CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY<br />
<br />
M<br />
<br />
ột buổi tham vấn điều trị nghiện ma túy cho cá nhân và nhóm là một quá trình tương tác tích cực diễn ra theo từng bước nối tiếp nhau theo một chu kỳ. Tương tự như tất các phương pháp trợ giúp khác, việc đầu tiên cần phải thực hiện trong quá trình trợ giúp là thiết lập mối quan hệ thông qua việc giới thiệu, làm quen ban đầu. Quá trình tham vấn điều trị nghiện là một vòng tròn, bắt đầu với việc đánh giá thân chủ, tiến đến giải quyết vấn đề, sau đó là đề ra mục tiêu, rồi xây dựng kế hoạch thực hiện, sau đó tham vấn viên sẽ cần phải chỉnh sửa lại kế hoạch, tóm tắt các hoạt động và rồi lại bắt đầu một hoạt động đánh giá mới. Quá trình này được thực hiện liên tục trong thời gian dài, nhưng không nhất thiết là buổi tham vấn nào cũng cần làm tất cả các bước. Vì thế, đây là một quá trình diễn ra liên tục và trong quá trình đó, một số vấn đề sẽ được giải quyết và những vấn đề mới lại nảy sinh. (Quy trình này có một số điểm gần giống quy trình công tác xã hội cá nhân, xin tham khảo thêm giáo trình Công tác xã hội cá nhân)<br />
<br />
I. Tạo lập mối quan hệ và giới thiệu ban đầu<br />
Vấn đề xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hay còn gọi là xây dựng được một liên minh với thân chủ là một việc rất quan trọng ngay từ ban đầu để đảm bảo thành công của ca tham vấn. Trong tham vấn điều trị nghiện ma túy, tham vấn viên cần phải tạo ra một bầu không khí thoải mái để thân chủ hợp tác. Có 3 cách chính để xây dựng mối quan hệ hợp tác này. Thứ nhất, tham vấn viên cần phải có kỹ năng giao tiếp, có hiểu biết sâu rộng tham vấn điều trị nghiện, các vấn đề về nghiện ma túy và hậu quả của sử dụng ma túy, cũng như một số liệu pháp điều trị nghiện Thứ hai, cần thừa nhận rằng thân chủ mới là chuyên gia khi nói về cuộc sống của chính bản thân họ. Tham vấn viên cần phải lắng nghe thân chủ một cách chi tiết và chính xác, và tránh đưa ra những ý kiến đánh giá chủ quan, lời khuyên. Lưu ý rằng tham vấn là đang nói chuyện với một người hoàn toàn trưởng thành, và họ có đủ khả năng nhận thức được hậu quả của những hành vi của họ. Thứ ba, tham vấn viên cần phải thể hiện rằng mình sẽ là người đồng hành với thân chủ trong quá trình đầy khó khăn này, luôn sẵn sàng giúp đỡ họ để đạt được mục tiêu.<br />
<br />
118 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện<br />
<br />
CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY<br />
Có thái độ tôn trọng và hiểu biết người nghiện, để xây dựng lòng tin ở người nghiện là một điều hết sức khó khăn vì nhiều người nghiện ma túy đã đánh mất niềm tin vào người khác. Họ sẽ cần nhiều thời gian hơn để có thể cảm thấy tin tưởng rằng tham vấn viên là người họ có thể tin cậy và cùng nhau làm việc. Nói chung, những can thiệp hiệu quả nhất trong việc xây dựng một mối quan hệ gắn bó giữa người tham vấn và thân chủ là những can thiệp chú trọng sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực của tham vấn viên và tinh thần hợp tác. Ví dụ, khi thân chủ nói với tham vấn viên là họ dùng lại ma túy, tham vấn viên có thể nói: “Chúng ta hãy cùng xem lại xem điều gì đã xảy ra và cùng xây dựng kế hoạch để giúp anh/ chị không dùng lại ma túy nữa”. Cách nói như vậy nêu bật được nỗ lực của cả đôi bên trong mối quan hệ. Nếu trong thời gian đầu, mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ vẫn chưa tiến triển, tham vấn viên có thể hỏi thân chủ xem điều gì khiến họ nghĩ hoặc cảm thấy mối quan hệ giữa họ và tham vấn viên chưa được thoải mái, hoặc liệu có điều gì đó gây khó khăn cho mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ. Thông thường, thân chủ biết rất rõ làm thế nào để cải thiện tình hình, nhưng họ thường cảm thấy không thoải mái nói ra nếu tham vấn viên không chủ động hỏi. Để cải thiện mối quan hệ, tham vấn viên phải sẵn sàng chấp nhận ý kiến phản hồi của thân chủ và có thể phải thay đổi phương pháp. Tuy nhiên, tham vấn viên không nên cảm thấy áp lực phải đáp ứng yêu cầu thay đổi của thân chủ nếu điều đó ảnh hưởng tới phương pháp điều trị của mình. Thay vì thế, tham vấn viên có thể điều chỉnh ứng xử giao tiếp để cải thiện mối quan hệ. Buổi tham vấn đầu tiên với thân chủ cần thực hiện các hoạt động sau đây: • Tham vấn viên tự giới thiệu: Giới thiệu tên cũng như vị trí của bản thân trong cơ sở, tổ chức. • Giới thiệu về dịch vụ: Nói cho thân chủ biết về những dịch vụ được cung cấp tại cơ sở và những dịch vụ mà người tham vấn có thể hỗ trợ cho họ. Nếu cơ sở có nối kết dịch vụ với các tổ chức khác thì cũng nên giải thích cho thân chủ biết về các dịch vụ liên kết đó. Mục đích của dịch vụ. • Giải thích về tính bảo mật: Nhiều thân chủ thường lo ngại không biết có nên nói với tham vấn viên về việc sử dụng ma túy của họ hay không. Điều quan trọng là họ cần biết rằng dịch vụ được cung cấp hoàn toàn bảo mật.<br />
<br />
Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện 119<br />
<br />
CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY<br />
• Quản lí thời gian của buổi tham vấn: trao đổi với thân chủ mỗi buổi tham vấn sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là 45 phút), việc bắt đầu và kết thúc đúng giờ rất quan trọng.. • Giải thích lí do cần phải thu thập thông tin về thân chủ (đối với thân chủ mới) hoặc giải thích mục đích của buổi tham vấn. Giải thích với thân chủ rằng họ sẽ được hỏi họ khá nhiều thông tin, nhằm mục đích giúp tham vấn viên hiểu rõ hơn về những vấn đề họ đang gặp phải và hỗ trợ thân chủ tốt hơn. Lưu ý: Khi mới bắt đầu ca tham vấn thân chủ thường cảm thấy hồi hộp và lo lắng vì họ chưa biết người tham vấn là ai và liệu người đó có đáng tin cậy không. Kể cả khi tham vấn viên đã rất nỗ lực, việc tạo dựng lòng tin ở thân chủ cũng đòi hỏi có thời gian và hãy đối xử với họ với thái độ tôn trọng.<br />
<br />
căn cứ để lượng giá mức độ thành công của tạo lập mối quan hệ trong buổi ban đầu của quá trình tham vấn<br />
Điều quan trọng là giúp thân chủ để họ tự nói về các vấn đề của họ, để từ đó họ bắt đầu chịu trách nhiệm về việc sử dụng ma túy của mình. Cuộc gặp đầu tiên sẽ thành công nếu tham vấn viên giúp thân chủ 1. Nhận biết được và thừa nhận họ gặp khó khăn do sử dụng ma túy 2. Đồng ý tiếp nhận dịch vụ tham vấn và điều trị một cách tự nguyện 3. Hiểu được rằng mặc dù ma túy có thể khiến họ cảm thấy tốt hơn và giúp đối phó với các khó khăn, nhưng ma túy cũng chính là tác nhân tiêu cực làm giảm chất lượng cuộc sống của họ 4. Hiểu rằng họ sẽ phải cố gắng rất nhiều và hợp tác chặt chẽ với tham vấn viên nếu muốn giải quyết các khó khăn. Tham vấn viên có thể cần phải đảm bảo rằng thông qua tham vấn, thân chủ học được rất nhiều phương pháp lành mạnh hơn, an toàn hơn để giải quyết những vấn đề đó. (Tham khảo Biểu mẫu đánh giá ở Phụ lục 1) Trong giai đoạn này, nhà tham vấn chú ý sử dụng nhiều các kỹ năng giao tiếp cơ bản không lời có lời, kỹ năng tạo lập mối quan hệ, kỹ năng thấu hiểu, phản hồi…<br />
<br />
120 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện<br />
<br />
CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY<br />
II. Đánh giá<br />
1. Mục tiêu<br />
Đánh giá (thân chủ) là một trong nội dung đầu tiên trong quá trình điều trị và phục hồi. Đánh giá được tiến hành trong một vài buổi làm việc đầu tiên với thân chủ để tìm hiểu tiểu sử cá nhân bao gồm thông tin về gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thông tin liên quan đến việc sử dụng ma túy, vấn đề sức khỏe, tâm thần và pháp luật. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực, khó khăn, và nhu cầu của họ để từ đó xây dựng kế hoạch điều trị cụ thể và mục tiêu phục hồi phù hợp với nguồn lực và nhu cầu riêng của thân chủ. Đánh giá thân chủ giúp tham vấn viên xác định nhu cầu cụ thể thân chủ cần cung cấp và hỗ trợ để thân chủ phục hồi và có những thay đổi lối sống. Thực hiện đánh giá thân chủ trong những buổi làm việc đầu tiên này đòi hỏi sự khéo léo, khích lệ động viên, tôn trọng, thái độ thân thiện tự nhiên và nhấn mạnh tính bảo mật, phá vỡ sự ngăn cách ban đầu để tìm hiểu về cuộc sống của thân chủ, giúp thân chủ nhận biết được giá trị của dịch vụ tham vấn. Quá trình thực hiện đánh giá ban đầu chính là lúc thân chủ hình thành những ấn tượng đầu tiên về người tham vấn viên sẽ cùng hỗ trợ mình trong quá trình điều trị. Có thể có rất nhiều áp lực trong cuộc đời thân chủ đã khiến họ sử dụng ma túy. Tham vấn viên cần phải tìm hiểu được càng nhiều thông tin về thân chủ càng tốt bằng cách lắng nghe từ thân chủ và các thành viên gia đình họ. Việc đánh giá này là nền tảng cho các bước tiếp theo và các buổi tư vấn trong tương lai với thân chủ. Có ba mục tiêu chính cần phải đạt được trong khi đánh giá thân chủ: • Thứ nhất, xây dựng mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ với sự tin tưởng của thân chủ vào khả năng của hỗ trợ của tham vấn viên trong giải quyết các vấn đề. • Thứ hai, xác định bản chất và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề thân chủ đang gặp phải. • Thứ ba, đưa ra được căn cứ cho xác định các vấn đề, lên kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề đó, và hướng dẫn họ cách theo dõi việc thực hiện kế hoạch này. Để đạt được những mục tiêu trên cần thu thập thông tin về hoàn cảnh xã hội, sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần... của thân chủ. Tạo động cơ cho thân chủ tăng cường sự gắn kết với điều trị; làm rõ việc thu thập, đánh giá; cung cấp thông tin cho thân chủ về nguyên lý và nền tảng cấu trúc của chương trình điều trị; thiết lập mối quan hệ trị liệu; xác định bản chất và mức độ nghiêm trọng vấn đề của thân chủ đang gặp phải; xác định vấn đề trong kế hoạch trị liệu.<br />
Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện 121<br />
<br />
CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY<br />
2. nội dung đánh giá<br />
Một số nội dung cần đánh giá như sau: • Nhu cầu, mong muốn của thân chủ: trước hết cần tìm hiểu xem thân chủ mong muốn điều gì. Tại sao họ lại đến gặp mình? • Tình trạng nghiện, mức độ nghiện: cần tìm hiểu thân chủ nghiện ma túy và sử dụng ma tuý như thế nào? Đối với người nghiện heroin, tham vấn viên cần phải biết họ dùng bao nhiêu ma túy mỗi lần và bao nhiêu lần mỗi ngày, mức độ dung nạp của họ như thế nào • Việc sử dụng những loại ma túy khác có không và nếu có thì như thế nào • Động cơ thay đổi của thân chủ • Những hỗ trợ xã hội hiện có: cũng cần tìm hiểu mạng lưới hỗ trợ xã hội cho thân chủ, vì nếu thân chủ nhận được càng nhiều sự hỗ trợ xã hội thì khả năng họ thành công trong việc thay đổi hành vi càng lớn. • Vấn đề sức khỏe, tâm thần hiện thời của thân chủ: cũng cần phải tìm hiểu xem liệu thân chủ có vấn đề gì về sức khỏe, tâm lí hay xã hội không, vì những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến năng lực của họ trong việc thực hiện các hoạt động thay đổi lối sống. Nhiều người vẫn nghĩ rằng nghiện ma túy là biểu hiện của sự yếu kém đạo đức. Trên thực tế, nghiện là một rối loạn mang tính tái diễn với các hậu quả trên cả ba phương diện sinh học, xã hội và tâm lí. Vì vậy khi tham vấn cần tập trung vào các lĩnh vực này: • Vấn đề nghiện • Những hành vi liên quan tới nghiện cần thay đổi • Thể chất • Tâm lý • Quan hệ xã hội • Pháp lý • Nhà ở • Việc làm, đào tạo Nếu chúng ta chỉ điều trị một lĩnh vực, vấn đề sẽ tiếp tục tồn tại. Thân chủ đến với tham vấn với rất nhiều vấn đề khác nhau. Đôi khi tham vấn viên trực tiếp cùng thân chủ giải quyết nhiều vấn đề mà không cần phải giới thiệu chuyển gửi đến các dịch vụ khác. Tuy nhiên, đôi khi có những vấn đề thực sự nghiêm trọng nằm ngoài khả năng chuyên môn của tham vấn viên. Khi này cần giới thiệu họ đến các dịch vụ hoặc những chuyên gia chuyên ngành khác để có dịch vụ phù hợp.<br />
<br />
122 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện<br />
<br />