intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quản lý tài chính xã (Nghề: Kế toán hành chính sự nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Quản lý tài chính xã cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổng quan về quản lý tài chính xã; Sử dụng kế toán trong quản lý ngân sách xã; Lập dự toán ngân sách xã; Chấp hành ngân sách xã. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quản lý tài chính xã (Nghề: Kế toán hành chính sự nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH XÃ NGÀNH, NGHỀ: KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm2021của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
  3. LỜI GIỚI THIỆU Quản lý tài chính xã là những kiến thức cần thiết về nghiệp vụ tài chính kế toán cấp xã, các kỹ năng tác nghiệp trọng yếu và kinh nghiệm quản lý tài chính xã. Lĩnh vực quản lý tài chính xã là lĩnh vực phức tạp và thường xuyên thay đổi. Đồng Tháp, ngày…..tháng... năm 2017 Chủ biên Nguyễn Thanh Tâm ii
  4. MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii CHƢƠNG 1:Tổng quan về quản lý tài chính xã ........... Error! Bookmark not defined. 1. Những vấn đề chung về tài chính xã ............................................................ 1 2. Khái quát về quản lý tài chính xã ................................................................. 1 CHƢƠNG 2: Lập dự toán ngân sách xã ............................................................. 4 1. Mục tiêu, yêu cầu lập dự toán ngân sách xã ...................................................... 4 2. Căn cứ lập dự toán ngân sách xã....................................................................... 4 3.Trình tự lập, quyết định lập dự toán ngân sách xã ......................................... 4 4. Xây dựng dự toán thu ngân sách xã .................................................................. 6 5. Xây dựng dự toán chi ngân sách xã .................................................................. 7 CHƢƠNG 3: Chấp hành ngân sách xã. ............................................................. 11 1. Khái niệm chấp hành ngân sách nhà nƣớc.. ..................................................... 11 2. Đặc điểm cơ bản của chấp hành ngân sách nhà nƣớc. ...................................... 11 3. Hoạt động chấp hành ngân sách nhà nƣớc. ...................................................... 12 4.Trình tự, thủ tục chấp hành ngân sách nhà nƣớc ......................................... 12 CHƢƠNG 4: Sử dụng kế toán trong quản lý ngân sách xã ............................ 20 1. Kế toán các khoản thu ngân sách xã. .................................................................. 20 2. Kế toán thu ngân sách đã qua kho bạc. ............................................................... 21 3. Kế toán các khoản chi ngân sách xã. .................................................................. 22 4. Kế toán các khoản chi ngân sách đã qua kho bạc. ............................................... 24 5. Kế toán chênh lệch thu chi ngân sách xã..................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 27 iii
  5. iv
  6. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH XÃ 1. Những vấn đề chung về tài chính xã 1.Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn giao chính quyền cấp xã quản lý, bao gồm: Thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho ngân sách xã. 2. Thu ngân sách xã đƣợc hƣởng bao gồm các khoản thu ngân sách nhà nƣớc phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đƣa vào ngân sách xã quản lý: a) Thu ngân sách xã gồm các khoản thu phân cấp cho ngân sách xã hƣởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; b) Đối với khoản thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác, xã không đƣợc đấu thầu thu khoán một lần cho nhiều năm làm ảnh hƣởng đến việc cân đối ngân sách xã các năm sau; trƣờng hợp thật cần thiết phải thu một lần cho một số năm, thì chỉ đƣợc thu trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân xã, không đƣợc thu trƣớc thời gian của nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân khóa sau, trừ trƣờng hợp thu đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 3. Chi ngân sách xã, bao gồm chi đầu tƣ phát triển; chi thƣờng xuyên nhằm bảo đảm quốc phòng, an ninh của Nhà nƣớc, chi hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội; chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đƣợc thành lập theo quy định khi các tổ chức này đƣợc Nhà nƣớc giao nhiệm vụ; chi phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chi khác theo quy định của pháp luật. 2. Khái quát về quản lý tài chính xã 1. Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nƣớc và chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc của xã; đồng thời phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cƣ, trình độ quản lý của chính quyền cấp xã. 1
  7. 2. Phù hợp với việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng; phân cấp nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ƣơng (dƣới đây gọi chung là huyện). 3. Đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng, trƣờng hợp có phân cấp cho xã thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách xã không vƣợt tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng do Quốc hội quyết định. Riêng đối với các loại thuế, lệ phí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật ngân sách nhà nƣớc, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. 4. Khi phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã phải căn cứ vào nhiệm vụ chi, khả năng thu ngân sách trên địa bàn; phân cấp tối đa nguồn thu tại chỗ, đảm bảo các xã có nguồn thu cân đối với nhiệm vụ chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển trên địa bàn theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, hạn chế yêu cầu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên. 5. Trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng, ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phƣơng. Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp huyện, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách xã so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách. 6. Kết thúc mỗi thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách địa phƣơng, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định lại tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp ở địa phƣơng và số bổ sung cân đối ngân sách (nếu có), trong đó có ngân sách xã. *1. Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vƣợt quá nguồn thu đƣợc hƣởng theo quy định; không đƣợc đi vay hoặc huy động, chiếm dụng vốn của các tổ chức, cá nhân dƣới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã. 2. Trƣờng hợp quỹ ngân sách xã thiếu hụt tạm thời, trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm ứng từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã và phải hoàn trả trong năm ngân sách. Trƣờng hợp ngân sách cấp huyện không đáp ứng đƣợc, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cấp 2
  8. tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh hoặc tạm ứng ngân sách cấp trên và phải hoàn trả trong năm ngân sách. * Nguyên tắc quản lý ngân sách xã 1. Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát. 2. Mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc. 3. Các khoản thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán, quyết toán theo mục lục ngân sách nhà nƣớc và chế độ kế toán của Nhà nƣớc. 4. Ngân sách xã phải đƣợc công khai theo quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn. *Hoạt động tài chính khác của xã 1. Hoạt động tài chính khác của xã theo quy định của pháp luật bao gồm các quỹ tài chính nhà nƣớc ngoài ngân sách xã; tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã, trừ khoản thu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tƣ này; tài chính thôn, bản (các khoản thu, chi từ các khoản đóng góp của nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện do thôn, bản huy động) và một số hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật. 2. Ủy ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có liên quan đến các loại tài sản công của xã, tài sản của Nhà nƣớc và tài sản khác theo chế độ quy định. 3. Xã đƣợc mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nƣớc hoặc ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng để gửi các khoản tiền không thuộc phạm vi ngân sách xã. 4. Các khoản thu, chi tài chính khác của xã phải hạch toán kế toán, quyết toán rõ ràng, minh bạch chi tiết từng loại hoạt động. 3
  9. Chƣơng 2: LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ 1.Mục tiêu, yêu cầu lập dự toán ngân sách xã Hằng năm, trên cơ sở hƣớng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã lập dự toán ngân sách năm sau (theo mẫu biểu số 01 đến mẫu biểu số 5 kèm theo Thông tƣ này) trình Hội đồng nhân dân xã quyết định. 2. Căn cứ lập dự toán ngân sách xã a) Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội của xã; b) Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nƣớc, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định; c) Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng, là định mức phân bổ chi ngân sách do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; d) Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo; đ) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và năm trƣớc; e) Báo cáo dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách xã. 3. Trình tự lập, quyết định dự toán ngân sách xã a) Bộ phận tài chính, kế toán xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý); b) Các đơn vị, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đƣợc giao và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi lập dự toán chi của đơn vị, tổ chức mình; c) Bộ phận tài chính, kế toán xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình Ủy ban nhân dân xã báo cáo Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã xem xét, cho ý kiến trƣớc khi gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp. Thời gian báo cáo dự toán ngân sách xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; d) Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện làm việc với Ủy ban nhân dân xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn định mới theo 4
  10. khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phƣơng. Đối với các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chỉ tổ chức làm việc với Ủy ban nhân dân xã về dự toán ngân sách khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân xã; đ) Quyết định dự toán ngân sách xã: Sau khi nhận đƣợc quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã hoàn chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đƣợc giao quản lý; dự toán thu, chi ngân sách xã và phƣơng án phân bổ ngân sách xã báo cáo Ban Kinh tế - Xã hội xã thẩm tra, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã xem xét, cho ý kiến, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định theo thời hạn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Sau khi dự toán ngân sách xã đƣợc Hội đồng nhân dân xã quyết định, Ủy ban nhân dân xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch để tổ chức thực hiện; e) Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định dự toán ngân sách xã, trƣờng hợp có sai sót phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh dự toán theo đúng quy định, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nƣớc cùng cấp làm căn cứ để thực hiện dự toán theo quy định. 4. Ngân sách xã đƣợc bố trí mức dự phòng ngân sách hàng năm tƣơng ứng từ 2% đến 4% tổng dự toán chi để đảm bảo các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã mà chƣa đƣợc dự toán, Ủy ban nhân dân xã quyết định sử dụng dự phòng ngân sách xã, kết thúc mỗi quý báo cáo Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã và báo cáo Hội đồng nhân dân xã tại kỳ họp gần nhất. 5. Điều chỉnh dự toán ngân sách xã hằng năm (nếu có) trong các trƣờng hợp có yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hƣớng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi. Ủy ban nhân dân xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh báo cáo Ban Kinh tế- Xã hội xã, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã xem xét, cho ý kiến trƣớc khi trình Hội đồng nhân dân xã quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. 5
  11. 4. Xây dựng dự toán thu ngân sách xã 1. Căn cứ dự toán ngân sách xã và phƣơng án phân bổ ngân sách xã cả năm đã đƣợc Hội đồng nhân dân xã quyết định, Ủy ban nhân dân xã quyết định phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo từng bộ phận (theo mẫu biểu số 06 kèm theo Thông tƣ này) gửi Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch để nhập dự toán và làm căn cứ kiểm soát, thanh toán các khoản chi; đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để báo cáo. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền) là chủ tài khoản thu, chi ngân sách xã. 3. Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ. Riêng những xã ở xa Kho bạc Nhà nƣớc, điều kiện đi lại khó khăn, chƣa thể thực hiện việc nộp trực tiếp, kịp thời các khoản thu của ngân sách xã vào Kho bạc Nhà nƣớc thì cho phép để lại để chủ động chi theo chế độ quy định và trong phạm vi dự toán đã đƣợc Hội đồng nhân dân xã quyết định; định kỳ hằng tháng làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi vào ngân sách nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định. 4. Tổ chức thu ngân sách: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo bộ phận tài chính, kế toán xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức, đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc của Ủy ban nhân dân xã, thực hiện nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nƣớc hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nƣớc (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) tại ngân hàng thƣơng mại nơi Kho bạc Nhà nƣớc ủy nhiệm thu hoặc phối hợp thu. Đối với các khoản thu ngân sách do Ủy ban nhân dân xã trực tiếp thu, thì định kỳ phải nộp vào Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định hoặc làm thủ tục nộp ngân sách theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Việc kê khai, nộp thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý thuế; c) Trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phải hoàn trả khoản thu ngân sách xã, thì thủ tục và quyết định hoàn trả thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành; d) Việc luân chuyển chứng từ đƣợc thực hiện nhƣ sau: 6
  12. Đối với các khoản thu ngân sách xã đƣợc hƣởng 100% hoặc các khoản thu phân chia với ngân sách cấp trên, Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch lập Bảng kê các khoản thu ngân sách xã, gửi Ủy ban nhân dân xã theo từng tháng; Đối với số thu bổ sung từ ngân sách huyện cho ngân sách xã: Hằng tháng, Ủy ban nhân dân xã chủ động rút dự toán tại Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch để đảm bảo cân đối ngân sách cấp mình; mức rút tối đa hàng tháng về nguyên tắc không vƣợt quá 1/12 tổng mức bổ sung cân đối ngân sách cả năm; riêng các tháng trong quý I, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã, mức rút dự toán có thể cao hơn, nhƣng mức rút 01 tháng không vƣợt quá 12% dự toán năm và đảm bảo tổng mức rút quý I không vƣợt quá 30% dự toán năm. Trƣờng hợp đặc biệt cần tăng thêm tiến độ rút dự toán, Ủy ban nhân dân xã có văn bản đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện xem xét, giải quyết. Riêng vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã (bao gồm cả bổ sung có mục tiêu ngoài dự toán giao đầu năm), căn cứ khả năng nguồn thu và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định việc rút dự toán của ngân sách xã cho phù hợp thực tế ở địa phƣơng. Căn cứ giấy rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp trên của Ủy ban nhân dân xã (theo mẫu biểu hiện hành); Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch kiểm tra các điều kiện: đã có trong dự toán đƣợc giao, trong giới hạn rút vốn hằng tháng, sau đó hạch toán chi ngân sách cấp trên, thu ngân sách cấp dƣới theo đúng nội dung khoản bổ sung và mục lục ngân sách nhà nƣớc. 5. Xây dựng dự toán chi ngân sách xã a) Khi thực hiện quyết định chi ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi phải kiểm tra, bảo đảm khoản chi đáp ứng các điều kiện sau: Đúng dự toán đƣợc giao, trừ trƣờng hợp đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phân bổ dự toán chƣa đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định và các khoản chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng ngân sách, kết dƣ ngân sách năm trƣớc theo quyết định của cấp có thẩm quyền; 7
  13. Đối với chi đầu tƣ phát triển, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tƣ công và xây dựng; Đối với chi thƣờng xuyên phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; Chứng từ, hồ sơ thanh toán phải hợp lệ, hợp pháp; đối với các khoản mua sắm, sửa chữa tài sản có giá trị lớn phải thực hiện đấu thầu theo quy định; b) Các tổ chức, đơn vị thuộc xã: Lập dự toán sử dụng kinh phí hằng quý (chia ra từng tháng) gửi Ủy ban nhân dân xã. Khi có nhu cầu chi, các đơn vị, tổ chức làm các thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân xã rút tiền tại Kho bạc Nhà nƣớc hoặc quỹ tại xã để thanh toán; Chấp hành đúng quy định về thanh toán và quyết toán sử dụng kinh phí với Ủy ban nhân dân xã; c) Bộ phận tài chính, kế toán xã: Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị, tổ chức; Bố trí nguồn theo dự toán năm để đáp ứng nhu cầu chi. Trƣờng hợp nhu cầu chi lớn hơn thu tại một thời điểm, thì ƣu tiên bố trí kinh phí đảm bảo nhiệm vụ chi lƣơng, các khoản chi có tính chất lƣơng, các khoản chi an sinh xã hội, trợ cấp đối tƣợng bảo trợ xã hội đầy đủ, kịp thời. Trƣờng hợp vẫn không đảm bảo nguồn, bộ phận tài chính, kế toán xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tăng tiến độ cấp bổ sung cân đối hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn thu; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp xử lý; d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi thông qua ký duyệt giấy rút dự toán hoặc lệnh chi tiền (gọi tắt là chứng từ chi) hoặc tạm ứng kinh phí bằng giấy đề nghị tạm ứng theo quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; đ) Quy trình chi ngân sách xã: 8
  14. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách xã đã đƣợc Hội đồng nhân dân quyết định, tiến độ công việc, bộ phận tài chính, kế toán xã làm thủ tục chi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định gửi Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch và kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật. Trên chứng từ chi phải ghi cụ thể, đầy đủ chƣơng, loại, khoản, mục, tiểu mục theo quy định của mục lục ngân sách nhà nƣớc, kèm theo Bảng kê chứng từ chi (theo mẫu biểu số 14 kèm theo Thông tƣ này), tài liệu chứng minh. Trƣờng hợp thanh toán một lần có nhiều chƣơng, thì lập thêm Bảng kê chi, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nƣớc (theo mẫu biểu số 15 kèm theo Thông tƣ này), trên Bảng kê ghi rõ số hiệu, ngày, tháng của chứng từ chi, đồng thời trên chứng từ chi phải ghi rõ số hiệu của Bảng kê, tổng số tiền; Trƣờng hợp thanh toán bằng tiền mặt, sử dụng chứng từ chi bằng tiền mặt. Kho bạc Nhà nƣớc kiểm tra, nếu đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán cho khách hàng hoặc ngƣời đƣợc sử dụng; Trong những trƣờng hợp thật cần thiết, nhƣ tạm ứng công tác phí, ứng tiền trƣớc cho khách hàng, cho nhà thầu theo hợp đồng, chuẩn bị hội nghị, tiếp khách, mua sắm nhỏ và các nhiệm vụ cần thiết khác đƣợc tạm ứng để chi. Trong trƣờng hợp này, trên chứng từ chi chỉ ghi tổng số tiền cần tạm ứng. Khi thanh toán tạm ứng phải có đủ chứng từ hợp lệ, bộ phận tài chính, kế toán xã phải lập Bảng kê chứng từ chi (theo mẫu biểu số 14 kèm theo Thông tƣ này) và Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (theo mẫu biểu số 16 kèm theo Thông tƣ này) gửi Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch làm thủ tục chuyển tạm ứng sang thực chi ngân sách; Các khoản thanh toán ngân sách xã cho các đối tƣợng thụ hƣởng phải đƣợc thực hiện bằng hình thức chuyển khoản (trừ trƣờng hợp đƣợc phép chi bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc); Đối với các khoản chi từ các nguồn thu đƣợc giữ lại tại xã, bộ phận tài chính, kế toán xã phối hợp với Kho bạc Nhà nƣớc định kỳ làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi vào ngân sách xã; khi làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi phải kèm theo Bảng kê chứng từ thu và Bảng kê chứng từ chi theo đúng chế độ quy định; e) Chi thƣờng xuyên: 9
  15. Ƣu tiên chi trả tiền lƣơng, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp cho cán bộ, công chức xã, chi an sinh xã hội, trợ cấp đối tƣợng bảo trợ xã hội; Các khoản chi thƣờng xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khối lƣợng thực hiện công việc, khả năng của ngân sách xã tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp; g) Chi đầu tƣ phát triển: Việc quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của ngân sách xã phải thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật về đầu tƣ công và phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của ngân sách xã thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính; Đối với dự án đầu tƣ bằng nguồn đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện, ngoài các quy định chung cần phải bảo đảm: Mở sổ kế toán theo dõi và phản ánh kịp thời mọi khoản đóng góp bằng tiền, ngày công lao động, hiện vật của nhân dân; trong quá trình thi công, nghiệm thu và thanh toán phải có sự giám sát của Ban giám sát đầu tƣ của cộng đồng theo chế độ quy định; Chi xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật đầu tƣ công, xây dựng và các quy định về tài chính theo chế độ quy định; nghiêm cấm việc nợ đọng xây dựng cơ bản, chiếm dụng vốn dƣới mọi hình thức. 6. Điều chỉnh dự toán ngân sách xã thực hiện theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 Luật ngân sách nhà nƣớc. 10
  16. Chƣơng 3: CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH XÃ 1. Khái niệm chấp hành ngân sách nhà nƣớc Trong khoa học pháp lí, chấp hành là khái niệm đƣợc nhắc tới với đặc trƣng của các quan hệ mang tính công quyền. Chấp hành ngân sách đƣơc xem xét, nghiên cứu nhƣ một nội dung quan trọng của quan hệ tài chính công. Chấp hành ngân sách là quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nƣớc sau khi đƣợc các cơ quan có thẩm quyền thông qua những trật tự, nguyên tắc luật định. Chấp hành ngân sách, nhƣ vậy,về bản chất kinh tế, là việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính thực tế đƣợc ghi nhận trong dự toán ngân sách nhà nƣớc đƣợc cơ quan có thẩm quyền thông qua (với góc độ là một kế hoạch tài chính). Điều này cho thấy, việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính trong dự toán ngân sách do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành, về bản chất, không khác biệt so với các chủ thể khác thực hiện các kế hoạch tài chính của mình. Sự khác biệt giữa Nhà nƣớc với các chủ thể khác trong việc thực hiện kế hoạch tài chính của mình chỉ ở phƣơng thức và căn cứ pháp lí để thực hiện các chỉ tiêu tài chính đó mà thôi. 2. Đặc điểm cơ bản của chấp hành ngân sách nhà nƣớc Chấp hành ngân sách nhà nƣớc có hai đặc điểm cơ bản - Hoạt động chấp hành ngân sách nhà nƣớc luôn có sự tham gia của Nhà nƣớc, gắn với lợi ích của Nhà nƣớc. Thông qua các cơ quan chức năng hoặc nhân danh chính mình, Nhà nƣớc tham gia vào tất cả các quan hệ chấp hành ngân sách, cho dù ở giai đoạn phân bổ ngân sách hay ở giai đoạn chấp hành thu, chấp hành chi ngân sách nhà nƣớc. - Hoạt động chấp hành ngân sách tạo ra năng lực tài chính thực tế (thông qua hoạt động thu ngân sách) và sử dụng nguồn vật chất này vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc. Về phƣơng diện kinh tế, hoạt động chấp hành ngân sách nhà nƣớc ở bất kì quốc gia nào cũng đều có nội dung cơ bản giống nhau, song hoạt động đó lại đƣợc thực hiện dựa trên những cơ sở pháp lí khác nhau, đó là pháp luật quốc gia về ngân sách nhà nƣớc. Vì vậy, xét từ khía cạnh pháp lí, có thể quan niệm chấp hành ngân sách nhà nƣớc là một chế định pháp luật cụ thể, bao gồm các quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện toán ngân sách nhà nƣớc. 11
  17. Chấp hành dự toán ngân sách nhà nƣớc thực chất là việc thực hiện hoá các chỉ tiêu tài chính về thu, chi ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc ghi trong dự toán ngân sách hằgn năm. Vì thế, hoạt động này thƣờng gắn với quá trình hình thành, quản lí, sử dụng quỹ ngân sách nhà nƣớc thông qua việc sử dụng cơ chế hành chính (bắt buộc) hoặc cơ chế hợp đòng (tự nguyện). 3. Hoạt động chấp hành ngân sách nhà nƣớc Theo thông lệ, chấp hành ngân sách nhà nƣớc thƣờng bao gồm các nội dung chủ yếu: phân bổ ngân sách; chấp hành dự toán thu ngân sách; chấp hành dự toán chi ngân sách. - Phân bổ ngân sách là việc công bố chính thức các chỉ tiêu thu, chi cho từng cấp ngân sách, từng đơn vị sử dụng ngân sách từ trung ƣơng đến các đơn vị dự toán cơ sở. Ý nghĩa pháp lí của việc phân bổ ngân sách là ở chỗ, hoạt động này tạo cơ sở pháp lí và tiền đề cho hoạt động hành thu và hoạt động chi tiêu cụ thể. Điều đó có nghĩa, nếu không có việc phân bổ ngân sách thì đƣơng nhiên không có cơ sở để thực hiện việc chấp hành dự toán thu và dự toán chi ngân sách nhà nƣớc. - Chấp hành dự toán thu ngân sách là việc các cấp ngân sách, các tổ chức, cá nhân, trên cơ sở hệ thống pháp luật, sử dụng những cách thức, biện pháp phù hợp để thu đầy đủ, kịp thời tất cả số thu đã ghi trong dự toán đƣợc phân bổ, kể cả số thu từ các nghiệp vụ vay nợ hay nhận viện trợ của nƣớc ngoài. - Chấp hành dự toán chi ngân sách là việc chuyển giao, sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch dự toán và đúng chế độ, thể lệ hiện hành qua các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc, thông qua hoạt động của cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm thực hiện các chƣờn trình hoạt động của Nhà nƣớc trên mọi lĩnh vực trong năm tài chính. Việc xác định chính xác và hợp lí các nội dung của hoạt động chấp hành ngân sách nhà nƣớc không chỉ hữu ích cho việc xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật thích hợp, hiệu quả đối với hoạt động ngân sách nhà nƣớc mà còn tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện dự toán ngân sách nahf nƣớc của các chủ thể có liên quan đến hoạt động ngân sách. 4. Trình tự, thủ tục chấp hành ngân sách nhà nƣớc 4.1. Trình tự, thủ tục tiến hành phân bổ ngân sách nhà nƣớc trong giai đoạn chấp hành ngân sách nhà nƣớc 12
  18. Hoạt động phân bổ ngân sách nhà nƣớc tạo căn cứ pháp lí tài chính có các cấp ngân sách thực hiện thu ngân sách, quản lí và thực hiện chi ngân sách. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách, việc phân bổ chỉ tiêu tài chính là căn cứ quan trọng, tạo điều kiện vật chất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao; trách nhiệm tìm kiếm nguồn vật chất bù đắp cho hoạt động của mình (vấn đề này đƣợc đặt ra cho các đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị sự nghiệp có thu). Trƣớc hết, các chỉ tiêu phân bổ cho các cấp ngân sách, kể cả ngân sách trung ƣơng và các cấp ngân sách ở địa phƣơng đã đƣợc thực hiện, Đối với các chỉ tiêu thu ngân sách nhà nƣớc (kể cả vay vốn để bù đắp) đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định, tiếp tục phân bổ, giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc (các cơ quan thu nằm trong cấp ngân sách tƣơng đƣơng). Chỉ tiêu ngày quyết định nội dung hoạt động của cơ quan tài chính, cơ quan kho bạc, cơ quan thuế, cơ quan hải quan trong năm ngân sách. Hiệu quả hoạt động, những vấn đề phát sinh chỉ hình thành khi các cơ quan đó thực hiện chỉ tiêu do ngân sách đồng cấp giao. Trên cơ sở chi tiêu phân bổ, các cơ quan thu có trách nhiệm lập kế hoạch cho tiết các khoản thu theo quý tiếp theo. Quy định này giúp cơ quan tài chính chủ động phân bổ nguồn thu và đƣa ra những phƣơng án cần thiết trong trƣờng hợp ngân sách nhà nƣớc bị mất cân đối tạm thời. Các chỉ tiêu chi ngân sách đƣợc phân bổ cho đối tƣợng có yêu cầu phải sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc. Kết quả các chỉ tiêu phân bổ phải đƣợc gửi cơ quan tài chính, cơ quan kho bạc để thực hiện hoạt động quản lí ngân sách nói chung, xác định nguồn kinh phí và thời điểm chi trả, căn cứ chi trả thực tế. 4.2. Trình tự, thủ tục chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nƣớc - Chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nƣớc từ thuế, phí, lệ phí Thuế, phí, lệ phí là khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nƣớc hằng năm. Trình tự, thủ tục thực hiện các khoản thu này thƣờng đƣợc quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật về thuế, phí, lệ phí. Theo đó, về cơ bản khoản thu từ thuế, phí, lệ phí phải đƣợc thực hiện theo trình tự thống nhất. - Chấp hành dự toán thu ngân sách từ tài sản do Nhà nƣớc quản lí Thực hiện chức năng tổ chức và quản lí kinh tế, Nhà nƣớc đầu tƣ tài sản, nguồn tài chính đáng kể vào các hoạt động kinh tế. Mặt khác, là ngƣời đại diện cho nhân dân 13
  19. thực hiện quyền đối với tài sản chung, Nhà nƣớc tiến hành hoạt động thu đối với các chủ thể nắm giữ, sử dụng tài sản hoặc chủ thể đƣợc đầu tƣ. Do đặc điểm của nguồn thu, cơ quan tài chính có trách nhiệm thực hiện các khoản thu. Theo đó, các cơ quan tài chính ra thông báo thu cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ. Việc ra thông báo của cơ quan tài chính cho khoản thu có thời điểm phát sinh khác nhau: có những khoản thu đƣợc thông báo và yêu cầu nộp định kì; nhiều khoản thu khác thực hiện mang tính cá biệt, không thƣờng xuyên. Trên cơ sở thông báo thu, các tổ chức có trách nhiệm nộp đúng hạn, đầy đủ số tiền ghi nhân trong thông báo thu tại cơ quan kho bạc nhà nƣớc hoặc cơ quan đƣợc uỷ quyền thu. - Chấp hành dự toán thu ngân sách từ vay nợ, viện trợ và các khoản thu từ đóng góp của công chúng Cơ sở pháp lí để thực hiện các khoản vay là quyết định của Quốc hội và cơ quan có thẩm quyền về việc tiến hành vay nơ thông qua phát hành trái phiếu, công trái xây dựng tổ quốc. Điều này có nghĩa: các khoản vay, về nguyên tắc, không đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên. Chúng chỉ đƣợc thực hiện khi Nhà nƣớc có nhu cầu bù đắp bội chị cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu, công trái nhằm cân đối khoản chênh lệch thiếu phần chi đầu tƣ. Căn cứ vào chƣơng trình thực hiện các dự án đầu tƣ, nhu cầu đầu tƣ xây dựng cơ bản, cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc xây dựng phƣơng án phát hành trái phiếu Chính phủ trình Thủ tƣớng Chính phủ quyết định. Sau khi phƣơng án đƣợc phê duyệt, cơ quan tài chính, kho bạc nhà nƣớc chủ động quyệt định khối lƣợng, thời điểm phát hành từng đợt. Tổ chức phát hành theo đúng tiến độ, phƣơng thức và loại trái phiếu đã đƣơc chuẩn y. Trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu chính phủ có thể khác nhau đối với từng phƣơng thức phát hành. Tất cả tỏ chức, cá nhân có nhu cầu, đủ điều kiện đƣợc phép mua trái phiếu Chính phủ (tham gia quan hệ cho vay). - Tổ chức thu ngân sách nhà nƣớc + Ra thông báo thu đôi với các khoản thu mang tính bắt buộc. + Thực hiện các khoản thu theo nhiệm vụ đầy đủ, kịp thời theo quy định cho từng loại thu. 14
  20. + Kiểm tra và thực hiện đúng các chứng từ có liên quan đến quá trình thu ngân sách nhà nƣớc. 4.3. Trình tự, thủ tục chấp hành chi ngân sách nhà nƣớc - Tuân thủ các điều kiện chi ngân sách nhà nƣớc Thứ nhất, đối với chi thƣờng xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định, trƣờng hợp các cơ quan, đơn vị đã đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chỉ tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán đƣợc giao tự chủ. Ngoài ra, để tạo chủ động cho cơ quan thu cũng nhƣ đơn vị sử dụng ngân sách, pháp luật cũng quy định kinh phí cho thƣờng xuyên cần đƣợc chia đều trong năm. Thứ hai, đối với chi đầu tƣ phát triển phải tuân thủ theo các điều kiện của đầu tƣ công và xây dựng. Thứ ba, đối với khoản chi dự trữ quốc gia phải tuân thủ các điều kiện của pháp luật về dự trữ quốc gia. Thứ tƣ, đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chƣơng trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầy cung cấp dịch vụ tƣ vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Thứ năm, đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phƣơng thức Nhà nƣớc đặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Thực hiện cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc Trên cơ sở nguồn kinh phí đã đƣợc phân bổ, kế hoạch sử dụng ngân sách đã đƣợc xây dựng và thông qua theo trình tự luật định, đơn vị sử dụng ngân sách ra quyết định chi, yêu cầu cơ quan kho bạc chuyển giao kinh phí. Điều 56 Luật ngân sách nhà nƣớc năm 2015 quy định kinh phí chuyển giao "phƣơng thức thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng". Quy định này không chỉ ra các thức thực hiện thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng nê cnó thể suy luận rằng quy trình cụ thể sẽ đƣợc ghi nhận hay hƣớng dẫn bởi các văn bản dƣới luật. - Trình tự, thủ tục chi đầu tƣ phát triển 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2