intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quản lý khoa X quang (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Quản lý khoa X quang" trình bày những nội dung chính như sau: Quy chế bệnh viện đối với khoa chẩn đoán hình ảnh; tổ chức khoa chẩn đoán hình ảnh; nguyên tắc an toàn lao động và chống phóng xạ; các chế độ chính sách liên quan đến chẩn đoán hình ảnh. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quản lý khoa X quang (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: QUẢN LÝ KHOA X QUANG NGÀNH: KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:549 /QĐ-CĐYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hóa, năm 2021
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Quản lý khoa Xquang được các giảng viên Bộ môn chẩn doán hình ảnh biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng kỹ thuật hình ảnh dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học quản lý khoa Xquang giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất cung cấp cho học viên về kiến thức về quy chế bệnh viện và cách bố trí khoa chẩn đoán hình ảnh. Ngoài ra giúp học viên nắm rõ nguyên tắc an toàn lao động và các chế độ chính sách liên quan đến chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh. các đơn vị trong ngành y tế. Môn học Quản lý khoa Xquang giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về quản lý khoa Xquang đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Ths. BS Mai Văn Bảy – Chủ biên 2. Ths. BS Lê Viết Dũng 3. Ths. BS Bùi Khắc Tuân 4. CN Nguyễn Quốc Hải
  4. 4 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu ................ 3 2. Bài 1: Quy chế bệnh viện đối với khoa chẩn đoán hình ảnh ................ 5 3. Bài 2: Tổ chức khoa chẩn đoán hình ảnh .............. 10 4. Bài 3: Nguyên tắc an toàn lao động và chống phóng xạ .............. 14 5. Bài 4: Các chế độ chính sách liên quan đến chẩn đoán hình ảnh ............. 17
  5. 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC QUẢN LÝ KHOA XQUANG Tên môn học : Quản lý khoa Xquang Mã môn học: MH 37 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Là mô đun thuộc khối kiến thức cơ sở chuyên ngành tự chọn nâng cao, học sau mô đun chuyên môn. - Tính chất: Mô đun này cung cấp cho học viên về kiến thức về quy chế bệnh viện và cách bố trí khoa chẩn đoán hình ảnh. Ngoài ra giúp học viên nắm rõ nguyên tắc an toàn lao động và các chế độ chính sách liên quan đến chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mục tiêu của môn học : - Kiến thức: + Trình bày được quy chế bệnh viện và cách tổ chức khoa chẩn đoán hình ảnh. + Trình bày được nguyên tắc an toàn lao động và các chế độ chính sách liên quan đến người làm công tác chẩn đoán hình ảnh. - Kỹ năng: + Thực hiện được các yêu cầu cơ bản để xắp xếp tổ chức khoa Chẩn đoán hình ảnh. + Thực hiện được các nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động và chống bức xạ. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc + Tự giác, tích cực và phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập. + Có thái độ tích cực trong công tác đảm bảo an toàn lao động cho bản thân và cộng đồng. Nội dung của môn học:
  6. 6 BÀI 1: QUY CHẾ BỆNH VIỆN ĐỐI VỚI KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH Giới thiệu: Để làm tốt công tác khám và chữa bệnh, mỗi cán bộ y tế phải nắm chắc được nhiệm vụ của mình trong khoa và trong bệnh viện. Quy chế bệnh viện đã quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của từng người. Mục tiêu: 1. Trình bày được chức trách trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh? 2. Trình bày được chức trách KTV trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh? 3. Trình bày được chức trách BS khoa chẩn đoán hình ảnh? 4. Trình bày được chức trách KTV khoa chẩn đoán hình ảnh? Nội dung: 1. Đại cương Để làm tốt công tác khám và chữa bệnh, mỗi cán bộ y tế phải nắm chắc được nhiệm vụ của mình trong khoa và trong bệnh viện. Quy chế bệnh viện đã quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của từng người. 2. Chức trách của trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh chịu sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện, có trách nhiệm giúp giám đốc bệnh viện tổ chức thực hiện các hoạt động của khoa chẩn đoán hình ảnh và các nhiệm vụ được giao. 2.1. Nhiệm vụ - Căn cứ vào kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa chẩn đoán hình ảnh để trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiện tốt các quy định về y đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ: “Lương y phải như từ mẫu”. - Tổ chức các hoạt động của khoa theo quy chế công tác khoa chẩn đoán hình ảnh, chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt các nhiệm vụ của khoa và quy chế bệnh viện. - Tổ chức sắp xếp các buồng máy liên hoàn hợp lý đáp ứng yêu cầu khám chuyên khoa. - Kiểm tra sát sao việc thực hiện kỹ thuật chiếu, chụp Xquang, siêu âm và duyệt kết quả chẩn đoán của các bác sĩ trong khoa, đảm bảo kết quả chính xác, đúng thời gian. - Đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng bảo quản thiết bị, thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ, kiểm tra liều kế của từng người trong khoa theo quy định. - Có trách nhiệm phối hợp với các khoa lâm sàng tổ chức thực hiện các kỹ thuật đặc biệt theo đúng quy định. - Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học sinh, sinh viên đến thực tập tại khoa và các lớp do giám đốc phân công. - Làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sơ kết tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên môn và quản lý. - Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia công tác chăm sóc sức khỏe chăm sóc ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới. - Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh
  7. 7 viện, quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang thiết bị thông dụng và thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động. - Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc, những diễn biến bất thường đột xuất phải báo ngay. 2.2. Quyền hạn - Chủ trì giao ban hàng ngày và giao ban bệnh viện. Chủ trì các buổi hội chẩn, các buổi kiểm thảo tử vong ở khoa hoặc liên quan. Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc. - Chỉ định các phương pháp chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc, chăm sóc người bệnh toàn diện, xử lý các trường hợp bất thường cho các người bệnh trong khoa. - Ký các giấy tờ cho bệnh nhân vào viện, chuyển khoa, ra viện, chứng nhận tình trạng sức khỏe (chưa đến mức phải giám định) cho người bệnh, duyệt bệnh nhân ra viện. - Ký các kết quả chẩn đoán hình ảnh. - Nhận xét các thành viên trong khoa, kể cả học viên thực tập về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, khả năng chuyên môn, báo cáo giám đốc bệnh viện xét đề bạt, đào tạo, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật. 3. Chức trách kỹ thuật viên trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và trưởng phòng y tá (điều dưỡng), kỹ thuật viên trưởng khoa có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: 3.1. Nhiệm Vụ - Tổ chức thực hiện các kỹ thuật chuyên môn, kiểm tra đôn đốc các kỹ thuật viên và y công trong khoa thực hiện đúng quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện. - Quản lý công tác hành chính, quản lý sổ sách, thống kê báo cáo, lập kế hoạch công tác dựa vào kế hoạch được giao. Phân công công việc cho kỹ thuật viên, y công. Chấm công hàng ngày, tổng hợp công hàng tháng để trình trưởng khoa ký duyệt. - Tham gia thường trực và phân công trực trong khoa. - Tiếp nhận và giải quyết những đề nghị của người bệnh, gia đình người bệnh trong trường hợp vượt quá khả năng, quyền hạn phải báo cáo trưởng khoa giải quyết. - Tham gia đào tạo kỹ thuật viên, y công trong khoa và học viên đến thực tập theo sự phân công của trưởng khoa. - Lập dự trù y cụ, vật tư tiêu hao sử dụng cho khoa. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản vật tư theo quy định, viết phiếu sửa chữa dụng cụ hỏng. - Kiểm tra đôn đốc vệ sinh sạch đẹp khoa, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện. - Kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện phòng chống phóng xạ cho nhân viên và bệnh nhân. - Tham gia nghiên cứu khoa học theo sự phân công của trưởng khoa. 3.2. Quyền hạn - Phân công công việc cho ký thuật viên và y công trong khoa. - Phân công cán bộ thường trực trình trưởng khoa và lãnh đạo duyệt. 4. Chức trách bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh
  8. 8 Bác sỹ khoa chẩn đoán hình ảnh chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về những công việc được phân công và có nhiệm vụ quyền hạn sau: 4.1. Nhiệm vụ - Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa chẩn đoán hình ảnh và quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế. - Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công việc được phân công. - Tiếp đón người bệnh đến khám theo quy chế công tác khoa khám bệnh. - Những trường hợp bệnh khó chẩn đoán, không rõ ràng, kỹ thuật thực hiện phức tạp phải báo cáo ngay với trưởng khoa và xin ý kiến giải quyết. - Hướng dẫn các kỹ thuật viên trong khoa giúp người bệnh thực hiện đúng quy định kỹ thuật bệnh viện về chẩn đoán bằng hình ảnh. 4.2. Quyền hạn Đọc kết quả chẩn đoán, ký phiếu trả kết quả trong phạm vi được phân công. 5. Chức trách đối với kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh. Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và kỹ thuật viên trưởng khoa, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh có nhiệm vụ sau: - Điều khiển máy chiếu chụp, rửa phim Xquang theo sự phân công của trưởng khoa. - Đối chiếu giấy yêu cầu chẩn đoán của bác sĩ điều trị với người bệnh để thực hiện đúng yêu cầu và đảm bảo kỹ thuật. - Trên phim phải ghi rõ tên, tuổi, ngày, tháng, năm thực hiện kỹ thuật chụp, ký hiệu, vị trí chính xác phải, trái của cơ thể bệnh nhân. - Thực hiện: + Chế độ bảo dưỡng máy thường xuyên và định kỳ theo quy định. + Khi có sự cố phải ngừng máy không được tự động sửa chữa, phải báo cáo ngay cho kỹ thuật viên trưởng khoa và trưởng khoa. + Khi sửa chữa máy phải luôn có mặt cùng thợ sửa chữa. + Khi vận hành máy phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ theo pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ. + Không được bỏ vị trí làm việc khi máy đang hoạt động. + Thực hiện các quy định hiện hành về thời gian làm việc, bồi dưỡng và nghỉ ngơi. - Phải ghi kết quả chiếu chụp vào sổ lưu trữ và chuyển kết quả đến khoa lâm sang. Gặp trường hợp chụp chưa đạt yêu cầu hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay cho trưởng khoa hoặc kỹ thuật viên trưởng khoa giải quyết. - Lĩnh và bảo quản các dụng cụ hóa chất theo sự phân công. - Học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tham gia nghiên cứu khoa học. - Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của trưởng khoa và kỹ thuật viên trưởng. Ghi nhớ: 1. Trình bày được chức trách trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh. 2. Trình bày được chức trách KTV trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh. 3. Trình bày được chức trách BS khoa chẩn đoán hình ảnh.
  9. 9 4. Trình bày được chức trách KTV khoa chẩn đoán hình ảnh. Lượng giá: 1. Trình bày chức trách bác sĩ trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh. 2. Trình bày chức trách KTV trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh. 3. Trình bày chức trách BS khoa chẩn đoán hình ảnh. 4. Trình bày chức trách KTV chẩn đoán hình ảnh. Tài liệu tham khảo: [1] Qui chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, 1998. [2] Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, 2001. [3] Kỹ thuật hình ảnh Xquang JICA (Trung tâm y tế quốc tế Nhật Bản)
  10. 10 BÀI 2: TỔ CHỨC KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH Giới thiệu: Khoa chẩn đoán hình ảnh là một đơn vị chuyên môn của bệnh viện nói chung (bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện chuyên khoa). Đặc điểm của khoa chẩn đoán hình ảnh là sử dụng các thiết bị đắt tiền, giá trị máy móc của khoa chẩn đoán hình ảnh chiếm một tỷ trọng vốn khá lớn của bệnh viện. Hoạt động chuyên môn của chẩn đoán hình ảnh góp phần rất quan trọng vào việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh nhân.Việc ứng dụng công nghệ điện tử tin học vào việc tạo ảnh có những tiến bộ vượt bậc và thay đổi nhanh chóng do đó yêu cầu cập nhật thông tin thường xuyên của khoa là một việc hết sức cần thiết. Từ những vấn đề trên đòi hỏi phải có một mô hình thống nhất về tổ chức khoa chẩn đoán hình ảnh. Mục tiêu: 1. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ khoa chẩn đoán hình ảnh. 2. Trình bày được phương hướng đầu tư trang thiết bị đối với khoa chẩn đoán hình ảnh. 3. Trình bày được các yêu cầu quản lý khoa chẩn đoán hình ảnh. Nội dung: 1. Đại cương Khoa chẩn đoán hình ảnh là một đơn vị chuyên môn của bệnh viện nói chung (bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện chuyên khoa). Đặc điểm của khoa chẩn đoán hình ảnh là sử dụng các thiết bị đắt tiền, giá trị máy móc của khoa chẩn đoán hình ảnh chiếm một tỷ trọng vốn khá lớn của bệnh viện. Hoạt động chuyên môn của chẩn đoán hình ảnh góp phần rất quan trọng vào việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh nhân.Việc ứng dụng công nghệ điện tử tin học vào việc tạo ảnh có những tiến bộ vượt bậc và thay đổi nhanh chóng do đó yêu cầu cập nhật thông tin thường xuyên của khoa là một việc hết sức cần thiết. Từ những vấn đề trên đòi hỏi phải có một mô hình thống nhất về tổ chức khoa chẩn đoán hình ảnh. 2. Tổ chức khoa chẩn đoán hình ảnh. 2.1. Tên gọi - Hiện nay sử dụng tên gọi “Khoa chẩn đoán hình ảnh”. - Các tên gọi trước đây như khoa Điện Quang, Xquang, Siêu âm đều không nói nên đầy đủ nội dung hoạt động của khoa, nên tên gọi ngày nay là “khoa chẩn đoán hình ảnh” mang ý nghĩa bao hàm tất cả công việc chẩn đoán dựa vào việc tạo ảnh và chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh đã tạo được. 2.2. Chức năng nhiệm vụ - Phục vụ các yêu cầu về chẩn đoán hình ảnh cho các khoa lâm sàng và phòng khám của bệnh viện. - Chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật về chẩn đoán hình ảnh như Xquang, siêu âm… của các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến trước, các cơ sở chẩn đoán hình ảnh tư nhân và tập thể trong địa bàn. - Tổ chức đào tạo lại thường xuyên về chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh cho cán bộ và nhân viên trong bệnh viên và cán bộ chuyên khoa tuyến trước. - Thực hiện các đề tại khoa học của khoa và bệnh viện. - Tư vấn về lĩnh vực quản lý hình ảnh cho cơ quan quản lý cao cấp.
  11. 11 2.3. Cơ sở Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện đa khoa nên có các cơ sở về điện quang, siêu âm, và chụp cắt lớp vi tính. Số lượng và trình độ thiết bị phụ thuộc vào mức độ phát triển của các khoa lâm sàng của các bệnh viện. Nên có các phòng làm việc và máy như sau: - Máy Xquang bao gồm Xquang chụp tổng quát, Xquang truyền hình và Xquang chuyên sâu. Tủ điều khiển nên đặt ngoài phòng máy và phải có kính chì để quan sát bệnh nhân. - Máy siêu âm tổng quát và siêu âm Dopper. - Máy chụp cắt lớp vi tính. - Phòng rửa phim. - Phòng đọc phim và hội chẩn. - Phòng tiếp đón bệnh nhân. - Phòng trực đồng thời là phòng của KTV. - Phòng giao ban kiêm giảng đường nhỏ. - Phòng trưởng khoa. - Phòng bác sĩ. 2.4. Hướng đầu tư trang thiết bị 2.4.1. Máy Xquang - Hệ thống Xnquang truyền hình có dòng cao áp cao tần, máy này sử dụng chủ yếu cho các khám xét tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, nhi khoa, sản phụ khoa. - Hệ thống chụp X.quang tổng quát với dòng điện cao tần chủ yếu cho khám xét hô hấp, xương khớp thần kinh và cấp cứu. - Máy X.quang di động chủ yếu cho cấp cứu tại giường. - Máy X.quang chuyên dùng để chụp vú. - Ở những bệnh nhân có yêu cầu cao về tim mạch, nên có máy X.quang mạch máu công suất nhỏ để chụp mạch máu và thực hiện các kỹ thuật chụp điện quang can thiệp. 2.4.2. Máy siêu âm - Máy siêu âm tổng quát. - Máy siêu âm Doppler đen trắng hoặc màu. 2.4.3. Máy rửa phim 2.4.4. Máy chụp cắt lớp vi tính Hiện nay các máy chụp cắt lớp vi tính không chỉ có ở các thành phố lớn hay bệnh viện tuyến tỉnh mà đã dần trở nên phổ biến cả ở các bệnh viện tuyến huyện. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, từ những máy cắt lớp vi tính đơn dãy đã phát triển thành các thế hệ máy cắt lớp vi tính đa dãy, giúp làm giảm thời gian chụp, giảm lượng tia phải chịu mà chất lượng hình ảnh được cải thiện rất nhiều. Không nên mua máy cũ vì thiết bị lạc hậu, chất lượng hình ảnh không cao, lượng nhiễm xạ trên bệnh nhân lớn, thời gian quét dài và đặc biệt rất khó nâng cấp, khó có phụ tùng thay thế. 2.4.5. Trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh ở bệnh viện đa khoa tuyến huyện Tùy theo sự phát triển của từng huyện, máy chụp Xquang cao tần với dòng qua bóng từ 200 - 300mA cùng với máy siêu âm tổng quát đen trắng có thể coi là một đơn vị chẩn đoán hình ảnh cơ bản. Hiện nay ở một số bệnh viện tuyến huyện cũng
  12. 12 đã có máy cắt lớp vi tính đơn dãy hay đa dãy. 2.4.6. Vật tư chuyên dụng cho Xquang - Nên dùng tấm tăng quang siêu nhạy để giảm liều chiếu xạ cho bệnh nhân. - Cần có thiết bị in tên bệnh nhân lên phim, yếm chì và đặc biệt cần có các tấm bảo vệ quang tuyến cho bệnh nhân khi chụp Xquang. Cần có dụng cụ đo và theo dõi liều xạ cho nhân viên làm Xquang. 3. Quản lý khoa chẩn đoán hình ảnh. 3.1. Quản lý chuyên môn kỹ thuật và an toàn bức xạ - Chấp hành đầy đủ các quy chế chuyên môn do Bộ Y Tế ban hành. - Nhằm phục vụ tốt nhân dân, cần quan tâm đến việc thường xuyên nâng cao chất lượng chuyên môn bao gồm: chất lượng phim ảnh và chất lượng chẩn đoán. - Đáp ứng mọi yêu cầu chẩn đoán của các khoa lâm sàng và phòng khám bệnh. Hợp tác chặt chẽ giữa khoa chẩn đoán hình ảnh và các khoa lâm sàng trong việc chỉ định khám xét, chuẩn bị bệnh nhân trước để khám xét có hiệu quả, thực hiện các xét nghiệm đặc biệt và xử trí tai biến nếu xảy ra. - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh khi báo cáo kết quả khám siêu âm, Xquang phải kết hợp với tư liệu lâm sàng. - Luôn sẵn sàng về nhân lực, thiết bị, thuốc men để phục vụ cấp cứu trong và ngoài giờ làm việc. - Chấp hành các quy định về an toàn bức xạ do Bộ Y Tế và Bộ khoa học và công nghệ môi trường ban hành, áp dụng các kỹ thuật mới các tác dụng giảm liều tia xạ cho bệnh nhân. 3.2. Quản lý hành chính - Thực hiện đầy đủ các chế độ chức trách chuyên môn do Bộ Y Tế ban hành. - Trưởng khoa phải tổ chức việc kiểm tra thường xuyên và có biện pháp giải quyết những thiếu sót. - Trưởng khoa căn cứ vào quá trình đào tạo và các chứng chỉ đào tạo của các bác sĩ, KTV để giao nhiệm vụ thực hiện các khám xét siêu âm, X quang cho bệnh nhân. Áp dụng thủ thuật mới, kỹ thuật mới phải được phép của Giám đốc bệnh viện qua hội đồng khoa học cơ sở. - Khi làm thủ thuật can thiệp hoặc tiêm thuốc đối quang cho bệnh nhân phải giải thích rõ và được bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân) đồng ý bằng văn bản. - Chấp hành những quy định về y đức do Bộ Y Tế ban hành. - Tổ chức lưu trữ phim ảnh tư liệu bệnh nhân có giá trị cho công tác đào tạo và nghiên cứu. 3.3. Quản lý nhân lực và lao động - Về nhân lực có thể áp dụng 1 cán bộ đại học trên 1,5 y tá - KTV chưa kể y công. - Cần có 1 hoặc 1/2 biên chế là kỹ sư chuyên về điện tử y tế. - Nên phân công cán bộ đại học đi sâu vào 1 hoặc 2 chuyên khoa sâu như thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, xương khớp… để nâng cao chất lượng công tác và thuận tiện cho công tác đào tạo, nghiên cứu. - Nếu có biên chế là thư ký thì nên là thư ký được đào tạo từ nghiệp vụ thư ký bệnh viện. - Định kỳ kiểm tra an toàn bức xạ, kiểm tra sức khỏe cho cán bộ nhân viên trong khoa để đề xuất với các cấp lãnh đạo những biện pháp bảo vệ bức xạ và ngăn
  13. 13 ngừa bệnh nghề nghiệp. 3.4. Quản lý khoa học và đào tạo - Tổ chức đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo trong hoặc ngoài nước để cán bộ nhân viên của khoa cập nhật được kiến thức và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị mới. - Tổ chức các chương trình hợp tác về khoa học và đào tạo với các cơ sở y tế trong nước và người nước. - Thực hiện các đề tài khoa học của khoa, của bệnh viện và các chương trình nghiên cứu của ngành. - Đề xuất và thực hiện chương trình đào tạo cập nhật cho tuyến trước. - Xây dựng tủ sách giáo khoa. - Từng bước áp dụng tin học trong xử lý, lưu trữ và truyền ảnh qua mạng. 3.5. Quản lý kinh tế - Quản lý máy móc và vật tư chuyên khoa + Thực hiện đúng nội quy sử dụng máy và ghi nhật ký máy cho tất cả máy móc trong khoa. + Thực hiện chế độ bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị. + Tôn trọng điện áp và công suất dòng điện cho từng máy, tất cả các máy phải có dây tiếp đất đúng tiêu chuẩn. + Đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. + Có biện pháp chống chuột và chống bụi tại các phòng đặt máy. Nên hạch toán giá thành các loại khám xét và tạo nguồn bệnh nhân để đạt tới khả năng khấu hao vốn đầu tư máy (5 năm cho máy nhỏ, 8 năm cho máy lớn). Ghi nhớ: 1. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ khoa chẩn đoán hình ảnh. 2. Trình bày được phương hướng đầu tư trang thiết bị đối với khoa chẩn đoán hình ảnh. 3. Trình bày được các yêu cầu quản lý khoa chẩn đoán hình ảnh. Lượng giá: 1. Trình bày tổ chức khoa chẩn đoán hình ảnh - Tên gọi - Chức năng nhiệm vụ - Cơ sở - Hướng dẫn đầu tư trang thiết bị 2. Trình bày quản lý khoa chẩn đoán hình ảnh - Quản lý chuyên môn kỹ thuật và an toàn bức xạ - Quản lý hành chính - Quản lý nhân lực và lao động - Quản lý khoa học và đào tạo - Quản lý kinh tế Tài liệu tham khảo: [1] Qui chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, 1998. [2] Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, 2001. [3] Kỹ thuật hình ảnh Xquang JICA (Trung tâm y tế quốc tế Nhật Bản) BÀI 3: NGUYÊN TẮC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ CHỐNG PHÓNG XẠ
  14. 14 Giới thiệu: Vấn đề quan trọng nhất để đảm bảo cho thiết bị hoạt động tốt là việc cung cấp điện từ nguồn vào thiết bị. Việc này rất đơn giản thường chúng ta hay xem nhẹ. Đường dây từ phích cắm vào thiết bị khoảng 2m, không được cho qua nhà tắm hoặc bồn nước. Bắt buộc phải có dây nối đất cho thiết bị, nghiêm cấm việc nối dây đất vào ống nước, ống ga, dây điện thoại, dây đất của đường điện thắp sáng. Trước khi đấu vào thiết bị phải kiểm tra các đầu vít nối, dây dẫn điện xem đã tiếp xúc chưa, đã nối đúng theo màu sắc quy định chưa. Mục tiêu 1. Trình bày được các nguyên tắc an toàn về điện. 2. Trình bày được các nguyên tắc an toàn phóng xạ cho cán bộ Xquang và cho bệnh nhân. Nội dung: 1. An toàn về điện. 1.1. An toàn cho thiết bị Để thiết bị hoạt động tốt cần thiết phải đảm bảo được 3 yếu tố: - Thiết bị được an toàn khi sử dụng. - Thiết bị phải làm việc chính xác có hiệu quả khi cần thiết. - Người sử dụng phải hiểu một cách đầy đủ về thiết bị, tính năng tác dụng của thiết bị, giới hạn cho phép sử dụng. Vấn đề quan trọng nhất để đảm bảo cho thiết bị hoạt động tốt là việc cung cấp điện từ nguồn vào thiết bị. Việc này rất đơn giản thường chúng ta hay xem nhẹ. Đường dây từ phích cắm vào thiết bị khoảng 2m, không được cho qua nhà tắm hoặc bồn nước. Bắt buộc phải có dây nối đất cho thiết bị, nghiêm cấm việc nối dây đất vào ống nước, ống ga, dây điện thoại, dây đất của đường điện thắp sáng. Trước khi đấu vào thiết bị phải kiểm tra các đầu vít nối, dây dẫn điện xem đã tiếp xúc chưa, đã nối đúng theo màu sắc quy định chưa. * Chú ý: + Trường hợp thiết bị không có dây nối sẵn, khi thay dây nối cần chú ý đến tải của thiết bị để chọn dây dẫn cho phù hợp. + Phải chú ý đến điện áp danh định của thiết bị là bao nhiên Von, xoay chiều hay một chiều (AC hay DC). Đây là vấn đề hết sức quan trọng để thiết bị hoạt động an toàn. + Phích cắm phải được nối đúng đầu dây đã quy định. 1.2. An toàn cho người sử dụng - Những người làm việc ở nơi có điện áp cao phải được khám sức khỏe. - Những người không có phận sự không được vào buồng Xquang. - Khi làm việc với điện thế cao không được sờ mó vào 2 đầu dây điện thế khác nhau. - Các máy hiện đại có bộ phận bảo vệ chống điện cao thế, bóng Xquang cũng đặt trong thùng dầu cách điện, dây dẫn điện cao thế cũng bọc trong nhiều lớp cách điện. Nhưng dù có biện pháp ấy cũng phải hết sức cẩn thận khi sử dụng điện. - Chỗ yếu nhất là các đầu cáp cao thế cho nên cần phải bảo quản tốt để đảm bảo độ cách điện. Không để gãy rạn lớp cao su ngoài. Các đường cong phải có đường
  15. 15 kính tối thiểu trên 15 lần đường kính của dây. 2. An toàn phóng xạ. 2.1. An toàn về cơ sở vật chất và trang thiết bị - Tia X là sóng điện từ giống như các tia α, β, λ.., chúng có khả năng oxy hóa một số chất và gây nên ảnh hưởng sinh vật học cho cơ thể vì vậy khi sử dụng tia X cần tôn trọng những quy định về bảo vệ quang tuyến cho bệnh nhân, nhân viên và môi trường xung quanh. Tùy theo liều chiếu xạ và độ nhạy cảm quang tuyến của một cấu trúc sinh học, các tổn hại sẽ ở mức độ khác nhau. - Cán bộ nhân viên làm ở buồng Xquang nếu không chú ý đến công tác bảo về an toàn tia X thì dễ bị nhiễm. Đối với những người xung quanh, ở các buồng lân cận, tầng trên tầng dưới cũng bị ảnh hưởng. Theo quy định của một số nước thì liều Rơnghen cho phép như sau: + 1 lần 25-30r. + Liều 100r có thể gây ra nhức đầu khó ngủ. + Liều 300-600r gây ra bệnh nhiễm xạ. + Liều trên 600r nguy hiểm đến tính mạng có thể gây chết người. - Liều cho phép trong thời gian dài, nghĩa là liều Rơnghen có thể tiếp nhận hàng ngày trong một thời gian dài mà không gây ra bệnh tật là 0,05r trong không khí trong một ngày làm việc chiếu vào toàn bộ cơ thể. Nếu chỉ chiếu vào tay liều có thể cao hơn 0,25r/ngày. - Tuy vậy cũng phải chú ý đến giờ làm việc trong ngày, nếu thời gian làm việc ngắn, liều cho phép có thể cao hơn một ít, nếu thời gian làm việc dài liều sẽ phải giảm bớt. - Đối với những người làm việc ở những buồng lân cận liều cho phép là 0,005r trong một ngày làm việc 8 tiếng. * Để bảo vệ chống tia X cần chú ý: - Kết cấu trang bị phòng Xquang + Khi thiết kế phòng Xquang cần làm đủ độ rộng cần thiết, để có thể đặt tủ điều khiển xa bóng Xquang, tường phải đủ độ dầy, có trát barit để bảo vệ môi trường xung quanh, các cửa ra vào đều phải được ốp chì. + Tất cả cửa ra vào đều phải có đèn báo nguy hiểm. + Khi đặt máy phải hướng bóng Xquang về nơi không có người hoặc xa khu dân cư, cần chú ý bảo vệ chống các tia khuếch tán. + Các buồng Xquang nên làm rộng rãi, cao ráo thoáng khí, hàng ngày sau giờ làm việc phải mở các cửa để thay đổi không khí trong buồng. - Yêu cầu về trang bị + Máy Xquang phải đảm bảo các yêu cầu về thông số an toàn kỹ thuật, đặc biệt là không được dùng máy quá cũ. + Phải có đầy đủ các phương tiện bảo vệ chống tia X là chì: kính chì, áo chì, găng tay chì, ghế chì, bình phong chì. Nếu tấm kính chì dày khoảng 5mm thì nó cản tia X tương đương với 1mm chì. + Đối với các máy Xquang có bóng đèn đã được bảo vệ chống tia X trong việc thiết kế buồng cần chú ý chống các tia khuếch tán, các tường phải bọc lớp chì dày 0,3-0,8mm. + Định kỳ phải kiểm tra các phương tiện bảo vệ. Đo độ nhiễm của buồng bằng
  16. 16 các máy đo xạ để có biện pháp xử lý, các buồng lân cận cũng cần được kiểm tra. 2.2. Đảm bảo an toàn cho nhân viên và bệnh nhân - Đảm bảo an toàn cho nhân viên: + Nhân viên làm công tác tiếp xúc với phóng xạ phải được khám sức khỏe trước khi được nhận vào làm việc, phải được khám sức khỏe định kỳ. + Phải có kiến thức về an toàn phóng xạ. + Phải thường xuyên đeo liều xạ kế. + Phải thực hiện tốt các quy định về an toàn phóng xạ trong quá trình làm việc. + Không đứng gần hoặc trước bóng Xquang khi không cần thiết. + Kỹ thuật viên phải chú ý sử dụng các phương tiện bảo vệ như găng tay chì, áo chì. + Có chế độ nghỉ ngơi bồi dưỡng hợp lý, nếu có hiện tượng nhiễm quá liều phóng xạ quy định thì phải bố trí chuyển sang công việc khác. - Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân: + Sắp xếp bệnh nhân ngồi chờ khám bệnh đúng nơi quy định. + Khi chụp chiếu cho bệnh nhân phải hạn chế lượng tia X mà bệnh nhân phải hấp thụ tới mức thấp nhất như: Phải che chắn cho bệnh nhân các bộ phận không cần chụp chiếu, đặc biệt là các bộ phận sinh dục, chọn phương pháp chụp chiếu thích hợp nhất nhằm giảm liều hấp thụ cho bệnh nhân. Ghi nhớ: 1. Trình bày được các nguyên tắc an toàn về điện. 2. Trình bày được các nguyên tắc an toàn phóng xạ cho cán bộ X quang và cho bệnh nhân. Lượng giá: 1. Trình bày an toàn về điện: - An toàn về điện. - An toàn cho người sử dụng. 2. Trình bày an toàn phóng xạ: - An toàn về cơ sở vật chất và trang thiết bị. - An toàn cho nhân viên và bệnh nhân. Tài liệu tham khảo: [1] Qui chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, 1998. [2] Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, 2001. [3] Kỹ thuật hình ảnh Xquang JICA (Trung tâm y tế quốc tế Nhật Bản)
  17. 17 BÀI 4: CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH Giới thiệu: Có nhiều thông tư văn bản liên quan đến khoa chẩn đoán hình ảnh, nhưng thông tư quan trọng nhất là: Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 09/06/2014 hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong Y tế. Cho nên trong giới hạn chương trình chúng tôi chỉ đề cập chi tiết đến Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 09/06/2014 hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong Y tế. Mục tiêu 1. Nêu được các thông tư liên quan đến khoa chẩn đoán hình ảnh. 2. Trình bày được những điểm cơ bản trong Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 09/06/2014 Nội dung: Có nhiều thông tư văn bản liên quan đến khoa chẩn đoán hình ảnh, nhưng thông tư quan trọng nhất là: Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 09/06/2014 hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong Y tế. Cho nên trong giới hạn chương trình chúng tôi chỉ đề cập chi tiết đến Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 09/06/2014 hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong Y tế. 1. Các thông tư liên quan đến chẩn đoán hình ảnh. - Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 09/06/2014 - Nghị định số 50/1998/NĐ-CP về an toàn và kiểm tra bức xạ. - Văn bản của Tổng cục tiêu chuẩn – Đo lường chất lượng ĐLVN 41:1999; Máy Xquang thông thường – Quy trình kiểm định, ĐLVN 42:1999: Máy Xquang chụp cắt lớp vi tính – Quy trình kiểm định, ĐLVN 65:2000: Máy tăng sáng truyền hình – Quy trình kiểm định. 2. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 13/2014/TTLT-BKHCNMT-BYT NGÀY 09/06/2014. BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Y TẾ NAM Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2014 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Căn cứ Luật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng nguyên tử; Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
  18. 18 Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư liên tịch quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư liên tịch này quy định các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ đối với thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ sử dụng trong y tế và thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân; yêu cầu đối với phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng làm việc với nguồn phóng xạ và thuốc phóng xạ, phòng lưu người bệnh điều trị bằng phóng xạ (uống thuốc phóng xạ hoặc cấy nguồn phóng xạ) và kho lưu giữ nguồn phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ; yêu cầu đối với việc lắp đặt, vận hành thiết bị bức xạ; yêu cầu kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ công chúng và chiếu xạ y tế; yêu cầu về ứng phó sự cố bức xạ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế. 2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, y tế dự phòng và kiểm nghiệm dược phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) có sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ và thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân. 3. Thông tư liên tịch này không áp dụng đối với công việc bức xạ sản xuất thuốc phóng xạ bằng cyclotron. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chiếu xạ y tế là sự tác động của bức xạ ion hóa lên các đối tượng sau: a) Người bệnh khi thực hiện chẩn đoán hoặc điều trị bệnh; b) Người được kiểm tra hoặc giám định sức khỏe; c) Người tình nguyện tham gia nghiên cứu y sinh học; d) Người tình nguyện giúp đỡ, chăm sóc người bệnh (việc đó không phải là nghề nghiệp của họ) khi người bệnh được chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa. 2. Mức chỉ dẫn trong chiếu xạ y tế là giá trị khuyến cáo của liều, suất liều hoặc hoạt độ phóng xạ được dùng tham khảo để kiểm soát chiếu xạ y tế và khi tiến hành công việc trong thực tế, nếu các giá trị này bị vượt quá hay thấp hơn nhiều thì cần có sự xem xét, đánh giá lại để đạt được mức chiếu xạ y tế hợp lý. 3. Người đứng đầu cơ sở y tế là người chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật để quản lý cơ sở y tế. 4. Nhân viên bức xạ y tế là các bác sỹ, điều dưỡng viên, y tá, hộ lý, dược sỹ, dược tá, kỹ sư, kỹ thuật viên, hộ sinh tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp với các thiết bị bức xạ hoặc các nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở hoặc chăm sóc người bệnh được điều trị bằng các đồng vị phóng xạ hoặc phải làm việc trong khu vực có chiếu xạ tiềm tàng với mức liều lớn hơn 1 mSv/năm hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ.
  19. 19 5. Thiết bị bức xạ được nêu trong Thông tư liên tịch này là các thiết bị phát tia X hoặc thiết bị có chứa nguồn phóng xạ được sử dụng trong y tế để chẩn đoán và điều trị bệnh, bao gồm: thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế, thiết bị chụp chẩn đoán sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị xạ trị. 6. Thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế là các thiết bị phát tia X được sử dụng để chiếu, chụp chẩn đoán bệnh, bao gồm: thiết bị X - quang chụp răng (thiết bị chụp răng toàn cảnh, thiết bị chụp sọ, thiết bị chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng), thiết bị X - quang chụp vú, thiết bị X - quang di động, thiết bị X - quang đo mật độ xương, thiết bị chiếu, chụp X - quang tổng hợp, thiết bị X - quang tăng sáng truyền hình, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X - quang chụp can thiệp và chụp mạch. 7. Thiết bị xạ trị là các thiết bị phát bức xạ ion hóa được sử dụng trong y tế để điều trị bệnh ung thư, bao gồm thiết bị X - quang xạ trị, máy gia tốc tuyến tính, thiết bị xạ trị từ xa dùng nguồn phóng xạ, thiết bị xạ trị áp sát suất liều cao HDR, thiết bị dao gamma. 8. Thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân là các thiết bị gamma camera, SPECT, SPECT/CT, PET, PET/CT, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ, máy ghi đo hoạt độ phóng xạ trong cơ thể (thận xạ ký, máy đo độ tập trung phóng xạ). Điều 3. Nguyên tắc chung về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế 1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ trong cơ sở y tế phải bảo đảm: a) Việc chỉ định khám, chữa bệnh bằng bức xạ ion hóa đem lại lợi ích thực tế cho người bệnh là đáng kể so với tác hại mà họ phải chịu. b) Không để liều chiếu xạ gây bởi các công việc này đối với nhân viên bức xạ y tế và công chúng vượt quá liều giới hạn; bảo đảm liều chiếu xạ đối với người bệnh theo mức chỉ dẫn. c) Giữ cho liều chiếu xạ đối với người bệnh, nhân viên bức xạ y tế, công chúng và số người bị chiếu xạ ở mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý. 2. Chỉ tiến hành các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, y tế dự phòng và kiểm nghiệm dược phẩm sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ. Chương II YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ Điều 4. Yêu cầu chung về bảo đảm an toàn đối với thiết bị bức xạ, thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân 1. Các thiết bị bức xạ sử dụng cho chẩn đoán, điều trị bệnh và các thiết bị được sử dụng trong y học hạt nhân phải có chứng chỉ chất lượng cho dạng hoặc loại thiết bị (type hoặc model) chỉ rõ việc tuân thủ với các yêu cầu bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) hoặc các tiêu chuẩn quốc gia tương đương. 2. Có các tài liệu đi kèm theo thiết bị, bao gồm tài liệu về thông số kỹ thuật của thiết bị, hướng dẫn vận hành và bảo trì, hướng dẫn an toàn. Các tài liệu hướng dẫn vận hành, hướng dẫn an toàn phải được dịch ra tiếng Việt. 3. Các chỉ dẫn vận hành hoặc các chữ viết tắt và các giá trị vận hành trên bảng
  20. 20 điều khiển của thiết bị bức xạ phải bằng tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người vận hành máy sử dụng. 4. Thiết bị bức xạ phải có các cơ cấu kiểm soát chùm tia bức xạ chỉ thị rõ và tin cậy trạng thái chùm tia đang “ngắt” hay “mở”. 5. Thiết bị bức xạ phải có cơ cấu để khu trú chùm tia cho mục đích kiểm soát chùm tia chỉ vào vùng cơ thể người bệnh cần chẩn đoán hoặc điều trị. 6. Trường bức xạ phát ra trong vùng để chẩn đoán hay điều trị trên người bệnh phải đồng đều và độ không đồng đều của trường bức xạ phải được nhà cung cấp chỉ rõ. Điều 5. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế Thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế ngoài việc thực hiện yêu cầu theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này phải bảo đảm các yêu cầu sau: 1. Mức bức xạ rò của đầu bóng phát tia X không vượt quá 1mGy/giờ tại khoảng cách 1m từ vỏ đầu bóng phát tia X lấy trung bình trên diện tích không vượt quá 100 cm2 cho mọi chế độ làm việc của thiết bị được nhà sản xuất khuyến cáo. 2. Giá trị lọc cố định của hệ đầu bóng phát X - quang trong đơn vị milimét nhôm tương đương (mm Al) phải ghi rõ trên vỏ hộp chứa bóng. 3. Có hệ kiểm tra kích thước chùm tia bằng nguồn sáng, trừ thiết bị X - quang chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng và thiết bị X - quang chụp vú. 4. Các thông số điện áp phát (kV), dòng bóng phát (mA), thời gian phát tia (s) hoặc hằng số phát tia (mAs) phải được hiển thị trên tủ điều khiển khi đặt chế độ làm việc và khi chụp. 5. Đối với thiết bị chụp X - quang, việc phát tia phải được chấm dứt sau một thời gian đặt trước hoặc sau khi đạt giá trị mAs đặt trước hoặc đạt giá trị liều chiếu xạ đặt trước. 6. Đối với thiết bị X - quang soi chiếu phải có bộ kiểm soát tự động chế độ phát tia AEC hoặc công tắc điều khiển phát tia dạng bấm và giữ, bảo đảm thiết bị chỉ phát tia nếu công tắc được bấm, giữ chặt và sẽ ngừng phát tia khi thả công tắc. 7. Thiết bị X - quang di động phải có cáp nối đủ dài để bảo đảm khoảng cách giữa người vận hành thiết bị và bóng phát tối thiểu 2 m. Đối với thiết bị bức xạ khác, khoảng cách này tối thiểu là 3 m. 8. Thiết bị X - quang can thiệp phải có các tấm che chắn cao su chì lắp tại bàn người bệnh để che chắn các tia bức xạ ảnh hưởng đến nhân viên và hệ che chắn treo trên trần để sử dụng cho mục đích bảo vệ mắt và tuyến giáp của nhân viên khi theo dõi người bệnh. Các tấm che chắn cao su chì phải bảo đảm có chiều dày che chắn không nhỏ hơn 0,5 milimét chì tương đương. Điều 6. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị xạ trị Thiết bị xạ trị ngoài việc thực hiện yêu cầu theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này phải bảo đảm các yêu cầu sau: 1. Cho phép dừng chiếu xạ từ bàn điều khiển và việc cho chiếu xạ lại sau khi dừng chỉ có thể thực hiện được từ bàn điều khiển; tự động trả nguồn về vị trí bảo vệ khi mất điện và giữ nguồn ở vị trí bảo vệ đó cho đến khi thiết bị được bật khởi động lại từ bàn điều khiển. 2. Các thiết bị xạ trị dùng nguồn phóng xạ phải có ít nhất 02 (hai) cơ cấu điều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0