việc theo pháp luật của các thành viên trong xã hội là một tất yếu, phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về Nhà nước, về pháp luật và một số ngành luật cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc trang bị những kiến thức pháp lý cơ bản để tiếp cận nhũng lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy. nghiên cứu và học tập trong giai đoạn mới. Tập thể tác giả Bộ môn Hành chính pháp chế, trường Đại học Kinh tế và Quàn trị kinh doanh đã biên soạn “Giáo trình Pháp luật đại cương". Tập giáo trinh này nhàm trang bị cho sinh viên chuyên ngành kinh tế những kiến thức có tính khái quát, cơ bản về hiện tượng Nhà nước, pháp luật và một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, làm cơ sờ để có thể tiếp tục nghiên cứu các môn học có liên quan khác trong chương trình đào tạo. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng cuốn sách khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả rất mong độc giả đóng góp ý kiến để tiếp tục hoàn thiện cuốn sách trong những lần xuất bản tiếp theo. Các tác giả 3
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐÂU.........................................................................................3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC............................ 6 1.1. Nguồn gốc Nhà nước....................................................................6 1.2. Bàn chất, đặc trưng của Nhà nước............................................. 14 1.3. Chức năng của Nhà nước........................................................... 18 1.4. Hình thức Nhà nư ớc...................................................................19 1.5. Kiểu nhà nước............................................................................. 22 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VÈ PHÁP LUẬT......................... 30 2.1. Khái quát chung về pháp luật.................................................... 30 2.2. Quy phạm pháp luật....................................................................39 2.3. Quan hệ pháp luật.......................................................................45 2.4. Thực hiện pháp luật....................................................................53 2.5. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý .............................. 59 2.6. Pháp chế xã hội chù nghĩa......................................................... 67 CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT.............................................76 3.1. Khái quát chung về hệ thống pháp lu ật.....................................76 3.2. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật của Việt N am .......... 80 3.3. Hình thức pháp lu ậ t.................................................................... 93 3.4. Văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt N am ............................................................................94 5
- CHƯƠNG 4: LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM................................104 4.1. Khái quát chung về Luật Hiến pháp.......................................104 4.2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992.................109 4.2.3. Chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ (Điều 30 - 43 Hiến pháp 1992)...................................................... 120 CHƯƠNG 5: LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM ...........................143 5.1. Khái quát chung về Luật Hành chính..................................... 143 5.2. Cơ quan hành chính Nhà nước............................................... 151 5.3. Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính.................154 5.4. Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức..............165 CHƯƠNG 6: LUẬT DÂN s ự VIỆT N A M ..................................... 173 6.1. Khái quát chung về Luật Dân sự ............................................ 173 6.2. Một số nội dung cơ bản của Luật Dân sự Việt N am ............. 181 CHƯƠNG 7: LUẬT HÌNH s ự VIỆT N AM .................................... 210 7.1. Khái quát chung Luật hình s ự .................................................210 7.2. Tội phạm và các chế định khác có liên quan đến tội phạm....213 7.3. Hình phạt.................................................................................. 225 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 237 6
- C hương 1 LÝ LUẬN CHUNG VÈ NHÀ NƯỚC 1.1. Nguồn gốc Nhà nước Muốn hiểu rõ bản chất của Nhà nước và những quy luật phát triền cùa chúng, trước hết cần phải làm sáng tỏ nguyên nhân và giải thích quá trình phát sinh của Nhà nước. Trong lịch sù tư tưởng về Nhà nước đó tồn tại nhũng quan điềm khác nhau về nguồn gốc của Nhà nuớc, vì Nhà nước là một hiện tượng xã hội rất phức tạp. Từ thời kỳ cổ đại, trung đại đó có nhiều nhà tư tưởng tiếp cận và đưa ra những kiến giải khác nhau về nguồn gốc Nhà nước và cho đến nay vấn đề nguồn gốc Nhà nước vẫn là vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau trong các học thuyết và tư tường ưên thế giới. Nhìn nhận một cách khái quát chúng ta có thể phân chia các học thuyết đó thành hai loại: Học thuyết Mác - Lênin về nguồn gốc Nhà nước và các học thuyết phi Macxít về nguồn gốc Nhà nước. 1.1.1. M ột số học thuyết phi Macxit về nguồn gốc Nhà nước Một số học thuyết phi Macxít khi giài thích nguồn gốc Nhà nước là không dựa ứên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, mà có những cách lý giải khácc nhau, tiêu biểu có các quan điểm sau: * Thuyết thần học: Theo tư tưởng cùa các nhà thần học thì thượng đế là người sấp đặt trật tụ xã hội. Mọi thứ trên đời do thượng đế sinh ra, Nhà nước cũng vậy đều là sản phẩm cùa thượng đế. Thượng đế sáng tạo ra Nhà nước để duy trờ, đảm bào trật tự chung. Do vậy, Nhà nước là lực 7
- trong việc tạo nền tảng, cơ sở tư tường cho cách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị của Nhà nước phong kiến. Tuy nhiên, học thuyết này vẫn có những hạn chế cơ bản vi nó vẫn giải thích nguồn gốc Nhà nước trên cơ sờ chù nghĩa duy tâm. coi Nhà nước lập ra là do ý muốn, nguyện vọng chù quan cùa các bên tham gia khế ước, nó khône giải thích được cội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của Nhà nước. Neoài các học thuyết trên, trong lịch sử tư tưởng về nguồn gốc Nhà nước còn có những quan điểm khác như: thuyết bạo lực (Nhà nước xuất hiện là kết quả sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra cái được gọi là Nhà nước để nô dịch kè chiến bại); thuyết tâm lý (Nhà nước xuất hiện do tâm lý của người nguyên thùy luôn muốn phụ thuộc vào các thư hình, các aiáo sỹ... Nhà nước là tổ chức do các siêu nhân có sử mạng lãnh đạo xã hội tổ chức ra). Nhìn chung, do nhiều nguyên nhân khácc nhau, các học thuyết trên đây đều giải thích nguồn gốc Nhà nước với tính cách là một hiện tượng xã hội vĩnh viễn, tách rời Nhà nước với quá trình vận động và phát triển của đời sống vật chất xã hội, chua giải thích đúne nguồn sốc, chưa vạch ra được ý nghĩa vật chất và bản chất giai cấp khi aiải thích neuồn gốc Nhà nước và sự tồn tại của Nhà nước. 1.1.2. Học thuyết Mác Lênin về nguồn gốc N hà nước Với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lẻnin đó chứng minh một cách khoa học răna: Nhà nước và pháp luặt khòne phải là nhữrm hiện tượne xã hội vĩnh cửu bất biến. Nhà nước và pháp luật chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đó phát triên đến một aiai đoạn nhất định. Chủng luôn luôn vận động và phát triển và cũna sẽ tiêu vong khi nhừne điêu kiện khách quan cho sự tôn tại và phát triển cùa chúng khône còn nữa.
- Như vậy, theo quan niệm học thuyết Mác - Lênin thi Nhà nước là những hiện tượng xã hội tồn tại nhẩt thời trong lịch sử gắn liền với những điều kiện cùa xã hội có giai cấp. nó là một học thuyết khoa học chứa đựng các tiêu chuẩn lịch sử, logic và thực tiễn. a) Chế độ công xã nguyên thúy và tổ chức thị tộc bộ lạc Che độ công xã nguyên thùy là hinh thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sừ nhân loại, đó là một xã hội không có giai cấp, chưa có Nhà nước, nhưng những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời cùa Nhà nước lại nảy sinh trong chính xã hội đó. Vì vậy việc nghiên cứu về cụng xã nguyên thủy sẽ là cơ sờ để giải thích nguyên nhân làm phát sinh ra Nhà nước, tạo điều kiện để hiểu rõ bản chất của chúng. Đe tìm hiểu về xã hội cộng sản nguyên thủy trước hết phải xem xét cơ sờ kinh tế và kết cấu xã hội của nó. * về cơ sở kinh tế Trong xã hội cộng sản nguyên thùy, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém. côna cụ lao động thô sơ, năng suất lao động thấp, con rmười chưa có nhận thức đúng đắn về tự nhiên và bàn thân mình. Họ luôn luôn mềm yếu. hoàng sợ và bất lực trước nhũng tai họa của thiên nhiên, điều kiện sống khắc nghiệt. Trong những điều kiện và hoàn cảnh đó con người không thể sống biệt lập mà phải dựa vào nhau cùng chung sống, cùng lao động, cùng hưởng thụ những thành quà lao động chung. Chính vi lẽ đó đó dẫn đến cơ sở kinh tế của xã hội cộng sàn nguyên thùy là che độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi người dều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ. không có ai có tài sàn riêng, không có người giàu kè nghèo, không có tinh trạng người này chiếm đoạt tài sản của người kia. Do đó xã hội cộng sàn nguyên thủy là một xã hội thuần nhất chưa có giai cấp và đấu tranh giai cấp
- * về mặt kết cấu xã hội Những điều kiện kinh tế trong xã hội cộng sản nguyên thủy đó quyết định hình thức tổ chức cùa xã hội cộng sàn nguyên thủy. Thị tộc là cơ sở tồn tại cùa xã hội được tồ chức binh đảng và theo huyết thống. Trong thị tộc đã tồn tại sự phân công lao động, nhưng mới chi là sự phân công lao động tự nhiên chưa mang tính chất xã hội. Ở giai đoạn đầu do những điều kiện về kinh tế xã hội, các thị tộc được tổ chức theo chế độ mẫu hệ, khi kinh tế xã hội phát triển, đã thay đổi quan hệ hôn nhân, người đàn ông đã giữ vai trò chủ đạo trong đời sống thị tộc và chế độ mẫu hệ đã chuyển thành chế độ phụ hệ. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã tồn tại quyền lực và hệ thống quản lý các công việc của thị tộc. Nhưng quyền lực ừong xã hội cộng sản nguyên thủy chi là quyền lực xã hội chưa mang tính chất giai cấp. Quyền lực đó chưa tách khái xã hội mà nó gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng. Để tổ chức và quàn lý thị tộc, đã xuất hiện Hội đồng thị tộc. Hội đồng thị tộc là tồ chức quyền lực cao nhất cùa thị tộc bao gồm tất cà những người trưởng thành trong thị tộc không phân biệt nam, nữ. Hội đồng thị tộc quyết định những vấn đề quan trọng của thị tộc như: tổ chức lao động sàn xuất, tiến hành chiến tranh, giải quyết các tranh chấp trong nội bộ, tổ chức các nghi lễ tôn giáo,... Những quyết định cùa Hội đồng thị tộc là bắt buộc đối vói tất cả mọi người. Nó lĩnh hội với tư cách là sự thể hiện ý chí chung, trong thị tộc chưa cỏ cơ quan cưỡng chế nhưng quyền lực xã hội có hiệu lực cao và đã thể hiện tính cưỡng chế mạnh mẽ. Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu thị tộc như: tù trường, thú lĩnh quàn sự để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc. Những người này có quyền lực rất lớn dựa vào uy tín cá nhân và sự tín nhiệm của các thành viên trong thị tộc. Họ không 10
- có đặc quyền đặc lợi nào, họ chịu sự kiểm tra của cộng đồng và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào khi uy tín không còn và không được toàn thể cộng đồng ùng hộ. Thị tộc là đom vị thấp nhất cùa tổ chức xã hội, là một cộng đồng độc lập, là tế bào cơ sờ cùa xã hội cộng sản nguyên thủy. Đen một giai đoạn phát triển nhất định, do tác động cùa chế độ ngoại tộc đòi hỏi các thị tộc phải mờ rộng quan hệ hôn nhân với các thị tộc khác cho nên quá trình phát triển xã hội công xã nguyên thủy đã xuất hiện hình thức tổ chức cao hơn là bào tộc, bộ lạc và liên minh bộ lạc. Bào tộc được kết hợp bởi nhiều thị tộc có quan hệ hôn nhân với nhau. Nhiều bào tộc kết hợp thành bộ lạc, ờ giai đoạn phát triển cao hơn nhiều bộ lạc kết hợp thành liên minh bộ lạc. Bào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc được hình thành trên cơ sờ kinh tế và xã hội giống như thị tộc, tính chất quyền lực và cách tổ chức quyền lực không có gì khác biệt với thị tộc. Tóm lại, trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã có quyền lực, nhưng đó là thứ quyền lực xã hội được tổ chức và thực hiện dựa trên cơ sở cùa những nguyên tẳc dân chủ thực sự, quyền lực xuất phát từ xã hội và phục vụ cả cộng đồng. b) Sụ tan rã của to chức thị lộc và sự xuất hiện Nhà nước Xã hội cộng sàn nguyên thủy chưa có Nhà nước nhung quá trình vận động và phát triển của nó đã làm xuất hiện những tiền đề vật chất cho sự tan rã của tổ chức thị tộc, bộ lạc và sự ra đời Nhà nước. Trong quá trình lao động sản xuất, con người ngày một phát triền hơn về thể chất, trí lực, cấu trúc các giác quan ngày một hoàn thiện, hiểu biết nhiều hơn về các quy luật tự nhiên và xã hội, tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất, luôn tìm kiếm và cài tiến các công cụ lao động. Tất cả những yếu tố này đưa đến năng suất lao động tăng lên không ngùng. Đặc biệt, khi kim loại được phát hiện và tham gia vào quá trình sản xuất đã làm tăng năng suất lao động, hoạt động kinh tế cùa xã hội trờ lẽn phong phú và đa dạng đòi hoi phái có sự chuyên 11
- môn hóa vê lao động. Vào thời ki cuối cùa chế độ công xã nguyên thủy đã diễn ra ba lần phân công lao động xã hội: 1) Chăn nuôi tách ra khái ưồng trọt; 2) Thù công nghiệp tách ra khái nông nghiệp; 3) Buôn bán phát triển, thương nghiệp ra đời đã tách ra khái quá trình sàn xuất vật chất trực tiếp cùa xã hội. Sự phát triển của công cụ sàn xuất, sự phân công lao động xã hội làm cho kinh tế đạt được những bước tiến dài, sàn phẩm làm ra ngày một nhiều hcm so với nhu cầu. Đã xuất hiện điều kiện chiếm đoạt của cải dư thừa làm tài sản riêng cùa một số người. Những người có địa vị trong xã hội như tù trường, thù lĩnh quân sự lợi dụng ưu thế sẵn có của mình chiếm đoạt tài sản của thị tộc, bộ lạc làm tài sản riêng. Quá trình tư hữu tài sản diễn ra, chế độ tư hữu được hình thành. Trước đây do khả năng kinh tế không cho phép và nhu cầu về sức lao động không đặt ra nên tù binh bị bắt trong các cuộc giao tranh giữa các thị tộc, bộ lạc đều bị giết, về sau do sản xuất phát triển, nhu cầu sức lao động tăng tà binh được giữ lại nuôi để bổ sung nguồn lao động và những người có địa vị trong thị tộc đã chiếm hữu và sử dụng vào nhu cầu riêng cùa cá nhân họ. Công cụ sàn xuất phát triển, hoạt động kinh tể theo hướng chuyên môn hóa vì thế sản xuất không nhất thiết phải bàng lao động tập thẻ. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện, gia đình có cơ cấu nhỏ tách khái gia đình phụ hệ cơ cấu lớn và trờ thành đơn vị kinh tế tự chù trong sàn xuất, độc lập tài sản, tự định đoạt sản phẩm lao động. Trong quá trình sàn xuất, nhữne người có công cụ tốt, có kinh nehiệm và sức khòe thu được hiệu quà cao ngày càng giàu có. Những biến đổi về mặt kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy làm cho cộng đồng dân cư thị tộc bộ lạc phân hóa thành những bộ phận đối lập nhau về lợi ích. Một số người giàu có chiếm được tư liệu sản xuất, do bóc lột tù binh, và bóc lột những người nghèo khác, đã giành được vị trí ưu
- thế trong xã hội và trở thành giai cấp bóc lột. Những người không có tư liệu sàn xuất, bị bóc lột, ngày càng nghèo khó trở thành giai cấp bị bóc lột. Hai bộ phận dân cư này do quyền lợi đối lập nhau nên mâu thuẫn với nhau ngày càng gay gat và quyết liệt, điều kiện kinh tế - xã hội là cơ sở tồn tại cùa xã hội cộng sán nguyên thùy bị phá vì. Đề duy trì trật tự và quán lý một xã hội đã có những thay đổi rất căn bản đòi hỏi phải có một tổ chức và một quyền lực mới khác về chất. Tổ chức đó do giai cấp chiếm được ưu thế về kinh tế tổ chức ra để thực hiện sự thống trị giai cấp, dập tắt xung đột công khai giữa các giai cấp, giữ các xung đột ấy trong vòng một trật tự, bảo vệ lợi ích và địa vị của giai cấp thống trị. Đó là Nhà nước. Chế độ cộng sản nguyên thùy tan rã, Nhà nước xuất hiện là kết quả cùa sự vận động, phát triển nội tại của xã hội loài người. Tiền đề kinh tế cho sự ra đời Nhà nước là chế độ tư hữu tài sản, tiền đề xã hội là sự phân hóa xã hội thành các giai cấp, các tầng lớp có lợi ích đối lập nhau và mâu thuẫn giai cấp gay gắt không thể điều hòa được. c) Những phương thức hình thành Nhà nước điển hình trong lịch sứ Do các khu vực trên thế giới có sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa, xã hội, cho nên các Nhà nước đầu tiên ra đời bàng nhiều phương thức khác nhau. Sau đây là bốn phương thức điển hình của sự hình thành Nhà nước: - Phưomg thức hình thành Nhà nước dạng Nhà nước Alen: Nhà nước Aten ra đời do sự xuất hiện chế độ tư hữu về tài sản và xã hội phản hóa thành giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột ở Hy Lạp cồ đại. Những Nhà nước nào được hình thành chù yếu do hai nguyên nhân kinh tế và xã hội như vậy đều được xếp vào cùng một loại thuộc phương thức hình thành Nhà nước thứ nhât. Đây là phương thức hinh thành Nhà nước “cổ điển nhất”, "thuần tuý nhất”, “điền hình nhất”. - Phương thức hình thành dạng Nhà nước Rôma: Nhà nước Rôma là kết qua đấu tranh cùa giới binh dân chống lại giới quý tộc La- 13
- mã. Sau khi Nhà nước Rôma được thiết lập thi giói bình dân lại hòa hợp với giới quý tộc. Những Nhà nước nào ra đời theo kiểu như vậy thì được xếp vào nhóm Nhà nước thuộc phương thức hình thành Nhà nước thứ hai. - Phương thức hình thành Nhà nước dạng Nhà nước Giéc- manh. Nhà nước Giéc- manh hình thành do nhu cầu quản lý những vùng lãnh thổ mới chiếm được từ tay đế chế La- mã sau chiến thắng của người Giéc- manh đối với người La- mã. Sự phân hóa giai cấp chi diễn ra sâu sắc khi Nhà nước Giéc- manh ra đời. Những Nhà nước nào được thiết lập do nhu cầu cai trị vùng đất mói như vậy được xếp vào nhóm Nhà nước thuộc phương thức hình thành Nhà nước thứ ba. - Phương thức hình thành Nhà nước ở phương Đông cổ đại'. Có thể nói hầu hết các Nhà nước ở phương Đông cổ đại được thiết lập xuất phát từ hai nhu cầu chính. Một là: Khai khẩn đất đai, trị thủy làm nông nahiệp, chống thiên tai. Hai là: Chống ngoại xâm. Còn sự phân hóa xã hội, mâu thuẫn giai cấp chi trở nên rõ rệt và gay gắt sau khi Nhà nước được hình thành. Theo các nhà sử học thì Nhà nước xuất hiện ờ Việt Nam khá sớm khoảng thế ki VI-VII trước công nguyên. Nhà nước xuất hiện đầu tiên là Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng. l ề Bản chất, đặc trưng của Nhà nước 2ễ 1.2.1. Bản chất của Nhà nước Bàn chất cùa Nhà nước là những yếu lố tất nhiên bên trong cùa Nhà nước, nó quy định sự vận động và phát triển cùa Nhà nước. Bản chất của Nhà nước biểu hiện ở hai tính chất cơ bản của nó là tính giai cấp và tính xã hội. Làm rõ bản chất cùa nhà nước tức là phải xác định: Nhà nước là của ai? do giai cấp nào tổ chức nên và lãnh đạo? phục vụ lợi ích của giai cấp nào? * Tinh giai cấp cùa Nhà nước 14
- Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng Nhà nước chi xuất hiện và tồn tại ừong xã hội có giai cấp và luôn mang bản chất giai câp sâu sắc. Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thề điều hòa được. Nhà nước trước hết là bộ máy trấn áp đặc biệt cùa giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy dùng để duy tri sự thống trị giai cấp. - Nhà nước do giai cấp thống trị tổ chức ra để làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ giai cấp thống trị về mọi mặt. - Trong xã hội có giai cấp sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện ở ba loại quyền lực: Quyền lực về kinh tế, quyền lực chính trị và quyền lực về tư tưởng (Quyền lực được hiểu là khả năng sức mạnh của người nào đó bắt người khác phải phục vụ mình, phục tùng mình). Bằng Nhà nước giai cấp thống trị về kinh tế trờ thành giai cấp thống trị về chính trị, ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện một cách tập trung và biến thành ý chí Nhà nước, bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo phù hợp với lợi ích cùa giai cấp thống trị. - Để thực hiện sự thống trị của mình giai cấp thống trị phải tổ chức và sừ dụng Nhà nước, cùng cố duy tri quyền lực về chính trị kinh tế và tư tưởng đối với toàn bộ xã hội. Nhà nước sừ dụng các cơ quan cưỡng chế như quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù, đề trấn áp các lực lượng đối địch, bất các giai cấp, tầng lớp khác phục tùng ý chí cùa mình. Trong các xã hội bóc lột, Nhà nước có thuộc tính chung là bộ máy đặc biệt duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị, tu tưởng cùa thiểu số đối với đa số là nhân dân lao động, thực hiện nền chuyên chính cùa giai cấp bóc lột. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước kiểu mới, là công cụ thực hiện nền chuyên chính và bảo vệ lợi ích cùa giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước xã hội chù nghĩa là bộ máy thống trị của đa số với thiểu số. * Tính xã hội của Nhà nước
- Nhà nước ra đòri và tồn tại ữong xã hội với cơ cấu bao gồm giai cấp thống trị và các tầng lớp giai cấp khác. Bản thân giai cấp thống trị cũng chi tồn tại trong mối quan hệ với các giai cấp các tầng lớp dân cư khác. Do vậy Nhà nước ngoài tính cách là công cụ duy trì sự thống trị và bảo vệ led ích giai cấp thống trị, còn phải là một tổ chức quyền lực công, là phương thức đàm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Nhà nước không chi phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà còn đứng ra giải quyết những vấn đề này sinh từ trong đời sống xã hội. Mức độ biểu hiện và thực hiện vai trò xã hội không giống nhau ở những kiểu Nhà nước khác nhau. Trong các kiểu Nhà nước bóc lột như Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư bản thì tính xã hội tính giai cấp thể hiện rõ nét, do vậy tính xã hội hay mục đích xã hội của Nhà nước lại mờ nhạt đi. Trona kiều Nhà nước xã hội chù nghĩa thì tính xã hội lại được thể hiện rất rõ ràng vì mục đích cùa Nhà nước là phục vụ lợi ích chung cùa toàn xã hội. Từ những kết luận trên có thể đi đến định nghĩa sau: Nhà nước là một to chức đặc biệt cùa quyển lực chinh trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quàn lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị cùa giai cấp thong trị trong xã hội. 1.2.2. Đặc trmtg của Nhà nước Mỗi kiểu Nhà nước có bàn chất riêng, nhưng tất cà các Nhà nước đều có những đặc trưng chung, làm cho nhà nước khác với tồ chức thị tộc trong xã hội cộng sản nguyên thủy. Những đặc trưng cơ bản đó là: - Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt, không còn hòa nhập hoàn toàn với cư dân nữa. Quyền lực công cộng đặc biệt ở đây là quyền lực Nhà nước mà chù thẻ của nó là giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, tư tườna trong xã hội. Đe thực hiện quyền lực này và để quàn lý xã hội. nhà nước có một lóp người đặc biệt chuyên làm 16
- nhiệm vụ quản lý; họ tham gia vào các cơ quan Nhà nước và hình thành lên một bộ máy cưỡng chế để duy tri địa vị của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp khác phải phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị. - Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thố thành các đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính,... Việc phân chia này quyết định phạm vi tác động cùa Nhà nuớc trên quy mô rộng lớn nhất và dẫn đến việc hình thành các cơ quan trung ương và địa phương cùa bộ máy Nhà nước. - Nhà nước có chù quyển quốc gia: Chù quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, nó thể hiện quyền độc lập tự quyết cùa Nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính không thể chia cắt của Nhà nước. - Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quàn lý bắt buộc đối với mọi công dân. Với tư cách là người đại diện chính thức của toàn xã hội, Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật. Pháp luật do Nhà nước ban hành nên có tính bắt buộc chung, mọi người đều phải tôn trọng pháp luật - Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc, với số lượng và thòi hạn ấn định trước. Sở dĩ Nhà nước phải đặt ra các loại thuế vì bộ máy cùa Nhà nước là một lớp người đặc biệt, tách ra khái lao động sản xuất để thực hiện chức năng quàn lý; bộ máy đó phải được nuôi dưỡng bằng nguồn tài chính lấy từ khu vực sản xuất trực tiếp. Thiếu thuế Nhà nước không thể tồn tại được. Nhung mặt khác, chi có Nhà nước mới có độc quyền đặt ra thuế và thu thuế. 17
- 1.3ẻ Chức năng của Nhà nước Chức năng cùa Nhà nước là những phương diện, những mặt hoạt động chù yếu của Nhà nước nhằm để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước. Chức năng của Nhà nước được xác định xuất phát từ bàn chất cùa Nhà nước, do cơ sở kinh tế và cơ cấu giai cấp của xã hội quyết định. Căn cứ vào phạm vi hoạt động của Nhà nước các chức năng được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại: - Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong nội bộ đất nước. Ví dụ: đàm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tò chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế... là những chức năng đối nội của Nhà nước. - Chức năng đối ngoại thổ hiện vai ưò của Nhà nước trong quan hệ với các Nhà nước và dân tộc khác. Ví dụ: phòng thủ đất nước, chổng xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối bang giao với các quốc gia khác,... Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn luôn xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng đối nội. Đồng thời, kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội. Để thực hiện các chức năng đổi nội và đối ngoại, Nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bào vệ pháp luật. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động đề thực hiện các chức năng của Nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nhìn chung thì có hai phương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế. Trong các Nhà nước bóc lột thì phương pháp cưỡng chế được sử dụng rộng rãi và là phương pháp chù yếu để thực hiện các chức năng cùa Nhà nước. Còn trong Nhà nước xã
- hội chủ nghĩa thuyết phục là phương pháp cơ bản, còn cưỡng chế đirợc sử dụng kết hợp và dựa trên cơ sờ cùa thuyết phục và giáo dục. 1.4. Hình thức Nhà nước Hình thức Nhà nước là cách to chức quyển lực Nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyển lực Nhà nước. Hình thức Nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc Nhà nước và chế độ chính trị. 1.4.1. Hình thức chính thể Đây là cách tổ chức và trinh tụ lập ra các cơ quan quyền lực tối cao cùa Nhà nước và xác lập các mối quan hệ cơ bàn của các cơ quan đó. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. - Chính thể quán chù là hình thức trong đó quyền lực tối cao cùa Nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu Nhà nước theo nguyên tắc thừa kế (Vua, Quốc vương, Hoàng đế). - Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định (như Đại hội nhân dân ở Nhà nước Aten cồ đại, Nghị viện ờ Nhà nước cộng hòa tư sản, Quốc hội Nhà nước cộng hòa xã hội chù nghĩa). Chính thể quân chủ được chia thành: Chinh thể quân chù tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế. Trong các nước quân chù tuyệt đối, người đứng đầu Nhà nước (Vua, Hoàng đế) có quyền lực vô hạn; còn trong các Nhà nước quân chù hạn chế người đứng đầu Nhà nước chi nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác nữa, như Nghị viện trong các Nhà nước tư sàn có chính thể quân chủ (Nghị viện ở Anh, Nhật bàn, Hà Lan,...). Chính thể cộng hòa có hai hình thức chính là cộng hòa dân chù và cộng hòa quý tộc. Trong các nước cộng hòa dân chù quyền tham gia bầu cử để bầu ra cơ quan đại diện quyền lực cùa Nhà nước quy 19
- định cho mọi công dân (trên thực tế chi trong Nhà nước cộng hòa dân chù xã hội chù nghĩa thì quyền bầu cừ cùa công dân mới được thực hiện đầy đù, còn trong Nhà nước bóc lột quy định này chi mang tính chất hình thức). Trong các nước cộng hòa quý tộc quyền đó chi quy định đối với tầng lớp quý tộc do pháp luật quy định và bào đàm thực hiện. Ví dụ, Nhà nước cộng hòa quý tộc chủ nô Spac thế ki VI - IV trước công nguyên, Nhà nước cộng hòa quý tộc chủ nô La mã cổ đại thế kì VI - I trước công nguyên, hay chế độ cộng hòa quý tộc một số thành phố ờ Châu Âu dưới chế độ phong kiến như Venenxơ, Phơlorenxơ (Italia), Nôpgôrớt, Pơ-scổp (Nga). Chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa có những đặc điềm khác nhau ờ những giai đoạn lịch sừ khác nhau, tùy thuộc vào bản chất giai cấp, nhiệm vụ, mục tiêu của nhà nước, tập quán chính trị, mức độ đấu tranh giai cấp. Vì vậy khi nghiên cứu hình thức chính thể của một nước nhất định cần phải gắn nó với những điều kiện lịch sử cụ thề. Hầu hết các nước theo chính thể cộng hòa hiện nay đều là dưới hình thức cộng hòa dân chủ với những biến dạng sau: cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống, cộng hòa hỗn hợp. Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều là nhà nước cộng hòa dân chủ được đặc trưng bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập cơ quan đại diện cùa mình, cử tri trực tiếp bầu ra các cơ quan quyền lực cao nhất, cử tri cùng toàn thể nhân dân giám sát chặt chẽ hoạt động cùa các cơ quan dân cử, nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội. 1.4.2. Hình thức cấu trúc nhà nước Đây là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập các mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương. Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là: hình thức Nhà nước đơn nhất và hình thức Nhà nước liên bang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Pháp luật đại cương - Phạm Thị Thu Thanh
82 p | 917 | 207
-
Giáo trình Pháp luật đại cương - ĐH Cần Thơ
139 p | 1773 | 162
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - NXB ĐH Sư Phạm
274 p | 1043 | 112
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - NXB ĐH Sư Phạm
60 p | 238 | 58
-
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản năm 2021): Phần 1 - TS. Trần Thành Thọ
116 p | 546 | 53
-
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản năm 2021): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ
120 p | 74 | 28
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1
36 p | 172 | 21
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - TS. Vũ Quang
100 p | 88 | 16
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2
49 p | 128 | 12
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên)
123 p | 57 | 9
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - TS. Vũ Quang
71 p | 26 | 8
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên)
80 p | 37 | 7
-
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản năm 2019): Phần 1 - TS. Trần Thành Thọ
116 p | 46 | 7
-
Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản năm 2019): Phần 2 - TS. Trần Thành Thọ
120 p | 46 | 6
-
Giáo trình Pháp Luật đại cương: Phần 1 - PGS. TS. Lê Thị Thanh
144 p | 12 | 6
-
Giáo trình Pháp Luật đại cương: Phần 2 - PGS. TS. Lê Thị Thanh
168 p | 12 | 4
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - TS. Nguyễn Hợp Toàn
299 p | 230 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn