intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quản lý và tổ chức y tế: Phần 2 – BS. Nguyễn Miền

Chia sẻ: Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

589
lượt xem
108
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Quản lý và tổ chức y tế: Phần 2 trình bày đại cương về quản lý y tế, lập kế hoạch Y tế, theo dõi, đánh giá hoạt động y tế, giám sát, truyền thông giao tiếp với đồng nghiệp, huy động sự tham gia của cộng đồng, làm việc theo nhóm, kiểm tra định kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quản lý và tổ chức y tế: Phần 2 – BS. Nguyễn Miền

  1. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm Bài 7 ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ Y TẾ A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: 1.1. Trình bày được đinh nghĩa và nguyên tắc quản lý theo mục tiêu. 1.2. Trình bày được chức năng và quy trình quản lý. 2. Về kỹ năng: 2.1. Vẽ và giải thích được chu trình quản lý. 2.2. Áp dụng quản lý để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. 3. Về thái độ: 3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài. 3.2. Nghiêm túc, tôn trọng và chính xác đúng đắn trong việc nhận thức cũng như thực hiện nguyên tắc và qui trình quản lý trong lĩnh vực công tác. B. NỘI DUNG HỌC TẬP: 1. Định nghĩa Ở những góc độ khác nhau quản lý có thể được định nghĩa như sau: - Quản lý là làm cho mọi việc cần làm phải được mọi người làm. - Quản lý là sử dụng có hiệu quả (sử dụng tốt nhất) những nguồn tài nguyên (nhân lực, vật lực, tài lực…) có trong tay để hoàn thành nhiệm vụ nào đó. - Quản lý là làm cho tất cả mọi người, mọi bộ phận hoạt động đều có hiệu quả (nhấn mạnh tới nhân lực – nguồn tài nguyên quý nhất) để đạt mục tiêu nào đó. - Quản lý là đưa ra những quyết định làm việc này, chưa làm việc kia, không làm việc đó, việc này phải làm như thế này để đạt mức như thế này (làm được bao nhiêu), việc này phải làm ở đâu, khi nào làm, bao giờ thì phải xong... - Các quyết định đó được đưa ra đúng lúc, đúng chỗ - vào lúc cần thiết – ai quyết định – quyết định gì – khi nào - ở đâu. 2. Nguyên tắc quản lý 2.1. Quyết định đúng Trong một cơ sở y tế, có rất nhiều công việc phải làm, người quản lý phải quyết định: hiện tại không làm việc “a”, chưa làm việ “b”, tập trung làm việc “c” và làm được bao nhiêu, ai làm, làm bằng những nguồn lực cụ thể nào, bao giờ xong, sản phẩm cuối cùng là gì. Tóm lại: ra quyết định phải đúng, đúng chổ, đúng thời điểm… Do đó, cần phải đưa ra những mục tiêu, những chỉ tiêu đúng. 2.2. Sử dụng tốt các nguồn lực Người quản lý giỏi là sử dụng các “nguồn lực” của cơ quan tốt, để có nhiều sản phẩm, “nhiều lãi” phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển cơ quan mình. Cần phải phân công /điều hành / phối hợp hài hòa giữa các thành viên với các công việc, các nguồn lực trong cơ quan, trong cộng đồng để hoàn thành nhiệm vụ, các mục tiêu, các kế hoạch… Quản lý cũng phải biết thay thế các nguồn tài nguyên. Khi các nguồn tài nguyên đang sử dụng bị thiếu hoặc đắt, cần phải tìm nguồn tài nguyên thích hợp thay thế. Kể cả nguồn tài nguyên quí nhất là con người, cũng cần được lưu ý: đào tạo liên tục, thay thế vị trí cho thích hợp hoặc trẻ hóa… 2.3. Ủy quyền 47
  2. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm Quản lý là phải biết đào tạo, bồi dưỡng, chia xẻ trách nhiệm và quyền hạn cũng như ủy quyền khi cần thiết. Người quản lý phải chú ý bồi dưỡng các thành viên dưới quyền, nhất là người kế cận, người thay thế. Phải tin tưởng đồng nghiệp. Không độc đoán, bao biện, nhất là phải biết chia sẻ trách nhiệm và ủy quyền khi cần thiết. 3. Chức năng và quy trình quản lý 3.1. Chức năng chính của quản lý - Lập kế hoạch; - Thực hiện kế hoạch; - Đánh giá kết quả thực hiện. 3.2. Qui trình cơ bản 3.2.1. Lập kế hoạch: gồm các bước: - Thu thập những chỉ số, những thông tin cần thiết để phát hiện những vấn đề sức khỏe cho cộng đồng; - Chọn ưu tiên: chọn những vấn đề cần tập trung giải quyết trước. - Đề ra mục tiêu cụ thể; - Nêu ra những giải pháp có thể giải quyết được; - Chọn những giải pháp thích hợp; - Đề ra những hoạt động cụ thể; - Thành lập các đội nhóm công tác, phân công công việc; - Dự trù tiền; - Dự trù trang thiết bị; - Quỹ thời gian cần thiết để thực hiện kế hoạch. 3.2.2. Thực hiện kế hoạch: - Tổ chức thực hiện và điều hành giám sát các nguồn tài nguyên. - Xử lý kịp thời các thông tin thu thập được, giám sát, kiểm tra trong quá trình thực hiện.. 3.2.3. Đánh giá: -Là đối chiếu kết quả đã làm so với mục tiêu: đạt, vượt, không đạt, những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên. - Xem xét những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện. - Ra quyết định điều chỉnh; - Chuẩn bị kế hoạch tốt hơn. 4. Sơ đồ quản lý: Mối liên quan giữa 3 chức năng Lập kế hoạch Thực hiện kế hoạch Đánh giá kế hoạch C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Phần 1: Câu hỏi điền khuyết 1. Quản lý là làm cho mọi việc…(A)… phải được …(B)…làm. 2. Ba nguyên tắc quản lý: 48
  3. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm A. … B. … C. Ủy quyền 3. Ba chức năng chính của quản lý : A. … B. … C. Đánh giá kết quả thực hiện. 4. Đánh giá là: A. Là đối chiếu kết quả đã làm so với mục tiêu B. …. C. … D. Chuẩn bị kế hoạch tốt hơn. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai 5. Quản lý là sử dụng có hiệu quả (sử dụng tốt nhất) những nguồn tài nguyên (nhân lực, vật lực, tài lực…) có trong tay để hoàn thành nhiệm vụ nào đó. 6. Quản lý phải biết thay thế các nguồn tài nguyên. Khi các nguồn tài nguyên đang sử dụng bị thiếu hoặc đắt, cần phải tìm nguồn tài nguyên thích hợp thay thế. Trừ nguồn tài nguyên quí nhất là con người 7. Quản lý là phải biết đào tạo, bồi dưỡng, chia xẻ trách nhiệm và quyền hạn cũng như ủy quyền khi cần thiết Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 8. Quản lý là: A. Làm cho tất cả mọi người, mọi bộ phận hoạt động đều có hiệu quả B. Đưa ra những quyết định làm việc này, chưa làm việc kia… C. Đưa ra những quyết định đúng lúc, đúng chỗ D. Các câu A, B, C 9. Sử dụng tốt các nguồn lực là: A. Sử dụng tốt con người B. Sử dụng tốt trang thiết bị, cơ sở vật chất C. Sử dụng tốt nhân lực, vật lực, tài lực D. Sử dụng tốt kinh phí 10. Bước đầu tiên trong kế hoạch A. Thu thập những chỉ số, những thông tin cần thiết… B. Chọn ưu tiên: chọn những vấn đề cần tập trung giải quyết trước C. Đề ra mục tiêu cụ thể D. Nêu ra những giải pháp có thể giải quyết được 49
  4. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm Bài 8 LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: 1.1. Liệt kê được 5 bước của lập kế hoạch y tế. 1.2. Trình bày được cách thu thập, ý nghĩa các chỉ số y tế, để phân tích và xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên. 1.3. Trình bày được 5 đặt tính khi viết một mục tiêu y tế. 2. Về kỹ năng: Viết được kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. 3. Về thái độ: 3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài. 3.2. Có ý thức thận trọng, đúng đắn, nghiêm túc trong khi tiến hành lập và thực hiện kế hoạch y tế. Nhận thức được tầm quan trọng của lập kế hoạch y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. B. NỘI DUNG HỌC TẬP: 1. Tầm quan trọng của lập kế hoạch y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu Trong công việc hằng ngày, các cán bộ quản lý phải thường xuyên lập kế hoạch. Kế hoạch là một sự sắp xếp, bố trí làm việc gì đó đã được tính toán và cân nhắc trước. Lập kế hoạch là xác định một kế hoạch hoạt động, hoặc xác định phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch là chức năng cơ bản đầu tiên và là công cụ quản lý của các nhà quản lý. Hiện nay, trong thực tế các cán bộ quản lý y tế khi làm kế hoạch phải tính toán, cân nhắc để vừa thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trên giao, vừa phải đưa vào những hoạt động nhằm giải quyết những vấn đề riêng của cộng đồng mình. 2. Các bước lập kế hoạch Một bảng kế hoạch có khả năng thực thi và phù hợp phải trả lời được các câu hỏi sau: - Hiện nay chúng ta đang ở đâu? (phân tích tình hình thực tại) - Chúng ta muốn đến đâu? (xây dựng mục đích, mục tiêu) - Chúng ta đến đó bằng cách nào? (chọn giải pháp) - Chúng ta có những nguồn lực nào ? ( nhân lực, vật lực, tài lực) - Chúng ta đến đó như thế nào ? Để trả lời cho những câu hỏi trên, lập kế hoạch cho những hoạt động y tế phải tiến hành qua 5 bước sau: 2.1. Bước 1: phân tích tình hình hiện tại Muốn xác định được các vấn đề sức khỏe cần can thiệp, phải tiến hành phân tích tình hình thực tại. Muốn làm được điều này, chúng ta phải sử dụng các thông tin và chỉ số cần thiết cho việc phân tích, đánh giá. 2.1.1. Cách thu thập thông tin: có 3 phương pháp chính -Nghiên cứu sổ sách thống kê báo cáo: của trạm y tế, hay của ủy ban xã hay của y tế cấp trên. -Quan sát trực tiếp: + Dùng bảng kiểm tra để quan sát sự vật, sự việc. 50
  5. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm + Khám sàng lọc để phát hiện những người có nguy cơ hay người bệnh tiềm tàng. + Xét nghiệm. -Vấn đáp với cộng đồng: có 3 cách: + Phỏng vấn cá nhân hộ gia đình, cán bộ y tế, cán bộ quản lý. + Gởi bảng câu hỏi in sẵn. + Thảo luận với một nhóm người. 2.1.2. Những chỉ số cần thu thập: 2.1.2.1. Chỉ số về dân số: - Dân số trung bình Dân số đầu năm + Dân số cuối năm 2 hay dân số ngày 1.6 hằng năm - Tỉ lệ tử vong thô và các loại tỉ lệ tử vong khác. - Tỉ lệ sinh thô, tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên. 2.1.2.2. Chỉ số về kinh tế, văn hóa, xã hội: - Phân bố nghề nghiệp trong xã. - Số người đủ ăn, số người thiếu ăn. - Thu nhập bình quân đầu người. - Bình quân ruộng đất đầu người. - Tỉ lệ gia đình có nghề phụ. - Tỉ lệ người mù chữ. - Tỉ lệ gia đình có phương tiện truyền thông. - Tỉ lệ gia đình cầu cúng khi có người ốm đau. 2.1.2.3. Chỉ số về sức khỏe bệnh tật và vệ sinh môi trường: Chỉ số về sức khỏe bệnh tật: - Mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất. - 10 bệnh có tỉ lệ gây tử vong cao nhất. - Số trẻ >5 tuổi mắc từng loại bệnh trong 6 bệnh tiêm chủng. - Số trường hợp mắc bệnh phải báo cáo lên tuyến trên. - Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. - Số trẻ sinh ra có cân nặng
  6. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm Sau khi đã thu thập các thông tin cần thiết, phải tiến hành phân tích các thông tin, từ đó để xác định ra vấn đề gì đang tồn tại ở cộng đồng. 2.2. Bước 2: xác định các vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên 2.2.1. Xác định vấn đề sức khỏe Sau khi đã có các chỉ số, cần sử dụng các chỉ số này để phán đoán và xác định các vấn đề sức khỏe, phương pháp đơn giản nhất là sử dụng bảng điểm có 4 tiêu chuẩn: TT Điểm Tiêu chuẩn để xác định VĐ1 VĐ2 VĐ3… 1 Các chỉ số biểu hiện VĐ (vấn đề ) ấy vượt quá mức bình thường 2 Cộng đồng đã biết tên VĐ ấy và đã có phản ứng rõ ràng 3 Đã có dự kiến hành động của nhiều ban, ngành, đoàn thể 4 Ngoài CBYT, trong cộng đồng có một nhóm người khá thông thạo VĐ đó. Tổng cộng * Cách cho điểm: - 3 điểm : rất rõ ràng. - 2 điểm : rõ ràng. - 1 điểm : có thể không rõ. - 0 điểm : không có, không rõ. * Nhận định: - Từ 9-12 điểm : có vấn đề sức khỏe - > 9 điểm : vấn đề chưa rõ. Sau khi xác định các vấn đề sức khỏe, phải đặt ra câu hỏi “Tại sao?” để tìm nguyên nhân của vấn đề đó. 2.2.2. Lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên Sau khi xác định vấn đề sức khỏe ta có thể thấy trong cộng đồng tồn tại nhiều vấn đề sức khỏe. Lúc này ta phải chọn lựa ưu tiên vì không thể coi các vấn đề như nhau cũng như không thể giải quyết ngay mọi vấn đề một lúc nên phải lựa chọn ưu tiên, ta dùng bản điểm 6 tiêu chuẩn sau: T Điểm Tiêu chuẩn để xác định T VĐ1 VĐ2 VĐ3… 1 Mức độ phổ biến của VĐ (nhiều người mắc, nhiều người liên quan) 2 Gây tác hại lớn (tử vong, tàn phế, tổn hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội) 3 Ảnh hưởng đến lớp người có khó khăn (nghèo, mù chữ, vùng hẻo lánh...) 4 Đã có phương tiện, kỹ thuật giải quyết 5 Kinh phí chấp nhận được 6 Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết Tổng cộng 52
  7. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm Cách cho điểm theo bảng tiêu chuẩn sau: Ảnh Mức độ Có kỹ Quan tâm Múc độ hưởng tới Điểm phổ biến thuật giải Kinh phí của cộng gây tác hại người của vấn đề quyết đồng nghèo Không thể 0 Rất thấp Không Không Không Không giải quyết 1 Thấp Thấp Ít Khó khăn Thấp Thấp Có khả Trung 2 Trung bình Trung bình Tương đối Trung bình năng bình 3 Cao Cao Nhiều Chắc chắn Cao Cao Cách nhận định kết quả: 15 – 18 điểm:ưu tiên 12 – 14 điểm:có thể ưu tiên Dưới 12 điểm: xem xét lại, không nên ưu tiên. 2.2.3 Xác định nguyên nhân của vấn đề sức khỏe Các nguyên nhân của một vấn đề, có thể phân lọai dựa trên các góc độ như sau: - Từ phía nhà cung cấp dịch vụ y tế. - Từ điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội (trong đó có chế độ chính trị). - Từ nguồn sử dụng dịch vụ y tế. Nguyên nhân cũng có thể phân thành 3 loại như: - Do thiếu các nguồn nhân lực. - Do thiếu tổ chức thực hiện không hợp lý, yếu kém. - Do cộng đồng không chấp nhận được hoặc phản ứng. Cách phân nguyên nhân làm 2 nhóm: - Nguyên nhân trực tiếp - Nguyên nhân gián tiếp. Trên thực tế, nguyên nhân được thể hiện khá phức tạp, có những nguyên nhân là gốc của nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân này là hậu quả của một chuỗi các nguyên nhân khác 2.3. Bước 3: xác định mục tiêu 2.3.1. Định nghĩa mục tiêu Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được của một chương trình hoặc một hoạt động. Lý do phải xác định mục tiêu: - Là cơ sở cho việc xây dựng một bản kế hoạch cụ thể. - Là cơ sở cho việc đánh giá các hoạt động. 2.3.2. Phương pháp viết/ xây dựng mục tiêu Mục tiêu phải ngắn gọn, rõ ràng và phải đảm bảo được 5 đặt tính cơ bản sau: - Đặc thù: không lẫn lộn vấn đề này với vấn đề khác. - Đo lường được: quan sát, theo dõi, đánh giá được. - Thích hợp, phù hợp; với vấn đề sức khỏe đã được xác định, phù hợp với chiến lược, chính sách y tế hoặc giúp để giải quyết vấn đề cộng đồng đang muốc giải quyết. - Có thể thực hiện được (khả thi): có thể đạt được mục tiêu với nguồn lực sẵn có và có thể vượt qua được các khó khăn, trở ngại. - Khoảng thời gian: phải được quy định rõ, để đạt được những điều mong muốn trên công việc đã nêu. 2.4. Bước 4: lựa chọn giải pháp/ hoạt động 2.4.1. Chọn giải pháp 53
  8. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm Dựa trên cây vấn đề đã phân tích, để đề ra giải pháp thích hợp. Có thể có nhiều giải pháp để giải quyết một nguyên nhân, cần phải chọn những giải pháp thích hợp có khả năng thực thi. 2.4.1.1. Giải pháp là gì? Giải pháp là con đường hoặc cách nhằm để đạt được mục tiêu hay là cách thức để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Giải pháp là phương tiện, phương thức để đạt tới mục tiêu. Ví dụ 1: Khi muốn đi từ nhà tới cơ quan, ta có thể đi xe đạp, xe máy hay ô tô, chọn giải pháp chính là phương tiện nào để sử dụng. Ví dụ 2: Để đạt được mục tiêu là giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh bị uốn ván rốn, có thể bằng nhiều giải pháp như tiêm vaccin uốn ván cho bà mẹ khi mang thai, thực hiện đỡ đẻ sạch, vận động đến đẻ tại trạm y tế xã. 2.4.1.2. Tính chất của giải pháp Các giải pháp được chọn lựa để giải quyết các vấn đề sức khỏe phải: - Rất rõ ràng, cụ thể - Có hiệu quả nhất - Có khả năng thực thi - Giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề tồn tại - Giá thành rẻ - Phù hợp với điều kiện tại chỗ. 2.4.1.3. Có 5 tiêu chuẩn để lựa chọn một giải pháp tối ưu - Có nhiều khả năng thực thi, nghĩa là tính khả thi cao. + Có đủ 4 yếu tố: nhân lực, vật lực, tài chính, quản lý và thời gian. + Phù hợp với đường lối chính trị, chính sách kinh tế xã hội và y tế. - Chấp nhận được: không có những trở ngại quá khó khăn, có thể vượt qua về mặt chủ quan (người tham gia thực hiện), cũng như khách quan (người sử dụng, cộng đồng…) - Có hiệu lực, hiệu quả cao: liên quan giữa đầu vào trong các hoạt động, các dịch vụ và tình trạng sức khỏe được cải thiện. - Thích hợp: một số giải pháp được coi là thích hợp, khi các biện pháp về chuyên môn, kỹ thuật cũng như về tổ chức có thể áp dụng với điều kiện hoàn cảnh ở những nơi mà các hoạt động đã được triển khai. - Duy trì được (tính bền vững): giải pháp triển khai vẫn tiếp tục duy trì, khi không còn sự hỗ trợ nguồn lực từ bên ngoài. 2.4.2. Hoạt động Hoạt động là những việc sẽ làm, mô tả chi tiết hơn các giải pháp. Ví dụ: nếu ta chọn giải pháp là “tiêm vaccin uốn ván cho bà mẹ khi mang thai”. Các hoạt động để thực hiện giải pháp này có thể là: - Lập danh sách các bà mẹ khi họ mới mang thai - Vận động bà mẹ đi khám thai và tiêm vaccin uốn ván. - Tổ chức các điểm tiêm vaccin uốn ván cho phụ nữ có thai. - Dự trù đủ vaccin uốn ván… Khác với giải pháp, khi đã liệt kê đủ các hoạt động, phải lập kế hoạch để các hoạt động đó đều thực thi. Một trong những hoạt động đã đặt ra không thực hiện được hoặc không đảm bảo kỹ thuật, sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả của các hoạt động tiếp sau đó. 2.5. Bước 5: Lập kế hoạch hoạt động 2.5.1. Kế hoạch hành động là gì? 54
  9. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm Kế hoạch hành động đảm bảo cho mọi việc thực hiện theo trình tự và thời gian, đạt được mục tiêu. Kế hoạch hành động cần trả lời được các câu hỏi: - Ai? - Cái gì? - Khi nào? - Ở đâu? - Như thế nào? - Kết quả đạt được? 2.5.2. Viết kế hoạch hành động theo mục tiêu 2.5.2.1 Thời gian, địa điểm, người thực thi, người phối hợp, người giám sát Là những yếu tố cần cân nhắc và viết trong từng hoạt động 2.5.2.2. Nguồn kinh phí, vật tư và mức kinh phí Tương ứng với những hoạt động, nếu cần những nguồn kinh phí và vật tư, thiết bị, thuốc men nhất định. Trong bản kế hoạch phải nêu đầy đủ các mục này. Nhiều khi chỉ việc lập kế hoạch chi tiết đã phát hiện ra sự thiếu hụt các nguồn nhân lực và vì thế mà phải điều chỉnh lại mục tiêu hoặc giải pháp của bản kế hoạch. 2.5.2.3 Kết quả dự kiến Đối với người thực hiện, kết quả dự kiến là cái đích cần đạt được một cách cụ thể. Đối với người quản lý, đây là cơ sở để theo dõi tiến độ thực hiện và đánh giá khi kết thúc kế hoạch. Kết quả dự kiến được nêu lên dưới dạng các con số cụ thể hay bằng tỷ lệ. Cũng có thể bằng tên những sản phẩm được hoàn thành. Ví dụ: lập được danh sách của tất cả phụ nữ có thai ngay từ tháng thứ hai của thai kỳ. Kết quả dự kiến cũng có thể được nêu lên dưới dạng các chỉ số đánh giá. Ví dụ: tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt 90%, không còn dịch sởi, bại liệt. 80% bà mẹ có kiến thức dinh dưỡng. Ví dụ bảng kế hoạch mẫu được trình bày như sau: - Tên vấn đề cần giải quyết: “hạ thấp tỷ lệ uốn ván ở các xã miền núi” - Mục tiêu: “hạ tỷ lệ uốn ván xuống dưới 50% tại các xã miền núi vào cuối năm 2002” * Giải pháp 1: tiêm vaccin uốc ván cho các thai phụ. Tên Thời gian Địa Người Người Người Nguồn Dự kiến hoạt Bắt Kết điểm thực phối giám lực kết quả động đầu thúc thực hiện hợp sát cần hiện thiết Lập 01/01/2 31/12/ Tại Nhân Nữ hộ Trạm Không 95% các danh 002 2002 cộng viên y sinh trưởng bà mẹ sách đồng tế thôn A của B mang thai các bà bản trạm được đưa mẹ khi vào danh họ mới sách mang thai Vận 01/01/2 31/12/ Tại Nhân Nữ hộ Trạm Không 95% các động 002 2002 cộng viên y sinh trưởng bà mẹ các bà đồng tế thôn A của B mang thai mẹ đi bản trạm được đưa khám vào danh 55
  10. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm thai và sách tiêm vaccin uốn ván ……… * Giải pháp 2: huấn luyện cho bà đỡ biết làm rốn vô trùng. 3. Bài tập tình huống: Lập kế hoạch Số liệu thu thập được từ xã Phú Hội – huyện Đức trọng – tỉnh Lâm Đồng năm 2002 như sau: - Dân số trung bình trong năm 2002: 10.000 người - Số trẻ em dưới 5 tuổi: 2000 - Số trẻ em dưới 1 tuổi: 550 - Nữ 15 – 49 tuổi: 2500 - Nữ 15 – 49 tuổi có chồng: 1500 Trong đó: - Số chưa có con: 400 - Số có 2 con: 500 - Số có 3 con trở lên: 400 - Số con sinh sống trong năm: 300 - Số sinh con thứ 3: 75 - Số cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai 600 - Số hút điều hòa kinh nguyệt trong năm: 400 - Số trẻ chết dưới 1 tuổi: 20 trong đó có 1 trường hợp uốn ván rốn, và 1 trường hợp do lao. - Tử vong mẹ vì nhiễm trùng hậu sản: 1 - Số trẻ sinh ra cân nặng
  11. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 4. Có 3 phương pháp thu thập thông tin chính thậpđể chẩn đoán cộng đồng A. … B. … C. Quan sát trực tiếp 5. Có 3 phương pháp quan sát trực tiếp để thu thập thông tin thập trong chẩn đoán cộng đồng A. … B. … C. Xét nghiệm 6. Có 3 phương pháp vấn đáp với cộng đồng để thu thập thông tin trong chẩn đoán cộng đồng A. … B. … C. Thảo luận với một nhóm người 7. Những chỉ số cần thu thập để chẩn đoán cộng đồng A. … B. … C. Chỉ số về sức khỏe bệnh tậtvà vệ sinh môi trường: D. Chỉ số về dịch vụ y tế: 8. Trong chẩn đoán cộng đồng: sau khi đã thu thập các thông tin cần thiết, phải tiến hành …(A)…, từ đó để xác định ra …(B)…ở cộng đồng. 9. Bốn tiêu chuẩn để xác định vấn đề sức khỏe A. … B. … C. Đã có dự kiến hành động của nhiều ban, ngành, đoàn thể D. Ngoài CBYT, trong cộng đồng có một nhóm người khá thông thạo VĐ đó. 10. Lý do phải xác định mục tiêu A. … B. …. 11. Giải pháp là con đường hoặc cách nhằm để …(A)…hay là cách thức để giải quyết …(B)…của vấn đề Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai 12. Sau khi đã có các chỉ số, cần sử dụng các chỉ số này để phán đoán và xác định các vấn đề sức khỏe 13. Để lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên ta dùng bảng điểm 4 tiêu chuẩn sau 14. Nguyên nhân của vấn đề sức khỏe được thể hiện khá phức tạp, có những nguyên nhân là gốc của nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân này là hậu quả của một chuỗi các nguyên nhân khác 15. Mục tiêu là kết quả phải đạt được của một chương trình hoặc một hoạt động. 16. Giải pháp là con đường hoặc cách nhằm để đạt được mục tiêu hay là cách thức để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. 17. Hoạt động là phương tiện, phương thức để đạt tới mục tiêu.. 18. Lập kế hoạch là xác định một kế hoạch hoạt động, hoặc xác định phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 19. Khi làm kế hoạch phải tính toán để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trên giao, mà không cần thiết phải quyết những vấn đề riêng của cộng đồng mình. 20. Tỉ lệ sinh thô là chỉ số về dân số 21. Tỉ lệ tử vong thô là chỉ số về dân số 22. Tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh là chỉ số về sức khỏe bệnh tật Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 23. Một bảng kế hoạch có khả năng thực thi và phù hợp phải trả lời được câu hỏi sau: A. Hiện nay chúng ta đang ở đâu? (phân tích tình hình thực tại) B. Chúng ta muốn đến đâu? (xây dựng mục đích, mục tiêu) C. Chúng ta đến đó bằng cách nào? (chọn giải pháp) D. Các câu A,B,C 24. Các chỉ số cần thu thập để chẩn đoán cộng đồng A. Chỉ số về dân số B. Chỉ số về kinh tế văn hoá, xã hội C. Chỉ số về sức khoẻ bệnh tật D. Các câu trên đều đúng 25. Chỉ số nào sau đây thuộc về sức khoẻ bệnh tật 57
  12. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm A. Mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất B. Tỉ lệ sinh thô C. Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên D. Tỉ lệ tử vong thô 26. Phương pháp để xác định vấn đề sức khỏe là dùng bảng điểm A. Bốn tiêu chuẩn. B. Sáu tiêu chuẩn. C. Bốn hoặc sáu tiêu chuẩn D. Hai tiêu chuẩn. 27. Tiêu chuẩn nào sau đây dùng để xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên A. Chỉ số biểu hiện vấn đề ấy vược quá mức bình thường B. Cộng đồng đã biết tên vấn đề ấy và đã có phản ứng rõ ràng C. Kinh phí chấp nhận được D. Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành , đoàn thể 28. Tiêu chuẩn nào sau đây dùng để xác định vấn đề sức khoẻ A. Mức độ phổ biến của vấn đề B. Gây tác hại lớn C. Cộng đồng đã biết tên vấn đề ấy và đã có phản ứng rõ ràng D. Ảnh hưởng tới lớp người có khó khăn 29. Khi xây dựng mục tiêu cần phải đảm bảo được dặc tính: A. Đặc thù. B. Đo lường được C. Phù hợp và khả thi. D. Các câu A,B,C đều đúng 30. Tiêu chuẩn của một giải pháp tối ưu: A. Tính khả thi, chấp nhận được. B. Hiệu quả, thích hợp. C. Có tính bền vững. D. Câu A, B.đều đúng 31. Kế hoạch hành động cần trả lời được các câu hỏi: A. Ai? - Cái gì? B. Khi nào? - Ở đâu? C. Như thế nào? - Kết quả đạt được? D. Các câu A,B,C đều đúng 58
  13. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm Bài 9 THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG Y TẾ A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: 1.1. Trình bày được định nghĩa theo dõi, đánh giá hoạ t động y tế. 1.2. Trình bày được các bước lên kế hoạch theo dõi và công cụ theo dõi. 1.3. Kể được 5 tiêu chuẩn để chọn chỉ số đánh giá. 2. Về kỹ năng: 2.1. Vận dụng dược các kiến thức đã học để xây dựng được các công cụ đánh giá. 2.2. Làm và triẻn khai được kế hoạch theo dõi, đánh giá các hoạt động y tế tại cộng đồng. 3. Về thái độ: 3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài. 3.2. Thận trọng, tỷ mỷ, chính xãc trong khi xây dựng và triển khai việc theo dõi, đánh giá hoạt động y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. B. NỘI DUNG HỌC TẬP: 1. Khái niệm về theo dõi và đánh giá: Lập kế hoạch Theo dõi và giám sát Đánh giá Thực hiện Chu trình quản lý 1.1. Theo dõi: là một hoạt động thường xuyên của chu trình quản lý, nhằm liên tục cung cấp các thông tin phản hồi về tiến độ và khiếm khuyết trong quá trình thực hiện một chương trình/ hoạt động y tế và đưa ra những khuyến nghị về các biệp pháp khắc phục, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 1.2. Đánh giá: là một hoạt động định kỳ của chu trình quản lý, nhằm thu thập và phân tích các thông tin, tính toán các chỉ số, để đối chiếu xem chương trình/ hoạt động có đạt được mục tiêu kết quả có tương xứng với nguồn lực, (chi phí) bỏ ra hay không? Thông thường, đánh giá nhằm phân tích sự phù hợp, hiệu lực, hiệu quả, tác động và tính bền vững của chương trình/hoạt động y tế. 1.3. Tại sao phải theo dõi, đánh giá: Theo dõi, đánh giá nhằm mục đích: - Xem xét mục tiêu đề ra đã đạt được chưa? - Xem xét tiến độ có phù hợp với mục tiêu đề ra không? 59
  14. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm - Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện chương trình hay kế hoạch kế hoạch hoạt động. - Hiệu quả hoạt động có tương xứng với các nguồn lực (người, tiền, thời gian, trang bị, …) đã bỏ ra không? - Những hoạt động nào đã đạt so với dự kiến kết quả, hoạt động nào chưa đạt, tại sao? - Thu thập thông tin để giúp cho lập kế hoạch hoạt động tiếp theo phù hợp hơn. - Trao đổi, rút kinh nghiệm. Theo dõi và đánh giá là những công cụ quản lý cần thiết để cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và chứng tỏ tinh thần trách nhiệm của cán bộ. Đánh giá không thể thay thế cho theo dõi và ngược lại. Tuy vậy, cả hai đều sử dụng các bước giống nhau để thu thập các loại thông tin khác nhau. Thu thập các số liệu theo dõi một cách hệ thống là rất quan trọng, giúp cho hoạt động đánh giá có thể thành công. 2. Các bước lên kế hoạch theo dõi và công cụ theo dõi: 2.1. Các bước lên kế hoạch theo dõi: Khi lên kế hoạch theo dõi để lượng giá tiến độ đạt được các kết quả mong muốn cần phải quan tâm đến những bước cơ bản sau: - Xác định các kết quả của chương trình/ hoạt động y tế, để góp phần đạt được kết quả đó. Cần những thông tin gì để lượng giá các kết quả đó? Những yếu tố nào là quan trọng nhất, cần phải theo dõi chặt chẽ? Những chỉ số nào cho biết được tiến độ thành công của chương trình/ hoạt động y tế. - Đánh giá các công cụ theo dõi hiện đang sử dụng, có cung cấp các thông tin cần thiết không? Có sự tham gia các đối tác chính không? Theo dõi có tập trung những vấn đề then chốt không, đối với hiệu quả chương trình/hoạt động y tế đó hay không? - Xem xét kỹ lưỡng phạm vi và công cụ giám sát. Có cần phải bổ sung phạm vi hoặc sử dụng công cụ giám sát cụ thể nào nữa không? - Đưa ra cơ chế theo dõi để cung cấp đầy đủ cơ sở cho việc phân tích quá trình hướng tới kết quả và hạn chế khoảng cách giữa thông tin đang có và thông tin cần phải có. 2.2. Công cụ theo dõi: Báo cáo và phân tích Khẳng định tính chính xác Tham gia Báo cáo hàng năm về Kiểm tra tại cơ sở/ thực địa Ban điều hành chương chương trình/hoạt động y thực hiện chương trình/hoạt trình/hoạt động y tế tế động y tế Báo cáo tiến độ hoặc báo Kiểm tra ngẫu nhiên Họp các bên có liên quan cáo theo quý Các kế hoạch làm việc Lượng giá/theo dõi độc lập Thảo luận trong nhóm có 60
  15. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm trọng tâm Các tài liệu có liên quan Điều tra khách hàng khác Việc sử dụng công cụ theo dõi nào, phụ thuộc vào quyết định của người quản lý. Không có một công cụ nào là thoả mãn được tất cả các nhu cầu, vì vậy có thể đòi hỏi phải có sự phối hợp các công cụ theo dõi khác nhau. 3. Đánh giá chương trình hoạt động y tế: 3.1. Các hình thức đánh giá: - Đánh giá ban đầu: để biết được nhu cầu về chương trình/hoạt động y tế và hiện trạng của điểm xuất phát, làm cơ sở cho việc so sánh đối chiếu với kết quả sau khi kết thúc can thiệp. - Đánh giá tiến độ: để điều chỉnh hoặc sửa đổi, nhằm định hướng để đạt được kết quả mong muốn. - Đánh giá cuối kỳ: Để xem có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không? 3.2. Các chỉ số dùng trong đánh giá: Chỉ số là đại lượng dùng để mô tả gián tiếp về một sự vật hay hiện tượng. Đại lượng này phải đo lường được, ước lượng được và dùng để so sánh, đối chiếu được. 3.2.1. Các loại chỉ số: - Các chỉ số đầu vào: bao gồm các con số về nguồn lực và cũng có thể cả về nhu cầu CSSK của cộng đồng (ví dụ: Kinh phí tính theo đầu dân/năm của cộng đồng xác định, hoặc các tỉ suất sinh, tỉ suất tử vong, …). - Các chỉ số về quá trình hoạt động: Bao gồm các con số nói lên việc tổ chức một hoạt động (ví dụ: phần trăm số xã đã tổ chức ngày tiêm chủng). - Các chỉ số đầu ra: có 3 mức độ khác nhau: Đầu ra (output) tức thì (ví dụ: Tỷ lệ % trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng 6 loại vaccin); các chỉ số về hiệu quả (effect) lại bao gồm chỉ số về kiến thức, thái độ, kỹ năng; các chỉ số về thành quả tác động (impact) như tỷ lệ chết trẻ < 5 tuổi vì tiêu chảy, tỷ lệ bà mẹ sinh con thứ 3 ….. 3.2.2. Tiêu chuẩn của chỉ số: - Tính hữu dụng: cần thiết và được các nhà quản lý sử dụng thường xuyên trong việc xây dựng kế hoạch, theo dõi, đánh giá và quyết định đường hướng hoạt động chương trình/hoạt động y tế trong việc xây dựng các chính sách y tế. - Tính khả thi: các số liệu dùng để tính chỉ số cần phải đơn giản, dễ thu thập. - Độ nhạy: chỉ số phải nhạy cảm với sự thay đổi của đối tượng là chỉ số cần đo lường. Chỉ cần sự thay đổi nhỏ của đối tượng cần đo lường là chỉ số cũng thay đổi theo. - Độ đặc hiệu: sự thay đổi của chỉ số phản ánh đúng sự thay đổi của đối tượng là chỉ số đo lường, chứ không phải do ảnh hưởng của các chỉ số khác. 61
  16. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm - Tính khách quan: it thay đổi do ảnh hưởng các yếu tố gây nhiễu và không điều chỉnh số liệu dùng để tính chỉ số. 3.2.3. Các bước chọn chỉ số đánh giá: Để đáp ứng được các tiêu chuẩn đã nêu trên, khi tiến hành chọn các chỉ số để đánh giá, người ta thường thực hiện theo 3 bước: - Bước 1: dựa vào mục tiêu của chương trình/hoạt động. Xác định câu hỏi cho việc đánh giá. - Bước 2: lựa chọn cho các chỉ số đánh giá - Bước 3: chọn thông tin, dữ liệu cho các chỉ số, các phương pháp và nguồn thu thập thông tin. Để hệ thống hóa các bước trên, có thể dùng bảng sau để xác định chỉ số đánh giá. Các chỉ số đánh Phương pháp và Mục tiêu Câu hỏi đánh giá giá nguồn thu thập Tóm lại Theo dõi, xem xét tất cả các quá trình đang thực hiện chương trình/hoạt động y tế và cả những thay đổi xảy ra đối với nhóm cộng đồng đích hoặc đối với các tổ chức/đơn vị do chương trình/hoạt động y tế mang lại. Theo dõi xác định các điểm mạnh/yếu của chương trình/hoạt động y tế. Các thông tin về hoạt động của chương trình/hoạt động y tế thu được thông qua theo dõi sẽ thúc đẩy quá trình cải thiện bằng cách rút kinh nghiệm để đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn. Các nhà quản lý và những người thực hiện chương trình/hoạt động y tế đóng vai trò chính trong việc theo dõi. Đánh giá sẽ phân tích sâu các hoạt động chương trình/hoạt động y tế theo chu kỳ. Đánh giá dựa vào các số liệu thu thập được thông qua các hoạt động theo dõi cũng như các thông tin có được từ các nguồn khác (ví dụ: các nghiên cứu, các cuộc phỏng vấn, …). Các cuộc đánh giá thường được thực hiện với sự giúp đỡ của các nhà đánh giá độc lập bên ngoài. C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Phần 1: Câu hỏi điền khuyết 1. Theo dõi là một hoạt động thường xuyên của chu trình quản lý, nhằm…(A)… về…(B)… trong quá trình thực hiện 2. Đánh giá là nhằm …(A)…, tính toán các chỉ số, để…(B)…chương trình/ hoạt động có đạt được mục tiêu kết quả có tương xứng với nguồn lực, (chi phí) bỏ ra hay không 3. Theo dõi và đánh giá là những…(A)… cần thiết để…(B)…cho quá trình ra quyết định 4. Đánh giá ban đầu để biết được…(A)… về chương trình/hoạt động y tế và …(B)…của điểm xuất phát 5. Chỉ số là đại lượng dùng để …(A)… về một…(B)… 62
  17. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 6. Chỉ số có tính hữu dụng là chỉ số…(A)…và được các nhà quản lý…(B)… trong việc xây dựng kế hoạch, theo dõi, đánh giá và quyết định đường hướng hoạt động 7. Chỉ số có độ nhạy là chỉ số phải nhạy cảm với sự thay đổi của đối tượng là chỉ số cần đo lường. Chỉ cần sự …(A)…của đối tượng cần đo lường là chỉ số cũng …(B)… Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai 8. Theo dõi là xem xét mục tiêu đề ra đã đạt được chưa. 9. Đánh giá là xem xét tiến độ có phù hợp với mục tiêu đề ra không. 10. Báo cáo tiến độ hoặc báo cáo theo quý là công cụ theo dõi 11. Không có một công cụ theo dõi nào là thoả mãn được tất cả các nhu cầu 12. Đánh giá cuối kỳ để xem tiến độ có đạt được không. 13. Để đánh giá người ta dùng hai loại chỉ số dùng trong đánh giá là chỉ số đầu vào và chỉ số đầu ra. 14. Đánh giá không thể thay thế cho theo dõi và ngược lại. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 15. Đánh giá nhằm mục đích: A. Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện B. Hiệu quả hoạt động có tương xứng với các nguồn lực C. Những hoạt động nào đã đạt so với dự kiến kết quả D. Các câu A, B, C 16. Hình thức nào sau đây là công cụ theo dõi A. Kiểm tra ngẫu nhiên B. Họp các bên có liên quan C. Điều tra khách hàng. D. Các câu A, B, C 17. Các chỉ số đầu vào bao gồm các con số: A. Về nguồn lực B. Nói lên việc tổ chức một hoạt động C. Về thành quả tác động. D. Các câu A, B, C 18. Một chỉ số cần có tiêu chuẩn sau: A. Tính hữu dụng và tính khả thi: B.Độ nhạy và độ đặc hiệu: C. Tính khách quan. D. Các câu A, B, C 19. Công cụ theo dõi nào sau đây thuộc nhóm báo cáo và phân tích: A. Thảo luận trong nhóm có trọng tâm. B. Điều tra khách hàng C. Các kế hoạch làm việc D. Các câu A, B, C 20. Công cụ theo dõi nào sau đây thuộc nhóm khẳng định tính chính xác : A. Thảo luận trong nhóm có trọng tâm B. Điều tra khách hàng C. Báo cáo hàng năm về chương trình/hoạt động y tế D. Các kế hoạch làm việc 63
  18. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm Bài 10 GIÁM SÁT A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: 1.1. Trình bày được khái niệm và tầm quan trọng của giám sát. 1.2.. Trình bày được nguyên tắc, phương pháp, hình thức và các bước cơ bản trong giám sát. 1.3. Trình bày được nguyên tắc xây dựng bảng kiểm, dùng cho giám sát hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu. 2. Về kỹ năng: 2.1. Áp dụng được các kiến thức đã học khi thực tập tại cộng đồng. 2.2. Xây dựng được bảng kiểm giám sát và triển khai thực hiện được các kỹ năng giám sát tại cộng đồng 3. Về thái độ: 3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài. 3.2. Cẩn thận, chính xác, tích cực và nghiêm túc khi triển khai các hoạt động giám sát trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. B. NỘI DUNG HỌC TẬP: 1. Khái niệm giám sát: 1.1. Giám sát là gì? Giám sát là một khâu quan trọng của chu trình quản lý. Giám sát là tìm ra các vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch hành động, để có thể giải quyết kịp thời và có thể điều chỉnh kế hoạch các hoạt động. Lập kế hoạch Giám sát Đánh giá Thực hiện Chu trình quản lý 1.2. Phân biệt giữa giám sát, kiểm tra, thanh tra và theo dõi: 1.2.1. Giám sát: khái niệm giám sát được hiểu là hoạt động có tính hổ trợ và cộng tác cùng đối tượng được giám sát, để xác định ra các vấn đề tồn tại, khó khăn và phân tích 64
  19. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm các nguyên nhân của nó, cùng tìm ra cách giải quyết vấn đề đó, nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. 1.2.2. Kiểm tra: là tìm hiểu tiến độ của công việc và được hiểu rằng đó là việc đánh giá những gì đã làm được, những gì chưa làm được theo yêu cầu của tuyến trên, kiểm tra thường thiếu tính chất hỗ trợ đối tượng được kiểm tra trong việc xác định và giải quyết tồn tại. 1.2.3. Thanh tra: là hoạt động kiểm tra đối tượng được thanh tra, trong việc thực thi các yêu cầu của Pháp luật và quy định của Nhà nước về một hoạt động nào đó. Kết quả thanh tra là kết luận về việc có vi phạm hay không, các nội quy và quy định của Pháp luật. 1.2.4. Theo dõi: là quá trình thu thập thông tin, sự kiện liên tục và viết báo cáo định kỳ theo quy định để giúp cho các nhà quản lý biết được tiến độ, quá trình hoạt động của các chương trình, dự án, kế hoạch trong chương trình chăm sóc sức khỏe. 2. Tầm quan trọng của giám sát: Mục đích của giám sát là không ngừng nâng cao chất lượng thực hành của cán bộ y tế. Giám sát nhằm đạt được 4 mục đích chính sau: 2.1. Đảm bảo các mục tiêu hoạt động phù hợp: Giám sát là một trong những cách thích hợp để đảm bảo tính chắc chắn rằng các mục tiêu của chương trình được thảo luận, giải thích, xác nhận và đạt được sự thống nhất, giữa nhà quản lý, người thực hiện và người hưởng lợi về tính phù hợp của mục tiêu. 2.2. Đảm bảo giải quyết được các vấn đề khó khăn gặp phải: Sau khi triển khai các hoạt động của chương trình y tế, giám sát sẽ là cách thích hợp nhất để: - Xem xét lại các cán bộ y tế được giao nhiệm vụ đã thực hiện như thế nào, có gặp những khó khăn gì không? Cùng phân tích những thuận lợi khó khăn để xác định nguyên nhân của các khó khăn đó và có biện pháp giải quyết phù hợp. - Phát hiện những thiếu sót trong kế hoạch để bổ sung kịp thời. 2.3. Giúp đỡ động viên: Các mục tiêu của chương trình dù rất tốt đẹp cũng không thể tự nó đưa đến kết quả tốt. Các mục tiêu ấy phải được chấp nhận và thông hiểu bởi các nhân viên thực hiện. Vì thế, giám sát là cách thích hợp để: - Tăng cường tính tự giác của các thành viên trong các hoạt động CSSKBĐ. - Giúp nhân viên y tế hoàn thành nhiệm vụ của họ theo tinh thần thi đua. 2.4. Khuyến khích nâng cao năng lực cán bộ: Giám sát khác thanh tra ở chỗ, giám sát đem đến sự hỗ trợ cho người được giám sát. Sự hỗ trợ phải được có ngay khi thấy có nhu cầu, dù để hiểu rõ mục tiêu, để hoàn thành công việc hoặc trong quan hệ giữa con người. Vì thế giám sát thích hợp để: - Xác định nhu cầu về thông tin của cán bộ y tế. - Xác định các kỹ năng cần có để chăm sóc bệnh nhân, TT GDSK, quản lý, đào tạo và giải quyết vấn đề. - Quyết định phương pháp học cho cán bộ y tế, để họ có thể bù đắp các thiếu sót. 65
  20. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm - Đặt ra một chương trình giáo dục liên tục, phù hợp với nhu cầu nâng cao kỹ thuật của người cán bộ y tế. - Xác định nhu cầu cơ bản của họ. - Lựa chọn và lập kế hoạch về các phương pháp quản lý thích hợp. - Xác định bất cứ nhu cầu đặc biệt nào cho hậu cần và hỗ trợ tài chính. - Thảo luận và đưa ra những gợi ý cho công tác quản lý. 3. Nguyên tắc cơ bản của giám sát: - Thái độ của giám sát viên: + Nghiêm túc nhưng không căng thẳng. + Uốn nắn các sai sót trên tinh thần xây dựng, chứ không bới móc chê bai. - Dân chủ trao đổi để rút ra bài học kinh nghiệm và những phương án phù hợp để giải quyết các vấn đề tồn tại. - Phải đảm bảo duy trì các hoạt động giám sát theo đúng lịch, định kỳ. - Báo cáo giám sát phải được hoàn thành ngay, sau khi kết thúc đợt giám sát. 4. Phương pháp và hình thức giám sát: 4.1. Phương pháp giám sát: 4.1.1. Giám sát trực tiếp: Là phương pháp mà người giám sát tiếp xúc hay làm việc cùng các đối tượng được giám sát và người liên quan, để có thể phát hiện ra các vấn đề tồn tại. Trong phương pháp này, giám sát viên có thể không cần nêu rõ cho đối tượng được giám sát biết là mình đang thực hiện công việc giám sát. Đây là phương pháp cơ bản cần được thực hiện trong các cuộc giám sát hoạt động CSSKBĐ. 4.1.2. Giám sát gián tiếp: Đây là phương pháp mà người giám sát viên không tiếp xúc hoặc cùng làm với các đối tượng được giám sát. Người giám sát thu thập các thông tin cần thiết qua các nguồn tin khác nhau: - Xem xét phân tích các báo cáo, sổ sách ghi chép hoặc tiếp xúc với người dân, để nhận định về công việc và chất lượng công việc và tìm ra những điểm yếu kém, tồn tại của đối tượng cần giám sát, để có biện pháp giải quyết phù hợp. - Thông tin có thể thu thập qua băng ghi âm, ghi hình các thao tác, quy trình và thái độ làm việc của người được giám sát. Nói chung, phương pháp này ít được áp dụng trên thực tế, vì điều kiện không cho phép. 4.2. Hình thức giám sát: 4.2.1. Giám sát định kỳ: Định kỳ tiến hành các hoạt động giám sát, với những nội dung trọng tâm giám sát khác nhau, được sắp xếp có kế hoạch cụ thể, nằm trong kế hoạch hàng năm của đơn vị. 4.2.2. Giám sát đột xuất: Giám sát được tiến hành không nằm trong kế hoạch, được thực hiện do yêu cầu đột xuất trước một thực tế bức xúc, ví dụ như có một vụ dịch xảy ra, cần tiến hành giám 66
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2