Giáo trình Tâm lý du khách (Giáo trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Du lịch): Phần 2
lượt xem 155
download
Tiếp nối phần 1, phần 2 sau đây trình bày đặc điểm xã hội - tâm lý của một số nhóm khách du lịch, gồm hai chương: Chương 4 - Đặc điểm tâm lý khách du lịch là người châu Á, chương 5 - Đặc điểm tâm lý khách du lịch một số nước châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Tâm lý du khách (Giáo trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Du lịch): Phần 2
- PHẢN II ĐẶC ĐIÉM XÃ HỘI - TÂM LÝ CỦA MỘT SỐ NHÓM KHÁCH DU LỊCH CHƯƠNG IV Đặc đỉểm tâm lỷ khách du lịch là người châu Á Trong những năm gần đây, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng lên. Phẩn lớn du khách là người châu Á; Nhiều nhất ià du khách Trung Quốc, sau đó là du khách Nhật, Hàn Quốc, Cămpuchia, Thái Lan, và Xingapo. 4.Ỉ. Một số đặc điểm tâm iý cbung của khách du lịch châu Á Phần lớn các nước châu Á chịu sự chi phối mạnh mẽ của Nho giáo. Nhiều người quan niệm rẳng: Con người sinh ra không chi để hường ứiụ các quyền lợi cá nhân mà còn phải có ưách nhiệm thực hiện hàng loạt nghĩa vụ ữong cuộc sống. Nghĩa vụ với quốc giạ, với đức vua, với dòng họ, cha mẹ, bạn bè và ông chủ công ty nơi họ làm việc. Người châu Ả coi trọng cộng đồng hơn cá nhân, đề cao đửc hy sinh và sự quan tâm giúp đã những người khác. Trong cộng đồng, những kẻ ích kỷ, chi 61
- vun vén cho lợi ích cá nhân hoặc khoe khoang tài năng của mình đều bị mọi người lén án, chề ưách. KJbách du lịch châu Á tính tinh kín đáo, họ ít khi biểu lộ suy nghĩ, tình cảm của mình ra ngoài một cách cuồng nhiệt như người châu Âu. Đặc biệt tình cảm giữa nam và nữ lại càng phải kín đáo. Những mưu cầu lợi ích cá nhân thường được họ che giấu, không thể hiện trước đám đông. Người châu Á ưa sự tế nhị, linh hoạt và mềm đèo trong cách ứng xử. Họ thường khéo léo mờ đầu câu chuyện ngoài lề một lát trước khi vào vấn đề chính. Sự im iặng hay mỉm cưcá của người châu Á, tùy từng Iruờng hợp có thể mang nhiều hàm ý khác nhau. Khi có quan điểm bất đồng, người châu Á thường thiên về cách xử lý mềm mỏng “ chín bỏ làm mười”; Những lời hứa không thành văn bản vẫn được tôn ừọng. Vì “ trọng tình hon lý’ ’ nên đôi khi họ hay bao che ỉchuyét điểm cho xứiau hoặc xem nhẹ các chuẩn mực ch\mg. Người châu Á tôn trọng ý kiến cùa người cao tuổi, dành cho họ những sự quan tâm, chăm sóc tốt nhất. Khi đi du lịch, họ nhường những chỗ ngồi tổt cho người già, hỏi ý kiến của họ trước khi chọn món ăn, mang xách giúp đồ cho họ... Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chế độ phong kiến, ngày nay nhiều người châu Á vẫn còn mang nặng ứiái độ trọng nam, khinh nữ. 4.2. Đặc điểm tâm lý khách du lịch là người Trung Quốc 4,2, í, Vài nét về đất nước Trung Quốc + Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa nằm ờ miền Trung và Đông châu Á, trên bờ biển phía Tây của Thái Bình Dưcmg và có 62
- đường biên giới trên đất liền đài 20 OOOkm, tiếp giáp với 19 nước trong đó có Việt Nam. Trung Quốc có diện tích rộng iởn đứng thứ ba trên thế giới (khoảng 9,6 triệu km^ )với địa hình và khí hậu rất đa dạng. Núi và cao nguyên chiếm gần 60% lãnh thổ đất nước, trong đó cỏ đãy núi Hymalaya ờ phía Nam với 40 đinh núi cao hcm 7000 m. Đình Evoret cao 8848 m là đinh núi cao nhất thế giới. Thiên nhiên đã ban tặng cho Trung Quốc nhiều phong cảnh tươi đẹp và hùng vĩ như rừng Thạch Lâm, cao nguyên Tây Tạng, non nước Quế Lâm, núi Trường Bạch... Phần lớn khí hậu Trung Quốc nằm ưong khu vực ôn đới và cận nhiệt đới, nhiệt độ tẫng dẩn từ Bắc xuống Nam. + Điểu kiện xã hội của Trung Quốc Trung Quốc có lịch sử, văn hoá lâu đời (từ dời nhà Thương - thế kỷ XVI, TCN), Từ thời cổ đại, Trung Quốc đã là một trong những trung tâm vản hoá, văn minh rực rỡ nhất thế giới. Văn hoá Trung Quốc có ảnh hường sâu sắc đối với các nước trong khu vực. Đó là nơi sản sinh ra những nhà văn nổi tiếng như Ngô Thừa Ân, La Quán Trung, Thi Nại Am, Lỗ Tấn V .V .. với những tác phẩm văn học kiệt xuất, v ề kiến trúc, Trung Quốc có nhiềư công ữình vĩ đại như Vạn Lý Trường Thành tượng trưng cho dân tộc Trung Hoa hùng mạnh; Di Hoà Viên với hành lang dài nhất ứiế giới, tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông cao nhất châu Á... Trung Quốc còn có hệ thống chùa với qui mô rộng iớn và đẹp nổi tiếng như Chùa Khẩu Thanh ữên núi Thiên Thai, chùa Bạch Mã ở Lạc Dưcmg ... 63
- Trung Quốc là nước có dần số đông nhất thế giới: 1.338 triệu người (2009) Trong đó 93 % là người dân tộc Hán, 1% là người dân tộc Choang, còn lại là 54 dân tộc thiểu số khác như: dân tộc Di, Miên, Mân, Tạng, Hồi, Mông cổ... Cơ cấu gidi tính; Nam 51,6 %, nữ 48,4 %. Các tôn giáo chính !à đạo Phật, đạo Cơ Đốc, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi. Đa số người gốc Hán thường tôn thờ Phật giáo cùng chung với các tôn giáo truyền thống như Đạo giáo hay Khổng giáo. Các tôn giáo đã có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc và các nước lân cận. Hiện nay, Đảng Cộng sàn Trung Quốc là Đảng lãnh đạo duy nhất ở Trung Quốc. Kể tìr năm 1978, Đảng đã lãnh đạo nhân dân thực hiện đưcmg lối cải cách và mờ cửa từng bước hết sức linh hoạt và mạnh dạn. Sau 20 năm thực hiện cải cách, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nhày vọt, tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,7%/ năm, GDP bình quân theo đầu người năm 2008 là 5.963 đôỉa Mỹ.^“ Một ữong những ngành kinh tể quan trọng của Trung Quốc là du lịch. Năm 1998 tổng doanh thu từ du lịch là 343 tỷ nhân dân tệ. Sự tăng trưởng về kinh tế là một trong những yếu tố thúc đẩy nhu cầu du lịch của ngưòi dân Trung Quốc. Số liệu GDP và dân số trong phần II được trích ừong: Bàch khoa tõàn thu m ở Wikípedia. 23 Lê Năng An đich. Từ điển bách khoa nuởc Trung Hoa mới. Nxb KHXH.Ừ-7 ^ SỔ liệu GDP ừong giáo trình này được tính theo sức mua tương đương, (ppp) . V' 64 . ' v
- Từ đầu những năm 60 đến cuối những năm 70 của thế kỳ trước, Trung Quốc đã chủ động gây ra ba cuộc chiến tranh biên giới trên bộ (với Án Độ, Liên Xô cũ và Việt Natn) và hiện còn tranh chấp về chủ quyền đảo, biển với nhiều nước. Hiện nay, Trung Quốc đã trờ thảnh một cường quốc chính trị, kinh tế, quân sự trên thế giới. Là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có bom nguyên tử, bom khinh khí và đã phóng thành công tàu vũ trụ có người lái (sau Nga và Mỹ). 4.2.2. Mộí số tỉnh cách tiêu biểu của người Trung Quốc Tính cách dân tộc bao gồm những đặc điểm tâm lý đặc trưng, tương đối ổn định và bền vũng. Tính cách dân tộc được biểu hiện qua tâm lý của đa số các thành viên của một đân tộc. Tuy nhiên, tính cách dân tộc không chi phối toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của từng cá nhân. Vì thế, có thể xem xét tâm lý một người thông qua đặc điểm tâm lý dân tộc của họ nhưng không bao giờ có ihể đánh giá tâm lý của dân tộc mà chi căn. cứ vào biểu hiện tâm !ý của một cá nhân. Tính cộng đồng là đặc điểm nổi bật trong tính cách người Trung Quốc, Người Trung Quốc luôn coi trọng tình cảm cộng đồng, họ rất ghét kiểu sống “Đèn nhà ai, nhà nấy rạng”. Từ người trong nhà, họ hàng, đồng hương đến bạn bè đều có thể nhận được sự quan tâm giúp đỡ của họ, Dù di cư sang bất cứ nước nào, người Trung Quốc cũng luôn hướng về Tổ quốc và đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau trong ỉàm ăn, buôn bán. Lòng tụ hào dân tộc đã ẩn sâu trong tâm khảm của mỗi người dân 65
- Trung Quốc. Họ tự hào về lịch sử vãn hoá và tầm vóc của dân tộc mình. Người Trung Quốc, dù là trí thức, thương gia hay nông dân, đều tự hào là dân của một nước lớn. Tning Quốc hiện nay tuy là nước đông dân nhất thế giới, nhung luôn giữ được sụ ổn định và có tốc độ phát triển rất nhanh. Thành công này !à nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản cùng với lòng yêu nước, đức tính cần cù, linh hoạt và sự tôn trọng chính quyền của người dân Trung Quốc. Họ biết vận đụng những thành tựu khoa học của thể giới và sáng tạo ra những cách làm mới để đưa đất nước phát triển nhẩy vọt như ngày nay (chẳng hạn chính sách mở cửa, cài cách từng bước; tuyên bố chung về Hương Cảng, một nhà nước hai chế độ ...). Trong cuộc sống, người Trung Quốc ngày nay vẫn còn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Họ tôn vinh các giáo huẩn của Khổng Từ, coi trọng chữ “hiếu” và chữ “trưng” trpng cuộc sống gia đình; thích cuộc sống hài hoà với thiên nhiên. Điều này thể hiện rất rõ trong phong cách kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc. Trung Quốc có nhiều nhà tư tường với các triết lý rất sâu sắc về cuộc sống. Tuy nhiên, nguời Trung Quốc cũng có một số hạn chế nhất định. Trương Bình Trị và Dương Cảnh Long - hai tác giả của cuốn sách “Người Trung Quốc tự trào” cho ràng hạn chế của người Trung Quốc là: “ngoài mặt bắt tay hoan nghênh, dưới đùng chân ngáng chặn”, “lúc công khai, nói chung họ không muốn biểu lộ ham muốn lợi ích mà thường 66
- bao che bằng những tiêu chuẩn đạo đửc”.^^ Có thể ví tính cách người Trung Quốc giống như một cái hố sâu, bên trong chứa đựng nhiềxa thứ nhưng trên mặt nước lại êm à, không một gợn sóng; Cũng có thể nói nó giống như một căn phòng, xung quanh có tường bao bọc, kiii cửa không mở người khác không thể biết bên ưong nó có những g ì, Hai tác giả Trương Bình Trị và Duong Cảnh Long còn chỉ ra một số đặc điểm khác của người Trung Quốc như: Coi ưọng tinh cảm, “dùng người căn cứ vào quan hệ ửiân cận”, chú ừọng trong việc thiết lập quan hệ làm ăn. Một số người còn mang nặng thái độ trọng nam khinh nữ, “phụ nữ bị mua bán như trâu ngựa”. 4.2.3. Đặc điểm giao iiếp Ngôn ngữ chủ yếu của người Trung Quốc là tiếng Hán, ngoài ra còn có tiếng Mông cổ, tiếng Tây Tạng và một số tiếng cùa các dân tộc thiểu số khác. Khi gặp người quen, người Trung Quốc thường chào nhau bằng cách hỏi xã giao “Ăn cơm chưa?”, “Ăn no chưa?” (vào mọi thời điểm trong ngày, kể cả vào lúc sáng sớm); Đôi khi họ chi gật đầu mim cười hoặc giơ tay chào và ít khi ôm hôn ai. Lúc gặp người lạ họ thưòrng bắt tay và trao danh thiếp để đặt quan hệ. Thái độ ban đầu cùa người Trung Quốc thường dè dặt, kín đáo; Họ ít khi bộc lộ thẳng thắn suy nghĩ mà thường nói một cách khéo léo để người kia hiểu được mục đích của mình. Khi một người Trung Quốc nói “ỷ kiến của tôi có thể chưa đúng. Trương Binh Trị, Dương Cảnh Long.(2002). Người Trung Quốc iự frà(7.Nxb Vãn học.tr5+24 67
- mong mọi ngưèri suy nghĩ kỹ” thì chưa chắc rằng người đó tbiực sự cảm thấy ý kiến cùa mình là sai. Những người bán hàng ít khi nói đúng giá ưị thật cùa hàng hoá, họ thường nói giá cao gấp hai hoặc ba lần giá trị ứiật của nó. Mọi biểu lộ ham muốn lợi ích công khai ở Trung Quốc đều bị đánh giá ửiấp. Người Tnmg Quốc còn khá kín đáo trong quan hệ naxn nữ, cha mẹ thì hiếm khi ôm hôn hay nói những lời yêu thưcmg với con cái. Ngưòả Trung Quốc đề cao sự khiêm tốn, khi giới thiệu về người khác, họ thường đề cao học hàm, học vị, chức danh của người đó. Ví dụ: “Đây là Lý giáo sư; Đây là Tôn cục trưởng”, còn khi nói về bản thân họ ứiường hạ ứiấp mình xuống. Trong cuộc sống, người Trung Quốc rất coi trọng việc ăn uống, chính vì thế khi bàn bạc công việc họ thường mòi đối tác dự tiệc để bày tỏ thiện ý và sự quan tâm của họ với đối tác. Khi tiếp khảch, họ ứiưcmg xoay chiếc tách ttên đĩa và dùng mắt để ra hiệu cho người phục vụ rót thêm nước; Neu ấm trà đã cạn, họ thường xoay ngửa nấp ấm lên; Họ không chỉ trỏ bằng một ngón tay bời đó là hành vi thiếu lịch sự, nhiều người đã xoè cả bàn tay ra để thay cho cử chỉ đó. Người Trung Quốc cỏ cách ứng xử rất linh hoạt và mềm dẻo, Với bạn tốt họ hết lòng giúp đỡ nhung với kẻ xấu họ sỗ tìm mọi cách đề chia rẽ và đánh bại đối tìiủ; Họ có câu “ Người tốt với ta một, ta tổt với người muòd; Người xấu với ta một ta xấu với người một ữăm” . Khi giao tiếp với khách du lịch là ngưởi Trung Quốc, hưởng dẫn viên không nên tranh luận với họ về vấn đề Đài Loan và cách mạng văn hoá; Đặc biệt không được làm tổn thưcmg đến thể diện nước lớn của họ; Ngoài việc giới 68
- ứìiệu về đất nước, con người Việt Nam, hướng dẫn viên có thể ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và những công trình vĩ đại cùa đất nước Trung Quốc. Cũng có thể nói về nghề nghiệp, gia đình riêng và những thành tựu nhảy vọt trong sự phát triển kinh tế cùa đất nước Trung Quốc. 4.2.4. Nhu cầu, sở thích của khách du iịch Trung Quốc Như cầu du lich♦ Theo thống kê, năm 1998 đâ có tới 8,425 triệu lượt người đi du lịch nước ngoài và 694 triệu ngưòi đi du lịch trong nước, Năm 2007, số khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam lên tới 576,6 nghìn lượt người. Khách Trung Quốc thường đến Việt Nam từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau vì thời gian này Việt Nam có nhiều lễ hội; Phong cảnh nên thơ, hữu tình, thời tiết mát mẻ, ôn hoà. Phần lớn khách du lịch Trung Quốc thuộc tầng lớp binh dân (công nhân, nông dân, viên chức nhà nước, thợ thủ công...). Nhiều người trong sổ họ lần đầu tiên được ra nước ngoài nên thường có tâm trạng rất háo hức trước cuộc hành trình. Những du khách này thưcmg chi tiêu tiết kiệm và ở khách sạn ba sao. Mục đích chính của họ íà đi tham quan du lịch và du lịch thương mại. Họ thường cười nói ồn ào và ứiích đi dạo đến tận đêm khuya. Một số còn thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trưởng. Do đó, hướng dẫn viên không nên bố trí họ ở gần đoàn khách du lịch châu Âu. Quan hệ kinh tế, văn hoá Việt Nam-Tnmg Quốc (2001), Hiện trạng ivà triển vọng. Nxb KHXH.Ơ-237. 69
- Tầng lớp thương gia và nhà doanh nghiệp Trung Quốc đến Việt Nam với mục đích chính là du lịch kết hợp với nghiên cứu thị trường và tìm đối tác làm ăn. Họ chi tiêu phóng khoáng và lựa chọn những sản phẩm du lịch cao cấp. Đổi tượng này thường chọn loại hình du lịch thương mại, đi cả 3 miền Bắc - Trung - Nam trên đất nước Việt Nam. Sở thích trong ăn uống của người Trung Quốc Vào buổi sáng người Trung Quốc thích ăn bánh bao, cháo, mỳ nước và chè các loại. Hai bữa chính trưa và tối họ ứiich ăn các món cá, vịt quay, gà, hải sản với cơm. Bữa ăn của đoàn khách du lịch thường có 8 món chưa kể ưái cây. Đặc biệt, phải có rau xảo thay cho rau luộc và thật nhiều cơm, canh. Vào ngày tết người Trung Quốc thích được ăn các món gà, cá, sùi cảo và bánh dầy. Người Trung Quốc luôn cho ràng mỗi món ăn có một ỷ nghĩa riêng: “với người phương Bắc sủi cảo tương trưng cho sự may mắn; với người phưcmg Nam bánh dầy tượng trưng cho năm sau may mắn hcm; thịt gà tượng trưng cho sự ấm cúng; thịt băm viên tròn tượng trưng cho sự đoàn viên còn hành tuợng ỪTing cho sự linh lợi; rau xào để dài không cắt tượng trưng cho sự trường thọ và cá biển là để mong muốn sự dư thừa”? ’ Người Trung Quốc không thích ăn sống như người Nhật Bản mà thường dùng các món hấp, món chiên và nấu nóng. Họ ăn nhiều mỡ, và dùng xì dầu thay cho nước mắm, các gia vị ưa thích là tỏi, ớt, hành, dầu hào, đường. Họ không có thói quen ăn Nguyễn Vẫn Can.” 77m hiầi các phong tục ìĩgày tết cổ truyền ở Trung ộ«oc.’T ạp chí nghiên cứu Trung Quốc..số 1/.2001, 70
- mắm tôm và muối chanh, không ăn rau luộc hoặc món xào ít mỡ như người Việt Nam. Cách ăn của họ cũng khác người Việt Nam. Dân vùng duyên hải đều ăn canh trước ccrm, nếu không có bia hoặc rượu, họ thường uống trà nhạt trước bừa ăn. Họ thường mời các vị khách quý thưởng thức trà bát bảo có hương thcrm và vị ngọt cùa tám loại hoa và thuốc bắc, nó được rót ra một cách khéo léo tà những chiếc ấm đồng có vòi đài tới một mét. Các món ăn Việt Nam được khách Trung Quốc ưa thích bao gồm hài sản tươi, phờ bò và trái cây nhiệt đới như chuối, xoài, nhãn, thanh long, chôm chôm ... Sở thích tham quan, giải trí Khi đến Việt Nam thăm quan, khách du lịch Trung Quốc thường đến Thủ đô Hà Nội, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nằng, các chùa lớn hoặc các khu di tích lịch sử cỏ ý nghĩa sâu sắc về văn hoá. Vào thời gian rảnh rỗi họ thường đánh bài, chơi cờ tướng, một số còn thích đánh bóng bàn, nhẩy đầm tại khách sạn, đi dạo phố hoặc xem múa rối nước. Nhiều người thích hát Karaoke bằng tiếng Trung Quốc, thích nghe kể chuyện và hát hò trong suốt chuyến đi. Sở thích mua sắm và tặng quà Vào dịp Tết cổ truyền, ngưòri Trung Quốc ửúch được mừng tuổi bằng tiền với các con số mà họ cho là sấđẹp, Người ứiân tặng cho nhau những ữái quýt “cát !ợi“ (nghĩa là may mắn) hoặc quả cam (nghĩa ià đại cát) và cây quất (có nghĩa là hạnh phúc). Người nhận quà thưòrng lại quả để người tặng không bị mất hết lộc. 71
- Người Trung Quốc cho rằng ngọc màu xanh (phỉ thuý) là một món quà vô giá (Hoàng kim hữu giá, ngọc vô giá), Phật ngọc có thể trừ được tà ma và phù hộ cho người đeo nó. Khi mua bình hoa, họ thường chọn loại bình có bụng to, cổ dài, miệng nhỏ (họ quan niệm rằng các đặc điểm đó tượng ừưng cho sự dài lâu, tiền vào nhiều nhưng không ra được). Nhìn chung, trong trang trí cũng như khi chọn qùa, khách Trung Quốc rất thích màu đỏ, raàu của sự may mắn. Các món quà hoặc những chai rượu Mao đài thưÒTig được thất nơ bẳng một dải lụa đó để tặng cho khách quý. ở Trung Quốc, mỗi ứiành phố lớn đều có loài hoa biểu tượng cho thành phố đó. Chẳng hạn loài hoa biểu tượng của Bắc Kinh là hoa cúc hoặc nguyệt quế. Đến Việt Nam, khách du lịch Trung Quốc thích những món quà đơn giản, vừa túi tiền để có thể chia được cho nhiều ngirời. Họ thường mua bánh đậu xanh, kẹo đừa, cà phê Buôn Mê Thuột, vỏ ốc, đồ dùng bằng bạc, các loại tượng bàng gỗ sơn đỏ, tranh thêu. Các sở thích khác Vào địp Tết, người Trung Quốc thích chơi hoa đào và hoa mai. Theo quan niệm cùa họ hoa đào là hình ảnh của sự đổi mới và sức sinh sản dồi dào, quả đào biểu trưng cho sự trường sinh bất tử, gỗ đào trừ được tà ma, còn hoa mai tượng trưng cho chí kiên cường, bất khuất. Dịp tết Nguyên tiêu (15 tháng giêng) hội hoa mai diễn ra ở Nam Kinh với hàng ngàn cành mai mang 3 sắc màu đỏ, vàng, xanh chen nhau rực rờ. Người Trung Quốc cho rằng con dế là biểu tượng cùa tam hợp (sống, chết và hồi sinh). Dế xuất hiện trong nhà là điềm hạnh phúc. 72
- Người Trung Quốc xưa còn nuôi dế trong một chiếc lồng nhỏ làm bằng vàng Người Trung Quốc rất coi trọng ý nghĩa của các con số. KJii mua vé máy bay, chọn phòng, tặng quà hay mừng tuổi, đa số khách Trung Quốc chọn các con số mà họ cho là số đẹp như: 8, 9,18, và con sổ 3 (người Quảng Đông). Con số 9 “cừu” có nghĩa là sự bền vững, số 8 đọc là “pa” nghĩa là phát tài, sổ 3 phát âm là “sân” cũng có nghĩa là đi lên, phát triển. Những ngày quan ửọng hoặc kích thước cùa các công trình kiến trúc của Tnmg Quốc đều được chọn từ các con số này. (Chẳng hạn, ứiế vận hội Olimpic tổ chức tại Bấc Kinh được khai mạc vào lúc 8h ngày 8 ữiáng 8 năm 2008. Thang dẫn lên ngai vàng của Hoàng đế Trung Quốc có 9 bậc “cửu trùng”, ngăn cách ngai vàng của vua với ngoại giới có 9 cửa “cửu môn”. Đạo đức kinh cũng có 81 chưctng (9x9). Thiên Đàn, noi Hoàng đế tế trời có một phiến đã tròn gọi là “thiên tâm ứiạch”, số phiến đá xếp vòng tròn xung quanh nó đều là 9 và các bội số của nó, diện tích cố cung 12. hecta, hành lang của Di Hoà Viên dài 728m, toà nhà cao nhất Tỉiượng Hải cào 88 tầng, đưòmg xuống Thập Tam Lăng có 80 bậc thang, ứiiáp truyền hmli Thượng Hải cao 263m, trong Từ Cấm Thành có 308 vạc nước, mỗi cái được mạ bên ngoài 3 kg vàng, công viên Thanh Tú Sofn rộng 38 hecta...). 4.2.5. Một sé điều kiêng kỵ phổ biến của người Trung Quắc Nhiều người Tnmg Quốc kỵ con số 4. (Tuy nhiên đôi khi cũng có ngưỏri không kiêng kị điều gi.) Jean Alain Gherbrant.rù- điền biếu tượng văn hoá thể gíớì. Nxb Đà Nằng. tr256 73
- Kỵ buổi sáng ra đường bị đàn bả chào. Kỵ có người gàn trước lúc đi xa. Kỵ tặng ô, đồng hồ, đồ lưu niệm có hỉnh diều hâu. KỊ bị gọi là “người Tàu”, “nước Tàu”. 4.2.6. M ột sổ ngày lễ iởít của Trung Quốc Quốc khánh; Ngày 1 tháng 10 Tết cổ truyền: Ngày 1 tháng 1 (Âm lịch) Ngày quốc tế phụ nữ: Ngày 8 tháng 3 Ngày nhà giáo: Ngày 10 tháng 9 4.3. Đặc điểm tâm lý khách du lịch là Dgưòi Nhật 4.3.L Đôi nét về nước Nhật + Điều kiện tự nhiên Đất nước Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung chạy dọc theo bờ biển phía Đông cùa lục địa châu Ả, bao gồm hơn 3000 hòn đảo, trong đó các đảo chính là: Hokkaido ở miền Bắc, Honshu và Shikôku ở miền Trung, Kyushu ở miền Nam. Diện tích Nhật Bản là 378000 km^. Gần 80% đất đai trên quần đảo phù đầy núi non. Trong đó cao nhất là núi Phủ Sỹ, đầy là ngọn núi lửa đã tắt cao 3.776m (ngọn núi này luôn là đề tài phong phú cho rất nhiều hoạ sĩ, thi sĩ người Nhật). Mặc dù hình thể nước Nhật có nhiều núi non gồ ghề nhưng phong cảnh thiên nhiên rất nên ứiơ, hữu tình và hùng vĩ. Nhật bản có những hồ tuyết trên núi, có nhiều thác đẹp và những dòng sông chảy xiết. Khí hậu ở đây thường khắc nghiệt, từ thời thượng cổ người Nhật luôn phải hứng chịu những thiên tai như 74
- động đất, núi lửa phun, bão lụt (trung bình 25 trận bão/năm, hiện có hơn 60 núi lửa đang hoạt động),.. Trong điều kiện đó, người Nhật đã phải làm việc cật lực và liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này đă góp phàn hun đúc nên các phẩm chất quý báu của họ như ý chí kiên cường, tính tự chủ, tính cộng đồng, lòng kiên trì và nhẫn nại. Nhật Bản có khí hậu ôn lioà. Miền Bắc Nhật Bản mùa đông kéo dài, lạnh và có tuyết roi. Miền Nam Nhật Bàn về mùa đông có khí hậu ôn hoà, còn mùa hè thời tiết rất nóng. + Điều kiện xã hội Theo truyền ửìuyết, ngưèri Nhật tin răng họ có nguồn gốc thần ửiánh, bắt nguồn từ Nữ tìiần Mặt trcri Amaterasu; Tất cả các Nhật Hoàng đều là dòng dõi trực hệ cùa Kami mặt ữời cỏ quyền tn vì đất đai và thần dân. Cũng vì thế, ngưòi Nhật đã xây dựng đền thờ Thần Mặt tiủi ở Ise. Đây là ngôi đền quan trọng nhẩt ờ Nhật Bản dành cho việc ửiờ cúng tổ tiên thần ứìánh của Nhật Hoàng. Nguồn gốc người Nhật là tập hợp những cư dân từ đất liền ra đảo trong quá trình giao thưcmg, di cư, biến động xã hội...Trải qua hảng nghìn năm sống ờ quần đảo biệt lập nên xã hội Nhật Bản có tính đồng nhất cao hcm so với xã hội Trung Quốc. Đó là một quốc gia thuần nhất về thành phần đân tộc. Năm 2007, ữong tổng dân sổ hơn 127,4 triệu người chỉ có 1% là người ngoại kiều đã nhập quốc tịch Nhật Bản, còn lại tất cả đều là người Nhật với ngôn ngữ chính là tiếng Nhật. Hiện nay nước Nhật theo chế độ quân chủ nghị viện, đứng đẩu nhà nước là Nhật Hoàng nhimg không có quyền hành pháp. 75
- Nhật Bản có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó có đạo Shinto (Thẩn Đạo), đạo Phật, đạo Sôkagácla và đạo Thiên Chúa. Đạo Phật đến Nhật Bản khoảng ihế kỷ thứ VI nhung nó mang một sắc thái khác với đạo Phật gốc bởi nỏ đã liên minh với Thần Đạo, một tín ngường bản địa đã có lâu đời ò Nhật (Thần Đạo là một từ gốc Hán, nó có nghĩa là: “Con đường của các thần linh”). Đồng thời với sự du nhập của đạo Phật ỉà sự thâm nhập của Nho giáo. Phép đối nhân xử thế của người Nhật được hình thành phần lớn bời các giáo lý của Nho giáo. Cùng với Thần Đạo, Phật giáo và Nho giảo đã đóng vai trò quan trọng trong ý thức hệ của người Nhật. Vào năm 1890, Inone, Nishimura cùng với Motoda đã soạn thảo “Nguyên tắc giáo dục hoàng gia” trong đó khẳng định giá trị cùa việc học hòi tri thức và kĩ thuật phưcmg Tây đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng cùa đạo đức Khổng giáo. Nguyên tầc này ià sự kết hợp tài tình giữa tính thực dụng phương Tây và tiêu chuẩn đạo đức Nhật Bản trong giáo dục. Từ thời Minh Trị (Meiji), người Nhật đã chủ trưcmg mở cửa, hướng ra nước ngoài để học hòi ưi ứiức, kỹ thuật phưcmg Tây nhằm xây dựng đất nước. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, chỉ trong vải ba thập niên, Nhật Bảxi đã trở thành cường quốc thứ hai trong hệ thống tư bản chù nghĩa, đứng đầu thế giới về sàn xuất ôtô, xe máy. GDP tính tìiÊo đầu người năm 2008 cùa Nhật đã đạt được là 34.100 đôla Mỹ. 4.3,2. Tính cách tiêu biểu của người Nhật Đặc điểm nổi bật nhất cùa người Nhật là yêu lao động. Người Nhật làm việc cần cù, kiên trì và nhẫn nại trong mọi lĩnh 76
- vực. Họ luôn đề cao tính kỷ luật, tính nguyên tắc và tinh thần trách nhiệm trong công vịệc. ^ Người Nhật đặc biệt coi trọng lời hứa, coi trọng uy tín và danh dự. Mỗi người đều cố gắng tránh làm những điều hổ thẹn cho bản ứiân, gia đình, công ty và rộng lớn hơn là nước Nhật. Siêng năng nhưng không hoang phỉ, người Nhật là những ngưòi tiết kiệm nhất thế giới. Trong lịch sử, người Nhật luôn phải đấu tranh chống lại thiên tai xảy ra thường xuyên trên quần đảo của họ. Vì thế họ phải tàn tiện chi tiêu để đành dụm tiền bạc phòng khi thiên tai ập đến. Theo các ngân hàng Nhật Bản, mức tiết kiệm cá Iihân ở Nhật Bản (1987) vào khoảng 18% thu nhập của họ, cao hơn nhiều so với Đức (12%), Anh (5%), Mỹ (6%) Tiết kiệm thể hiện cả ưong văn hoá ẩm thục của người Nhật, họ chỉ nấu thức ăn vừa đủ cho nhu cầu cùa minh, một ít thức ăn để trên những cái đĩa nhỏ !à đặc trưng mâm ccon của người Nhật. Lịch sử đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt và tinh thần võ sĩ đạo đã góp phần hun đúc nên ý chí phi thưcmg của ngưòd Nhật. Vào thời Shogunát Kamakura (1192-1333), ở Nhật Bản xuất hiện tầng lớp quí tộc quân nhân chuyên nghiệp (Samurai). Võ sĩ đạo đâ đề ra những chuẩn mực đạo đức cùa một võ sĩ như lòng can đảm, lòng trung thành...Tinh thần võ sĩ đạo đã giúp người Nhật đối phó với những ảnh hưởng của nước ngoài. Từ năm 1611 đến năm 1639 ngưcri Nhật đã thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, cấm đạo Thiên Chúa và các nhà truyền ” Nguyễn Tuấn Khanh.”£)ứ0 đức học Khổng giáo.íư tường phương Tây và hiện đại h o á ở N h ậ t Bản." Tạp chí NC Nhật Bàn. số 2/1997 77
- giáo vào Nhật. Đen giữa thế kỉ XIX, mặc dù phải đổi mặt với nền văn hoá phương Tây, nền văn hoá truyền thống Nhật Bản vẫn được bảo tồn, không những thế còn tiếp thu được những yếu tố hợp lý của văn hoá Phưcmg Tây. Nhờ ý chí vưon lên phi thường, vào năm 1968 (100 năm sau lời thể của Nhật hoàng Meigi là sẽ vượt phưcmg Tây), nền kinh té Nhật Bàn đã vượt qua Anh, Pháp, Đức, Italia...Nhật cũng là nước duy nhất trong 130 nuớc châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh không bị biến thành thuộc địa. Người Nhật có tinh ứiần cộng đồng sâu sắc, họ đặt lợi ích của nhỏm cao hcm lợi ích cá nhân, đề cao lòng frung thành và luôn chu toàn bổn phận với gia đình và công ty đã nhận họ vào làm việc. Bên cạnh đó, người Nhật còn là những người thông minh, có đầu óc ứìực tế, và coi trọng học vấn. Họ rất ham học hỏi (họ đọc bất cứ ở đâu khi rảnh rỗi: Trong tàu điện, trên máy bay, giờ giải lao, trước khi ngủ...) và tiếp thu nhanh nhạy các kiến thức từ bên ngoài; Những các yếu tố được chọn lọc phải có giá trị tìiực tiễn và được sửa đồi một cách sáng tạo. Người Nhật tự hào về những thành quả lao động của minh với một thái độ điềm tĩnh mà không khoa ừương. Họ coi trọng thực hành hơn là thảo luận về các tiêu chuẩn đạo đức, Khác với đạo Khổng, đạo Shinto chưa từng có những luật lệ thành văn được chuẩn hoá để hướng đạo việc ứng xử. Hirata Atsutane (1776-1843), một học giả Shinto hàng đầu đã viết: Nhân đức, chính trực, hiếu nghĩa...là những nguyên tắc chủ đạo trong đức hạnh, c ổ nhân (người Nhật) đă thường xuyên làtn đúng những gì mà người Trung Hoa 78
- coi là nhân đức, chính trực và làm theo năm luân chủ yếu nhất mà không cần gọi lên những đức lính ấy hay truyền dạy về những đửc tính ấy. Người Nhật rất yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Từ thảm cỏ, vườn hoa, cây cảnh, hòn non bộ đến những mái nhà gỗ truyền thống đều được họ thiết kế, trang trí cho hài hòa với thiên nhiên. Họ nổi tiếng thế giới về nghệ thuật cắm hoa đặc sắc, nghệ thuật thường thức trà đạo và chai Bonsai. Có thể nói, Bonsai biểu hiện cho cốt cách Nhật Bản; Bên ngoài thân dáng sù sì, cái vỏ mốc thếch của nó là sức sống mânh liệt, sự chịu đựng bền bi và ý chí phi thường của sự câm lặng. Mỹ cảm được phát triển suốt nhiều thế kỷ, ảnh hường đến cả tình cảm, lời nói vả hành vi cùa người Nhật. Sự pha trộn của nhiều tôn giáo cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của người Nhật. Nhiều người ưong sổ họ có thể cùng một ỉúc ứieo nhiều tôn giáo.“ Khi một người ra đời, cha mẹ anlì ta đưa anh ta vào đền ứiờ thần đạo của gia đình để hiến anh ta cho Kami (thần ).Vào dịp năm mới và các ngày lễ anh ta đi lễ ở đền thờ đạo Shinto, lễ cưới được tổ chức ứieo nghi thức Thần đạo nhưng ngày cưới được chọn theo ngày tốt, ngày xấu trong lịch Đạo giáo. Anh ta kính ừọng đạo lý Kitô khi nhận thấy tư tưởng bác ái đổi với cả những người nghèo. Quan hệ gia đình và công việc làm ãn dựa ưên lòng trung thành Khổng giáo”.“Anh ta cầu khấn Phật cho cha mẹ và tổ tiên đã khuất được giải thoát và bình an trên cõi niết bàĩi. Phật giáo ò Nhặt Bản chuyên lo sự chết và kiếp sau. Do đó, tang lễ thường có sư sãi điều hành, có 79
- Phật danh đặt cho người đà khuất đuợc ghi lên bài vị mang đặt ờ phòng Butsudan ở nhà.” 4.3.3. Đặc điểm giao tiếp của khách du lịch Nhật Bản Ngôn ngữ chinh của Nhật Bản là tiếng Nhật. Do tính tự tôn dân tộc cao nên đi bất cứ đâu trên thế giới, du khách Nhật cũng chỉ thích nói tiếng Nhật, đặc biệt là những người trung niên và người cao tuồi. Lịch sự, tế nhị, thận trọng và kín đáo là điểm nổi bật trong cách thức giao tiếp của người Nhật. Theo kết quả khảo sát 4500 khách sạn ừên khắp thế giới cùa Expedia Inc - Hãng lữ hành trên mạng hàng đầu của Mỹ (2009), khách du lịch người Nhật Bản được đánh giá là những du khách dễ mến và tốt nhất thế giới vì họ có thái độ niềm nờ, lịch sự với những người xung quanh và nhất là có sự ngăn nắp, ý thức giữ vệ sinh cao ở khắp mọi noi. (Trong Ichảo sát này, du khách Đức và Anh đứng nhi, du khách Canada đứng thứ ba, du khách Mỹ xếp thứ mười một, du khách Pháp thứ mười chín và du khách Trung Quốc đứng ở vị trí hai mươi mốt). Trong khi nói chuyện, người Nhật luôn có xu hướng tôn vinh người khác và tự hạ mình. Họ nói năng một cách từ tốn, nhìn sảng bên chăm chú lắng nghe, ứùnh thoảng lại gật đầu nhanh như muốn nói “Tồi đang lẳng nghe ngài đây”. Để tỏ ý kính ữọng, khi chào bất kỳ ai, trong bất kỳ tình huống nào, nguòd Nhật đều cúi đầu. Tục ngữ Nhật có câu; “Đừng ngại cúi chào thấp thì lưng anh sẽ thẳng hơn”, Ngưòi ** Theo Done M.Ludwid.(2000) Những con đường Tâm linh phương Đ ô n g ĩixb Văn hoá thông tin.Tr 249+348. 80
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tâm lý du khách (Giáo trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Du lịch): Phần 1
62 p | 1649 | 199
-
Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống và Hướng dẫn du lịch - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn
45 p | 52 | 24
-
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Nghề: Quản trị nhà hàng)
112 p | 88 | 22
-
Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống và Hướng dẫn du lịch - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn
60 p | 50 | 19
-
Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
117 p | 59 | 16
-
Giáo trình Tâm lý du lịch (Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị kinh doanh khách sạn - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội
72 p | 25 | 14
-
Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
97 p | 69 | 13
-
Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp: Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
119 p | 41 | 10
-
Giáo trình Tâm lý khách du lịch - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
70 p | 53 | 9
-
Giáo trình Tâm lý du khách và kỹ năng giao tiếp (Ngành: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
85 p | 19 | 7
-
Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn
45 p | 43 | 7
-
Giáo trình Tâm lý khách du lịch: Phần 2
69 p | 36 | 7
-
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Tái bản lần thứ năm): Phần 2
125 p | 34 | 6
-
Giáo trình Tâm lý khách du lịch: Phần 1
60 p | 21 | 5
-
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Tái bản lần thứ năm): Phần 1
141 p | 24 | 4
-
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Ngành: Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
81 p | 1 | 0
-
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Ngành: Quản trị khu resort - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
82 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn