Trường Đại học Lao động - Xã hội<br />
Chủ biên: TS. Bùi Thị Xuân Mai - TS. Nguyễn Tố Như<br />
<br />
Giáo trình<br />
<br />
THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY<br />
<br />
Trường Đại học Lao động - Xã hội<br />
Chủ biên: TS. Bùi Thị Xuân Mai - TS. Nguyễn Tố Như<br />
<br />
Giáo trình<br />
<br />
THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY<br />
<br />
Giáo trình được biên soạn bởi tập thể tác Giả<br />
nhóm tác giả tham gia biên tập: TS. Bùi Thị Xuân Mai (Chủ biên) TS. BS Nguyễn Tố Như (Đồng chủ biên), Phó giám đốc Can thiệp trong nhóm nghiện chích ma túy và dự phòng HIV, FHI 360 Ths. Tiêu Thị Minh Hường Ths. Lê Thị Dung Ths. Lý Thị Hàm Các thành viên nhóm can thiệp dự phòng HIV và ma túy – FHI 360: Ths. Trần Thị Lan Phương Nguyễn Ngọc Hà Nguyễn Ly Lai Bùi Xuân Quỳnh Bùi Nữ Ngọc Bích<br />
<br />
Lời mở đầu<br />
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực, ở Việt Nam, sử dụng và lệ thuộc ma túy đã và đang là nguyên nhân chính dẫn đến việc lây nhiễm HIV, tình trạng chết trẻ và mất chức năng xã hội, tình trạng vi phạm pháp luật và là gánh nặng lớn cho bản thân người sử dụng ma tuý, gia đình họ và cộng đồng. Trước năm 2008, chỉ có hình thức cai nghiện tập trung tại các trung tâm Giáo dục, Chữa bệnh, Lao động xã hội (trung tâm 06) là giải pháp chính cho những người nghiện. Biện pháp này chủ yếu tập trung vào cắt cơn giải độc, giáo dục và tham gia các hoạt động “lao động trị liệu” từ 1 đến 2 năm. Có rất ít hoặc thậm chí không có hoạt động tham vấn tại các trung tâm này. Tỷ lệ tái nghiện sau khi trở về cộng đồng là rất cao. Tham vấn điều trị nghiện ma tuý mới được đưa vào Việt Nam bắt đầu từ năm 2006 thông qua triển khai thí điểm chương trình hồi gia để giúp những người từ các trung tâm 06 trở về tái hòa nhập tại cộng đồng và dự phòng tái nghiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2008, tham vấn điều trị nghiện được triển khai và mở rộng trong chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone. Tham vấn điều trị nghiện đã cải thiện chất lượng điều trị nhờ sự chuyển đổi về chất đối với phương pháp tiếp cận; thay vì “khuyên bảo, chỉ bảo” bằng phương pháp thực hành dựa vào bằng chứng – liệu pháp thay đổi nhận thức hành vi (Cognitive Behavioural Therapy - CBT) tập trung vào nâng cao năng lực của thân chủ để phục hồi, dự phòng tái nghiện, tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội và dự phòng lây nhiễm HIV. Mặc dù ở Việt Nam, điều trị nghiện trong những năm qua đã có một bước phát triển đáng kể với sự lồng ghép đa dạng các mô hình điều trị nghiện được áp dụng dựa trên các bằng chứng và thực hành hiệu quả trên thế giới, tuy nhiên, vẫn còn một số lượng lớn những người có nhu cầu điều trị vẫn chưa được tiếp cận các dịch vụ tham vấn điều trị nghiện. Để đáp ứng với nhu cầu đào tạo tham vấn điều trị nghiện hiện nay cho các cơ sở điều trị Methadone, cơ sở cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng, đào tạo các khoá ngắn hạn tại chỗ mang tính chất khẩn cấp nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt đã được thực hiện. Tuy vậy, một trong những trở ngại của việc mở rộng công tác điều trị nghiện tại cộng đồng là do thiếu đội ngũ tham vấn viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và kỹ năng. Do vậy, việc phát triển và đào tạo về tham vấn điều trị nghiện một cách khoa học, bài bản được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng của điều trị nghiện nói chung và của lĩnh vực công tác xã hội nói riêng ở Việt Nam trong thời gian tới.<br />
<br />
Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện<br />
<br />
5<br />
<br />