Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
lượt xem 25
download
Giáo trình được xây dựng theo các bài học, mỗi bài học đều được trang bị kiến thức lý thuyết giúp cho sinh viên hiểu được nhiệm vụ, yêu cầu, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống, các bộ phận trong hệ thống. Phần thực hành trang bị cho sinh viên kỹ năng tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn nói chung và các bộ phận trong hệ thống nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
- BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN MÃ SỐ: 2016-01-05 (Tài liệu lưu hành nội bộ, dùng cho đào tạo cao đẳng nghề) Ban biên soạn: ThS. Nguyễn Trung Kiên (Chủ biên) ThS. Trịnh Xuân Phong NAM ĐỊNH, NĂM 2016
- LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình mô đun “Sửa chữa và bảo dƣỡng hệ thống bôi trơn” với thời lƣợng 45 giờ là mô đun trang bị cho sinh viên kiến thức lý thuyết cũng nhƣ kỹ năng thực hành trong công việc sửa chữa và bảo dƣỡng các bộ phận, chi tiết thuộc hệ thống bôi trơn. Giáo trình mô đun “Sửa chữa và bảo dƣỡng hệ thống bôi trơn” có mã số GT2016-01-05 đƣợc biên soạn trên cơ sở chƣơng trình khung về đào nghề Công nghệ ô tô đã đƣợc hội đồng nhóm môn học của trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Nam Định phê duyệt và các tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo. Giáo trình đƣợc xây dựng theo các bài học, mỗi bài học đều đƣợc trang bị kiến thức lý thuyết giúp cho sinh viên hiểu đƣợc nhiệm vụ, yêu cầu, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống, các bộ phận trong hệ thống. Phần thực hành trang bị cho sinh viên kỹ năng tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa và bảo dƣỡng hệ thống bôi trơn nói chung và các bộ phận trong hệ thống nói riêng. Ngoài ra, Giáo trình cũng là tài liệu tham khảo tốt cho học phần thực hành động cơ 1 đƣợc đào tạo ở trình độ đại hoc, cao đẳng. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và các kỹ thuật viên trong và ngoài trƣờng đã đóng góp những ý kiến quý báu để nhóm tác giả hoàn thành cuốn giáo trình. Tuy nhiên, đây là tài liệu biên soạn lần đầu, quá trình biên soạn không thể tránh đƣợc các thiếu sót nhất định, chúng tôi chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để chỉnh sửa tài liệu ngày một hoàn thiện hơn. Nhóm tác giả i
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................. i BÀI 1: HỆ THỐNG BÔI TRƠN ............................................................................... 1 1.1. Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn .......................................................................... 1 1.1.1. Đƣa dầu đến các bề mặt ma sát để giảm tổn thất ma sát và mài mòn ........... 1 1.1.2. Làm mát ổ trục .............................................................................................. 1 1.1.3. Làm sạch bề mặt ma sát ................................................................................ 1 1.1.4. Bao kín các khe hở lắp ghép ......................................................................... 1 1.2. Vai trò, các thông số của dầu bôi trơn và phân loại dầu bôi trơn ........................ 2 1.2.1 Vai trò của dầu bôi trơn .................................................................................. 2 1.2.2. Các thông số của dầu bôi trơn ....................................................................... 2 1.2.2.1. Độ nhớt động lực ........................................................................................ 2 1.2.2.2. Độ nhớt động học ....................................................................................... 2 1.2.2.3. Các chất phụ gia pha vào trong dầu bôi trơn.............................................. 3 1.2.3. Phân loại dầu bôi trơn ................................................................................... 3 1.2.3.1. Phân loại dầu nhờn theo độ nhớt ................................................................ 3 1.2.3.2. Phân loại dầu theo tính năng ...................................................................... 4 1.3. Phân loại hệ thống bôi trơn .................................................................................. 5 1.3.1. Bôi trơn bằng vung té dầu ............................................................................. 5 1.3.2. Bôi trơn bằng cách pha dầu nhờn vào nhiên liệu .......................................... 5 1.3.3. Bôi trơn cƣỡng bức........................................................................................ 5 1.3.3.1. Căn cứ vào vị trí chứa dầu bôi trơn: hệ thống bôi trơn cƣỡng bức đƣợc chia thành hai loại: .................................................................................................. 5 1.3.3.2. Căn cứ vào hình thức lọc, hệ thống bôi trơn các-te ƣớt cũng chia thành 2 loại: .......................................................................................................................... 5 1.4. Cấu tạo hệ thống bôi trơn dùng trong động cơ đốt trong ..................................... 5 1.4.1. Hệ thống bôi trơn bằng vung té dầu .............................................................. 5 1.4.1.1. Cấu tạo ........................................................................................................ 5 1.4.1.2. Nguyên lý hoạt động .................................................................................. 6 1.4.2. Hệ thống bôi trơn cƣỡng bức ........................................................................ 6 1.4.2.1. Hệ thống bôi trơn cƣỡng bức các-te ƣớt .................................................... 6 1.4.2.2. Hệ thống bôi trơn cƣỡng bức các-te khô .................................................... 8 1.4.3 Bôi trơn bằng cách pha dầu nhờn vào nhiên liệu ......................................... 10 1.5. Sơ đồ mạch điện cảnh báo hƣ hỏng hệ thống bôi trơn ...................................... 11 1.5.1. Sơ đồ cầu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch báo áp lực dầu ................ 11 1.5.1.1. Cấ u ta ̣o ...................................................................................................... 11 1.5.1.2. Nguyên lý hoa ̣t đô ̣ng ................................................................................ 11 ii
- 1.5.2. Cơ cấu báo áp suất dầu dùng đèn và cảm biến ............................................13 1.5.2.1. Cấu tạo ......................................................................................................13 1.5.2.2. Nguyên lý hoạt động ................................................................................13 1.5. Sơ đồ một số hệ thống bôi trơn trên động cơ luyện tập tại xƣởng thực tập ô tô 13 1.5.1. Sơ đồ hệ thống bôi trơn động cơ Toyota 4A-FE .........................................13 1.5.2. Sơ đồ hệ thống bôi trơn động cơ Toyota 2AZ-FE.......................................14 1.5.3. Sơ đồ hệ thống bôi trơn động cơ Toyota 1NZ-FE.......................................14 1.5.4. Sơ đồ hệ thống bôi trơn động cơ Daewoo MATIZ .....................................14 1.6. Quy trình tháo, bảo dƣỡng, lắp hệ thống bôi trơn cƣỡng bức các-te ƣớt ...........15 1.6.1. Trình tự tháo hệ thống bôi trơn động cơ TOYOTA 4A-GE .......................15 1.6.2. Trình tự lắp hệ thống bôi trơn .....................................................................17 1.7. Bài tập tháo, lắp hệ thống bôi trơn .....................................................................20 Câu hỏi ôn tập ...........................................................................................................21 BÀI 2: SỬA CHỮA BƠM DẦU ..............................................................................22 2.1. Nhiệm vụ, phân loại ...........................................................................................22 2.1.1. Nhiệm vụ .....................................................................................................22 2.1.2. Phân loại ......................................................................................................22 2.1.2.1. Bơm dầu kiểu bánh răng ...........................................................................22 2.1.2.2. Bơm dầu kiểu cánh gạt .............................................................................24 2.1.2.3. Bơm dầu kiểu trục vít ...............................................................................25 2.1.2.4. Bơm dầu kiểu piston .................................................................................25 2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm dầu kiểu bánh răng ..........................26 2.2.1. Bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài ......................................................26 2.2.1.1. Cấu tạo ......................................................................................................26 2.2.1.2. Nguyên lý hoạt động ................................................................................27 2.2.2. Bơm dầu kiểu rô-to ......................................................................................28 2.2.2.1. Cấu tạo ......................................................................................................28 2.2.2.2. Nguyên lý hoạt động ................................................................................28 2.3. Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng .....................................................................29 2.3.1. Áp suất dầu thấp ..........................................................................................29 2.3.2. Áp suất dầu cao ...........................................................................................29 2.3.3. Không có dầu bôi trơn trong hệ thống.........................................................29 2.4. Trình tự tháo, kiểm tra, sửa chữa, lắp và điều chỉnh bơm dầu kiểu rô-to lắp ở đầu động cơ trên động cơ Toyota 1NZ – FE.............................................................29 2.4.1. Trình tự tháo bơm dầu bôi trơn động cơ Toyota 1NZ – FE ........................29 2.4.2. Trình tự kiểm tra, sửa chữa bơm dầu bôi trơn động cơ Toyota 1NZ – FE .33 2.5.3. Trình tự lắp bơm dầu bôi trơn động cơ Toyota 1NZ - FE ...........................34 iii
- 2.4.4. Kiểm tra và điều chỉnh áp suất bơm dầu ..................................................... 38 2.5. Trình tự tháo, kiểm tra, sửa chữa và lắp bơm dầu bôi trơn đƣợc lắp trong các-te của động cơ toyota 4Y .............................................................................................. 39 2.5.1 Trình tự tháo bơm dầu bôi trơn động cơ toyota 4Y ..................................... 39 2.6.2 Trình tự kiểm tra, sửa chữa bơm dầu bôi trơn động cơ toyota 4Y ............... 42 2.6.3 Trình tự lắp bơm dầu bôi trơn động cơ toyota 4Y ....................................... 43 Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................... 47 BÀI 3: SỬA CHỮA BẦU LỌC DẦU ...................................................................... 48 3.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại............................................................................. 48 3.1.1. Nhiệm vụ ..................................................................................................... 48 3.1.2. Yêu cầu ........................................................................................................ 48 3.1.2.1. Sức cản của bầu lọc không đƣợc quá lớn ................................................. 48 3.1.2.2. Đảm bảo độ chênh lệch áp suất trƣớc và sau bầu lọc .............................. 48 3.1.2.3. Lọc sạch các tạp chất cơ học .................................................................... 48 3.1.2.4. Lọc đƣơc các tạp chất hóa học ................................................................. 48 3.1.3. Phân loại ...................................................................................................... 48 3.1.3.1. Bầu lọc cơ khí........................................................................................... 48 3.1.3.2. Bầu lọc ly tâm .......................................................................................... 49 3.1.3.3. Lọc từ tính ................................................................................................ 49 3.1.3.4. Lọc hoá chất ............................................................................................. 49 3.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ......................................................................... 49 3.2.1. Phao lọc dầu ................................................................................................ 49 3.2.2. Bầu lọc dầu kiểu thấm ................................................................................. 49 3.2.2.1. Bầu lọc thấm dùng tấm lọc kim loại ........................................................ 50 3.2.2.2. Bầu lọc thấm dùng các dải lọc kim loại ................................................... 51 3.2.2.3. Bầu lọc thấm dùng lƣới lọc bằng đồng .................................................... 51 3.2.3. Bầu lọc thấm lọc tinh .................................................................................. 51 3.2.3.1. Bầu lọc thấm có lõi lọc bằng giấy ............................................................ 51 3.2.3.2. Bầu lọc thấm dùng lõi lọc bằng dạ ........................................................... 52 3.2.3.3. Bầu lọc thấm tổ hợp ................................................................................. 53 3.2.3.5. Bầu lọc dầu kiểu ly tâm ............................................................................ 54 3.3. Bảo dƣỡng và sửa chữa bầu lọc dầu .................................................................. 57 3.3.1. Bầu lọc thấm................................................................................................ 57 3.3.2. Bầu lọc ly tâm ............................................................................................. 59 3.3.3. Tháo, kiểm tra, bảo dƣỡng phao lọc dầu và lắp phao lọc dầu ..................... 60 3.3.3.1. Tháo phao lọc dầu .................................................................................... 61 3.3.3.2. Bảo dƣỡng phao lọc dầu ........................................................................... 61 iv
- 3.3.3.3. Lắp phao lọc dầu ......................................................................................61 3.4. Bài tập bảo dƣỡng và sửa chữa bầu lọc ly tâm ..................................................62 Câu hỏi ôn tập ...........................................................................................................63 BÀI 4: SỬA CHỮA KÉT LÀM MÁT DẦU ............................................................64 4.1. Nhiệm vụ, phân loại ...........................................................................................64 4.1.1. Nhiệm vụ .....................................................................................................64 4.1.2. Phân loại ......................................................................................................64 4.1.2.1. Két làm mát dầu bằng không khí ..............................................................64 4.1.2.2. Két làm mát dầu bằng nƣớc ......................................................................64 4.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của két làm mát dầu........................................64 4.2.1. Két làm mát dầu dùng nƣớc ........................................................................64 4.2.1.1. Cấu tạo ......................................................................................................64 4.2.1.2. Nguyên lý hoạt động ................................................................................65 4.2.2. Két làm mát dầu bằng không khí .................................................................65 4.2.2.1. Cấu tạo ......................................................................................................65 4.2.2.2. Nguyên lý hoạt động ................................................................................65 4.3. Hiện tƣợng và nguyên nhân hƣ hỏng két làm mát dầu ......................................66 4.3.1. Két làm mát dầu bị tắc .................................................................................66 4.3.2. Két làm mát bị chảy dầu ..............................................................................66 4.3.3. Hiệu quả làm mát dầu thấp ..........................................................................66 4.4. Trình tự tháo, kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa và lắp két làm mát, van an toàn động cơ Toyota 4A-FE ..............................................................................................66 4.4.1. Trình tự tháo két làm mát và bộ điều chỉnh áp suất dầu trên động cơ ........67 4.4.2. Kiểm tra và bảo dƣỡng két làm mát dầu, van an toàn .................................69 4.4.2.1. Kiểm tra và bảo dƣỡng các đƣờng ống dẫn và các kẹp ống .....................69 4.4.2.2. Kiểm tra và bảo dƣỡng két làm mát dầu ..................................................69 4.4.2.3. Kiểm tra và bảo dƣỡng van an toàn ..........................................................69 4.4.3. Trình tự lắp ..................................................................................................70 4.5. Bài tập tháo, kiểm tra, bảo dƣỡng và lắp két làm mát dầu trên động cơ KIA ...72 Câu hỏi ôn tập ...........................................................................................................72 BÀI 5: BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN .....................................................73 5.1. Mục đích của công việc bảo dƣỡng ...................................................................73 5.2. Nội dung công việc bảo dƣỡng ..........................................................................73 5.2.1. Chẩn đoán các hƣ hỏng của hệ thống bôi trơn ............................................73 5.2.1.1. Sự tiêu hao dầu .........................................................................................73 5.2.1.2. Áp suất dầu thấp .......................................................................................73 5.2.1.3. Áp suất dầu cao ........................................................................................74 v
- 5.3. Bảo dƣỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn ......................................................... 74 5.3.1. Kiểm tra hệ thống bôi trơn .......................................................................... 74 5.3.1.1. Kiểm tra chất lƣợng dầu ........................................................................... 74 5.3.1.2. Kiểm tra mức dầu bôi trơn ....................................................................... 74 5.3.1.3. Kiểm tra áp suất dầu ................................................................................. 75 5.3.1.4. Thay dầu động cơ ..................................................................................... 75 5.3.1.5. Bảo dƣỡng bộ phận thông hơi hộp trục khuỷu ......................................... 75 5.4. Trình tự tháo, kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa, lắp và điều chỉnh hệ thống bôi trơn động cơ 4A - FE ................................................................................................ 76 5.4.1. Trình tự tháo hệ thống bôi trơn động cơ 4A - FE ....................................... 76 5.4.2. Trình tự kiểm tra, bảo dƣỡng và sửa chữa các bộ phận của hệ thống bôi trơn động cơ 4A - FE............................................................................................. 82 5.4.3. Trình tự lắp các bộ phận của hệ thống bôi trơn động cơ 4A - FE............... 85 5.5. Trình tự tháo, kiểm tra và lắp động cơ 2AR-FE ................................................ 91 5.5.1. Trình tự tháo động cơ 2AR-FE ................................................................... 91 5.5.2. Trình tự kiểm tra động cơ 2AR-FE ........................................................... 105 5.5.3. Trình tự lắp động cơ 2AR-FE ................................................................... 114 5.6. Bài tập kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống bôi trơn ................................................ 132 Câu hỏi ôn tập ......................................................................................................... 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 133 vi
- BÀI 1: HỆ THỐNG BÔI TRƠN 1.1. Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn Hệ thống bôi trơn có các nhiệm vụ sau: 1.1.1. Đưa dầu đến các bề mặt ma sát để giảm tổn thất ma sát và mài mòn Dầu bôi trơn tạo nên lớp đệm vào giữa các bề mặt ma sát có chuyển động tƣơng đối với nhau làm cho chúng không trực tiếp tiếp xúc với nhau. Dựa vào tính chất này, ngƣời ta phân ma sát trƣợt của ổ trục thành 4 loại: - Ma sát khô: xảy ra khi giữa 2 bề mặt ma sát hoàn toàn không có dầu nhờn, các bề mặt ma sát trực tiếp tiếp xúc với nhau. - Ma sát ƣớt: xảy ra khi giữa 2 bề mặt ma sát có một lớp dầu bôi trơn. Vì vậy trong quá trình chuyển động, các bề mặt ma sát không trực tiếp tiếp xúc với nhau. - Ma sát nửa khô hoặc nửa ƣớt: xảy ra khi màng dầu nhờn ngăn cách bề mặt ma sát bị phá hoại. - Ma sát tới hạn: là trạng thái trung gian giữa ma sát khô và ma sát ƣớt. Khi xảy ra ma sát tới hạn, trên mặt ma sát tồn tại một màng dầu rất mỏng. Màng dầu này chịu tác dụng của các lực phân tử của bề mặt kim loại nên bám chặt trên bề mặt kim loại và mất khả năng lƣu động. Trong quá trình làm việc thực tế, ma sát của ổ trục thƣờng có thể đồng thời tồn tại cả 3 loại ma sát: ma sát ƣớt, ma sát nửa khô hoặc nửa ƣớt, ma sát tới hạn. 1.1.2. Làm mát ổ trục Trong quá trình làm việc, công do tổn thất ma sát chuyển biến thành nhiệt năng làm nhiệt độ của ổ trục tăng lên rất cao. Nếu không có dầu bôi trơn, các bể mặt ma sát sẽ bị quá nóng và hƣ hỏng. Dầu bôi trơn sẽ tải nhiệt lƣợng do ma sát sinh ra khỏi ổ trục, đảm bảo nhiệt độ làm việc bình thƣờng của ổ trục. Khả năng làm mát của dầu bôi trơn không đƣợc tốt bằng nƣớc (khả năng dẫn nhiệt, nhiệt hoá hơi của dầu bôi trơn đều thấp hơn nƣớc). Vì vậy để dầu bôi trơn phát huy tác dụng làm mát các bề mặt ma sát, bơm dầu của hệ thống bôi trơn phải cung cấp cho các bề mặt ma sát một lƣợng dầu khá lớn. 1.1.3. Làm sạch bề mặt ma sát Trong quá trình làm việc, các bề mặt ma sát cọ xát với nhau, ngoài sự mài mòn còn tạo ra mạt kim loại bám trên mặt ma sát, dầu bôi trơn chảy qua các mặt ma sát nên nó cuốn theo các tạp chất này, đảm bảo các mặt ma sát luôn sạch và tránh đƣợc hiện tƣợng mài mòn do tạp chất cơ học gây ra. 1.1.4. Bao kín các khe hở lắp ghép Trong thực tế, khe hở giữa piston - xi lanh, xéc măng - rãnh piston… luôn tồn tại. Vì vậy dù động cơ mới vẫn có sự lọt khí làm giảm công suất động cơ. Dầu bôi trơn trong quá trình làm việc có khả năng bao kín và làm cho các khe hở này giảm đi. 1
- 1.2. Vai trò, các thông số của dầu bôi trơn và phân loại dầu bôi trơn 1.2.1 Vai trò của dầu bôi trơn Trong động cơ, dầu bôi trơn có nhiều tác dụng: giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hƣởng quan trọng nhất đến chất lƣợng của một sản phẩm dầu bôi trơn. Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngƣợc lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lƣợng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên ngƣời ta thƣờng gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao. Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn. Ngƣợc lại, dầu nặng thƣờng có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhƣng lƣu lƣợng dầu qua bơm lại thấp hơn. 1.2.2. Các thông số của dầu bôi trơn 1.2.2.1. Độ nhớt động lực Xem xét hiện tƣợng gió thổi trên bề mặt nƣớc, gió sẽ tác động lên bề mặt nƣớc một lực nhất định và làm bề mặt nƣớc chuyển động với vận tốc cố định u. Dƣới tác dụng của độ nhớt, lớp liền kề phía dƣới sẽ bị kéo theo chuyển động của lớp trên. Theo định luật Newton cho chất lỏng, với những dòng chảy (dạng lớp) thẳng, song song với nhau, ứng xuất tiếp tuyến (ứng suất của lực nội ma sát) giữa những u lớp này tỷ lệ tuyến tính với gradien vận tốc theo hƣớng vuông góc với hƣớng dòng y u chảy của các lớp đó . y Ở công thức trên, là hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào loại chất lỏng, vào áp suất và nhiệt độ của chất lỏng, đƣợc gọi là độ nhớt động lực hay còn gọi là độ nhớt tuyệt đối. Đơn vị của độ nhớt động lực là Ns/m2 hoặc kGs/m2-, Ngoài ra trong hệ vật lý còn dùng đơn vị Poazơ (P) và centipoazơ (cP); 1 Poazơ = 100 cP 1.2.2.2. Độ nhớt động học Ngoài độ nhớt động lực, khi nghiên cứu chuyển động của chất lỏng, để kể đến ảnh hƣởng của lực quán tính, mà thực chất là trọng lƣợng riêng , ngƣời ta còn đƣa ra một đại lƣợng quan trọng khác là độ nhớt động học. Đơn vị của độ nhớt động học (nuy) là m/s2 , ngoài ra trong hệ vật lý còn dùng đơn vị đo là St (Stốc) và cSt (centistốc); 1St = 1cm2/s ; 1cSt = 0,01 St 2
- Hình 6.1.1. Đồ thị đặc tính độ nhớt động học phụ thuộc vào nhiệt độ 1.2.2.3. Các chất phụ gia pha vào trong dầu bôi trơn Nhằm nâng cao hơn những tính năng, tác dụng nói trên, dầu nhớt động cơ đƣợc bổ sung thêm rất nhiều chất phụ gia khác. Các chất phụ gia này thuộc nhiều chủng loại khác nhau và tôi chỉ xin giới thiệu dƣới đây một số loại tiêu biểu: - Phụ gia làm sạch có tác dụng chống đóng cặn các-bon hay muội. Chất phụ gia này sẽ bao bọc các phần tử các-bon hay muội sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu và giữ ở trạng thái vô hại khi tách rời và phân tán chúng riêng rẽ trong dầu nhớt. - Phụ gia chống ăn mòn tạo 1 lớp màng dầu trên bề mặt chi tiết kim loại, tránh cho chi tiết bị ăn mòn bởi hiện tƣợng ôxy hóa - Phụ gia nâng cao trị số nhớt có tác dụng ổn định độ nhớt của dầu, đảm bảo khả năng bôi trơn và không bị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ. 1.2.3. Phân loại dầu bôi trơn 1.2.3.1. Phân loại dầu nhờn theo độ nhớt Ở phƣơng pháp phân loại theo độ nhớt, các nhà sản xuất dầu nhớt thống nhất dùng cách phân loại của Hiệp hội kỹ sƣ ôtô Mỹ SAE (Society of Automotive Engineers). Các phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay đa cấp. Hình 6.1.2. Chỉ số độ nhớt và nhiệt độ theo tiêu chuẩn SAE 3
- Dầu đa cấp có độ nhớt thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau (do có bổ sung các chất cải thiện chỉ số độ nhớt để độ nhớt ít thay đổi theo nhiệt độ, ví dụ: dầu đa cấp SAE 5W-30 có độ nhớt của dầu SAE 5W khi lạnh và SAE 30 khi nóng), còn dầu đơn cấp chỉ đáp ứng ở một nhiệt độ nào đó. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố nhƣ 5W, 10W hay 15W, 20W. “W” là chữ viết tắt của chữ Winter- mùa đông. Những số đứng trƣớc chữ “W” dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhƣng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu 15W khởi động tốt ở âm 15 độ C. Các loại dầu động cơ ở các nƣớc hàn đới thƣờng là loại 5W, 10W, 15W nhƣng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thƣờng không quá lạnh, nhƣng để đạt đƣợc các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên đƣợc các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam. Đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn. Thông thƣờng, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngƣợc lại. Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt nhƣ động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà ngƣời ta dùng loại 40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ nhƣ 30, 40. ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50. Do đặc tính của dầu đa cấp nên ngƣời ta thƣờng gọi nó là “dầu bốn mùa”, khách hàng có thể hiểu nó dùng đƣợc cho cả mùa đông và mùa hè. Ngoài loại đa cấp, nhiều nhà sản xuất cho ra cả loại dầu đơn cấp và chỉ có ký hiệu nhƣ SAE 40, SAE 50. Loại dầu này thƣờng đƣợc dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, công nghiệp... 1.2.3.2. Phân loại dầu theo tính năng Khi phân loại theo tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất lại thống nhất phân theo tiêu chuẩn của Viện dầu mỏ Mỹ API (American Petroleum Institute). API phân ra theo cấp S (Service) dùng để dành cho dầu đổ vào động cơ xăng và C (Commercial) cho các động cơ diesel. Hiện tại, với động cơ xăng, API phân ra nhiều loại với thứ tự tiến dần từ SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG, SH tới mới nhất là SM. Đối với động cơ diesel, API chia thành CA, CD, CC tới CG, CH và CI. Càng về sau, chất 4
- lƣợng sản phẩm càng tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để thích nghi với những công nghệ động cơ mới. 1.3. Phân loại hệ thống bôi trơn 1.3.1. Bôi trơn bằng vung té dầu Phƣơng pháp bôi trơn này thƣờng dùng trong các động cơ một xi-lanh kiểu nằm ngang có kết cấu đơn giản hoặc trong vài loại động cơ có kết cấu kiểu đứng. Dầu bôi trơn chứa trong các-te đƣợc thìa múc dầu lắp trên đầu to thanh truyền múc hắt tung lên. Các hạt dầu vung té bên trong không gian của các-te sẽ rơi tự do xuống các mặt ma sát của ổ trục. Mỗi vòng quay của trục khuỷu, thìa múc dầu và hắt dầu một lần. Để đảm bảo các ổ trục không bị thiếu dầu, trên các vách ngăn bên trên ổ trục thƣờng có các gân hứng dầu. 1.3.2. Bôi trơn bằng cách pha dầu nhờn vào nhiên liệu Phƣơng pháp này dung phổ biến trên các động cơ 2 kỳ. Nhiên liệu trƣớc khi đƣợc đổ vào bình sẽ đƣợc pha với một lƣợng dầu bôi trơn theo tỉ lệ phù hợp. 1.3.3. Bôi trơn cưỡng bức Phƣơng pháp này dùng phổ biến ở các động cơ đốt trong ngày nay. Dầu nhờn trong hệ thống bôi trơn đƣợc bơm dầu đẩy đến các mặt ma sát dƣới một áp suất nhất định, do đó đảm bảo rất tốt yêu cầu bôi trơn, làm mát, làm sạch các bề mặt ma sát của ổ trục. Hệ thống bôi trơn cƣỡng bức đƣợc chia làm nhiều loại: 1.3.3.1. Căn cứ vào vị trí chứa dầu bôi trơn: hệ thống bôi trơn cưỡng bức được chia thành hai loại: - Hệ thống bôi trơn các-te ƣớt (dầu chứa trong các-te) - Hệ thống bôi trơn các-te khô (dầu chứa trong thùng dầu bên ngoài các-te). 1.3.3.2. Căn cứ vào hình thức lọc, hệ thống bôi trơn các-te ướt cũng chia thành 2 loại: - Hệ thống bôi trơn dùng lọc thấm - Hệ thống bôi trơn dùng lọc ly tâm (toàn phần và không toàn phần). 1.4. Cấu tạo hệ thống bôi trơn dùng trong động cơ đốt trong 1.4.1. Hệ thống bôi trơn bằng vung té dầu 1.4.1.1. Cấu tạo Phƣơng pháp bôi trơn này thƣờng dùng trong các động cơ một xi-lanh kiểu nằm ngang có kết cấu đơn giản hoặc trong vài loại động cơ có kết cấu kiểu đứng. 5
- Hình 6.1.3: Sơ đồ hệ thống bôi trơn kiểu vung té a. Bôi trơn trong động cơ nằm ngang b. Bôi trơn trong động cơ đứng 1. Vấu múc dầu; 2. Đầu to thanh truyền; 3. Máng dầu phụ; 4. Các-te 1.4.1.2. Nguyên lý hoạt động Dầu bôi trơn chứa trong các-te đƣợc vấu múc dầu 1 lắp trên đầu to thanh truyền múc hất tung dầu lên. Các hạt dầu vung té lên trong không gian của các-te sẽ rơi tự do xuống các mặt ma sát của ổ trục. Nếu mức dầu trong các-te cách xa thìa múc dầu thì dùng bơm dầu đơn giản để bơm dầu lên máng dầu phụ 3, sau đó dầu đƣợc đƣa đi bôi trơn cho các chi tiết (hình 6.1.3b) Mỗi vòng quay của trục khuỷu, thìa múc và hất dầu một lần. Để đảm bảo các ổ trục không bị thiếu dầu, trên các vách ngăn bên trên ổ trục thƣờng có các ngăn hứng dầu. * Nhƣợc điểm: - Phƣơng án bôi trơn này kém hiệu quả, - Chất lƣợng bôi trơn không cao nên ít dùng, Hiện nay phƣơng pháp này chỉ còn tồn tại trên một số động cơ kiểu cũ có công suất nhỏ. * Ƣu điểm: Phƣơng án này có ƣu điểm là kết cấu của hệ thống rất đơn giản, không gây hƣ hỏng bất thƣờng khi làm việc. 1.4.2. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức Hệ thống bôi trơn cƣỡng bức của động cơ đốt trong bao gồm các bộ phận chính sau: thùng chứa dầu hoặc các-te, bơm dầu, bầu lọc dầu thô và tinh, két làm mát dầu, các đƣờng ống dẫn dầu, đồng hồ báo áp suất và nhiệt độ dầu, thƣớc thăm dầu… 1.4.2.1. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức các-te ướt 1. Cấu tạo Hệ thống bôi trơn cƣỡng bức các-te ƣớt bao gồm các bộ phận chính: - Bơm dầu; - Các bầu lọc thô và bầu lọc tinh; - Các đƣờng dẫn dầu; - Két làm mát dầu; 6
- - Các bộ phận chỉ báo: Thƣớc thăm dầu, các loại đồng hồ báo áp suất và nhiệt độ dầu; - Các van: Van điều chỉnh áp suất dầu trong hệ thống, van điều khiển và van an toàn; Hình 6.1.4: Sơ đồ hệ thống bôi trơn cƣỡng bức các-te ƣớt 1. Phao lọc dầu; 2. Bơm dầu; 3. Bầu lọc thô; 4. Trục khuỷu; 5. Đƣờng dầu trong trục khuỷu; 6. Đƣờng dầu chính; 7. Trục cam; 8. Đƣờng dầu trong thanh truyền; 9. Lỗ phun dầu ở thanh truyền; 10. Bầu lọc tinh; 11. Két làm mát dầu; 12. Đƣờng dầu hồi về các-te; 13. Đƣờng dầu bôi trơn cơ cấu phối khí; a. Van điều áp; b. Van an toàn; c.Van điều khiển; M. Đồng hồ báo áp suất dầu; T. Đồng hồ báo nhiệt độ dầu 2. Nguyên lý hoạt động Dầu bôi trơn chứa trong các-te đƣợc bơm dầu 2 hút qua phao lọc 1 (vị trí của phao lọc nằm lập lờ ở mặt thoáng của dầu bôi trơn bên trong các-te để hút đƣợc dầu sạch và không có bọt khí). Dầu đƣợc đẩy qua bầu lọc thô 3. Tại đây, dầu đƣợc lọc sạch các tạp chất cơ học có cỡ hạt lớn, sau đó đƣợc đẩy vào đƣờng dầu chính 6 để đi bôi trơn cho các ổ trục khuỷu, ổ trục cam,… đƣờng dầu 5 đƣa dầu bôi trơn cổ biên rồi theo đƣờng dầu 8 lên bôi trơn cho chốt piston. Nếu trên thanh truyền không có đƣờng dầu 8 thì đầu nhỏ thanh truyền phải có lỗ hứng dầu. Trên đƣờng dầu chính còn có đƣờng dầu 13 đƣa dầu đi bôi trơn cho cơ cấu phân phối khí… Một lƣợng dầu bôi trơn (do bơm dầu cung cấp) đi qua lọc tinh 10 rồi trở về các- te theo mạch rẽ. Áp suất và nhiệt độ dầu đƣợc báo nhờ đồng hồ M và T. Khi nhiệt độ của dầu bôi trơn lên cao quá 800C, do độ nhớt giảm, van điều khiển c sẽ mở để dầu đi qua két làm mát. Khi bầu lọc thô 3 bị tắc, van an toàn b đƣợc dầu bôi trơn đẩy mở ra, dầu sẽ không qua lọc thô mà đi thẳng vào đƣờng dầu chính 6. Van an toàn a sẽ đảm bảo áp suất dầu bôi trơn trong toàn bộ hệ thống không vƣợt quá áp suất quy định. Ngoài ra, dầu vung ra khỏi đầu to thanh truyền cũng có tác dụng bôi trơn cho bề mặt làm việc của xi lanh, piston… Ở một vài động cơ, trên đầu to thanh truyền khoan 7
- một lỗ nhỏ để phun dầu về phía trục cam, cải thiện điều kiện bôi trơn cho trục cam và cho xi lanh. Hình 6.1.5: Phƣơng pháp bôi trơn cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo 1. Đƣờng dẫn dầu bôi trơn; 2. Đũa đẩy; 3. Trục giàn cò; 4. Cò mổ; 5. Khe hở dầu Đƣa dầu đi bôi trơn cơ cấu phân phối khí của động cơ ô tô thƣờng thiết kế theo phƣơng án hình 6.1.5. Dầu bôi trơn theo đƣờng dầu 1 khoan trong thân máy, đi lên gối đỡ trục cò mổ vào trục cò mổ 3 bôi trơn cho cò mổ 4 sau đó theo các đƣờng dẫn dầu khoan trong cò mổ phun về phía lò xo xu páp và đi bôi trơn cho đầu đũa đẩy 2. 1.4.2.2. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức các-te khô 1. Cấu tạo Hình 6.1.6: Sơ đồ hệ thống bôi trơn cƣỡng bức các-te khô 1. Phao lọc dầu; 2. Bơm dầu chính; 3. Bầu lọc dầu; 4. Trục khuỷu; 5. Đƣờng dầu bôi trơn trục khuỷu; 6. Đƣờng dầu chính; 7. Bôi trơn cơ cấu phối khí; 8. Bơm dầu phụ; 9. Lọc dầu; 10. Két làm mát dầu; 11. Bình chứa dầu; a. Van điều chỉnh áp suất; b. Van an toàn; c. Van hồi dầu; d. Van điều tiết; M. Đồng hồ báo áp suất dầu; T. Đồng hồ báo nhiệt độ dầu Hệ thống bôi trơn các-te khô khác hệ thống bôi trơn kiểu các-te ƣớt ở chỗ hệ thống bôi trơn các-te khô dùng thêm hai bơm dầu phụ 8 để hút hết dầu trong các-te về thùng chứa 11. Sau đó bơm dầu chính 2 sẽ hút dầu từ thùng chứa đi bôi trơn. 8
- Do dầu đƣợc chứa trong thùng dầu bên ngoài các-te nên động cơ có thể làm việc ở chế độ nghiêng lớn mà không sợ thiếu dầu nhƣ kiểu các-te ƣớt (ở loại này khi động cơ làm việc ở độ nghiêng lớn, dầu sẽ bị dồn về một phía làm phao lọc không hút đƣợc dầu). Vì vậy các động cơ diesel đặt trên máy ủi, xe tăng, máy kéo, tàu thuỷ… hay dùng hệ thống bôi trơn các-te khô. 2. Nguyên lý hoạt động Khi động cơ làm việc, bơm dầu chính 2 hút dầu từ thùng chứa rồi đẩy dầu qua bầu lọc 3 lên đƣờng dầu chính với một áp suất nhất định. Từ đƣờng dầu chính, dầu đƣợc dẫn dến các bề mặt ma sát theo các đƣờng dẫn dầu. Sau khi bôi trơn, dầu rơi trở về các-te và đƣợc các bơm dầu phụ 8 hút, đẩy qua két làm mát dầu 10 để làm giảm nhiệt độ của dầu rồi về thùng chứa 11 Van điều tiết d lắp song song với két làm mát dầu dùng để điều khiển lƣu lƣợng dầu đi qua két làm mát dầu. Khi nhiệt độ của dầu bôi trơn trong hệ thống cao sẽ làm giảm độ nhớt của dầu, giảm hiệu quả bôi trơn. Lúc đó van d sẽ đóng để toàn bộ dầu bôi trơn đi qua két làm mát dầu nhằm phục hồi độ nhớt của dầu. Nhiệt độ đóng mở van thƣờng điều chỉnh trong khoảng (55 650C). Áp suất mở van a thƣờng trong khoảng (3,5 6,0) kg/cm2. Van hồi dầu c có nhiệm vụ giữ cho áp suất dầu ổn định trong hệ thống bôi trơn, nhờ đó mà hiệu quả bôi trơn tốt hơn. Đồng thời duy trì một lƣợng dầu nhất định trong hệ thống kể cả khi động cơ ngừng làm việc. Trong một số động cơ, hệ thống bôi trơn còn bố trí bơm tay (hoặc bơm điện) 16 để bơm dầu nhờn lên các bề mặt ma sát và điền đầy các khe hở trƣớc khi khởi động động cơ. Ngoài ra hệ thống bôi trơn còn dùng van phân phối 5 để cung cấp dầu bôi trơn cho xi-lanh . Hình 6.1.7: Sơ đồ hệ thống bôi trơn cƣỡng bức các-te khô dùng bơm tay (hoặc bơm điện) 1. Lọc dầu; 2. Bơm dầu; 3. Két làm mát dầu; 4. Bình lọc tinh; 5. Van phân phối; 6. Đƣờng dầu lên; 7. Bơm tay (Bơm điện); a. Van điều chỉnh áp suất; b. Van an toàn; c. Van hồi dầu; T. Đồng hồ báo áp suất dầu 9
- * Ƣu điểm: Hệ thống bôi trơn cƣỡng bức đảm bảo bôi trơn tốt các ổ trục, giảm mài mòn tổn thất ma sát, tăng tuổi thọ của động cơ. * Nhƣợc điểm: hệ thống này có kết cấu rất phức tạp. 1.4.3 Bôi trơn bằng cách pha dầu nhờn vào nhiên liệu Cách bôi trơn này chỉ đƣợc dùng để bôi trơn các chi tiết máy của động cơ xăng 2 kỳ cỡ nhỏ. Làm mát bằng không khí hoặc bằng nƣớc. Dầu bôi trơn đƣợc pha vào trong xăng theo tỉ lệ 1/20 1/25 đơn vị thể tích. Hỗn hợp của dầu nhờn và xăng sau khi qua bộ chế hoà khí đƣợc xé thành các hạt nhỏ, cùng không khí tạo thành khí hỗn hợp. Khí hỗn hợp này đƣợc nạp vào các-te của động cơ rồi theo lỗ quét đi vào xi lanh. Trong quá trình này, các hạt dầu ngƣng đọng bám trên bề mặt của các chi tiết máy để bôi trơn các mặt ma sát. Hình 6.1.8: Bôi trơn bằng cách pha dầu nhờn vào nhiên liệu 1. Bình chứa dầu bôi trơn; 2. Bình chứa xăng; 3. Bình chứa hỗn hợp xăng và dầu bôi trơn; 4. Bộ chế hòa khí Nhƣợc điểm của cách bôi trơn này là dầu bôi trơn theo khí hỗn hợp vào Khoang cháy nên dễ tạo thành muội than bám trên đỉnh piston. Tỉ lệ dầu pha vào xăng càng cao, Khoang cháy càng nhiều muội làm cho piston quá nóng, dễ xảy ra các hiện tƣợng cháy không bình thƣờng nhƣ cháy sớm, cháy kích nổ và làm ngắn mạch do bu-gi bám nhiều muội than (bu-gi không đánh lửa). Ngƣợc lại nếu pha ít dầu bôi trơn thì sự bôi trơn kém, ma sát lớn, dễ bó kẹt piston trong xi-lanh và làm tăng mài mòn piston, xi-lanh . 10
- 1.5. Sơ đồ mạch điện cảnh báo hƣ hỏng hệ thống bôi trơn 1.5.1. Sơ đồ cầu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch báo áp lực dầu 1.5.1.1. Cấu tạo Hình 6.1.9: Sơ đồ mạch điện của đồng hồ báo áp suất dầu 1. Ắc quy; 2. Khóa điện; 3. Cầu chì; 4. Dây moay so của đồng hồ; 5. Phần tử lƣỡng kim của đồng hồ; 6. Dây moay so của cảm biến; 7. Phần tử lƣỡng kim của cảm biến; 8.Tiếp điểm; 9. Màng Đồng hồ áp suất dầu báo áp suất dầu trong động cơ giúp phát hiện hƣ hỏng trong hệ thống bôi trơn. Đồng hồ áp suất dầu bôi trơn thƣờng là kiểu đồng hồ kiểu lƣỡng kim. Đồng hồ loại này thƣờng gồm hai phần: cảm biến áp lực dầu, đƣợc lắp vào cac- te của động cơ hoặc lắp ở bộ lọc dầu và đồng hồ (bộ phận chỉ thị) đƣợc bố trí ở bảng tableau trƣớc mặt ngƣời lái. Đồng hồ và bộ cảm biến mắc nối tiếp với nhau và đấu vào mạch sau công tắc máy. Cảm biến làm nhiệm vụ biến đổi sự thay đổi của áp suất dầu thành tín hiệu điện để đƣa về đồng hồ đo. Đồng hồ là bộ phận chỉ thị áp suất dầu ứng với các tín hiệu điện thay đổi từ cảm biến. Thang đo đồng hồ đƣợc phân độ theo đơn vị kg/cm2 hoặc bar. Trên các ôtô ngày nay, ta có thể gặp bốn loại đồng hồ áp suất dầu: loại nhiệt điện, loại từ điện, cơ khí và loại điện tử. Ở đây chỉ giới thiệu loại đồng hồ nhiệt điện. 1.5.1.2. Nguyên lý hoạt động 1. Không có áp suất dầu Phần tử lƣỡng kim ở bộ phận áp suất dầu có gắn một tiếp điểm. Độ dịch chuyển của kim đồng hồ tỉ lệ với dòng điện chạy qua dây may so. Khi áp suất dầu bằng không, tiếp điểm mở, không có dòng điện chạy qua khi bật công tắc máy. Vì vậy, kim vẫn chỉ không. 2. Khi áp suất dầu thấp Khi áp suất nhớt thấp, màng đẩy tiếp điểm làm nó tiếp xúc nhẹ, nên dòng điện chạy qua dây may so của cảm biến. Vì lực tiếp xúc của tiếp điểm yếu, tiếp điểm sẽ lại mở ra do phần tử lƣỡng kim bị uốn cong do nhiệt sinh ra. Tiếp điểm mở ra khi dòng 11
- điện chạy qua sau một thời gian rất ngắn nên nhiệt độ của phần tử lƣỡng kim trên đồng hồ không tăng và nó bị uốn ít. Vì vậy, kim sẽ lệch nhẹ. Hình 6.1.10: Hoạt động của đồng hồ nhiệt điện khi áp suất dầu thấp 1. Ắc quy; 2. Khóa điện; 3. Đồng hố báo áp suất dầu; 4. Cảm biến báo áp suất dầu 3. Khi áp suất dầu cao Khi áp suất dầu tăng, màng đẩy tiếp điểm mạnh nâng phần tử lƣỡng kim lên. Vì vậy, dòng điện sẽ chạy qua trong một thời gian dài. Tiếp điểm sẽ chỉ mở khi phần tử lƣỡng kim uốn lên trên. Dòng điện chạy qua đồng hồ áp suất dầu trong một thời gian dài cho đến khi tiếp điểm của cảm biến áp suất dầu mở, nhiệt độ phần tử lƣỡng kim phía đồng hồ tăng làm tăng độ cong của nó, khiến kim đồng hồ lệch nhiều. Nhƣ vậy, độ cong của phần tử lƣỡng kim trong đồng hồ tỉ lệ với độ cong của phần tử lƣỡng kim trong cảm biến áp suất dầu. Hình 6.1.11: Hoạt động của đồng hồ nhiệt điện khi áp suất dầu cao 1. Ắc quy; 2. Khóa điện; 3. Đồng hố báo áp suất dầu 4. Cảm biến báo áp suất dầu 12
- 1.5.2. Cơ cấu báo áp suất dầu dùng đèn và cảm biến 1.5.2.1. Cấu tạo Hình 6.1.12: Cảm biến báo áp suất dầu 1. Ắc quy; 2. Khóa điện; 3. Đèn báo; 4. Nắp cảm biến; 5. Má vít; 6. Giá má vít; 7. Màng; 8. Khoang áp suất; 9. Núm có ren 1.5.2.2. Nguyên lý hoạt động 1. Áp suất dầu thấp Cơ cấu này báo hiệu trong trƣờng hợp áp suất dầu động cơ giảm tới mức có thể hƣ hỏng động cơ. Khi động cơ làm việc sự cố làm cho áp suất trong hệ thống bôi trơn giảm xuống thấp hơn (0,4 - 0,7) kg/cm2 màng 7 nằm ở vị trí ban đầu, còn tiếp điểm 5 ở trạng thái đóng, đảm bảo thông mạch cho đèn báo 3. Khi công tắc 2 đóng, đèn báo 3 ở bảng đồng hồ sẽ sáng, báo hiệu sự giảm áp suất dầu tới mức không cho phép. 2. Áp suất dầu cao Khi động cơ làm việc, dầu từ hệ thống bôi trơn động cơ sẽ qua lỗ của núm 9 vào Khoang 8 và khi áp suất dầu trong Khoang 8 lớn hơn (0,4 – 0,7) kg/cm2 thì màng 7 sẽ cong lên, nâng cần tiếp điểm di động và tiếp điểm 5 mở ra, đèn báo 3 tắt. 1.5. Sơ đồ một số hệ thống bôi trơn trên động cơ luyện tập tại xƣởng thực tập ô tô 1.5.1. Sơ đồ hệ thống bôi trơn động cơ Toyota 4A-FE Hình 6.1.13: Sơ đồ hệ thống bôi trơn trên động cơ Toyota 4A-FE 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống treo lái - Nghề: Công nghệ ô tô (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
139 p | 106 | 28
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn - Nghề: Công nghệ ôtô (Trung cấp) - CĐ Nghề Đà Lạt
123 p | 63 | 14
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện (Nghề: Vận hành thuỷ điện) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
98 p | 46 | 9
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng van công nghiệp 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
82 p | 19 | 7
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng máy nén khí (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
97 p | 18 | 7
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
83 p | 23 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 2 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
63 p | 19 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng quạt (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
60 p | 16 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
83 p | 21 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 2 (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
63 p | 21 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng quạt (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
61 p | 26 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
83 p | 25 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
64 p | 32 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái - CĐ Nghề Đắk Lắk
57 p | 50 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
83 p | 24 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 2 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
64 p | 19 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ trung cấp) – CĐ GTVT Trung ương I
64 p | 28 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu Diesel (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
123 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn