Giáo trình Thực hành Điều dưỡng cơ sở 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 1
download
Giáo trình "Thực hành Điều dưỡng cơ sở 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được định nghĩa, chỉ định, chống chỉ đinh và những lưu ý thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh; biết được những lưu ý thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh; thực hiện được quy trình của từng kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng; thực hiện các kỹ thuật thực hành một cách an toàn và hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực hành Điều dưỡng cơ sở 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 2 NGÀNH/ NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUI Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 1 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục dích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI NÓI ĐẦU Điều dưỡng cơ sở gồm những kiến thức, kỹ năng cơ bản là nền tảng liên quan đến các quá trình chăm sóc người bệnh. Môn học thực hành Điều dưỡng cơ sở 2 là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo ngành điều dưỡng, nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thiết yếu để thực hiện công việc chăm sóc sức khỏe một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Trong môn học này, sinh viên sẽ được tiếp cận với nhiều nội dung quan trọng và thực hành các kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh. Qua môn học này sinh viên sẽ không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn rèn luyện kỹ năng thực hành một cách thành thạo, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân, góp phần vào sự phát triển chuyên môn của ngành điều dưỡng. Tài liệu này được biên soạn gồm các chủ đề nội dung bám sát mục tiêu môn Điều dưỡng cơ sở của chương trình đào tạo Cử nhân điều dưỡng do Bộ Y tế và Bộ thương binh lao động – xã hội ban hành. Tài liệu được biên soạn do nhóm giảng viên Bộ môn điều dưỡng – Khoa Y trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn Giáo trình thực hành Điều dưỡng cơ sở 2 dành riêng cho người học trình độ Cao đẳng. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1. Kỹ thuật đặt và nuôi ăn qua sonde mũi - dạ dày, kỹ thuật hút dịch dạ dày Bài 2. Kỹ thuật lấy các mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm Bài 3. Kỹ thuật rửa dạ dày Bài 4. Kỹ thuật rửa bàng quang Bài 5. Kỹ thuật mang găng vô khuẩnvà tháo găng nhiễm Bài 6. Kỹ thuật đặt tiểu Bài 7. Kỹ thuật hút đàm dãi cho người bệnh Bài 8. Kỹ thuật thở oxy cho người bệnh Bài 9. Các phương pháp vận chuyển người bệnh Bài 10. Sơ cứu vết thương chảy máu Bài 11. Kỹ thuật cố định các loại xương gãy 3
- Bài 12. Kỹ thuật cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn Bài 13. kỹ thuật thụt tháo và thụt giữ Bài 14. Kỹ thuật chườm nóng – chườm lạnh Bài 16. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch và truyền dịch tĩnh mạch bằng máy Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Cà Mau, ngày tháng năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên. Nguyễn Thị Lan 2. Lê Chí Tựu 3. Nguyễn Tiết Diễm Đoan 4. Cao Phương Nam 5. Lê Minh Thơi 6. Lâm Khánh Linh 7. Võ Thị Thu Thuỷ 8. Lâm Khánh Linh 9. Huỳnh Linh Út 4
- MỤC LỤC 5
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 1. Tên mô đun: THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 2 2. Mã mô đun: MH28 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2. Tính chất: Sinh viên cần nắm vững môn học thực hành Điều dưỡng cơ sở 2 là điều kiện tiên quyết để học mô đun này. Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm cho người học liên quan đến hoạt động chăm sóc người bệnh, gồm có: thành thạo phương pháp soạn dụng cụ và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh toàn diện. Qua đó, người học đang học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và thực tế thuộc lĩnh vực chăm sóc. 3.3. Ý nghĩa và vai trò: là môn học bắt buộc trong chương trình cao đẳng nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, và kỹ năng giao tiếp thông thường. Sinh viên sẽ được thực hành các kỹ thuật điều dưỡng quan trọng. Việc thực hành này giúp sinh viên tự tin và thành thạo trong công việc. Nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân: Bằng cách nắm vững các kỹ thuật điều dưỡng, sinh viên có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt hơn, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. Môn học giúp sinh viên hiểu rõ cách phối hợp và hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc của toàn bộ đội ngũ y tế. Môn học là bước chuẩn bị quan trọng để sinh viên trở thành những điều dưỡng viên chuyên nghiệp, sẵn sàng đối mặt với các thách thức trong môi trường làm việc thực tế. 4. Mục tiêu mô đun: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được định nghĩa, chỉ định, chống chỉ đinh và những lưu ý thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh. A2. Trình bày được những lưu ý thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh. 4.2. Về kỹ năng: B1. Thực hiện được quy trình của từng kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng. 6
- B2. Thực hiện các kỹ thuật thực hành một cách an toàn và hiệu quả. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Tươm tất, gọn gàng, khẩn trương, chia sẻ, đồng cảm khi chăm sóc người bệnh. C2. Cân nhắc đưa ra quyết định chăm sóc người bệnh. C3. Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. 5. Nội dung mô đun Thời gian (giờ) TÊN BÀI STT GIẢNG Thực Tổng số Lý thuyết Kiểm tra hành Kỹ thuật đặt và nuôi ăn qua sonde 1 mũi - dạ 6 0 6 3 dày, kỹ thuật hút dịch dạ dày Kỹ thuật lấy các mẫu 2 bệnh phẩm 3 0 3 làm xét nghiệm Kỹ thuật 3 3 0 3 rửa dạ dày Kỹ thuật 4 rửa bàng 3 0 3 quang Kỹ thuật mang găng 5 vô khuẩn và 3 0 3 tháo găng nhiễm 7
- Thời gian (giờ) TÊN BÀI STT GIẢNG Thực Tổng số Lý thuyết Kiểm tra hành Kỹ thuật đặt 6 6 0 6 thông tiểu Kỹ thuật hút 7 đàm dãi cho 6 0 6 người bệnh Kỹ thuật 8 thở oxy cho 6 0 6 người bệnh Các phương pháp vận 9 3 0 3 chuyển người bệnh Sơ cứu vết 10 thương chảy 3 0 3 máu Kỹ thuật cố 11 định các loại 3 0 3 xương gãy Kỹ thuật cấp cứu 12 ngưng hô 3 0 3 hấp tuần hoàn Kỹ thuật 13 thụt tháo và 3 0 3 thụt giữ Kỹ thuật chườm 14 3 0 3 nóng, chườm lạnh 8
- Thời gian (giờ) TÊN BÀI STT GIẢNG Thực Tổng số Lý thuyết Kiểm tra hành Kỹ thuật lấy 15 máu động 3 0 3 mạch Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch và 16 3 0 3 truyền dịch tĩnh mạch bằng máy 3 TỔNG 60 0 60 6. Điều kiện thực hiện mô đun 6.1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị máy móc: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo trình, giáo án, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực tập. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: 9
- Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2 1 Sau 27 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2 Báo cáo C1, C2, C3 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2 1 Sau 36 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2 Báo cáo C1,C2 Kết thúc môn Viết Tự luận và A1, A2 1 Sau 60 giờ học trắc nghiệm B1, B2 C1, C2, C3 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ 10
- số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Điều dưỡng. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép, thực hành và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Y tế (2016), Điều dưỡng cơ bản, Nhà xuất bản Y học 2016. 2. Bộ Y tế (2007), Điều dưỡng cơ bản 1-2, Nhà xuất bản Y học 2007. 3. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn. 4. Bộ y tế - Bộ Tài nguyên Môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/ TTLT – BYT-BTMMT về quản lý chất thải y tế. 5. Bộ y tế (2017), Quyết định số 3916/QĐ-BYT về việc phê duyệt các Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh. 11
- BÀI 1. KỸ THUẬT ĐẶT VÀ NUÔI ĂN QUA SONDE MŨI - DẠ DÀY, KỸ THUẬT HÚT DỊCH DẠ DÀY GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 giới thiệu về kỹ thuật đặt và nuôi ăn qua sonde mũi - dạ dày là một phương pháp y học quan trọng giúp cung cấp dinh dưỡng cho những bệnh nhân không thể ăn uống qua đường miệng. Quá trình này bao gồm việc đặt một ống thông qua mũi xuống dạ dày, qua đó thức ăn và dưỡng chất được truyền trực tiếp vào dạ dày. Kỹ thuật hút dịch dạ dày cũng được sử dụng để loại bỏ các chất lỏng, khí và dịch tiết từ dạ dày, giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Cả hai kỹ thuật này đều đòi hỏi sự khéo léo và hiểu biết chuyên môn từ các nhân viên y tế, nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị. Các bước thực hiện phải được tuân thủ nghiêm ngặt để tránh biến chứng và đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Kể được mục đích và các chỉ định khi cho người bệnh ăn qua sonde và kỹ thuật hút dịch dạ dày. - Trình bày được các lưu ý khi thực hiện kỹ thuật. - Mô tả đầy đủ các bước của quy trình kỹ thuật Về kỹ năng: - Thực hiện đúng và đầy đủ các bước của quy trình kỹ thuật cho ăn qua ống thông mũi – dạ dày và kỹ thuật hút dịch dạ dày. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Học tích cực, chủ động, cẩn thận, có tin thần trách nhiệm trong công việc. - Đảm bảo an toàn, chu đáo đối với người bệnh. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm), thao tác mẫu, kiểm tra và chỉnh sửa sinh viên thực hiện thao tác. 12
- - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống và thực hành theo quy trình kỹ thuật theo phiếu luyện tập bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng thực hành chăm sóc người bệnh. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, dụng cụ, mô hình và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận; thực hiện kỹ thuật theo bảng kiểm) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có NỘI DUNG BÀI 1 A. KỸ THUẬT ĐẶT VÀ NUÔI ĂN QUA SONDE MŨI - DẠ DÀY 1. Mục đích Là phương pháp dùng ống thông bằng nhựa dẻo (tube levine) đưa vào tận dạ dày qua đường mũi hay miệng để đem thức ăn vào. 2. Chỉ định Áp dụng cho tất cả các trường hợp người bệnh không tự ăn uống được: 13
- - Người bệnh mê man. - Nuốt khó do liệt mặt. - Gãy xương hàm. - Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch. - Ung thư lưỡi, thực quản. - Bệnh uốn ván nặng. - Người bệnh từ chối ăn hoặc ăn quá ít. 3. Nhận định người bệnh - Tình trạng bệnh lý: hôn mê, tai biến mạch máu não, uốn ván, sứt môi, hở hàm ếch. . . - Tình trạng niêm mạc mũi, miệng. - Tình trạng dịch tồn lưu trong dạ dày (nếu cho ăn lần sau). - Vị trí ống thông (tước Levine) (nếu cho ăn lần sau). - Khẩu phần và chế độ ăn bệnh lý. - Cân nặng và tính chất phân. 4. Chuẩn bị người bệnh - Cho người bệnh nằm đầu cao 30-450. - Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh nếu người bệnh hôn mê về ý nghĩa việc nuôi ăn người bệnh qua tube Levine. 5. Dọn dẹp dụng cụ - Xử lý dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn - tiệt khuẩn. - Dùng bông cồn sát khuẩn 2 tai nghe và mặt màng của ống nghe trước khi trả về chỗ cũ. 6. Ghi vào hồ sơ - Ngày giờ cho ăn. - Loại thức ăn, số lượng thức ăn. - Số lượng dịch tồn lưu trong dạ dày. - Thời gian cho ăn nếu nhỏ giọt liên tục. - Phản ứng của người bệnh khi đặt ống và khi cho ăn (nếu có). - Tên điều dưỡng cho ăn. 7. Những điểm cần lưu ý - Phải chắc chắn ống vào đúng dạ dày mới bơm thức ăn vào. 14
- - Rút dịch và thử trên giấy quì là cách tất nhất để xác định vị trí ống vào đúng trong dạ dày. - Nếu dùng phương pháp bơm hơi để thử, lượng khí bơm vào không quá 30ml ở người lớn và 10ml ở trẻ sơ sinh. - Cho thức ăn vào với áp lực nhẹ: tránh bơm mạnh thức ăn vì có thể làm người bệnh nôn ói do dạ dày bị kích thích. - Khi cho nước hoặc thức ăn, phải cho vào liên tục tránh bọt khí. - Săn sóc mũi, miệng hàng ngày trong thời gian đặt ống. - Thay ống mỗi 5-7 ngày hoặc thay sớm hơn nếu ống bị bẩn. - Mỗi lần thay ống nên thay đổi lỗ mũi. - Có thể đặt ống qua miệng nếu người bệnh bị viêm mũi (sổ mũi, chảy máu cam). - Cố định ống phải chừa khoảng cách để cử động, tránh chèn ép lên cánh mũi gây hoại tử. - Theo dõi cẩn thận lần ăn đầu tiên. - Theo dõi dịch tồn lưu trong dạ dày cho lần ăn sau, nếu >l00ml phải báo bác sĩ. 8. Bảng kiểm Thang điểm Stt Nội dung 0 1 2 Rửa tay 1 Trải khăn sạch 2 3 Soạn dụng cụ trong khăn - Ống thông cho ăn (Tube Levine ) - Ly đựng thức ăn theo y lệnh, 15
- nhiệt độ 37-40 độ C, số lượng 250-300ml - Ly đựng nước uống được - Tăm bông vệ sinh mũi - Que đè lưỡi - Gạc miếng - Bơm tiêm 50ml hoặc ống bơm hút Soạn dụng cụ ngoài khăn - Khăn lông - Tấm nilon - Bồn hạt đậu - Ống nghe - Găng tay 4 sạch - Giấy thử - Túi đựng rác y tế - Băng keo - Kim tây - Dây thun. ..../8 Tổng số điểm đạt được Bảng 1.1. Bảng kiểm soạn dụng cụ cho ăn bằng ống 16
- Stt Thang điểm Nội dung Hệ số 0 1 2 Báo và giải 1 thích cho 1 người bệnh Cho người bệnh ngồi 2 1 hoặc nằm đầu cao Choàng tấm nilon và 3 1 khăn qua cổ người bệnh Vệ sinh 2 lỗ mũi nhẹ 4 1 nhàng ( nếu đặt ở mũi ) Đặt bồn hạt 5 đậu cạnh 1 má Rửa tay, 6 mang găng 1 tay sạch Đo ống từ cánh mũi ( miệng ) đến trái tai, 7 từ trái tai 4 đến mũi ức (không chạm vào người bệnh) 17
- Làm dấu 8 bằng băng 2 keo nhỏ Dùng gạc cầm tube levine nhúng vào 9 ly nước làm 1 trơn ống, vẩy cho ráo nước ở đầu ống Đưa ống qua mũi ( miệng ) 10 4 đến hầu bảo người bệnh nuốt Dùng que đè lưỡi 11 kiểm tra 2 ống qua khỏi hầu Đưa tube levine vào tiếp tục theo nhịp nuốt 12 2 của người bệnh, đến mức làm dấu 13 Thử ống: 2 - Rút dịch trong 18
- dạ dày (# 5- 10ml) thử trên giấy quì nếu giấy quì chuyển sang màu đỏ thì ống đã vào đúng dạ dày - Bơm hơi vào dạ dày ( không quá 30ml ) và đặt ống nghe vùng thượng vị kiểm tra Cố định ống 14 ở mũi hoặc 1 ở má Gắn phễu vào đầu tube Levine 15 (phễu cách 1 mặt người bệnh # 15- 20 cm ) Cho ít nước vào ống – 16 1 tráng ống (# 20ml) 17 Cho thức ăn 3 vào từ từ với áp lực 19
- nhẹ và cho liên tục tránh để bọt khí vào Tráng ống sạch bằng 18 1 nước chín (# 20ml) Lau khô và che kín đầu 19 1 tube Levine an toàn Cố định ống 20 bằng kim 1 tây Lau sạch 21 miệng mũi 1 người bệnh Tháo găng 22 1 tay Giúp người 23 bệnh tiện 1 nghi Báo việc đã 24 1 xong Thu dọn 25 1 dụng cụ Rửa tay, ghi 26 1 hồ sơ Tổng số điểm đạt được ……/76 Bảng 1.2. Bảng kiểm cho ăn qua sonde mũi – dạ dày 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Giao tiếp thực hành điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
68 p | 190 | 18
-
Giáo trình Tâm lý - giao tiếp - giáo dục sức khỏe trong thực hành điều dưỡng (Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Y tế Hà Nội
121 p | 32 | 10
-
Giáo trình Thực hành điều dưỡng cơ sở 1 - CĐ Y tế Hà Nội
431 p | 16 | 5
-
Giáo trình Thực hành Sinh lý (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
49 p | 7 | 2
-
Giáo trình Quản lý điều dưỡng và nghiên cứu khoa học (Ngành: Hộ sinh - Cao Đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
174 p | 4 | 2
-
Giáo trình Thực hành Điều dưỡng cơ sở 1 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
147 p | 1 | 1
-
Giáo trình Thực hành Dược lý (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
164 p | 1 | 1
-
Giáo trình Quản lý điều dưỡng và thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Hộ sinh - Cao Đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
169 p | 3 | 1
-
Giáo trình Quản lý điều dưỡng và nghiên cứu khoa học (Ngành: Điều dưỡng - Cao Đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
175 p | 1 | 1
-
Giáo trình Giao tiếp trong thực hành điều dưỡng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
105 p | 1 | 1
-
Giáo trình Thực hành Sinh lý (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
48 p | 3 | 1
-
Giáo trình Thực hành Giải phẫu sinh lý (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
77 p | 1 | 1
-
Giáo trình Thực hành Hóa sinh (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
92 p | 0 | 0
-
Giáo trình Quản lý điều dưỡng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
149 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực hành Dược lý 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
139 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực hành điều dưỡng cơ sở 1 (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
145 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực hành điều dưỡng cơ sở 2 (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
162 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn