intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính (Nghề: Tin học văn phòng - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Chia sẻ: Hayato Gokudera | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

38
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính (Nghề: Tin học văn phòng - Trung cấp) là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được chia thành 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: tổng quan Microsoft PowerPoint; thiết kế nội dung trong các slide; định dạng các slide;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế trình diễn trên máy tính (Nghề: Tin học văn phòng - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NGOẠI NGỮ GIÁO TRÌNH Mô đun: THIẾT KẾ TRÌNH DIỄN TRÊN MÁY TÍNH NGHỀ : TIN HỌC VĂN PHÒNG
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU : MĐ 12
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Thiết kế trình diễn trên máy tính” được biên soạn theo Chương trình khung Tin học văn phòng đã được ban hành. Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực Công nghệ thông tin nói chung và ngành Tin học văn phòng ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề Tin học văn phòng đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Thiết kế trình diễn trên máy tính là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu tin học văn phòng trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Ninh bình, ngày .. tháng …năm 2018 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ThS. Nguyễn Bá Quân
  4. MỤC LỤC ................................................................................................................................ 1 Bài mở đầu : Tổng quan về Microsoft PowerPoint ............................................. 9 1. Tầm quan trọng của trình diễn ........................................................................... 9 2. Các nguyên tắc trong thiết kế trình diễn. ......................................................... 10 3. Giới thiệu một số phần mềm thiết kế trình diễn. ............................................. 13 4. Lựa chọn phần mềm thích hợp......................................................................... 15 Bài 1: Thiết kế nội dung trong các slide ............................................................. 18 1. Các bố cục của slide ......................................................................................... 18 2. Nhập văn bản.................................................................................................... 26 3. Chèn các đối tượng đồ hoạ vào slide ............................................................... 30 4. Chèn các ký hiệu đặc biệt vào slide. ................................................................ 36 5. Chèn các file âm thanh, hình ảnh vào slide ..................................................... 38 Bài 2: Định dạng các slide .................................................................................... 44 1. Định dạng văn bản, nền slide, phối màu .......................................................... 44 1.1. Định dạng văn bản...................................................................................... 44 1.2. Định dạng 1nền Slide ................................................................................. 48 1.3. Phối màu cho Sile ....................................................................................... 51 2. Định dạng các đối tượng đồ hoạ, sơ đồ, biểu đồ.............................................. 53 2.1. Thanh công cụ Drawing. ............................................................................ 54 2.2. Thanh công cụ Picture. ............................................................................... 59 2.3. Thanh công cụ WordArt............................................................................. 62 2.4. Thanh công cụ Organization Chart. ........................................................... 65 3. . Công cụ Slide Master. .................................................................................... 73 3. Lưu định dạng Slide Master. ............................................................................ 78 Bài 3: Hiệu ứng trình diễn.................................................................................... 80 1. Hiệu ứng cho các đối tượng trong slide ........................................................... 80 1.1. Hiệu ứng hình ảnh ...................................................................................... 80 1.2. Hiệu ứng âm thanh ..................................................................................... 86 1.3. Hiệu ứng văn bản ....................................................................................... 89 1.4. Hiệu ứng cho video .................................................................................... 92 1.5. Hiệu ứng cho biểu đồ ................................................................................. 96 1.6. Thứ tự xuất hiện các đối tượng hiệu ứng ................................................... 98 1.7. Chế độ kích hoạt hiệu ứng.......................................................................... 99 2. Hiệu ứng lật trang slide .................................................................................. 100 Bài 4: Một số công cụ khác ................................................................................ 104 1. Sao chép slide, sao chép đối tượng ................................................................ 104 1.1. Sao chép các đối tượng trong cùng một slide .......................................... 104 2. Sao chép các slide từ trang trình diễn khác.................................................... 107 2.1. Sao chép các slide từ bản trình chiếu khác .............................................. 108 2.2. Sao chép nội dung từ file word, các file text ........................................... 108 3. Header và Footer. ........................................................................................... 109 4. AutoCorrect. ................................................................................................... 111 5. Dịch chuyển tiêu đề với outlining bar ............................................................ 115 Bài 5: Trình diễn ................................................................................................. 118 1. Trình diễn thành phần Custom show ............................................................ 118
  5. 2. Trình diễn tự động .......................................................................................... 119 3. Các công cụ trong khi trình diễn .................................................................... 121 3.1. Dùng bút màu đánh dấu ........................................................................... 121 3.2. Chuyển đến một trang bất kỳ trong khi trình diễn ................................... 123 3.3. Đặt chế độ màn hình trong khi trình diễn. ............................................... 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 135
  6. MÔ ĐUN: THIẾT KẾ TRÌNH DIỄN TRÊN MÁY TÍNH Tên mô đun:Thiết kế trình diễn trên máy tính Mã mô đun: MĐ 12 Thời gian thực hiện mô đun: 60 Giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 38 giờ; Kiểm tra: 2 Giờ) I. Vị trí tính chất mô đun: - Vị trí của mô đun: Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung. - Tính chất của mô đun: Là mô đun cơ sở. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được các ứng dụng của kỹ thuật trình chiếu trên phần mềm Power point. + Trình bày được các loại hiệu ứng trình chiếu Power Point trong bộ Microsoft Office - Kỹ năng: + Thao tác được các công cụ trong các hệ trình chiếu, tạo được các bản trình chiếu chuyên nghiệp; + Trình diễn được bản trình chiếu vừa thiết kế và sử dụng tốt các chức năng trong khi trình chiếu; + Sử dụng được phần mềm thiết kế trình diễn trên máy tính; + Thiết kế được các bản báo cáo chuyên môn, chuyên đề, bài tập lớn hoàn thiện, chuyên nghiệp; + Thiết lập được các tính năng trình diễn chuyên nghiệp, trình diễn, thuyết trình mạch lạc, rõ ràng; + Sử dụng được các chức năng chuyên biệt trong khi show bản trình diễn; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập. + Cần cù, chủ động trong học tập, đảm bảo an toàn trong học tập. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Thực hành, thí Kiểm Tên các bài trong mô đun Tổng Lý TT nghiệm, thảo tra số thuyết luận, Bài tập Bài 1: Tổng quan 3 3 về Microsoft PowerPoint 1. Tầm quan trọng của trình 0,5 0,5 diễn 1 2. Các nguyên tắc trong thiết kế 1 1 trình diễn 3. Giới thiệu một số phần mềm 1 1 thiết kế trình diễn 4. Lựa chọn phần mềm thích hợp 0,5 0,5
  7. Bài 2: Thiết kế nội dung trong 13 4 9 các slide 1. Các bố cục của slide 3 1 2 2. Nhập văn bản 3 1 2 3. Chèn các đối tượng đồ hoạ 3 1 2 2 vào slide 4. Chèn các ký hiệu đặc biệt vào 1,5 0,5 1 slide 5. Chèn các file âm thanh, hình 3,5 0,5 2 ảnh vào slide Bài 3: Định dạng các slide 10 3 7 1. Định dạng văn bản, nền slide, 4 1 3 phối màu 1.1. Định dạng văn bản 1,5 0,5 1 1.2. Định dạng nền Slide 1,25 0,25 1 1.3. Phối màu cho Sile 1,25 0,25 1 2. Định dạng các đối tượng đồ 4 1 3 3 hoạ, sơ đồ, biểu đồ 2.1. Thanh công cụ Drawing 1,25 0,25 1 2.2. Thanh công cụ Picture 0,75 0,25 0,5 2.3. Thanh công cụ WordArt 1,25 0,25 1 2.4. Thanh công cụ 0,75 0,25 0,5 Organization Chart 3. Công cụ Slide Master 2 1 1 Bài 4: Hiệu ứng trình diễn 16 4 11 1 1. Hiệu ứng cho các đối tượng 9 2 6 1 trong slide 1.1. Hiệu ứng hình ảnh 1,5 0,5 1 1.2. Hiệu ứng âm thanh 1,25 0,25 1 1.3. Hiệu ứng văn bản 1,25 0,25 1 1.4. Hiệu ứng cho video 1,25 0,25 1 4 1.5. Hiệu ứng cho biểu đồ 0,75 0,25 0,5 1.6. Thứ tự xuất hiện các đối 0,75 0,25 0,5 tượng hiệu ứng 1.7. Chế độ kích hoạt hiệu ứng 1,25 0,25 1 2. Hiệu ứng lật trang slide 7 2 5 2.1. Hiệu ứng hình ảnh 3 1 2 2.2. Hiệu ứng âm thanh 1,5 0,5 1 2.3. Chế độ kích hoạt hiệu ứng 1,5 0,5 1 4 Bài 5: Một số công cụ khác 8 3 5 1. Sao chép slide, sao chép đối 2 1 1 tượng 1.1. Sao chép các đối tượng 1,25 0,5 0,75 trong cùng một slide 1.2. Sao chép slide 1,25 0,5 0,75 2. Sao chép các slide từ trang 2 1 1
  8. trình diễn khác 2.1. Sao chép các slide từ bản 1,25 0,5 0,75 trình chiếu khác 2.2. Sao chép nội dung từ file 1,25 0,5 0,75 word, các file text 3. Header và Footer 1 0,25 0,75 4. AutoCorrect 1 0,25 0,75 5. Dịch chuyển tiêu đề với 1 0,5 0,5 outlining bar Bài 6: Trình diễn 10 3 6 1 1. Trình diễn thành phần 3 1 2 Custom show 2 1 1 2. Trình diễn tự động 5 3. Các công cụ trong khi trình 4 1 3 diễn 4. Thiết lập các thông số trình 6 2 3 1 diễn Cộng 60 20 38 2
  9. Bài mở đầu : Tổng quan về Microsoft PowerPoint Mã bài MĐ 12-01 Giới thiệu: Microsoft PowerPoint được xem là công cụ hỗ trợ thuyết trình nhiều tính năng nhất hiện nay. Các đối tượng mà PowerPoint phục vụ rất đa dạng, từ nhân viên văn phòng, giáo viên, sinh viên, học sinh, trình dược viên, nhân viên kinh doanh cho đến chính trị gia. PowerPoint thậm chí còn được coi là phần mềm thống trị giới kinh doanh, khi mà mọi bước của các dự án kinh doanh đều liên quan đến PowerPoint: từ khâu đề ra chiến lược, trình bày chiến lược, lập kế hoạch chi tiết, đến việc cập nhật và báo cáo tiến độ, cho tới khâu cuối cùng là báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm và đưa ra kết luận Mục tiêu: - Trình bày được kiến thức chung về sự ra đời, mục đích ra đời của Microsoft PowerPoint - Trình bày được tầm quan trọng và nguyên tắc thiết kế trình diễn - Nhận thức về bản quyền phần mềm. - Trình bày được một số phần mềm thiết kế trình diễn. Nội dung chính: 1. Tầm quan trọng của trình diễn Microsoft PowerPoint được xem là công cụ hỗ trợ thuyết trình nhiều tính năng nhất hiện nay. Các đối tượng mà PowerPoint phục vụ rất đa dạng, từ nhân viên văn phòng, giáo viên, sinh viên, học sinh, trình dược viên, nhân viên kinh doanh cho đến chính trị gia. PowerPoint thậm chí còn được coi là phần mềm thống trị giới kinh doanh, khi mà mọi bước của các dự án kinh doanh đều liên quan đến PowerPoint: từ khâu đề ra chiến lược, trình bày chiến lược, lập kế hoạch chi tiết, đến việc cập nhật và báo cáo tiến độ, cho tới khâu cuối cùng là báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm và đưa ra kết luận. Những lợi ích nổi bật Tính tiện dụng và linh hoạt PowerPoint là ứng dụng được tích hợp trong bộ Microsoft Office, dễ học, dễ sử dụng và dễ chia sẻ. Một file thuyết trình PowerPoint có thể được thiết kế với vô số định dạng và phong cách mang dấu ấn riêng của người thực hiện. Điều này khuyến khích tính sáng tạo của người thuyết trình để lựa chọn áp dụng các dữ liệu, thông tin và cách thể hiện phù hợp với cử tọa và các yêu cầu cụ thể của bài thuyết trình.
  10. Thu hút sự chú ý của khán giả Thuyết trình bằng PowerPoint dễ dàng thu hút sự chú ý của cử tọa, tạo bầu không khí mà diễn giả mong muốn thông qua việc sử dụng kết hợp các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh và video. Công cụ hình ảnh tuyệt vời PowerPoint là công cụ thuyết trình hỗ trợ đa phương tiện rất mạnh, trang bị đầy đủ các hiệu ứng tiên tiến. Gần như mọi thứ có thể số hóa đều có thể đưa vào slide PowerPoint. Vì vậy, slide PowerPoint có thể là sản phẩm tích hợp của nhiều yếu tố: ngôn từ, hình ảnh, đồ họa 3D, ghi âm giọng nói, hiệu ứng âm thanh và hình ảnh động được sử dụng một cách sáng tạo để làm sinh động thêm các cuộc trao đổi, tăng chất lượng bài giảng, tăng tính thuyết phục cho phần trình bày, làm phong phú thêm các nghiên cứu và báo cáo… Riêng đối với những cán bộ giảng dạy, PowerPoint có thể sử dụng để tăng hiệu quả của lớp học và áp dụng được với tất cả mọi môn học. Lợi ích lớn của việc sử dụng PowerPoint là giáo viên có thể soạn thảo bài giảng và tái sử dụng cho những lần giảng sau. Nhờ PowerPoint, giáo viên tiết kiệm thời gian cung cấp các tài liệu hướng dẫn, viết lên bảng, nhắc lại các thông điệp… PowerPoint giúp làm phong phú thông tin trong bài học, làm việc trình bày linh hoạt nhưng lại rất quy củ. Ngoài ra các điểm chính của bài học có thể được nhấn mạnh để dễ ghi nhớ bằng việc sử dụng hình ảnh đồ họa, hình ảnh động hay âm thanh. Sinh viên ngày nay rất nhạy bén với công nghệ mới, các công cụ giáo dục kết hợp với công nghệ như PowerPoint sẽ nâng cao mức tương tác và tham gia của sinh viên trong lớp học. 2. Các nguyên tắc trong thiết kế trình diễn. Nguyên tắc thiết kế Sau khi đã chuẩn bị được thông điệp với các ý tưởng chính cần trình bày, thiết kế là cách để biến những ý tưởng đó thành hiện thực. Cần nhắc lại một lưu ý cơ bản khi thiết kế bài thuyết trình khoa học là: chỉ bắt tay vào thiết kế sau khi đã có một thông điệp được chuẩn bị tương đối chặt chẽ.
  11. Khi bắt đầu thiết kế, lại cần nhớ thêm một nguyên tắc: không sử dụng một yếu tố kĩ thuật vì đặc tính kĩ thuật của nó, mà sử dụng các yếu tố kĩ thuật tuỳ theo mục đích cần đạt được. Việc các đặc tính kĩ thuật trình chiếu bị sử dụng sai mục đích sẽ làm giảm hiệu quả truyền đạt thông điệp chính của bài thuyết trình, đặc biệt là khi người thiết kế không kiểm soát được mức độ khai thác các yếu tố động trong bản phim. Những nguyên tắc vàng của một bài thuyết trình khoa học là: + Sáng sủa; + Mạch lạc; + Dễ đọc; + Đơn giản; Để thiết kế được bài thuyết trình đáp ứng được các nguyên tắc trên, ngoài một thông điệp tốt còn cần phải làm chủ được các quy trình và kĩ thuật sau: sử dụng mẫu thiết kế; sử dụng màu sắc; sử dụng phông chữ; trình bày chữ viết; sử dụng hình ảnh; sử dụng các bảng và hình; sử dụng các sơ đồ; sử dụng các kiểu chuyển bản phim (transition); sử dụng các hiệu ứng động (animation). Sử dụng mẫu thiết kế Thường phần mềm thiết kế trình chiếu có nhiều bộ mẫu thiết kế khác nhau về phông nền và cách sắp đặt cách thành phần trong bản phim. Những người dùng chuyên sâu có thể tự tạo cho mình những bộ mẫu thiết kế riêng, tuỳ theo từng mục đích thuyết trình. Khi sử dụng các mẫu thiết kế cần quan tâm đến một số vấn đề sau: + Chỉ dùng một mẫu duy nhất cho một bài thuyết trình; + Mẫu sử dụng phải phù hợp với nội dung trình bày, hoặc có thể ưu tiên cho một mẫu "trung tính"; + Lưu ý một số lỗi thiết kế có thể có trong các bộ mẫu được giới thiệu; + Hạn chế thay đổi phông nền bản phim; + Thường không có các thành phần gây phân tán sự chú ý của cử toạ. Sử dụng màu sắc
  12. Ưu tiên sử dụng các nền có màu đồng nhất hơn là nền có màu phân tán hoặc có nhiều thành phần khác chèn vào (hình ảnh, biểu tượng,...). Màu chữ và màu nền cần có độ tương phản tốt để có thể đọc rõ chữ viết và thấy rõ hình ảnh. Dự kiến trước một sự khác biệt nhỏ (thậm chí nhiều nếu thiết bị chiếu không tốt) về màu sắc trên bản thiết kế so với thực tế qua máy chiếu. Thông thường màu trên máy chiếu nhạt hơn so với bản thiết kế. Sử dụng phông chữ Sử dụng bộ phông chữ tiếng Việt Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Nên dùng các kiểu chữ cổ điển tiêu chuẩn, với các kí tự được tách rời rõ ràng với nhau (Arial, Courrier, Tahoma, Times New Roman, Verdana,...). Nên dùng chủ yếu các kiểu chữ không chân (sans serif) như Arial, Tahoma, Verdana cho các bài trình chiếu, vì kiểu chữ có chân (serif) dễ bị mất nét khi phóng lớn, rất khó đọc. Riêng với các đoạn chữ viết tương đối dài, nên dùng kiểu chữ có chân (như Times New Roman). Hình chữ (đứng, đậm, nghiêng, gạch chân,...) và loại chữ (in thường, in hoa) nên dùng có cân nhắc: + Chữ in đậm: dùng cho các ý cần nhấn mạnh, nhưng không in đậm quá nhiều; chữ in nghiêng: dùng cho các đoạn trích dẫn nguyên văn và các ví dụ; + CHỮ IN HOA: tránh viết in hoa toàn bộ câu, chỉ viết in hoa chữ cái đầu âm tiết theo đúng quy định bình thường; + Chữ gạch chân: hạn chế, nói chung là không nên dùng. Trình bày chữ viết Cỡ chữ sử dụng trong bài trình chiếu phải tương đồng từ bản phim này qua bản phim khác, tránh thay đổi kích cỡ một cách tuỳ ý, đặc biệt là các phần tựa của mỗi bản phim hay mỗi mục nội dung. + Tựa của bản phim: cỡ chữ khoảng 38-44 pt. + Tựa của mỗi mục và chữ viết: cỡ chữ khoảng 24-32 pt. + Không nên dùng cỡ chữ quá nhỏ cho thông tin chính (bài thuyết trình), vì cử toạ sẽ không nhìn thấy được từ xa, đồng thời làm mất cân đối bản phim; cũng
  13. không sử dụng cỡ chữ quá to cho các thông tin phụ (đầu và chân bản phim) vì làm phân tán sự chú ý của cử toạ. + Tên các tác giả được trích dẫn có thể thu nhỏ hơn cỡ chữ đang dùng trong cùng ý. + Tuyệt đối không cắt ngang đoạn văn bản từ bản phim trước để tiếp tục trình bày trong bản phim sau. Vị trí trình bày của chữ viết cần có những lưu ý sau: + Đặt tựa ngắn gọn, độc đáo; + Sử dụng bình quân sáu dòng văn bản trong mỗi bản phim; + Nội dung mỗi dòng cần cô đọng ở những ý cơ bản nhất của ý cần trình bày, + Không nhất thiết phải viết câu hoàn chỉnh về ngữ pháp mà có thể rút gọn thành một ngữ hay tổ hợp ngữ danh/động từ, và do đó càng nên tránh động tác chép-dán nguyên vẹn bản văn từ bài viết qua bài thuyết trình; + Sử dụng dấu chấm tròn (thường dùng cho danh sách liệt kê) ở đầu mỗi dòng để dễ phân biệt; + Không dùng dấu chấm câu ở mỗi cuối dòng; + Nên giữ đúng cách dàn trang đã lập sẵn trong các bộ mẫu thiết kế; + Canh biên chữ viết từ trái qua phải; + Sắp xếp các ý với một khoảng cách đủ rộng và thoáng; + Không để chữ viết lấn sát ra các biên trên, dưới, trái, phải của bản phim; + Hạn chế trình bày chữ theo chiều đứng, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. 3. Giới thiệu một số phần mềm thiết kế trình diễn.  Powerpoint Thông dụng nhất, phổ biến nhất đây là một ứng dụng tạo slide trình chiếu chuyên nghiệp không thể thiếu cho học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng. Powerpont là ứng dụng tạo slide trình chiếu nằm trong bộ ứng dụng của Microsoft office do Microsoft cung cấp. Có lé, đây là ứng dụng chẳng còn xa lạ gì đối với học sinh sinh viên và cả những người đi làm bởi các tính năng tuyệt vời mà
  14. Powerpoint có, cộng thêm tài nguyên phong phú được chia sẻ miễn phí trên internet, quan trọng nhất là môi trường làm việc trên ứng dụng này thật sự thân thiện với người dùng. Bằng cách khám phá và sử dụng Powerpoint có thể tạo ra những slide trình chiếu chuyên nghiệp nhất dù ở lĩnh vực gì. Có thể nói rằng phần mềm Powerpoint của Microsoft là ứng dụng tạo slide trình chiếu phổ biến nhất và tuyệt vời nhất bởi tính năng và cách sử dụng của nó vô cùng đơn giản và dễ dàng đến với người sử dụng dẫu chưa từng học cách sử dụng ứng dụng này vẫn có thể tạo ra những trang slide trình chiếu ấn tượng. Nếu đang không biết phải làm thế nào cho bài thuyết trình của mình trở nên đa dạng và ấn tượng thì hãy nhờ đến ứng dụng Powerpoint, tất cả sự đơn giản và phổ biến đều tập hợp ở đây.  Prezi Cũng giống như phần mềm đầu tiên Powerpoint, ứng dụng Prezi cũng là một ứng dụng tạo slide trình chiếu vô cùng ấn tượng, điều quan trọng hơn nó hoàn toàn miễn phí. Nó sẽ giúp bạn tạo ra những slide trình chiếu chuyên nghiệp, hấp dẫn và vô cùng sinh động dưới dạng hoạt hình. Prezi là một ứng dụng tương thích cho hệ điều hành với rất nhiều các tính năng hấp dẫn để tạo slide trình chiếu, đồng thời các Template vô cùng độc đáo cho bạn thoải mái lựa chọn, thêm vào đó là hiệu ứng ấn tượng đến không ngờ. Với những tính năng tuyệt vời mà ứng dụng tạo slide trình chiếu Prezi đem lại cho bạn, bạn sẽ thực sự tạo ra một bộ tài liệu thuyết trình ấn tượng và đẹp mắt đến từng chi tiết, bởi tài nguyên của phần mềm này sẽ khiến bạn thật sự ngạc nhiên đấy. Tuy nhiên, lợi ích nhiều cũng đi đôi với nhược điểm, Prezi khá khó sử dụng đối với những người chưa biết gì về công nghệ và tuy là ứng dụng tạo slide trình chiếu miễn phí nhưng nó chỉ cho phép bạn sử dụng 100MB cho một bài chình chiếu mà thôi.  Impress Đây là một ứng dụng tạo slide trình chiếu trong bộ phần mềm OpenOfice.org, tương tự những ứng dụng tạo slide trình chiếu ở trên, Impress cũng là ứng dụng có khả năng tạo slide trình chiếu với những layout, template, hiệu ứng độc đáo, người dùng có thể thỏa sức sáng tạo với những slide trình chiếu của mình. Điều quan trọng nhất, có lẽ đây sẽ là ứng dụng tạo slide trình chiếu được đông đảo người dân Việt Nam sử dụng bởi nó hoàn toàn được Việt hóa, thích hợp và sử
  15. dụng một cách dễ dàng. Việc tạo ra một bài trình chiếu với bố cục ấn tượng và nội dung chỉn chu sẽ thật khó nếu bạn mới chỉ bắt đầu thực hiện. Và còn gì có thể tuyệt vời hơn khi tất cả các công cụ đôi khi khó hiểu đã được việt hóa để bạn được sử dụng một cách dễ dàng.  Flair Flair là một ứng dụng tạo slide trình chiếu chuyên nghiệp, là một ứng dụng được xây dựng và cung cấp bởi Wildform. Ứng dụng tạo slide trình chiếu này đặc biệt ở chỗ nó có thể ghi lại trực tiếp các video, audio cho việc thuyết trình đạt hiệu quả cao. Với phần mềm trình chiếu Flair bạn có thể thỏa sức sáng tạo với các slide trình chiếu của mình bởi tính đa dạng về các công cụ hỗ trợ giúp bạn có những điểm nhấn thật ấn tượng cho bài thuyết trình của mình. Và hãy yên tâm rằng phần mềm này không hề khó sử dụng cho dù bạn là tay ngang mới bắt đầu tạo những slide trình chiếu của mình. Thật tuyệt vời phải không khi đây là một ứng dụng tạo slide trình chiếu hoàn toàn miễn phí và bạn có thể thỏa sức sáng tạo với nó mà không tốn gì. 4. Lựa chọn phần mềm thích hợp. Chắc hẳn ai cũng biết bộ phần mềm văn phòng nổi tiếng của Microsoft là Microsoft Office. Bộ phần mềm này cung cấp các phần mềm liên quan tới công việc văn phòng thường ngày như soạn thảo văn bản, xử lý bảng biểu, thiết kế bài giảng, quản lý dữ liệu,.v.v. Từ năm 1998, MS Office đã trở thành một công cụ không thể thiếu và là duy nhất ở các văn phòng hiện đại (nên nhớ tới tận năm 1995 Việt Nam mới có Internet. Công việc văn phòng chủ yếu dùng sức người và hồ sơ giấy là chính). Trong giai đoạn 1998 – 2003, bộ Office đã không ngừng được hoàn thiện, trau chuốt để có thể đánh bật tất cả các đối thủ xuất hiện sau này (nổi tiếng nhất có lẽ là OpenOffice.org vì giao diện cực giống với MS Office). Năm 2006, Microsoft cho ra đời bản Office 2007 (code name: Office 11). Tuy nhiên, cũng giống như Windows Vista, Office 2007 tuy có thay đổi rất lớn về giao diện và tính năng nhưng cũng chứa cực nhiều lỗi và hoạt động không ổn định so với Office 2003. Năm 2009, bản Office 2010 ra đời, chính thức thay thế Office 2007, chạy cực kỳ ổn định và rất ít lỗi ảnh hưởng trực tiếp tới người dùng.
  16. Phần mềm Microsoft PowerPoint cho phép bạn tạo dựng những Slide (lát cắt) thể hiện những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng. MS PowerPoint thường được dùng để xây dựng bài giảng điện tử, thuyết trình, thậm chí là để quảng cáo, làm phim hoạt hình và trình diễn ảnh. Đối thủ chính của PowerPoint là Adobe Flash, nhưng PowerPoint thì cực kỳ dễ sử dụng và hiệu chỉnh. Còn Flash thì chỉ dành cho người dùng hiểu biết về nó mà thôi. Mở PowerPoint lên, bất kỳ phiên bản nào, có thể bạn sẽ thấy choáng ngợp trước hàng loạt nút bấm, nhưng chỉ sau 5 phút, bạn đã tìm ra thứ mình cần. Mở Flash lên, bạn sẽ lạc ngay lập tức trước một rừng nút bấm, textbox, thuộc tính và không có bất kỳ một dòng nào hướng dẫn cả. 1-0 nghiêng về PowerPoint. Flash cho phép bạn vẽ hình, thêm chữ rồi sau đó thêm chuyển động vào cho hình đó bằng những đoạn mã Action Script (phiên bản mới 3.0). Như vậy đòi hỏi người dùng phải biết sử dụng Action Script, mà nó thì giống như một ngôn ngữ lập trình vậy. Hoàn toàn không có một mẫu sẵn có nào, bạn bắt buộc phải viết mới hoàn toàn các chuyển động, hiệu ứng. Vì đó là một ngôn ngữ lập trình, nên bạn hoàn toàn có thể sáng tạo ra bất kỳ kiểu chuyển động hay hiệu ứng nào mà bạn nghĩ ra trong đầu. Còn PowerPoint thì khác. Khi muốn thêm chuyển động cho object (vật thể), bạn chỉ cần add vào thông qua các chuyển động sẵn có. Chỉ cần click và xem thử. Thế là xong. Nhưng như thế thì chỉ giới hạn với những chuyển động được cung cấp sẵn. Bạn không thể tự sáng tạo ra chuyển động mới. Nhưng để thêm một chuyển động sẵn có thì cực kỳ dễ. Còn làm cho chuyện động đó đẹp như thế nào là tùy thuộc vào bạn. Vậy thì 2-0 nghiêng về PowerPoint Nói tóm lại, PowerPoint là một chương trình biên tập presentation (trình diễn) rất tốt cho những người thích nhanh chóng, tiện lợi nhưng cũng rất đẹp và chuyên nghiệp. Còn Adobe Flash thì dành cho những ai muốn làm một presetation thật độc đáo, với những hiệu ứng mà PowerPoint không đời nào làm nổi, hoặc với những chuyển động “chỉ có thể dựa vào code (mã)” (Flash còn được dùng để làm banner
  17. (bảng hiệu, tiêu đề hoặc hình minh họa thường thấy ở đầu các trang web), hoặc dùng làm minigame, làm animation (hoạt hình),.v.v. Flash có thể nói là không có giới hạn)
  18. Bài 1: Thiết kế nội dung trong các slide Mã bài MĐ 12-01 Giới thiệu: Phần mềm Microsoft PowerPoint cho phép thiết kế tạo dựng những Slide (lát cắt) thể hiện những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng. MS PowerPoint thường được dùng để xây dựng bài giảng điện tử, thuyết trình, thậm chí là để quảng cáo, làm phim hoạt hình và trình diễn ảnh Mục tiêu của bài: - Trình bày được cách nhập văn bản trong Slide; - Thực hiện được các cách nhập văn bản và các đối tượng khác vào trong slide, bố trí vị trí của các đối tượng trong slide; - Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập. Nội dung chính: 1. Các bố cục của slide Bố cục slide PowerPoint là gì? Bố cục slide PowerPoint là một sự kết hợp và sắp xếp các đối tượng trong một slide. Bạn có thể chọn một bố cục được có sẵn trong PowerPoint và bắt đầu thêm nội dụng của mình để tạo ra một slide. Các theme của PowerPoint bao gồm nhiều bố cục slide. Trong hình chụp màn hình bên dưới, bạn có thể thấy các loại bố cục slide để chọn và những bố cục này bao gồm trong theme PowerPoint của Simplicity, có sẵn trong Graphic River.
  19. Những bố cục slide được thiết kế chuyên nghiệp và có trong bộ theme PowerPoint của Simplicity. Một bố cục slide có thể đơn giản như là một chủ đề, nằm giữa trong một slide. Một bố cục cũng có thể có những sự kết hợp phức tạp của những hộp văn bản, hình ảnh và đồ họa. Sử dụng một số lượng những bố cục trang để tạo ra sự đa dạng trong những bài thuyết trình PowerPoint của bạn. Cách nhanh chóng tạo ra những bố cục slide trong PowerPoint
  20. Cách thay đổi bố cục PowerPoint Để thay đổi bố cục PowerPoint, Hãy vào tab Home trên thanh ribbon của PowerPoint. Chọn mục Layout có mũi tên xổ xuống. PowerPoint sẽ sổ xuống một menu với các ô thumbnail cho mỗi bố cục khác nhau trong mỗi chủ đề: Chọn một bố cục trang bằng cách click chuột vào nhãn Layout xổ xuống trong tab Home. Để thay đổi một bố cục, ta chỉ cần đơn giản click chuột vào một trong những ô thumbnail này để áp dụng chọn một bố cục. Giao diện slide trong phần làm việc chính sẽ thay đổi theo bố cục slide đã chọn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2