Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư: Phần 2 - ThS. Trần Quốc Tuấn
lượt xem 4
download
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình "Thẩm định dự án đầu tư" Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu dự án đầu tư; Thẩm định hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư: Phần 2 - ThS. Trần Quốc Tuấn
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu CHƢƠNG 05 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT VÀ RỦI RO ĐẾN NGÂN LƢU DỰ ÁN ĐẦU TƢ. ---oooOooo--- Mục tiêu, sau khi học xong chương này, người học sẽ: - Hiểu được lý do tại sao phải phân tích tác động của lạm phát đến hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. - Hiểu được thế nào là rủi ro dự án đầu tư? Hiểu được tại sao phải phân tích rủi ro dự án đầu tư? - Hiểu được các biến số về giá, trong đó có lạm phát - Phân tích được các tác động trực tiếp và gián tiếp của lạm phát đến ngân lưu dự án đầu tư, qua đó đánh giá chính xác hiệu quả tài chính của dự án đầu tư - Vận dụng được các công cụ phân tích rủi ro như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng trong thẩm định dự án đầu tư. 5.1 Vai trò của phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lƣu 5.1.1 Vai trò của phân tích tác động của lạm phát đến ngân lƣu Trong phân tích hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư, thông thường dự án đầu tư được đánh giá theo đồng tiền nội tệ và theo mặt bằng giá trong nước. Nếu các yếu tố đầu vào và đầu ra có gốc ngoại tệ thì được quy đổi sang giá nội tệ theo tỷ giá hiện hành trên thị trường hoặc tỷ giá chính thức. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, giá cả hàng hóa tăng lên có thể do các nguyên nhân sau: (1) Giá cả một số hàng hóa tăng lên khi có sự tăng thực về cầu hoặc khi có sự giảm thực về cung, tác động này làm tăng thực về giá cả, tức làm tăng giá trị thực của hàng hóa; (2) Do có sự gia tăng trong mức giá chung làm tất cả giá cả đều tăng lên theo một tỷ lệ gọi là lạm phát và điều này làm tăng giá danh nghĩa, nhưng không làm tăng giá trị thực của hàng hóa. 165
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu Như vậy, trong thời kỳ có lạm phát, giá trị của các lợi ích và chi phí của dự án đầu tư sẽ tăng lên. Do đó, trong bối cảnh có lạm phát chúng ta phải tính toán đến sự tác động của lạm phát , kể cả sự biến động của giá thực đến ngân lưu dự án đầu tư để đánh giá chính xác hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Nhìn chung, lạm phát thường có tác động xấu đến hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. 5.1.2 Vai trò của phân tích rủi ro đến ngân lƣu Một dự án đầu tư được hình thành từ những thông số tài chính ước lượng ban đầu, gọi tắt là các biến số, gồm biến số đầu vào và biến số đầu ra . Từ những biến số đó, chúng ta mới có cơ sở xác lập dòng tiền thu, dòng tiền chi và dòng tiền ròng của dự án đầu tư, qua đó tính toán được các chỉ tiêu chủ yếu như NPV, IRR, MIRR, B/C, PP … từ các chỉ tiêu này mới giúp chúng ta đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Nếu các biến số đó chúng ta ước lượng được một cách khá chắc chắn và ổn định thì rõ ràng dòng tiền của dự án đầu tư, các chỉ tiêu chủ yếu tính được và quyết định đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư hoàn toàn đáng tin cậy. Nếu các biến số đó chúng ta ước lượng không chắc chắn và không ổn định thì rủi ro của dự án đầu tư sẽ phát sinh. Vậy, rủi ro của dự án đầu tư chính là sự không chắc chắn, không ổn định của các biến số đầu vào và đầu ra của dự án đầu tư. Trong thực tế, các biến số của dự án đầu tư trải dài theo thời gian vòng đời của dự án, bản thân các biến số này bị ảnh hưởng, bị tác động rất nhiều bởi các yếu tố môi trường, đặc biệt là môi trường bên ngoài. Do đó, việc ước lượng các biến số này không thể tránh khỏi những sai sót. Khi các biến số ược lượng sai, kéo theo các chỉ tiêu chủ yếu tính được sẽ bị méo mó và hệ quả nhà đầu tư sẽ gặp rủi ro trong các quyết định, kể cả rủi ro phát sinh là những hậu quả gánh lấy trong tương lai. Vậy làm thế nào để dự án đầu tư không tồn tại những rủi ro, về mặt lý thuyết phải thu thập thông tin dự báo chính xác cho các biến số, đây là việc làm mất rất nhiều thời gian và chi phí, thực tế người ta không đi theo hướng này mà chọn các phương pháp phân tích rủi ro. Trong các phương pháp phân tích rủi ro, rủi ro cần phải chấp nhận không thể khắc phục được, vấn đề là phải ước lượng được rủi ro và 166
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu nhận diện những khu vực dễ bị rủi ro, để qua đó giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về dự án đầu tư và đưa ra các quyết định hợp lý. Trong giáo trình này, chúng tôi đưa ra 03 phương pháp phân tích rủi ro phổ biến được sử dụng: (1) Phân tích độ nhạy (độ nhạy một chiều và hai chiều); (2) Phân tích tình huống; (3) Phân tích mô phỏng . Các phương pháp phân tích rủi ro mang lại những lợi ích và hạn chế sau: Lợi ích: Tiết kiệm được chi phí thu thập thông tin nhằm dự báo chính xác về các biến số đầu vào, đầu ra của dự án đầu tư. Giúp chúng ta nhận diện và lượng hóa được các biến số rủi ro, qua đó có cái nhìn toàn diện và đánh giá dự án đầu tư xác đáng hơn. Chúng ta có thể chấp nhận dự án đầu tư có hiệu quả ít nhưng rủi ro thấp, sẵn sàng loại bỏ dự án đầu tư có hiệu quả cao nhưng rủi ro lại quá lớn. Tăng cường vai trò quản trị rủi ro trong một dự án đầu tư Hạn chế: Nếu các biến số trong phân tích rủi ro chúng ta xác định không rõ ràng, không chính xác thì dẫn đến các kết luận kế tiếp sai lầm Các phương pháp phân tích rủi ro đều dựa trên mô hình toán học, nếu vận dụng mô hình toán không hợp lý thì kết quả phân tích rủi ro cũng không hợp lý và dẫn đến các kết luận sai lầm. 5.2 Các biến số về giá 5.2.1 Giá danh nghĩa và giá cố định Giá danh nghĩa (Nominal Price – PN) của hàng hóa chính là giá cả hiện hành mà chúng ta thấy được trên thị trường mỗi ngày Giá danh nghĩa vừa chịu ảnh hưởng của lạm phát (mặt bằng giá chung), vừa chịu ảnh hưởng của cung/cầu hàng hóa (làm thay đổi giá thực). 167
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu Giá cố định là giá không thay đổi theo thời gian và được sử dụng cố định cho các kỳ theo thời gian. Thường ta chọn giá danh nghĩa tại năm gốc làm giá cố định (PN,j0: giá danh nghĩa của hàng hóa j tại năm gốc) Trong thẩm định dự án đầu tư, nếu sử dụng giá cố định sẽ làm đơn giản hóa việc xác định dòng ngân lưu dự án đầu tư và chúng ta đã bỏ qua sự ảnh hưởng của việc thay đổi giá thực, biến động của lạm phát đến ngân lưu dự án đầu tư. 5.2.2 Mặt bằng giá (Price Level – PL) Mặt bằng giá của một nền kinh tế còn gọi là mức giá, là giá bình quân có trọng số của một tập hợp chọn lọc các giá danh nghĩa của một rỗ hàng hóa. Mức giá năm T của một nền kinh tế được tính như sau: PLT = PN,1T*W1 + PN,2T*W2 +… + PN,nT*Wn [1] Trong đó: - PN,jT (j:1,2,…,n): giá danh nghĩa của hàng hóa j trong rỗ hàng hóa ở năm T. - Wj: tỷ trọng ấn định cho giá của hàng hóa j - ∑ Các trọng số Wj được thiết lập vào một ngày nhất định, ngày này gọi là thời kỳ gốc và các trọng số này thường giữ cố định mà ít khi thay đổi nhằm mục đích giúp ta so sánh mức giá của rỗ hàng hóa theo thời gian qua sự biến động giá danh nghĩa của chúng. Ngoài việc tính mặt bằng giá cho một nền kinh tế, ta cũng có thể tính toán mặt bằng giá cho một tập hợp con giá cả từng nhóm hàng hóa nào đó (nhóm hàng nhiên liệu, nhóm hàng điện tử, nhóm hàng tiêu dùng …) 5.2.3 Chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát Để so sánh mức giá của một nhóm hàng hóa qua các thời kỳ khác nhau ta sử dụng chỉ số giá (Price Index – PIND). Chỉ số giá là chuẩn hóa mặt bằng giá sao cho trong năm gốc (trong dự án đầu tư là năm 0) chỉ số này bằng 1. Mức giá năm T so với năm (T-1) được xác định qua chỉ số giá sau: IT/T-1 = PINDT/T-1 = PLT/PLT-1 = Mức giá năm nay/Mức giá năm trước [2] 168
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu Sự thay đổi trong chỉ số giá của một tập hợp bao quát nhiều loại hàng hóa dùng để đo tỷ lệ lạm phát “g” trong nền kinh tế. Do đó chỉ số giá còn được gọi là chỉ số lạm phát. [2] IT/T-1 = (1+g) [3] Mức giá năm T so với năm gốc được xác định qua chỉ số giá sau: IT/0 = PINDT/0 = PLT/PL0 = Mức giá năm nay/Mức giá năm gốc [4] [4] IT/0 = PINDT/0 = (1+g)T. [5] (1+g)T: gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá năm T Tỷ lệ lạm phát được đo bằng sự thay đổi mặt bằng giá chia cho mặt bằng giá đầu kỳ. Mặt bằng giá đầu kỳ trở thành mốc quy chiếu để xác định lạm phát cho một thời kỳ nào đó. [2] và [3], công thức xác định tỷ lệ lạm phát năm như sau: g = (PLT - PLT-1)/PLT-1 [6] g = (PLT - PLT-1): PL0/PLT-1: PL0 g = (PINDT/0 - PINDT-1/0) : PINDT-1/0 [7] 5.2.4 Giá thực và giá tƣơng đối 5.2.4.1 Giá thực (Real Price – PR) Giá thực là giá danh nghĩa đã khử lạm phát. Mối quan hệ giữa giá thực, giá danh nghĩa và lạm phát của hàng hóa “j” được thể hiện qua công thức: PR,jT = PN,jT / PINDT/0 [8] PN,jT = PR,jT * PINDT/0 = PR,jT * (1+g)T. [9] Nếu như các điều kiện cơ bản của cung và cầu hàng hóa không đổi, thì giá thực sẽ không đổi qua các năm: PR,j0 = PR,j1 = …= PR,jT-1 = PR,jT [9] PN,jT = PR,j0 * (1+g)T [10] Trong đó: - PR,jT : giá thực của hàng hóa j tại thời điểm T - PN,jT : giá danh nghĩa của hàng hóa j tại thời điểm T - PINDT/0 : chỉ số giá tại thời điểm T so với năm gốc. 169
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu Nếu như các điều kiện cơ bản của cung và cầu hàng hóa thay đổi, thì giá thực sẽ thay đổi qua các năm. Tỷ lệ thay đổi giá thực hàng năm của hàng hóa j: ∆PR,jT = (PR,jT - PR,jT-1)/ PR,jT-1 [11] 1+∆PR,jT : gọi là chỉ số giá thực năm T Giá danh nghĩa tại một thời điểm nào đó sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát hàng năm “g” và tỷ lệ thay đổi giá thực hàng năm (∆PR,j). Nếu g, ∆PR,j thay đổi theo từng năm, từ công thức [9],[11], ta có: ∆PR,jT * PR,jT-1 = PR,jT - PR,jT-1 = PN,jT/(1+g)T - PR,jT-1 PN,jT = (1+∆PR,jT)* PR,jT-1*(1+g)T PN,jT = (1+∆PR,jT)* PR,jT-1*(1+g)T-1*(1+g) PN,jT = PN,jT-1*(1+∆PR,jT)*(1+gT) [12] PN,jT-1 = PN,jT-2*(1+∆PR,jT-1)*(1+gT-1) PN,jT-2 = PN,jT-3*(1+∆PR,jT-2)*(1+gT-2) …………………………………… PN,j1 = PN,j0*(1+∆PR,j1)*(1+g1) Vậy suy ra: PN,jT = PN,jT-1*(1+∆PR,jT)*(1+gT) = PN,jT-2*(1+∆PR,jT)*(1+∆PR,jT-1)* (1+gT)*(1+gT-1) = PN,j0*(1+∆PR,jT)*(1+∆PR,jT-1)…(1+∆PR,j1)*(1+gT)*(1+gT-1)…(1+g1) [13] Nếu g, ∆PR,j không thay đổi qua các năm, ta có: (1+∆PR,jT) = (1+∆PR,jT-1) =…= (1+∆PR,j1) = (1+∆PR,j) (1+gT) = (1+gT-1) = … = (1+g1) = (1+g) [13] PN,jT = PN,j0*(1+∆PR,j)T*(1+g)T [14] Ví dụ 01, giá thị trường hiện tại của hàng hóa j là 10000đ/sản phẩm. Tỷ lệ thay đổi giá thực và tỷ lệ lạm phát trong 03 năm tới giả định lần lượt là 1% và 5%. Hãy xác định giá thị trường của hàng hóa j trong 03 năm tới? Bài giải: 170
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu Năm Công thức tính 0 1 2 3 Chỉ số lạm phát (1+g)T 1 1.0500 1.1025 1.1576 Chỉ số giá thực (1+∆PR,j)T 1 1.0100 1.0201 1.0303 Gía thị trường hàng hóa j PN,jT = PN,j0*(1+∆PR,j)T *(1+g)T 10000 10605 11247 11927 5.2.4.2 Chỉ số giá tƣơng đối (Price Relative) Chỉ số giá tương đối là chỉ số so sánh diễn biến giá danh nghĩa của một hàng hóa này “j” với giá của một hàng hóa khác “k”. Price Relativej/kT = PN,jT/PN,kT [15] Hoặc, chỉ số giá tương đối là chỉ số so sánh diễn biến giá danh nghĩa của một hàng hóa với chỉ số giá thị trường. Vậy, giá thực là một trường hợp đặc biệt của giá tương đối Ví dụ 02, Tại ngày “T”, giá của cổ phiếu “A” là 25 và chỉ số VN Index là 520, chỉ số giá tương đối sẽ là 25/520 bằng 0.048. Tại ngày “T+1” giá cổ phiếu “A” tăng lên 27 và chỉ số VN Index là 525, chỉ số giá tương đối là 27/525 bằng 0.051. Việc tăng từ 0.048 lên 0.051 cho thấy giá cổ phiếu “A” mạnh hơn VN Index. Ngược lại, nếu ngày “T+1” giá cổ phiếu “A” tăng lên 27 và chỉ số VN Index là 580, chỉ số giá tương đối là 27/580 bằng 0.046. Việc giảm từ 0.048 xuống 0.046 cho thấy giá cổ phiếu “A” yếu hơn VN Index. 5.2.5 Lãi suất danh nghĩa Lạm phát còn tác động đến dự án đầu tư qua lãi suất danh nghĩa. Khi tỷ lệ lạm phát gia tăng, lãi suất danh nghĩa cũng tăng lên để bù đắp cho sự mất giá của đồng tiền nhằm đảm bảo giá trị hiện tại của các khoản thanh toán gốc và lãi vay sẽ không giảm xuống thấp hơn giá trị ban đầu của khoản vay. Khi đó, bên cho vay sẽ xác định lãi suất danh nghĩa “i” theo công thức: i = r +R+(1+r+R)*g [16] Trong đó: - i : lãi suất danh nghĩa 171
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu - r: lãi suất thực, phản ảnh giá trị thực về mặt thời gian của tiền tệ mà bên cho vay đòi hỏi để sẵn lòng bỏ qua các cơ hội đầu tư khác. - R: hệ số rủi ro, đo lường mức đền bù mà bên cho vay đòi hỏi để đề phòng khả năng vỡ nợ của bên đi vay - (1+r+R)*g: khoản đền bù cho tổn thất dự kiến trong sức mua do lạm phát 5.2.6 Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là số đơn vị đồng nội tệ trên một đơn vị đồng ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái trên thị trường chính là giá danh nghĩa hiện hành của một đồng ngoại tệ. Tỷ giá thị trường tại năm gốc: - E0,M = D0/F0 [17] Tỷ giá thị trường tại thời điểm T: - ET,M = DT/FT = số đơn vị đồng nội tệ/một đơn vị đồng ngoại tệ [18] - ET,M = E0,M * IT,D/IT,F = D0/F0 *(1+gT,D)T/ (1+gT,F)T [19] Tỷ giá thực tại thời điểm T (hiệu chỉnh theo lạm phát tương đối): - ET,R = ET,M * IT,F/IT,D = DT/FT * IT,F/IT,D = DT/FT *(1+gT,F)T/ (1+gT,D)T [20] IT,F và IT,D : chỉ số giá của đồng ngoại tệ và nội tệ gT,F và gT,D: lạm phát ngoài nước và trong nước. IT,D/IT,F: lạm phát tương đối + nếu chỉ số này > 1 (lạm phát trong nước > lạm phát nước ngoài) , tỷ giá hối đoái trong tương lai sẽ tăng; + nếu chỉ số này < 1 (lạm phát trong nước < lạm phát nước ngoài), tỷ giá hối đoái trong tương lai sẽ giảm. 172
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu Ví dụ 03, lạm phát trong nước < lạm phát nước ngoài: Toác ñoä laïm phaùt trong nöôùc 6% Toác ñoä laïm phaùt nöôùc ngoaøi 8% Tæ giaù hoái ñoaùi hieän taïi 15,000 Naêm 0 1 2 3 Chæ soá laïm phaùt trong nöôùc 1.00 1.06 1.12 1.19 Chæ soá laïm phaùt nöôùc ngoaøi 1.00 1.08 1.17 1.26 Chæ soá laïm phaùt töông ñoái 1.00 0.98 0.96 0.95 Tæ giaù hoái ñoaùi kyø voïng 15,000 14,722 14,450 14,182 Ví dụ 04, lạm phát trong nước > lạm phát nước ngoài: Toác ñoä laïm phaùt trong nöôùc 6% Toác ñoä laïm phaùt nöôùc ngoaøi 4% Tæ giaù hoái ñoaùi hieän taïi 15,000 Naêm 0 1 2 3 Chæ soá laïm phaùt trong nöôùc 1.00 1.06 1.12 1.19 Chæ soá laïm phaùt nöôùc ngoaøi 1.00 1.04 1.08 1.12 Chæ soá laïm phaùt töông ñoái 1.00 1.02 1.04 1.06 Tæ giaù hoái ñoaùi kyø voïng 15,000 15,288 15,582 15,882 Ví dụ 05, xem bảng sau: Năm 0 1 2 3 EM 20000 gD 5% gF 1% ID 1 1.050 1.103 1.158 IF 1 1.010 1.020 1.030 ID/IF 1 1.040 1.081 1.124 EM 20792 21616 22472 ER 20000 20000 20000 173
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu 5.3 Phân tích tác động của lạm phát đến ngân lƣu dự án đầu tƣ 5.3.1 Tác động trực tiếp Tác động trực tiếp của lạm phát đến ngân lưu dự án đầu tư bao gồm: - Tác động đến tài trợ trong đầu tư - Tác động đến số dư tiền mặt - Tác động đến khoản phải thu - Tác động đến khoản phải trả - Tác động đến lãi suất danh nghĩa và khoản thanh toán nợ 5.3.1.1 Tác động đến tài trợ trong đầu tƣ Khi chúng ta ước tính biến số chi phí đầu tư, ta thấy rằng chi phí đầu tư có thể gia tăng, do có sự gia tăng trong giá thực hoặc do lạm phát. Chi phí đầu tư tăng do lạm phát cần phải ước lượng thỏa đáng, nếu không dự án đầu tư sẽ gặp khủng hoảng về khả năng thanh toán hay mất khả năng trả nợ do tài trợ không đầy đủ Ví dụ 06, xem bảng sau: Năm 0 1 2 3 g 0% (1+g)T 1 1 1 1 Chi phí đầu tư 400 600 g 10% (1+g)T 1 1.10 1.21 1.33 Chi phí đầu tư danh nghĩa 400 660 Chi phí đầu tư thực 400 600 Như vậy, do lạm phát, chi phí đầu tư danh nghĩa tăng có 03 ảnh hưởng vừa bất lợi, vừa thuận lợi đến ngân lưu: - Làm tăng chi phí lãi vay (nếu dự án đầu tư có sử dụng vốn vay) - Làm tăng vốn vay gốc danh nghĩa, nhưng không làm tăng chi phí đầu tư thực và dự án đầu tư có thể thất bại do không đủ khả năng tài trợ vốn đầu tư (vì vào năm 1, chi phí đầu tư là 660 chứ không phải là 600) - Làm tăng khấu hao danh nghĩa, ảnh hưởng đến thuế trong tương lai. 174
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu 5.3.1.2 Tác động đến số dƣ tiền mặt Dự án đầu tư cũng cần có số dư tiền mặt để tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động giao dịch. Thường người ta ước lượng số dư tiền mặt theo một tỷ lệ nhất định trên doanh thu hay chi phí mua hàng. Khi có lạm phát xảy ra, doanh thu và chi phí mua hàng sẽ tăng lên, hệ quả số dư tiền mặt cũng phải được tăng lên để thực hiện các giao dịch. Ví dụ 07, xem bảng sau: Số dư tiền mặt 10% Doanh Thu SCK 8% Năm 0 1 2 3 4 5 1/ Tỷ lệ lạm phát 0% Doanh thu 2000 2000 2000 CB 200 200 200 ∆CB 0 0 200 0 0 -200 PV (∆CB) 35.35 2/ Tỷ lệ lạm phát 10% Chỉ số lạm phát 1 1.10 1.21 1.33 1.46 1.61 Doanh thu 2420.00 2662.00 2928.20 CB danh nghĩa 242.00 266.20 292.82 ∆CB danh nghĩa 0 0 242.00 24.20 26.62 -292.82 ∆CB thực 0 0 200.00 18.18 18.18 -181.82 PV (∆CB) 75.52 PV (∆CB)g:10% - PV (∆CB)g:0% = 75.52 - 35.35 = 40.17 > 0 => NPV giảm Như vậy lạm phát làm tăng chi phí của việc sử dụng số dư tiền mặt, ảnh hưởng tiêu cực đến ngân lưu (NPV giảm). 175
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu 5.3.1.3 Tác động đến khoản phải thu Các khoản phải thu xuất phát từ việc bán chịu, do đó hàng năm các khoản phải thu đã làm mất đi một khoản giá trị thực bằng với suất chiết khấu. Nếu có lạm phát giá trị thực của các khoản phải thu sẽ giảm tiếp theo tỷ lệ lạm phát và giảm càng nhiều nếu thu càng chậm. Ví dụ 08, xem bảng sau: Khoản phải thu 15% Doanh Thu SCK 8% Năm 0 1 2 3 4 5 1/ Tỷ lệ lạm phát 0% Doanh thu 2000 2000 2000 AR 300 300 300 - ∆AR 0 0 -300 0 0 300 PV (-∆AR) (53.03) 2/ Tỷ lệ lạm phát 10% Chỉ số lạm phát 1 1.10 1.21 1.33 1.46 1.61 Doanh thu 2420.00 2662.00 2928.20 AR danh nghĩa 363.00 399.30 439.23 - ∆AR danh nghĩa 0 0 -363.00 -36.30 -39.93 439.23 - ∆AR thực 0 0 -300.00 -27.27 -27.27 272.73 PV (-∆AR) (113.28) PV (-∆AR)g=10% -PV (-∆AR)g=0% = -60.26 < 0 => NPV giảm Vậy lạm phát tác động đến AR gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngân lưu (làm giảm hiện giá khoản thực thu, giảm NPV) 176
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu 5.3.1.4 Tác động đến khoản phải trả Các khoản phải trả là các khoản mua chịu về hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp. Khi có lạm phát, giá trị thực của các khoản phải trả giảm đi và bên mua chịu được hưởng lợi từ điều này. Ví dụ 09, xem bảng sau: Khoản phải trả 20% Gía trị nhập lượng SCK 8% Năm 0 1 2 3 4 5 1/ Tỷ lệ lạm phát 0% Giá trị nhập lượng 1600 1600 1600 AP 320 320 320 - ∆AP 0 0 -320 0 0 320 PV (-∆AP) (56.56) 2/ Tỷ lệ lạm phát 10% Chỉ số lạm phát 1 1.10 1.21 1.33 1.46 1.61 Giá trị nhập lượng 1936.00 2129.60 2342.56 AP danh nghĩa 387.20 425.92 468.51 - ∆AP danh nghĩa 0 0 -387.20 -38.72 -42.59 468.51 - ∆AP thực 0 0 -320.00 -29.09 -29.09 290.91 PV (-∆AP) (120.84) PV (-∆AP)g=10% - PV (-∆AP)g=0% = -64.27 < 0 => NPV tăng Vậy lạm phát tác động đến AP gây ảnh hưởng tích cực đến ngân lưu (làm giảm hiện giá khoản thực trả, tăng NPV) 5.3.1.5 Tác động đến lãi suất danh nghĩa và khoản thanh toán nợ Khi có lạm phát, lãi suất danh nghĩa được xác định theo công thức [16]. Nếu khoản vay không có rủi ro, tức R = 0. Khi đó: i = r + g + r*g [21] Để thấy rõ tác động của lạm phát đến lãi suất danh nghĩa, khoản thanh toán nợ ta phân tích các tình huống sau đây: 177
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu Tình huống 1: Không có lạm phát g = 0%, lãi suất thực vay r = 8% Năm 0 1 2 3 4 Tiền vay -500 -500 Trả lãi (8%) 40 80 80 80 Trả vốn gốc 1000 Ngân lưu tài trợ -500 -460 80 80 1080 NPV@=8% 0 Tình huống 2: Lạm phát g =10%, lãi suất thực r = 8%, lãi suất danh nghĩa i = 18,80%, lãi suất cho vay không điều chỉnh theo lạm phát vẫn là 8%. Năm 0 1 2 3 4 Tiền vay -500.00 -500.00 Trả lãi (8%) 40.00 80.00 80.00 80.00 Trả vốn gốc 1000.00 NL tài trợ danh nghĩa -500.00 -460.00 80.00 80.00 1080.00 Chỉ số lạm phát 1.00 1.10 1.21 1.33 1.46 NL tài trợ thực -500.00 -418.18 66.12 60.11 737.65 NPVCF thực @=8% -240.61 NPVCF danh nghĩa @=18,80% -240.61 Tình huống 03: Lạm phát g =10%, lãi suất thực r = 8%, lãi suất danh nghĩa i = 18,80%, lãi suất cho vay điều chỉnh theo lạm phát tương ứng 18,80%. Năm 0 1 2 3 4 Tiền vay -500.00 -500.00 Trả lãi (18.80%) 94.00 188.00 188.00 188.00 Trả vốn gốc 1000.00 NL tài trợ danh nghĩa -500.00 -406.00 188.00 188.00 1188.00 Chỉ số lạm phát 1.00 1.10 1.21 1.33 1.46 NL tài trợ thực -500.00 -369.09 155.37 141.25 811.42 NPVCF thực @=8% 0.00 CF danh nghĩa NPV @=18,80% 0.00 178
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu Qua số liệu của 03 tình huống (TH), ta rút ra các nhận xét sau đây: Đối với người cho vay: - So sánh TH1 và TH3, hiện giá của 02 khoản vay giống nhau và bằng “0”. Có nghĩa hiện giá khoản vay với lãi suất 8% khi lạm phát bằng “0” tương đương hiện giá khoản vay với lãi suất 18,80% khi lạm phát là 10% - Tại TH2, hiện giá của dòng ngân lưu tài trợ âm 240.61, điều này có nghĩa là nếu tỷ lệ lạm phát là 10%/năm mà bên cho vay không điều chỉnh lãi suất cho vay theo lạm phát và vẫn giữ là 8% thì sẽ bị lỗ 240.61. - Kết luận, khi lạm phát tăng, người cho vay tất yếu phải điều chỉnh lại lãi suất cho vay theo lạm phát tương ứng để bù đắp cho sự mất giá của đồng tiền nhằm đảm bảo giá trị hiện tại của các khoản thanh toán gốc và lãi vay sẽ không giảm xuống thấp hơn giá trị ban đầu của khoản vay Đối với người đi vay: - Khi lạm phát tăng, lãi suất cho vay theo lạm phát tất yếu sẽ tăng và tạo ra áp lực về lãi suất đối với người đi vay (chủ dự án đầu tư) khi huy động vốn tài trợ cho đầu tư. - So sánh ngân lưu thực TH1 và TH3, ta thấy có sự khác biệt về số tiền trả nợ ở các thời điểm có sự chênh lệch. Cụ thể: Năm 0 1 2 3 4 NL thực, lãi suất 18.8% và lạm phát 10% 500.00 369.09 -155.37 -141.25 -811.42 lãi -85.45 -155.37 -141.25 -128.41 vốn gốc 500.00 454.55 0.00 0.00 -683.01 NL thực, lãi suất 18.8% và lạm phát 10% 500.00 460.00 -80.00 -80.00 -1080.00 lãi -40.00 -80.00 -80.00 -80.00 vốn gốc 500.00 500.00 0.00 0.00 -1000.00 Tức khi có lạm phát xảy ra, lãi suất danh nghĩa sẽ tăng lên, làm cho ngân lưu ra của dự án đầu tư theo giá trị thực tăng lên (do lãi tăng), nhưng làm giảm giá trị vốn gốc đến hạn thanh toán vào cuối dự án đầu tư. Điều này tạo ra một áp lực nữa cho người đi vay, liệu dự án đầu tư có khả năng bền vững và hiệu quả để có đủ ngân 179
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu lưu ròng thanh toán cho các khoản lãi gia tăng trong suốt nhiều năm đầu của dự án đầu tư. 5.3.2 Tác động gián tiếp Tác động gián tiếp của lạm phát đến ngân lưu dự án đầu tư là tác động của lạm phát đến khoản chi trả thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu khác có liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm: (1) Lá chắn thuế của lãi vay; (2) Lá chắn thuế của khấu hao; (3) Tồn kho và giá vốn hàng bán. 5.3.2.1 Tác động của lạm phát đến lá chắn thuế của lãi vay Lãi vay là chi phí tài chính được khấu trừ khỏi thu nhập tính thuế. Khi có lạm phát, lãi suất danh nghĩa sẽ tăng lên, khoản thanh toán lãi được trừ vào thu nhập chịu thuế cũng tăng lên và vì vậy làm giảm số tiền chi trả thuế thu nhập doanh nghiệp, gia tăng lá chắn thuế do trả lãi vay, đây là tác động gián tiếp của lạm phát đến lá chắn thuế của lãi vay mang tính tích cực. Ví dụ 10, xem bảng sau: T 25% Năm 0 1 2 3 4 1/Lạm phát 0% Lãi suất 8% Tiền lãi 40 80 80 80 Tiết kiệm thuế (lá chắn thuế) 10 20 20 20 PV(lá chắn thuế của lãi vay)@=8% 56.98 2/ Lạm phát 10% Lãi suất 18.80% Chỉ số lạm phát 1 1.10 1.21 1.33 1.46 Tiền lãi danh nghĩa 94.00 188.00 188.00 188.00 Tiền lãi thực 85.45 155.37 141.25 128.41 Tiết kiệm thuế (lá chắn thuế) 21.36 38.84 35.31 32.10 PV(lá chắn thuế của lãi vay)@=8% 104.71 PV(lá chắn thuế của lãi vay)lạm phát - PV(lá chắn thuế của lãi vay)không lạm phát = 47.73>0 => NPV tăng 180
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu 5.3.2.2 Tác động của lạm phát đến lá chắn thuế của khấu hao Khấu hao TSCĐ được tính dựa vào nguyên giá TSCĐ và khấu hao cũng là khoản mục chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập tính thuế. Khi có lạm phát, chi phí đầu tư danh nghĩa tăng, khấu hao danh nghĩa tăng, nhưng khấu hao thực lại giảm, do đó lá chắn thuế của khấu hao cũng giảm theo làm cho số tiền chi trả thuế TNDN thực tăng lên, đây là tác động gián tiếp của lạm phát đến lá chắn thuế của khấu hao mang tính tiêu cực. Ví dụ 11, xem bảng sau: T 25% Khấu hao đều 3 năm Năm 0 1 2 3 4 1/Lạm phát 0% Chi phí đầu tư TSCĐ 400 600 Khấu hao 333.33 333.33 333.33 Tiết kiệm thuế (lá chắn thuế) 0 83.33 83.33 83.33 PV(lá chắn thuế của khấu hao) @=8% 198.85 2/Lạm phát 10% Chỉ số lạm phát 1 1.10 1.21 1.33 1.46 Chi phí đầu tư danh nghĩa 400 660 Khấu hao danh nghĩa 353.33 353.33 353.33 Khấu hao thực 292.01 265.46 241.33 Tiết kiệm thuế (lá chắn thuế) thực 0 73.00 66.37 60.33 PV(lá chắn thuế của khấu hao) @=8% 159.62 PV(lá chắn thuế của KH)lạm phát - PV(lá chắn thuế của KH)không lạm phát = -39.23 NPV giảm 5.3.2.3 Tác động của lạm phát đến tồn kho và giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán được xác định phụ thuộc vào các phương pháp kế toán tính giá thực tế xuất kho: (1) phương pháp đích danh, (2) phương pháp nhập trước, xuất trước - FIFO, (3) phương pháp nhập sau, xuất trước - LIFO, (4) phương pháp bình quân gia quyền (phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn và phương pháp bình quân gia quyền cố định cuối kỳ) 181
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu a. Xét phƣơng pháp FIFO Theo phương pháp FIFO (nhập trước-xuất trước), giá của hàng tồn kho lâu nhất (nhập trước) là giá được sử dụng để xác định giá vốn hàng bán – COGS (xuất trước). Chênh lệch giữa doanh thu và COGS là doanh thu chịu thuế. Khi lạm phát tăng, doanh thu chịu thuế sẽ tăng, vì doanh thu bị ảnh hưởng ngay lập tức khi có lạm phát, trong khi đó COGS được tính từ giá hàng tồn kho của thời kỳ trước đó với giá danh nghĩa thấp hơn. Kết quả lợi nhuận tăng lên giả tạo và tạo ra gánh nặng thuế đối với dự án đầu tư. Ví dụ 12, xem bảng sau: Năm 0 1 2 3 4 1/Lạm phát 0% Doanh thu 2000 2000 2000 Giá trị nhập lượng 1600 1600 1600 COGS 1600 1600 1600 Lợi nhuận 400 400 400 T 0 100 100 100 PV(T)@=8% 238.62 2/Lạm phát 10% Chỉ số lạm phát 1 1.10 1.21 1.33 1.46 Doanh thu 2420.00 2662.00 2928.20 Giá trị nhập lượng 1760.00 1936.00 2129.60 COGS 1760.00 1936.00 2129.60 Lợi nhuận 660.00 726.00 798.60 T danh nghĩa 165.00 181.50 199.65 T thực 0 136.36 136.36 136.36 PV(T thực)@=8% 325.39 PV(Thuế)lạm phát - PV(Thuế)không lạm phát = 86.77 >0 => NPV giảm b. Xét phƣơng pháp LIFO Theo phương pháp LIFO (nhập sau, xuất trước), hàng mua trong thời gian gần nhất (nhập sau) được sử dụng để xác định giá vốn hàng bán (xuất trước). Do đó, khi có lạm phát, giá của các nhập lượng thường tăng lên với tỷ lệ lạm phát khi các xuất lượng được bán ra, như vậy thuế sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, phương pháp LIFO 182
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu cũng có hạn chế, khi hoạt động sản xuất chậm lại hay mức tồn kho được giảm đi, giá thấp hơn được mua trong những năm trước bây giờ được sử dụng tính giá vốn hàng bán cho thời đoạn cuối, hệ quả lợi nhuận thời đoạn cuối tăng đột biến và chi trả thuế cũng tăng đột biến cho thời đoạn cuối này. So sánh 02 phương pháp FIFO, LIFO: - Lạm phát đều làm ảnh hưởng đến sự gia tăng tiền thuế. Hiện giá của tiền chi trả thuế theo FIFO tăng cao hơn hiện giá của tiền chi trả thuế theo LIFO so với khi chưa có lạm phát - Thời điểm gánh nặng thuế cũng khác nhau, với FIFO, lạm phát gia tăng thuế mỗi kỳ; Còn LIFO, lạm phát không làm gia tăng thuế mỗi kỳ, nhưng làm tăng thuế đột biến ở kỳ cuối cùng. Ví dụ 13, xem bảng sau: Năm 0 1 2 3 4 1/Lạm phát 0% Doanh thu 2000 2000 2000 Giá trị nhập lượng 1600 1600 1600 COGS 1600 1600 1600 Lợi nhuận 400 400 400 T 0 100 100 100 PV(T)@=8% 238.62 2/Lạm phát 10% Chỉ số lạm phát 1 1.10 1.21 1.33 1.46 Doanh thu 2420.00 2662.00 2928.20 Giá trị nhập lượng 1760.00 1936.00 2129.60 COGS 1936.00 2129.60 1760.00 Lợi nhuận 484.00 532.40 1168.20 T danh nghĩa 121.00 133.10 292.05 T thực 0 100 100 199.47 PV(T thực)@=8% 311.74 PV(Thuế)lạm phát - PV(Thuế)không lạm phát = 73.12 >0 => NPV giảm 183
- Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu 5.4 Quan hệ giữa giá trị danh nghĩa và giá trị thực Quan hệ giữa giá trị danh nghĩa và giá trị thực được minh họa qua sơ đồ sau đây (sơ đồ 10): Sơ đồ 10: Quan hệ giữa giá trị danh nghĩa và giá trị thực Ngân lưu thực Ngân lưu Chỉ số lạm phát danh nghĩa Suất chiết khấu danh nghĩa Suất chiết khấu thực Chỉ số lạm phát NPV danh nghĩa = NPV thực Dòng ngân lưu danh nghĩa là dòng ngân lưu gắn với lạm phát. Dòng ngân lưu thực là dòng ngân lưu chưa tính đến (hay loại trừ) yếu tố lạm phát. Naêm 0 1 2 3 4 Chæ soá laïm phaùt trong nöôùc 1 1.08 1.17 1.26 1.36 Doøng ngaân löu thöïc -5000 1800 1900 2100 2000 Doøng ngaân löu danh nghóa -5000 1944 2216 2645 2721 Ngân lưu danh nghĩa = Ngân lưu thực * Chỉ số lạm phát [22] Ngân lưu thực = Ngân lưu danh nghĩa/Chỉ số lạm phát [23] Công thức [23], tính ngân lưu thực bằng cách khử lạm phát dòng ngân lưu danh nghĩa. 184
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kinh tế Fulbright: Các tỷ lệ chiết khấu tài chính trong Thẩm định dự án
34 p | 771 | 517
-
Giáo trình Quản lý dự án đầu tư - Phạm Văn Minh
125 p | 901 | 406
-
Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư khu vực công - Nguyễn Hồng Thắng (Chủ biên)
507 p | 921 | 245
-
Gíao trình: Thẩm định dự án. Phần 1
8 p | 540 | 241
-
Gíao trình: Thẩm định dự án. Phần 3
10 p | 383 | 228
-
Gíao trình: Thẩm định dự án. Phần 4
18 p | 354 | 200
-
Gíao trình: Thẩm định dự án. Phần 2
9 p | 304 | 189
-
Giáo trình Lập và thẩm định dự án đầu tư: Phần 1
90 p | 589 | 157
-
Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư: Phần 1
100 p | 25 | 14
-
Thẩm định dự án đầu tư khu vực công: Phần 1
233 p | 46 | 13
-
Thẩm định dự án đầu tư khu vực công: Phần 2
272 p | 50 | 12
-
Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư: Phần 2
97 p | 19 | 11
-
Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư: Phần 1 - TS. Mai Thị Hường
91 p | 10 | 7
-
Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư: Phần 2 - TS. Mai Thị Hường
48 p | 7 | 6
-
Giáo trình Quản lý dự án: Phần 1 - PGS. TS Đinh Văn Hải
230 p | 21 | 6
-
Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư: Phần 1 - ThS. Trần Quốc Tuấn
168 p | 15 | 4
-
Giáo trình Quản lý dự án: Phần 2 - PGS. TS Đinh Văn Hải
216 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn