intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết kế, cắt, may áo quần âu nam (Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:68

14
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thiết kế, cắt, may áo quần âu nam (Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên thiết kế được quần âu nam đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các bộ phận quần âu nam;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế, cắt, may áo quần âu nam (Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Thiết kế, cắt, may áo quần âu nam là môn học cơ bản trang bị cho người học phương pháp đo, phương pháp tính vải, phương pháp thiết kế trên một người hoặc một số đo cụ thể nào đó. Ngoài ra, còn hướng dẫn cho người học biết cách điều chỉnh và sửa chữa những sai hỏng của sản phẩm. Yêu cầu môn học: trình bày toàn bộ phần chuẩn bị thiết kế, cắt, may quần âu nam căn bản. Học sinh sinh viên phải hiểu rõ, nắm vững từng bước, từ phương pháp vẽ, thông số kích thước, công thức tính toán cơ bản đến cách gia đường may và cắt may các sản phẩm đó được thực hiện như thế nào. Đây là phần kiến thức cơ bản, nó không chỉ đòi hỏi học sinh sinh viên phải nhớ kiến thức để tính toán, thiết kế cơ bản mà còn phải hiểu rõ và vận dụng nâng cao để thiết kế, cắt, may những mẫu sản phẩm mới, đa dạng hơn, phức tạp hơn giúp học sinh sinh viên có kỹ năng, kỹ xảo cao. Từ đó học sinh sinh viên có thể so sánh được những điểm khác nhau giữa âu phục nam và âu phục nữ, những sai hỏng có thể xảy ra trong quá trình thiết kế, cắt, may Cuốn giáo trình Thiết kế, cắt, may quần âu nam có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên trung cấp, làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật ngành may và những người quan tâm đến lĩnh vực này. Trong quá trình biên soạn giáo trình này, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Người biên soạn rất mong được sự đóng góp ý kiến của người đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2018 Tham gia biên soạn 1.Chủ biên: Nguyễn Ngọc Thanh Bình 2. Lâm Thị Minh Hải 2
  3. MỤC LỤC Trang Tuyên bố bản quyền ………………………………………………..... 1 Lời giới thiệu ………………………………………………………….. 2 Mục lục ………………………………………………………………. . 3 Bài mở đầu:……………………………………………………………. 5 Bài 1: Thiết kế, cắt, may quần âu nam không ply, túi hông xéo, túi mổ 1 viền …………………………………………………… 8 1. Đặc diểm kiểu mẫu.................................................................... 8 2. Số đo.......................................................................................... 9 3. Tính toán dựng hình thiết kế các chi tiết quần âu nam không ply, túi hông xéo, túi mổ 1 viền trên giấy bìa, trên vải................... 9 4. Cắt các chi tiết............................................................................ 15 5. Quy cách- yêu cầu kỹ thuật........................................................ 18 6. Phương pháp may....................................................................... 18 7. Các sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 30 Bài 2: Thiết kế, cắt, may quần âu nam có plys, túi hông thẳng, túi mổ 2 viền ……………………………………………............ 32 1. Đặc diểm kiểu mẫu.................................................................... 32 2. Số đo.......................................................................................... 33 3. Tính toán dựng hình thiết kế các chi tiết quần âu nam có ply, túi hông thẳng, túi mổ 1 viền trên giấy bìa, trên vải................ 33 4. Cắt các chi tiết............................................................................ 39 5. Quy cách- yêu cầu kỹ thuật........................................................ 39 6. Phương pháp may....................................................................... 40 7. Các sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 49 Bài 3: Thiết kế, cắt, may quần âu nam thời trang……………………… 51 1. Đặc diểm kiểu mẫu.................................................................... 51 2. Số đo.......................................................................................... 52 3. Tính toán dựng hình thiết kế các chi tiết quần âu nam thời trang 52 4. Cắt các chi tiết............................................................................ 53 5. Quy cách- yêu cầu kỹ thuật........................................................ 54 6. Phương pháp may....................................................................... 55 7. Các sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 66 Tài liệu tham khảo……………………………………………………… 68 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: THIẾT KẾ, CẮT MAY QUẦN ÂU NAM 3
  4. Mã mô đun: MĐ 16 Thời gian thực hiện mô đun: 120giờ; (Lý thuyết: 23 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 86 giờ; Kiểm tra: 11 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: +Mô đun Thiết kế ,cắt may áo sơ mi quần âu nam là mô đun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học, mô đun đào tạo bắt buột nghề May thời trang trong chương trình đào tạo Trung cấp nghề Tính chất: +Mô đun Thiết kế, cắt may quần âu nam là mô đun bắt buộc mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: +Thiết kế được quần âu nam đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; +Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các bộ phận quần âu nam; - Kỹ năng: +Sử dụng thành thạo các dụng cụ để thiết kế và cắt các chi tiết của quần âu nam trên giấy bìa, trên vải; +May hoàn chỉnh quần âu nam đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm +Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo để nâng cao trình độ. +Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp . +Rèn luyện tính cẩn thận, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình học tập. III. Nội dung mô đun Nội dung chi tiết Thời gian (giờ) Thực hành, Số TT Tên các bài trong mô đun Lý thí nghiệm, Kiểm Tổng số thuyết thảo luận, tra bài tập 1 Bài mở đầu 1 1 2 Bài 1.Thiết kế , cắt may quần âu nam 8 40 30 2 không ply, túi hông xéo, túi mổ 1 viền 3 Bài 2: Thiết kế, cắt may quần âu nam có 40 8 30 2 ply, túi hông thẳng, túi mổ 2 viền 4 Bài 3: Thiết kế, cắt may quần âu nam thời 34 6 26 2 trang 5 Kiểm tra kết thúc mô đun 5 5 Cộng 120 23 86 11 BÀI MỞ ĐẦU Mã bài: MĐ16-01 1. Khái quát mội dung và trọng tâm của mô đun đào tạo 4
  5. Bài 1: Thiết kế , cắt may quần âu nam không ply, túi hông xéo, túi mổ 1 viền Thời gian: 45 giờ 1. Đặc diểm kiểu mẫu 2. Số đo 3. Tính toán dựng hình thiết kế các chi tiết quần âu nam không ply, túi hông xéo, túi mổ 1 viền trên giấy bìa, trên vải 4. Cắt các chi tiết 5. Quy cách- yêu cầu kỹ thuật 6. Phương pháp may. 7. Các sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa Kiểm tra Bài 2: Thiết kế, cắt may quần âu nam có ply, túi hông thẳng, túi mổ 2 viền Thời gian: 50 giờ 1. Đặc diểm kiểu mẫu 2. Số đo 3. Tính toán dựng hình thiết kế các chi tiết quần âu nam có ply, túi hông thẳng, túi mổ 2 viền , trên giấy bìa, trên vải 4. Cắt các chi tiết 5. Quy cách- yêu cầu kỹ thuật 6. Phương pháp may. 7. Các sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa Kiểm tra Bài 3: Thiết kế, cắt may quần âu nam thời trang Thời gian: 50 giờ 1. Đặc diểm kiểu mẫu 2. Số đo 3. Tính toán dựng hình thiết kế các chi tiết quần âu nam thời trang trên giấy bìa, trên vải 4. Cắt các chi tiết 5. Quy cách- yêu cầu kỹ thuật 6. Phương pháp may. 7. Các sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa Kiểm tra Kiểm tra kết thúc mô đun 2. Phương pháp học tập mô đun 2.1.Điều kiện thực hiện Dụng cụ và trang thiết bị: Máy may công nghiệp: 1 kim; Kéo, thước, phấn, kim tay, kim máy; Mẫu sang dấu, mẫu thành phẩm. Nguyên vật liệu: để cho học sinh thực tập và giảng viên may mẫu PC, Projector; Giấy bìa cứng; Chỉ, Mex; Vải các loại phù hợp với từng loại sản phẩm. Học liệu: 5
  6. Chương trình Mô đun may quần âu nam; Giáo trình Công nghệ may quần âu nam; Tài liệu kỹ thuật; Tài liệu tham khảo. Các nguồn lực khác: Xưởng may; Nguồn điện; Trang bị bảo hộ lao động nghề may. Kiến thức kỹ năng đã có: Vận hành sử dụng thiết bị may; Kiến thức về Vật liệu may; Hiểu biết về điện công nghiệp và an toàn lao động; 2.2.Nội dung và phương pháp đánh giá 1. Phương pháp đánh giá: Vấn đáp, viết: Sử dụng các câu hỏi về qui cách, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp may của sản phẩm quần âu nam để kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của sinh viên; Thực hành: Sử dụng các dạng bài tập may các bộ phận chủ yếu và may lắp ráp sản phẩm quần âu nam trong chương trình mô đun đã học. 2. Nội dung đánh giá: Kiến thức: Phương pháp và công thức thiết kế quần âu nam; Phương pháp và công thức thiết kế các loại quàn âu nam; Lý thuyết (Vấn đáp, trắc nghiệm, viết): Sử dụng các câu hỏi về công thức, phương pháp thiết kế để kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của sinh viên. Thực hành: Sử dụng các dạng bài tập về vẽ thiết kế tỷ lệ 1:5; tỷ lệ 1:1 và cắt trên bìa, trên vải tỷ lệ 1:1 các chi tiết của quần âu nam trong chương trình mô đun đã học. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may của quần âu nam; Quy trình và sơ đồ lắp ráp sản phẩm quần âu nam; Kỹ năng: May hoàn chỉnh các sản phẩm quần âu nam đúng yêu cầu kỹ thuật; Điểm thực hành được ghi vào bảng điểm tổng kết kết thúc mô đun. Thái độ: Có ý thức tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong học tập; Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tiết kiệm nguyên vật liệu. 2.3.Hướng dẫn thực hiện 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình Mô đun May quần âu nam sử dụng để giảng dạy trình độ Trung cấp nghề May thời trang. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: Phương pháp giảng dạy mang tính tích hợp giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành, kết hợp các phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình, phân tích, trực quan, đàm thoại, thao tác mẫu để sinh viên dễ tiếp thu bài và vận dụng kiến thức lý thuyết vào làm các bài tập thực hành có hiệu quả; Giảng viên chia nhóm sinh viên để hướng dẫn thực hành và thao tác mẫu; 6
  7. Bố trí từng sinh viên luyện tập tại vị trí được phân công, giảng viên quan sát uốn nắn. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Trọng tâm của Mô đun Thiết kế, cắt may quần âu nam – nghề May thời trang là: Bài 2. Thiết kế, cắt may quần âu nam 1 ply, túi hông xéo, túi mổ 2 viền 3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo -Giáo trình công nghệ may 1 - trường Đại học công nghiệp TP HCM -Giáo trình công nghệ may 2 - trường Đại học công nghiệp TP HCM -Giáo trình môn kỹ thuật may - trường Trung học kỹ thuật may và thời trang II, Thủ Đức TP HCM -Giáo trình kỹ thuật may cơ bản - Trường ĐH SPKT TP HCM -Giáo trình môn học kỹ thuật may - Trường Trung học công nghiệp may II- tháng 10 – 2001- Lưu hành nội bộ -Giáo trình công nghệ may - Trường CĐ nghề KT-KT VINATEX 2009 BÀI 1: THIẾT KẾ, CẮT, MAY QUẦN ÂU NAM KHÔNG PLY, TÚI HÔNG XÉO, TÚI MỔ MỘT VIỀN Mã bài: MĐ16-02 Mục tiêu: - Mô tả chính xác đặc điểm kiểu mẫu và xác định đầy đủ các số đo để thiết kế quần âu nam không ply, túi hông xéo, túi mổ 1 viền 7
  8. - Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế quần âu nam không ply, túi hông xéo, túi mổ 1 viền - Tính toán và thiết kế các chi tiết của quần âu nam không ply, túi hông xéo, túi mổ 1 viền trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật các dụng cụ để thiết kế và cắt chính xác các chi tiết của quần âu nam không ply, túi hông xéo, túi mổ 1 viền trên giấy bìa, trên vải; 1.Đặc điểm kiểu mẫu Quần âu nam thân trước không ply, túi dọc chéo Cửa quần kéo khóa, đáp moi cắt rời thân quần Thân sau một chiết, túi hậu một viền hai bên Cạp 4 chi tiết có quai dê đầu vuông, có 6 dây passant Gấu may viền kín Hình 1.1: Đặc điểm kiểu mẫu 2. Số đo 2.1.Phương pháp đo Đo dài quần: Từ ngang eo đến cách mặt đất 2cm (dài, ngắn hơn tùy ý) Đo hạ gối: Từ ngang eo đến trên xương đầu gối Đo vòng eo: Đo vòng quanh eo vừa (không sát quá) Đo vòng mông: Đo vòng quanh chỗ nở nhất của mông (đo vừa, không sát quá). 8
  9. Đo vòng đùi: Đo vòng quanh 1/3 phía trên của đùi (để kiểm tra) 2.2. Phương pháp tính vải Vải khổ 0m90 = 2 dài quần + lai + đường may Vải khổ 1m20 = 1.5 dài quần + lai + đường may (với vòng mông ≤ 85cm) Vải khổ 1m40 → 1m60 = 1 dài quần + lai + đường may 2.3. Số đo Dài quần = 100cm Hạ gối = 55cm Vòng eo =74cm Vòng mông = 88cm Vòng đùi = 53cm Ngang ống = 20cm 3. Tính toán dựng hình thiết kế các chi tiết quần âu nam không ply, túi hông xéo, túi mổ 1 viền trên giấy bìa, trên vải 3.1. Thân trước *Xếp vải: Xếp hai biên vải trùng nhau bề trái ra ngoài, từ biên đo vào 1.5cm, từ đầu khúc vải đo vào 1cm gia đường may. Lai quần nằm bên tay trái người cắt. *Cách vẽ: Lai quần = 4cm Dài quần = số đo – 3.5cm đến 4cm (lưng quần) Lưng quần = 3.5cm đến 4cm Hạ gối = số đo – 3.5cm đến 4cm Hạ đáy = ¼ vòng mông + (6cm → 8cm) – (3.5cm → 4cm) *Vẽ đường chính trung: Nếu ngang đáy lớn hơn ngang ống, vẽ đường chính trung theo đường ngang đáy. Ngược lại, ngang đáy nhỏ hơn ngang ống thì vẽ đường chính trung theo đường ngang ống. Ngang mông = ¼ vòng mông + 2cm đến 3cm Vào đáy = 3cm đến 3.5cm Vào eo = 1cm đến 1.5cm Ngang eo = ¼ vòng eo + 3cm (pen) + (0.5cm đến 1cm) Ngang ống = số đo – 2cm Ngang gối = ngang ống + 2cm đến 3cm (hoặc = ngang đáy – 4cm đến 5cm) Ngang đáy = ¼ vòng mông + 6cm đến 9cm Giảm đáy thân trước = 1cm *Vẽ ply: Dài ply qua khỏi mông không quá 4cm 3.2. Thân sau *Xếp vải: Khi vẽ xong thân trước, đặt thân trước lên phần vải còn lại sao cho đường chính trung thân trước song song với canh vải xếp đôi còn lại. Vẽ thân sau, lai quần nằm bên tay trái người cắt. *Thiết kế: Sang dấu các đường ngang của thân trước cho thân sau (ngang eo, ngang đáy, ngang ống, ngang gối) và hai đường sườn ống. Ngang ống sau = ngang ống trước + 4cm Ngang gối sau = ngang gối trước + 3.5cm đến 4cm Ngang đáy sau = ngang đáy trước + 5cm đến 7cm Ngang eo = ¼ vòng eo + (0.5cm đến 1cm) + 3cm đến 4cm (chiết sau) 9
  10. Cơi lưng 1cm đến 1.5cm (vẽ vuông góc) Ngang mông = ¼ vòng mông + 2 cm đến 3cm. *Vẽ chiết thân sau: Dài đường chiết thân sau = 11cm đến 13cm Ngang đường chiết = 2cm đến 3cm 3.3. Thiết kế lưng quần (ra thêm quay dê 6cm đến 8cm phía đầu lưng) Hình 1.3: Thiết kế thân trước và thân sau 3 Hình 1.2: Thiết kế lưng quần 10 Thân sau Thân trước
  11. 3.4. Thiết kế túi hông xéo *Vị trí miệng túi: Được xác định trên thân trước quần tây Từ sườn hông vào = 3cm đến 3.5cm Từ lưng xuống 3cm đến 4cm Miệng túi = 15cm đến 18cm *Vải lót miệng túi: Vải sản phẩm chính, vải canh xuôi Đặt thân trước lên vải lấy dấu ngang eo, đường sườn hông vẽ vải lót miệng túi 11
  12. Chiều ngang = 8cm đến 9cm Chiều dài: Dài hơn miệng túi 2cm *Vải cặp miệng túi: Vải sản phẩm chính, vải canh xuôi Đặt thân trước lên vải lấy dấu ngang eo, vẽ vải cặp miệng túi Chiều ngang = 3cm đến 4cm Chiều dài: Dài hơn miệng túi 2cm. *Vải túi: Vải kate trắng: Đặt thân trước lên vải lấy dấu ngang eo, đường sườn hông, đường chính trung vẽ vải túi Cách đặt vải lót miệng túi lên vải túi như hình bên dưới. 1cm (8-9)cm (3- 18)cm 4)cm (16- (3- 3,5)cm 3cm 3cm (1,5-2)cm (16- 20)cm (6-7)cm (11-14)cm Hình 1.4: Thiết kế túi hông xéo 3.5.Thiết kế túi cơi 12
  13. Hình 1.5: Thiết kế túi cơi *Vải may miệng túi trên: Vải sản phẩm chính, vải canh xuôi Chiều ngang = 15cm đến 17cm Chiều dài = 8cm đến 10cm *Vải may miệng túi dưới: Vải sản phẩm chính, vải canh dọc (cùng chiều với chiều dài miệng túi) Chiều dài = 15cm đến 17cm Chiều ngang = 10cm đến 12cm *Vải túi: (1,5-2)cm Vải kate trắng Chiều ngang = 15cm đến 17cm Chiều dài = 42cm đến 44cm (15-17)cm (15-17)cm *Keo dán miệng túi: 1cm (10-12)cm Chiều dài = miệng túi + 2cm Chiều ngang = miệng túi = 1.2cm đến 2cm. (42-44)cm Vải may miệng túi dưới (15-17)cm 8cm Vải may miệng túi trên (1,5-2)cm (13-16)cm Vải túi (vải kate trắng) Keo may miệng túi 13 Hình 1.6: Vải may túi cơi
  14. 3.6. Đường xẻ tra dây kéo( paget) Chiều dài cửa quần trung bình = 16cm đến 18cm Chiều ngang cửa quần = 3cm đến 3.5cm *Vẽ cửa quần thân tay trái: Đặt thân trước quần tây bên tay trái lên vải lấy dấu ngang eo, đường cửa quần. Cắt một hoặc hai miếng vải chính Dài = 18cm đến 20cm Ngang = 5cm Cắt một miếng keo không chừa đường may *Vẽ cửa quần thân tay phải: Lấy dấu đường lưng, đường cửa quần vẽ hai miếng hoặc một miếng xếp đôi Dài = 20cm đến 22cm Ngang trên = 4cm Ngang dưới = 2.5cm Vải cửa quần được vẽ canh sợi dọc (2.5-3)cm 3.5cm 4cm 5cm (16-18)cm (18-20)cm (18-20)cm (20-22)cm 2.5cm (1.5-2)cm 14 Cửa quần tay phải Cửa quần tay trái Cách chừa đường may Hình 1.7: Đường xẻ tra dây kéo
  15. 4.Cắt các chi tiết 4.1. Chừa đường may Đường đáy thân sau trên lưng quần chừa 3cm nhỏ dần xuống đáy còn 1cm Lưng quần chừa 1cm, lai vắt sổ không chừa đường may Sườn ống chừa 1.5cm 4.2. Cắt các chi tiết STT Tên chi tiết Số lượng Nguyên liệu Ghi chú 1 Thân trước 02 Vải chính Canh sợi dọc 2 Thân sau 01 Vải chính Canh sợi dọc 3 Lưng 02 Vải chính Canh sợi ngang 4 Đáp túi hông xéo 02 Vải chính Canh sợi ngang 5 Nẹp túi hông xéo 02 Vải chính Canh sợi dọc 6 Viền túi mổ 04 Vải chính Canh sợi xéo 7 Đáp túi mổ 02 Vải chính Canh sợi ngang 8 Passant 06 Vải chính Canh sợi dọc 9 Paget diễu 01 Vải chính Canh sợi dọc 15
  16. 10 Paget tra dây kéo 01 Vải chính Canh sợi dọc 11 Lót túi hông xéo 02 Vải lót Canh sợi dọc 12 Lót túi mổ 04 Vải lót Canh sợi dọc 13 Căng túi 02 Vải lót Canh sợi dọc 14 Lưng 01 Keo Canh sợi ngang 15 Nẹp túi 02 Keo Canh sợi dọc 16 Paget diễu 01 Keo Canh sợi dọc 16
  17. 5.Quy cách – yêu cầu kỹ thuật 17
  18. - Dư đường may phù hợp với nguyên liệu - Sản phẩm đúng hình dáng, kích thước, êm phẳng, vệ sinh, không rách - Các chi tiết, bộ phận đảm bảo đúng vị trí, hình dáng, kích thước, đối xứng - Đường may êm phẳng, bền chắc, đúng quy cách: + Đường may mí: 0,1 cm + Đường may diễu: 0,6 cm + Đường may chắp: 1 cm + Mật độ mũi may: 4 mũi chỉ/cm - Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ. 6. Phương pháp may 6.1.Phương pháp may - Gia công thân sau: + May chiết ly thân sau, sau đó là lật chiết về phía đũng. - Gia công túi hậu: + Sang dấu túi hậu theo mẫu + Ghim lót túi trên vào vị trí miệng túi trên thân quần + May cơi túi vào thân quần theo dấu phấn + Bấm miệng túi và may hãm góc túi + May mí miệng túi dưới + May mí chân viền vào lót túi trên + May mí chân đáp vào lót túi dưới + May lộn lót túi + May diễu lót túi + May chặn miệng túi và may mí miệng túi trên + Ghim đầu lót túi vào đường chân cạp + Là hoàn chỉnh túi May túi hai bên đối xứng và bằng nhau - Gia công thân trước: + May ly thân trước + Là lật ly về phía dọc quần - Gia công túi dọc chéo: Thường đươc áp dụng trên mẫu quần tây, quần short . . . - Vị trí miệng túi: Được xác định trên thân trước quần tây + Từ sườn hông đo vào 3 – 3,5 cm + Từ lưng xuống 3 – 4 cm + Miệng túi: 15 – 19 cm - Vải lót miệng túi (vải chính, canh dọc) + Đặt thân trước lên vải lấy dấu ngang eo, đường cong sườn hông vẽ vải lót miệng túi + Chiều ngang: 8 – 9 cm + Chiều dài: dài hơn miệng túi 2 cm - Vải túi: kate trắng + Đặt thân trước lên vải lấy dấu ngang eo, đường sườn hông vẽ vải túi giống túi thẳng (chỉ vẽ theo thân trước) 18
  19. - Cắt các chi tiết + 1 vải lót miệng túi + 1 cặp vải cặp miệng túi + 1 cặp vải túi - Cách may: (Các chi tiết được vắt sổ trước khi may) + Đặt 1 lớp vải túi nằm bên lề trái thân trước, đặt vải cặp miệng túi lên trên bề mặt thân trước (2 bề mặt úp vào nhau) + May 1 đường cách miệng túi 2 ly, bấm xéo miệng túi + Xếp vải cặp miệng túi vào trong, may mí 1 ly + May cặp miệng túi với vải túi + May diễu may túi 0,5 cm + May vải lót miệng túi lên vải túi, cách vải túi thân trước 1 cm may 1 đường + May đáy túi lần 1, lộn đáy túi + May chặn miệng túi trên + May miệng túi dưới + May sườn hông thân trước và thân sau, ủi rẽ + Xếp mí vải lót túi, may 1 ly + May đáy túi lần 2 + May chặn miệng túi dưới, ủi hoàn chỉnh * Yêu cầu: Khi may xong 2 túi phải bằng nhau, êm, không nhăn, không dạt, miệng túi không hở, diễu miệng túi phải thẳng, đều, không vặn. 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0