intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh - TS Thái Trí Dũng

Chia sẻ: Sdfv Sdfv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

439
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn học trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về tâm lý con người trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh. Đó là tâm lý của người lao động, tâm lý của người lãnh đạo, tâm lý của khách hàng và người tiêu dùng. Thông qua đó học viên sẽ học được phương pháp tác động một cách hiệu quả tới nhân viên và khách hàng nhằm đạt tới mục tiêu của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tâm lý quản trị kinh doanh - TS Thái Trí Dũng

  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET GIÁO TRÌNH TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH TS Thái Trí Dũng TS. THÁI TRÍ DŨNG Năm 2007
  2. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh GIỚI THIỆU MÔN HỌC TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA MÔN HỌC Ngày nay, sự bùng nổ của khoa học, công nghệ đã đề ra những yêu cầu mới đối với con người. Trước hết là đòi hỏi về các chức năng trí tuệ, các phẩm chất ý chí và tình cảm của mỗi người. Tốc độ cao của các quá trình kỹ thuật, tính qui định chặt chẽ của sản xuất đề ra những yêu cầu cao về tốc độ của các quá trình tâm lý, về tính sáng tạo của tư duy. Tất cả những điều đó làm tăng lên một cách rõ rệt ý nghĩa của yếu tố tâm lý trong lao động SXKD. Mặt khác, ngày nay sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các nhà kinh doanh phải nắm được tâm lý của người tiêu dùng, nắm bắt được tâm lý của họ để chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh đó. Chính vì thế môn học “Tâm lý học quản trị kinh doanh” không thể thiếu trong hệ thống môn học của chương trình đào tạo các nhà quản trị kinh doanh. 2. MỤC ĐÍCH CỦA MÔN HỌC Môn học trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về tâm lý con người trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh. Đó là tâm lý của người lao động, tâm lý của người lãnh đạo, tâm lý của khách hàng và người tiêu dùng. Thông qua đó học viên sẽ học được phương pháp tác động một cách hiệu quả tới nhân viên và khách hàng nhằm đạt tới mục tiêu của mình. 3. PHẠM VI CỦA MÔN HỌC Tâm lý học là một khoa học hết sức rộng, có hơn 30 chuyên ngành khác nhau. Trong chương trình “Tâm lý học quản trị kinh doanh” chúng ta chỉ nghiên cứu những yếu tố tâm lý con người lĩnh vực quản trị kinh doanh mà thôi. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Học viên sẽ phải kết hợp vừa học qua chương trình Đào Tạo Từ Xa của Đài Truyền Hình Bình Dương với việc đọc và nghiên cứu tài liệu và học cách phân tích những tình huống trong thực tế. Sau đây là những tài liệu chính mà các bạn cần tham khảo:  Tài liệu do chương trình Đào Tạo Từ Xa của Đài Truyền Hình Bình Dương.  Thái Trí Dũng. Tâm Lý Học Quản Trị Kinh Doanh – Nhà Xuất Bản Thống Kê 1998 (In lại 2003).  Thái Trí Dũng. Kỹ Năng Giao Tiếp Và Thương Lượng Trong Kinh Doanh – Nhà XB Thống kê 2003. Trang 3
  3. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh 5. KẾT CẤU CỦA MÔN HỌC Môn học được trình bày trong 12 bài sau đây:  Bài 1 : Khái Quát Về Đời Sống Tâm Lý.  Bài 2 : Các Phương Pháp Tìm Hiểu Tâm Lý Trong Hoạt Động Quản Trị Kinh Doanh.  Bài 3 : Hoạt Động Nhận Thức  Bài 4 : Tình Cảm Và Yù Chí  Bài 5 : Nhân Cách Và Các Phẩm Chất Của Nhân Cách  Bài 6 : Nhân Cách Và Những Phẩm Chất Nhân Cách (tt)  Bài 7 : Tập Thể - Đối Tượng Quản Trị  Bài 8 : Những Yếu Tố Tâm Lý Tập Thể Cần Chú Ý Trong Công Tác Quản Trị  Bài 9 : Những Vấn Đề Tâm Lý Trong Hoạt Động Quản Trị Và Kinh Doanh  Bài 10 : Tâm Lý Trong Các Chiến Lược Marketing  Bài 11 : Ứng Dụng Tâm Lý Học Trong Tiêu Thụ Sản Phẩm  Bài 12 : Giao Tiếp Trong Quản Trị Kinh Doanh Trang 4
  4. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh BÀI 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG TÂM LÝ 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ Trong hoạt động quản trị chúng ta cần tìm hiểu tâm lý của nhân viên, tìm hiểu tâm lý của khách hàng, đó là tìm hiểu tâm tư nguyện vọng (cụ thể là nhu cầu, sở thích), tâm tư tình cảm (bao gồm tâm trạng, cảm xúc, tình cảm), tính tình (tính cách, tính khí, thói quen), ngoài ra còn tìm hiểu năng lực, niềm tin, quan điểm v.v.... Tóm lại, tìm hiểu tâm lý trong hoạt động quản trị kinh doanh là tìm hiểu tất cả những gì thuộc về đời sống tinh thần của con người. Mặc dù đời sống tâm lý là bao la, nhưng chúng ta có thể chia nó ra thành bốn lĩnh vực cơ bản sau đây:  Nhận thức: bao gồm cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng và trí nhớ.  Tình cảm xúc cảm và ý chí.  Nhân cách (là những gì thuộc về bản chất con người).  Giao tiếp (là hoạt động giúp chúng ta tạo ra các mối quan hệ). Khi tìm hiểu tâm lý, chúng ta cần lưu ý tới các đặc điểm sau đây:  Tâm lý con người hết sức phong phú, đa dạng, phức tạp và đầy bí ẩn: Nhà quản lý phải hiểu rằng mỗi nhân viên dưới quyền có những đặc điểm tâm lý khác nhau, có những tính cách, tính khí khác nhau, vì vậy cần phải sử dụng những phương pháp làm việc khác nhau phù hợp với tâm lý của họ.  Các hiện tượng tâm lý có những mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau, hiện tượng này chi phối ảnh hưởng tới hiện tượng kia, hiện tượng này có thể làm nảy sinh hiện tượng kia. Ví dụ: Tình cảm chi phối lại nhận thức - Yêu nên tốt ghét thì nên xấu; Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng méo.  Các hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn. Chúng có thể làm cho chúng ta khỏe mạnh hơn, sung sức hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có thể làm cho chúng ta trở nên yếu đuối đi và mất hết khả năng làm việc. Nếu tâm lý tích cực thì làm tăng thêm sức mạnh - vui vẻ, lạc quan yêu đời sẽ làm cho chúng ta làm việc tốt hơn. Nhưng nếu tâm lý là tiêu cực sẽ hủy hoại mọi cố gắng của chúng ta.  Các hiện tượng tâm lý tiềm ẩn, sâu kín bên trong. Chúng ta không thể nghiên cứu trực tiếp. Tuy nhiên, chúng được thể hiện ra bên ngoài bằng những hành vi cử chỉ, lời nói việc làm. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể tìm hiểu tâm lý một cách gián tiếp. Trang 5
  5. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh Từ những đặc điểm trên của các hiện tượng tâm lý, trong cuộc sống cũng như trong hoạt động quản trị cần chú ý:  Không nên phủ nhận sạch trơn những hiện tượng tâm lý phức tạp, khó hiểu, mà cần phải để ý, nghiên cứu chúng một cách thận trọng và khoa học.  Chống các hiện tượng mê tín, dị đoan, hoặc tin tưởng quá vào những hiện tượng “thần linh” để rồi thần bí hóa chúng dẫn đến sai lầm, gây hậu quả khó lường cho cá nhân và xã hội.  Khi nhìn nhận, đánh giá một người chúng ta cần xem xét tới tận bản chất của họ, chứ không nên chỉ đánh giá thông qua vẻ bên ngoài một cách hời hợt, dễ dẫn đến sai lầm.  Cần tạo ra những hiện tượng tâm lý tích cực, bầu không khí tâm lý thoải mái trong tập thể giúp con người tạo thêm sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất của họ, góp phần tăng hiệu quả lao động của tập thể. 2. PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ 2.1. DỰA VÀO SỰ DIỄN BIẾN CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ Có 3 loại sau:  Các quá trình tâm lý: Là những hiện tượng có mở đầu, diễn biến và kết thúc diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn. Ví dụ: Những quá trình nhận thức, quá trình cảm xúc và quá trình nỗ lực ý chí. Tất cả các quá trình tâm lý là cơ sở tạo nên hoạt động của con người.  Trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý có cường độ yếu nhưng diễn ra trong thời gian tương đối dài. Các trạng thái tâm lý thường đi kèm với các quá trình tâm lý và chi phối tới hiệu quả của các quá trình.  Thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý đã trở nên ổn định, bền vững và kéo dài. Các thuộc tính tạo nên bản chất của con người. 2.2. DỰA VÀO SỰ THAM GIA CỦA Ý THỨC Chia thành hai loại sau:  Tâm lý có ý thức: Là những hiện tượng tâm lý có sự tham gia và điều chỉnh của ý thức. Những hiện tượng này chúng ta nhận biết và kiểm soát được. Ở con người người tâm lý có ý thức đóng vai trò chủ đạo.  Tâm lý vô thức: Là những hiện tượng tâm lý không có sự tham gia của ý thức. Chúng ta thường không kiểm soát được những hiện tượng này. Ví dụ: Mơ, mộng du, một số bản năng và tiềm thức. 2.3. DỰA VÀO ĐỐI TƯỢNG CHI PHỐI CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ Trang 6
  6. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh Chia thành hai nhóm:  Tâm lý cá nhân: Là những hiện tượng diễn ra ở mỗi cá nhân và điều chỉnh hành vi của mỗi một cá nhân. Ví dụ: Ý kiến riêng của mỗi người, sở thích, niềm tin, thói quen và tâm trạng của mỗi người.  Tâm lý xã hội: Là trạng thái ý thức chung của đại đa số các thành viên của một tập hợp người. Nhà quản trị cần quan tâm đến những hiện tượng tâm lý xã hội xảy ra trong tập thể như: phong tục, tập quán, dư luận tập thể, hiện tượng áp lực nhóm, lây lan tâm lý v.v… 3. ỨNG DỤNG CỦA TÂM LÝ HỌC VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH Tâm lý học quản trị kinh doanh là một trong hàng chục chuyên ngành của tâm lý học. Đối tượng của nó là nghiên cứu ứng dụng các qui luật tâm lý vào hoạt động quản trị kinh doanh, mà cụ thể là: 3.1. NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG CỦA CÔNG VIỆC SXKD VỚI CON NGƯỜI Theo hướng này TLHQTKD chú ý tới khía cạnh tâm lý của việc tổ chức quá trình sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là các vấn đề phân công lao động, tổ chức chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. 3.2. NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ “NGƯỜI - MÁY MÓC” Theo hướng này, các nhà TLH đã nghiên cứu cả về mặt lý thuyết, cả về mặt thực nghiệm và cung cấp những kiến thức quí báu cho các kỹ sư chế tạo máy, góp phần cải tiến hệ thống máy móc, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất. 3.3. NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ CON NGƯỜI VỚI NGHỀ NGHIỆP Theo hướng này các nhà TLH đã nghiên cứu cơ sở tâm lý và các phương pháp tâm lý học của việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong các loại hình lao động khác nhau, của việc hướng nghiệp và dạy nghề, góp phần đắc lực cho công tác quản trị nhân sự. 3.4. NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG CỦA CON NGƯỜI VỚI CON NGƯỜI TRONG SXKD Theo hướng này đã hình thành nên bộ môn tâm lý quản lý. Nhiệm vụ của nó là nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong tập thể, cụ thể là bầu không khí tâm lý tập thể, sự hòa hợp hay không hòa hợp giữa các thành viên; quan hệ giữa nhà quản trị với nhân viên (vấn đề tìm hiểu, đánh giá, đối xử với nhân viên, vấn đề kích thích lao động...). Trang 7
  7. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh 3.5. NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ TRONG VIỆC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Theo hướng này TLH tìm hiểu những qui luật tâm lý người trong các vấn đề như: tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng; phong tục tập quán của thị trường để nhà kinh doanh lập kế hoạch sản xuất, thiết kế kiểu dáng, mẫu mã...; nghiên cứu những qui luật tâm lý áp dụng trong nghệ thuật quảng cáo để giới thiệu, hướng dẫn và kích thích hành vi mua hàng của khách hàng... Tóm lại, tâm lý là một lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp. Việc tìm hiểu tâm lý trong hoạt động quản trị kinh doanh đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp nhà quản trị hiểu những qui luật tâm lý và tác động đúng hướng làm tăng hiệu quả quản lý và kinh doanh. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tìm hiểu tâm lý là tìm hiểu những gì? Hãy liệt một số ví dụ về tìm hiểu tâm lý trong quản trị và kinh doanh? 2. Hãy phân tích các đặc điểm của hiện tượng tâm lý. Qua đó rút ra những lưu ý trong hoạt động của mình? 3. Hãy liệt kê ra 5 quá trình tâm lý, 5 trạng thái tâm lý và 5 thuộc tính tâm lý? 4. Phân tích những hướng nghiên cứu tâm lý ứng dụng trong sản xuất kinh doanh? Trang 8
  8. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh BÀI 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH Trong hoạt động quản trị kinh doanh người ta thường dùng các phương pháp sau đây để tìm hiểu tâm lý: 1. QUAN SÁT Quan sát là phương pháp dùng các giác quan để tìm hiểu tâm lý một cách có hệ thống và khoa học. Quan sát là phương pháp thu thập thông tin tâm lý ban đầu về đối tượng không thể thiếu được. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp giúp bạn định hướng ban đầu về đối tượng mà thôi. Nhà quản trị có thể dùng phương pháp quan sát trong những trường hợp:  Để tìm hiểu tâm lý của một cá nhân khi tiếp xúc với mình.  Để nhận diện những diễn biến tâm lý trong tập thể, như lắng nghe dư luận tập thể, mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể, bầu không khí tâm lý tập thể v.v…  Nhận diện tâm trạng của nhân viên khi họ làm việc để ngăn chặn sự lây lan tâm trạng xấu vào tập thể.  Tìm hiểu những yếu tố tâm lý thị trường như tập quán tiêu dùng, thị hiếu của người tiêu dùng cũng như thái độ của họ đối với những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Để quan sát hiệu quả bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau:  Các đối tượng cần phải được quan sát trong những điều kiện tự nhiên của chúng.  Phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu.  Phải quan sát đối tượng trong nhiều tình huống và hoàn cảnh khách nhau. 2. THỰC NGHIỆM TỰ NHIÊN Thực nghiệm tự nhiên là phương pháp mà trong đó chúng ta hoàn toàn chủ động tạo ra những tình huống hết sức tự nhiên để đối tượng phải bộc lộ ra những phẩm chất tâm lý mà mình cần quan tâm. Nhà quản trị có thể dùng thực nghiệm tự nhiên để kiểm tra những phẩm chất của những đối tác giao tiếp với mình. Tuy nhiên, khi thực nghiệm cần lưu ý những điều sau đây: Trang 10
  9. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh  Tình huống đưa vào thực nghiệm phải hết sức tự nhiên, tức là không làm cho đối tượng biết mình bị kiểm tra.  Cần phải có tiêu chuẩn thực nghiệm hợp lý để đánh giá.  Loại bỏ những yếu tố khách quan trước khi đánh giá kết quả thực nghiệm. 3. ĐÀM THOẠI Là phương pháp tìm hiểu tâm lý trong đó bạn đặt cho đối tượng những câu hỏi trong những lần tiếp xúc trực tiếp với nhau để thông qua những câu trả lời của đối tượng mà đánh giá tâm lý của họ. Nhà quản trị có thể dùng đàm thoại trong các trường hợp sau:  Để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên trong các cuộc gặp gỡ với họ.  Để thăm dò ý kiến của quần chúng về những chủ trương chính sách mà mình đã và sắp đưa ra.  Để đánh giá ứng viên trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng.  Tìm hiểu tâm lý khách hàng v.v… Thông thường trong các cuộc đàm thoại người ta có thể sử dụng các loại câu hỏi sau:  Câu hỏi trực tiếp:  Câu hỏi tiếp xúc:  Câu hỏi gián tiếp: Tức là vấn đề này để suy ra vấn đề mà mình cần quan tâm.  Câu hỏi chặn đầu (hay là câu hỏi giăng bẫy) 4. PHƯƠNG PHÁP DÙNG BẢN CÂU HỎI (HAY BẢN ANKET) Là dùng những bản chứa một loạt câu hỏi được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định, đặt ra cho một số lớn đối tượng, và thông qua những câu trả lời chúng ta đánh giá tâm lý của họ. Thường thì nhà quản trị dùng phương pháp này trong trường hợp để tìm hiểu tâm lý của nhiều người khi họ được tập trung trong một không gian nhất định (điều tra dư luận tập thể trong cuộc đại hội, thăm dò tâm lý người tiêu dùng trong siêu thị hay hội nghị khách hàng). Một bảng câu hỏi thường cấu trúc theo 3 phần:  Phần tiếp xúc làm quen: bao gồm lời mở đầu kêu gọi, đưa ra những câu hỏi tiếp xúc đơn giản và hướng dẫn cách thực hiện. Trang 11
  10. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh  Phần nội dung chính: Dùng các loại câu hỏi mở hay câu hỏi đóng để thu thập những thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu.  Phần kết thúc: bao gồm những câu hỏi chức năng và câu hỏi giải tỏa tâm lý, đồng thời nói lời cảm ơn sự tham gia của đối tượng. 5. PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM HAY TEST Trắc nghiệm là một tập hợp gồm nhiều bài tập nhỏ khác nhau được hạn chế về mặt thời gian và thông qua kết quả giải được người ta đánh giá về tâm lý của đối tượng. Ngày nay các chuyên gia đã lập ra hàng ngàn loại trắc nghiệm khác nhau để xác định đủ các loại phẩm chất tâm, sinh lý con người: trí tuệ, tài năng, đức độ, độ nhạy cảm, trí thông minh, tình cảm, trí nhớ... Có ba loại trắc nghiệm cơ bản:  Trắc nghiệm trí tuệ: Dùng để đánh giá trí thông minh của một người.  Trắc nghiệm năng lực: Dùng để kiểm tra những năng lực cụ thể của một người. Mỗi năng lực thì được đánh giá bởi một trắc nghiệm cụ thể, không có một trắc nghiệm dùng để đánh giá cho tất cả mọi năng lực.  Trắc nghiệm nhân cách: Dùng để đánh giá những phẩm chất nhân cách của đối tượng (đánh giá động cơ, tính cách, tính khí v.v…) – ở trang 223 của giáo trình có trắc nghiệm về tính khí, xin mời các bạn thử kiểm tra tính khí của mình! 6. PHƯƠNG PHÁP “TIỂU SỬ” Bản chất của phương pháp này là thu thập và phân tích các tài liệu có tính chất tiểu sử của một người cụ thể hay một tập thể (thư từ, nhật ký, các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học của một người; các biên bản, tài liệu lưu trữ khác của tập thể...) nhằm làm rõ hơn các đặc điểm tâm lý của đối tượng đó và sự phát triển của chúng. 7. PHƯƠNG PHÁP TRẮC LƯỢNG XÃ HỘI Thực chất của nó tương tự như phương pháp bản câu hỏi. Tuy nhiên những câu hỏi ở đây chỉ xoay quanh 2 vấn đề: đối tượng chọn ai và không chọn ai. Kết quả thu được sẽ cho phép nhà quản trị vẽ được họa đồ xã hội của tập thể, trong đó sẽ phản ánh ai là nhân vật trung tâm (ngôi sao), ai là người bị xa lánh, ai là thủ lĩnh công việc, ai là thủ lĩnh tình cảm... Những thông tin này rất có lợi cho công tác lãnh đạo. Trang 12
  11. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh Trên đây là những phương pháp chủ yếu mà trong hoạt động quản trị kinh doanh người ta hay dùng để tìm hiểu tâm lý. Tuy nhiên, các phương pháp nghiên cứu phải được phối hợp với nhau hoặc dùng để kiểm tra kết quả của nhau nhằm cung cấp cho nhà quản trị những thông tin đầy đủ và chính xác nhất. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Quan sát là gì? Khi quan sát một người để nắm bắt tâm lý của họ, bạn cần chú ý những điểm nào? Nêu một số nguyên tắc quan sát? 2. Thực nghiệm tự nhiên là gì? Cho ví dụ? Khi thực nghiệm tự nhiên bạn cần chú ý tới những gì? 3. Phân tích các dạng câu hỏi trong đàm thoại? Khi nào thì sử dụng câu hỏi nào? 4. Trắc nghiệm trí tuệ có là phương pháp trắc nghiệm chủ yếu để tuyển dụng hay không? Vì sao? Trang 13
  12. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh BÀI 3 HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Nhận thức là hoạt động phản ánh bản thân hiện thực khách quan. Đó là hoạt động nhận biết, đánh giá về thế giới xung quanh chúng ta. Nhận thức là hoạt động quan trọng nhất và cơ bản nhất trong số các lĩnh vực tâm lý của con người. Hoạt động nhận thức diễn ra theo hai mức độ: cảm tính và lý tính. 1. NHẬN THỨC CẢM TÍNH Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên của con người, trong đó chúng ta dùng giác quan nhận thức một cách trực tiếp. Cảm tính chỉ phản ánh những đặc điểm bên ngoài của sự vật và hiện tượng, vì vậy nó chỉ phản ánh một cách hạn chế, hời hợt và không chính xác. Nhận thức cảm tính có hai quá trình cơ bản, đó là cảm giác và tri giác. 1.1. CẢM GIÁC Cảm giác là một quá trình nhận thức đơn giản nhất, phản ánh những đặc điểm riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan tương ứng của con người. Cảm giác hoạt động theo nhiều qui luật, nhưng trong hoạt động quản trị kinh doanh đặc biệt chú ý tới những qui luật sau đây:  Qui luật về ngưỡng cảm giác. Muốn có cảm giác thì cường độ kích thích phải nằm trong một giới hạn nhất định, giới hạn đó được gọi là ngưỡng cảm giác. Trong ngưỡng cảm giác có điểm phản ánh tối ưu tại đó kích thích được cảm nhận tốt nhất.  Người ta áp dụng ngưỡng cảm giác trong việc quảng cáo bằng vô thức bằng cách cho kích thích quảng cáo rơi vào dưới ngưỡng cảm giác với một tần số cao. Các bạn có thể đọc ví dụ này ở trang 72 trong giáo trình. Trang 14
  13. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh  Qui luật ngưỡng phân biệt: là mức chênh lệch tối thiểu về cường độ giữa hai kích thích đủ để ta phân biệt được sự khác nhau giữa chúng. Tìm hiểu ngưỡng phân biệt có vai trò quan trọng trong việc vận dụng nó để thay đổi giá cả, chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp.  Qui luật về sự thích ứng của cảm giác. Thích ứng là sự quen dần của cảm giác và có thể dẫn đến mất hẳn cảm giác khi kích thích tác động liên tục một cách không đổi vào giác quan.  Qui luật về sự tác động lẫn nhau của các cảm giác. Các cảm giác có thể tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. Cảm giác này có thể gây ra cảm giác khác, làm tăng hoặc giảm cường độ của cảm giác khác. Ví dụ: khi nhìn màu xanh giữa trời nóng bức thì chúng ta cảm thấy dễ chịu, nghe một giọng nói the thé cảm giác khó chịu.  Qui luật tương phản cảm giác. Một cảm giác này có thể được nổi bật khi đứng bên cạnh một cảm giác khác đối cực với nó. Trắng nổi bật bên cạnh đen, to nổi bật bên cạnh nhỏ, đẹp nổi bật bên cạnh xấu. 1.2. TRI GIÁC Tri giác cũng là cảm tính nhưng phản ánh một cách đầy đủ hơn chính xác hơn và trọn vẹn hơn so với cảm giác. Tri giác là khi chúng ta đã nhận ra sự vật, hiện tượng một cách khá rõ ràng, cụ thể. Mặc dù tri giác chính xác hơn so với cảm giác, nhưng tri giác cũng là cảm tính nên cũng có thể thiếu chính xác và không sâu sắc. Tri giác cũng có thể sai lầm do hai nhóm nguyên nhân chính sau đây:  Nhóm nguyên nhân chủ quan được thể hiện ở qui luật tổng giác: Khi tri giác một người hay sự vật hiện tượng chúng ta bị chi phối bởi các yếu tố thuộc về đời sống tâm lý của chúng ta, mà cụ thể là: ấn tượng, tâm trạng, tình cảm, hứng thú và sự quan tâm. Nhà quản trị cần lưu ý tới qui luật này để đánh giá nhìn nhận con người cho chính xác và khách quan, tránh hiện tượng “yêu nên tốt, ghét nên xấu”.  Nhóm nguyên nhân khách quan được thể hiện ở qui luật ảo ảnh: Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lệch các sự vật, hiện tượng do những yếu tố thuộc về đối tượng hay những yếu tố bên ngoài. Khi đánh giá một người chúng ta có thể ảo ảnh bởi những yếu tố:  Sự hào nhoáng bên ngoài của đối tượng.  Bằng cấp, chứng chỉ của họ. Trang 15
  14. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh  Do tương phản cảm giác.  Bối cảnh trong đó diễn ra sự tri giác. 2. NHẬN THỨC LÝ TÍNH Là giai đoạn nhận thức cao hơn so với cảm tính, nó cho ta biết cái bên trong, cái bản chất, cái qui luật của sự vật và hiện tượng. Nhận thức lý tính bao gồm 2 quá trình là tư duy và tưởng tượng. 2.1. TƯ DUY Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính qui luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan. Tư duy cũng là suy nghĩ, nhưng mà những suy nghĩ đưa ra cái mới, cái chưa biết dựa trên những thông tin cảm tính bằng các thao tác: so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp, khái quát hóa trừu tượng hóa. Hoạt động quản trị về bản chất và chủ yếu là hoạt động tư duy (là phát hiện vấn đề, đưa ra các giả thuyết, kiểm tra và giải quyết vấn đề), là hoạt động giải các bài toán trong thực tiễn kinh doanh. 2.2. TƯỞNG TƯỢNG Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những hình ảnh (biểu tượng) đã có bằng các thao tác: chắp ghép, mô phỏng, liên hợp. Tóm lại, hoạt động nhận thức là hoạt động tạo ra hình ảnh trong đầu chúng ta về sự vật, hiện tượng. Nhận thức được diễn ra theo 2 giai đoạn, trong đó cảm tính là nguồn cung cấp nguyên liệu cho lý tính làm việc, ngược lại lý tính làm cho cảm tính thêm phần đầy đủ hơn, chính xác hơn và sâu sắc hơn. Nhận thức là cơ sở của cuộc sống, của tài năng, của sự phát triển nhân cách con người, bởi vậy trong hoạt động quản trị đặc biệt phải lưu ý đến hoạt động nhận thức ở hai khía cạnh sau đây:  Thứ nhất, khi đánh giá khả năng nhận thức của con người (của nhân viên, của đối tác làm ăn...), nhà quản trị phải chú ý đến những đặc điểm sau đây của họ:  Sự nhạy bén, tinh tế, linh hoạt trong nhận thức.  Khả năng quan sát nhanh chóng, chính xác và bao quát được nhiều đối tượng.  Khả năng tư duy (từ việc phát hiện vấn đề nhanh, chính xác, cho đến việc giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và có tính sáng tạo). Trang 16
  15. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh  Trí tưởng tượng phong phú, khả năng liên tưởng được những khái niệm rất xa về mặt ý nghĩa, khả năng dự đoán và lường trước được những sự kiện trong tương lai.  Trình độ nhận thức, bao gồm trình độ văn hóa, trình độ kiến thức, vốn hiểu biết thực tế, vốn kinh nghiệm...  Thứ hai, rèn luyện khả năng nhận thức, khả năng trí tuệ của bản thân, cụ thể là:  Rèn luyện tính nhạy cảm.  Rèn luyện khả năng quan sát, nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách chính xác và khách quan.  Rèn luyện năng lực tư duy (phát hiện vấn đề nhanh, giải quyết vấn đề chính xác, linh hoạt). CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân biệt nhận thức cảm tính và lý tính? Mối quan hệ giữa chúng? 2. Trình bày các qui luật cảm giác và ứng dụng của chúng trong SXKD? 3. Hãy phân tích các nguyên nhân sai lầm khi tri giác, đánh giá một người? Qua đó lưu ý gì khi nhận thức đánh giá nhân viên? 4. Khi đánh giá năng lực nhận thức của một người, bạn cần đánh giá những yếu tố nào? Trang 17
  16. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh BÀI 4 TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ 1. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM 1.1. KHÁI NIỆM VỀ TÌNH CẢM XÚC CẢM Tình cảm - xúc cảm là những rung cảm của chúng ta đối với những sự vật và hiện tượng có liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn các nhu cầu. Như vậy ở đây chúng ta gặp một dạng phản ánh mới, đó là phản ánh cảm xúc. Giữa tình cảm - xúc cảm và nhận thức có những điểm khác biệt sau đây (các bạn đọc chi tiết hơn ở trang 57, 58 của giáo trình):  Về đối tượng phản ánh thì nhận thức phản ánh bản thân hiện thực khách quan, còn tình cảm - xúc cảm phản ánh thái độ của chúng ta đối với thế giới xung quanh.  Về phạm vi phản ánh thì nhận thức phản ánh rộng hơn tình cảm - xúc cảm.  Về phương thức phản ánh thì nhận thức phản ánh bằng hình ảnh, cónh tình cảm - xúc cảm phản ánh bằng sự rung động của tâm hồn.  Về tính chủ thể trong phản ánh thì nhận thức phản ánh khách quan hơn, còn tình cảm - xúc cảm mang tính chủ quan cao hơn vì chúng phục thuộc nhiều vào nhu cầu của mỗi người. Trong hoạt động quản trị, đặc biệt cần chú ý tới những mức độ sau đây của đời sống tình cảm con người:  Xúc cảm: đây là những rung cảm ngắn, hay thay đổi và bộc lộ rõ nét ra bên ngoài. Chẳng hạn, sung sướng, đau khổ, vui mừng, giận dữ, cảm động, lo âu... đó là những xúc cảm. Tùy theo cường độ, tính ổn định và tính ý thức cao hay thấp, người ta chia xúc cảm ra làm hai loại: xúc động và tâm trạng. Xúc động là loại xúc cảm có cường độ mạnh hoặc rất mạnh diễn ra trong thời gian ngắn và xâm chiếm con người một cách nhanh chóng. Nó có thể làm cho con người mất đi sự sáng suốt, tính tự chủ, không ý thức được những hành vi và hậu quả của chúng, dễ đi đến quyết định sai lầm “cả giận mất khôn”. Xúc động diễn ra dưới hình thức những quá trình ngắn theo từng cơn, từng đợt: cơn giận, cơn ghen v.v.... Mặt khác xúc động cũng có thể gây nên trạng thái mất cân bằng của cơ thể: ngất xỉu, chân tay run rẩy, thậm chí có thể làm cho tim ngừng đập, co thắt mạch máu não... Nhà quản trị cần chú ý, phải biết kiềm chế cơn xúc động, giữ trạng thái cân bằng cảm xúc, không nên tạo ra những cơn xúc động ở nhân viên (như quát nạt, la rầy...) có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trang 18
  17. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh Tâm trạng là dạng xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong thời gian dài, và nhiều khi con người không ý thức được nguyên nhân gây ra nó. Tâm trạng thường có tính lây lan rất mạnh. Trong quản lý cần tránh sự lây lan tâm trạng xấu vào tập thể.  Tình cảm: là những rung cảm, những thái độ đã ổn định, bền vững của con người với hiện thực. Nó là thuộc tính tâm lý của cá nhân. Tình cảm được thể hiện ra ở những các xúc cảm cụ thể và tình cảm càng sâu sắc bao nhiêu thì xúc cảm càng mãnh liệt bấy nhiêu. Vì vậy chúng ta có thể nhận biết tình cảm của một người thông qua cảm xúc của họ. 1.2. CÁC QUI LUẬT CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM  Qui luật về sự hình thành tình cảm: Tình cảm được hình thành từ những cảm xúc cùng loại. Có nghĩa là, có nhiều cảm xúc sẽ tích lũy lại thành tình cảm. Muốn gây thiện cảm với người khác thì cần quan tâm tới những nhu cầu của họ để đáp ứng những nhu cầu tạo ra những cảm xúc tích cực, từ đó hình thành nên thiện cảm.  Quy luật “lây lan": TC - XC của một người này có thể lan truyền sang người khác, trong đó tâm trạng lây lan dễ nhất còn tình cảm lây lan khó nhất. Trong quản trị cần tránh sự lây lan tâm trạng xấu vào tập thể, nhưng cũng cần tạo ra bầu không khí hứng khởi trong tập thể bằng chính tâm trạng của nhà quản lý.  Quy luật “di chuyển": TC - XC của một người đối với một đối tượng có thể được di chuyển sang đối tượng khác. Hiện tượng “giận cá chém thớt”, “yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng” chính là thể hiện qui luật di chuyển.  Quy luật “thích ứng": TC - XC nếu lặp đi lặp lại một cách đơn điệu sẽ trở nên lắng xuống và chai sạn đi. Hiện tượng “chai lỳ cảm xúc”, “gần thường, xa nhớ” chính là thể hiện qui luật này. Để duy trì mối quan hệ với nhân viên và khách hàng thì nhà quản trị cần nghĩ ra cho họ những bất ngờ thú vị.  Quy luật “tương phản": Một tình cảm - xúc cảm này có thể làm tăng cường một tình cảm - xúc cảm khác đối cực với nó: yêu có thể làm tăng thêm ghét, vui có thể làm tăng thêm buồn, hy vọng có thể làm tăng thêm thất vọng. Để duy trì khách hàng, trong kinh doanh cần đáp ứng trên sự mong đợi cho họ.  Quy luật “pha trộn": Những tình cảm - xúc cảm khác nhau, thậm chí đối cực nhau có thể cùng xuất hiện cùng lúc ở một người. “Vui buồn lẫn lộn”, “vừa tự hào vừa lo lắng” là biểu hiện của qui luật này. Chính qui luật pha trộn tình cảm - xúc cảm làm cho đời sống tâm lý nói chung và đời sống tình cảm nói riêng trở nên phong phú, phức tạp và khó hiểu. 2. Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ Trang 19
  18. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh Ý chí là mặt năng động của ý thức, là khả năng tâm lý giúp chúng ta vượt qua những khó khăn nhất định. Ý chí được thể hiện ở lòng dũng cảm, sự kiên trì và sự chịu đựng. Ý chí luôn được biểu hiện thông qua hành động chứ không tồn tại độc lập, vì vậy để đánh giá ý chí của một người thì cần xem xét hành động của họ. Có thể chia hành động của con người thành 3 loại:  Hành động ý chí: Là những hành động có sự tham gia của ý chí, là hành động có mục đích, có kế hoạch và có sự nỗ lực. Hành động ở con người chủ yếu là hành động ý chí.  Hành động không ý chí: Là hành động không có sự tham gia của ý chí, thường là những hành động xuất phát từ bản năng.  Hành động tự động hóa: Là hành động trước đây là có ý chí, nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần đã trở nên tự động. Trong hành động tự động hóa chúng ta cần phân biệt thói quen với kỹ xảo. Khi đánh giá ý chí của một người, ta phải xem ý chí của người đó ở mức độ nào (cao hay thấp) và phải xem ý chí đó hướng vào cái gì (mặt đạo đức của ý chí). Tóm lại, tình cảm - xúc cảm là chỗ mạnh nhất nhưng cũng là chỗ yếu nhất của con người. Cho nên trong hoạt động quản trị chúng ta cần phải tác động tới tình cảm cấp dưới, dùng tình cảm để chinh phục, cảm hóa cấp dưới. Nhà quản trị cần thấy rõ vai trò của cảm xúc, tình cảm trong hoạt động quản lý của mình. Những công việc nào, nhiệm vụ nào gây được ở nhân viên những cảm xúc tích cực sẽ được họ thực hiện một cách thoải mái và hiệu quả, ngược lại những lời quở trách tạo ra ở nhân viên những cảm xúc tiêu cực dẫn đến giảm khả năng làm việc của họ. Trong quản trị kinh doanh chúng ta cần tạo được tình cảm ở nhân viên và khách hàng, vì khi họ đã yêu mình, quí mình thì họ sẽ gắn bó với mình lâu dài. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy so sánh nhận thức với tình cảm xúc cảm. 2. Có trường hợp nào mà chưa nhận thức mà vẫn nảy sinh tình cảm hay không? Vì sao? 3. Phân biệt các cấp độ của đời sống tình cảm? Trong giao tiếp có nên xúc động hay không?Vì sao? 4. Trình bày các qui luật đời sống tình cảm? Cho ví dụ minh họa. 5. Ý chí là gì? Khi đánh giá ý chí của một người cần lưu ý những gì? Trang 20
  19. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh BÀI 5 NHÂN CÁCH VÀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA NHÂN CÁCH 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CON NGƯỜI Khi nói tới con người, người ta thường dùng nhiều khái niệm khác nhau để chỉ về nó, đó là con người, cá nhân, cá tính, chủ thể hoạt động và nhân cách. Trong chương trình này chúng ta chỉ phân biệt hai khái niệm, đó là khái niệm con người và khái niệm nhân cách. 1.1. KHÁI NIỆM CON NGƯỜI LÀ GÌ? Con người là một thực thể thống nhất, gồm ba mặt: sinh vật, xã hội và tâm lý. Cả 3 mặt này thống nhất với nhau và không tách rời nhau, chúng ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau, tuy nhiên mỗi mặt lại có tính độc lập tương đối của mình.  Về mặt sinh vật: Nói tới mặt sinh vật là nói tới những yếu tố thuộc về bẩm sinh và di truyền, nói tới những quá trình sinh học và hệ thống bản năng (bản năng dinh dưỡng, bản năng tự vệ, bản năng tình dục...). Mặt sinh học hết sức quan trọng, nó tạo cơ sở vật chất cần thiết, không có nó thì con người không thể tồn tại. Muốn làm việc tốt trước hết con người cần phải đảm bảo được mặt này.  Về mặt xã hội: Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, với những vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền lợi nhất định trong tập thể, trong cộng đồng xã hội.  Về mặt tâm lý: Nhờ có ngôn ngữ, có lao động và sống thành xã hội, mà con người có mức độ phát triển tâm lý mới về chất so với động vật. Đó là con người có tư duy trừu tượng, tư duy khái quát, tư duy sáng tạo, con người có tình cảm, có ý chí, có ý thức và tự ý thức... tất cả những cái đó ở động vật không thể có được. Khi tác động tới một người, chúng ta cần phải chú ý đến cả ba mặt đó. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ NHÂN CÁCH Nhân cách là mặt xã hội của con người và những phẩm chất tâm lý đã trở nên ổn định, bền vững và kéo dài, tạo nên tính người trong con người. Nhân cách cũng là con người, nhưng mà là con người có ý thức, có khả năng ý thức được chính mình, điều chỉnh, điều khiển được hành vi của mình. Với ý nghĩa đó có thể hiểu nhân cách là một thực thể xã hội có ý thức. Như vậy sự hình thành nhân cách được bắt đầu khi con người đã có ý thức. 2. CÁC PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÂN CÁCH Trang 21
  20. Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh Khi đánh giá phẩm chất của nhân cách, thường chúng ta đánh giá bốn mặt sau đây: xu hướng, năng lực, tính cách và tính khí. Trong bài này chúng ta chỉ nghiên cứu mặt xu hướng của nhân cách, còn các mặt khác chúng ta sẽ học trong bài tiếp theo. 2.1. XU HƯỚNG Là tập hợp tất cả những yếu tố quyết định hành vi của con người, bao gồm động cơ và thế giới quan. Trong đó động cơ đóng vai trò thúc đẩy và thế giới quan đóng vai trò định hướng. 2.1.1. Động cơ nhu cầu Động cơ có thể được mô tả như là một lực lượng bên trong thúc đẩy hành vi của chúng ta. Động cơ được tạo bởi những nhu cầu chưa được thỏa mãn khi chúng trở nên căng thẳng. Có nghĩa là, trong mỗi một thời điểm nào đó ở chúng ta có thể tồn tại nhiều nhu cầu, nhưng nhu cầu nào mạnh nhất (có thể ý thức hay không được ý thức) sẽ đóng vai trò động cơ thúc đẩy. Thường thì có hai phương pháp tạo động cơ thúc đẩy người khác làm theo ý mình:  Phương pháp 1:  Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của họ.  Tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó cho họ đồng thời hướng sự thỏa mãn tới việc thực hiện mục đích của mình  Phương pháp 2:  Khơi dậy nhu cầu đang tiềm ẩn ở họ bằng cách gây sự chú ý.  Làm cho họ hấp dẫn với đối tượng để nẩy sinh ý muốn.  Đưa ra những yếu tố kích thích để tạo nên sự ham muốn mà biến thành động cơ. Phương pháp một được sử dụng khi đối tượng đã có nhu cầu và chúng ta nắm bắt được nhu cầu cao nhất của họ. Phương pháp hai được áp dụng khi đối tượng chưa có nhu cầu vì họ chưa biết về mục tiêu của chúng ta. Về đặc điểm của nhu cầu các bạn có thể đọc thêm ở trang 77 của giáo trình). 2.1.2. Các lý thuyết về động cơ. (Đọc thêm trong cuốn “Kỹ năng giao tiếp và thương lượng”). Có rất nhiều lý thuyết về động cơ, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ làm quen với các lý thuyết sau đây. Trang 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1