Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn: Phần 2 - ĐH Nông nghiệp I
lượt xem 33
download
Giáo trình này được biên soạn dùng cho việc giảng dạy và học tập ở bậc đại học ngành Quản lý đất đai, ngành môi trường. Giáo trình cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các chương trình đào tạo khác có liên quan và cán bộ làm công tác phát triển nông thông. Sau đây là phần 2 của giáo trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn: Phần 2 - ĐH Nông nghiệp I
- Chương 4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Chương này nhằm trang bị cho sinh viên những lý luận cơ bản về quy hoạch, quy hoạch phát triển nông thôn. Giúp cho người ñọc có phương pháp cơ bản về lập quy hoạch phát triển nông thôn, ñồng thời ứng dụng nó trong các lĩnh vực khác nhau tạo ra sự phát triển nông thôn bền vững. Những nội dung chính của chương là: - Khái niệm cơ bản, sự cần thiết của quy hoạch và quy hoạch phát triển nông thôn - Nguyên lý cơ bản của quy hoạch phát triển nông thôn. - Nguyên tắc của quy hoạch phát triển nông thôn. - Nội dung của quy hoạch phát triển nông thôn. - Trình tự của quy hoạch phát triển nông thôn. - ðánh giá hiệu quả và tác ñộng môi trường của phương án quy hoạch phát triển nông thôn. 1. KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1.1. Lý luận chung về quy hoạch và quy hoạch phát triển nông thôn Quy hoạch là quá trình tất yếu không thể thiếu, nó gắn với mọi hoạt ñộng trong xã hội, ñiều ñó ñã ñược chứng minh từ xa xưa ông cha ta ñã bố trí nơi ở, tổ chức sản xuất.... ngày càng hợp lý. ðặc biệt trong giai ñoạn hiện nay công tác quy hoạch có ý nghĩa rất to lớn trong quá trình phát triển, nó ñã ñược nghiên cứu sâu tới từng ñộng thái hoạt ñộng và ñược ứng dụng trong tất cả các ngành các lĩnh vực. Trong cuộc sống, việc nâng cao ñời sống về vật chất, tinh thần và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội, tăng cường hệ thống giá trị của con người ñược coi là mục tiêu của sự phát triển, là cốt lõi ñể tạo ra sự thay ñổi tốt hơn của tương lai so với hiện tại. ðể ñạt ñược mục tiêu này không phải dễ dàng mà ñòi hỏi chúng ta phải có những suy nghĩ, những ý tưởng, những tính toán về sự phát triển. Những suy nghĩ, ý tưởng này phải hợp lý, phải mang tính hệ thống tạo ra sự phát triển chung của ñịa phương và phải có khả năng hành ñộng ñể biến thành hiện thực. Muốn những mục tiêu này thực hiện ñược ñòi hỏi phải xen xét dưới nhiều góc ñộ, phải tính toán ñến hiệu quả và những tổn thất nhiều mặt mà nó mang lại trên cơ sở ñó lựa chọn ra phương án hợp lý nhất. Như vậy thực chất ñây là sự chuyển hoá từ tư duy, ý tưởng về sự phát triển thành những hành ñộng thực tế trong tương lai, quá trình này gọi là quy hoạch. Từ ñó chúng ta có khái quát chung về quy hoạch “Quy hoạch là quá trình lý thuyến về tư tưởng, có quan hệ với từng sự vật, sự việc ñược hình thành và thể hiện qua một quá trình hành ñộng thực tế. Quá trình này giúp cho các nhà quy hoạch tính toán và ñề xuất những hoạt ñộng cụ thể ñể ñạt ñược mục tiêu”. Quy hoạch là việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức không gian kinh tế - xã hội cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác ñịnh. Vùng nông thôn rộng lớn và phức tạp do ñó phát triển nông thôn gồm nhiều vấn ñề phức tạp liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Vậy quy hoạch phát triển nông thôn là quy hoạch tổng thể vùng nông thôn bao gồm nhiều nội dung hoạt ñộng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường liên qua ñến phát triển con người trong cộng ñồng nông thôn theo tiêu chuẩn bền vững. ðặc trưng của quy hoạch là xây dựng cho tương lai do ñó phải có những mục tiêu cụ thể cần ñạt tới, những mục tiêu này phải ñược nghiên cứu tím tòi, cân nhắc kỹ càng từ chi tiết ñến tổng quát. 1.2. Sự cần thiết của quy hoạch Ngày nay công tác quy hoạch ñược nghiên cứu kỹ và sâu hơn về ñộng thái phát triển của mọi nhân tố, việc sử dụng nguồn lực và hệ quả của nó từ ñó ñưa ra chương trình, giải Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------62
- pháp ñể ñáp ứng ñược nhu cầu xã hội. Công tác quy hoạch ngày càng có ý nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển của các ngành. Chúng ta phải làm quy hoạch vì: Muốn ñạt ñược sự phát triển chúng ta không có nhiều thời gian, trong một khoảng thời gian nhất ñịnh phải ñạt ñược mục tiêu phát triển nào ñó như mục tiêu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc xa hơn. ðiều kiện thực hiện mục tiêu nâng cao ñời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như những yếu tố ñầu vào (các nguốn lực) của mọi hoạt ñộng xã hội ñều có những hạn chế nhất ñịnh. Các nguốn lực trong thiên nhiên như ñất ñai, khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển... và trong ñời sống luôn luôn hạn chế, ñòi hỏi chúng ta phải xem xét, sử dụng như thế nào ñể cho hiệu quả cao nhất. Nguồn lực: là những cái mà chúng ta cần ñể sử dụng cho các hoạt ñộng nhằm ñạt ñược mục tiêu nào ñó mà chúng ta cần hoặc chúng ta muốn. Chúng ta xem xét các nguồn lực cần thiết sử dụng trong quy hoạch phát triển nông thôn: a. Nguồn nhân lực: ðây là yếu tố con người và tổ chức sử dụng con người trong mọi hoạt ñộng nhằm ñạt ñược mục tiêu của sự phát triển. Con người tham gia vào các ngành sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ cho bản thân mình như trồng trọt, chăn nuôi, làm trong nhà máy, xí nghiệp.... Ngoài ra con người còn tham gia vào các hoạt ñộng phục vụ xã hội như giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao..... Nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần ngày càng tăng nhưng bản thân con người tự tìm cách ñể thảo mãn yêu cầu của mình bằng nhiều cách khác nhau trong từng giai ñoạn lịch sử khác nhau. Tư duy, sức sáng tạo của con người là rất lớn, họ ñã biết chế tạo ra những công cụ lao ñộng từ thô sơ ñến rất tinh xảo hiện ñại hiện nay. Họ ñã tìm ra những phương thức sản xuất ngày càng hiệu quả nhằm nâng cao ñời sống vật chất của mình. Tuy nhiên con người cũng có nhiều hạn chế như số lượng lao ñộng, sự phân bố không ñồng ñều và trình ñộ mới chỉ ở mức nhất ñịnh so với yêu cầu thì rất lớn. b. Nguồn lực về thiên nhiên: Nguồn lực thiên nhiên là những yếu tố vật chất của tự nhiên mà con người có thể nghiên cứu, khai thác và sử dụng ñể tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Các nguồn lực tự nhiên bao gồm tài nguyên ñất ñai, tài nguyên rừng, biển, khí quyển, sức gió, năng lượng mặt trời..... Các loại tài nguyên trên có thể phân thành 2 nhóm: một nhóm hữu hạn như tài nguyên ñất, rừng, biển, khoáng sản... và một nhóm là dài hạn như khí quyển, sức gió, năng lượng mặt trời... Tất cả các nguồn lực tự nhiên không phải là vô hạn vì vậy nếu không biết khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả thì ngày càng bị cạn kiệt, suy thoái dẫn tới sự phát triển không bền vững. Như vậy sự phát triển có quan hệ chặt chẽ với việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. c. Nguồn lực về vốn và cơ sở vật chất: Vốn và cơ sở vật chất ñó là tư liệu sản xuất, trang thiết bị trong hoạt ñộng sản xuất và phục vụ xã hội. Với ñiều kiện hạn hẹp về nguồn vốn, cơ sở vật chất kém phát triển thì vấn ñề kêu gọi các nguồn vốn ñầu tư từ bên ngoài là rất cần thiết và sử dụng nguồn vốn sẵn có như thế nào ñể có hiệu quả cao nhất. Vấn ñề ñầu tư cần phải ñược tính toán, sắp xếp hợp lý và tiết kiệm. Tóm lại: tất cả các nguồn lực trong xã hội không phải là vô hạn, chúng không ñủ so với nhu cầu mà con người cần hoặc muốn, trong khi ñó nhu cầu của con người liên tục tăng. Vì vậy chúng ta phải tìm cách khai thác sử dụng các nguồn lực như thế nào ñể ñáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và không làm cạn kiện, giảm sức sản xuất của các nguồn lực ñó, ñó là lý do vì sao chúng ta phải làm quy hoạch. 1.3. Làm quy hoạch như thế nào? Khi xã hội phát triển ñòi hỏi phải có quy hoạch tổng thể bao gồm nhiều bộ phận tương tác và hỗ trợ lẫn nhau nhằm ñáp ứng nhu cầu phát triển của vùng. Quy hoạch tổng thể lấy tăng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------63
- trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là mục tiêu và các quan ñiểm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường làm phương hướng xây dựng chương trình hành ñộng cho sự phát triển. ðể ñạt ñược mục tiêu ñề ra thì quy hoạch phát triển phải thể hiện ñược các tính chất sau: - Tính ưu tiên: quy hoạch phát triển bao gồm nhiều nội dung liên quan ñến nhiều lĩnh vực hoạt ñộng khác nhau. Các nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tương tác với nhau ñể ñạt ñược mục tiêu phát triển chung. Các nội dung phải ñược sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên nhất ñịnh có tác dụng tương hỗ và thúc ñẩy nhau phát triển, nội dung trước tạo ñà thúc ñẩy thực hiện các nội dung sau và sau nữa. Trật tự ưu tiên này phụ thuộc vào thời gian và sự sẵn sàng của các nguồn lực ñồng thời cũng phải lấy mục tiêu và lợi ích của toàn cộng ñồng mà xem xét thứ tự ưu tiên cho phù hợp. - Tính tiết kiệm: một phương án quy hoạch có rất nhiều nội dung không thể làm cùng một lúc, có nhiều nội dung tương ñồng với nhau do ñó chúng ta có thể liên kết các nội dung lại với nhau nhằm tiết kiệm ñược thời gian và nguồn lực. Các nội dung có sự thống nhất tương ñối và tương tác với nhau trong quá trình phát triển chung. Liên kế các nội dung nhưng không bỏ ñi hay gộp các nội dung lại vì nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả của sự phát triển trong tương lai. Trong quá trình sử dụng các nguồn lực phải quán triệt quan ñiểm sử dụng tiết kiệm, tránh chồng chéo, mâu thuẫn và lãng phí. - Tính tích cực: trong quy hoạch tính tích cực phải ñược thể hiện rõ, ñiều ñó cho thấy mục tiêu chúng ta ñưa ra là hợp lý. Tính tích cực thể hiện ở chỗ với nguồn lực và ñiều kiện ñịa phương có hạn nhưng vẫn tạo ra sự phát triển tốt nhất. Trong những ñiều kiện và hoàn cảnh nhất ñịnh, nhưng người làm quy hoạch phải luôn luôn suy nghĩ vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, ñưa công nghệ tiên tiến vào ñể ñạt ñược hiệu quả cao hơn, hoặc sáng tạo trong công tác tổ chức quản lý ñể kết quả ñạt ñược nhanh hơn, nhiều hơn. Trong thời kỳ hiện nay tính tích cực càng thể hiện rất rõ, nó thể hiện việc xây dựng mục tiêu, các giải pháp thực hiện hợp lý hiện ñại thể hiện rõ tính ưu việt của công tác quy hoạch trong mọi ñộng thái hoạt ñộng kinh tế - xã hội. Trong phương án quy hoạch phải thể hiện các tính chất trên và nó có quan hệ tương hỗ với nhau, bổ sung cho nhau cùng ñạt ñược mục tiêu là tạo ra sự phát triển tốt nhất. 1.4. Ai có thể là quy hoạch? Hiện nay nhìn nhận về quy hoạch cũng có sự thay ñổi, phải thể hiện ñược sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, mọi ngành, mọi lĩnh vực. Như vậy mọi người có ý thức, có trình ñộ, mọi cơ quan, mọi tổ chức kinh tế xã hội, mỗi quốc gia ñều có thể làm quy hoạch. Có 2 loại quy hoạch: quy hoạch công và quy hoạch tư. - Quy hoạch công: là quy hoạch mang tính ña diện, tổng hợp, ảnh hưởng sâu rộng vào ñịa bàn nghiên cứu, vào môi trường sống của cộng ñồng. Quy hoạch công phục vụ lợi ích tập thể và toàn công ñồng. Ví dụ: quy hoạch mạng lưới giao thông, quy hoạch mạng lưới thuỷ lợi, quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp.... Các nhà quy hoạch phải có sự hiểu biết, có tầm nhìn bao quát ñể thực hiện nhiệm vụ của quy hoạch phù hợp với ñời sống thực tế của cộng ñồng dân cư. Quy hoạch công phải thể hiện ñược phương hướng và mục tiêu chính trị của Nhà nước sao cho hợp lý vừa thúc ñẩy sự phát triển của ñất nước, nâng cao mức sống của nhân dân vừa ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra. Ngoài ra quy hoạch phải ñược vận dụng hợp lý các quy hoạch phát triển. Quy hoạch không chỉ quan tâm ñẩy ñủ khung chỉ tiêu chính trị cấp vĩ mô mà phải quan tâm ñến hoàn cảnh vi mô của từng ñịa phương. Quy hoạch công cũng phát quan tâm ñến ý kiến ñóng góp và nguyện vọng của người dân. Như vậy trong quá trình lập quy hoạch phải có sự tham gia của người dân vì ñây sẽ là người thực hiện các nội dung quy hoạch. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------64
- - Quy hoạch tư: phục vụ cho lợi ích cá nhân, nó ñược thể hiện ở mức ñộ nhỏ, mang tính cục bộ. Quy hoạch này mang tính chủ quan của cá nhân tuy nhiên nó cũng chịu sự ñiều tiết của quy hoạch công. Quy hoạch tư phải nằm trong khung chỉ tiêu phát triển chung của vùng, phải hội nhập và thích ứng với quy hoạch công cũng như các loại quy hoạch cấp vĩ mô cao hơn. Ví dụ: quy hoạch một khu vườn, quy hoạch một trang trại, quy hoạch cửa hàng... 2. NGUYÊN LÝ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Quy hoạch phát triển nông thôn luôn luôn quán triệt những nguyên lý cơ bản sau: 2.1. Quy hoạch tổng thể trên quan ñiểm phát triển ña mục tiêu Nguyên lý này thể hiện ở hai mặt sau: 1. Nội dung của quy hoạch ñược xác ñịnh cả ở tầm vĩ mô và vi mô trên cơ sở ñảm bảo phát triển không ngừng cấu trúc vùng lãnh thổ từ cấp toàn quốc ñến các cấp tỉnh, huyện, xã nhằm giải quyết những vấn ñề cơ bản sau: - Thiết lập những ñiều kiện sinh sống tốt cho con người và ñiều kiện lao ñộng thuận lợi cho các hoạt ñộng kinh tế. - Ngăn chặn sự phân tầng, phân lớp trong xã hội, giảm khoảng cách giữa thành thị - nông thôn. Hỗ trợ vùng tụt hậu, vùng sâu, vùng xa về các mặt vật chất, văn hoá, tinh thần..., ñặc biệt ñầu tư hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho các vùng kém phát triển. - Phát triển các khu dân cư theo hướng ñô thị hoá, cải thiện vùng dân cư ñô thị về mặt nâng cao năng suất lao ñộng, thẩm mỹ hoá môi trường sống và ñảm bảo sự công bằng cho mọi người. - Phát triển nhịp nhàng hệ thống dịch vụ xã hội (giao thông vận tải, ñiện nước, y tế chăm sóc sức khoẻ, giáo dục nâng cao trình ñộ......) - Phát triển phải ñạt trong mối quan hệ tổng hoà giữa 2 lĩnh vực là hoạt ñộng kinh tế và hoạt ñộng xã hội nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. - Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ñể phục vụ cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp một cách bền vững. - Bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt ñẹp, bản sắc của dân tộc, lòng yêu quê hương ñất nước. - ðảm bảo yêu cầu của an ninh và quốc phòng. 2. Quy hoạch phân bố không gian các cơ sở vật chất kỹ thuật và ñiều kiện sống cho con người. Bao gồm các vấn ñề sau: - Xây dựng các khu chức năng như khu dân cư, khu sản xuất, khu du lịch, khu nghỉ ngơi thích nghi với sự phát triển không ngừng của cấu trúc vùng lãnh thổ. - Thiết lập kiến trúc cảnh quan, bảo dưỡng và chăm sóc cảnh quan ñô thị, cảnh quan nông thôn phù hợp với ñặc thù của từng vùng và sự phát triển lâu dài. - Bố trí hệ thống cơ sở hạ tầng ñáp ứng ñược yêu cầu của sản xuất và ñời sống của nhân dân, như hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống cung cấp nước, hệ thống công nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng xã hội như trường học, bênh viện, công trình thể thao văn hoá.... * Công tác tổ chức thực hiện: Các nội dung của phương án quy hoạch cần phải ñược phối hợp ñồng thời nhưng ñể tổ chức thực hiện phải có dự án cụ thể, các dự án này phải ñược sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Các dự án ñược xây dựng phải phù hợp với chương trình hành ñộng, phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thúc ñẩy nhau cùng ñạt ñược mục tiêu phát triển lớn của toàn vùng. Phải xây dựng ñược các dự án ñầu tư, khái toán về vốn và hiệu quả ñầu tư của từng dự án và của toán phương án quy hoạch. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------65
- 2.2. Quy hoạch phát triển nông thôn tuân thu theo phương pháp luận của mô hình “Chữ thập”, thực hiện chức năng ñan chéo (Cross Function) Quy hoạch phát triển nông thôn ñược thực hiện trên nguyên tắc phối hợp ñồng thời các hoạt ñộng ña mục tiêu trong các lĩnh vực: phát triển con người, các ñiều kiện kinh tế - xã hội, ñiều kiện môi trường trong vùng nghiên cứu. Quy hoạch phát triển nông thôn cũng chịu sự chỉ ñạo về phương hướng, ñường lối phát triển của quy hoạch cấp cao hơn. Quy hoạch phát triển nông thôn tuân thủ theo phương pháp luận của mô hình chữ thập ñó là sự liên kết các hoạt ñộng của hai phạm trù: chức năng dọc (Vertical Function) và chức năng ngang (Horizontal Function). Mô hình ñó ñược thể hiện theo sơ ñồ 4.1. Quy hoạch vĩ mô (Cấp quốc gia) Quy hoạch nội bộ Quy hoạch trung gian Quy hoạch phân bổ từng ngành (Vùng, tỉnh, huyện) không gian Sự phối hợp các hoạt Lập các dự án cho ñộng kinh tế, xã hội Quy hoạch vi mô việc thực hiện trong các ngành (huyện, xã) Lĩnh vực dịch vụ kinh tế, xã Lĩnh vực công nghiệp (sản hội (kinh doanh thương mại, xuất công nghiệp, tiểu thủ trường học, bệnh viện...) công nghiệp ñịa phương) Lĩnh vực nông nghiệp (các trang trại, nông hộ) Sơ ñồ 4.1. Mô hình chữ thập - Chức năng dọc: thể hiện sự phối hợp giữa quy hoạch vĩ mô với quy hoạch trung gian và giữa quy hoạch trung gian với quy hoạch vi mô. Chức năng dọc cho thấy sự chỉ ñạo nhất quán từ trên xuống và sự thống nhất phù hợp từ dưới lên. Giữa quy hoạch vĩ mô và quy hoạch vi mô có thể không có sự ăn khớp, không thống nhất hoặc mâu thuẫn trong các hoạt ñộng vì vậy ñòi hỏi phải có quy hoạch trung gian (quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, huyện) nhằm ñiều hoà sự thống nhất từ dưới lên và sự chỉ ñạo nhất quán từ trên xuống. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------66
- - Chức năng ngang: thể hiện các nội dung quy hoạch trong phạm vi một cấp, nó thể hiện sự phối hợp tổng hoà giữa các ngành, các lĩnh vực hoạt ñộng trong phạm vi một cấp, nhằm ñạt ñược mục tiêu phát triển chung.Tuy nhiên các hoạt ñộng trong phạm vi mỗi cấp phải ñược bố trí, tổ chức, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên phù hợp với ñiều kiện, ñặc trưng của từng vùng, từng ñịa phương. Chức năng dọc và chức năng ngang có mối quan hệ ñan chéo với nhau nó thể hiện sự chỉ ñạo từ trên xuống và sự thống nhất từ dưới lên. Qua mô hình chữ thập cho thấy quy hoạch phát triển nông thôn có thể ñạt ñược những kết quả sau ñây: + ðạt ñược sự phối hợp và tính nhất quán giữa các cấp làm quy hoạch từ vĩ mô ñến vi mô, ñó là quốc gia - vùng - tỉnh - huyện. + ðạt ñược sự phát triển và sự phối hợp tương hỗ của 3 lĩnh vực hoạt ñộng kinh tế ñó là nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại. + ðạt ñược sự phát triển tổng hoà về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường và tổ chức phân bố không gian trên phạm vi lãnh thổ. * Tóm lại: từ mô hình chữ thập cho ta thấy ñược sự liên kết của các hoạt ñộng theo hai chiều dọc và ngang, qua ñó cho thấy hướng ñi cơ bản nhất, rõ ràng nhất trong quy hoạch phát triển nông thôn. ðể quy hoạch ñạt ñược kết quả cao cần phải có cơ chế chính sách ñúng ñắn, có những mô hình mẫu và triển khai thực hiện thông qua những dự án cụ thể. * ðối tượng chấp hành nguyên lý: - Những cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng có trách nhiệm là quy hoạch và thiết kế. - Các ñơn vị, các tổ chức và các cá nhân sử dụng mặt bằng ñất ñai, việc sử dụng ñó có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp ñến phạm vi vùng lãnh thổ. 3. MỤC ðÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3.1. Mục ñích của quy hoạch phát triển nông thôn Quy hoạch phát triển nông thôn ñược ñặt ra nhằm giải quyết các vấn ñề sau: - Tạo ra sự phát triển cân bằng trong các mối quan hệ thuộc ñời sống con người trên các lĩnh vực kinh tế văn hoá xã hội, hạn chế sự phân hoá giầu nghèo, sự phân tầng phân lớp trong xã hội. - ðiều phối các loại hình quy hoạch chuyên sâu, giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển của các ngành các lĩnh vực như chồng chéo, tranh chấp ñất ñai, mâu thuẫn trong hoạt ñộng kinh tế... - Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách ñầy ñủ, tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, bảo tồn thiên nhiên và tạo ra sự ña dạng sinh học. - Tạo ra ñiều kiện thuận lợi trong sự hợp tác giữa các vùng, các ngành và quan hệ hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển chung của cả nước và xu thế hội nhập toàn cầu. - Xây dựng một cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý, tạo ra sự phát triển bền vững, hiệu quả trước những biến ñộng không ngừng của nhiều yếu tố. 3.2. Yêu cầu của quy hoạch phát triển nông thôn Trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn phải ñảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Quy hoạch phát triển nông thôn phải thể hiện ñược quan ñiểm phát triển nông thôn, ñó là: + Quy hoạch phát triển nông thôn phải ñạt ñược hiệu quả ở 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------67
- + Quy hoạch phát triển nông thôn phải tuân thu theo ñường lối ñổi mới, phát triển nông thôn theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa. + Quy hoạch phát triển nông thôn phải toàn diện, tổng hợp và phối hợp tổng hoà giữa các lĩnh vực, ñảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. + Quy hoạch phát triển nông thôn phải quán triệt ñường lối công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñặc biệt là ñường lối công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp nông thôn, biến vùng nông thôn thành vùng hấp dẫn có tăng trưởng nhanh bền vững.. - Phương án quy hoạch phát triển nông thôn phải ñược làm trước và là cơ sở, là công cụ ñiều tiết các loại hình quy hoạch chuyên sâu như quy hoạch phát triển các ngành các lĩnh vực, quy hoạch sử dụng ñất, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về ñất ñai và các tài nguyên khác. - Quy hoạch phát triển nông thôn là công cụ ñiều tiết mọi công cuộc ñầu tư vào các ngành, các lĩnh vực và các ñịa phương. Như vậy sử dụng hữu hiệu nguồn vốn, tránh chồng chéo, lãng phí nguồn lực. - Quy hoạch phát triển nông thôn phải ñáp ứng yêu cầu phát triển không ngừng của cấu trúc vùng lãnh thổ theo hệ thống từ toàn quốc - vùng - tỉnh - huyện - xã. - Quy hoạch phát triển nông thôn ñáp ứng yêu cầu về an ninh quốc phòng, ñảm bảo an toàn, ổn ñịnh xã hội và toàn vẹn lãnh thổ. 3.3. Chức năng, quyền hạn của các cơ quan tham gia thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn - Các bộ, cục, viện, sở... về quy hoạch và tài chính có trách nhiệm ñề ra các dự án ñầu tư và biện pháp phát triển tổng thể dài hạn. - Cơ quan chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan chức năng trong tỉnh ñề xuất những chương trình và dự án quy hoạch tổng thể của tỉnh theo ñịnh hướng của quy hoạch quốc gia nhưng phải phù hợp với ñiều kiện ñặc thù của tỉnh. - Các cơ quan cấp huyện và cấp xã có nhiệm vụ triển khai một cách cụ thể và chi tiết những chương trình và dự án quy hoạch của tỉnh trên ñịa bàn hành chính của mình. - Các cơ quan chức năng về quy hoạch xây dựng những ñề án chuyên ngành tại những ñịa ñiểm và khu vực cụ thể ñể tạo ñiều kiện cho sự quyết ñịnh ñầu tư thực hiện. - Chính quyền các cấp và cơ quan có chức năng về quy hoạch và ñầu tư phải bàn bạc, thống nhất về các chương trình, dự án ñã ñề xuất, sau ñó thống nhất phê duyệt và ñầu tư thực hiện chương trình dự án. 3.4. Nguyên tắc hoạt ñộng, mối quan hệ giữa các loại hình quy hoạch và nhiệm vụ a. Nguyên tắc hoạt ñộng Quy hoạch phát triển nông thôn ñược tiến hành ở các cấp khác nhau, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng ñều tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau: 1. Quy hoạch cấp quốc gia (cấp vĩ mô) là cấp cao nhất nhằm thiết lập một trật tự phát triển ñồng bộ, toàn diện trên khắp mọi miền ñất nước. Các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch ñịa phương là các quy hoạch chi tiết, cụ thể ñược sắp xếp theo một trật tự nhất ñịnh mà quy hoạch vĩ mô ñã xác lập, như vậy tránh ñược những mâu thuẫn, cạnh tranh lẫn nhau hoặc chồng chéo lên nhau. 2. Quy hoạch vĩ mô tạo ra những ñịnh hướng ñúng cho các quy hoạch vi mô, trật tự quốc gia phải quan tâm ñúng mức ñến trật tự và ñặc trưng của từng ñịa phương. 3. Các quy hoạch vi mô sẽ ñược thực hiện trong khuôn khổ mà quy hoạch vĩ mô ñã xác lập, trật tự ñịa phương phải hội nhập và thích ứng với trật tự toàn quốc. b. Mối quan hệ giữa qui hoạch vĩ mô và vi mô Mối quan hệ ñược thể hiện trong sơ ñồ 4.2. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------68
- ðẶC ðIỂM, TÍNH CHẤT LOẠI HÌNH QUY HOẠCH CẤP QUY HOẠCH CÁC HOẠT ðỘNG 1. Kế hoạch, chính sách tổng - Kế hoạch tổng hợp thể về kinh tế, xã hội của Nhà - Quy hoạch tổng thể vĩ QUY HOẠCH nước thống nhất tác ñộng ñến mô tất cả các vùng - Quy hoạch ngành QUỐC GIA 2. Sự phân phối các dự án ñầu - Quy hoạch liên vùng - Quy hoạch các dự án (toàn quốc) tư giữa các vùng 3. Sự hoạt ñộng của các dự án rộng lớn tác ñộng ñến một vài vùng (giao thông, thuỷ lợi, ñiện...) 4. Sự thành lập dự án cho một vùng nhưng ảnh hưởng ñến một vài vùng hoặc toàn quốc - Quy hoạch vùng QUY HOẠCH 1. Sự hợp nhất các quy - Quy hoạch phát triển tổng hoạch ñịa phương với nhau thể kinh tế, xã hội tỉnh TRUNG GIAN 2. Sự hợp nhất các quy - Quy hoạch phát triển tổng (vùng, tỉnh, huyện) hoạch ñịa phương với quy thể kinh tế, xã hội huyện hoạch quốc gia - Quy hoạch phát triển nông 1. Lập, thiết kế các dự án nghiệp và nông thôn 2. Tổ chức thực hiện các dự - Quy hoạch sắp xếp các dự QUY HOẠCH án theo thứ tự ưu tiên án khả thi VI MÔ (Thí dụ: ðiện khí hoá - công - Phân bố không gian các nghiệp nhỏ - giáo dục - y tế - chi tiết của quy hoạch trên (xã, thôn, xóm) giao thông vận tải - cấp nước ñịa bàn lãnh thổ sạch - trồng trọt - chăn nuôi - trồng rừng...) Sơ ñồ 4.2. Mối quan hệ giữa qui hoạch vĩ mô và vi mô * Nhiệm vụ của các loại hình quy hoạch: Quy hoạch cấp quốc gia ñây là quy hoạch vĩ mô. Tất cả các nước ñều xây dựng và nó ñề cập tới tất cả các lĩnh vực hoạt ñộng kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp xây dựng, dịch vụ thương mại và các lĩnh vực hoạt ñộng phục vụ xã hội như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường.... Những vấn ñề nó ñề cập bao trùm lên tất cả các hoạt ñộng của ñất nước nên ñó là quy hoạch phát triển quốc gia. ðể xây dựng quy hoạch quốc gia thì Nhà nước phải thành lập Hội ñồng quy hoạch quốc gia. Hội ñồng này có trách nhiệm vạch ra kế hoạch phát triển cho các lĩnh vực, chỉ ñạo lập quy hoạch cho các lĩnh vực khác nhau của ñất nước, ñồng thời phải chỉ ra ñược những nguồn lực sẵn có, những vấn ñề cần ưu tiên phát triển, ñưa ra những mục tiêu phải ñạt ñược trong những khoảng thời gian nhất ñịnh. Như vậy, Hội ñồng quy hoạch quốc gia phải xây dựng một khung chỉ tiêu vĩ mô, các ngành, các lĩnh vực chuyên môn sẽ hoàn thành các chi tiết của khung ñó. ðồng thời Hội ñồng quy hoạch quốc gia phải kiểm tra xem xét việc thực hiện quy hoạch chi tiết có phù hợp với khung chỉ tiêu mà quy hoạch vĩ mô xác lập không. Tuy nhiên ñể ñạt ñược mục tiêu lớn của cả nước thì quy hoạch cấp vĩ mô phải quan tâm tới các quy hoạch chi tiết ở ñịa phương. ðơn vị lập quy hoạch ñịa phương có thể là ñơn vị xã, huyện, tỉnh hoặc ñôi khi một số huyện hoặc tỉnh có thể liên kết lại với nhau trong phạm vi một vùng. Vùng không phải là ñơn vị hành chính nên không có tổ chức hành chính giám sát, chịu trách nhiệm thực hiện quy hoạch. Vì vậy quy hoạch vùng chỉ ñược coi là quy hoạch ñịnh hướng cho việc khai thác sử dụng tài nguyên và các nguồn lực, và là quy hoạch trung gian Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------69
- làm cơ sở cho các quy hoạch chi tiết ñịa phương. Trong quy hoạch nhiều khi quy hoạch tỉnh, quy hoạch huyện cũng ñược coi là quy hoạch trung gian, nó là cầu nối giữa quy hoạch quốc gia với các quy hoạch vi mô ở cấp xã, hoặc cụm dân cư. Quy hoạch cấp vi mô có thể là cấp xã, hoặc cụm dân cư, làng bản... ñó là cấp thấp nhất, bao gồm những hoạt ñộng cụ thể ñược tiến hành cho từng lĩnh vực riêng biệt. Tất cả những nội dung, những mục tiêu phát triển ñều phải ñược thể hiện qua những dự án khả thi và những dự án khả thi này ñược sắp xếp theo một không gian và thời gian hợp lý gọi là “quy hoạch dự án”. Ví dụ như xây dựng một khu công nghiệp, khu làng nghề, xây dựng mạng lưới ñiện, xây dựng mạng lưới giao thông, xây dựng hệ thống cấp thoát nước..... Từ mối quan hệ giữa các loại hình quy hoạch ở các cấp khác nhau cho thấy ñược nội dung và mức ñộ khác nhau ở mỗi cấp. Tuy nhiên khi làm quy hoạch ở bất kỳ cấp nào cũng phải thể hiện ñược sự chỉ ñạo nhất quán từ trên xuống, sự thống nhất từ dưới lên, phải thoả mãn yêu cầu phát triển tổng hợp của mọi ngành, mọi lĩnh vực. 4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 4.1. Nội dung cơ bản của quy hoạch phát triển nông thôn Khi xây dựng phương án quy hoạch phải thể hiện ñược các nội dung sau: 1. ðiều tra, phân tích, ñánh giá hiện trạng ðiều tra, ñánh giá hiện trạng các nguồn lực của vùng nghiên cứu về con người, về thiên nhiên và về vốn cơ sở vật chất kỹ thuật ñược khai thác sử dụng như thế nào. Phân tích ñánh giá thực trạng các hoạt ñộng kinh tế, xã hội, môi trường của vùng nghiên cứu. * Số liệu tài liệu cần ñiều tra ñánh gia gồm 4 chuyên mục sau: - Số liệu tài liệu về ñiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường: bao gồm những yếu tố như vị trí ñịa lý, ñịa hình, khí hậu, tài nguyên ñất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, khoáng sản, ñộng thực vật và ñiều kiện cảnh quan môi trường. - Số liệu về ñiều kiện xã hội: ñó là những yếu tố về nguồn nhân lực và các yếu tố xã hội khác, gồm các vấn ñề: + Vấn ñề dân số, lao ñộng và việc làm. + Vấn ñề y tế, chăn sóc sức khoẻ, vệ sinh môi trường. + Vấn ñề giáo dục ñào tạo nâng cao trình ñộ. + Vấn ñề văn hoá thể thao, tôn giáo, phong tục tập quán. + Vấn ñề trật tự an ninh, công bằng, tự do, dân chủ. - Số liệu về ñiều kiện kinh tế: cần ñiều tra xem xét ñánh giá hoạt ñộng của 3 nhóm ngành là nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại. - Số liệu về ñiều tra, ñánh giá thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng: bao gồm hệ thống giao thông, thuỷ lợi, ñiện, thông tin liên lạc, hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất và phục vụ xã hội. * Phương pháp ñiều tra thu thập số liệu, tài liệu: a. Phương pháp ñiều tra thăm dò: ñây là phương pháp ñiều tra tổng quát, giúp cho nhận biết ñược các vấn ñề và những giải pháp có thể thực hiện cho sự phát triển, từ ñó sẽ tiến hành ñiều tra chi tiết. ðể thu thập ñược những thông tin chính xác người ñiều tra phải ñi khảo sát khắp ñịa bàn, tiếp xúc với một số người dân ñang sống trong vùng ñể tìm hoặc phát hiện ra những vẫn ñề lớn mà người dân ñang cần hoặc muốn, ñồng thời cũng phát hiện ra tiềm năng về các nguồn lực trong vùng ñể khai thác cho các hoạt ñộng của sự phát triển.. Người ñiều tra còn phải tiếp xúc với cán bộ lãnh ñạo, các bộ phận chức năng ñể thu thập những số liệu, tài liệu về ñiều kiện của vùng. Trong quá trình ñiều tra ñòi hỏi phải tiếp xúc với mọi tầng lớp ñể thông tin mang tính khách quan ñại diện chung cho cả vùng. Kết quả của ñiều tra này phải thể hiện ñược những ñặc trưng của vùng, những vấn ñề lớn trong hoạt ñộng kinh tế xã hội, những khó khăn thuận lớn và hướng phát triển chung của Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------70
- toàn vùng. Từ kết quả này mà chúng ta mới có thể tiến hành ñiều tra chi tiết phục vụ cho công tác quy hoạch ñược. b. ðiều tra mẫu: ñây là ñiều tra số liệu chi tiết phục vụ cho quy hoạch như số liệu chi tiết về ñời sống của người dân, về tình hình sản xuất kinh doanh, vấn ñề ñầu tư.....Trong quá trình ñiều tra chúng ta không thể tiến hành phỏng vấn tất cả cá thể trong tổng thể các hộ của vùng nghiên cứu vì sẽ tốn nhiều thời gian, tốn kém và ñặc biệt xứ lý số liệu rất phức tạp. Như vậy cần phải chọn ra một lượng mẫu ñiển hình ñể ñiều tra phỏng vấn. Lượng mẫu ñược chọn này phải ñại diện ñược cho tổng thể vùng nghiên cứu. Quá trình ñiều tra chọn mẫu ñược tiến hành theo các bước sau: - Xác ñịnh dung lượng mẫu: tức là xác ñịnh lượng cá thể cần phải tiến hành ñiều tra. Dung lượng mẫu ñược chọn phụ thuộc vào qui mô của tổng thể, sự biến ñộng của các cá thể và phụ thuộc vào ñộ chính xác cần thiết. Dung lượng mẫu thường biến ñộng từ 5 ñến 10% tổng thể. - Cách chọn mẫu: có thể sử dụng 2 cách chọn mẫu sau ñây: + Chọn mẫu có chủ ý: tức là chọn mẫu theo ý muốn chủ quan của người ñiều tra, không mang tính khách quan. Theo cách này thì ñộ chính xác phụ thuộc vào sự hiểu biết và quan ñiểm của người ñiều tra. + Chọn mẫu ngẫu nhiên: cách này thường ñược sử dụng, tức là lấy mẫu hoàn toàn không theo ý chủ quan của người ñiều tra, như vậy tránh ñược sự thiên vị, ưu tiên. Chọn theo cách này mang tính khách quan, ñảm bảo cho các cá thể ñều có cơ hội tham gia vào thành phần của mẫu. Trong thực tế ñiều tra phục vụ quy hoạch phát triển chúng ta có thể áp dụng cả 2 cách chọn mẫu tuỳ vào từng giai ñoạn ñể số liệu ñiều tra chính xác và hiệu quả. - Chuẩn bị bộ câu hỏi: ñể tiến hành ñiều tra có kết quả chúng ta phải soạn thảo trước bộ câu hỏi phỏng vấn. Nội dung của bộ câu hỏi tập trung vào những vấn ñề kinh tế, xã hội mà chúng ta quan tâm mong muốn thu ñược thông tin. Thí dụ: những vấn ñề liên quan ñến hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp như: các cây trồng vật nuôi, năng suất, sản lượng, ñầu tư cho các cây trồng vật nuôi.... vấn ñề xã hội như y tế, giáo dục, công ăn việc làm.... ngoài ra cần có những thông tin ñặc trưng của vùng nghiên cứu. - Hướng dẫn và tổ chức ñiều tra: tổ chức tập huấn cho cán bộ ñiều tra, giúp họ nắm ñược mục ñích, phương pháp và cách ñiều tra. Bố trí thời gian phương tiện ñể tiến hành ñiều tra nhằm ñạt ñược kết quả mong muốn. 2. Nhận biết các vấn ñề, ñánh giá tiềm năng các loại nguồn lực: - Nhận biết các vấn ñề: ñó là các vấn ñề về quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội ở ñịa phương. Trong quá trình sử dụng ñất nảy sinh những mâu thuẫn, tranh chấp cần phải giải quyết hoặc trong sử dụng các nguồn tài nguyên nảy sinh vấn ñề thoái hoá, ô nhiễm...... - ðánh giá tiềm năng các loại nguồn lực: tức là ñánh giá khả năng khai thác sử dụng các nguồn lực trong tương lai ñể ñáp ứng mục tiêu của quy hoạch trong từng thời ñiểm với những ñiều kiện cụ thể. Chúng ta phải ñánh giá tiềm năng các nguồn lực vì phải biết ñược khả năng của các nguồn lực có ñáp ứng ñược mục tiêu phát triển trong tương lai không. Trong thời kỳ có nhiều biến ñộng như hiện nay cần phải dự báo ñược khả năng ñáp ứng ñược mục tiêu phát triển của từng thời kỳ. Mối liên hệ giữa các nguồn lực của ñịa phương với cấp cao hơn và với quốc tế cũng trở nên quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện mục tiêu của quy hoạch phát triển. * Nội dung ñánh giá tiềm năng các nguồn lực, phân tích những lợi thế, hạn chế của vùng bao gồm: Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------71
- + Phân tích về vị trí ñịa lý: bao gồm vị trí tuyệt ñối và tương ñối của vùng, có những thuận lợi và khó khăn gì trong giao lưu trao ñổi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. + ðánh giá tiềm năng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường: xác ñịnh khả năng khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên như: ñất ñai, nước, rừng, biển, khoáng sản.... + ðánh giá tiềm năng nguồn nhân lực: dự báo về dân số và lao ñộng thể hiện ở qui mô và chất lượng từ ñó xác ñịnh hướng chuyển dịch cơ cấu dân số, cơ cấu lao ñộng cho thích hợp. + ðánh giá về thị trường: thị trường nó có tác dụng bao trùm lên tất cả các hoạt ñộng do ñó dự báo xu thế của thị trường, tác ñộng của thị trường ñối với vùng nghiên cứu là ñiều cần thiết. + ðánh giá về cơ chế và chính sách: tác ñộng và ảnh hưởng của cơ chế chính sách có liên quan ñến sự phát triển của vùng như chính sách ñất ñai, chính sách về thị trường, các chính sách về xã hội... Những chính sách trên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển của vùng. 3. Xác ñịnh phương hướng mục tiêu cần ñạt ñược của phương án quy hoạch. a. Phương hướng phát triển Phương hướng phát triển ñược xác ñịnh dựa trên những nguyên tắc xây dựng một xã hội giầu mạnh, văn minh, công bằng, dân chủ, tự do, an ninh xã hội, an toàn về môi trường, tạo dựng sự cân bằng trong các ñiều kiện sống khác nhau. Phương hướng tức là ñưa ra chiến lượng hướng ñi tổng thể, hài hoà cho vùng và mọi người sống trong không gian cụ thể ñều chấp nhận ñược. b. Mục tiêu phát triển Các mục tiêu ñề ra trong phương án quy hoạch phải phản ánh ñầy ñủ dự kiến về sự phát triển của vùng hoặc ñịa phương trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, môi trường... theo phương hướng ñã xác ñịnh. Các mục tiêu phải ñảm bảo tính hiện thực và ñược người dân trong vùng ủng hộ. Khi xây dựng mục tiêu ñòi hỏi phải xây dựng những mục tiêu cần ñạt trước mặt và những mục tiêu lâu dài, những mục tiêu trước mắt phải hội tụ thành mục tiêu lâu dài. ðể xác ñịnh mục tiêu người ta thường xây dựng một tháp mục tiêu trong ñó bao gồm các mục tiêu tổng quát (mục tiêu chóp bu) và các mục tiêu cụ thể riêng biệt. - Mục tiêu tổng quát là mục tiêu mang lại lợi ích chung của toàn vùng, vì lợi ích của người dân, vì an toàn môi trường và sử dụng tối ưu các nguồn lực. - Mục tiêu cụ thể là mục tiêu của từng lĩnh vực, cho từng giai ñoạn khác nhau, những mục tiêu cụ thể sẽ phải hội tụ thành mục tiêu tổng quát. Khi xây dựng mục tiêu dựa vào những căn cứ sau: + Căn cứ vào ñường lối, chủ chương chính sách của ñảng và Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ. + Căn cứ vào tổng thể quy hoạch cấp vĩ mô. + Căn cứ vào kết quả dự báo những vấn ñề trong tương lai như: dự báo về nguồn nhân lực, dự báo về thị trường, dự báo về khoa học công nghệ, dự báo về môi trường và các nguồn lực khác..... + Căn cứ vào thực trạng hoạt ñộng kinh tế xã hội và khả năng khai thác sử dụng các nguồn lực của ñịa phương trong tương lai. 4. Xây dựng phương án quy hoạch a. Luận chứng các nội dung quy hoạch Lập phương áp quy hoạch tổng thể cho vùng nghiên cứu bao gồm một số nội dung chính sau: * Khi xây dựng luận chứng dựa vào các căn cứ sau: - Khả năng về vốn, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực của ñịa phương, chỉ tiêu này chi phối rất lớn ñến sự hình thành và thực hiện các dự kiến trong tương lai. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------72
- - Nhu cầu và xu thế phát triển của xã hội trong nước và trên thế giới. Trong ñó quan hệ hợp tác ñầu tư trong nước và quốc tế trở thành vấn ñề hết sức quan trọng. - Cơ chế chính sách của Nhà nước và của ñịa phương nó ảnh hưởng ñến sự phát triển của hiện tại và tương lai. * Lập luận chứng cho phát triển các ngành kinh tế: gồm có ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại. Cần luận chứng một số nội dung cụ thể sau: - Xác ñịnh vị trí, vai trò, tầm quan trọng của mỗi ngành trong cơ cấu kinh tế. - Xác ñịnh nhịp ñộ tăng trưởng của các ngành và toàn bộ nền kinh tế trong từng giai ñoạn của phương án quy hoạch. - Xác ñịnh cơ cấu kinh tế trong các giai ñoạn của phương án quy hoạch. - Xác ñịnh các hoạt ñộng và giải pháp trong phát triển sản xuất của các ngành theo phương án quy hoạch trên cơ sở khai thác hết những thế mạnh của vùng. - Xác ñịnh các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như GDP, GNP, thu nhập trên ñầu người, kim ngạch xuất khẩu, mức thu ngân sách.... Chúng ta có thể tham khảo ví dụ về sự phát triển kinh tế của một ñịa phương như sau: Bảng 4.1. Nhịp ñộ tăng trưởng kinh tế ðơn vị tính: % Chỉ tiêu Thời kỳ 1991-1995 Thời kỳ 1996-2000 Thời kỳ 2001-2010 Tổng GDP 11,54 12,00 13,00 - Nông nghiệp 6,32 6,00 4,50 - Công nghiệp xây dựng 17,34 25,00 22,00 - Dịch vụ thương mại 18,32 14,00 16,00 Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế ðơn vị tính: % Chỉ tiêu Thời kỳ 1991-1995 Thời kỳ 1996-2000 Thời kỳ 2001-2010 Tổng GDP 100 100 100 - Nông nghiệp 57,3 42,8 20,0 - Công nghiệp xây dựng 8,2 16,6 31,0 - Dịch vụ thương mại 34,5 40,6 49,0 Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu tổng hợp Chỉ tiêu ðơn vị tính Năm 1995 Năm 2000 Năm 2010 1. Dân số Người 706500,0 784500 884290 2. GDP (theo giá cố ñịnh năm 1994) Tỷ ñồng 1147,36 2022,04 6860,0 - Nông lâm ngư nghiệp “ 636,10 831,45 1354,34 - Công nghiệp xây dựng “ 110,10 335,94 2080,37 - Dịch vụ thương mại “ 401,10 854,65 3429,29 3. GDP bình quân/ñầu người USD 173,7 382 1100 4. Kim ngạch xuất khẩu Triệu SD 39,50 90 500 5. Thu ngân sách Tỷ ñồng 292,20 395 1100 6. Nhu cầu vốn ñầu tư Tỷ ñồng 6000 14800 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------73
- * Lập luận chứng về phát triển mạng lưới dân cư và cơ sở hạ tầng. - Luận chứng về phát triển ñô thị: Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nền kinh tế phát triển theo hướng hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước sẽ dẫn tới việc hình thành và mở rộng các trung tâm, làm cho qui mô và chất lượng của ñô thị ngày càng tăng lên. Mặt khác sự phát triển này cũng tác ñộng ñến quá trình phân bố lao ñộng và dân cư trên ñịa bàn. Một bộ phận khá lớn người lao ñộng nhất là lao ñộng trẻ ở khu vực nông thôn sẽ ra các ñô thị ñể làm việc, như vậy làm cho qui mô dân số của các ñô thị tăng lên. Nếu sự tăng dân số quá nhanh mà chúng ta không chủ ñộng ñược sẽ dân ñến những hạn chế rất lớn cho sự phát triển của các ñô thị về mọi mặt. Những thông tin và những dự báo về sự biến ñộng ñó là những căn cứ ñể xác ñịnh việc mở mang hoặc nâng cấp các ñô thị, ñồng thời cũng là căn cứ ñể xác ñịnh nhu cầu ñầu tư vào cơ sở hạ tầng ñáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Nội dung của luận chứng bao gồm: luận chứng về quy mô diện tích, dân số, luận chứng về chất lượng ñô thị và vị trí vai trò của ñô thị trọng sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của ñịa phương. - Luận chứng về phát triển khu dân cư nông thôn: Phát triển khu dân cư nông thôn có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của vùng nông thôn, nó tạo ra những ñiều kiện lãnh thổ và xã hội nhất ñịnh cho thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp nông thôn, nâng cao ñời sống vật chất và tinh thần của người dân. Khu dân cư nông thôn sẽ phát triển theo hướng ñô thị hoá với những tiêu chuẩn nông thôn mới như về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà ở, ñường xá, công trình công cộng... về môi trường nông thôn và các ñiều kiện khác.... Như vậy mục tiêu sẽ tạo ra vùng nông thôn là ñịa bàn hấp dẫn về mọi mặt. ðối với miền núi cần phải ổn ñịnh dân cư theo chương trình ñịnh canh ñịnh cư, ở vùng ñồng bằng phải chấm dứt tình trạng di dân tự do ra các ñô thị. Nội dung luận chứng bao gồm: nâng cấp các ñiểm dân hiện có theo hướng hiện ñại ñáp ứng ñược nhu cầu ngày càng tăng. Mở các khu dân cư mới theo hướng ñô thị hoá tạo những tiền ñề hiện ñại và phát triển lâu dài. Bố trí các công trình công cộng gắn với các ñiểm dân cư dẫn tới những ñiều kiện sống của người dân nông thôn ngày cao cao. - Luận chứng về phát triển cơ sở hạ tầng Luận chứng về phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi và cấp thoát nước, nâng cấp hệ thống ñiện, thông tin liên lạc, phát triển khoa học công nghệ và các vấn ñề khác. * Lập luận chứng về phát triển các vấn ñề xã hội Xã hội phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng cả về vật chất, văn hoá, tinh thần. Như vậy nhu cầu về phát triển các vấn ñề xã hội mang tính tất yếu khách quan gắn liền với sự phát triển. - Vấn ñề dân số, lao ñộng và việc làm: luận chứng một số nội dung sau: + Dự báo về dân số và lao ñộng từ ñó dự tính ñược khả năng cung ứng về nguồn nhân lực cho phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong xã hội, khả năng phải tạo thêm công ăn việc làm ñể giải quyết ñược lao ñộng tăng thêm. Thí dụ: chúng ta tham khảo dự báo dân số, lao ñộng của Việt Nam. Bảng 4.4. Dự báo dân số, lao ñộng giai ñoạn 2002-2020 Hạng mục Năm 2002 2010 2020 Tổng dân số 79.715,4 87.352,8 97.086,3 Chia ra: - Dân số nông thôn 59.786,55 58.526,4 55.339,2 Tỷ lệ (%) 75 67 57 - Dân số thành thị 19.928,85 29.000,40 41.747,10 Tỷ lệ (%) 25 33 43 Tổng lao ñộng 46.867,70 58.690,0 64.520,0 Lao ñộng nông nghiệp 31.776,0 34.627,10 31.614,8 Tỷ lệ (%) 67,8 59 49 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------74
- + Dự tính khả năng ñào tạo, nâng cao trình ñộ, kỹ năng nghề nghiệp của ñội ngũ lao ñộng ñáp ứng nhu cầu sử dụng lao ñộng của xã hội trong tương lai. + Khả năng thực hiện các chương trình dự án phát triển, ñẩy mạnh phát triển kinh tế ñể giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân. - Phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí Giáo dục nói chung, giáo dục nông thôn nói riêng là yêu cầu quan trọng của xã hội, là nền tảng ñể phát triển kinh tế, xã hội hiện ñại. Mục tiêu của sự nghiệp giáo dục là nâng cao dân trí, tạo nền tảng học vấn và trình ñộ nghề nghiệp cần thiết cho cả cộng ñồng. Chăm lo giáo dục ñến các thế hệ trẻ ở các lứa tuổi học ñường, nâng cao tỷ lệ học sinh ñến trường cả ở cấp phổ thông và ñại học. Những giải pháp cho việc phát triển giáo dục ñào tạo: + ðầu tư xây dựng ñủ trường lớp cho các khu vực cả ở những nơi tập trung và phân tán. Tăng cường trang thiết bị ñáp ứng ñược yêu cầu của giảng dạy. + Phát triển ñội ngũ giáo viên có ñủ trình ñộ nhiệt huyết với công tác giáo dục. + Tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi, luôi cuốn và hấp dẫn với học sinh. + Phát triển ña dạng các loại hình giáo dục ñào tạo, nhất là mở rộng hình thức dạy nghề. - Phát triển hệ thống y tế cộng ñồng Mạng lưới y tế nông thôn, chủ yếu là mạng lưới y tế cơ sở với các trạm y tế tuyến xã, trung tâm cụm xã ñã ñóng góp vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt ñộng y tế dự phòng và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban ñầu cho nhân dân. Trong thời kỳ ñổi mới, ngành y tế ñã thiết lập ñược mạng lưới y tế ở nông thôn từ ñồng bằng ñến miền núi, hải ñảo. Tỷ lệ y bác sỹ trên một vạn dân của nước ta là 12,0 trong ñó tỷ lệ bác sỹ là 5,6. Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ y tế giữa các vùng là không ñồng ñều nhau, ở ñô thị và ñồng bằng có tỷ lệ cao còn ở miền núi và hải ñảo thì ngược lại. Mục tiêu của công tác y tế là chăm sóc sức khoẻ ban ñầu cho nhân dân, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân, thanh toán các bệnh dịch, góp phần tích cực trong việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia ñình. - Mở rộng quy mô hoạt ñộng văn hoá, thông tin liên lạc, ñẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, nâng cao năng lực thẩm mỹ, lành mạnh hoá môi trường. Xây dựng các dự án cho các hoạt ñộng cụ thể của từng lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường ñáp ứng ñược mục tiêu trong từng thời kỳ. Lựa chọn, sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên và theo tiềm năng các nguồn lực. Xác ñịnh thời gian hoàn thành của mỗi dự án, và mối quan hệ giữa các dự án ñể hoàn thành các nội dung của phương án quy hoạch theo ñúng thời gian ñã ñịnh. b. Tổ chức phân bố không gian kinh tế xã hội theo lãnh thổ ðịnh hình, ñịnh vị các khu hoạt ñộng sản xuất và ñịnh cư của con người, hình thành các ñiểm dân cư (làng, xã), các khu trung tâm, các thị tứ, thị trấn, xác ñịnh vị trí các công trình kết cấu hạ tầng. Nội dung tổ chức phân bố không gian bao gồm: - Phân bố phát triển các tiểu vùng kinh tế. - Phân bố mạng lưới ñô thị và khu dân cư nông thôn. - Phân bố các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội. - Phân bố các trục, các hành lang phát triển, các khu vực ñặc biệt. - Quy hoạch cảnh quan, tôn tạo các khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá. 5. Xây dựng kế hoạch và các giải pháp thực hiện Kế hoạch của phương án quy hoạch ñược xây dựng dựa vào thời gian hoàn thành của các chương trình và dự án trên nguyên tắc ñảm báo ñúng tiến ñộ thể hiện ñược tính ưu tiên, tính tiết kiệm và tính tích cực trong quy hoạch. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------75
- ðể thực hiện ñược các nội dung của quy hoạch cần ñưa ra những giải pháp chi tiết phù hợp với ñiều kiện hoàn cảnh của ñịa phương ở từng thời kỳ khác nhau. Có thể giới thiệu một số giải pháp sau: a. Giải pháp về kinh tế Phát huy thế mạnh về kinh tế của các thành phần, ñổi mới các hoạt ñộng kinh tế, nhất là kinh tế ñối ngoại ñể từng bước ñẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường. b. Giải pháp về cơ chế chính sách Tiếp tục ñổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách, ñẩy mạnh việc cải cách hành chính. Từng bước tạo ra cơ chế thuận lợi cho hoạt ñộng của các thành phần kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới c. Giải pháp về xã hội ðẩy mạnh thực hiện các chính sách về xã hội như chính sách kế hoạch hoá gia ñình, coi trọng giáo dục ñào tạo nâng cao dân trí, tăng cường mạng lưới y tế chăm sóc sức khoẻ cộng ñồng. Tạo ñiều kiện thuận lợi ñể chuyển dịch cơ cấu lao ñộng, tạo công ăn việc làm, thúc ñẩy sự phân công lao ñộng xã hội hợp lý. d. Giải pháp về ñầu tư Tạo cơ chế ñầu tư thuận lợi nhất là ñầu tư từ bên ngoài. Xác ñịnh cơ cấu ñầu tư cho các ngành các lĩnh vực hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn. Xây dựng các loại dịch vụ tài chính thuận lợi nhằm thu hút ñược nhiều nguồn vốn. 4.2. Phương pháp quy hoạch phát triển nông thôn Quy hoạch phát triển nông thôn là một loại hình quy hoạch ña phương, ña mục tiêu, bao gồm nhiều vấn ñề ña dạng phức tạp, vì vậy ñể tiến hành tốt phương án quy hoạch cần ứng dụng phương pháp nghiên cứu phân tích hệ thống như sau: Bảng 4.5. Phương pháp phân tích hệ thống có thể sử dụng trong quy hoạch phát triển nông thôn Hạng mục ðặt và thảo luận các vấn ñề 1. Xác ñịnh nhiệm vụ hoặc - Tại sao chúng ta lại tiến hành làm quy hoạch. công việc phải làm (sự cần - Chúng ta mong muốn ñạt ñược kết quả gì. thiết phải làm quy hoạch) 2. Hệ thống thông tin - Thu thập thông tin cần thiết phục vụ quy hoạch - Xử lý thông tin 3. Xác ñịnh phương hướng - Thảo luận các căn cứ ñể xây dựng mục tiêu mục tiêu của quy hoạch - Thảo luận mục tiêu tổng quát. - Thảo luận các mục tiêu chi tiết cụ thể của từng lĩnh vực, từng ngành. 4. Xây dựng nội dung quy - Thảo luận những nhiệm vụ phải làm. hoạch - Xây dựng các bước ñể tiến hành thực hiện nhiệm vụ. - Thảo luận những biện pháp tiến hành các nội dung chi tiết. 5. Xây dựng kế hoạch thực - Thảo luận các chương trình hành ñộng ñể thực thi các nội hiện dung quy hoạch. - Lập các dự án cho việc thực hiện các nội dung, sắp xếp các nội dung theo thứ tự ưu tiên. 6. Xem xét lại nhằm ñiều - Thảo luận xem các nội dung có hoàn thành ñược theo kế chỉnh bổ sung. hoạch không? - Nếu không thì cần phải bổ sung, ñiều chỉnh cái gì. - ðiều chỉnh và bổ sung như thế nào? Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------76
- 5. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LẬP PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 5.1. Trình tự các bước quy hoạch thực hiện ở Việt Nam Quy hoạch phát triển tổng thể vùng nông thôn ở Việt Nam tuân thủ các bước sau: Bước 1. Xử lý các kết quả ñiều tra cơ bản ñã có và tổ chức ñiều tra bổ sung; khảo sát thực tế; thu thập tư liệu, số liệu về vùng và cả nước. Bước 2. Nghiên cứu các tác ñộng của các yếu tố bên ngoài; tác ñộng (hay chi phối) của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước ñối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng. ðánh giá và dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển, các yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới và các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội khác tác ñộng ñến quy hoạch của vùng trong tương lai. Xác ñịnh vị trí, vai trò của các ngành và của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lãnh thổ ñối với nền kinh tế - xã hội của vùng. Bước 3. Xác ñịnh vai trò của vùng quy hoạch ñối với cả nước và ñối với lãnh thổ lớn hơn mà nó nằm trong ñó; nghiên cứu các quan ñiểm chỉ ñạo và một số chỉ tiêu vĩ mô về phát triển kinh tế - xã hội của vùng; cung cấp các thông tin ñó cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm cơ sở phục vụ xây dựng các quy hoạch phát triển và phân bố ngành trên vùng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố, ñồng thời thu nhận thông tin phản hồi ñể ñiều chỉnh, bổ sung. Bước 4. Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch a. Xác ñịnh quan ñiểm và mục tiêu phát triển; b. ðịnh hướng phát triển và phương án quy hoạch; c. ðịnh hướng tổ chức không gian; d. Các giải pháp thực hiện. Bước 5. Lập báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trình Hội ñồng Thẩm ñịnh Nhà nước về các dự án ñầu tư và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bước 6. Thông báo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các vùng ñã ñược phê duyệt, các ñịa phương căn cứ vào ñó hiệu chỉnh quy hoạch phát triển của mình. 5.2. Trình tự các bước quy hoạch thực hiện ở một số nước ñang phát triển trên thế giới Phương án quy hoạch phát triển nông thôn ñược xây dựng theo trình tự các bước sau: 1. Giai ñoạn 1: ðiều tra ñánh giá, phân tích tình hình cơ bản và ñưa ra dự báo Giai ñoạn này gồm 3 bước sau: * Bước 1: ðiều tra thu thập các loại số liệu, hội tụ thông tin: bao gồm các chuyên mục số liệu tài liệu sau: - Số liệu về tự nhiên: bao gồm các vấn ñề sau: + Vị trí ñịa lý. + Khí hậu. + ðịa hình. + Các nguồn tài nguyên. + Cảnh quan môi trường - Số liệu về hoạt ñộng kinh tế: ñó là số liệu về quá trình hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của các nhóm ngành sau: + Nhóm ngành nông nghiệp. + Nhóm ngành công nghiệp xây dựng. + Nhóm ngành dịch vụ thương mại. - Số liệu về hoạt ñộng xã hội: bao gồm các vấn ñề: + Dân số, lao ñộng và việc làm. + Các tổ chức xã hội. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------77
- + Vấn ñề giáo dục nâng cao trình ñộ. + Vấn ñề y tế chăm sóc sức khoẻ. + Vấn ñề văn hoá thể thao... - Số liệu về thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng: bao gồm: + Giao thông. + Thuỷ lợi. + ðiện, bưu ñiện, cung cấp năng lượng. + Cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp + Cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội. * Bước 2: Thảo luận, ñánh giá. - Phân tích mô tả những ñặc ñiểm chung của vùng về ñiều kiện tự nhiên, phân tiểu vùng sinh thái. - Thảo luận, phân tích ñánh giá trên các mặt sau: + Hoạt ñộng kinh tế: bao gồm hoạt ñộng của 3 nhóm ngành là nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại. Khi phân tích ñánh giá dựa trên hệ thống các chỉ tiêu kinh tế: tổng giá trị sản phẩm, giá trị gia tăng, chi phí, năng suất lao ñộng, việc làm, thu nhập, ñầu tư... + Hoạt ñộng xã hội và con người: phân tích ñánh giá những vấn ñề về tổ chức và quản lý hành chính; các tổ chức chính trị xã hội; hoạt ñộng của hệ thống dịch vụ phục vụ xã hội bao gồm: giáo dục nâng cao trình ñộ của người dân, y tế chăm sóc sức khoẻ, các vấn ñề văn hoá thể thao... + Cơ sở vật chất kỹ thuật: ñiều kiện cơ sở vật chất của ñịa phương phục vụ cho sản xuất và xã hội như giao thông thuỷ lợi, ñiện, khí ñốt...... Phân tích ñánh giá khả năng phục vụ của cơ sở vật chất cho các hoạt ñộng của hiện tại và tương lai. * Bước 3: Xây dựng mô hình phát triển. - Xây dựng ñịnh hướng và mục tiêu phát triển chung toàn vùng và cụ thể của từng lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lý hành chính... - Xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế: + Mô hình về giá trị gia tăng theo các ngành. + Mô hình về phân bố và tổ chức lao ñộng. - Xác ñịnh phương hướng sử dụng các nguồn lực ñảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. 2. Giai ñoạn 2: Quy hoạch tổng thể Giai ñoạn này gồm 2 bước: * Bước 4: Quy hoạch theo 3 nhóm ngành. - Nhóm ngành I: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: + Xác ñịnh các hoạt ñộng theo tiểu ngành: . Trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn.... . Trồng rừng, khai thác lâm sản... . Nuôi trồng, ñánh bắt thuỷ hải sản.. + Phân bố lao ñộng theo các tiểu ngành. + Phân bố ñầu tư theo tiểu ngành. + Xác ñịnh sản phẩm và giá trị gia tăng theo tiểu ngành và tiểu vùng. + Lựa chọn hệ sinh thái thích hợp: nông lâm kết hợp hoặc nông lâm ngư. - Nhóm ngành II: công nghiệp xây dựng: + Xác ñịnh các hoạt ñộng theo tiểu ngành: Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------78
- . Công nghiệp khai thác . Công nghiệp chế biến . Công nghiệp sản xuất . Xây dựng + Phân bố lao ñộng theo các tiểu ngành. + Phân bố ñầu tư theo tiểu ngành. + Xác ñịnh sản phẩm và giá trị gia tăng theo tiểu ngành và tiểu vùng. - Nhóm ngành III: dịch vụ thương mại + Xác ñịnh các loại hình dịch vụ thương mại: . Dịch vụ phục vụ xã hội và sản xuất như giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng... . Dịch vụ thương mại: thương nghiệp, kinh doanh nhà hàng khách sạn... . Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.... + Phân bố tổ chức sử dụng lao ñộng trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ. + Phân bố ñầu tư trong các lĩnh vực. + Xác ñịnh giá trị gia tăng của các loại hình dịch vụ. + Các ñịnh cơ chế ñiều chỉnh các loại hình dịch vụ thích hợp với mô hình tăng trưởng. * Bước 5: Bố trí sắp xếp không gian. - Bố trí tổ chức sắp xếp khu dân cư theo hướng ñô thị hoá. - Bố trí cơ sở hạ tầng. - Phân bố không gian cho các hoạt ñộng sản xuất. 3. Giai ñoạn 3: Quy hoạch chi tiết - chương trình, dự án ưu tiên Giai ñoạn này có 2 bước: *Bước 6: Quy hoạch chi tiết. Trên cơ sở các nội dung của quy hoạch tổng thể tiến hành lập quy hoạch chi tiết và thiết kế cụ thể cho từng nội dung. - Nông nghiệp: + Thổ nhưỡng, ñịa hình, sinh thái + Loại hình nông trại sản xuất. + Thiết kế lô thửa + Thiết kế vườn trại - Công nghiệp: + Quy hoạch các cụm công nghiệp, khu công nghiệp + Thiết kế các nhà máy + Luận chứng các thiết bị ñầu tư. - Dịch vụ: + Vị trí tầm quan trọng của từng loại hình dịch vụ + Qui mô, vị trí của các loại dịch vụ - Tổ chức: + Tổ chức hành chính + Tổ chức xã hội và các hiệp hội khác. * Bước 7: Lập chương trình và dự án thực hiện. - ðịnh hình, ñịnh vị các khu hoạt ñộng sản xuất và ñịnh cư của con người. - Xây dựng cơ sở hạ tầng. - Lập chương trình hành ñộng theo từng nội dung của phương án quy hoạch và theo từng tiểu vùng. - Lập các dự án theo thứ tự ưu tiên của các nội dung và các tiểu vùng, tiểu ngành. - Xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------79
- GIAI ðOẠN I (THE FIRST INTERGRATION) Bước 1 (Phase 1) Bước 2 (Phase 2) Bước 3 (Phase 3) ðiều tra thu thập số liệu, Thảo luận, ñánh giá Xây dựng mô hình hội tụ thông tin phát triển kinh tế ðất ñai ðặc ñiểm Khí hậu chung của vùng Nông nghiệp 1.Tự nhiên ðịa hình - Giá trị gia tăng Lĩnh vực - Tăng Công nghiệp - Lao ñộng Kinh tế Nguồn nước kinh tế trưởng - ðầu tư Phương kinh tế Xây dựng ðộng thực vật hướng -Giá trị Tổ chức phân mục Lĩnh vực Giao thông Xã hội gia tăng bố theo lãnh tiêu Nông nghiệp vật chất thuỷ lợi theo thổ hành chính phát ngành triển 2. Kinh tế Công nghiệp Phục vụ vùng - Phân Lĩnh vực Giáo dục, y tế, Quản lý bố lao Dịch vụ con người Tổ chức hệ thống giáo hành chính ñộng dục Tổ chức HC Hành chính Phân tiểu vùng 3. Xã hội Dân số Lð sinh thái Tổ chức XH GIAI ðOẠN 2 GIAI ðOẠN (THE SECOND 2 (THE SECOND INTERGRATION) INTERGRATION) Bước 4 (Phase 4) Bước 5 (Phase 5) Lập quy hoạch phát triển kinh tế theo 3 nhóm ngành Bố trí, sắp xếp trật tự không gian Hoạt ñộng sản xuất theo tiểu ngành Nhóm ngành I Phân bố lao ñộng ðỊNH VỊ NƠI SINH SỐNG Nông nghiệp CỦA CON NGƯỜI PHÂN Giá trị SP, giá trị gia tăng theo tiểu ngành BỐ ðIỂM DÂN CƯ Lựa chọn hệ sinh thái phù hợp Dự tính Hoạt ñộng sản xuất của các tiểu ngành kết quả ñạt ñược Nhóm ngành II Phân bố lao ñộng so sánh PHÂN BỐ KHÔNG GIAN Công nghiệp với mục CÁC HOẠT ðỘNG Phân bố ñầu tư tiêu tăng SẢN XUẤT trưởng Giá trị sản phẩm và giá trị gia tăng trong mô hình Dịch vụ xã hội, giáo dục, y tế, tài chính Nhóm ngành III Kinh doanh thương nghiệp PHÂN BỐ HỆ THỐNG Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật KẾT CẤU HẠ TẦNG ðầu tư, giá trị sản phẩm, giá trị gia tăng GIAI ðOẠN 3 (THE THIRD INTERGRATION) Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------80
- GIAI ðOẠN 3 (THE THIRD INTERGRATION) Bước 6 (Phase 6) Bước 7 (Phase 7) Quy hoạch chi tiết Lập chương trình và dự án thực hiện Thổ nhưỡng, ñịa hình, sinh thái Nông nghiệp Các làng xã Loại nông trại sản xuất ðiều chỉnh loại nông trại thích ứng Các khu trung tâm Cơ sở vật chất Thiết kế lô thửa ñất ðịnh Các ñô thị NT hình, ñịnh Thiết kế vườn nông trại ñặc thù vị các khu (thị trấn, thị tứ) hoạt ñộng Xác ñịnh khu CN hoặc tụ ñiểm CN sản xuất Lập các Các giải Công nghiệp và ñịnh ðường sá pháp tổ chương Nhóm các loại hình CN theo chức năng cư của chức trình và con thực Cấp thoát nước dự án hiện Xác ñịnh vị trí theo quy mô và chủng loại dvụ người ưu tiên Dịch vụ Số lượng ñơn vị dịch vụ theo loại quy mô Cung cấp năng lượng Quy mô tầm quan trọng của dịch vụ Tổ chức Các tổ chức hiệp hội tự nguyện Phác hoạ mô hình quản lý hành chính Tổ chức hành chính Sơ ñồ 4.3. Trình tự các bước quy hoạch phát triển nông thôn 6. ðÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH ðể một phương án quy hoạch ñảm bảo có chất lượng và có tính khả thi, trong quá trình nghiên cứu lập quy hoạch cần phải lập nhiều phương án. Người lập quy hoạch cần phải cân nhắc ñến nhiều khía cạnh khác nhau, xem xét sự tác ñộng từ nhiều phía, sau ñó phải so sánh ñánh giá ñể lựa chọn phương án tốt nhất ñể thực thi. 6.1. Phân tích ñặc tính kỹ thuật của phương án quy hoạch Mỗi phương án quy hoạch trước tiên phải ñảm bảo nghiêm ngặt về mặt kỹ thuật của các nội dung quy hoạch và cả về hình thức, phương pháp. Thí dụ: tính kỹ thuật trong phương án quy hoạch phát triển nông nghiệp cần xem xét những vấn ñề sau: - Loại ñất, khả năng thích nghi của ñất ñai ñối với các loại hình sử dụng ñất ñược lựa chọn. - Nguồn nước tưới, khả năng tưới, tiêu và các biện pháp công trình. - Loại hình sử dụng ñất hiện tại và ñề xuất hướng sử dụng trong tương lai. - Loại vật nuôi thích hợp trong vùng nghiên cứu. - Hình thức cung ứng vật tư nông nghiệp và thu mua sản phẩm. - Hệ thống dịch vụ hỗ trợ khác...... 6.2. ðánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch Kết quả của phương án quy hoạch phản ánh sự thành công hay thất bại của quy hoạch. Người ta thường phải xây dựng nhiều phương án ñể ñảm bảo tính khả thi. Người lập quy hoạch phải cân nhắc ñến nhiều khía cạnh, xác ñịnh sự tác ñộng từ nhiều phía, sau ñó phải so sánh ñể lựa chọn ñược phương án có hiệu quả và tính khả thi cao nhất. Hiệu quả của phương án quy hoạch ñược ñánh giá trên ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, trên cơ sở bảo ñảm nghiêm ngặt về kỹ thuật. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn------------------------------81
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 p | 516 | 160
-
Bài giảng: Quy hoạch lâm nghiệp điều chế rừng
162 p | 405 | 128
-
Giao trình -Quản lý đất lâm nghiệp - chương 2
16 p | 327 | 87
-
Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông (chủ biên)
132 p | 243 | 74
-
Giao trình -Quản lý đất lâm nghiệp - chương 3
25 p | 206 | 58
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Nhân giống lúa
106 p | 154 | 42
-
Giáo trình -kiểm dịch thực vật và dịch hại nông sản - chương 8&9
7 p | 191 | 39
-
Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn: Phần 1 - ĐH Nông nghiệp I
61 p | 138 | 30
-
Kiến thức bản địa về mùa hoa, mùa quả cây Hồi Lạng Sơn
4 p | 128 | 27
-
Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu
12 p | 85 | 7
-
Giáo trình Cây ăn quả (Xuất bản lần thứ 2): Phần 1 - GVC. Trần Như Ý
5 p | 29 | 6
-
Phát triển nghề sản xuất gạch nung ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng thân thiện môi trường
6 p | 61 | 5
-
Giáo trình Thực hành nghề nghiệp (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
33 p | 11 | 4
-
Xây dựng bản đồ quy hoạch sản xuất chè cho huyện Tân Sơn thông qua ứng dụng công nghệ bản đồ kỹ thuật số GIS
10 p | 24 | 4
-
Đo vẽ, thành lập bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 phục vụ lập quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn, khu trung tâm xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
8 p | 81 | 3
-
Một số giải pháp khoa học và công nghệ hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, phát triển giao thông nông thôn phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các tiêu chí về giao thông và thủy lợi phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ
26 p | 27 | 3
-
Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp: Phần 1
116 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn